Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Biện pháp phòng trừ một số bệnh cho ong pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.09 KB, 7 trang )

Biện pháp phòng trừ một số bệnh cho ong

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
1. Một số bệnh ong thường gặp
Cũng như các ngành chăn nuôi khác, bệnh ong cũng gây nên những tổn thất
đáng kể cho người nuôi ong. Bệnh nhẹ thì ảnh hưởng đến thế đàn, giảm năng suất,
bệnh nặng thì đe dọa đến sự tồn vong của đàn ong.
Hiện nay trên đàn ong nội thường xuất hiện 3 bệnh chủ yếu sau :
· Bệnh thối ấu trùng Châu Âu (bệnh thối ấu trùng tuổi nhỏ)
· Bệnh ấu trùng túi (bệnh nhọn đầu, bệnh ấu trùng túi)
· Bệnh ỉa chảy lây lan.

1. Các biện pháp phòng bệnh
Đàn ong sống trong một quần thể bầy đàn nên khả năng nhiễm và lây lan
bệnh rất cao. Khi bệnh phát ra, nó không chỉ tiêu diệt từng cá thể con ong mà
thường tiêu diệt cả đàn ong, thậm chí còn tiêu diệt cả một trại ong trong một thời
gian ngắn.
Cũng như con người và các loại vật khác, con ong cũng chịu sự tàn phá của
các loài vi khuẩn, vi rút và các loại ký sinh trùng... do đó việc phòng bệnh cho ong
là hết sức cần thiết, nên lưu ý một số điểm chính sau :
· Chọn điểm đặt : chọn nơi thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
· Thùng ong phải kín đáo, không bị dột nát.
· Thường xuyên làm vệ sinh đàn ong.
· Đặt ong gần nguồn nước sạch...
Việc phát hiện bệnh sớm và có biện pháp tròng trừ kịp thời là yếu tố quyết
định nuôi ong đạt hiêụ qủa kinh tế cao.

2. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Muốn điều trị bệnh có hiệu qủa thì việc đầu tiên là phải chẩn đoán đúng
bệnh. Việc kết luận bệnh nên dựa trên kết qủa chẩn đoán tổng hợp của các phương
pháp chủ yếu sau :



a. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp cảm quan :
Mỗi bệnh biểu hiện một số nét đặc trưng khác nhau và bằng phương pháp
cảm quan ta có thể nhận biết bệnh một cách tương đối chính xác.
+ Với bệnh thối ấu trùng Châu Âu : nhìn trong lỗ tổ thấy các ấu trùng bị
chết, ấu trùng chuyển từ màu trắng sang màu trắng đục. Khi nhấc cầu ong lên thấy
ong xào xạc và chạy tụt xuống phía dưới của đáy tổ ; ong thợ có màu đen bóng do
ấu trùng bị chết nên không có lớp ong non kế tiếp, trên mặt lỗ tổ có lỗ thủng nhỏ
và lõm xuống.
+ Với bệnh ấu trùng túi (bệnh nhọn đầu) : thấy lỗ tổ vít nắp hơi lõm xuống,
một số cắn nham nhở, có nhiều ấu trùng nhọn đầu nhô lên miệng lỗ tổ.
+ Với bệnh ỉa chảy lây lan : nhìn thấy phân màu nâu sẫm trên lá cây hay
quần áo phơi xung quanh các điểm đặt ong : ong non yếu ớt, bụng của ong trưởng
thành trướng lên, ong sã cánh bò ra trước cửa sổ.

b. Chẩn đoán thông qua việc nhận biết mùi đặc trưng của bệnh :
Mỗi bệnh có một mùi đặc trưng, thông qua đó người nuôi ong có thể nhận
biết được bệnh đang xảy ra trên đàn ong là bệnh gì? Ví dụ :
· Bệnh thối ấu trùng Châu Mỹ : có mùi khét đặc trưng của keo da trâu.
· Bệnh thối ấu trùng Châu Âu : có mùi chua.
· Bệnh thối ấu trùng túi : không có mùi...

c. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm :
Muốn chẩn đoán được bệnh chính xác, tốt nhất nên gửi bệnh phẩm về các
có quan khoa học, các phòng phân tích để kiểm tra.
Trong qúa trình chẩn đoán, phải được tiến hành đồng bộ để có kết luận
đúng : đâu là bệnh chính, đâu là bệnh kế phát để có biện pháp điều trị có hiệu qủa.

1. Nguyên tắc điều trị bệnh ong
Khi điều trị cần tuân thủ các nguyên tắc sau :


a. Điều trị đúng thuốc, đúng bệnh :

Các bệnh do các vi khuẩn gây nên gồm các vi khuẩn Gram dương hoặc vi khuẩn
Gram âm, mỗi một loại vi khuẩn có thuốc đặc trị khác nhau, nếu điều trị không
đúng thuốc sẽ không khỏi bệnh mà còn làm hại đến sức khỏe của đàn ong. Cụ thể
như bệnh thối ấu trùng Châu Âu, mầm bệnh là vi khuẩn Gram âm nên khi điều trị
phải dùng thuốc đặc trị như Kanamycin, Stretomycin hoặc ertromycin chứ không
được dùng thuốc Penicillin hoặc những thuốc đặc trị cho loại vi khuẩn Gram
dương khác.

b. Điều trị đủ liều :
Khi điều trị phải chú ý dùng liều cao ngay từ đầu, đồng thời dùng đủ liệu
trình theo chỉ dẫn để đạt hiệu qủa cao nhất và tránh được sự quen thuốc. Hiện nay
người nuôi ong điều trị bệnh thối ấu trùng không phải bằng cách pha vào sirô
đường cho ăn mà họ dùng cách hòa tan thuốc và phun trực tiếp vào lỗ tổ. Nhưng
nên chú ý rằng phương pháp này chỉ có hiệu qủa khi thuốc được phun với liều
lượng gấp 2 lần so với liều cho ăn.

c. Điều trị đúng phương pháp :
Tùy từng bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp để nâng cao hiệu qủa.
Ví dụ như bệnh thối ấu trùng Châu Âu, trước đây điều trị bằng phương pháp cho
ăn nước sirô đường hòa với thuốc kháng sinh, nhưng ngày nay bằng phương pháp
phun trực tiếp vào bánh tổ. Điều trị bằng phương pháp này vừa giải quyết được
bệnh nhanh vừa giảm ảnh hưởng của thuốc kháng sinh đến chất lượng mật ong.
Song cách pha thuốc cũng phải được chú ý : có loại thuốc chỉ được pha bằng nước
nguội, nếu pha bằng nước nóng thuốc sẽ bị phân hủy, thuốc không còn tác dụng
điều trị.
5
) Một số bệnh ong nội và phương pháp phòng trị


a. Bệnh của ong trưởng thành :
Do một loại bảo tử trùng gây nên (Nosema apis). Bệnh này hay xảy ra vào
thời kỳ rét đậm, mưa nhiều, độ ẩm cao.
Triệu chứng :
· Ong trưởng thành ỉa lung tung vào các cửa sổ, vách thùng.
· Đàn ong chết nhiều, thưa quân, mật ít.
· Có một số ong bụng trướng lên, sã cánh bò trước cửa tổ.
Phương pháp điều trị :
· Luôn giữ cho đàn ong mạnh, đủ thức ăn.
· Khi phát hiện thấy đàn ong bị bệnh thì thay thùng, loại bớt cầu xấu
cũ.
· Cho ong ăn thuốc Fumagillin với liều lượng 100 mg/40 cầu/1 tối, pha
với 3 lít nước đường, cho ăn trong 10 ngày.
· Nếu không có thuốc Fumagillin có thể cho ăn sirô pha nước gừng
tươi (9 - 10g gừng tươi/1 lít sirô cho 10 cầu/1tối).

b. Bệnh của ấu trùng ong :
Thường có 2 bệnh gây nên hiện tượng thối ấu trùng, đó là bệnh ấu trùng
Châu Âu và bệnh thối ấu trùng túi. Cần phải phân biệt rõ 2 bệnh này thì mới có
biện pháp điều trị hiệu qủa.
1. Bệnh thối ấu trùng Châu Âu :
· Bệnh do vi khuẩn Melissococus pluton gây nên. ấu trùng mắc bệnh ở
tuổi 3 - 5, khi chết có mùi chua.
· Ấu trùng bị bệnh chuyển từ màu trắng ngà sang trắng đục, sau thối
nhũn xẹp xuống, quan sát lỗ tổ thấy vít nắp lỗ chỗ.
· Bệnh lây lan do khi kiểm tra đàn ong, dùng dụng cụ, ong ăn cướp
mật, do di chuyển và mua bán đàn ong.
Điều trị :


- Bằng phương pháp cho ăn :
+ Streptomycin 1 lọ/10 cầu ; Kanamycin 0,5g/đàn, cho ăn liền 3 tối. Sau
1tuần không khỏi cho ăn tiếp 3 tối nữa.

×