Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Sâu răng sữa ở bé, không phải chuyện nhỏ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.5 KB, 4 trang )

Sâu răng sữa ở bé, không phải chuyện nhỏ
Răng sữa chính là nhân tố kích thích sự tăng trưởng của xương hàm nhờ vào cử
động nhai, sự hợp lý của cung răng. Răng sữa còn giữ chỗ và định hướng cho răng
vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Răng sữa giúp cho bé phát âm được chuẩn hơn. Răng
sữa khỏe mạnh sẽ cho bé khuôn mặt xinh tươi và nụ cười rạng rỡ.
Răng sữa có vai trò quan trọng không kém răng vĩnh viễn như cắn (xé, nhai,
nghiền nát thức ăn), giúp việc tiêu hóa thức ăn của bé được dễ dàng. Điều này
đồng nghĩa, chất lượng răng sữa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Nguyên nhân sâu răng sữa
Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị
vi khuẩn tấn công. Những thai phụ có chế độ ăn uống thiếu canxi thì men răng của
bé cũng dễ bị yếu, gia tăng nguy cơ sâu răng sữa. Mặt khác, nếu bé sử dụng quá
nhiều đồ ngọt như các loại bánh kẹo, chất đường sẽ bám vào bề mặt răng, hình
thành mảng bám, vi khuẩn phát triển tạo ra các axit phá hủy men răng, gây sâu
răng. Cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho bé như sau khi ăn uống không
cho uống nước, chải răng không đúng cách, bé bú bình… cũng làm gia tăng tình
trạng sâu răng sữa.

Phát hiện kịp thời và cho bé đi khám chữa răng
Nhiều cha mẹ cho rằng, bé bị sâu răng sữa không có gì nghiêm trọng vì sớm muộn
gì răng sữa cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Điều này không hoàn toàn
đúng, vì sâu răng sữa gây rất nhiều tác hại, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
sự phát triển của bé. Tùy mức độ tổn thương mà sâu răng sữa ảnh hưởng đến sức
khỏe và hiệu quả điều trị. Vì răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh
viễn nên khi răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế, khiến
tiêu hóa của bé kém. Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm thì răng vĩnh viễn của
bé có thể bị mọc lệch.
Cách phòng tránh sâu răng sữa
- Giống như người lớn, răng sữa của bé cũng có hàng nghìn loại vi khuẩn cư trú tạo
thành mảng bám. Vì vậy, cha mẹ nên biết cách chăm sóc để tránh sâu răng sữa cho
bé ngay từ sớm, thậm chí ngay cả trong giai đoạn mang thai. Các thai phụ, sản phụ


không được dùng kháng sinh tetracyclin, doxycyclin; nên sử dụng những loại đồ ăn
có nhiều canxi lợi cho men răng của bé sau này, như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm…
- Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách. Ngay khi bé mới mọc răng sữa, nên vệ
sinh răng miệng cho bé hàng ngày bằng gạc sạch nhúng vào nước muối ấm. Chú ý,
không nên pha nước muối quá mặn vì điều này dễ phá hủy men răng của bé. Sau
khi bé ăn, bú xong nên cho bé uống nước. Bé lớn phải đánh răng trước khi đi ngủ
và sau khi ngủ dậy, đánh răng đúng cách, chải tròn, theo chiều dọc của răng. Dùng
bàn chải và kem đánh răng phù hợp với bé.
- Cho bé có chế độ ăn giàu canxi, phosphat, giảm bánh kẹo, nước ngọt có gas. Bé
còn nhỏ tránh bú bình, ăn vặt buổi tối, trước khi đi ngủ. Cho bé ăn đa dạng: thịt
động vật (bò, lợn, gà, tôm, cua, cá…), ăn nhiều hoa quả, các loại rau sẫm màu, củ
quả…
- Cho bé đi khám răng định kỳ để phát hiện sâu răng, kịp thời điều trị. Khi bé có
biểu hiện bất thường như đau nhức răng, bỏ ăn, quấy khóc khi nhai hoặc phát hiện
có dấu hiệu sâu răng thì nên đưa bé đi khám ngay để có biện pháp phù hợp cho
từng giai đoạn: bôi gel fluor, hàn lỗ sâu, diệt tủy, nhổ răng…

×