Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.21 KB, 3 trang )
Đề bài: Sau khi học tập và nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức,
em hãy liên hệ với việc tu dưỡng, rèn luyện đao đức của sinh viên hiện nay.
Bài làm:
Đạo đức là một vấn đề rất quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống của mỗi
chúng ta, nó được coi như một biểu hiện của nhân cách văn hóa xã hội nói chung,
của con người nói riêng.
Hồ Chí Minh bắt đầu sự nghiệp cứu nước, cứu dân bằng cách giáo dục lý
tưởng và đạo đức cách mạng cho mọi người. Người đưa nội dung đạo đức cách
mạng vào trong những bài giảng đầu tiên cho lớp thanh niên tri thức yêu nước đầu
tiên của Việt Nam. Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng của giai
cấp vô sản- đạo đức Mác- Lenin, mang bản chất cách mạng và khoa học triệt để,
đậm đà truyền thống nhân ái Việt Nam và nhân loại. Vì vậy, đạo đức trở thành
nhân tố quyết định mọi thành bại của công việc, phẩm chất mỗi con người.
Là một sinh viên đang ngồi trên giảng đường đại học, em nhận thấy cần phải
gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vào những việc làm cơ bản sau:
* Về tư tưởng chính trị:
Tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối đổi mới của Đảng;
Nhận thức sâu sắc từ cuộc đấu tranh gian khổ chống Pháp và Mỹ của
nhân dân ta, từ đó thêm yêu quý và kính trọng lịch sử nước nhà;
Tin tưởng và kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương đường lối, quan điểm, nghị
quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Tích cực đấu tranh với các biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị,
những hành động tham ơ, ngăn chặn âm mưu, ý đồ của những thế lực thù địch
đang tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước;
Gương mẫu thực hiện và có ý thức tuyên truyền, vận động gia đình và
bạn bè cùng thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức;