Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

pháp luật cộng đồng ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.86 KB, 2 trang )

Nguyên tắc được hiểu là “những nguyên lí, tư tưởng chỉ đạo, được quy định
trong các văn bản pháp luật làm cơ sở, chỗ dựa để xem xét hay làm một việc gì đó.
Hiểu một nghĩa chung nhất thì nguyên tắc là điều cơ bản đã định ra, nhất thiết phải
tuân theo trong một loại việc làm”. Đối với pháp luật cộng đồng ASEAN thì một
trong những nguyên tắc cơ bản bắt buộc phải tuân theo trong quá trình xây dựng các
chính sách chung đó là nguyên tắc tham vấn và đồng thuận. Bài viết sau xin dược
trình bày về nội dung cũng như bình luận về nguyên tắc như sau:
Năm 2008, Asean chính thức có hiến chương. Bản Hiến chương đã mang lại
cho ASEAN một tư cách pháp nhân và mọi hoạt động của tổ chức đều dựa trên khung
pháp lý rõ ràng. Một thực thể mới đã được hình thành vào ngày 15/12/2008 với các
nguyên tắc chủ đạo và “phương cách ASEAN” là: không can thiệp vào công việc nội
bộ của các thành viên, tham vấn và ra quyết định dựa trên sự đồng thuận
Nguyên tắc tham vấn và đồng thuận trong cơ chế ra quyết định của ASEAN đã
được quy định trong Điều 20 Hiến Chương ASEAN
“1. Việc ra quyết định dựa trên tham vấn và đồng thuận là một nguyên tắc cơ bản của
ASEAN.
2. Khi không có đồng thuận, cấp cao ASEAN có thể xem xét việc đưa ra quyết định cụ
thể.
3. Khoản 1 và 2 trong Điều này sẽ không ảnh hưởng tới các phương thức ra quyết định
đã được nêu trong các văn kiện pháp lý lien quan khác của ASEAN.
4. Trong trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng hoặc không tuân thủ, vấn đề này sẽ
được trình lên cấp cao ASEAN để quyết định.”
1. Tham vấn là một quá trình tăng cường khả năng, trong đó nhà tham vấn hợp tác
với đối tượng để giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xác định những nguyên
nhân “gốc rễ” và các cách để cải thiện tình huống của họ.
2. Đồng thuận: đồng thuận là kết quả của sự tự giác, sự tự nguyện đồng ý của mọi
người với nhau.
1
3. Bình luận.
Theo nguyên tắc này, đồng thuận được hiểu là một quyết định chỉ được thông qua
khi tất cả các nước thành viên asean nhất trí thông qua điều này có nghĩa là tất cả các


nước Asean đều có quyền phủ quyết đối với các quyết định đưa ra và quyết định sẽ
không được thông qua nếu có chỉ 1 quốc gia phản đối. Nguyên nhân của nó xuất phát
từ quyền chủ quyền quốc gia, theo đó tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền.
Ta có thể thấy rõ khi so sánh với EU. Nếu như ở EU các quốc gia thành viên có sự
chuyển giao chủ quyền cho EU nên nó dễ dàng thực hiện các chính sách nếu như có
đa số nước tham gia. Còn ở Asean do không có sự chuyển giao chủ quyền cho tổ chức
Asean (nguyên nhân chính là các nước vẫn chưa tin tưởng nhau) nên cần phải áp dụng
nguyên tắc đồng thuận, tức là cần phải có sự đồng ý của nước đó thì mới được thực
hiện. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả các quốc gia thành viên. Và như
vậy cũng sẽ thu hút được các quốc gia tham gia là thành viên. Nguyên tắc này đòi hỏi
phải có quá trình đàm phán lâu dài, nhưng đảm bảo được việc tính đến lợi ích quốc
gia của tất cả các nước thành viên.
Về tham vấn thì khi một quyết định đưa ra cần có sự tham vấn trước của các
bên liên quan sao cho tất cả các nước đều thỏa mãn được các yêu cầu của mình.
Điều này xuất phát từ tâm lí của người châu Á, khi một vấn đề được nêu ra mà một
trong hai bên không đồng ý thì bên kia sẽ đưa ra một bản dự thảo và tham vấn ý kiến
của nước không đồng ý. Hai bên sẽ trao đổi với nhau đến khi nào thỏa thuận được với
nhau. Tuy nguyên tắc này đảm bảo được lợi ích của các quốc gia thành viên nhưng nó
đòi hỏi quá trình đàm phán lâu dài, vì thế thời gian ra quyết định lâu và còn gây nhiều
tranh cãi.
Tóm lại, đây là nguyên tắc cơ bản trong việc quyết định các chính sách hợp tác
quan trọng cũng như các lĩnh vực quan trọng của ASEAN và cũng là nguyên tắc bao
trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN.
2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×