Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

TIỂU LUẬN TRUNG cấp CHÍNH TRỊ giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện krông nô, tỉnh đắk nông, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.24 KB, 35 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành đề tài “Giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk
Nông, thực trạng và giải pháp”
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Krông Nô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin trân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, cùng quý thầy, cô Trường Chính trị
tỉnh Đăk Nông đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi
xin cảm ơn giảng viên ThS. Vương Đình Thái – Phó trưởng Khoa Nhà nước và Pháp
Luật Trường Chính trị tỉnh Đăk Nông là người đã hết lòng quan tâm trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, kiến thức hạn chế nên nội dung đề tài mà tôi thực
hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy, cô góp ý chỉ dẫn để
tôi hoàn thiện đề tài và đồng thời rút kinh nghiệm để sau này áp dụng trong thực tế tại
cơ quan trong quá trình giải quyết công việc được hiệu quả hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Đăk Nông, ngày 30 tháng 7 năm 2016
Học viên thực hiện

Nguyễn Cao Trí

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐỀ TÀI
TT

Nội dung

Viết tắt


01

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GCNQSDĐ

02

Ủy ban nhân dân

UBND

03

Tòa án nhân dân

TAND

04

Kinh tế - xã hội

KT – XH

05

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

UBMTTQ


06

Quyền sử dụng đất

QSDĐ

07

Quản lý đất đai

QLĐĐ

08

Tài nguyên và Môi trường

TN & MT

09

Quản lý nhà nước

QLNN

10

Quốc phòng – An ninh

QP - AN


11

Tranh chấp đất đai

TCĐĐ

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng

Nội dung

Trang

1

Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo đơn vị hành chính

15

2

Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng

16

3


Diện tích, cơ cấu đất chưa sử dụng phân theo đơn vị hành chính

16

4
5

SỐ lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai từ năm 2013 đến tháng
6/2016
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai tại các xã, thị trấn Đăk Mâm

17
18

iii


KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG
CHẤM TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Phần mục

Thành
công

Hạn chế

Kết quả


iv


Điểm tối

Điểm

đa

thực tế

Phần mở đầu

1

Phần nội dung

8,5

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

4,5

1.1. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

2

đất đai
1.2. Đánh giá thực trạng giải quyết
tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện


2,5

Krông Nô
Chương 2. Phương hướng và những

3

giải pháp
2.1. Phương hướng

1

2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp

2

đất đai
Phần kết luận và kiến nghị

1

Hình thức

0,5

Cộng

10


Giám khảo 1

Giám khảo 2

Điểm số:
Xếp loại:
Ngày …. tháng … năm 2016
Chủ tịch hội đồng

v


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 5
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..........................................................5
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ.............................................................................................5
2.1. Mục tiêu:...........................................................................................................5
2.2. Nhiệm vụ:..........................................................................................................5
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.....................................................5
3.1. Đối tượng:.........................................................................................................5
3.2. Phạm vi:............................................................................................................5
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................5
4.1. Phương pháp chung:.........................................................................................5
4.2. Phương pháp cụ thể:.........................................................................................5
5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................5

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:.................................................................................................5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI...............................................................5
1.1. TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI..............................5
1.1.1. Khái niệm TCĐĐ...........................................................................................5
1.1.2. Giải quyết TCĐĐ............................................................................................5
1.1.3. Trình tự, thủ tục giải quyết TCĐĐ.....................................................................5
1.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ...................................................................................5
1.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI.5
1.2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên................................................................5
1.2.1.2. Địa hình, địa mạo....................................................................................5

vi


1.2.1.3. Khí hậu, thời tiết......................................................................................5
1.2.1.4. Thực trạng môi trường............................................................................5
1.2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI.......................................................................5
1.2.2.1. Dân số và lao động:................................................................................5
1.2.2.2. Thực trạng phát triển đô thị:...................................................................5
1.2.2.3. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn.....................................5
1.2.3. Kết quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Krông Nô................................5
1.2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Krông Nô..........................................5
1.2.3.2. Tình hình tranh chấp và giải quyết TCĐĐ...............................................5
1.2.4. Ưu điểm và hạn chế việc giải quyết tranh chất đất đai trên địa bàn huyện Krông Nô............5
1.2.4.1. Ưu điểm...................................................................................................5
1.2.4.2. Hạn chế....................................................................................................5
1.2.4.3. Nguyên nhân hạn chế:.............................................................................5
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG

CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI.......................................5
2.1. PHƯƠNG HƯỚNG:...............................................................................................5
2.1.1. Phương hướng chung.....................................................................................5
2.1.2. Nhiệm vụ cụ thể:.............................................................................................5
2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI...............................................................................5
KẾT LUẬN......................................................................................................................5
KIẾN NGHỊ.....................................................................................................................5
TÀI LIỆU SỬ DỤNG VÀ THAM KHẢO........................................................................5

vii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Huyện Krông Nô nằm phía Đông của tỉnh Đăk Nông, cách trung tâm tỉnh
khoảng 110 km theo đường quốc lộ 14 và 90 km theo đường quốc lộ 28. Trong những
năm qua cùng với xu thế phát triển chung của các địa phương trong tỉnh, huyện đã có
những bước phát triển về nhiều mặt; song song với quá trình phát triển đó thì nhu cầu
về sử dụng đất cũng ngày càng tăng cao. Đất đai là nguồn nội lực quan trọng góp phần
trong việc phát triển KT - XH, QP – AN. Do tình trạng dân di cư tự do từ nơi khác
chuyển đến quá nhiều dẫn đến nhu cầu đất nông nghiệp phục vụ sản xuất ngày cang tăng
nhanh, tình trạng phá rừng làm nương rẫy diễn ra ngày càng phức tạp hơn, diện tích rừng
giảm mạnh, vấn đề khai thác nguồn lực đất đai chưa mang lại hiệu quả cao, vai trò của
Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất với chức năng là đại diện cho chủ sở hữu toàn dân
về đất đai chưa thể hiện rõ, hiệu quả quản lý thấp. Dẫn đến những năm gần đây trên địa
bàn huyện Krông Nô tình hình tranh chấp đất đai (TCĐĐ) ngày càng gia tăng về số
lượng và phức tạp về tính chất, tập trung tại những địa phương đô thị hóa ngày càng diễn ra
mạnh mẽ như là ở thị trấn Đăk Mâm, xã Đăk Drô, Nam Đà, Nâm Nung, Nâm N’Đir, Tân

Thành... Các dạng tranh chấp đất đai (TCĐĐ) phổ biến trong thực tế là: tranh chấp hợp đồng
chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất; tranh chấp do lấn, chiếm
đất; tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; TCĐĐ trong các vụ án ly
hôn... Có thể liệt kê rất nhiều nguyên nhân dẫn đến TCĐĐ như: Việc quản lý đất đai còn
nhiều thiếu sót, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tiến hành chậm;
việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày càng phổ biến nhưng không được ngăn chặn và xử lý
kịp thời; đất đai từ chỗ chưa được thừa nhận có giá trị nay trở thành tài sản có giá trị cao,
thậm chí ở những xã nhiều lúc giá đất tăng đột biến...
Chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta có nhiều thay đổi tương
thích với từng giai đoạn phát triển của đất nước, song bên cạnh đó còn nhiều quy định
không nhất quán. Hơn nữa, việc giải thích, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền
cũng chưa đầy đủ và kịp thời. Do đó, tình hình giải quyết TCĐĐ của các cơ quan hành
chính và TAND trong những năm qua vừa chậm trễ, vừa không thống nhất. Có nhiều vụ

1


phải xử đi, xử lại nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm, phát sinh khiếu kiện kéo dài và làm
giảm lòng tin của người dân đối với đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Có thể khẳng định rằng, việc giải quyết TCĐĐ hiện nay là loại công việc khó
khăn, phức tạp nhất và là khâu yếu nhất trong công tác giải quyết các tranh chấp dân sự nói
chung. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về đất đai,
thẩm quyền giải quyết TCĐĐ; thực trạng TCĐĐ và việc giải quyết TCĐĐ của các cơ quan
có thẩm quyền (qua thực tiễn ở huyện Krông Nô) trong những năm gần đây, trên cơ sở đó đề
xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ
chế giải quyết các TCĐĐ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết TCĐĐ, bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý
luận và thực tiễn hiện nay. Với nhận thức như vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải
quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, thực trạng và giải pháp”
làm tiểu luận cuối khóa.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1. Mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng tranh chấp và
giải quyết TCĐĐ ở huyện, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn chỉnh và cơ chế áp dụng
pháp luật để giải quyết có hiệu quả hơn các TCĐĐ.
2.2. Nhiệm vụ:
Để đạt được mục tiêu này, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu những quy định của
pháp luật đất đai liên quan đến việc giải quyết TCĐĐ, thực trạng giải quyết TCĐĐ ở
huyện Krông Nô. Trên cơ sở đó chỉ ra những thiếu sót, tồn tại trong quá trình áp dụng
pháp luật đất đai hiện hành để giải quyết TCĐĐ; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật đất đai, nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng:
Giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn huyện Krông Nô liên quan đến
nhiều cấp, nhiều ngành. Trong phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác giải
quyết tranh chấp về đất đai của chính quyền huyện Krông Nô.
3.2. Phạm vi:

2


+ Về không gian: Giải quyết TCĐĐ đai trên địa bàn huyện Krông Nô.
+ Chủ thể giải quyết: Chính quyền huyện Krông Nô.
+ Về thời gian: Từ năm 2013 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chung:
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp như: Phân tích thống kê, chi tiết
hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, theo nhiều cách riêng rẽ tới kết hợp với
nhau. Chúng được sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá các nghiên cứu lý
luận và thực tiễn thực hiện chính sách đất đai. Trên cơ sở đó, cùng với tình hình thực tế

và đặc điểm của huyện Krông Nô, tác giả lựa chọn các nội dung và chỉ tiêu đánh giá
công tác giải quyết tranh chấp về đất đai ở đây.
4.2. Phương pháp cụ thể:
Phương pháp cụ thể được dùng trong đánh giá tình hình giải quyết TCĐĐ và
thực thi chính sách đất đai ở huyện Krông Nô và chỉ ra các vấn đề tồn tại cùng với các
nguyên nhân, từ đó hình thành các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giải quyết TCĐĐ
trên địa bàn huyện Krông Nô. Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin, được sử
dụng trong nghiên cứu: Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo kết quả giải
quyết TCĐĐ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Nô từ năm 2013 đến
tháng 6/2016.
5. Thời gian nghiên cứu của đề tài: Từ 23/6 đến ngày 30/7/2016
6. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 02
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về TCĐĐ và giải quyết TCĐĐ
Chương 2: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết TCĐĐ tại
huyện Krông Nô

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

3


1.1. TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1.1.1. Khái niệm TCĐĐ
TCĐĐ là một hiện tượng xã hội xảy ra trong bất kỳ hình thái KT - XH nào.
Trong xã hội tồn tại lợi ích giai cấp đối kháng thì TCĐĐ mang màu sắc chính trị, đất đai
luôn là đối tượng tranh chấp giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Việc giải quyết
triệt để các TCĐĐ ở các xã hội phải được thực hiện bằng một cuộc cách mạng xã hội. Ở
xã hội không tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giai cấp đối kháng, tranh chấp đất thường là

mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, quyền và nghĩa vụ của các bên. Việc giải quyết TCĐĐ do
các bên tự tiến hành thông qua con đường thương lượng, hòa giải hoặc do các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện dựa trên việc áp dụng các quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 24 điểm 3 Luật Đất đai năm 2013 thì: “TCĐĐ là tranh
chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ
đất đai.” TCĐĐ có các đặc điểm cơ bản sau:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện sở hữu. Đối tượng của
TCĐĐ là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng
một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp;
- Các chủ thể TCĐĐ chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở
hữu đối với đất đai;
- TCĐĐ luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể cho nên không
chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng
đến lợi ích của nhà nước.
TCĐĐ xảy ra tác động không nhỏ đến tâm lý, tinh thần của các bên, gây nên
tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những qui định của
pháp luật về đất đai cũng như những chính sách của nhà nước không được thực hiện một
cách triệt để.
1.1.2. Giải quyết TCĐĐ
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: “Giải quyết TCĐĐ là giải quyết bất
đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tổ chức và trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi
hợp pháp bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm
pháp luật về đất đai”.

4


Giải quyết TCĐĐ, với ý nghĩa là một nội dung của chế độ quản lý nhà nước
đối với đất đai, được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm
tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, nhằm giải quyết các bất đồng, mâu

thuẫn giữa các bên, khôi phục lại quyền lợi cho bên bị xâm hại. Đồng thời xử lý đối với các
hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Ý nghĩa của giải quyết TCĐĐ
Việc xem xét giải quyết tranh chấp về đất đai là một trong những nội dung
quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, là biện pháp để pháp luật về đất
đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Thông qua việc giải quyết tranh chấp về
đất đai, mà các quan hệ đất đai được điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích nhà nước, của xã
hội và của người sử dụng đất.
Với ý nghĩa đó thì việc giải quyết TCĐĐ là tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ
sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Giải
quyết TCĐĐ nhằm phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho bên bị xâm hại đồng thời bắt
buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra. Đó là
công việc có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho pháp luật được thi hành, tăng cường pháp
chế trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
1.1.3. Trình tự, thủ tục giải quyết TCĐĐ
Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013. Luật Đất đai
năm 2013 đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình
thi hành Luật Đất đai năm 2003.
Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết các TCĐĐ tại điều 203.
Trong đó khoản 1 của điều luật có nội dung: TCĐĐ mà đương sự có Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này
và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Các giấy tờ
quy định tại điều 100 Luật Đất đai 2013 vẫn giữ nguyên nội dung các quy định tại khoản
1, 2 và khoản 5 điều 50 Luật Đất đai 2003 và có sự bổ sung thêm một số trường hợp đó
là:
- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo
quy định của Chính phủ

5



- Giấy tờ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993
đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ
đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này
Tại khoản 2 điều 203 quy định: TCĐĐ mà đương sự không có Giấy chứng
nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì
đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết TCĐĐ là nộp đơn yêu
cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa
án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai được mở rộng hơn, Tòa
án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những loại việc TCĐĐ gồm:
- TCĐĐ mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một
trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất
- TCĐĐ mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các
loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai
Ngày 26/6/2014 Tòa án nhân dân tối cao đã có công văn hướng dẫn số
117/TANDTC-KHXX để phổ biến, quán triệt và triển khai thi hành Luật Đất đai đến các
đơn vị trong toàn ngành. Do vậy, từ ngày 01/7/2014 khi thụ lý để giải quyết vụ án dân sự
về TCĐĐ cần chú ý một số vấn đề sau:
- Mọi TCĐĐ đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, (phường, thị trấn)
mà không thành thì đương sự có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Đây là một quy định
bắt buộc, được coi như một thủ tục “tiền tố tụng” mà đương sự phải thực hiện trước khi
khởi kiện tới Tòa án nhân dân.
- Theo quy định tại điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 điều 88 của Nghị
định số 43/NĐ-CP Ngày 15/5/2014 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì thành phần Hội
đồng hòa giải cấp xã (phường, thị trấn) gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ
trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại

diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và

6


quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị
trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội
Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…Thủ tục hòa giải TCĐĐ tại
Ủy ban nhân dân cấp xã (phường, thị trấn) được thực hiện trong thời hạn không quá 45
ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết TCĐĐ. Việc hòa giải phải được lập
thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận việc hòa giải không thành của
UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã
nơi có đất tranh chấp. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới,
người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi
trường đối với trường hợp TCĐĐ giữa HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi
đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác để trình UBND cùng cấp
quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Đối với những TCĐĐ mà đương sự không có giấy Chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc các giấy tờ quy định tại điều 100 Luật Đất đai thì phải yêu cầu đương sự
phải cam kết chỉ khởi kiện đến Tòa án nhân dân mà không đề nghị Ủy ban nhân dân giải
quyết TCĐĐ để tránh trường hợp cùng một vụ việc cả hai cơ quan cùng tham gia giải
quyết.
* Giải quyết TCĐĐ theo trình tự tố tụng (dân sự): việc giải quyết TCĐĐ tại
Tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân,
cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện
vụ án tại Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).
Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có
thẩm quyền. Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự
thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi

kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án
chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành, hết 07
ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấp chính thức kết thúc. Nếu
hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét
xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không
đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.

7


* Giải quyết TCĐĐ theo trình tự hành chính: trình tự này sẽ được áp dụng
đối với những tranh chấp mà các đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng
đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND. Đối với TCĐĐ giữa
HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền giải
quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý
với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Đối với tranh chấp giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa các đối tượng
đó với HGĐ, cá nhân, cộng đồng dân cư thì các đương sự này có quyền khiếu nại đến
Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định
giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường để yêu cầu giải quyết.
Ngoài ra, Luật cũng có quy định nếu đương sự không đồng ý với quyết định giải
quyết tranh chấp lần đầu thì vẫn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định
của pháp luật tố tụng hành chính. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ
quan, tổ chức trong xã hội trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình, đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết TCĐĐ.
1.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NÔ.
1.2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ

XÃ HỘI
1.2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Huyện Krông Nô nằm phía Đông của tỉnh Đăk Nông, có tổng diện tích tự nhiên
81.374,2 ha, được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm 11 xã và 01 thị trấn; có toạ độ
địa lý từ 12o11’16” đến 12o33’12” độ vĩ Bắc và từ 107o41’52” đến 108o05’41” độ kinh
Đông; vị trí địa lý của huyện tiếp giáp với các đơn vị như sau:
- Phía Nam giáp huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông;
- Phía Bắc giáp huyện Cư Jút và huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông;
- Phía Tây giáp huyện Đăk Mil và huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông;
- Phía Đông giáp huyện Krông Ana và huyện Lắk, tỉnh ĐắkLắk.

8


Huyện Krông Nô có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua trung tâm huyện
như tuyến quốc lộ 28 đoạn qua huyện dài 54,5 km, nối QL 14 với huyện và thị xã Gia
Nghĩa; tuyến tỉnh lộ 3 đi thị trấn Đăk Mil, đoạn qua huyện dài 20 km đã được đầu tư
nâng cấp;
1.2.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Krông Nô đa dạng và được chia thành ba dạng chính:
- Dạng địa hình núi cao: phân bố về phía Tây và phía Nam của huyện, chiếm
khoảng 51% tổng diện tích tự nhiên. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc trung bình cấp V,
VI, độ cao trung bình từ 800-1.200 m so với mặt nước biển, các xã Đăk Nang, Đức
Xuyên, Nâm Nung, Nâm N’Đir, khu bảo tồn Nam Nung mang nét đặc trưng của dạng
địa hình này.
- Dạng địa hình đồi núi thấp đến trung bình: tập trung ở phía Bắc và trung tâm
huyện, chiếm khoảng 39% tổng diện tích, độ cao trung bình 450-600 m so với mặt nước
biển, địa hình bị chia cắt; độ dốc trung bình cấp II đến cấp IV. Tập trung ở các xã Đăk
Sôr, Nam Đà, thị trấn Đắk Mâm. Đây là dạng địa hình được hình thành từ đá mẹ chủ đạo
là đá sét và biến chất, đá bazan và đá granit.

- Dạng địa hình thung lũng: tập trung phía Đông, dọc theo dòng sông Krông
Knô và các suối lớn, chủ yếu ở các xã Đức Xuyên, Buôn Choáh, Đăk Nang, Nâm N’Đir,
chiếm khoảng 10% tổng diện tích, độ dốc trung bình cấp I, II, độ cao trung bình 400-450
m so với mặt nước biển. Khu vực này chủ yếu được hình thành do quá trình bồi lắng phù
sa, hình thành nên những cánh đồng màu mỡ ven sông Krông Knô và các suối chính trên
địa bàn.
1.2.1.3. Khí hậu, thời tiết
Khí hậu huyện Krông Nô mang nét chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa
Cao nguyên. Thời tiết hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết
tháng 10, chiếm trên 84% lượng mưa cả năm; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết
tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2 và tháng 3 hầu như
không mưa.
1.2.1.4. Thực trạng môi trường

9


Môi trường đất: Diện tích đất nông nghiệp đã có biểu hiện thoái hoá, diện tích
đất trống đồi núi trọc ở mức độ thoái hoá mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật
canh tác không tuân thủ các quy trình kỹ thuật để bảo vệ và nâng cao độ phì của đất và
chủ yếu là canh tác trên đất dốc.
Vệ sinh môi trường: hệ thống thu gom xử lý rác thải, chất thải trên địa bàn đã
được đầu tư xây dựng, khu vực nội thị và một số điểm trung tâm xã đã có đơn vị thu
gom và xử lý theo quy định. Huyện đã xây khu xử lý rác thải tập trung với diện tích 2 ha
nằm ở Buôn Dru, thị trấn Đăk Mâm nhằm thu gom, xử lý chất thải, tránh tình trạng vứt
rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường.
1.2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.2.1. Dân số và lao động:
Huyện Krông Nô có cộng đồng dân cư gồm 19 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2014, toàn huyện có 70.636 nhân khẩu, trong đó

dân số đô thị là 5.886 người, chiếm 9,12%, dân số ở nông thôn 58.634 người, chiếm
90,88%; đồng bào dân tộc thiểu số là 5.931 hộ, với 28.190 nhân khẩu, chiếm 39,9% tổng
dân số của huyện; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,65%; mật độ dân số trung bình khoảng 79
người/km2. Toàn huyện có 11 xã và 01 thị trấn, với tổng số 101 thôn, buôn, bon, tổ dân
phố. Các xã có mật độ dân số cao như: Nam Đà (201,9 người/km 2), thị trấn Đắk Mâm
(212 người/km2) và Đắk Drô (134,3 người /km2).
1.2.2.2. Thực trạng phát triển đô thị:
Trong những năm qua, qui mô xây dựng đô thị trên địa bàn huyện không ngừng
được mở rộng, tốc độ phát triển KT - XH đều tăng qua các năm, vốn đầu tư xây dựng đô
thị tăng khá nhanh. Việc cải tạo, nâng cấp đô thị đã làm thay đổi rất tích cực bộ mặt kiến
trúc cảnh quan đô thị. Tốc độ cải tạo, phát triển nhà ở được đẩy nhanh. Chất lượng, điều
kiện nơi ở của nhân dân được cải thiện. Nhìn chung cơ sở hạ tầng và các công trình phúc
lợi công cộng thị trấn tương đối hoàn thiện. Thị trấn Đắk Mâm hiện nay đã và đang được
đầu tư để trở thành đô thị loại IV, một trung tâm kinh tế - văn hoá- chính trị - xã hội - an
ninh, quốc phòng của huyện.
1.2.2.3. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

10


Krông Nô có nhiều thành phần dân tộc sinh sống nên cũng hình thành nhiều
hình thái dân cư khác nhau, phổ biến nhất là hình thái bon, thôn. Toàn huyện có 94 thôn,
bon, buôn, với tổng dân số khu vực nông thôn năm 2014 là 58.634 người.
Đối với khu vực giáp ranh nội thị: Có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển, hệ
thống giao thông, công trình công cộng,… được đầu tư nhiều, như xã Nam Đà, Đắk
Nang, Nâm N’dir,... Đây là khu vực có tốc độ đô thị hoá cao, quy mô các điểm dân cư
phân bố tập trung. Khu vực nhà ở của nhân dân được tầng hoá, ngói hoá. Cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực; dịch vụ tiểu thủ công nghiệp phát triển
tương đối mạnh. Tổng diện tích đất các khu dân cư nông thôn của huyện năm 2014 có
2.542,56 ha, chiếm 3,1% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó có những xã có

quy mô khu dân cư lớn như Nam Xuân (457,76 ha), Nam Đà (447,55 ha)...
1.2.3. Kết quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Krông Nô
1.2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Krông Nô
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 và thống kê đất năm 2015 thì tổng diện
tích tự nhiên của huyện Krông Nô là 81.374,20 ha (diện tích trên được tổng hợp từ diện tích
tự nhiên của các xã, thị trấn thống nhất với diện tích được tính tổng thể trên bản đồ theo ranh
giới hành chính 364)

Bảng 1. Diện tích, cơ cấu đất đai phân theo đơn vị hành chính
STT

Đơn vị hành chính
Toàn huyện

Tồng diện tích tự nhiên năm
2014 (ha)

Cơ cấu (%)

81.374,20

100

1

Thị trấn Đăk Mâm

2.541,04

3,12


2

Xã Nam Đà

5.771,75

7,09

3

Xã Đăk Drô

5.354,12

6,58

4

Xã Nam Xuân

3.054,27

3,75

5

Xã Đăk Sôr

2.850,52


3,50

6

Xã Tân Thành

8.806,56

10,82

7

Xã Nâm Nung

10.482,39

12,88

8

Xã Nâm N'Đir

11.482,52

14,11

11



9

Xã Đức Xuyên

10.160,29

12,49

10

Xã Đăk Nang

4.123,26

5,07

11

Xã Quảng Phú

12.101,46

14,87

12

Xã Buôn Choah

4.646,04


5,71

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường
Qua bảng 1 cho thấy diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính có sự chênh lệch
lớn giữa các xã, thị trấn; diện tích tự nhiên 04 xã Quảng Phú, Nâm Nung, Nâm N’Đir, Đức
Xuyên chiếm trên 50 % tổng diện tích tự nhiên của huyện; thị trấn Đăk Mâm có diện tích
thấp nhất chỉ chiếm 3,12 % tổng diện tích so với toàn huyện.

Bảng 2. Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng
STT

Mục đích sử dụng

Mã đất

Diện tích toàn
huyện (ha)

Cơ cấu (%)

1

Đất nông nghiệp

NNP

72.983,28

89,69


2

Đất phi nông nghiệp

PNN

7.345,99

9,03

3

Đất chưa sử dụng

CSD

1.044,92

1,28

Tổng cộng

81.374,20
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường

Bảng 3. Diện tích, cơ cấu đất chưa sử dụng phân theo đơn vị hành
chính
STT

Đơn vị hành chính

Toàn huyện

1

Thị trấn Đăk Mâm

2

Xã Nam Đà

Diện tích đất chưa sử
dụng (ha)

Cơ cấu (%)

1.044,92

100

17,52

1,68

148,47

14,21

12



3

Xã Đăk Drô

71,79

6,87

4

Xã Nam Xuân

0,73

0,07

5

Xã Đăk Sôr

9,01

0,86

6

Xã Tân Thành

112,84


10,80

7

Xã Nâm Nung

144,49

13,83

8

Xã Nâm N'Đir

35,19

12,94

9

Xã Đức Xuyên

95,63

9,15

10

Xã Đăk Nang


68,04

6,51

11

Xã Quảng Phú

215,72

20,64

12

Xã Buôn Choah

25,48

2,44

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường
Như vậy diện tích đất chưa sử dụng của xã Quảng Phú, Nam Đà, Nâm N’Đir
và Nâm Nung còn khá lớn, chiếm trên 60% tổng diện tích đất chưa sử dụng toàn huyện,
trong thời gian sắp tới nên đưa vào khai thác sử dụng, để tăng hiệu quả sử dụng đất.
1.2.3.2. Tình hình tranh chấp và giải quyết TCĐĐ
- Giải quyết TCĐĐ: Trong những năm qua, chính quyền huyện đã tổ chức
nhiều hội nghị, cuộc họp đến từng địa bàn cơ sở, chỉ đạo triển khai tuyên tuyền, phổ biến
giáo dục pháp luật về đất đai thông qua nhiều hình thức, nhằm trang bị cho người dân có
ý thức về pháp luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất, hạn chế thấp nhất xảy ra tranh chấp, khiếu nại về đất

đai. Theo quy chế tiếp công dân của huyện, hàng ngày có cán bộ tiếp công dân, mỗi
tháng một lần Chủ tịch UBND huyện tiếp công dân tại phòng tiếp công dân của huyện,
qua những lần tiếp công dân của Chủ tịch UBND huyện cũng đã giải quyết được những
vấn đề khó khăn, vướng mắt dẫn đến khiếu nại, tố cáo và TCĐĐ. Từ năm 2013 đến
tháng 6/2016 số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo và TCĐĐ như sau:
Bảng 4. Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai từ 2013-6/2016

13


Không thuộc

Thuộc thẩm

thẩm quyền

quyền

19

8

11

11

2014

17


4

13

13

2015

9

3

6

6

6/2016

12

4

8

3

Năm

Tổng số


2013

Đã giải quyết

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường
Kết quả hòa giải TCĐĐ của UBND ở một số xã, thị trấn hai năm 2015 và 2016
như sau:
Bảng 5: Kết quả hòa giải tranh chấp tại các xã, thị trấn Đăk Mâm

Đơn vị

Năm 2015
Thụ lý

Giải quyết
- Hòa giải: 07 trường

Thị trấn
Đăk
Mâm

09

hợp, đạt tỷ lệ 77%

trường - Hướng dẫn chuyển hồ
hợp
sơ lên UBND huyện: 02

Năm 2016

Thụ lý
05

Xã Nam
Đà

Xã Đăk
Drô

12

hợp, đạt tỷ lệ 58%

trường - Hướng dẫn chuyển hồ
hợp
sơ lên UBND huyện: 05

09

- Hòa giải được: 03 trường

trường hợp, đạt tỷ lệ 66%
hợp

- Hướng dẫn chuyển hồ sơ
lên UBND huyện: 02 trường

trường hợp
- Hòa giải: 07 trường


Giải quyết

hợp
06

- Hòa giải được: 04 trường

trường hợp, đạt tỷ lệ 66%
hợp

- Hướng dẫn chuyển hồ sơ
lên UBND huyện: 02 trường

trường hợp

hợp

- Hòa giải: 06 trường

- Hòa giải được: 05 trường

hợp, đạt tỷ lệ 66%

trường - Hướng dẫn chuyển hồ
hợp
sơ lên UBND huyện: 02
trường hợp

06


hợp, đạt tỷ lệ 83%

trường - Hướng dẫn chuyển hồ sơ
hợp
lên UBND huyện: 01 trường
hợp

14


- Hòa giải được: 02 trường

Quảng
Phú

04

- Hòa giải: 04 trường

trường hợp, đạt tỷ lệ 100%
hợp

05

hợp, đạt tỷ lệ 40%

trường - Hướng dẫn chuyển hồ sơ
hợp
lên UBND huyện: 03 trường
hợp

Nguồn: UBND các xã, thị trấn

Qua thống kê tình hình giải quyết TCĐĐ của một số xã nói trên mặc dù các xã,
thị trấn có nhiều cố gắng tổ chức hòa giải tranh chấp ngay từ cơ sở song tỷ lệ hòa giải
TCĐĐ của UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chưa đồng đều theo từng năm (từ
40% đến 100%). Có trường hợp để dây dưa kéo dài dẫn đến các bên tranh chấp mâu
thuẫn gay gắt, đánh nhau, chửi bới làm mất trật tự an ninh chung, sứt mẻ tình cảm gia
đình.
* Cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Nô
- Tổng số: 08 người; 06 biên chế; 02 hợp đồng, trong đó gồm 01 trưởng phòng;
01 phó trưởng phòng
- Trình độ đào tạo: Trên Đại học: 01 người; Đại học 06 người; Cao đẳng 01
người
1.2.4. Ưu điểm và hạn chế việc giải quyết tranh chất đất đai trên địa bàn
huyện Krông Nô
Từ những kết quả đạt được trong công tác giải quyết trang chất đất đai trên địa bàn
huyện Krông Nô thời gian qua (trình bày trong phần 2.2) có thể rút ra những ưu điểm và những
hạn chế nhất định, như sau:
1.2.4.1. Ưu điểm
Cấp ủy Đảng và UBND các cấp thường xuyên chỉ đạo, tình hình KT – XH của
huyện có nhiều phát triển, đời sống nhân dân trên địa bàn ngày càng được nâng cao.
Chính sách về đất đai trong những năm qua có những thay đổi tạo thuận lợi hơn cho
người sử dụng đất, tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai đạt được kết
qủa. Việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất được cải thiện.

15


Công tác QLNN về đất đai luôn được tăng cường về nhiều mặt. Bước đầu được
thực hiện đi vào nề nếp từ cấp huyện đến các xã, Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

về đất đai được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục với nội dung thiết thực và
hình thức phù hợp đối với từng đối tượng. Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ
chuyên môn cấp xã để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Vai trò quản lý nhà nước về đất đai ở cơ sở được tăng cường; nhờ đó hạn chế
và đi đến khắc phục được tình trạng giao đất, cấp đất trái thẩm quyền; tình trạng sử dụng
đất sai mục đích, lấn chiếm, TCĐĐ giảm hơn trước. Công tác lập và quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất đã được chú trọng tổ chức thực hiện đảm bảo theo đúng quy định.
Thực hiện tốt việc công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1.2.4.2. Hạn chế
Trên địa bàn huyện có 19 dân tộc cùng sinh sống nên mặt bằng về nhận thức về
pháp luật đất đai của một số bộ phận nhân dân còn hạn chế, dẫn đến việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa tốt.
Công tác quản lý đất đai ở cấp huyện và xã tuy có chuyển biến nhưng về kỷ
năng còn mặt hạn chế, việc áp dụng số hóa bản đồ trong quá trình đăng ký cấp GCNQSD
vào công tác quản lý đất đai ở cấp xã còn yếu.
Diện tích đất của các tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước quản lý sử dụng kém
hiệu quả, dẫn đến tình trạng phá rừng lấn chiếm, mua bán đất đai trái phép tiếp tục xảy
ra, việc xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho HGĐ cá nhân thiếu chặc chẽ
chồng lấn, dẫn đến khiếu nại, tranh chấp.
Việc quản lý địa giới hành chính của một số xã, thị trấn chưa tốt, chưa phân
định được ranh giới cụ thể của từng xã, thị trấn dẫn đến việc quản lý còn chồng chéo gây
khó khăn cho người dân.
Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, TCĐĐ không dứt điểm dẫn đến có những vụ
việc khiếu nại kéo dài nhiều năm.
Công tác chỉnh lý các cơ sở dữ liệu, hồ sơ địa chính không kịp thời, chưa được
chú trọng và thực hiện không thường xuyên dẫn đến việc cung cấp thông tin địa chính,
cấp GCNQSDĐ thiếu chính xác còn chồng lấn.

16



Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính còn thiếu chính xác dẫn đến việc cấp giấy
không đúng thực tế, chồng lấn gây khó khăn trong công tác quản lý. Tình hình chuyển
mục đích sử dụng đất còn chưa được thống kê hết.
Hồ sơ địa chính chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, nên thiếu căn cứ pháp lý và thực tế
để xác định quyền sử dụng và quản lý đất đai của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là ở những
xã đất đai phức tạp và có nhiều biến động như Nam Đà, thị trấn Đăk Mâm ... Trong
nhiều trường hợp, việc TCĐĐ lại bắt nguồn từ những tài liệu lịch sử để lại, việc giao đất
cấp GCNQSDĐ lại không được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, nên hồ sơ đất đai
không đồng bộ và bị thất lạc.
Quy hoạch sử dụng đất đai chưa chặt chẽ, chưa đi vào nề nếp, nên nhiều trường
hợp sử dụng đất không hợp lý, không phù hợp với quy hoạch, địa phương các xã, thị trấn
không phát hiện kịp thời. Khi phát hiện thì lại không được xử lý dứt điểm. Nhiều địa
phương còn có những nhận thức sai về chính sách đất đai, quản lý đất đai còn thiên về hồ
sơ cũ từ trước để lại, mà không xác minh hiện trạng sử dụng đất của người dân, như
trường hợp tại xã Đức Xuyên người dân đi kinh tế mới từ năm 1980 sử dụng đất ổn định
từ năm 1990, tuy nhiên trên hồ sơ pháp lý đến nay vẫn là đất rừng, do công ty Lâm
nghiệp Quảng Đức quản lý và sử dụng. Qua các thời kỳ vẫn chưa có cơ quan chức năng
nào đề nghị UBND tỉnh thu hồi bàn giao về địa phương quản lý sử dụng, dẫn đến người
dân sử dụng đất lấn chiếm không hợp pháp nên không được cấp GCNQSDĐ.
Một số văn bản của những năm trước ban hành không rõ ràng, hoặc chủ trương
sai lầm của một số xã làm cho một bộ phận nhân dân hiểu lầm là Nhà nước có chủ
trương giao đất cho người dân sử dụng đất ổn định, như tại xã Đăk Sôr năm 1995 Lâm
trường Đức Lập giao khoán cho một số HGĐ đất để trồng rừng, nhưng người dân lại
không thực hiện, lại trồng cây công nghiệp dẫn đến khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện
dự án, khi đền bù không đúng mục đích như giấy tờ giao dẫn đến việc khiếu kiện đòi bồi
thường theo hiện trạng loại đất đang sử dụng.
Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật đất đai chưa được coi
trọng, làm cho nhiều văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước chưa được phổ biến sâu
rộng trong nhân dân.

Tuy nhiên, việc TCĐĐ ở mỗi xã khác nhau còn có những nguyên nhân đặc thù
và việc tìm ra những nguyên nhân đó phải căn cứ vào thực tế sử dụng đất, và phong tục

17


tập quán của từng địa phương để xây dựng được những giải pháp tốt nhất nhằm giải
quyết có hiệu quả từng vụ tranh chấp. Song trên thực tế khía cạnh này chưa được chú
trọng, xem xét.
1.2.4.3. Nguyên nhân hạn chế:
- Việc đo đạc đất đai của các cơ quan có thẩm quyền khi lập bản đồ địa chính
trong các từng thời kỳ thiếu chính xác cũng gây khó khăn cho cơ quan giải quyết.
- Năng lực, trình độ nghiệp vụ của một số công chức phụ trách công tác giải
quyết đơn thư các cấp còn yếu, đặc biệt là ở cấp xã do không ổn định về tổ chức, vận
dụng trong thực tế còn máy móc chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, chống
phiền hà nên dẫn đến một số vụ việc để kéo dài, kết quả giải quyết TCĐĐ còn hạn chế.
Công chức phụ trách giải quyết TCĐĐ là những người được đào tạo không
chuyên về pháp luật và còn thiếu kinh nghiệm. Trong khi quyền hạn trong việc điều tra,
xác minh thu thập chứng cứ còn hạn hẹp. Vụ việc tranh chấp loại đất chưa có giấy chứng
nhận thường rất phức tạp, chính vì vậy công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đạt hiệu
quả chưa cao.
- Việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất của một số tổ
chức và công dân còn kém, nhiều vụ việc lấn chiếm đất công, xây dựng nhà không phép,
tranh chấp quyền sử dụng đất không được chính quyền cơ sở ngăn chặn kịp thời là
nguyên nhân dẫn đến khó khăn khi giải quyết. Một số vụ việc khiếu nại về đất đai có hồ
sơ liên quan đến nhiều thời kỳ lịch sử nên không được đầy đủ, không được theo dõi và
cập nhật dẫn đến thời gian giải quyết kéo dài, không được xử lý dứt điểm.
- Sự phối hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền các cấp trong thực thi
nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều trường hợp chưa đồng bộ, có biểu hiện
né tránh trách nhiệm dẫn đến các vụ vi phạm không được xử lý dứt điểm và kéo dài.


18


×