Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận Pháp luật Cộng đồng ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.38 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I. Phân tích cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN...................................2
1. Định nghĩa.....................................................................................................2
2. Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng
hóa ASEAN (ATIGA).........................................................................................3
II. Ưu điểm và hạn chế của hình thức tự chứng nhận xuất xứ và cấp chứng nhận
xuất xứ ASEAN......................................................................................................4
1. So sánh hình thức tự chứng nhận xuất xứ và cấp chứng nhận xuất xứ
ASEAN...............................................................................................................4
2. Ưu điểm và hạn chế của hai hình thức..........................................................5
3. Đề xuất..........................................................................................................6
KẾT LUẬN...............................................................................................................7
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................8

1


MỞ ĐẦU
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã và đang trở thành xu hướng phổ
biến mà nhiều nước đang áp dụng, nhất là trong quá trình hội nhập ngày càng sâu
rộng hiện nay. Nhiều chuyên gia khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ
động tìm hiểu, kịp thời nắm bắt thông tin, kiến thức về tự chứng nhận nguồn gốc,
xuất xứ hàng hóa để chủ động khi đàm phán, tận dụng cơ hội từ việc tham gia các
Hiệp định Thương mại tự do. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn
chủ đề phân tích cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN và xác định ưu điểm,
hạn chế của hình thức tự chứng nhận xuất xứ và cấp chứng nhận xuất xứ ASEAN.
Do kiến thức cịn hạn hẹp khơng tránh khỏi những sai sót trong bài, mong người
đọc có thể đánh giá và nhận xét để bài làm được hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG


I.

Phân tích cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN

1. Định nghĩa
Tự chứng nhận xuất xứ là việc nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hoặc nhà
nhập khẩu hàng hóa tự khai báo xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu
trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ thương mại nào khác thay
cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do tổ chức được chính phủ của nước
xuất khẩu ủy quyền cấp.
 Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ có những đặc điểm cơ bản sau:
- Chuyển trách nhiệm xác định xuất xứ từ cơ quan có thẩm quyền sang
doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) được thay thế bởi chứng từ xuất xứ cụ
thể (self certified ROO documents).1
 Theo lộ trình của ASEAN, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa dự kiến
sẽ được áp dụng song song với hệ thống thông thường như hiện nay. Hiện
nhóm nước ASEAN đang triển khai 2 dự án thí điểm gồm:
1 />
2


- Dự án thí điểm số 1: Cho phép các Nhà xuất khẩu (gồm các công ty
thương mại và Nhà sản xuất) đủ điều kiện được xem xét, cho phép tự
chứng nhận xuất xứ; cho phép tự chứng nhận xuất xứ trên bất kỳ chứng
từ thương mại nào, bao gồm hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói.
- Dự án thí điểm số 2: Chỉ cho phép các Nhà xuất khẩu đồng thời là Nhà
sản xuất đủ điều kiện được xem xét, cho phép tự chứng nhận xuất xứ cho
hàng hóa do chính họ sản xuất ra; cho phép tự chứng nhận xuất xứ trên
hóa đơn thương mại gốc của hàng hóa

Các điều kiện khác để được xét là Nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự
chứng nhận xuất xứ do các Nước thành viên ASEAN quy định theo nội luật
của từng nước, thiếu tính tương đồng, khơng thống nhất.
Để thực hiện tốt tự chứng nhận xuất xứ, các nước ASEAN ở nhóm
phát triển hơn (như Thái Lan) có cơ chế quản lý rủi ro hiệu quả và chế tài xử
phạt rất nặng đối với các hành vi gian lận thương mại nói chung và trong
lĩnh vực xuất xứ hàng hóa nói riêng. Thái Lan đồng thời tham gia cả 2 Dự án
thí điểm số 1 và số 2.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong khối, nhất là doanh nghiệp Việt
Nam chưa mặn mà với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ do Hải quan các nước
nhập khẩu thường đặt nhiều nghi vấn đối với các lô hàng tự chứng nhận xuất
xứ hơn hẳn so với các lô hàng được cấp C/O truyền thống. Ví dụ: Thời gian
đầu thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ, Hải quan Thái Lan tiến hành
xác minh với tồn bộ các lơ hàng nhập khẩu sử dụng hóa đơn tự chứng nhận
xuất xứ2
2. Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại
hàng hóa ASEAN (ATIGA)
ATIGA được coi là Hiệp định cốt lõi, là cơ sở pháp lý để ASEAN
đàm phán các FTA giữa ASEAN và các đối tác thương mại của ASEAN. Lời
văn Chương về chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các FTA ASEAN Cộng
2 Sổ tay quy tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên / Biên soạn: Brian Staples, Lê Thị Hồng Ngọc, Phạm
Văn Hồng

3


đều sử dụng lời văn Chương về Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Operational
Certification Procedures – OCP) trong ATIGA làm nguồn tham chiếu tin cậy
trong quá trình xây dựng phương án đàm phán.
Một số điểm đặc trưng trong Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa

trong ATIGA được thể hiện ở:
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D được cấp trong trường hợp cộng gộp
từng phần
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D giáp lưng (B2B C/O)
- Xử lý sai sót trên C/O
- Thời điểm cấp C/O mẫu D
II.

Ưu điểm và hạn chế của hình thức tự chứng nhận xuất xứ và cấp
chứng nhận xuất xứ ASEAN

1. So sánh hình thức tự chứng nhận xuất xứ và cấp chứng nhận xuất xứ
ASEAN
Cấp chứng nhận xuất xứ
Nhà sản xuất trong nước muốn xuất khẩu
theo cơ chế ưu đãi/FTA
Cơ quan có thẩm quyền có thể đến thăm
nhà sản xuất trong nước để xác định tính
hợp lệ của sản phẩm

Nhà sản xuất trong nước xác định xem
hàng hóa của họ có xuất xứ khơng và nếu
có thì họ sẽ chuẩn bị tờ khai xuất xứ dựa
trên các chứng từ hỗ trợ - nhà sản xuất chịu
trách nhiệm đối với tờ khai xuất xứ của họ
Tờ khai xuất xứ của nhà sản xuất trong
4

Tự chứng nhận xuất xứ

Nhà sản xuất trong nước muối xuất khẩu
theo cơ chế ưu đãi/FTA
Nhà sản xuất trong nước phải đăng ký tư
cách nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng
nhận và cơ quan có thẩm quyền có thể đến
thăm để xác định tính hợp lệ của nhà sản
xuất.
Nhà sản xuất trong nước xác định xem
hàng hóa của họ có xuất xứ khơng và đảm
bảo an tồn cho các chứng từ hỗ trợ liên
quan – nhà sản xuất chịu trách nhiệm đối
với các khai báo xuất xứ của họ
Nhà sản xuất trong nước đã được chấp


nước được chứng nhận bởi cơ quan có thuận là nhà xuất khẩu đủ điều kiện thì chỉ
thẩm quyền và hàng hóa xuất khẩu
cần khai xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên
hóa đơn
Cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu Cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu
giám sát tờ khai ưu đãi theo thời gian
giám sát các khai báo ưu đãi theo thời gian
Cơ quan có thẩm quyền tại nước nhập khẩu Cơ quan có thẩm quyền tại nước nhập
giám sát hàng nhập khẩu được ưu đãi và khẩu giám sát hàng nhập khẩu được ưu đãi
yêu cầu xác minh khi nghi ngờ có rủi ro và yêu cầu xác minh khi nghi ngờ có rủi ro
trên cơ sở ngẫu nhiên
trên cơ sở ngẫu nhiên
Cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu Cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu
tiến hành xác minh và thông báo cho nước tiến hành xác minh và thông báo cho nước
nhập khẩu về kết quả xác minh – trường nhập khẩu về kết quả xác minh – trường

hợp có gian lận về xuất xứ, có thể áp dụng hợp có gian lận về xuất xứ, có thể áp dụng
các biện pháp chế tài và phạt hành chính
các biện pháp chế tài và phạt hành chính
2. Ưu điểm và hạn chế của hai hình thức
 Ưu điểm
- Cơ chế truyền thống yêu cầu Bộ Công Thương phải phát hành chứng nhận
xuất xứ khi nhà xuất khẩu đăng ký (Xem Phụ lục A). Với Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC), ASEAN đã nhận ra vai trò quan trọng của quy tắc xuất xứ
trong việc biến mong muốn hàng hóa được lưu thơng tự do trong khu vực
thành hiện thực. Để đạt được điều này, ASEAN thống nhất đặt ra các quy tắc
xuất xứ đáp ứng được các thay đổi liên tục trong quy trình sản xuất tồn cầu,
nhằm: thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực; xúc tiến mạng lưới
sản xuất khu vực và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Mẫu đơn đăng ký mới là đơn đăng ký chính và chứa tồn bộ thơng tin về
người nộp đơn, sản phẩm và quy trình sản xuất của họ.
Có thể sẽ có vài ý kiến cho rằng mẫu đơn khá phức tạp, nhưng người nộp đơn
chỉ cần làm một lần. Mẫu đơn dạng này cũng giúp cho người nộp đơn tự tin
rằng họ xác định đúng xuất xứ hàng hóa theo hiệp định thương mại tự do họ
lựa chọn áp dụng vì trong quá trình đăng ký, Bộ Cơng Thương có thể dễ dàng
xác nhận mọi thông tin và đưa ra phản hồi phù hợp nếu cần thiết. Phần
thưởng cho công việc bàn giấy ban đầu này là nhà xuất khẩu có thể lựa chọn
tự chứng nhận xuất xứ, tạo điều kiện rất lớn cho việc xác nhận bằng chứng
xuất xứ trực tiếp ngay trên hóa đơn hoặc các chứng từ thương mại khác.

5


- Tự chứng nhận xuất xứ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp (hoặc nhà nhập
khẩu) phải tự thực hiện các thủ tục, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc
xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu

sẽ tự phát hành bằng chứng về xuất xứ mà cụ thể là khai thông tin về xuất xứ
trong các chứng từ thương mại (chẳng hạn như hóa đơn) mà khơng có sự
tham gia của các cơ quan quản lý trong quá trình phát hành. Việc các doanh
nghiệp trở thành nhà xuất khẩu tự chứng nhận thể hiện sự tin tưởng của các
cơ quan của Chính phủ khi trao quyền cho các doanh nghiệp, phù hợp với
cam kết của Việt Nam trong các FTA.
 Hạn chế
- Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ là vấn
đề kim ngạch vì phải đạt kim ngạch tối thiểu 10 triệu USD, có quá trình chấp
hành tốt pháp luật, nhất là thuế, hải quan, xuất nhập khẩu; có bộ máy đủ năng
lực bởi khi làm tự chứng nhận là doanh nghiệp đang tự làm thay vai trị của
Nhà nước. Vì thế, nếu doanh nghiệp không nắm bắt được vấn đề, quy định
cần thiết dẫn đến chứng nhận sai thì khơng chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp
mà còn ảnh hưởng đến quốc gia. Hơn nữa, sự thiếu tự tin của doanh nghiệp
cũng là cản trở khi thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ.
- Bộ Công Thương sẽ không cấp phép cho doanh nghiệp đủ điều kiện tự chứng
nhận hàng hóa bởi EU bắt buộc doanh nghiệp phải làm khi xuất khẩu hàng
hóa sang quốc gia họ.
3. Đề xuất
- Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cho cả nhà sản xuất, nhà xuất khẩu và
thương nhân
- Loại bỏ yêu cầu giới hạn doanh thu USD khi đăng ký tự chứng nhận xuất xứ
- Thay vào đó, sử dụng yêu cầu về hồ sơ xuất khẩu cho việc đăng ký cơ chế
nào để tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp hơn. Vì vậy nên thiết lập yêu
cầu linh hoạt về các chứng từ trong quá khứ và sản lượng xuất khẩu tương
lai, ví dụ như 30 đơn đăng ký một tháng
- Nên áp dụng tự chứng nhận xuất xứ cho các doanh nghiệp Việt Nam và cả
doanh nghiệp FDI, đặc biệt là ngành dệt may vì ngành này có một lượng lớn
các doanh nghiệp FDI
6



- Xử lý vi phạm nhỏ khi áp dụng quy tắc xuất xứ một cách linh hoạt; Chỉ nên
loại bỏ doanh nghiệp khỏi cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi phạm phải vi
phạm nghiêm trọng
- Loại bỏ yêu cầu đào tạo bắt buộc và thay thế bằng một yêu cầu linh hoạt là
chứng minh kiến thức xuất xứ 3
KẾT LUẬN
Như vậy, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được sử dụng hơn 40
năm qua với nhiều mơ hình khác nhau, nhưng với Việt Nam thì hình thức này còn
khá mới mẻ với các doanh nghiệp vốn chỉ quen xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ
thông qua Bộ Cơng Thương. Hình thức tự chứng nhận xuất xứ thể hiện lợi ích
thơng qua đơn giản hóa quy trình thủ tục, giảm thời gian, chi phí cho doanh
nghiệp, đồng thời giảm những rủi ro trong cấp phép và bớt gánh nặng về hải
quan…
Chính vì vậy, trong đàm phán các FTA hiện nay các quốc gia phát triển như
Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc đều yêu cầu phía đối tác phải áp dụng cơ chế tự chứng
nhận xuất xứ trong đàm phán chương quy tắc xuất xứ…ASEAN cũng khơng nằm
ngồi xu thế này. Vì vậy, để có thể hội nhập tốt hơn với thế giới, các quốc gia thành
viên ASEAN cần có những hành động thiết thực trong việc sửa đổi luật pháp cũng
như giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước nói riêng cũng như ASEAN nói chung
có thể nắm bắt được những ưu thế một cách nhanh chóng nhất, từ đó đẩy mạnh q
trình hội nhập sâu rộng với thế giới.

3 />
7


DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, NXB Công an nhân dân.

2. Hiến chương ASEAN của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
3. Thơng tư số 28/2015/TT-BCT: Quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng
nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
4. Sổ tay quy tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên, Biên soạn:
Brian Staples, Lê Thị Hồng Ngọc, Phạm Văn Hồng.
5.

Báo cáo hoạt động hỗ trợ Bộ Công Thương cải thiện Chứng nhận xuất xứ,
và khởi động chương trình tự chứng nhận xuất xứ của ASEAN, Brian
Staples Stefan Moser và các chuyên gia trong nước.

8



×