Tải bản đầy đủ (.docx) (171 trang)

Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.38 KB, 171 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.

Xã hội học là một ngành khoa học nghiên cứu về các vấn đề xã hội, sự
vận động và phát triển của xã hội, những mối quan hệ tương tác trong xã hội.
Nó đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của khoa học xã hội và góp phần
thúc đẩy xã hội phát triển. Trong nghiên cứu xã hội học thì sự đóng góp của
các lý thuyết xã hội là đặc biệt quan trọng. xuất phát từ tư tưởng của các nhà
triết học, nhà xã hội học lớn về đời sống xã hội. Có nhiều lý thuyết ra đời và
có đóng góp lớn cho quá trình nghiên cứu xã hội học trong đó phải kể đến
như: lý thuyết xung đột, thuyết lựa chọn hợp lý, thuyết hành động xã hội,
thuyết tương tác biểu tượng.
Hiện nay, xã hội học có sáu trường phái lý thuyết: thuyết hành vi,
thuyết hành động, thuyết lịch sử, thuyết hệ thống, thuyết tương tác, thuyết
chức năng. Phương pháp luận cho các nghiên cứu xã hội học của chúng ta là:
xã hội là một sự vật, một cấu trúc có hệ thống, các bộ phận cấu thành hệ
thống này có mối quan hệ với nhau; xã hội ln vận động, phát triển và chúng
ta có thể định lượng được các hiện tượng và quá trình xã hội.
Nhu cầu của cơng chúng khơng chỉ có mối liên quan với thuộc tính cá
nhân như tính cách, sở thích, mà cịn bị chi phối bởi môi trường hoặc nhân tố
điều kiện xã hội mà công chúng đang sống.
Chuyên gia truyền thông nổi tiếng của Mỹ Wilbur Schramm phát hiện
ra rằng, hành vi tiếp xúc với truyền hình của thanh, thiếu niên có mối liên hệ
mật thiết với mơi trường gia đình, nhà trường của đứa trẻ. Những đứa trẻ sống

2



trong hồn cảnh gia đình khơng thuận lợi ln có khuynh hướng thích xem
những chương trình nhiều bạo lực, đánh đấm, giàu tính kích thích, chủ yếu là
được “thỏa mãn” qua sự căng thẳng sau khi xem các tình tiết hoặc cảnh quay
mạo hiểm. Đối với những em có mối quan hệ hịa thuận với bạn bè, được
hưởng tình thân ấm áp từ gia đình lại thích xem những chương trình vui vẻ,
nhẹ nhàng, hài hước. Đặc biệt, trong quá trình tiếp nhận thơng tin qua các
phương tiện truyền thơng, các em thích liên tưởng tới việc làm thế nào để ứng
dụng chương trình đó vào các trị chơi với bạn bè. Thực tế cho thấy, nếu trẻ
phải sống trong gia đình bố mẹ q nghiêm khắc hoặc khơng cảm nhận được
hơi ấm của gia đình, bị bạn bè kỳ thị, cô lập… đều dẫn đến hiện tượng sự
“ham muốn” của trẻ khơng được thỏa mãn. Tình hình này khơng được cải
thiện trong cuộc sống hiện thực, trẻ sẽ “trốn vào” “thế giới ảo” để tìm kiếm sự
“thỏa mãn thay thế”, và các chương trình truyền hình hay các bộ phim hoạt
hình chính là đối tượng cung cấp cho trẻ một thế giới như thế.
Trong cơng trình nghiên cứu với tên gọi Cá nhân sử dụng truyền thông
đại chúng công bố năm 1969, nhà nghiên cứu truyền thông Elihu Katz và các
cộng sự của ông đã khái quát hành vi tiếp xúc với cơng chúng là một q trình
chuỗi nhân quả “nhân tố xã hội + nhân tố tâm lý → kỳ vọng truyền thông →
tiếp xúc truyền thông → nhu cầu được thỏa mãn”, đồng thời đưa ra mô hình
cơ bản của q trình “sử dụng và hài lịng”.
Truyền thơng chính là một lăng kính phản ánh và tác động xã hội rất đa
dạng và đầy sức mạnh. Vì thế nghiên cứu “Ảnh hưởng của các lý thuyết xã
hội hiện đại đối với truyền thông ở Việt Nam hiện nay” là một vấn đề rất
cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu.

Những nghiên cứu về truyền thơng hiện nay địi hỏi ngày càng nhiều
3



những nguồn lực trí tuệ sống động, phong phú hơn. Hiện nay có hai vấn đề
lớn liên quan đến cơ sở lý thuyết với các nghiên cứu truyền thông hiện đại.
Vấn đề đầu tiên nảy sinh khi ta phải trả lời những câu hỏi về lịch sử thuộc về
lĩnh vực này. Chúng ta có nên coi bước phát triển của truyền thơng hiện nay
(như tồn cầu hố, mạng internet, sự phát triển nhanh chóng của các mạng
truyền thơng…) đánh dấu sự mở đầu cho một giai đoạn mới nổi bật với những
hình thức quan hệ xã hội trung gian chưa từng có? Hay đó chỉ là những bước
phát triển đơn thuần tiếp nối theo trình tự phát triển của đời sống xã hội. Ngày
càng có nhiều tập hợp các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm giải thích theo
cách này hoặc cách khác. Tuy nhiên, trong hội nghị quốc tế về “ Sự thay đổi
của truyền thông và học thuyết xã hội” diễn ra tại đại học St Hugh, Oxford,
ngày 7-9 tháng 9 năm 2006 với hơn 200 người tham dự đã cho phần lớn cho
rằng những nghiên cứu truyền thông để lịch sử hoá hiện tại vẫn thiếu một
hướng nghiên cứu siêu lý thuyết – có nghĩa là những nghiên cứu đó chưa phát
triển được những tiền đề cơ sở về bản chất của truyền thông trong xã hội hiện
đại. (David Hesmondhalgh and Jason Toynbee, 2008). Hay nói theo cách
khác, các nghiên cứu đó đã thất bại khi xử lý quan hệ nguyên nhân xuất phát
từ ngay bên trong truyền thông và hướng đến truyền thông; hoặc các quy
chuẩn, nghĩa là những thay đổi trong đặc điểm của truyền thông/giao tiếp liệu
có ảnh hưởng đến cơng bằng xã hội, hoặc những viễn cảnh về một cuộc sống
tốt đẹp cho tất cả mọi người. Nếu như không giải quyết những vấn đề này một
cách hệ thống thì rất khó để đánh giá chất lượng và quy mô thay đổi truyền
thông cũng như hệ quả của những thay đổi đó.
Vấn đề thứ hai liên quan đến cơ sở lý thuyết với các nghiên cứu truyền
thông hiện đại là các nguồn lý thuyết truyền thông hiện đang rất hạn chế. Hiện
nay, lý thuyết truyền thông cơ bản được dẫn nhập từ lý thuyết xã hội. Các tạp
chí nghiên cứu truyền thơng xuất hiện tên các tác giả như Habermas,

4



Bourdieu, Foucault, Castells, Hall, Butler, Zizek, Laclau, Bauman, Beck,
Delueze, Williams và Giddens, những người được thừa nhận là các nhà lý
thuyết xã hội. Vấn đề nằm ở cách thức những lý thuyết đó có thể được vận
dụng trong lý thuyết và nghiên cứu truyền thơng. Thơng thường chỉ có một
khía cạnh duy nhất nào đó trong tồn bộ cơng trình nghiên cứu của những tác
giả trên được tiếp thu, nhưng những nhà lý thuyết bậc thầy sẽ vận dụng được
cả một nội dung thảo luận về lý thuyết xã hội học ở quy mơ rộng hơn. Do đó,
khái niệm về không gian công được nêu ra trong một phần nghiên cứu nhỏ
của Habermas viết vào cuối những năm 1950 vừa có thể được sử dụng hoặc bị
bỏ qua. Điều này cũng xảy ra tương tự với nhiều nhà lý thuyết khác. Ví dụ,
người ta sẽ chỉ tập trung đọc những dẫn chứng về khái niệm “ khả năng thể
hiện” của Judith Butler mà khơng tìm hiểu xem những khái niệm của bà được
phân tích như thế nào trong mối quan hệ với những nguyên tắc cơ bản có
trong nghiên cứu đó. Chính điều này đã dẫn đến những hạn chế nhất định, xảy
ra ngay cả khi các nghiên cứu truyền thông đã thu hút được một lực lượng
đông đảo các nhà lý thuyết. Như vậy, để phản ánh cách thức giải quyết những
vấn đề lớn trong nghiên cứu truyền thông, các nhà lý thuyết xã hội phải có
tầm nhìn xa hơn. Điều này không những đứng với Việt Nam mà cịn có ý
nghĩa với thế giới. Nó sẽ soi sáng cho việc nghiên cứu truyền thông hiện đại,
cho dù chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều để đạt được điều đó.
3. Mục đích.
3.1 . Mục đích

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm xác định cơ sở lý luận và thực
tiễn, nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của các lý thuyết xã hội hiện đại đối
với truyền thông Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp và bài
học kinh nghiệm đối với truyền thông Việt Nam trong bối cảnh xã hội tồn
cầu hóa.
3.2 . Nhiệm vụ


5


Xuất phát từ mục đích nghiên cứu ở trên, đề tài triển khai các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Xây dựng khung lý thuyết của đề tài bao gồm: những khái niệm cơng
cụ; bức tranh tồn cảnh về các lý thuyết xã hội hiện đại; vai trò và tác động
của các lý thuyết xã hội hiện đại đối với truyền thông trên thế giới và Việt
Nam hiện nay.
- Nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của các lý thuyết xã hội hiện đại
đối với truyền thông Việt Nam
- Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thơng trong bối cảnh tồn cầu hóa
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong bối cảnh tồn cầu hố, mọi ranh giới dường như đang dần bị xố
nhồ với sự phát triển của công nghệ, internet… Nghiên cứu truyền thơng
ngày càng cần những nguồn lực trí tuệ sống động và phong phú hơn. Tác giả
cũng khơng nằm ngồi mong muốn đó.
Đề tài này là nghiên cứu tổng hợp về các nghiên cứu về truyền thơng
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để tìm hiểu những bước thay đổi
quan trọng của truyền thông trong sự ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại.
Những nghiên cứu điển hình được lấy ra từ nhiều lĩnh vực đa dạng như truyền
hình thực tế đến báo chí chun nghiệp, từ viết blog đến kiểm soát bản quyền,
từ các mạng xã hội đến truyền thông bản xứ ở một số nước và Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, các luận điểm, đánh giá và bình giảng được trình
bày trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mac –

Lênin, trên tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về cơng
tác báo chí và truyền thơng.
Ngồi ra, tác giả có tham khảo nguồn tư liệu nước ngồi về các lý

6


thuyết xã hội hiện đại và quá trình nghiên cứu truyền thông thê giới hiện nay
để tạo cơ sở vững chắc cho các phân tích ở Việt Nam.
Khi tiếp cận các nguồn tư liệu, tác giả sử dụng trước hết các phương
pháp thu thập thông tin bao gồm các tác phẩm giáo khoa về lý thuyết xã hội
và tuyền thông hiện đại tiếng nước ngoài như tác phẩm của Habermas,
Deleuze, Bourdieu, Giddens, Mouffe Butler (lý thuyết chính trị và lý thuyết
văn hoá), Marx, Durkheim, Weber (Lý thuyết xã hội cổ điển), David
Hesmondhalgh, Jason Toynbee, Axel Honneth, Nancy Fraser, Alex Callinicos,
Margaret Archer, Craig Calhoun, Seyla Benhabib, David Harvey, Andrew
Sayer, Perry Anderson, Ian Craib và Derek Layder…(nhà nghiên cứu và phân
tích truyền thơng)
Ngồi các phương pháp thu thập thơng tin kể trên, các phương pháp
phân tích, so sánh, đối chiếu cũng được tác giả sử dụng chủ yếu khi thực hiện
nội dung của đề tài.
6. Những đóng góp của đề tài

Xem xét q trình thay đổi quan trọng của truyền thơng hiện đại trên cơ
sở một tập hợp nhiều quan điểm lý thuyết xã hội khác nhau trên thế giới từ đó
thấy được những ảnh hưởng của lý thuyết xã hội hiện đại với truyền thông
Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu về mặt lý luận có thể tiếp tục được phát triển trong
các đề tài nghiên cứu cấp cao hơn (như đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
cấp Nhà nước), góp phần hoàn thiện những ảnh hưởng của lý thuyết xã hội

hiện đại với truyền thông Việt Nam hiện nay. Về mặt thực tế, tác giả (tơi)
mong muốn được đóng góp phần nào kết quả nghiên cứu cho những nghiên
cứu sâu hơn để có bức tranh tổng thể hơn về sự ảnh hưởng lý thuyết truyền
thông xã hội hiện đại với truyền thơng Việt Nam hiện nay và tương lai.
7. Kết cấu
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài có kết

7


cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của các lý
thuyết xã hội đối với truyền thông
Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của các lý thuyết xã hội hiện
đại đối với truyền thông ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và bài học kinh nghiệm từ mối
quan hệ giữa truyền thông và xã hội.

8


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LÝ
THUYẾT XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRUYỀN THÔNG
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Lý thuyết xã hội
Lý thuyết xã hội bao gồm một tập hợp các nghiên cứu rộng lớn có lịch
sử lâu dài, bắt nguồn ít nhất từ kỷ nguyên Ánh sáng. Các lý thuyết này đã
được phân chia theo nhiều tiêu chí như theo trường phái, theo phả hệ tư
tưởng, và theo quan điểm chính trị (xem thêm những tranh luận liên quan đến

vấn đề này trong Benton và Craid 2001, Delanty và Strydom 2003). Tác giả
sẽ hướng đến phát triển một số nguyên tắc về định nghĩa và chức năng của lý
thuyết xã hội. Tiếp đó, xây dựng sự đối lập giữa hai quan điểm lý thuyết chủ
đạo ngày nay – chủ nghĩa kiến tạo (constructionism) và chủ nghĩa kinh
nghiệm (empiricism) – và xem xét những hệ quả trí tuệ và chính trị xuất phát
từ ưu thế vượt trội của hai quan điểm trên.
Lý thuyết xã hội liên quan đến những giải thích về kinh nghiệm đời
sống xã hội. Ian Craib (1992:7) định nghĩa tổng quan lý thuyết là “một cố
gắng để lý giải những kinh nghiệm hàng ngày về thế giới, những kinh nghiệm
“gần gũi nhất” về một điều gì đó khơng q quen thuộc”. Áp dụng lý thuyết
xã hội đồng nghĩa với việc hệ thống hóa những kinh nghiệm và ý niệm về một
thế giới xã hội thay vì chỉ dừng lại ở diễn ngôn hàng ngày. Tác giả Craib nhấn
mạnh rằng lý thuyết tốt giúp tạo ra những mệnh đề phản biện kinh nghiệm
thực tế hiệu quả hơn. Ví dụ chủ nghĩa Mác đưa ra những lý giả về xã hội, theo
đó cuộc sống được sống như thế nào sẽ do một cấu trúc có chiều sâu quyết
định, và chúng ta khơng thể lý giải cấu trúc đó một cách trực tiếp, và thậm chí
nó cịn bị che khuất bởi việc điều hành hệ tư tưởng. Điều này cũng đúng với

9


các phương pháp tiếp cận mang tính giải thích, có thể chịu ảnh hưởng từ nhân
chủng học với mục đích chính là thể hiện những mơ tả của “người trong
cuộc”về một xã hội đặc biệt. Jame Cliffords (1986), khi bàn về sự bất bình
đẳng tất yếu trong tác phẩm dân tộc học của ông, đã nhấn mạnh về khoảng
cách giữa kinh nghiệm và giải thích. Clifford đặt ra vấn đề về lý thuyết xã hội,
những sau đó đã khơng theo đuổi vấn đề này một cách triệt để. Thay vì rút
ngắn khoảng cách giữa việc viết về một xã hội và việc nhìn nhận xã hội qua
kinh nghiệm của người trong cuộc, ơng lại nhanh chóng kết luận rằng hệ quả
bất biến xuất phát từ những đánh giá không tưởng của các nhà dân tộc học.

Trên thực tế, tìm hiểu về một xã hội chính là viết một câu chuyện về xã hội đó
dưới lăng kính của những giá trị văn hóa và thế giới quan của chính bạn.
Nếu những giải thích nằm ngay trong nội tại của lý thuyết xã hội sẽ làm
nảy sinh một vấn đề trong đó lợi ích của lý thuyết khơng rõ ràng với những
người đang làm các cơng tác thực chứng với mục đích chia sẻ thông tin. Theo
Derek Layder (1993) lý thuyết mang tiếng xấu một phần bởi vì các nhà nghiên
cứu tích cực dường như cho rằng nó ‘mang tính suy diễn và quá rời xa các vấn
đề thực tế của nghiên cứu thực chứng (t.6). Thái độ hoài nghi này ‘đã cản trở sự
phát triển chung của những hiểu biết xã hội bởi nó hạn chế việc sử dụng lý
thuyết tổng quan để đáp ứng những nhu cầu và phương pháp của nghiên cứu xã
hội. Layder (1993:15) gợi ý một số cách thức để liên kết lý thuyết với nghiên
cứu thực nghiệm như: (i) nghiêm túc chấp nhận thực tế các ý tưởng mang tính lý
thuyết chính là giả thuyết cơ sở cho nghiên cứu thực nghiệm và phải xử lý triệt
để những lý thuyết cịn mang tín hàm ẩn; (ii) sử dụng lý thuyết để đưa nghiên
cứu vào trong bối cảnh cụ thể, tác động đến kết quả; và (iii) kiểm tra dưới góc độ
triết học các cơ sở kiến thức và quan hệ nguyên nhân tồn tại trong quá trình
nghiên cứu. Theo quan điểm của Layder (1993:7) chúng ta cần nhìn nhận lý
thuyết là một phần độc lập nhưng khơng hồn tồn tách biệt với chứng cứ thực
nghiệm. Quan điểm này sẽ xuyên suốt đề tài.

10


1.1.2. Ảnh hưởng của lý thuyết xã hội đối với truyền thông
Như chúng ta thấy, lý thuyết là một khái niệm trừu tượng bổ ích, chưa
từng quá tách rời bằng chứng và kinh nghiệm thực tế, tuy nhiên ở mức độ nào
đó, nó tách biệt với một số phạm vi của thực chứng và thí nghiệm, hai yếu tố
cung cấp những điều kiện để lý thuyết trở nên khả thi. Vậy chúng ta định nghĩa
lý thuyết xã hội là gì; nó liên quan gì với những yếu tố xã hội? Không chỉ dừng
ở định nghĩa tương đối thông qua những mối quan tâm tới xã hội (xã hội với

nghĩa đối lập với tự nhiên hoặc thể chế chính trị) và thông qua những cố gắng
phân biệt giữa các khái niệm, khái qt hóa về các hình thái xã hội (Callinicos
2007), cách tìm hiểu lý thuyết xã hội hiệu quả nhất là định nghĩa những vấn đề
mà nó thường giải quyết. Delanty (2005:22) xác định có ba vấn đề về định
nghĩa trong lý thuyết xã hội hiện đại bao gồm: chủ quan xã hội hoặc xã hội hóa,
sự duy lý của tri thức, và tính hợp pháp của quyền lực. Trong khi đó John Scott
(2006) chú trọng đến văn hóa, hệ thống và xã hội hóa; hành động, xung đột và
tự nhiên, hiện đại và hợp lý hóa. Một số tác giả nhấn mạnh đến lý thuyết hệ nhị
nguyên vĩ đại về cấu trúc/ tác nhân, vi mô/ vĩ mô và phổ biến/ đặc thù, trong
khi số khác lại chỉ quan tâm phê phán những hệ nhị nguyên đó và đưa ra
khuyến nghị thay thế. Những đối tượng khác nhau sẽ tiếp cận xã hội theo
những cách khác nhau, và những cách thức đó phụ thuộc vào những khía cạnh
bắt buộc cụ thể khi tìm hiểu về xã hội: ví dụ, với cùng một vấn đề nhà xã hội
học có cách nhìn khác với nhà địa lý học (Harvey 2005). Bây giờ chúng ta
không phải nghĩ đến những giải pháp giá trị dành cho các vấn đề, hay những
cách thức nào đó để ưu tiên một số đề tài. Vấn đề của tác giả đưa ra ở đây khá
hạn chế, chủ yếu tìm cách giải quyết các vấn đề siêu lý thuyết, coi đó là bước đi
cần thiết ban đầu để nghiên cứu xã hội nói chung và truyền thơng nói riêng.
Những người chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa hậu cấu trúc và chủ nghĩa
hậu hiện đại sẽ gặp khó khăn với cách đặt vấn đề này. Do không muốn loại bỏ

11


chủ nghĩa hiệu dụng (essentialism) và tối giản vấn đề, nên họ sẽ phản đối việc
chỉ tập trung vào các vấn đề định nghĩa trọng tâm liên quan đến khái niệm xã
hội. Đối với họ, phương pháp tiếp cận này quá cứng nhắc và thiếu nhạy bén
với bản chất thay đổi liên tục của xã hội bởi cả quá trình mới là tất cả. Thay
vào đó, một số khác chịu ảnh hưởng bởi quan điểm của Foucault, lại cho rằng
không có quan điểm nào có thể vượt ra ngồi diễn ngôn và những thực hành

xã hội. Theo quan điểm này, do không vượt khỏi phạm vi diễn ngôn và thực
hành xã hội nên lý thuyết sẽ khơng có khoảng cách với xã hội, và có thể sẽ
khơng có việc lý thuyết hóa xã hội; chỉ có nhận diện và liệt kê những thực
hành xã hội. Đáng chú ý, có rất nhiều nghiên cứu truyền thơng và văn hóa –
lĩnh vực liên quan chặt chẽ với truyền thông phải chịu ảnh hưởng của những
quan điểm như vậy. Có những yếu tố trong tư tưởng hậu cấu trúc đã giúp thúc
đẩy lý thuyết xã hội, cụ thể là (i) quan điểm nhấn mạnh tầm quan trọng của
bản sắc và sự hình thành tâm lý xã hội; (ii) vai trò quan trọng của ngơn ngữ;
và (ii) vai trị của sự thể hiện (representation) trong đời sống xã hội; (iv) cũng
như sự tập trung vào vấn đề lập trường trong mối quan hệ với nghiên cứu và
kiến thức. Những bước phát triển này tuyệt đối quan trọng để nâng cao hiểu
biết của chúng ta về xã hội từ những năm 1970.
Phương pháp tiếp cận theo quan điểm chủ nghĩa kiến tạo nói chung đã
phát triển theo cấp số nhân kể từ những năm 1980 và hiện tại đang bắt đầu
thách thức những yếu tố chính thống có từ lâu trong khoa học xã hội, ví dụ
như chủ nghĩa kinh nghiệm. Chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism) là một thuật
ngữ mơ hồ chúng ta cần phải chấp nhận. Nói một cách khó nghe, những
người phản đối cho rằng những người ủng hộ chưa bao giờ sử dụng sử dụng
quan điểm. Ngoài ra, nhiều người phê phán theo quan điểm chủ nghĩa kiến
tạo hồn tồn khơng nhìn nhận chủ nghĩa kinh nghiệm là một lý thuyết. Họ
cho rằng yếu tố giúp định hình nên những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm

12


chính là sự thiếu hụt lý thuyết và liên hệ trong công tác nghiên cứu. Tuy
nhiên, tác giả cho rằng chủ nghĩa kinh nghiệm là một phạm vi lý thuyết bổ ích
giúp chỉ ra một quan điểm lý thuyết thực chất. Thứ nhất, chủ nghĩa kinh
nghiệm đề cao vai trò của kinh nghiệm ở mức độ mà xã hội đơn giản chính là
kinh nghiệm. Những tìm hiểu về kiến thức xã hội sẽ khơng có giải đáp cho

đến khi chúng được hình thành qua quan sát hoặc thí nghiệm. Thứ hai, các
định luật về khoa học xã hội như định luật khoa học nói chung, mơ tả những
mơ hình tái diễn của các sự kiện như thể họ có phương tiện dự đoán. Thứ ba,
chủ nghĩa kinh nghiệm cho thấy những giá trị chủ quan “đơn thuần” tách rời
hoàn toàn với những tuyên bố khách quan thực tế về thế giới xã hội đã được
kiểm chứng (Benton và Craib 2001: 14-22).
Có một sự khác biệt đáng kể giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa
kiến tạo. Tuy vậy, chúng ta giả định về một sự quy tụ quan trọng giữa hai chủ
nghĩa trên. Chúng ta có thể thấy được điều đó trong khẳng định chung về kinh
nghiệm với một sự vật nào đó. Cho dù thơng qua quan sát hay đo đạc (chủ
nghĩa kinh nghiệm) hoặc trong các hình thái kiến thức, diễn ngơn…(chủ
nghĩa kiến tạo) thì cả hai trường phái đều cho rằng lĩnh vực xã hội gần kề với
kinh nghiệm. Do đó, theo bản chất, khơng có gì dưới kinh nghiệm- ví dụ như,
cấu trúc xã hội, nguyên nhân hoặc các điều kiện nói chung của một hành
động, những điều không thể hiểu qua các giác quan, hoặc chưa được ghi nhận
trong các diễn ngôn. Đối với các định luật và sự tiên đoán, chủ nghĩa kiến tạo
ủng hộ tính bất định và điều đó rõ ràng đối lập với nhận thức của chủ nghĩa
kinh nghiệm về các định luật kéo theo. Những người theo quan điểm của
Foucault đã coi những quy luật, những mơ hình biện luận rời rạc không đổi…
là những đặc điểm để định nghĩa xã hội. Cuối cùng, những khác biệt giữa hai
trường phái trong mối liên hệ giữa khách quan và chủ quan đã trở nên quá rõ
ràng. Trong khi chủ nghĩa kinh nghiệm đề cao “tính khách quan” trong khoa
học xã hội thì chủ nghĩa kiến tạo có xu hướng tơn vinh “tính chủ quan”. Tuy
13


vậy, trong mỗi trường hợp, có những thứ đang ở thế yếu thực ra lại là một
hình thức lý tưởng hóa (idealism), do đó kiến thức và kinh nghiệm của chúng
ta về thế giới xã hội vẫn luôn hạn chế. Vậy, liệu làm mới sự quan tâm đến một
loại hình lý thuyết xã hội đặc biệt có giúp ta vượt ra khỏi những quan điểm

nói trên và có thể áp dụng rộng vào các nghiên cứu truyền thông hay không.
Mỗi giả định siêu lý thuyết (chưa được kiểm chứng) của họ có xu hướng
phong toả sự phát triển của khoa học xã hội phê phán và nghiên cứu truyền
thông phê phán trong khi đây là hai yếu tố giúp ta giải quyết vấn đề là cái gì,
nên là cái gì, cái gì đã được biết đến và đã được trải qua.
Tuy nhiên, hiện nay có một quan điểm mạnh mẽ về lý thuyết xã hội phê
phán, với những thông tin mang tính lịch sử và tìm hiểu về những vấn đề giải
thích và quy phạm vẫn chưa gây được chú ý. Cách thức nghiên cứu có hệ
thống này trở nên rõ ràng trong nhiều cơng trình của một số tác giả chúng ta
nhắc tên và được trích dẫn trong các nghiên cứu truyền thơng, nhưng ít khi
nhận được sự quan tâm đầy đủ trong các cơng trình nghiên cứu; chủ yếu là
các tác giả liên quan đến các khái niệm và vấn đề đặc biệt như Habermas,
Bourdieu, Giddens, Mouffe và Butler. Nó cũng xuất hiện rõ ràng và thậm chí
ngày càng rõ ràng hơn trong cơng trình của một số tác giả tuy ít được nhắc
đến trong nghiên cứu truyền thông nhưng đã tạo nên một khái niệm tương đối
khôi hài với những “tiêu chuẩn lỏng lẻo” của các tác phẩm lý thuyết phê
phán. Những tác giả này bao gồm Axel Honneth, Nancy Fraser, Alex
Callinicos, Margaret Archer, Craig Calhoun, Seyla Benhabib, David Harvey,
Andrew Sayer, Perry Anderson, Ian Craib và Derek Layder. Đây là những tác
giả theo chủ nghĩa duy lý tự do cịn sót lại, những người có nhận thức sâu sắc
về tầm quan trọng của tính tượng trưng và rộng hơn là vai trị của truyền
thơng. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh thêm lần nữa, tác giả khơng có ý ủng hộ hay
chỉ trích một hướng đi đặc biệt nào mà chỉ mong muốn gợi ý rằng lý thuyết xã
hội phê phán mang đến cho chúng ta một cách thức tìm hiểu có hệ thống về

14


các vấn đề giải thích và quy phạm, hỗ trợ cho nghiên cứu xã hội và truyền
thông.

1.2. Các lý thuyết xã hội hiện đại – quan điểm và phân loại
Để phản biện một khái niệm khả dụng trong lý thuyết xã hội, Derek
Layder, tác giả được nhắc đến ở trên, đã nhận xét về sự phân chia trong xã hội
học, ví dụ như việc phân chia các học phần của trường đại học về “lý thuyết”,
“cấu trúc xã hội” và “các phương pháp”. Sự phân chia này là tất yếu, những
nhu cầu thông tin về các lĩnh vực rộng lớn có xu hướng được chia thành các
khía cạnh chun ngành. Vấn đề gây quan ngại là liệu các trường phái khác
nhau có trao đổi với nhau, và số đơng các nhà nghiên cứu có thể kết hợp giữa
lý thuyết và công tác thực nghiệm một cách hiệu quả. Thực tế chắc chắn đang
tồn tại những phân chia trong các nghiên cứu về giao tiếp và truyền thơng
hiện đại, và khó có thể tìm được một chương trình học hoặc cuốn sách riêng
biệt về lý thuyết giao tiếp và truyền thông. i Những nghiên cứu sinh tiến sĩ
thường đăng ký các chương trình nghiên cứu một lĩnh vực đặc biệt - ví dụ như
sự chuyển đổi của các hệ thống phát sóng quốc gia, hay phản hồi của khán giả
tại các nước khác nhau về các chương trình truyền hình thực tế - và do đó họ
cần phải cân nhắc việc sẽ áp dụng cơ sở lý thuyết giao tiếp và truyền thơng
nào để các vấn đề mình nghiên cứu nhận thu hút được nhiều quan tâm hơn .
Trong hoàn cảnh này, “xây dựng lý thuyết” có thể coi như một gánh nặng đau
đầu, ảnh hưởng đến những công việc thực tế mà chúng ta đang làm. Do đó,
việc tìm hiểu về phương pháp giảng dạy lý thuyết tại các khoa thơng tin và
truyền thơng sẽ có thể giúp ta cung cấp định hướng. Công tác giảng dạy đã
tạo nên cách tiếp cận bắt buộc trong trường phái Foucauld. Nếu bạn muốn
mọi người học theo một cách nhất định, bạn đang định hình ngành theo những
khía cạnh có khả năng nhất.
Cách thông dụng nhất để phân chia lý thuyết truyền thông là theo tam
giác cổ điển bao gồm sản xuất, tài liệu và khán giả như được đề cập trong

15



sách lý thuyết truyền thông đại chúng tiêu chuẩn (McQuail 2005) hoặc
William (2003) và Gripsrud (2002). Nó được xây dựng trong mơ hình ‘Mạch
văn hóa’ (Circuit of culture) nổi tiếng của (Hall 1997), giúp mở rộng những
tranh luận của Stuart Hall về sự khác biệt giữa mã hóa (encoding) và giải mã
(decoding) (Hall 1993/1973) thông qua dẫn nhập về sự thể hiện, quy tắc và
bản sắc với vai trò như những đề tài bổ sung. Sự phân chia này có ý nghĩa sư
phạm vì nó phản ánh mức độ nghiên cứu được phân chia, trong đó một số nhà
nghiên cứu chuyên về phân tích đề tài, một số chuyên về phân tích sản xuất
và một số khác chuyên về nghiên cứu khán giả, họ quan tâm và vận dụng
nhiều lý thuyết đa dạng liên quan với nhau. Sự phân chia này cũng mang ý
nghĩa nhận thức, vì cách suy nghĩ này đã vượt qua được sự bất cân xứng
giữa nhà sản xuất và khán giả trong truyền thông cho dù mối quan hệ về
quyền lực giữa hai nhóm này có thể lý giải được. “Lý thuyết truyền thông”
lại là một khái niệm khác. Các giáo trình và chương trình đào tạo thường
có xu hướng mang tính lịch sử, chủ yếu mô tả sự phát triển thời kỳ đầu của
truyền thông Mỹ, đặt “những nghiên cứu hành chính’ đối lập với lý thuyết
phê phán của Adorno và có một số thành viên khác của trường phái
Frankfurt, đi theo những nghiên cứu tác động từ những năm 1950 và 1960,
và đa số mơ tả về các hình thái nghiên cứu phê bình khác nhau chịu ảnh
hưởng bởi lý thuyết văn hóa có từ những năm 1970 và 1980 để thay đổi
lĩnh vực này.
Những phương pháp giảng dạy lý thuyết truyền thông này có xu hướng
áp dụng đại trà. Những phương pháp này bàn về chủ nghĩa kinh nghiệm và
chủ nghĩa kiến tạo như một phần của đại gia đình lý thuyết thích tranh cãi,
trong đó thành viên lớn nhất đã đến tuổi trưởng thành và đáng kính. Những
quan điểm này đơi khi đã chạm tới hình thái lý thuyết xã hội phê phán mà
chúng ta đã thảo luận, dưới hình thức tư tưởng của Adorno hoặc phần giao
thoa giữa tư tưởng của Stuart Hall và Gramsci và Althusser. Chắc chắn việc

16



xây dựng khung lịch sử này có một số giá trị nhất định. ii Mục đích giúp sinh
viên hiểu được nguồn gốc những lý thuyết mà họ áp dụng rất đáng trân trọng,
lịch sử tuy có phần sáo rỗng nhưng ý nghĩa vì nó giúp chúng ta biết làm thế
nào chúng ta đến được hiện tại. Tuy nhiên, kiến thức lịch sử thông thường lại
rất hạn hẹp. Đáng chú ý là lý thuyết xã hội phê phán hầu như không xuất hiện
trong lý thuyết truyền thông đang được giảng dạy, hoàn toàn khác với cách
thức nghiên cứu chọn lọc được thảo luận ở trên. Do đó, tuy lý thuyết truyền
thơng được trân trọng trong lĩnh vực sư phạm nhưng vẫn đang thiếu những
nghiên cứu mang tính triết học về quy chuẩn và giải thích, đặc biệt là siêu lý
thuyết hóa (metatheorising).
Nếu xem xét lĩnh vực học thuật từ một góc nhìn khác - theo cách thức
nó mơ tả bản chất mơ hồ cốt lõi ta sẽ có ấn tượng tương tự. Từ góc nhìn này,
chúng ta có thể cho rằng việc tập trung vào truyền thông – trong – xã hội đã
dần vạch ra đường đi cho các hình thái của chủ nghĩa truyền thông trung tâm
và chủ nghĩa cục bộ địa phương trong những năm qua. Những xu hướng này
xuất hiện trong vịng xốy tranh luận giữa “kinh tế chính trị và các nghiên
cứu văn hóa” đang bao trùm ngành. Một câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có nên
tiếp tục thảo luận vấn đề này khơng, bởi vì các vấn đề truyền thơng phức tạp
hơn nhiều so với những con số. Có nhiều phương pháp khơng dễ dàng tiếp
cận được những danh mục nghiên cứu sẵn có, và chúng ta cũng không nên
phân chia các nghiên cứu đơn giản thái quá theo kiểu thuộc trường phái này
hay trường phái khác. Tuy nhiên, cách thức đi tắt này vẫn tồn tại một cách
chắc chắn bởi nó liên quan mật thiết đến những phân chia quan trọng về tư
duy và thể chế trong các nghiên cứu truyền thông.
Các trường phái đều có xuất phát điểm từ chủ nghĩa Mác, nơi hình
thành nên những trí thức tiên phong trong khoa học xã hội và nhân văn và
những thập niên 70 và đầu thập niên 80. Tuy nhiên, ở nơi nào mà nền kinh tế


17


chính trị tập trung vào các sản phẩm văn hóa và vai trị của ngành truyền
thơng trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, thì các nghiên cứu văn hóa sẽ quan tâm
đến các vấn đề siêu liên kết giữa hệ tư tưởng (ideology) và sự thể hiện
(representation). Hay nói theo chủ nghĩa Mác, kinh tế chính trị coi truyền
thơng là nền tảng trong khi các nghiên cứu văn hóa coi truyền thông là một
siêu cấu trúc. Sự khác biệt trong việc xác định vấn đề cốt lõi (central problem)
của truyền thông trong xã hội tư bản chủ nghĩa đã dần chuyển thành sự khác
biệt trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu. Kinh tế chính trị đặt trọng tâm
vào quá trình sản xuất trong khi nghiên cứu văn hóa chú trọng vào các đề tài,
tiếp đó là khán giả và tiêu thụ. Trong một loạt các phân chia liên quan, các
nghiên cứu văn hóa phân tích văn hóa phổ thơng và truyền thơng giải trí trong
khi kinh tế chính trị nghiên cứu tin tức và truyền thông dựa trên sự kiện thực
tế (factual media). Nhiệm vụ của kinh tế chính trị là nghiên cứu sự hình thành
của các chính sách truyền thông trong khi nhiệm vụ của nghiên cứu văn hóa
là tìm hiểu về những kinh nghiệm mà truyền thơng tích lũy hàng ngày.
Cần phải phân tích một số điểm liên quan đến những bước phát triển
này. Trước hết, những sự phát triển nói trên liên quan đến việc phân chia kép
lĩnh vực này vừa theo thực chứng và vừa theo lý thuyết. Do đó, các hình thức
chun mơn hóa nảy sinh từ việc phân chia này sẽ hình thành nên sự phân
cơng lao động học thuật chính thống. Tuy nhiên, vấn đề ở đây chính là việc
gia tăng chuyên mơn hóa trong các phân chia theo lý thuyết và quy chuẩn
giữa kinh tế chính trị và nghiên cứu văn hóa. Điều này làm hạn chế đáng kể
khả năng xây dựng cơ sở cho việc tranh cãi lý thuyết giữa hai trường phái bởi
mỗi bên hầu như khơng có kiến thức (hay quan tâm đến) về các kinh nghiệm,
quá trình và sự kiện truyền thông mà bên kia nghiên cứu.
Việc phân chia này cũng dẫn đến sự phát triển của chủ nghĩa cục bộ địa
phương lý thuyết (theoretical parochialism). Khi truyền thơng và văn hóa


18


ngày càng trở thành những chủ đề quan trọng trong khoa học xã hội nói chung
(được gọi là “bước ngoặt văn hóa” cultural turn) thì nghiên cứu truyền thơng
tự bản thân đã có những bước phát triển hướng nội. Các chuyên ngành khác
đang hướng tới lĩnh vực mới nổi này và chính điều đó khiến cho u cầu cần
phải lĩnh hội nhìn nhận lĩnh vực đó từ trong ra ngồi trở nên mờ nhạt. Việc
phân chia trên hai phương diện lý thuyết- chủ đề cũng có một tác động nhất
định. Các trường phái nghiên cứu truyền thông đã phát triển theo hướng lấy
truyền thông làm trọng tâm và ngày càng quan tâm đến việc lý giải xem yếu
tố hay quá trình nào của truyền thơng đang giữ vai trị chủ chốt, trong khi
những vấn đề lớn hơn nói đến về truyền thông trong xã hội, đã từng được đưa
ra tranh luận thì nay lại trở nên mờ nhạt hơn.
Liên quan đến những vấn đề chính trị, ban đầu kinh tế chính trị và
các nghiên cứu văn hóa về cơ bản cùng hướng đến cam kết giải phóng con
người bắt nguồn từ chủ nghĩa Mác, nhưng khi các trường phái không cịn
tín nhiệm chủ nghĩa Mác thì mỗi nhánh lại tự tìm cho mình một những nền
tảng chính trị mới. Một mặt, các nghiên cứu văn hóa phát triển một hình
thái (chủ yếu mang tính khẳng định) chính trị căn tính (identity politics)
chịu ảnh hưởng bởi phong trào bình đẳng cho phụ nữ, chính trị văn hóa
người da đen (black cultural politics) và tư tưởng của chủ nghĩa hậu cấu
trúc. Sự thể hiện những bản sắc nhóm đặc biệt trong và thông qua truyền
thông trở thành trọng tâm nghiên cứu trong khi tính chất thường ngày (the
everyday) được nhắc đến như biểu tượng của “mọi người” trong chủ nghĩa
dân túy (populist). Mặt khác, đầu thập niên 90, kinh tế chính trị đề cập lại
nghiên cứu của Habermas về không gian công (public sphere) nhằm xoa
dịu những tranh cãi về sở hữu công cộng và quản lý truyền thông phục vụ
cho lợi ích của chủ nghĩa duy lý trong truyền thông.

Cuối cùng, những nguyên nhân căn bản mang tính quy chuẩn tiềm ẩn
(crypto-normative rationales) đã và đang che lấp những tranh cãi dai dẳng

19


giữa văn hóa và kinh tế. Do đó, trong khi kinh tế chính trị nhấn mạnh tầm
quan trọng của hiểu biết về nền kinh tế và thể chế chính trị như là yếu tố
nguyên nhân cơ bản trong việc định hình đặc điểm của truyền thơng, thì các
nhà nghiên cứu văn hóa lại nhấn mạnh tính thứ nhất của văn hóa, bản chất tự
chủ và có cấu trúc của tất cả tri thức (Hall 1997)
Câu chuyện về kinh tế chính trị và nghiên cứu văn hóa có nhiều điều
đáng kể, bởi vì, tuy chỉ là mơ tả vắn tắt về sự phát triển của lĩnh vực học thuật
phức tạp nhưng nó đã mơ tả mâu thuẫn cơ bản giữa các quan điểm. Do đó,
vấn đề ở đây là các nghiên cứu truyền thơng đang thiếu khung lý thuyết có thể
thúc đẩy tính tổng hợp và tính siêu việt của những quan điểm cổ hủ hiện nay.
Theo tác giả, một hướng áp dụng các lý thuyết phê phán xã hội rõ ràng hơn sẽ
giúp tạo ra một khung lý thuyết mà ta đang cần và cho phép đối thoại được
diễn ra trên một cơ sở rõ ràng hơn.
1.3 . Vai trò và tác động của lý thuyết xã hội đối với truyền thơng
1.3.1. Vai trị của lý thuyết xã hội đối với truyền thơng
Có 2 yếu tố chính tác giả muốn lấy từ lý thuyết xã hội. Yếu tố đầu
tiên là cơ sở triết học sâu sắc hơn của các vấn đề quy chuẩn . Các nghiên
cứu truyền thông tự nhận mình có tính chất phê bình, có nghĩa là các
nghiên cứu truyền thông luôn cố gắng hướng sự quan tâm đến những mặt
xấu, những điều sai trái trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền
thông. Tuy vậy, trong các phần trước, những quan điểm chưa đầy đủ tồn
tại trong lĩnh vực này đã hình thành định nghĩa có thể có về những điều
tốt và cơng lý. Và đó chính là những quan điểm quy chuẩn mơ hồ bởi
chúng không thể làm rõ nền tảng cho những khẳng định của mình. Do đó

những người theo thuyết văn hóa tương đối có xu hướng nhấn mạnh đến
những đặc trưng bối cảnh cảnh đặc của các giá trị, và cho rằng không thể
đưa ra những phán xét đạo đức nếu không có những thước đo văn hóa cụ
thể. Những quan điểm như vậy được coi quan điểm của thuyết phổ biến
20


(Universalist), thay vì tranh luận, nó khẳng định thuyết thuyết phổ biến sẽ
khơng nhìn nhận tính tự chủ của văn hóa. Chủ nghĩa tương đối trong
nghiên cứu truyền thơng cũng đã xuất hiện trong cơng trình của Foucault,
và Nancy Fraser đã nhận định về Foucault như sau:
Do dự giữa hai quan điểm đều chưa hồn thiện như nhau. Một mặt,
ơng sử dụng khái niệm quyền lực để không thể lên án những đặc điểm đáng
chê trách của xã hội hiện đại. Mặt khác, lối hùng biện của ông đi ngược lại
với niềm tin cho rằng xã hội hiện đại không có điểm bù đắp lại. Rõ ràng thứ
mà Foucault […] rất cần chính là các tiêu chí mang tính quy chuẩn để phân
biệt các hình thái quyền lực có thể chấp nhận và không thể chấp nhận.
(Fraser 1989: 33)
Trong khi đó, các nhà kinh tế chính trị và những người ủng hộ họ một
cách tự do vẫn theo đuổi thuyết phổ biến. Tuy vậy, điều này cũng không được
lý giải một cách thuyết phục trong hầu hết các nghiên cứu nhất là đối với
những người theo thuyết tương đối phản đối thuyết phổ biến. Điều này có thể
suy luận từ tính duy vật biện chứng của một số phân tích; chúng ta đều có
những lợi ích kinh tế và vì thế sẽ có khả năng đưa ra những đánh giá về cấu
trúc của truyền thông trên cơ sở mối liên quan với hoạt động phân phối.
Mặt khác, cũng có thể xuất hiện sự quan tâm tự do tới các vấn đề như động
cơ giao tiếp, không gian công cộng hoặc đơn thuần là nhu cầu đối với chủ
nghĩa đa nguyên. Khơng chỉ có yếu tố quy chuẩn được đề cập đến rất mờ
nhạt trong các cách tiếp cận (tại sao phân phối lại quan trọng, tại sao đa
nguyên sẽ tốt, và liệu mọi người có nên có nó?) mà ngay cả quan điểm của

các nhà nghiên cứu cũng hầu như không được đề cập đến. Điểm này rất
quan trọng, khả năng phản ánh các quan điểm mà các nhà nghiên cứu đang
tìm hiểu là một đóng góp có giá trị của chủ nghĩa hậu hiện đại và là yếu tố
quan trọng cho những giả định cho rằng tính trung lập có thể xảy ra và

21


được chấp nhận mà ta thường thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm. Tuy
vậy, khả năng phản ánh đó khơng nhất thiết phải loại trừ tư duy quy chuẩn.
cần phải vượt ra khỏi giới hạn của thuyết nhị nguyên Manichean đang áp
đảo trong cái được coi là tư tưởng đạo đức trong nhiều bộ phận của nghiên
cứu truyền thông. Chưa có lý do chính đáng giải thích tại sao sự thừa nhận
lập trường và tính đặc biệt của các nền văn hóa khơng thể đi đơi với
ngun tắc đạo đức phổ quát.
Một số bộ phận của lý thuyết xã hội có thể giúp chúng ta lý giải điều
này. Theo Andrew Sayer, con người thực sự là một thể đa dạng đặc biệt,
nhưng chúng ta nên đặt ra câu hỏi họ là gì và điều gì giúp họ có được sự thể
hiện sự phong phú như vậy? Và đưa ra câu trả lời, để mọi thứ có thể định
dạng theo một cách nhất định (ví dụ văn hóa) nó phải là một thể loại sự vật
nhạy cảm với quá trình định dạng đó, có nghĩa là nó phải có (hoặc đã có
được) những đặc tính thuận theo (affordables) và kháng cự (resistance) để
thúc đẩy q trình định dạng đó (2004). Có thể nói, nhân loại dựa trên một tập
hợp những khuynh hướng chung tạo nên q trình tiếp biến văn hóa
(acculturation) và đồng thời điều đó cũng tạo ra những khác biệt văn hóa.
Điều đó có nghĩa là về mặt lý thuyết ta có thể phát triển một tư tưởng đạo đức
theo quan điểm nhân chủng học dựa trên những định nghĩa chung nói về tư
tưởng đó. Luận điểm này chắc chắn giúp cung cấp cơ sở bản thể học
(ontological ground) cho một tư tưởng đạo đức.
Để cụ thế hóa những yếu tố có thể bao gồm trong đó, chúng ta có thể

hướng đến tiếp cận một bộ phận các nghiên cứu đang hình thành cùng phác
họa tính quy chuẩn và đưa nó quay trở lại vị trí trung tâm của lý thuyết xã hội.
Nancy Fraser và Axel Honneth (2003) vẫn tiếp tục tranh luận về việc liệu có
thể đặt nền tảng cho một tư tưởng đạo đức chỉ trên cơ sở ngun tắc ghi nhận.
Ngồi ra, chúng ta có “chủ nghĩa tự nhiên đạo đức học đạt yêu cầu”

22


(qualified ethical naturalism) của Andrew Sayer (2005) – “trong đó người
ta cho rằng những phẩm chất tốt hay xấu không thể xác định nếu không
liên hệ đối chiếu với bản chất xã hội loài người” (tr.218); đạt yêu cầu
(qualified) bởi vì nó cơng nhận văn hóa định hình cách diễn giải về nhu
cầu và thậm chí trong một số trường hợp văn hóa định hình chính những
nhu cầu đó (tr.219). Sayer đã sử dụng phương pháp tiếp cận của triết học
gia Martha Nussbaum (2001), người đấu tranh cho vai trò trung tâm của
sự phồn thịnh của nhân loại trong đạo đức thực hành lấy yêu thương là
trọng tâm. Tình yêu thương mang ý nghĩa đoàn kết xã hội cả về mặt nhận
thức cũng như tình cảm có trong một nhân cách. Người này có thể thấy
chính bản thân trong một người khác, người này đánh giá tình huống khó
xử của người khác, người này cho rằng người khác không phải chịu trách
nhiệm cho sự khó khăn của bản thân (t.321).
Thuật ngữ “phổ biến” (universalism) rất hay được nhắc đến trong
các nghiên cứu truyền thông và đặc biệt thuật ngữ “chủ nghĩa bản chất”
(essentialism) đang bị khai thác quá đà. Vấn đề ở chỗ những giá trị này
vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Ví dụ, các khái niệm “chủ nghĩa bản
chất chiến lược” của Gayatri Spivak hay “phản- phản- chủ nghĩa bản
chất” của Paul Gilroy chưa được chính các nhà nghiên cứu truyền thơng
này quan tâm đầy đủ. Nhưng chính sự buộc tội tràn lan và lỏng lẻo của
chủ nghĩa bản chất trong “bản chất chính trị của văn hóa” đã đưa tới nguy

cơ những nghiên cứu quan trọng về các đặc điểm đặc trưng của cái tốt bị
gạt bỏ. Sự quan tâm mới dành cho đạo đức thực hành trong lý thuyết xã
hội, đặc biệt là những khái niệm về sự ghi nhận và sự phồn thịnh của nhân
loại như những quy chuẩn khơng loại trừ phổ biến, có thể mang đến một
nguồn lực quan trọng cho các nghiên cứu truyền thông ở mọi nhánh.
1.3.2. Tác động của lý thuyết xã hội đối với truyền thông

23


Các nghiên cứu văn hóa thường có quan điểm thịnh hành cho rằng xã
hội liên quan đến sự thể hiện và diễn ngôn. Khái niệm bằng phẳng cơ bản này
đã loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân và chiều sâu của vấn đề. Thay vào đó là
một sự ngẫu nhiên cơ bản, đúng hơn là một giá trị quy chuẩn tiềm ẩn, với ngụ
ý rằng những điều tốt là những điều bất ngờ, những điều thú vị xảy ra trong
văn hóa thông qua khám phá và cơ hội của năng lực sáng tạo. Ngồi ra, đơi
khi chúng ta có thể thấy trong đại cương trường phái Foucault một xu hướng
thể hiện tính liên tục, ví dụ câu hỏi hàng đầu mà Foucault đặt ra với sự hình
thành bản năng giới tính là: “Liệu có một một sự gián đoạn lịch sử giữa độ
tuổi ức chế (tình dục) và phân tích phê phán về sự ức chế?” (1990:10). Thay
đổi ngẫu nhiên không ngừng và liên tục lạ thường: dường như là hai phương
pháp tiếp cận chiếm thịnh hành trong nghiên cứu văn hóa đối với vấn đề của
lịch sử. Mặt khác, đối với những nhà chủ nghĩa duy vật theo quan điểm kinh
tế chính trị, yếu tố định hướng lịch sử là sự kiện lớn, hoặc một liên minh ma
quỷ giữa những nhóm người có đặc quyền chính trị và giới tinh hoa tập
đoàn. Rõ ràng ở đây tồn tại một nguyên nhân lớn nhưng lại có nguy cơ bị lấn
át và bác bỏ.
Chúng tơi cho rằng yếu tố thiếu sót ở trong nghiên cứu truyền thơng
chính là sự phản ánh các vấn đề chung về quan hệ nguyên nhân xã hội. Đây
là một vấn đề tiếp tục thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của lý thuyết xã

hội. Ngay trong trung tâm của lý thuyết xã hội vẫn tồn tại một tranh luận có
từ lâu về cấu trúc – tác nhân giữa các trường phái khác nhau (ví dụ, tranh
luận giữa thuyết tâm hồn thể xác tương tác và thuyết chức năng luận)
nhưng đồng thời cũng có những cố gắng tổng hợp lại những ưu thế xứng
đáng cho các bên. Trong số đó, xuất sắc nhất phải kể đến lý thuyết cấu trúc
hóa (structuration theory) của Anthony Giddens (Gidden 1984) bởi nó thực
sự gây ảnh hưởng nhất định tới các nghiên cứu truyền thơng (ví dụ Moores

24


2005). Mặc dù vậy, người ta có thể cho rằng Giddens phải chịu trách nhiệm
về “học thuyết hợp nhất” (elisionism), có nghĩa là coi cấu trúc và tác nhân là
hai thứ khơng thể tách rời. Do đó cơ hội để quan hệ nguyên nhân phát sinh
trong các mối quan hệ này là khơng thể. Quan điểm này có thể kết hợp với
quan niệm cho rằng xã hội có chiều sâu, bao gồm nhiều lớp cấu trúc hoặc cơ
chế tạo sinh, trong đó lớp cấu trúc cao hơn sẽ phức tạp hơn các lớp thấp.
Một vài khái niệm về ‘sự trỗi dậy (emergence) trở nên cần thiết để giải thích
về những sự vật và sự kiện mới, rõ ràng bản thân tác nhân phải được xem là
đặc tính trỗi dậy của chủ thể con người (Archer 1995; Bkaskar 1998).
Tuy trừu tượng, phương pháp tiếp cận có ưu thế nổi trội bởi nó giúp ta
xem xét tác nhân và cấu trúc theo hướng vừa mang lại hiệu quả công bằng
cho cả hai và có thể áp dụng trong nghiên cứu thực nghiệm để giúp lý giải
mối quan hệ qua lại (giữa con người- tác nhân) trong thế giới kinh nghiệm và
sự kiện của con người. Điều này cũng liên quan đến vấn đề tính quy chuẩn.
Đối với tác nhân, nảy sinh từ cấu trúc, rõ ràng có một chiều hướng quy chuẩn
mạnh mẽ. Và điều đó được dẫn chứng sâu sắc trong truyền thông nơi các vấn
đề quy chuẩn về sự lựa chọn của khán giả, nhà nước, công ty và các nhà sản
xuất tư nhân luôn trở thành trọng tâm của các cơng trình nghiên cứu. Tuy vậy,
nếu khơng có các phương tiện lý thuyết để đánh giá nguyên nhân dẫn đến

những hình thái diễn giải, thể hiện hoặc để thay đổi các mơ hình truyền thơng
– thơng qua phân biệt giữa cấu trúc và tác nhân – thì chúng ta sẽ khơng có
phương tiện để phân tích phê phán cũng như cơ hội để can thiệp vào thế giới
truyền thông.

25


×