Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập học kì môn pháp luật cộng đồng ASEAN đề 5: Bình luận nội dung bảo vệ quyền của lao động di trú trong ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.44 KB, 6 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, hội nhập quốc tế đã trở thành một
quá trình phát triển tất yếu của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế
giới. Ở khu vực Đông Nam Á, hội nhập quốc tế giữa các quốc gia trong khu vực
cũng ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh khu vực và thế giới
đang chứng kiến nhiều thay đổi nhanh chóng, khó lường. Trong những năm gần
đây, cùng với sự hội nhập giao thoa giữa các nền kinh tế và văn hóa, khu vực
Đông Nam Á cũng diễn ra sự chuyển dịch nhanh chóng của các nguồn lao động
và nhân lực giữa các quốc gia trong khu vực. Do đó lao động di trú đã trở thành
một trong những vấn đề pháp lý quan trọng cần được quan tâm hàng đầu trong
mối quan hệ giữa các quốc gia trong khối ASEAN. Để tập trung làm rõ hơn vấn
đề này, trong khuôn khổ nội dung bài tập lớn học kì em xin chọn đề bài “Bình
luận nội dung bảo vệ quyền của lao động di trú trong ASEAN”

1


NỘI DUNG
1. Những vấn đề lý luận chung
a. Khái niệm lao động di trú

“Lao động di trú”(migrant worker) là thuật ngữ được ghi nhận trong Công
ước của Liên Hợp Quốc về bảo vệ quyền của người lao động di trú và thành
viên gia đình họ năm 1990. Theo đó, “người lao động di trú” được hiểu là
người đã, đang và sẽ làm việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó
không phải là công dân. Như vậy, lao động di trú trong ASEAN là công dân một
quốc gia thành viên, sinh sống và làm việc tại quốc gia thành viên khác trong
khu vực.
b. Sự cần thiết bảo vệ người lao động di trú



Người lao động di trú có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế,
xã hội của cả nước gốc và nước nhận lao động, góp phần tích cực tạo ra sự
chuyển dịch nhanh chóng về kinh tế và giao lưu hợp tác về văn hóa, cải thiện cơ
sở hạ tầng và chuyển lưu nguồn vốn, giảm dần sự cách biệt về kinh tế giữa các
quốc gia thành viên trong khu vực ASEAN. Với những đóng góp tích cực và
quan trọng như vậy, người lao động di trú cần được trân trọng và tôn vinh, tuy
nhiên ở nhiều nơi trong khu vực, người lao động di trú và gia đình của họ vẫn
chưa được đối xử công bằng và vẫn đang phải đối mặt với những vấn đề mang
tính chất ngày càng nghiêm trọng. Do đó việc xây dựng khung pháp lý thống
nhất giữa các quốc gia thành viên trong khối ASEAN để bảo vệ quyền của lao
động di trú là hết sức cần thiết. Quyền của những người lao động di trú và gia
đình của họ chỉ được bảo vệ một cách toàn diện khi có sự nỗ lực của các quốc
gia trong khu vực và quốc tế. Thực tiễn cũng cho thấy trong mấy thập niên gần
đây đã có rất nhiều các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ quốc tế, khu vực
và quốc gia liên tục đấu tranh để đòi hỏi sự công bằng, bảo vệ các quyền và thúc
đẩy điều kiện sống của nhóm xã hội ngày càng có vị thế quan trọng nhưng cũng
rất dễ bị tổn thương này
2. Các vấn đề pháp lý
a. Nội dung bảo vệ quyền của lao động di trú theo Tuyên bố Cebu về bảo

vệ và thúc đẩy quyền của lao động di trú 2007 của ASEAN
“Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di
trú” (được nguyên thủ các nước trong khối thông qua tại Hội nghị cấp cao
ASEAN họp ngày 19/2/2007 tại Cebu, Philippin) đã khẳng định sự Bảo vệ
người lao động di trú ở khu vực Đông Nam Á. Bản tuyên bố cũng thừa nhận nhu
cầu phải thông qua những chính sách khu vực toàn diện và hợp lý về người lao
động di trú, đồng thời xác định những nguyên tắc và biện pháp về bảo vệ và
thúc đẩy các quyền của người lao động di trú trong khu vực. Cụ thể, Tuyên bố
đề ra các nguyên tắc chung như sau:

2


1. Các nước xuất khẩu và tiếp nhận lao động cần tăng cường ba trụ cột
kinh tế và xã hội của cộng đồng ASEAN thông qua việc thúc đẩy nhân phẩm và
tiềm năng đầy đủ của lao động di trú trong bối cảnh tự do, bình đẳng và ổn định,
phù hợp với pháp luật, quy định, chính sách của các nước thành viên;
2. Các nước xuất khẩu và tiếp nhận lao động cần, vì những lý do nhân đạo,
hợp tác chặt chẽ để giải quyết các vụ việc liên quan đến lao động di trú trở thành
không có giấy tờ xuất phát từ những nguyên nhân không phải do lỗi của họ;
3. Các nước xuất khẩu và tiếp nhận lao động cần tính đến các quyền cơ bản
và nhân phẩm của lao động di trú và các thành viên trong gia đình đi kèm với họ
mà không làm tổn hại đến việc áp dụng pháp luật, chính sách và quy định của
các nước tiếp nhận lao động ;
4. Không quy định nào trong Tuyên bố này có thể được giải thích như là
việc luật hóa tình trạng lao động di trú không có giấy tờ.

Nội dung của tuyên bố cũng xác định những Cam kết chung của các nước
ASEAN trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của lao động di trú, đồng thời
đề ra các biện pháp cụ thể để bảo vệ người lao động di trú thông qua nghĩa vụ
của các nước gửi lao động và các nước nhận lao động. Theo đó, các quốc gia
thành viên ASEAN thừa nhận rằng sự đóng góp của người lao động di trú với
các xã hội và nền kinh tế của cả các nước tiếp nhận và gửi lao động ở ASEAN;
Chủ quyền quốc gia trong việc quyết định chính sách di trú riêng của nước mình
liên quan đến người lao động di trú, bao gồm việc quyết định cho nhập vào lãnh
thổ nước mình và những điều kiện mà theo đó người lao động di trú phải tuân
thủ; Cùng nhau nhất trí hợp tác giải quyết vấn đề người lao động di trú không
hợp pháp mà không phải do lỗi của họ .
b. Chương trình hành động thực hiện Tuyên bố Cebu về bảo vệ và thúc


đẩy quyền của lao động di trú 2007 của ASEAN
Để thực hiện việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di trú,
ASEAN đã xây dựng chương trình thực hiện tuyên bố này thông qua phần cam
kết của ASEAN được ghi nhận trong tuyên bố. Theo đó, sẽ có 08 chương trình
hành động mà ASEAN sẽ triển khai thực hiện. Cụ thể là:
1) Thúc đẩy các cơ hội việc làm hợp pháp và được tôn trọng nhân phẩm
cho người lao động di trú;
2) Xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển nguồn nhân lực và
các chương trình tái hòa nhập cho người lao động di trú ở các quốc gia gốc;
3) Thực hiện các biện pháp cụ thể để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng đưa
lậu và buôn bán người, trong đó bao gồm việc đưa ra các chế tài nghiêm khắc
cho những kẻ thực hiện các hành vi như vậy;
3


4) Hỗ trợ việc chia sẻ dữ liệu về các vấn đề liên quan đến người lao động
di trú nhằm tăng cường các chính sách và chương trình liên quan đến người lao
động di trú ở cả nước gửi và nhận lao động;
5) Chia sẻ thông tin, các bài học kinh nghiệm tốt cũng như những cơ hội
và thách thức mà các nước thành viên ASEAN đang phải đối mặt trong việc thúc
đẩy và bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động di trú;
6) Trợ giúp người lao động di trú của các nước thành viên ASEAN bị kẹt
trong các cuộc xung đột hoặc khủng hoảng ở các nước ngoài ASEAN;
7) Khuyến khích các tổ chức quốc tế, các đối tác của ASEAN và các quốc
gia khác tôn trọng các nguyên tắc và cung cấp sự trợ giúp, hỗ trợ để thực hiện
các biện pháp nêu trong Tuyên bố này;
8) Thảo luận với các cơ quan có liên quan của ASEAN để tiếp tục thực
hiện Tuyên bố và để xây dựng một văn kiện ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các
quyền của người lao động di trú.
Chương trình hành động thực hiện tuyên bố Cebu không chỉ dừng lại ở việc

thiết lập một trật tự pháp lý điều chỉnh về vấn đề lao động di trú mà còn thực
tiễn triển khai những dự án phát triển nguồn nhân lực, tái hòa nhập, nâng cao
trình độ lao động di trú, tạo điều kiện cho họ phát triển, mà bên cạnh đó còn đề
ra những biện pháp khắc phục khi những người lao động di trú bị xâm hại như bị
buôn lậu, cho xuất nhập cư trái phép, bị mắc kẹt trong những cuộc xung đột,…
ASEAN cũng có cái nhìn mang tính chiều sâu và khả quan khi đưa ra giải pháp
khuyến khích các tổ chức quốc tế, các đối tác của ASEAN tôn trọng các nguyên
tắc trong Tuyên bố Cebu và hỗ trợ, tạo điều kiện cho ASEAN thực hiện các biện
pháp nhằm bảo vệ quyền lao động di trú trong tuyên bố này.
3. Thực tiễn triển khai nội dung Tuyên bố Cebu về bảo vệ và thúc đẩy

quyền của lao động di trú
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, mặc dù đã hơn một thập kỷ trôi qua kể từ
khi Tuyên bố trên được đưa ra, tình trạng của người lao động di trú ở khu vực
vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể vẫn còn tồn tại tình trạng ngược đãi và
đối xử bất công, bóc lột sức lao động diễn ra ngày càng nghiêm trọng, để lại
những hậu quả nặng nề, quyền và lợi ích, địa của người lao động di trú ở nhiều
nước vẫn chưa được đảm bảo… Các nước trong khối ASEAN vẫn đang phải đối
mặt với nhiều khó khăn trong việc triển khai nội dung tuyên bố do chưa xác lập
được những quy định ràng buộc và cơ chế rõ ràng về việc thúc đẩy các điều kiện
làm việc thích hợp và những tiêu chuẩn lao động cơ bản ở tầm khu vực. Mặc dù
các nước đã thông qua Tuyên bố Cebu năm 2007 trong đó thừa nhận trách
nhiệm của các nước nhận và nước gốc cũng như của Hiệp hội ASEAN trong
việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của lao động di trú, nhưng Tuyên bố này
không phải là một văn kiện có tính ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý. Điều này
khiến hiệu lực tác động của Tuyên bố rất hạn chế. Bên cạnh việc thiếu các cơ
chế khu vực hiệu quả thì nhiều nước ASEAN, kể cả các nước xuất khẩu lao
4



động, vẫn chưa tham gia các điều ước quốc tế có tác dụng bảo vệ người lao
động di trú. Cụ thể trong số 59 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký hoặc tham gia
Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người lao động di trú (tính đến ngày
3/3/2011), chỉ có 9 nước ở khu vực châu Á, trong đó bao gồm 4 nước ở khu vực
Đông Nam Á là Campuchia, Indonexia, Philippin và Đông Timo.
Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều thách thức, song sự hợp tác giữa các
nước ASEAN vẫn cho thấy triển vọng lớn về sự bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao động di trú trong khu vực ASEAN. Các quốc gia
đang nỗ lực cụ thể hóa nội dung Tuyên bố thông qua các thỏa thuận song
phương nhằm tăng cường hợp tác trong vấn đề di cư và bảo vệ lao động di trú
đồng thời có nhiều động thái tích cực như xây dựng mạng lưới các tổ chức công
đoàn và tổ chức xã hội dân sự để tư vấn, hỗ trợ người lao động di trú….cho thấy
ý thức của các quốc gia về sự cần thiết và nhu cầu phối hợp với nhau trong lĩnh
vực này, tạo ra niềm tin về một cơ chế khu vực tốt hơn hướng tới xây dựng Văn
kiện khung thống nhất của khu vực ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền
của lao động di trú.
T
KẾT LUẬN
Hợp tác trong khu vực về bảo vệ người lao động di trú trong thời gian qua đã
mang lại những lợi ích nhất định cho các quốc gia và người lao động, song nhìn
chung còn hạn chế. Có rất nhiều lý do, trong đó sự thiếu quan tâm và quyết tâm
của các nước thành viên ASEAN là nguyên nhân chủ yếu. Bởi vậy, trong thời
gian tới, các quốc gia ASEAN cần nỗ lực, trên cơ sở từng nước hoặc phối hợp
với nhau, khắc phục những trở ngại về pháp lý, kinh tế, xã hội trong vấn đề này
để bảo vệ tốt hơn nữa các quyền của người lao động di trú trong khu vực, qua đó
bảo đảm sự phát triển ổn định của quan hệ hợp tác lao động trong khu vực mà có
lợi cho tất cả các quốc gia thành viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Pháp luật cộng đồng Asean; Đại học Luật Hà Nội;

Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012;
2. Hội Luật gia Việt Nam (2008), Kỷ yếu Hội thảo tư vấn về bảo vệ và thúc
đẩy các quyền của người lao động ở nước ngoài do Hội Luật gia Việt
Nam tổ chức từ ngày 3-4/3/2008 tại Hà Nội
3. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người- Quyền công dân thuộc Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập hợp các văn kiện quốc tế, khu vực
5


và quốc gia về bảo vệ người lao động di trú (sách tham khảo), NXB Lao
động- Xã hội, 2009.
4. Các văn kiện có liên quan của Liên Hợp Quốc trong
/>aw.aspx.
5. Việt Nam - Xuất khẩu lao động: Cơ hội và những hệ lụy;Tác giả: Trần
Bình;

6



×