Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tiểu luận trung cấp chính trị thực tiễn tác phong lãnh đạo trong hoạt động lãnh đạo quản lý tại ủy ban nhân dân xa an phú tây, huyện bình chánh thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.33 KB, 13 trang )

TRƯỜNG…
KHOA QUẢN LÝ HÀNH CÍNHH


MƠN: KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

TIỂU LUẬN
QUA NGHIÊN CỨU MÔN HỌC KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
QUẢN LÝ, HÃY TRÌNH BÀY THỰC TIỄN CÁC TÁC
PHONG LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO QUẢN
LÝ ĐƯỢC BIỂU HIỆN CỤ THỂ TRONG HOẠT ĐỘNG
LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ TẠI CƠ QUAN ANH/CHỊ
ĐANG CƠNG TÁC. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NỘI
DUNG ĐĨ. NGƯỜI LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ CẦN HOÀN
THIỆN TÁC PHONG LÃNH ĐẠO NHƯ THẾ NÀO ĐỂ
ĐEM LẠI HIỆU QUẢ HƠN CHO CƠ QUAN?

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2022


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1.
Xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh
Một số vấn đề chung về tác phong lãnh đạo trong hoạt động
2.


lãnh đạo quản lý
Thực tiễn tác phong lãnh đạo trong hoạt động lãnh đạo
3.
quản lý tại Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây, huyện Bình
Chánh thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tác phong lãnh đạo
trong hoạt động lãnh đạo quản lý tại Ủy ban nhân dân xã
4.
An Phú Tây, huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
2
2
2
5

7
10
11


MỞ ĐẦU
Tác phong cách lãnh đạo được xem như thứ tài sản quý giá, nó có được là
nhờ vào kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, phát triển từ vốn tri thức của sự
kết hợp hài hòa giữa tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm, từ hành vi ứng xử,
sinh hoạt, lối sống, khả năng nhạy bén trước cái mới... Vì vậy việc xây dựng tác
phong cách lãnh đạo là yêu cầu cơ bản thường xuyên và có tính cấp bách hiện nay.

Mỗi cán bộ, đảng viên nói chung, cán bộ lãnh đạo nói riêng thấu triệt trong học tập
và làm theo tác phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh; coi đó là công
việc thường xuyên, hằng ngày; được thực hiện gương mẫu từ chính bản thân mình;
coi đó là bổn phận, danh dự của chính mình, sẽ thiết thực góp phần xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp “vừa hồng, vừa chuyên, tận tâm tận lực với nhiệm vụ
mà Đảng và nhân dân giao phó, gắn bó mật thiết với nhân dân” [4, tr.90].
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, hoạt động lãnh đạo, quản lý đang đặt
ra những yêu cầu mới đối với việc tu dưỡng, rèn luyện và hoàn thiện tác phong
lãnh đạo, quản lý của người cán bộ. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở là
những người gần dân, sát dân nhất vì vậy cần phải xây dựng và rèn luyện cho
mình tác phong làm việc dân chủ, khoa học, khiêm tốn học hỏi, cầu thị đồng
thời phải là người gương mẫu và tiên phong trong các phong trào của quần
chúng. Có như vậy mới đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới
- thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, nghiên cứu
vấn đề “Thực tiễn tác phong lãnh đạo trong hoạt động lãnh đạo quản lý tại
Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

1


NỘI DUNG
1. Xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh
An Phú Tây là 1 xã của huyện Bình Chánh. Phía đơng giáp quận 8 và
xã Hưng Long. Phía tây giáp thị trấn Tân Túc. Phía nam giáp xã Tân Quý Tây.
Phía bắc giáp xã Tân Kiên và quận 8. Xã An Phú Tây có tổng số diện tích theo
km2 5,86 km². Tổng số dân vào năm 1999 là 6498 người Mật độ dân số đạt 1109
người/km².
Trong những năm qua, xã An Phú Tây được các ngành, các cấp quan tâm
đầu tư xây dựng, cùng với các khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị mới phát

triển mạnh, thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi đến xây dựng nhà máy, xí nghiệp tổ chức sản xuất, góp phần giải
quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động địa phương và lao động từ các tỉnh
khác đến. Đồng thời, kéo theo hàng ngàn hộ kinh doanh các ngành nghề thương
mại, dịch vụ đã làm thay đổi bộ mặt của địa phương một cách nhanh chóng.
2. Một số vấn đề chung về tác phong lãnh đạo trong hoạt động lãnh
đạo quản lý
Tác phong. Tác phong là sự thể hiện ra bên ngoài của phong cách, tạo
thành lề lối làm việc, thói quen ứng xử, nền nếp sinh hoạt. Tác phong làm việc
của người cán bộ lãnh đạo, quản lý có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ chính trị của tổ chức, đến lợi ích của quần chúng và đến uy tín của bản
thân người lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, việc xây dựng và rèn luyện tác phong cho
cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở nói riêng
là địi hỏi khách quan, cần thiết nhất là trong bối cảnh hiện nay khi cấp cơ sở
đang diễn ra sự thay đổi nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và nhiều hoạt động cần
quản lý.
Người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở cần rèn luyện tác phong làm việc
dân chủ. Tác phong làm việc dân chủ là đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh
đạo cấp cơ sở nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý phải phấn đấu rèn
luyện. Khi rèn luyện tác phong làm việc dân chủ, địi hỏi phải tham gia nhiệt
tình và có những đóng góp sáng tạo trong việc ban hành và tổ chức thực hiện
2


các quyết định lãnh đạo, quản lý ở cơ sở; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân
chủ. Đồng thời, phải chống “buông lỏng” quản lý; chống a dua theo quần chúng,
quá dựa vào quần chúng, thiếu trách nhiệm trong quản lý. Đặc biệt, trong quá
trình lãnh đạo cần tránh dân chủ hình thức hay tổ chức hội nghị theo kiểu “độc
diễn” để triệt tiêu dân chủ.
Người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở cần rèn luyện tác phong đi sâu,

đi sát, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của quần chúng. Đây vừa là nguyên tắc ứng
xử vừa là phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. Để xây
dựng, rèn luyện tác phong đi sâu, đi sát quần chúng, người cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở cơ sở phải thật sự gắn bó với quần chúng nhân dân để nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng chính đáng, cũng như những khó khăn để kịp thời giải quyết hợp
lòng dân. Đồng thời, người cán bộ phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm,
nghiêm túc và thẳng thắn tiếp thu góp ý của nhân dân để khắc phục hạn chế,
khuyết điểm.
Người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở cần rèn luyện tác phong khiêm
tốn học hỏi và thực sự cầu thị. Khiêm tốn học hỏi sẽ giúp cho cán bộ có thêm
kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khắc
phục được thái độ tự kiêu, tự đại. Tác phong khiêm tốn học hỏi, thực sự cầu thị
sẽ gần được quần chúng nhân dân, chiếm được tình cảm và sự tơn trọng của
người dân. Để rèn luyện tác phong này, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
cơ sở cần khắc phục tư tưởng giấu dốt, không dám thừa nhận hạn chế, thiếu sót
của mình trước đồng chí, trước nhân dân vì sợ giảm uy tín của cá nhân.
Người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở cần rèn luyện tác phong làm việc
khoa học. Tác phong làm việc khoa học thể hiện nghiệp vụ tổ chức của phong
cách lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. Để rèn luyện tác phong này, địi hỏi cán bộ
quản lý cấp cơ sở phải khơng ngừng học tập về chun mơn, nghiệp vụ, lý luận
chính trị, nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao một cách khách quan, chính xác
và có hệ thống. Mặt khác, phải có kinh nghiệm quản lý và khả năng dự báo, vận
dụng sáng tạo trong hoạt động lãnh đạo, quản lý.
3


Người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở cần rèn luyện tác phong làm việc
gương mẫu và tiên phong. Tính gương mẫu, tiên phong của cán bộ đảng viên là
yếu tố đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, tạo được sự tín nhiệm,
niềm tin của nhân dân. Vì vậy, làm việc gương mẫu và tiên phong sẽ rèn luyện

lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh. Tự phê
bình và phê bình nghiêm túc, có trách nhiệm trong công tác, ý thức tổ chức kỷ
luật cao.
Lãnh đạo. Theo Từ điển tiếng Việt “Lãnh đạo: Đề ra chủ trương, đường
lối và tổ chức vận động thực hiện đường lối đó” [3, tr.698]. Lãnh đạo là q
trình một người ảnh hưởng đến những người khác để thực hiện mục tiêu nào đó,
đồng thời hướng tổ chức tới sự gắn kết chặt chẽ. Người lãnh đạo phải đảm bảo
được 3 yếu tố: Khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng
gây ảnh hưởng.
Từ quan niệm phong cách nói chung, có thể khẳng định rằng, phong cách
lãnh đạo là một kiểu phong cách đặc thù gắn với chức trách, nhiệm vụ, lĩnh vực
hoạt động và cương vị của chủ thể. Phong cách lãnh đạo có thể là của một người
hoặc của một tổ chức được thể hiện trong mọi hoạt động tạo nên giá trị, những
nét riêng của chủ thể đó, chẳng hạn: phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh,
phong cách lãnh đạo của Đảng…
Phong cách lãnh đạo có quan hệ mật thiết với tư tưởng, đạo đức, đường
lối, phương pháp. Nếu đường lối lãnh đạo có tính quyết định thì phương pháp
lãnh đạo là những cách thức có tính ngun tắc để đưa đường lối lãnh đạo vào
thực tiễn cuộc sống. Một phong cách lãnh đạo dân chủ, giản dị, thẳng thắn, chân
thành, cởi mở, sâu sát quần chúng, không sợ khuyết điểm… cùng với những
hiểu biết khoa học, khách quan, công tâm luôn giúp người lãnh đạo hồn thành
tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Trong một đơn vị, phong cách lãnh đạo sẽ
giúp nhà lãnh đạo quy tụ được mọi nhân viên, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản
xuất, kinh doanh.
Quản lý. Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy
động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực,
4


vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm

đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Biện pháp là cách làm, cách giải
quyết một công việc cụ thể của một cá nhân hay một tập thể để đạt được hiệu
quả hoạt động. Trong một tổ chức để đạt được mục tiêu quản lý, các chủ thể
quản lý sử dụng các biện pháp để tác động vào khách thể quản lý để đạt được
mục tiêu đã xác định, đó là chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức mà mình
quản lý [2, tr.120].
Tuỳ theo các cách tiếp cận mà ta có các quan điểm khác nhau về “Quản
lý”. Thông thường khi đưa ra các khái niệm quản lý các tác giả thường gắn với
một loại hình quản lý cụ thể [2, tr.123].
Theo quan điểm của triết học Mac-Lênin: Quản lý là sự tác động có ý
thức để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người phù hợp với quy luật khách quan nhằm đạt tới mục đích của
người quản lý.
3. Thực tiễn tác phong lãnh đạo trong hoạt động lãnh đạo quản lý tại
Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay
* Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, tác phong cách lãnh đạo của lãnh đạo quản lý tại
Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây đã có chuyển biến tích cực, đảm bảo tính dân
chủ, khoa học, hiệu quả cao. Điều đó thể hiện trên một số nội dung sau:
Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và trong cuộc sống cá nhân lãnh đạo
Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây luôn thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng,
vơ tư. Trong cơng việc ln siêng năng, chăm chỉ, tồn tâm, tồn ý với cơng việc
chung. Thực hiện nếp sống văn minh, đoàn kết, tương thân, tương ái; thực hành
tiết kiệm, sống khiêm tốn, giản dị, trong sạch, chống xa hoa, lãng phí.
Thực tiễn cho thấy, khi lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây có
phong cách dân chủ sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cấp dưới, cho cán
bộ, viên chức chủ động trong cơng việc, phát huy trí tuệ, sáng kiến, tham gia
tích cực vào cơng việc chung, đồng thời tạo ra bầu khơng khí tâm lý tích cực,
5



gần gũi, thân thiện, đồn kết, tin tưởng. Vì vậy mà uy tín của lãnh đạo Ủy ban
nhân dân xã An Phú Tây vì thế ngày càng được củng cố và nâng cao.
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây có tác phong lãnh đạo quản lý
dân chủ. Tác phong lãnh đạo quản lý dân chủ của lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã
An Phú Tây cho phép cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định, một sự
đồng thuận được phát triển trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào.
Tác phong lãnh đạo quản lý của lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây
có sự chuyển biến tích cực, kết quả hồn thành chức trách, nhiệm vụ ngày càng
cao. Nhìn chung lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây có bản lĩnh chính trị
vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, có kiến thức,
năng lực và tác phong lãnh đạo cơ bản đáp ứng được chức trách, nhiệm vụ. Lãnh
đạo Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây ln giữ vững tính Đảng, tính ngun tắc
trong thực hiện nhiệm vụ, làm việc dân chủ, tập thể, đồn kết, làm việc có kế
hoạch cụ thể, sâu sát với quần chúng, nói và làm theo nghị quyết, xử lý hài hoà
các mối quan hệ. Sự chuyển biến, tiến bộ trong tác phong lãnh đạo của lãnh đạo
Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây đã góp phần quan trọng xây dựng đảng uỷ, đảng
bộ xã trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, thực sự
là hạt nhân lãnh đạo địa phương, cơ sở hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Lãnh
đạo Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm, chủ
động cùng với cấp uỷ quán triệt các chỉ thị nghị quyết của cấp trên, bám sát tình
hình và khả năng thực tế của địa phương, cơ sở để đề xuất chủ trương, biện pháp
lãnh đạo, triển khai tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Phát huy tốt dân chủ trong sinh hoạt, hoạt động của đảng uỷ, ủy ban
nhân dân, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo đi đôi với
phân công cá nhân phụ trách theo chức trách, nhiệm vụ; triển khai tổ chức thực
hiện nghị quyết của thường vụ, đảng uỷ xã, nhiệm vụ của ủy ban nhân dân xã
đều phân công, phân nhiệm rõ ràng, coi trọng công tác kiểm tra, đông đốc, rút
kinh nghiệm, kịp thời bổ sung chủ trương, biện pháp lãnh đạo.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây có sự tự giác, tích cực trong
học tập, rèn luyện và có sự chuyển biến tốt về tác phong lãnh đạo, quản lý, chỉ
6


đạo thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. Trong những
năm qua, nhất là từ khi thực hiện “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cấp ủy, các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn
công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức lối sống, ý thức tự giác,
tích cực trong học tập, rèn luyện và tự bồi dưỡng phong cách lãnh đạo cho đội
ngũ lãnh đạo, quản lý xã, đồng thời luôn tạo điều kiện thuận lợi cho họ tự học
tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực, làm theo tấm gương của Người để
càng phát triển và hoàn thiện hơn về tác phong lãnh đạo. Bản thân từng lãnh đạo
quản lý xã cũng chủ động xây dựng kế hoạch, sắp xếp thời gian hợp lý, vượt qua
khó khăn,… để tự học tập, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực, xây dựng
phương pháp, tác phong làm việc khoa học, năng động sáng tạo, nói đi đơi với
làm, làm việc có trách nhiệm với tập thể, với quần chúng nhân dân… những
điều này là nền tảng vững chắc để tạo nên một tác phong lãnh đạo quản lý tốt,
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
* Một số hạn chế, yếu kém
Thực tế hiện nay lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây vẫn còn hiện
tượng lãnh đạo, quản lý theo kiểu độc đoán, chuyên quyền, tập trung quyền lực
vào tay mình; chưa vì tập thể. Khơng tuân thủ nghiêm nguyên tắc lãnh đạo tập
thể, thiếu khiêm tốn, thiếu tôn trọng cấp dưới, chưa thu hút và phát huy trí tuệ
tập thể. Quyết định hay việc làm cịn có biểu hiện mang tính chủ quan, thiếu sự
phân tích, xem xét kỹ lưỡng. Ngồi ra những biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh,
hành chính, giấy tờ, khơng nghiên cứu, xem xét tình hình thực tiễn “cưỡi ngựa
xem hoa”, thiếu sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, khơng gương mẫu, nói chưa đi đơi với
làm hay “nói một đường, làm một nẻo”… vẫn còn, làm giảm sút niềm tin của
cấp dưới, của cán bộ, viên chức trong đơn vị.

4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tác phong lãnh đạo trong hoạt
động lãnh đạo quản lý tại Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây, huyện Bình
Chánh thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Một là, nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của
lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây. Phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo
7


đức là yếu tố nền tảng để hình thành và phát triển tác phong lãnh đạo, quản lý.
Chỉ có lập trường chính trị, tư tưởng kiên định, vững vàng, đạo đức, lối sống tốt
đẹp, người cán bộ mới tích cực nghiên cứu, tìm chọn con đường, biện pháp thực
thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất, đem lại lợi ích thiết thực cho tập thể. Đó
chính là mảnh đất tốt để nảy nở, phát triển phong cách lãnh đạo. Cách tư duy
độc lập, tự chủ, sáng tạo; cách làm việc dân chủ, tập thể, nói đi đơi với làm, lý
luận gắn liền với thực tiễn chỉ có thể là sản phẩm của trí tuệ, của tri thức, tình
cảm đúng đắn, của phẩm chất nhân cách người cán bộ. Vì vậy, yêu cầu mỗi lãnh
đạo Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây phải tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao
phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống để có khả năng gây ảnh hưởng
đến mọi người xung quanh và cấp dưới, lôi cuốn, thuyết phục, khơi dậy niềm tin
ở người khác bằng tính kiên định, vững vàng trước thử thách, khó khăn, bằng
ngơn ngữ, thái độ, cử chỉ, tính nhất qn trong lời nói và hành động.
Hai là, chú trọng bồi dưỡng tri thức khoa học lãnh đạo, quản lý, trình độ
chun mơn, năng lực tổ chức cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây.
Cần chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, tri thức về khoa học
lãnh đạo, quản lý như chức năng của lãnh đạo, quản lý; nhân cách của người
lãnh đạo, quản lý; các kiểu phong cách lãnh đạo, quản lý; phong cách lãnh đạo,
quản lý dân chủ; những kỹ năng cần thiết của cán bộ lãnh đạo, quản lý (kỹ năng
lập kế hoạch, phân tích, xử lý thông tin; kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp;
kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng giao việc, bố trí, phân cơng cơng việc; kỹ
năng thuyết trình, động viên, khuyến khích cấp dưới, giao tiếp, ứng xử, phối hợp

và làm việc nhóm; kỹ năng sử dụng phương tiện). Đồng thời, cần quan tâm bồi
dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ lãnh đạo, làm
cơ sở cho việc xây dựng và phát triển phong cách lãnh đạo.
Ba là, tăng cường rèn luyện trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm
vụ, trong sinh hoạt, học tập, trong hoạt động phối hợp công tác với các đơn vị
khác, trong giải quyết các mối quan hệ xã hội. Bất cứ việc gì cũng cần đầu tư
suy nghĩ, làm việc có kế hoạch, mục đích rõ ràng, bám sát nhiệm vụ của xã, sâu
sát thực tế, nghiên cứu nắm chắc tình hình; chương trình kế hoạch phải phù hợp
8


với chức trách, nhiệm vụ, đối tượng và thường xuyên được bổ sung, hồn thiện
trong q trình tổ chức thực hiện. Xác định rõ nội dung, yêu cầu, chỉ tiêu và
những giải pháp cụ thể. Lãnh đạo, quản lý toàn diện, nhưng khơng dàn trải mà
có trọng tâm trọng điểm, coi trọng tính thiết thực, hiệu quả. Chú trọng rút kinh
nghiệm, tổng kết thực tiễn. Nêu cao tính tự giác, làm chủ bản thân trong cuộc
sống, sinh hoạt, học tập. Tôn trọng tập thể, lắng nghe ý kiến quần chúng. Ln
thể hiện thái độ đồn kết, thân tình, trung thực, có nếp sống văn hố, ý thức tổ
chức kỷ luật, nêu cao tự phê bình và phê bình, nghiêm khắc với bản thân, kiên
quyết sửa chữa khuyết điểm; phát huy tính tự giác, mơ phạm, nói đi đơi với làm,
gương mẫu cho cấp dưới và quần chúng noi theo.
Bốn là, chủ động khắc phục phong cách quan liêu. Đấu tranh kiên quyết
với những biểu hiện xa rời tập thể, xem thường quần chúng, trốn tránh trách
nhiệm, làm việc vô nguyên tắc, nói một đường, làm một nẻo; chỉ biết lo cho
mình, khơng biết quan tâm người khác; làm việc thiếu kế hoạch, thiếu tiến độ,
thụ động chờ đợi chỉ thị cấp trên; thiếu sâu sát, cụ thể, tỷ mỷ, thiếu gương mẫu.
Để khắc phục phong cách quan liêu một cách triệt để, phải nêu cao ý thức
phục vụ nhân dân, thật sự tôn trọng và bảo đảm quyền làm chủ của tập thể. Rèn
luyện phong cách dân chủ, khoa học, thiết thực, cụ thể, sâu sát. Nâng cao kiến
thức, năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ lãnh đạo. Cải tiến tổ chức bộ máy

gọn nhẹ, giảm bớt những khâu trung gian không cần thiết. Tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát; kết hợp chặt chẽ kiểm tra, giám sát của Đảng và tổ chức
chính quyền với kiểm tra của quần chúng.
Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế, quy tắc lãnh đạo trong xã trên
cơ sở quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy môi
trường hoạt động dân chủ trong đơn vị.

9


KẾT LUẬN
Tác phong lãnh đạo quản lý là một bộ phận rất quan trọng hợp thành
phương thức, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng và
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Một trong những vấn đề quan trọng của đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng hiện nay là đổi mới tác phong lãnh đạo. Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới
phương thức lãnh đạo trong hệ thống tổ chức của Đảng; đổi mới phương pháp,
phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến
cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng
dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đơi với làm” [1, tr.216]. Điều đó cho thấy đổi
mới tác phong lãnh đạo quản lý là vấn đề cơ bản, cấp thiết hiện nay.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của tác phong lãnh đạo quản lý, lãnh đạo
Ủy ban nhân dân xã An Phú Tây đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ
đạo, triển khai thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, hướng dẫn của
cấp trên về đổi mới, cải tiến tác phong lãnh đạo, phương pháp làm việc của đội
ngũ cán bộ. Nhờ đó tác phong cách lãnh đạo từng bước được đổi mới và đạt
được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Tác phong lãnh đạo đã trực tiếp
góp phần xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của xã, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.


10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Hùng (2018), Đổi mới quản lý và phong cách, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
3. Hoàng Phê (chủ biên) (1988), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
4. Thang Văn Phúc, (2016), Đạo đức phong cách, lề lối làm việc của cán
bộ cơng chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11



×