Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.04 KB, 4 trang )
Biện pháp phòng suy dinh dưỡng thể phù
Khi mắc chứng suy dinh dưỡng thể phù, mặt bệnh nhân tròn trịa nhưng chân tay
khẳng khiu, trương lực cơ yếu, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to và thoái hóa
mỡ, phù, giảm đạm máu. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Biện pháp phòng suy
dinh dưỡng thể phù như thế nào?
Biểu hiện của suy dinh dưỡng thể phù
Khi mắc chứng suy dinh dưỡng thể phù, mặt bệnh nhân tròn trịa nhưng chân tay
khẳng khiu, trương lực cơ yếu, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to và thoái hóa
mỡ, phù, giảm đạm máu.
Đầu tiên là những dấu hiệu phù mặt, mí mắt, chân tay… rồi dần tiến đến phù thũng
toàn thân, tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn… Ngoài ra, tùy mức độ, thời gian
và thời điểm xảy ra suy dinh dưỡng thể phù mà mắt, xương, gan, tim, ruột, tụy,
não, răng, tóc… đều có thể bị ảnh hưởng.
Ban đầu bệnh không có nhiều biểu hiện trầm trọng nhưng nguy hiểm do điều trị
khó và tỷ lệ tử vong cao.
Khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng
để cân đối lại chế độ ăn hợp lý cho bé.
Nguyên nhân gây bệnh
Do hoàn cảnh gia đình, một số phụ huynh không có điều kiện nuôi con bằng sữa
mẹ hoặc sợ chảy xệ ngực khi cho bé bú nên chỉ sử dụng sữa công thức, nước cháo
pha sữa, bột dinh dưỡng… hoặc để bé kiêng khem quá mức khi mắc bệnh.
Có thể là nguyên nhân bệnh lý: Do trẻ mắc phải những chứng bệnh di truyền hoặc
nhiễm khuẩn sơ sinh kết hợp với chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý: khẩu phần ăn của
bé thường không được cung cấp đủ chất đạm nhưng vẫn nhận đủ hoặc gần đủ năng
lượng từ chất bột đường hay chất béo, sử dụng những loại sữa không phù hợp với
thể trạng của bé.
Phòng suy dinh dưỡng thể phù
Để phòng suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ, cần chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ. Trong
thời gian mang thai người mẹ cần ăn uống bồi dưỡng hơn bình thường đồng thời
theo dõi tăng cân từng quý; khám thai định kỳ ít nhất 3 lần.