Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa mác – lenin về hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa đối với việc nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.65 KB, 6 trang )

Đề bài: Sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin về hình thái kinh tế
- xã hội cộng sản chủ nghĩa đối với việc nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay? (5 trang)
Bài làm:
Có thể thấy rằng, trong dòng chảy lịch sử nhân loại, xã hội đã trải qua rất
nhiều sự tiến hóa theo những cách khác nhau để tiến về tương lai. Đến khi tư tưởng
Mác ra đời cùng những thành tựu nghiên cứu khoa học đồ sộ, Mác cho rằng xã hội
chủ nghĩa cộng sản là xã hội cao nhất, một xã hội khơng giai cấp, tự do, bình đẳng,
dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất nói
chung. Đây sẽ là giai đoạn cuối cùng của lịch sử, tuy nhiên, để đạt được điều này,
cần phải trải qua một cuộc cách mạng vô sản. Dựa trên những kết quả nghiên cứu
lý luận và tổng thể quá trình lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã vận dụng
phép biện chứng duy vật để nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại, đã
hình thành nên lý luận "hình thái kinh tế xã hội". Hầu hết, tất cả các nước hướng
tới xã hội chủ nghĩa cộng sản đều đang trong giai đoạn đầu của con đường xã hội
chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu về hình thái kinh tế của
xã hội chủ nghĩa cộng sản sẽ giúp vận dụng rút ra kinh nghiệm cho việc phát triển
mơ hình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Khi nghiên cứu lịch sử phát triển loài người, C.Mác và Ph.Anghen đã xây
dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội. Theo Mác, khái niệm về hình thái
kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các
mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi
mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống
nhất với nhau. Học thuyết này vạch rõ những quy luật cơ bản của vận động xã hội,
chỉ ra các phương pháp khoa học để giải thích lịch sử. Nó khơng chỉ làm rõ những
1


yếu tố cấu thành hình thái kinh tế- xã hội mà cịn xem xét xã hội trong q trình
biến đổi và khơng ngừng phát triển. Nhờ có lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lần
đầu tiên trong lịch sử loài người, C.Mác đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong,


nội tại của sự phát triển xã hội, bản chất của từng chế độ xã hội, nghiên cứu về cấu
trúc cơ bản của xã hội, cho phép phân tích đời sống hết sức phức tạp của xã hội để
chỉ ra các mối quan hệ biện chứng giữa các lĩnh vực cơ bản của nó; chỉ ra quy luật
vận động và phát triển của nó như một q trình lịch sử - tự nhiên.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lenin đã cung cấp
những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho sự phân kỳ lịch sử, trong đó có sự
phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra
đời và có quá trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao
hơn. Đó là "giai đoạn đầu của xã hội cộng sản” gọi là "chủ nghĩa xã hội"; tiếp theo
là "Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản" gọi là "chủ nghĩa cộng sản" và "giữa
xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách
mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ
chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chun
chính cách mạng của giai cấp vơ sản", đó chính là "những cơn đau đẻ kéo dài".
Những cơn đau đẻ kéo dài tức là thời kỳ quá độ dành cho những nước từ giai đoạn
phong kiến, bỏ qua xã hội tư bản chủ nghĩa để bước lên xã hội xã hội chủ nghĩa.
Cái xã hội quá độ của giai đoạn trên là một xã hội vừa thoát khỏi xã hội chủ nghĩa
tư bản, xã hội chưa có sự phát triển trên cơ sở của chính nó cịn mang nhiều dấu
vết của xã hội cũ để lại. Sau này, từ thực tiễn nước Nga, Lenin đã cho rằng, đối với
những nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển cao mà vẫn thực hiện quá độ lên
chủ nghĩa xã hội “cần phải có thời kỳ quá độ khá lâu”.
2


Nói ngắn gọn hơn, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng
sản được hiểu theo hai cách: một là, các nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản (ví dụ
điển hình là Việt Nam), cần phải trải qua “những cơn đau đẻ kéo dài” trong thời
gian khá lâu, và, với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển (ví dụ như
Liên Xơ), giữa hai chủ nghĩa tư bản và cộng sản vẫn cần phải có một thời kỳ quá

độ nhất định, cải biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Hơn 75 năm qua kể từ khi miền Bắc Việt Nam hồn tồn được giải phóng,
từng bước q độ lên chủ nghĩa xã hội, gần 50 năm đất nước thống nhất, cả nước
cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, qua những thăng trầm của cách mạng xã hội chủ nghĩa với khơng ít sai lầm,
khuyết điểm trong nhận thức, lý luận về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội, cùng những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử mà đất nước ta giành
được từ năm 1986 đến nay đã cho nhiều cứ liệu để xem xét, đánh giá một cách
khách quan về việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội
cộng sản chủ nghĩa nhằm hiện thực hóa xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Cương lĩnh năm 1930 đã xác định cách mạng Việt Nam sẽ trải qua 2 giai
đoạn là giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (giành độc lập cho dân tộc,
ruộng đất cho nơng dân), và sau đó sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản mà bước đầu là
chủ nghĩa xã hội. Tức là: mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã
được xác định nhất quán từ ngày thành lập Đảng đến nay. Nhận thức của Đảng ta
về mục tiêu và bản chất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng đầy
đủ hơn.
Tiếp tục vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin về bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, tại Đại hội lần thứ XI
(2011), Đảng ta đã đưa ra một quan niệm mới về mơ hình chủ nghĩa xã hội Việt
3


Nam sau khi tổng kết hơn 25 năm đổi mới: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Nhân dân
ta xây dựng là xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh;
do Nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển tồn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết,
tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ
hữu nghị và hợp tác với Nhân dân các nước trên thế giới”. Trong đó, đặc trưng
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” vừa là đặc trưng vừa là
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Đây là mơ hình tổng qt của chủ nghĩa
xã hội Việt Nam. Các phương hướng này quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho
nhau, thể hiện việc vận dụng hết sức sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh của Ðảng ta vào điều kiện đổi mới và cùng nhau góp phần thực hiện mục
tiêu xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời với thực hiện 08 phương hướng, Đại hội XI cũng yêu cầu giải
quyết tốt 08 quan hệ lớn: “quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ
nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ…”
Có thể nói rằng, nước ta đã nhận thức rõ hơn về tính chất lâu dài, khó khăn,
phức tạp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ đó xác định rõ mục tiêu tổng
quát và mục tiêu chặng đường đầu của thời kỳ quá độ. Đó là, trong thời kỳ quá độ
4


sẽ tồn tại nhiều hình thức kinh tế - xã hội có tính chất q độ. Hơn thế nữa, Đảng
cịn nhận thức đầy đủ hơn về cách thức bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: cái gì bỏ qua, cái gì cần tiếp thu…
Việc “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” được giải thích rõ theo hai khía
cạnh: Thứ nhất, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất cơng,
bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế
chính trị khơng phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, trong khi bỏ qua
những mặt đó, cần “tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được

dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học - công nghệ để phát triển
nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”. Đây là một quá trình
cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra
sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, vậy nên rất cần
thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình
thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen. Một trong những nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ
quá độ là xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa, trong đó vấn đề
mấu chốt là phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Rút ra những bài học không thành
công, Đảng ta đã xây dựng một quan niệm mới về cơng nghiệp hóa gắn liền với
hiện đại hóa. Đó là cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, tận dụng lợi thế so sánh,
chú trọng công nghiệp nơng nghiệp gắn liền với đơ thị hóa nơng thơn, có chiến
lược phát triển tồn diện nơng nghiệp - nơng thôn và nông dân. Đại hội VIII, IX, X
và Đại hội XI đã có những phát triển lý luận mới về vấn đề này.
Có thể kết luận rằng, sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin về
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa đối với việc nhận thức về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là điều hoàn toàn
đúng đắn. Lý luận Mác - Lenin đã giúp chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn và
5


khoa học về sự vận hành của xã hội trong những giai đoạn phát triển chủ nghĩa
cộng sản cũng chính là tiến trình vận động lịch sử nói chung của xã hội loài người,
đúng theo lời của Mác: “Theo quy luật tiến hố của lịch sử, lồi người nhất định
sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”.

6




×