Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

CẤP VÙNG TRONG HỆ THỐNG CÁC ĐƠN VỊ TỔ CHỨC LÃNH THỔ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.9 KB, 10 trang )

CẤP VÙNG TRONG HỆ THỐNG CÁC ĐƠN VỊ TỔ CHỨC
LÃNH THỔ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
GS. TS. Trương Quang Hải
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQG Hà Nội
Đặt vấn đề
Tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế xã hội (territorial organization for
socioeconomic development) là nghiên cứu và hoạch định khung lãnh
thổ trong đó có sự sắp xếp, phối hợp giữa các ngành sản xuất, giữa các
đối tượng sản xuất trong mối liên hệ không gian và thời gian nhằm sử
dụng một cách hợp lý các nguồn lực phát triển (vị trí địa lý, tiềm năng
tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn
vốn,…) đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cao, cải thiện đời sống dân cư,
phát triển bền vững ở một phạm vi lãnh thổ nhất định. Không những
đối với tổ chức lãnh thổ mà đối với nhiều lĩnh vực khoa học, phân vùng
đã trở thành nội dung quan trọng để nhận biết đặc điểm phân hóa và
thay đổi trong không gian của các hiện tượng, quá trình tự nhiên hay
kinh tế xã hội.
Phân vùng lãnh thổ là phân chia lãnh thổ thành những thể tổng hợp
có ranh giới khép kín, có những đặc điểm riêng không giống các vùng
khác và không lặp lại trong không gian [1]. Phân vùng được phân chia
một cách tương đối theo mức độ tổng hợp của các đối tượng thành hai
loại hình: phân vùng chuyên ngành và phân vùng tổng hợp.
Phân vùng chuyên ngành đ ược tiến hành theo một dấu hiệu hoặc
nhóm dấu hiệu riêng biệt. Loại này thư ờng là phân vùng định l ượng
trùng với bản đồ các đường đẳng trị của các dấu hiệu phân loại. Trong
phân vùng bộ phận chỉ xét tổng thể các nhân tố của một thành phần
cấu thành (như trong phân vùng thuỷ văn, phân vùng khí hậu, phân
vùng địa lý thực vật, phân vùng thổ như ỡng, trong khoa học tự nhiên
hay phân vùng kinh tế nông nghiệp, phân vùng kinh tế công nghiệp,…
30
CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM


trong khoa học xã hội ). Trong phân vùng tổng hợp ngay ở bậc thấp
nhất, các thể tổng hợp hoàn chỉnh đư ợc chú ý xem xét ở tất cả các thành
phần cấu thành (như phân vùng cảnh quan, phân vùng văn hóa,…).
Trước đây và hiện nay, cấp vùng đã và đang được sử dụng như một
đơn vị cơ bản trong tổ chức lãnh thổ và quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội của đất nước.
1. Các đơn vị tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế xã hội
Lãnh thổ để tổ chức không gian phát triển kinh tế ‑ xã hội là một thực
thể hay hệ thống tự nhiên kinh tế ‑ xã hội. Hệ thống đó có quy mô và
tính chất khác nhau mà ranh giới được xác định theo ranh giới đơn vị
hành chính hay theo mục đích của công tác phân vùng. Ngô Doãn Vịnh
phân chia các đơn vị tổ chức lãnh thổ theo vai trò, đặc điểm tạo vùng và
quy mô lãnh thổ [4], Trần Trọng Hanh phân chia theo quy mô lãnh thổ,
mục đích phân vùng, tính chất lãnh thổ, đặc điểm tổng hợp và trình độ
phát triển của lãnh thổ [2]. Các đơn vị trong hệ thống lãnh thổ tổ chức
kinh tế xã hội phổ biến được phân theo quy mô, vai trò tạo vùng và đặc
điểm phát triển khu biệt.
1.1. Xét theo quy mô lãnh thổ
Cấp quốc gia: Đơn vị của Tổ chức lãnh thổ kinh tế ‑ xã hội có ưu thế
nhất là quy mô quốc gia, tiếp đó là cấp vùng và tiểu vùng.
Ở quy mô quốc gia: sản phẩm chủ yếu của công tác tổ chức lãnh thổ
đất nước là bản đồ, thường ở các tỷ lệ 1/500.000, 1/1.000.000 và
1/1.500.000, thể hiện rõ các trung tâm và các cực phát triển, những mối
liên hệ quan trọng nhất xuyên quốc gia và liên vùng. Tổ chức lãnh thổ
phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành: công, nông nghiệp, giao
thông vận tải, du lịch, nuôi trồng thủy sản,… đều rất phù hợp ở quy mô
toàn quốc.
Cấp vùng: thường là lãnh thổ gồm nhiều tỉnh. Đây là loại vùng có
quy mô diện tích, dân số lớn và có thể rất lớn. Do yêu cầu của tổ chức
lãnh thổ kinh tế ‑ xã hội, đất nước được chia ra thành một số vùng lớn.

Phát triển kinh tế ‑ xã hội của đất nước theo lãnh thổ là đòi hỏi bức bách
đối với các nhà chiến lược khi nghiên cứu chủ trương về phát triển, nhất
là chủ trương phát triển kinh tế ‑ xã hội theo các vùng đất nước. Trong
Cấp vùng trong hệ thống các đơn vị tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế
31
thực tế xây dựng chiến lược, tổ chức lãnh thổ, quy hoạch tổng thể và
quy hoạch ngành của tỉnh chưa quan tâm đầy đủ tới các mối liên hệ nội
và ngoại vùng. Tổ chức lãnh thổ vùng là công cụ phát huy lợi thế so
sánh và phối hợp hài hòa các nguồn lực phát triển của các tỉnh huyện.
Vùng trong tổ chức lãnh thổ phải hội tụ được các đặc điểm tổng hợp
sau: là một đơn vị địa lý tự nhiên; là một đơn vị kinh tế ‑ xã hội; phù
hợp với địa giới hành chính. Bất kỳ loại hình vùng nào đều mang tính
lịch sử, đều thay đổi theo thời gian. Các vùng tự nhiên thường ổn định
hơn so với các vùng kinh tế xã hội. Có thể dẫn chứng cho quan điểm
này qua quan hệ kinh tế xã hội gắn bó hơn giữa Thừa Thiên‑Huế và Đà
Nẵng hiện nay so với giữa Thừa Thiên‑Huế với Quảng Trị, tuy rằng theo
phân vùng tự nhiên Đà Nẵng thuộc á đới cảnh quan á xích đạo gió mùa
trong khi Thừa Thiên‑Huế và Quảng Trị cùng nằm trong á đới cảnh
quan nhiệt đới ẩm gió mùa. Trước đây dãy Bạch Mã tạo ra sự phân cách
về trao đổi hàng hóa giữa Thừa Thiên‑Huế với Quảng Trị, nhưng với sự
phát triển của các phương tiện giao thông vận tải dòng hàng hóa, tiền
tệ giữa hai tỉnh Trung Trung Bộ này ngày một gia tăng nhanh chóng.
Cấp tiểu vùng: Theo những đặc thù về điều kiện tự nhiên, tài nguyên,
dân cư, kinh tế xã hội các vùng phân hóa thành các tiểu vùng. Chẳng
hạn lãnh thổ Tây Nguyên gồm tiểu vùng phía Bắc, tiểu vùng Trung tâm
và tiểu vùng phía Nam. Các tiểu vùng này khác nhau về đặc điểm địa
hình, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, điều kiện khí hậu ‑ thủy văn, về
phân bố và đặc điểm các tộc người. Ba tiểu vùng không những có liên
hệ nội vùng mà còn có sự trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa với
vùng ven biển Nam Trung Bộ, với các tỉnh Hạ Lào và Đông Bắc

Cămpuchia.
Cấp tỉnh và cấp huyện: Các cấp lãnh thổ này là các đơn vị hành chính
nên có nhiều thuận lợi trong việc triển khai xây dựng và thực hiện các
phương án tổ chức lãnh thổ và quy hoạch. Tuy vậy, các phương án phát
triển của các địa phương hiện nay thường được xây dựng độc lập nên
tính liên kết hạn chế, hiệu quả phân công lao động xã hội không cao và
khó phát huy đầy đủ tiềm lực kinh tế xã hội toàn vùng.
1.2. Xét theo vai trò và đặc điểm tạo vùng
Địa bàn của Tổ chức lãnh thổ kinh tế ‑ xã hội bao gồm những đô
thị (trung tâm tạo vùng), các ngoại vi (nông thôn hoặc lãnh thổ ven
32
Trương Quang Hải
đô), các lãnh thổ khu biệt trong hệ thống lãnh thổ vùng: Thành phố,
thị trấn ở đây là những nơi tập trung dân cư đô thị, các cơ sở công
nghiệp, cơ sở dịch vụ. Khu vực nông thôn hoặc khu vực ven đô trong
Tổ chức lãnh thổ kinh tế ‑ xã hội là những lãnh thổ trải rộng và tập
trung chủ yếu các cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp; các công trình nhà
ở và dịch vụ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và phần lớn cư dân làm
nông nghiệp.
1.3. Các lãnh thổ khu biệt
Đây là những lãnh thổ có đặc điểm và ý nghĩa lớn lao đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của các vùng và của cả nước. Các đơn vị này được
vận dụng sáng tạo ở nước ta trong một hai thập kỷ đã qua tiêu biểu như
các vùng kinh tế trọng điểm, các tam giác tăng trưởng, các đặc khu kinh
tế, [4]. Các thành phố, thị trấn, các lãnh thổ khu biệt có quan hệ với
nhau trong một không gian; có sức hút và có sức lan toả ra xung quanh.
a, Vùng kinh tế trọng điểm
Vùng kinh tế trọng điểm là lãnh thổ quy mô lớn trong các đơn vị tổ
chức lãnh thổ khu biệt. Các miền, vùng của đất nước có tiềm năng tài
nguyên và các nguồn lực phát triển khác nhau nên có sự phát triển

không đồng đều. Thông thường có xu hướng phát triển nhất ở một hoặc
vài vùng trong khi đó ở những vùng khác lại chậm phát triển hoặc trì
trệ. Các vùng phát triển nhanh này là những lãnh thổ có ý nghĩa trung
tâm: có lợi thế so với các vùng khác.
Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, các khu vực khác nhau
của đất nước là hiện tượng và quá trình mang tính quy luật [5]. Các vùng
có sự phát triển không đồng đều về tốc độ, về trình độ và do đó cũng
không giống nhau về giải pháp và bước đi cụ thể. Từ nhận thức về tầm
quan trọng của các lãnh thổ có vai trò động lực kết hợp với việc tìm hiểu
những kinh nghiệm thành công và thất bại về phát triển có trọng điểm
của một số quốc gia và vùng lãnh thổ, từ những năm 90 của thế kỷ XX
Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng 3 vùng kinh tế trọng
điểm. Lãnh thổ Việt Nam dài và hẹp, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
phân dị rất rõ theo vùng. Như vậy, có vùng hội tụ được nhiều điều kiện
thuận lợi (nhất là về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, lao động kỹ thuật ) và
đã có lịch sử phát triển lâu dài. Ngược lại, có vùng thiếu những điều
Cấp vùng trong hệ thống các đơn vị tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế
33
kiện cần thiết cho sự phát triển, đang gặp nhiều khó khăn. Mặt khác,
khả năng nguồn vốn trong nước có hạn. Muốn có được sự phát triển
nhanh cho cả nước, không cho phép đầu tư rải đều. Đồng thời, xu hướng
quốc tế hoá, khu vực hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Những thách thức
trong hợp tác và cạnh tranh đối với Việt Nam ngày càng gay gắt. Các
nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam, tất nhiên, muốn tới những nơi
thuận lợi. Tất cả điều đó dẫn tới việc phải lựa chọn những vùng thuận
lợi để phát triển với tốc độ cao. Nói như vậy không có nghĩa là các vùng
khác không phát triển. Việc phát triển các vùng thuận lợi sẽ tạo điều
kiện để tất cả các vùng khác cùng đi lên và quan hệ chặt chẽ với nhau
trong một thể thống nhất. Các lãnh thổ đầu tư trọng điểm bao gồm cả
lãnh thổ giàu tiềm năng, tập trung các tiềm lực kinh tế, có ý nghĩa động

lực và cả những lãnh thổ khó khăn, đứng trước thử thách của sự trì trệ
cần được trợ giúp để tự phát triển.
Như vậy, vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các
điều kiện phát triển và đóng vai trò quyết định đối với nền kinh tế cả
nước [4]. Lãnh thổ được gọi là vùng kinh tế trọng điểm phải có vị thế
hấp dẫn các nhà đầu tư, tập trung tiềm lực kinh tế, có khả năng cao tạo
tích luỹ đầu tư để tái sản xuất mở rộng.
b, Hành lang kinh tế
Hành lang kinh tế là một không gian kinh tế ‑ xã hội, hình thành
dựa trên một tuyến trục giao thông huyết mạch và sự tập trung các
cơ sở công nghiệp và dịch vụ dọc hai bên tuyến trục đó. Do có sự phát
triển tập trung các cơ sở kinh tế, lợi dụng triệt để việc vận chuyển
thuận lợi nên các hoạt động kinh tế đem lại hiệu qua cao hơn. Đây là
hình thức tổ chức kinh tế theo lãnh thổ có triển vọng. Hành lang kinh
tế bao gồm các yếu tố sau đây [4]: Tuyến giao thông huyết mạch kết
nối các cực phát triển; Các cơ sở kinh tế, nhất là các doanh nghiệp
công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ khác phân bố lân cận hành
lang. Các doanh nghiệp đó được lợi do có được điều kiện vận tải dễ
dàng, các điểm dân cư và những khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp
bổ trợ. Hành lang Đông Tây gồm khu vực đường 9 của Việt Nam,
Lào, qua Thái Lan và Mianma đang góp phần tạo ra tuyến lực phát
triển kinh tế nối khu vực ven biển Thái Bình Dương với duyên hải
Ấn Độ Dương.
34
Trương Quang Hải
c, Khu kinh tế phát triển
Khu thương mại cửa khẩu: Khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho giao
thương giữa các quốc gia, được Chính phủ cho phép xây dựng và phát
triển, vận hành bởi khung pháp lý có tính ưu đãi, mở cửa theo các thông
lệ quốc tế. Ở đó có môi trường đầu tư, kinh doanh, buôn bán phù hợp

với cơ chế thị trường, được hưởng quy chế ưu đãi hơn các vùng khác.
Ở đó giao lưu kính tế với nước ngoài thông thoáng không bị hạn chế,
ưu tiên hướng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các quốc gia
xây dựng các khu kinh tế như thế đều có chung mục đích là tạo nên sự
giao thương thông thoáng, nơi thu hút mạnh đầu tư nước ngoài và
thông qua đó thực đẩy kinh tế trong nước phát triển nhanh. Ngày nay
các quốc gia có xu hướng hình thành các khu kinh tế phát triển hơn là
các khu kinh tế tự do.
Khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất là khu tập trung các doanh
nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa
lý xác định, không có dân cư sinh sống. Xu hướng hiện đại là phát triển
các công viên công nghiệp.
Khu công nghiệp và khu chế xuất được hình thành theo các loại hình
sau: Thành lập mới các khu công nghiệp sản xuất quy mô lớn, sản phẩm
có chất lượng cao; Cải tạo, mở rộng, hiện đại hoá các khu công nghiệp
hiện có (đã có một số doanh nghiệp đang hoạt động); Thành lập mới
khu công nghiệp thường có quy mô vừa và nhỏ phục vụ việc di dời các
doanh nghiệp công nghiệp từ khu vực nội thành của các đô thị lớn; Hình
thành khu công nghiệp quy mô nhỏ, công nghiệp chế biến gắn liền với
nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản.
Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ cao
và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm
nghiên cứu ‑ triển khai khoa học ‑ công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên
quan; có ranh giới xác định. Đối với Việt Nam khu công nghệ cao do
Chính phủ thành lập. Mục tiêu của khu công nghệ cao là thu hút công
nghệ cao của nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ cao, kinh
doanh công nghệ cao và phát triển công nghệ cao trong nước để nhân
rộng ra. Hiện nay, một số khu công nghệ cao đang được xây dựng ở Tp.
Hồ Chí Minh và ở Hà Nội.
Cấp vùng trong hệ thống các đơn vị tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế

35
d, Đặc khu kinh tế
Đặc khu kinh tế là một lãnh thổ xác định được hưởng ưu đãi đặc biệt
để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Thực tiễn mấy năm
gần đây các nước đã phát triển các đặc khu kinh tế đang chuyển hướng.
Trong điều kiện thực hiện các cam kết tự do thương mại trên phạm vi
khu vực, toàn cầu việc phát triển đặc khu kinh tế nên được cân nhắc kỹ
càng theo hướng đổi mới và linh hoạt. Ở Trung Quốc, các đặc khu kinh
tế đã được xây dựng theo mô hình khu kinh tế tự do tổng hợp như Thâm
Quyến, Chu Hải, Hạ Môn, Hải Nam [3]. Trên lãnh thổ Việt Nam đang
nghiên cứu hình thành khu kinh tế phát triển Chu Lai thuộc tỉnh Quảng
Nam và khu kinh tế mở Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi, khu kinh tế
mở Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.
e, Tam giác tăng trướng
Đây là vấn đề được các nhà quản lý quan tâm trong những năm gần
đây. Hình thức Tổ chức lãnh thổ này đã phát huy tác dụng ở một số
nước như Thái Lan, Malaixia và Xingapore.
Năm 2000 các nhà lãnh đạo của Chính phủ ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia đã cùng nhau đưa ra ý tưởng xây dựng tam giác tăng
trưởng. Đó là khu vực biên giới ba nước Việt Nam ‑ Lào ‑ Campuchia.
Khu vực này lúc đầu bao gồm lãnh thổ của 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai
(Việt Nam), Attapư (Lào) và Ratanakiri (Campuchia). Sau đó, từ năm
2001 các cơ quan chức năng của ba nước đã triển khai việc quy hoạch
phát triển tam giác tăng trưởng nêu trên, có bổ sung thêm tỉnh Đắc Lắc
(Việt Nam), Sê Kông (Lào), Stung Trieng (Campuchia).
2. Nội dung chủ yếu của tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế
xã hội vùng
Nội dung của tổ chức lãnh thổ kinh tế ‑ xã hội ở Việt Nam, khái
niệm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội đã được sử dụng
rộng rãi và thống nhất trong lĩnh vực kế hoạch hoá nền kinh tế quốc

dân. Thực tế cho thấy ở nước ta khái niệm quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế ‑ xã hội vùng (gọi tắt là quy hoạch vùng) gần với khái
niệm Tổ chức lãnh thổ kinh tế ‑ xã hội ở các nước phương Tây. Trong
điều kiện kinh tế thị trường Tổ chức lãnh thổ kinh tế ‑ xã hội có ba nội
36
Trương Quang Hải
dung (hay nhiệm vụ) cơ bản: Đánh giá tiềm lực kinh tế, phân tích hiện
trạng phát triển và tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu;
Dự báo xu thế phát triển dân cư, kinh tế xã hội; Xây dựng các phương
án tổ chức (hay kiến thiết) kinh tế ‑ xã hội theo lãnh thổ. Ba nội dung
nêu trên gắn kết chặt chẽ với nhau, nội dung trước làm tiền đề cho nội
dung tiếp sau.
a, Đánh giá tiềm lực kinh tế, phân tích hiện trạng phát triển và tổ chức lãnh
thổ kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
Kiểm kê, đánh giá các tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và hiện trạng
khai thác, sử dụng; Kiểm kê, phân tích đặc điểm dân số, phân bố dân cư
và nguồn lực lao động để tổ chức lãnh thổ kinh tế ‑ xã hội; Kiểm kê,
đánh giá hệ thông kết cấu hạ tầng; Phân tích lợi thế so sánh về vị trí địa
lý và tiềm năng tài nguyên tự nhiên và nhân văn trong mối quan hệ liên
vùng; Kiểm kê, đánh giá hiện trạng sử dụng lãnh thổ; Phân tích đặc
điểm tăng trưởng kinh tế, cơ cấu các nhóm ngành và các ngành kinh tế,
xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Phân tích thực trạng đô thị hóa
và phát triển lãnh thổ các đô thị; Phân tích sự phân bố sản xuất theo
ngành và theo lãnh thổ.
b, Dự báo xu thế phát triển dân cư, kinh tế xã hội
Dự báo xu thế phát triển các nhóm ngành và các ngành kinh tế; Dự
báo xu thế phát triển dân số, khả năng di dân và sự thay đổi nguồn lực
lao động; Dự báo khả năng huy động nguồn vốn sản xuất, kinh doanh;
Phân tích xu thế phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bối cảnh quốc
tế và khu vực, tác động của chúng đến việc tổ chức lãnh thổ vùng

nghiên cứu.
c, Luận chứng các phương án tổ chức kinh tế ‑ xã hội theo lãnh thổ
Xác lập cơ sở đề xuất các phương án kiến thiết lãnh thổ; Xây dựng
các phương án tổ chức kinh tế ‑ xã hội theo lãnh thổ cho thời kỳ dài
hạn; Luận chứng việc lựa chọn phương án và các bước đi thích hợp;
Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án tổ chức lãnh thổ và các dự
án ưu tiên.
Cấp vùng trong hệ thống các đơn vị tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế
37
Kết luận
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên có thể rút ra một số
kết luận như sau:
1, Trong nhiều ngành khoa học nói chung và trong lĩnh vực tổ chức
lãnh thổ phát triển kinh tế xã hội nói riêng, phân vùng có ý nghĩa quan
trọng đối với việc thể hiện đặc điểm phân hóa và thay đổi trong không
gian của các đối tượng và quá trình nghiên cứu. Phân vùng gồm hai loại
hình là phân vùng chuyên ngành và phân vùng tổng hợp. Tương ứng
như vậy, có tổ chức lãnh thổ theo lĩnh vực (phát triển các ngành kinh tế,
phân bố các điểm dân cư) và tổ chức tổng thể lãnh thổ phát triển kinh
tế xã hội.
2, Hệ thống các đơn vị tổ chức lãnh thổ có thể được phân loại theo
các tiêu chí khác nhau như phân theo quy mô, vai trò tạo vùng và đặc
điểm phát triển khu biệt. Ở nước ta trong mấy thập kỷ vừa qua cùng
với nhiều đơn vị tổ chức lãnh thổ truyền thống như lãnh thổ quốc gia,
vùng kinh tế cơ bản, lãnh thổ cấp tỉnh, vùng và khu kinh tế ngành, đã
phát triển lý luận và áp dụng một số loại hình đơn vị tổ chức lãnh thổ
mới như vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, khu kinh tế mở,
khu công nghiệp tập trung và chế xuất, khu công nghệ cao. Các loại hình
đơn vị tổ chức lãnh thổ mới này đã góp phần phát huy tiềm lực kinh tế
dồi dào và năng động của các địa phương.

3, Các nội dung chủ yếu của công tác tổ chức lãnh thổ vùng là đánh
giá hiện trạng, dự báo xu thế phát triển và luận chứng các phương án tổ
chức lãnh thổ vùng. Cần chú trọng tới phân tích lợi thế so sánh và các
mối liên hệ kinh tế ‑ xã hội nội, ngoại vùng.
4, Trên thế giới và ở Việt Nam cấp vùng đã và đang được sử dụng
như một đơn vị cơ bản trong tổ chức lãnh thổ và quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Cấp vùng có ưu điểm nổi bật là phát huy
lợi thế so sánh và phối hợp hài hòa các nguồn lực phát triển của các địa
phương hợp thành. Nhưng vùng không phải là cấp hành chính nên gặp
khó khăn trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các phương án tổ
chức lãnh thổ phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, cần quan tâm thích đáng
tới việc hoạch định chiến lược phát triển, ban hành cơ chế chính sách và
thực hiện các giải pháp quản lý phù hợp với cấp vùng.
38
Trương Quang Hải
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trương Quang Hải (11/2006), Khu vực học và phân vùng lãnh thổ, Hội
thảo khoa học quốc tế: Khu vực học: Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương
pháp nghiên cứu, Hà Nội, trang 10 – 17.
[2] Trần Trọng Hanh (2006), Lý luận và thực tiễn quy hoạch vùng ở Việt
Nam, Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 1 (19).
[3] Chu Hậu Luân (2004), Chiến lược phát triển kinh tế vùng Trung Quốc, Nxb
Văn Hiến Khoa học xã hội Trung Quốc (tiếng Trung, người dịch: Hàn
Ngọc Lương), 233 trang.
[4] Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội ở Việt Nam – Học hỏi và sáng tạo, Nxb Chính trị Quốc gia,
337 trang.
[5] Benjamin Higgins, Donald J. Savoie (1997), Reginal development theory
and their application, Transaction Publishers: New Brunswick (USA) and
London (U.K.), 422 trang.

Cấp vùng trong hệ thống các đơn vị tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế
39

×