Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã trung thành, huyện vị xuyên, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN THU TRANG
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU MƠ HÌNH NI ONG LẤY MẬT TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở
XÃ TRUNG THÀNH, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: KTNN

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2014-2018


Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN THU TRANG
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU MƠ HÌNH NI ONG LẤY MẬT TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở
XÃ TRUNG THÀNH, HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: KTNN

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học


: 2014-2018

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Đỗ Trung Hiếu
Cán bộ hướng dẫn

: Khổng Minh Tuấn

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp này là do chính tơi thực hiện,
các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong khóa luận này là trung thực,
khách quan và xác thực.
Thái nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thu Trang


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài tại xã Trung Thành,
huyện Vị Xun tơi đã hồn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có
được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tơi ln nhận được sự giúp
đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới:
Thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn,

Trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong bộ
môn Kinh Tế Nông Nghiệp, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức bổ ích trong suốt 4 năm qua và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện khóa luận này.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất đến giảng viên
Th.S Đỗ Trung Hiếu, người đã giành rất nhiều thời gian, tâm huyết và tận
tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn các anh chị trong UBND xã Trung
Thành đã cung cấp và tạo điều kiện cho tôi thu thập những số liệu cần thiết
và tận tình giúp đỡ tơi trong q trình tơi nghiên cứu tại địa bàn xã.
Cuối cùng con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị bạn
bè và những người thân đã động viên tinh thần cũng như vật chất trong thời
gian con thực hiện đề tài.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, vì vậy khố luận của tơi
khơng thể tránh khỏi những sai sót rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy
cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bài khố luận được hồn
thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả mọi người!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thu Trang


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.Tình hình sử dụng đất đai của xã Trung Thành qua 3 năm 20152017............................................................................................... 23
Bảng 3.2: Tình hình ni ong của xã Trung Thành năm 2015-2017.............. 32
Bảng 3.3. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra ............................................... 33
Bảng 3.4.Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2017 ............................ 36

Bảng 3.5. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra 2017 ....................... 38
Bảng 3.6. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của 40 hộ nuôi ong qua số liệu
điều tra 2017 ................................................................................. 39
Bảng 3.7. Lịch cho thức ăn bổ sung ................................................................ 42
Bảng 3.8. Công lao động trong các khâu nuôi ong của các hộ điều tra .......... 44
Bảng 3.9: Chi phí sản xuất của hộ ni ong năm 2017 (bình qn hộ).......... 48
Bảng 3.10. Hiệu quả nuôi ong lấy mật của các hộ điều tra năm 2017 ( bình
quân hộ ) ....................................................................................... 52
Bảng 3.11. Lợi nhuận từ hoạt động nuôi ong lấy mật của các hộ điều tra ( bình
quân hộ) ........................................................................................ 53
Bảng 3.12.Thu nhập từ sản phẩm phụ của nuôi ong lấy mật của các hộ điều
tra (bình quân hộ) .......................................................................... 56
Bảng 3.13. Tổng lợi ích kinh tế từ ni ong lấy mật của các hộ điều tra (bình
quân hộ) ........................................................................................ 56


iv
DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của xã Trung Thành giai đoạn 2015-2017 ........ 24
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra ........................................... 35
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu công lao động cho hoạt động nuôi ong .......................... 47
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ ni ong năm 2017 ................... 50


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BQ

: Bình quân


BQGT

: Bình quân giá trị

BQSL

: Bình quân số lượng

CC

: Cơ cấu

CK

: Cuối kỳ

CN-TTCN

: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

CP

: Chi phí

DT

: Diện tích

ĐK


: Đầu kỳ

ĐVT

: Đơn vị tính



: Giảm đàn

GT

: Giá trị



: Lao động

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NH

: Ngân hàng

PRPD

: Dự án nông thôn giảm nghèo bền vững


RDSC

: Dự án nông thôn giảm nghèo

SL

: Số lượng

TCN

: Trước công nguyên



: Tăng đàn

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

THSD

: Thời hạn sử dụng

Tr.đ

: Triệu đồng

UBND


: Ủy ban nhân dân

UBSP

: Ngân hàng chính sách xã hội


vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỒ ......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .......................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1
1.2. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 3
1.3. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 3
1.4.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 3
1.4.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 3
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 4
Phần 2. TỔNG QUAN .................................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 5
2.1.1. Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế ..................................................... 5
2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế ................................................................. 9
2.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế.......................................... 10
2.2. Một số vấn đề về nuôi ong lấy mật .......................................................... 11
2.2.1. Đặc điểm sinh học của loài ong ............................................................ 11

2.2.2. Giá trị của mật ong ................................................................................ 13
2.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 14
2.3.1. Tình hình ni ong lấy mật trên thế giới .............................................. 14
2.3.2. Tình hình ni ong lấy mật tại Việt Nam ............................................. 16
2.3.3. Tình hình ni ong lấy mật trên địa bàn tỉnh Hà Giang ....................... 18


vii
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP................................................................... 19
3. Hiệu quả kinh tế của mơ hình ni ong lấy mật tại các hộ gia đình trên địa
bàn xã Trung Thành………………………………………… 21
3.1. Khái quát về địa bàn xã ......................................................................... 19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 19
3.1.2. Khí hậu, thủy văn, tài nguyên .............................................................. 20
3.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 21

3.2.1. Tình hình dân số và lao động xã Trung Thành ..................................... 21
3.2.2. Tình hình sử dụng đất đai...................................................................... 22
3.2.3. Tình hình phát triển kinh tế ................................................................... 24
3.3. Đánh giá chung về khả năng phát triển ................................................. 24
3.3.1. Đánh giá thực trạng ............................................................................... 25
3.3.2. Khó khăn và hạn chế ............................................................................. 27
3.4. Tình hình ni ong lấy mật trên địa bàn xã Trung Thành ..................... 28
3.4.1. Nguồn lực,vật tư kỹ thuật,vốn để phát triển mơ hình ........................... 28
3.4.2. Quy mơ của mơ hình nuôi ong tại các hộ ............................................. 30
3.5. Năng lực sản xuất của các hộ ................................................................ 32
3.5.1. Tình hình sử dụng lao động của các hộ ................................................ 36
3.5.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ.................................................... 38

3.5.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất ........................................................ 39
3.6. Hiệu quả của mơ hình ni ong lấy mật tại các hộ gia đình đạt
được...……………………………………………………………………45
3.6.1. Chi phí sản xuất của các hộ ................................................................... 43
3.6.2. Những khó khăn cịn tồn tại trong mơ hình ......................................... 51
3.6.3. Hiệu quả của mơ hình ni ong lấy mật từ các hộ................................ 51
3.7. Tiêu thụ sản phẩm mật ong của các hộ nơng dân ................................... 55
3.8. Lợi ích từ những sản phẩm phụ của nuôi ong lấy mật đối với kinh tế hộ
nông dân .......................................................................................................... 55


viii
3.9. Những khó khăn, thách thức đối với việc ni ong lấy mật tại địa bàn xã
Trung Thành .................................................................................................... 57
3.9.1. Khó khăn ............................................................................................... 58
3.9.2. Thách thức ............................................................................................. 58
3.10. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 59
3.11. Giải pháp nâng cao hiệu quả của mơ hình ni ong lấy mật tại các hộ
gia đình trên địa bàn xã Trung Thành…………………………………….....66
3.11.1. Định hướng phát triển……………………………………………….66
3.11.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả mơ hình ni ong lấy mật tại các hộ gia
đình………………………………………………………………………….67
1. Giải pháp sản xuất………………………………………………………..67
2. Giải pháp tiêu thụ………………………………………………………...68
3. Giải pháp tập huấn kỹ thuật………………………………………………70
4. Giải pháp khoa học công nghệ…………………………………………...71
5. Giải pháp khác……………………………………………………………73
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 65
4.1. Kết luận .................................................................................................... 65
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 69


1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.
Theo đánh giá của mảng an ninh lương thực và giảm nghèo (Cifpen),
nuôi ong lấy mật là một trong những mơ hình sản xuất bền vững quy mơ nơng
hộ, góp phần tăng thu nhập cho nơng dân, nhất là ở khu vực miền núi. Và
thực tế là đã có nhiều đơn vị hội làm vườn hướng dẫn nông dân, hội viên áp
dụng mơ hình, từ đó thốt nghèo và làm giàu hiệu quả nghề nuôi ong lấy mật
đã được hình thành và cho thấy hiệu quả gần hai mươi năm nay. Nuôi ong là
một nghề không cần nhiều vốn, nhiều lao động, hơn nữa cịn có thể tận dụng
thời gian rảnh để chăm sóc. Mật ong có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con
người, là nguồn thực phẩm cũng như thuốc chữa bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó,
ni ong cịn rất tốt cho ngành trồng trọt bởi vì ong lấy phấn hoa giúp cho cây
thụ phấn tốt hơn. Ở nhiều địa phương mơ hình làm vườn được thực hiện hiệu
quả kết hợp giữa trồng cây ăn quả và ni ong... Cụ thể ở Sơn La, tồn tỉnh có
hơn 1000 hội viên sống bằng nghề ni ong với khoảng 30.000 đàn ong, hay
ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với 19 hộ nuôi, quy mô 200 đàn, mỗi
năm cung cấp hơn 2500 lít mật trị giá khoảng 200- 250 triệu đồng, ở thị xã
Cao Bằng tỉnh Cao Bằng có khoảng 22 hội viên ni ong, bình qn mỗi
năm mỗi hội viên thu được lợi nhuận trên 40 triệu đồng và còn nhiều địa
phương khác như Nghệ An, Đăk Lăk và các tỉnh miền Đông Nam Bộ nhiều
địa phương khác…ảnh hưởng của gió Lào, mùa đơng thì khơ hanh, độ ẩm
thấp gây khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp đặc biệt là những vùng núi, gò
đồi. Tuy nhiên hơn mười năm trở lại đâyngười dân đã được tiếp cận với mơ
hình ni ong lấy mật, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giúp bà con thốt

nghèo. Mơ hình ni ong lấy mật được xem là mơ hình xóa đói giảm nghèo


2
hiệu quả cho người dân địa phương. Huyện vùng núi như núi phía Tây huyện
Quảng Ninh, Lệ Thủy đã hình thànhcác hiệp hội và câu lạc bộ những người
nuôi ong như Hiệp hội ni ong Minh Hóa, Tun Hóa, câu lạc bộ nuôi ong
xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, câu lạc bộ ni ong
xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang… Nhất là huyện Minh
Hóa đã xây dựng được thương hiệu mật ong của vùng rừng núi phía
Tây tỉnh Quảng Bình. Sự ra đời và hoạt động của các hiệp hội, câu lạc bộ góp
phần xây dựng nền kinh tế bền vững, có định hướng, có đầu tư và ổn định đầu
ra cho người dân, cùng trao đổi kinh nghiệm và học hỏi kiến thức lẫn
nhau.Việc này đã góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, nâng cao đời sống
của người dân.
Trung Thành là xã vùng thấp của huyện Vị Xuyên cách trung tâm
huyện 12 km về phía Đơng Nam. Có vị trí địa lý phía Bắc giáp xã Ngọc Linh,
phía Nam giáp xã Đồng Tâm huyện Bắc Quang, phía Đơng giáp xã Bạch
Ngọc, phía Tây giáp thị trấn nông trường Việt Lâm và xã Việt Lâm, ngăn
cách bởi Sông Lô chạy dọc theo chiều dài của xã. Là một xã liền kề với thị
trấn Nơng Trường Việt Lâm, có khoảng cách gần với thị trấn Vị Xuyên và
thành phố Hà Giang, Trung Thành có vị trí địa lý thuận lợi và lợi thế phát
triển toàn diện nền kinh tế - xã hội đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp,
cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, cây lâu năm và cây lâm nghiệp…bên
cạnh đó hoạt động chăn ni cũng được chú trọng hơn, chủ yếu là ni trâu,
bị, lợn. Đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, hoạt động
kinh tế còn hạn chế. Tuy nhiên từ mấy năm gần đây, mơ hình ni ong lấy
mật tại các hộ gia đình được triển khai trên địa bàn xã, một số hộ tham gia
thực hiện và cho thấy hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho
bà con nơng dân, có thể tận dụng diện tích đất vườn nhà và lao động nhàn

rỗi...Từ đó đến nay, các hộ gia đình tiếp tục duy trì, phát triển và nhân rộng


3
mơ hình ra nhiều hộ ni hơn. Nhưng vấn đề trong việc ni ong vẫn cịn
khơng ít khó khăn, năng suất chưa cao, đầu tư ít và đầu ra khơng ổn định. Một
số hộ cịn ni theo phong trào, chưa có sự quan tâm đúng mức cho nên hiệu
quả thấp. Hoạt động nuôi ong chưa thực sự phát triển với thế mạnh hiện có
của địa phương. Vì vậy, để tìm hiểu sự phát triển kinh tế của các hộ nuôi ong
tại địa phương, cũng như xác định những khó khăn để đưa ra định hướng phát
triển mơ hình hơn nữa, tơi đã chọn đề tài “Tìm hiểu mơ hình ni ong lấy
mật tại các hộ gia đình ở xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang” làm khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu đầu tiên phải nói đến đó là nhằm phát triển kinh tế của các
hộ gia đình nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người thất nghiệp,
đánh giá được sự phát triển kinh tế mà mơ hình mang lai, từ đó đưa ra
các giải pháp, định hướng nhân rộng mơ hình, bài học kinh nghiệm và
phát triển mơ hình.
1.3. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu trên cần có những mục tiêu cụ thể như:
1. Đánh giá được thực trạng hoạt động ni ong lấy mật tại các hộ gia
đình tại địa bàn xã.
2. Vấn đề về tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
3. Nguyên nhân và giải pháp phát triển mơ hình.
1.4. Nội dung và phương pháp thực hiện.
1.4.1. Nội dung thực tập
“ Tìm hiểu mơ hình ni ong lấy mật tại các hộ gia đình ở xã Trung
Thành, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”
1.4.2. Phương pháp thực hiện.

Các phương pháp được sử dụng:


4
- Phương pháp thống kê mô tả: Các thông tin và số liệu được cụ thể hóa
thành bảng biểu, phân tích các bảng biểu.
- Phương pháp phân tổ thống kê: Phân ra các nhóm để tính tốn sự ảnh
hưởng của quy mơ đến hiệu quả kinh tế của mơ hình và so sánh giữa các
nhóm trong cùng một nhân tố.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Để tìm hiểu đề tài cần tiến
hành thu thập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các cán bộ khuyến
nông….
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 15 tháng 01 năm 2018 đến ngày 30 tháng 05 năm 2018.
- Địa điểm: UBND xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.


5
Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận.
2.1.1. Một số khái niệm về hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất có liên quan trực
tiếp đến nền sản xuất, hiệu quả kinh tế hàng hóa và tất cả các phạm trù và các
quy luật kinh tế khác. Hiệu quả kinh tế được hiểu là một mối tương quan so
sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một phương án hay,
một giải pháp kỹ thuật tốt hay là một phương án tốt giữa kết quả sẽ mang lại
và chi phí đầu tư.
Hiệu quả kinh tế luôn quan tâm các yếu tố tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh. Nội dung xác định hiệu quả kinh tế bao gồm:

- Xác định các yếu tố đầu ra (mục tiêu đạt được): Trước tiên hiệu quả
kinh tế là các mục tiêu đạt được của từng doanh nghiệp, từng cơ sở sản xuất
phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất
ra phải trao đổi được trên thị trường, các kết quả đạt được có thể là khối lượng
sản phẩm, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận …
- Xác định các yếu tố đầu vào: Đó là chi phí trung gian, chi phí sản
xuất, chi phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tư và đất đai ... Hiệu quả
kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến
khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt một trong
hai yếu tố trên mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu
quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu trên thì khi
đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.[3]


6
- Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn
vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất nông nghiệp trong
những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp.
Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình
hình sử dụng các nguồn lực cụ thể. Hiệu quả kỹ thuật này thường được phản
ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn
lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của
việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu
vào với nhau và giữa các sản phẩm kho nông dân ra quyết định sản xuất.
Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua
mối quan hệ giữa đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra
quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ
thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của sản
xuất cũng như mơi trường xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp

dụng.[3]
- Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, hiệu quả trong các yếu tố sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản xuất thu thêm trên một
đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ
là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu
ra. Vì thế nó cịn được gọi hiệu quả giá (Price efficiency). Việc xác định hiệu
quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi
nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên
của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.[3]
Để hiểu rõ thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh những sai lầm
như đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, đồng nhất giữa hiệu quả kinh
tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế, hoặc quan niệm cũ về hiệu quả
kinh tế đã lạc hậu không phù hợp hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường.[4]


7
- Thứ nhất. Kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái niệm hoàn
toàn khác nhau. Hiệu quả kinh tế là phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan
giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Còn kết quả kinh tế chỉ là một yếu tố
trong việc xác định hiệu quả mà thôi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng
tổ chức cũng như của nền kinh tế quốc dân mang lại kết quả là tạo ra khối
lượng sản phẩm hàng hóa, giá trị sản lượng hàng hóa, doanh thu bán hàng.
Nhưng kết quả này chưa nói lên được nó tạo ra bằng cách nào? Bằng phương
tiện gì? Chi phí bao nhiêu? Như vậy nó khơng phản ánh được trình độ sản
xuất của tổ chức sản xuất hoặc trình độ của nền kinh tế quốc dân. Kết quả của
quá trình sản xuất phải đặt trong mối quan hệ so sánh với chi phí và nguồn lực
khác. Với nguồn lực có hạn, phải tạo ra kết quả sản xuất cao và nhiều sản
phẩm hàng hóa cho xã hội. Chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong
nền kinh tế quốc dân mà theo Mác thì đây là cơ sở để phân biệt trình độ văn
minh của nền sản xuất này so với nền sản xuất khác.[4]

- Thứ hai. Cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo
lường hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trừu tượng vừa là
phạm trù cụ thể. [4]
- Là phạm trù trừu trượng vì nó phản ánh trình độ năng lực sản xuất
kinh doanh của tổ chức sản xuất hoặc nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu
thành của nó là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc
trưng gắn liền với quan hệ sản xuất của xã hội. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh
hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp từng quốc
gia và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc. Với nghĩa
này thì hiệu quả kinh tế phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất,
của nền sản xuất xã hội. Tính trừu tượng của phạm trù hiệu quả kinh tế thể
hiện trình độ sản xuất, trình độ quản lý kinh doanh, trình độ sử dụng các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất để đạt được kết quả đầu ra cao. Là phạm trù


8
cụ thể vì nó có thể đo lường được thơng qua mối quan hệ bằng lượng giữa kết
quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Đương nhiên, khơng thể có một chỉ tiêu tổng
hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các khía cạnh khác nhau của hiệu quả
kinh tế. Thơng qua các chỉ tiêu thống kê, kế tốn có thể xác định được hệ
thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh
nào đó của hiệu quả kinh tế trên phạm vi mà nó được tính tốn. Hệ thống chỉ
tiêu này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các
chỉ tiêu phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất kinh doanh. Như
vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp
của một quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm hai mặt định tính và định
lượng. Cịn các chỉ tiêu hiệu quả chỉ phản ánh từng mặt các quan hệ định
lượng của hiệu quả kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế được hiểu là nâng
cao các chỉ tiêu đo lường và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo
hướng tích cực. Như vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế của việc thực hiện các

hoạt động kinh tế xã hội về mặt lượng là biểu hiện kết quả thu được và chi phí
bỏ ra, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi
phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.
Cịn về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh nỗ lực của
từng khâu, mỗi cấp trong hệ thống sản xuất phản ánh trình độ năng lực quản
lý sản xuất kinh doanh. Sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục
tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính
và định lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế, nó có quan hệ mật thiết
với nhau.[4]
- Thứ ba. Phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt
động kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trước
đây khi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp thì hoạt động của các tổ chức
sản xuất kinh doanh được đánh giá bằng mức độ hoàn thành các chỉ tiêu pháp


9
lệnh do nhà nước giao như: Giá trị sản lượng hàng hóa, khối lượng sản phẩm
chủ yếu, doanh thu bán hàng, nộp ngân sách. Thực chất đây là các chỉ tiêu kết
quả không thể hiện được mối quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra. Mặt khác,
giá cả trong giai đoạn này mang tính bao cấp nặng nề do nhà nước áp đặt nên
việc tính tốn hệ thống các chỉ tiêu kinh tế mang tính hình thức khơng phản ánh
được trình độ thực về quản lý sản xuất của tổ chức sản xuất kinh doanh nói riêng
và của cả nền sản xuất xã hội nói chung. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường,
nhà nước thực hiện chức năng quản lý bằng các chính sách vĩ mơ thơng qua
cơng cụ là hệ thống luật pháp hành chính, luật kinh tế, luật doanh nghiệp, nhằm
đạt được mục tiêu chung của toàn xã hội. Các chủ thể sản xuất kinh doanh hàng
hóa dịch vụ đều là các đơn vị pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Mục
tiêu của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế không những nhằm thu được
lợi nhuận tối đa mà còn phải phù hợp với những yêu cầu của xã hội theo những
chuẩn mực mà Đảng và Nhà nước quy định gắn liền với lợi ích của người sản

xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội.[4]
Từ những phân tích trên cho thấy hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh
trình độ năng lực quản lý điều hành của các tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm
đạt được kết quả cao về những mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất.
2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là sản xuất ra một lượng của cải, vật chất
nhiều nhất với một lượng chi phí lao động xã hội nhỏ nhất nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục
đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu
cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.Làm rõ bản chất
của hiệu quả cần phân định sự khác nhau và mối liên hệ giữa "kết quả" và
"hiệu quả". Kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của
con người, được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào


10
những trường hợp cụ thể xác định. Do tính mâu thuẫn giữa sự khan hiếm về
tài nguyên với nhu cầu tăng lên của con người mà người ta xem xét kết quả
đó được tạo ra như thế nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đưa lại kết quả có
lợi hay khơng?. Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất không
chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng của
công tác hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất
lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá hiệu quả. Trên
phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động
xã hội. Vì vậy, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của xã hội và được
xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với
lượng hao phí lao động xã hội, còn tiêu chuẩn của hiệu quả là sự tối đa hóa
kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện nguồn tài nguyên hữu hạn.
2.1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
Bất kỳ một quốc gia nào, một ngành kinh tế nào hay một đơn vị sản

xuất kinh doanh đều mong muốn rằng với nguồn lực có hạn thì làm sao để tạo
ra lượng sản phẩm lớn nhất và chất lượng cao nhất nhưng với chi phí thấp
nhất. Vì vậy, tất cả các hoạt động sản xuất đều được tính tốn kỹ lưỡng để
đạt hiệu quả tốt nhất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là cơ hội để tăng lợi nhuận,
từ đó các nhà sản xuất tích lũy vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng,
đổi mới công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường... Đồng thời
không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động. Đây chính là cái gốc để
giải quyết mọi vấn đề. Nâng cao hiệu quả kinh tế là tất yếu của sự phát triển
xã hội. Tuy nhiên, ở các vị trí khác nhau có những quan tâm khác nhau. Đối
với người sản xuất, tăng hiệu quả chính là giúp họ tăng lợi nhuận. Ngược lại,
người tiêu dùng muốn tăng hiệu quả chính là họ được sử dụng hàng hóa với
giá thành ngày càng hạ và chất lượng ngày càng tốt hơn. Khi xã hội càng phát
triển, công nghệ ngày càng cao, việc nâng cao hiệu quả sẽ gặp nhiều thuận
lợi. Nâng cao hiệu quả sẽ làm cho cả xã hội có lợi hơn, lợi ích của người sản


11
xuất và người tiêu dùng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, việc nâng cao
hiệu quả kinh tế phải đặt trong mối quan hệ bền vững giữa hiệu quả kinh tế
với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường trước mắt và lâu dài.
2.2. Một số đặc điểm về ong.
2.2.1. Đặc điểm sinh học của loài ong.
Ong là loại cơn trùng thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) gồm khoảng
100.000 lồi phân bố khắp nơi trên thế giới. Trong bộ cánh màng này có
khoảng 20.000 lồi ong trong đó có ong mật. Phần lớn các nhà khoa học đều
cho rằng tất cả các loại ong mật đều thuộc giống ong mật Apis. Có 4 lồi ong
mật phân bố rộng rãi nhất là: A.dorsata (ong khổng lồ, ong khoái, ong gác
kèo); A.florea (ong nhỏ xíu, ong ruồi); A.mellifera (ong Châu Âu, ong ngoại);
A.cerana (ong châu Á, ong nội). Trong đó có 2 loài là A.dorsata và A.florea là
loài dã sinh, chưa được con người thuần hoá, mới dừng ở việc khai thác tự

nhiên. Ở Việt Nam, có 2 lồi A.mellifera và A.cerana được nuôi phổ biến và
cho năng suất mật cao. Năng suất mật/đàn/năm của ong nội và ong ngoại
tương ứng là 16,25 kg và 42,15 kg.
a) Cấu trúc đàn ong.
Ong mật có đặc tính sống thành xã hội, đàn ong là một đơn vị sinh học
hồn chỉnh gồm 3 loại hình ong: Ong chúa, ong đực và ong thợ. Mỗi loại hình có
một vị trí sinh học nhất định trong đàn, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
* Ong chúa: Là ong cái duy nhất có cơ quan sinh dục phát triển hoàn
chỉnh để giao phối với ong đực. Nhiệm vụ chủ yếu của ong chúa là đẻ trứng
(trung bình 400 trứng/ngày đêm) và tiết chất chúa (Feromon) để điều hồ hoạt
động của đàn ong. Tuổi thọ trung bình của ong chúa là 2 - 3 năm nhưng sức
đẻ trứng của ong chúa chỉ cao nhất trong năm đầu tiên (khoảng 6 - 9 tháng
đầu). Khi già, khả năng đẻ trứng của ong chúa giảm dần, lượng pheromon
sản sinh ít và đẻ nhiều trứng khơng thụ tinh. Khi đó, đàn ong có thể sẽ tạo
chúa để thay thế chúa già hoặc thay thế đàn.


12
* Ong đực: Được sinh ra từ trứng không thụ tinh, nhiệm vụ duy nhất
của ong đực là giao phối với ong chúa. Ong đực có cơ quan sinh dục rất phát
triển, thể lực tốt, cánh to khỏe và khứu giác nhạy cảm với chất chúa do ong
chúa tiết ra khi bay đi giao phối. Số lượng ong đực trong một đàn do ong thợ
khống chế, khi nhiều, khi ít tuỳ thuộc vào từng thời vụ trong năm (khoảng
vài trăm đến 2000 con). Khi đàn ong có nhiều ong đực, ong thợ hạn chế ong
đực phát triển bằng cách không nuôi ấu trùng ong đực và không cho ong đực
trưởng thành ăn. Tuy ong đực khơng đóng góp gì vào các hoạt động xã hội
của đàn ong như nuôi ấu trùng, sản xuất mật, mà chúng còn tiêu thụ một số
thức ăn và sự có mặt của chúng làm nâng cao nhiệt độ trong tổ. Song, bằng
pheromon của chúng hoặc bằng cách nào đó, sự có mặt của chúng có tác
dụng làm cho đàn ong ổn định và "thuận hoà".[1]

* Ong thợ: Cũng là ong cái nhưng không phát dục hoàn chỉnh mà phát
triển các cơ quan phù hợp với chức năng của ong thợ. Các nhiệm vụ chính của
ong thợ là vệ sinh tổ, vít nắp lỗ tổ, ni ấu trùng, chăm sóc ni dưỡng ong chúa,
tiết sáp, xây cầu và kiếm mật. Tuy nhiên, nhiệm vụ chủ yếu của ong thợ là hút
mật hoa và chế biến mật hoa thành mật ong. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sau
khi ong thợ hút mật hoa và mật ngoài hoa (mật lá) về, tuyến hạ hầu của chúng
tiết ra enzim Invectaza và Gluco- oxydaza để chuyển hoá đường saccaroza thành
đường glucoza, chế biến thành mật ong, dự trữ lại trong các lỗ tổ và dự trữ tới
mức dư thừa nhu cầu trong tương lai của đàn ong. Nhờ đó, người ni ong khai
thác mật ong và đây chính là giá trị kinh tế của nghề ni ong.
b) Cấu tạo ngồi của ong mật.
Cơ thể ong mật chia làm 3 phần:
- Đầu: Gồm các cơ quan cảm giác, thần kinh, 2 mắt kép và 3 mắt đơn,
râu đầu và phần phụ miệng. Phần phụ miệng kiểu gặm hút gồm: môi trên,
hàm trên, môi dưới và hàm dưới.


13
- Ngực: Gồm 3 đốt: Trước, sau, giữa. Hai đôi cánh được dính vào đốt
ngực giữa và sau. Ba đơi chân được dính vào 3 đốt ngực ở giữa tấm ngực và
tấm bên. Ở các chân trước có bộ phận để làm sạch đầu, mắt kép và lông cơ
thể. Chân sau cịn có "giỏ đựng phấn".
- Bụng: Bụng ong thợ và bụng ong chúa có 6 đốt, ở 4 đốt cuối của ong
thợ có các gương sáp, cuối bụng ong thợ và ong chúa có ngịi đốt
2.2.2. Giá trị của mật ong.
Mật ong đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm TCN, từ nền văn
minh Sumer (4000 năm TCN), nền văn minh Ai Cập cổ đại ( 900-1230
TCN)... cho đến tận ngày nay. Dễ nhận thấy ngay rằng, mật ong là một món
ăn tự nhiên rất thơm ngon và bổ dưỡng. Người châu Âu ăn bánh mì có phết
bơ với mật ong thay cho mứt. Người Việt Nam lại có tục lệ ăn bánh tro với

mật ong vào ngày 5-5 âm lịch. Mật ong có trong bánh 'Pain d'épice' của người
Pháp, bánh Bí Đỏ. Mật ong trong lễ Halloween của người Mỹ...
Mật ong còn được xem là bài thuốc cổ truyền nhất. Từ xa xưa, con
người đã sử dụng mật ong làm phương thuốc bồi bổ cơ thể, tăng cường thể
lực. Thành phần mật ong chứa đường hấp thu nhanh (glucose và fructose) nên
nhanh chóng tạo năng lượng cho cơ thể, chống mệt mỏi và suy nhược. Thêm
mật ong vào thức ăn hoặc đồ uống hằng ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và trẻ
lâu. Mỗi buổi sáng, uống một ly nước nóng pha mật ong và chanh sẽ làm sạch
cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh. Trước khi luyện tập thể thao, dùng một muỗng
cafe mật ong để cung cấp năng lượng, tăng cường hoạt động thể lực, duy trì
sức bền bỉ và dẻo dai. Mật ong có thể dùng cho mọi lứa tuổi, đặc biệt tốt cho
trẻ em bị suy dinh dưỡng và người già muốn kéo dài tuổi thọ.
Mật ong được sử dụng phổ biến còn nhờ có tính năng sát khuẩn tự
nhiên. Sử dụng mật ong để bảo quản thực phẩm giúp giữ nguyên được mùi vị
đặc trưng trong một thời gian dài (khoảng vài năm). Trong y dược, mật ong


14
được dùng để sát khuẩn các vết chầy xước trên da, hỗ trợ tích cực điều trị các
nhiễm khuẩn tại hầu họng. Mật ong còn được phối hợp trong các bài thuốc
đông y vừa làm chất bảo quản tự nhiên, vừa phát huy tác dụng dược lý riêng.
Y dược học ngày càng khẳng định vai trò làm lành vết loét của mật
ong. Theo quan điểm tây y, thành phần mật ong có chứa Albumin và acid
Panthotenic tham gia vào cấu tạo và hình thành tế bào mới, do vậy có khả
năng phục hồi nhanh các tổn thương như đau rát niêm mạc hầu họng do ho
kéo dài, thậm chí là các tổn thương khó trị như loét niêm mạc dạ dày - tá
tràng... Đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn về ứng dụng của mật ong trong
đời sống và y dược học, tìm cách phối hợp mật ong trong các bài thuốc chữa
bệnh đang ngày càng được quan tâm.
Mật ong đã được phối hợp trong thuốc điều trị viêm loét dạ dày, tá

tràng. Đặc biệt hơn, mật ong còn được phối hợp trong các thuốc ho đông
dược để tăng hiệu quả điều trị ho mãn tính (như thuốc ho Bảo Thanh của
Công ty TNHH Dược phẩm Nata - Hoa Linh). Với sự góp mặt trong thành
phần thuốc ho, mật ong vừa làm chất bảo quản tự nhiên, vừa phát huy tính
năng sát khuẩn, hỗ trợ điều trị các nhiễm khuẩn tại hầu họng (viêm họng).
Mật ong còn làm dịu các đau rát, giúp mau lành các tổn thương niêm mạc do
ho kéo dài gây ra. Với tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, mật ong
còn giúp bệnh phục hồi nhanh chóng.
=> Mật ong quả là hữu ích và có vai trị rất quan trọng đối với sức khỏe
và đời sống con người.
2.3. Cơ sở thực tiễn.
2.3.1. Tình hình ni ong lấy mật trên thế giới.
Từ xa xưa con người đã biết săn ong lấy mật để thu được các sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của họ và tập quán săn bắt ong rừng vẫn cịn
duy trì đến ngày nay, việc khai thác mật ong được tiến hành dưới nhiều hình


15
thức khác nhau. Robert Knox (1681) tại Sri Lanca đã mô tả việc lấy mật ong
như sau: Người ta dùng mồm thổi hơi vào tổ ong để ong bay ra, rồi dùng tay
gỡ lấy bánh tổ, đựng vào bình hoặc vào chậu,... Đến nay, tập quán săn ong
vẫn còn tồn tại ở một số nước Châu Âu như: Hungari, Rumani. Ở Nepal, cứ 2
năm một lần, hàng đoàn người lại tụ tập dưới chân dãy núi Hymalia thuộc
miền trung Nepal, nơi cư ngụ của loài ong mật lớn nhất thế giới Apis
laboriaso. Đầu tiên, người ta đốt lửa dưới chân vách đá để tạo khói, xua lũ
ong ra khỏi tổ. Sau đó, từ trên cao, thợ săn ong bám lấy thang dây và liên tục di
chuyển đồ nghề cần thiết lên xuống theo yêu cầu, người thợ chính vừa phải
chiến đấu với lũ ong, vừa nhanh chóng cắt lấy những tảng mật ra khỏi tổ.[2]
Từ việc quan sát và khai thác mật ong tự nhiên, con người dần biết sự dụng đõ
để nuôi ong, việc sử dụng đõ đã bắt đầu cách đây 4500 năm. Những tư liệu sớm

nhất ghi chép về nuôi ong trong đõ được ra đời khoảng 1500 năm Trước Cơng
Ngun, đó là một phần của bộ luật Hittite ghi trên những phiến đá sét, tìm thấy
ở cao nguyên Anatoly không cây cối, cách Ai Cập 100km về phía Bắc. Ong
Apismellifera được ni trong các đõ bằng đất nung, bằng gỗ, đất bùn, sành,...
Những đõ ong ra đời sớm nhất vào khoảng những năm 2.450 Trước Công
Nguyên được thể hiện trong cảnh lấy mật ong, một phần của một bức hội họa tại
một ngôi đền thờ mặt trời Ai Cập, gần vùng hạ lưu sơng Nil. Có 4 bức tranh
tương tự đã được phát hiện, mô tả mật ong được cất trong những bình chứa,
những trại ong cổ truyền có hàng trăm đõ ong với cảnh lấy mật y như ngày nay
còn phổ biến ở Ai Cập. Và kiểu đõ hình trụ đặt nằm ngang cổ truyền ngày nay
vẫn được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới: Ở Châu Phi, Nam Hy Lạp các đảo
vùng Địa Trung Hải, từ miền Nam Balkan đến Tiểu Á, từ Ấn Độ đến Kasmia,
một phần Afghanistan, Nam Thái Lan, Bali - Indonesia.
Lịch sử nuôi ong Apis cerana ở Châu Á cũng lâu đời như lịch sử nuôi
ong Apis mellifera ở Châu Âu, như Trung Quốc là hơn 3000 năm, Ấn Độ


×