Mục lục
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lý luận về hình thái kinh tế- xã hội của C.Mác cho thấy sự biến đổi của
các xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Vận dụng lý luận đó vào phân tích xã
hội tư bản, tìm ra các quy luật vận động của nó, C.Mác và Ph. Ăngghen đều
cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có tính chất lịch sử và xã
hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới- xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia dân tộc đều có quyền lựa chọn con
đường, sự phát triển cho chính mình sao cho phù hợp với xu thế chung của
thời đại, với quy luật khách quan của lịch sử và nhu cầu, khát vọng của dân
tộc. Do vậy, Việt Nam đi lên CNXH là một tất yếu khách quan hoàn toàn
phù hợp với xu thế chung đó.
Trước thời cơ và vận hội, nguy cơ và thách thức đan xen nhau thì việc tìm
hiểu nhằm nâng cao nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là
việc làm mang tính cấp thiết, có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhận thức
và hành động của mỗi chúng ta trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì thế nhóm đã quyết tâm lựa chọn đề tài này để tham gia nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng,
an ninh, đối ngoại của Việt Nam.
- Hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Không gian
- Trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,..
- Trên phạm vi cả nước Việt Nam
. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về thời kỳ quá độ lên CNXH
1.1 Khái niệm thời kỳ quá độ lên CNXH
Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn
diện từ xã hội cũ sang xã hội mới- xã hội XHCN. Nó diễn ra trong toàn bộ nền các
lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra các tiền đề vật chất,, tinh thần cần thiết để hình
thành một xã hội mới mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội XHCN
từng bước được thực hiện. Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vơ sản giành được
chính quyền, bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết thúc khi đã xây
dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất- kỹ thuật của xã hội.
1.2 Tính tất yếu tiến lên CNXH
Tính tất yếu của thời kỳ tiến lên CNXH được lí giải từ các căn cứ sau;
• Một là: CNTB và CNXH khác nhau về bản chất
CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất, dựa trên chế độ áp bức bóc lột. Cịn CNXH xây dựng trên cơ sở công hữu tư
liệu sản xuất là chủ yếu, khơng cịn các giai cấp đối kháng, khơng cịn chế độ áp
bức, bóc lột. muốn có được xã hội như vậy thì ta cần phải có một khoảng thời gian
nhất định.
• Hai là: CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại cơng nghiệp có trình độ
cao. CNTB đã tạo ra tiền đề vật chất- kỹ thuật nhất định cho CNXH. Nhưng muốn
tiền đề đó phục vụ cho CNXH thì CNXH cần phải tổ chức, sắp xếp lại. Đối với
những nước chưa trải qua cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên XHCN thì thời kỳ
quá độ có thể phải kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm là là tiến hành cơng nghiệp hóa
XHCN
• Ba là: Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội khơng tự phát nảy sinh trong
lịng chế độ tư bản chủ nghĩa, đó là kết quả của q trình xây dựng và cải tạo xã
hội chủ nghĩa. Dù sự phát triển của CNTB có ở mức cao đến mấy thì cũng chỉ
tạo ra tiền đề vật chất – kỹ thuật, điều kiện hình thành các quan hệ xã hội mớiXHCN. Do vậy, cần phải có thời gian để xây dựng, phát triển các quan hệ đó.
• Bốn là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và
phức tạp, cần phải có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với
những cơng việc đó. Thời lỳ q độ ở những nước có trình độ phát triển kinh tế
xã hội khác nhau thì khác nhau. Nước đã phát triển lên trình độ cao thì tương
đối ngắn, cịn những nước lạc hậu, kém phát triển thì phải kéo dài hơn và gặp
phải nhiều khó khăn phức tạp hơn
- Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Thời kỳ q độ cịn tồn tại nhiều yếu tố tư
tưởng và văn hóa khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư
tưởng tư sản, tiểu tư sản…. , các yếu tố văn hóa cũ và mới thường xuyên đấu
tranh với nhau
1.3.2 Thực chất
Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp
giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại, khơng cịn là giai cấp thống trị và những thế
lực thù địch chống phá CNXH với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao
động. cuộc đấu tranh này diễn ra trong hồn cảnh mới là giai cấp cơng nhân giành
được chính quyền nhà nước và nó diễn ra trong mọi lĩnh vực
- Trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa: Tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng khoa học
và cách mạng của giai cấp cơng nhân trong tồn xã hội; khắc phục những tư
tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội; xây dựng nền văn hóa mới, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên
thế giới.
- Trong lĩnh vực xã hội: phải khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại;
từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp
dân cư trong xã hội nahwfm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối
quân hệ tốt đẹp giữa người với người
-
điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được chính quyền và sử
dụng chính quyền nhà nước cơng, nơng, trí thức liên minh làm điều kiện tiên
-
quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, điều kiện bên ngồi, có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các
nước tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vơ sản.
Tóm lại: Thời kỳ quá độ lên XHCN là thời kì tất yếu trên con đường
-
phát triển của hình thái kinh tế- xã hội củ nghĩa cộng sản. Đó là thờikyf có
những đặc điểm riêng với những nội dung knh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
đặc thù mà giai đoạn xã hội XHCN chỉ có thể có được trên cơ sở hồn thành
những nội dung đó.
2. Vận dụng vào thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
2.1 Tính tất yếu tiến lên CNXH và điều kiện tiến lên CNXH bỏ qua TBCN ở
Việt Nam
2.1.2 Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử, bởi:
-
Ở Việt Nam thời kỳ quá độ lên CNXH bắt đầu từ 1954 ở miền bắc và
từ 1975 trên phạm vi nhà nước, sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân hoàn thành thắng lợi, đất nước hoàn toàn thống nhất đi
lên CNXH
-
Thời kỳ quá độ lên CNXH là một tất yếu khách quan đối với mọi quốc
gia xây dựng CNXH, dù xuất phát ở trình độ cao hay thấp
Một là, phát triển theo con đường XHCN là phù hợp với quy luật khách quan
của lịch sử. Loài người đã trải qua các hình thái kinh tế- xã hội: cơng xã ngun
thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Sự biến đổi của các hình thái
kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên, hình thái kinh tế- xã hội sau cao hơn
hình thái xã hội trước và tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Cho dù ngày nay, CNTB đang nắm ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ và thị
trường nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn vốn có của nó, đặc biệt là
mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa tính chất xã hội hóa ngày càng caocủa lực lượng
sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Sự
phất triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động làm cho các tiền
đề vật chất, kinh tế, xã hội ngày càng chín muồi cho sự phủ định chủ nghĩa tư bản
và sự ra đời của xã hội mới - chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản khơng phải là
tương lai của lồi người. Theo quy luật tiến hố của lịch sử, lồi người nhất định sẽ
tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với xu
thế của thời đại, mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam: cách
mạng dân tộc, dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng
dân tộc, dân chủ trước hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, dân chủ...
đồng thời nó là tiền đề để “ làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm
cho mọi người có cơng ăn việc làm, được ấm no, và sống một đời hạnh phúc”,
nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”. Vì vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tục hợp lơgíc cuộc cách
mạng dân tộc, dân chủ, làm cho cách mạng dân tộc, dân chủ được thực hiện triệt
để.
Phân tích tình hình đất nước và thời đại cho thấy mặc dù kinh tế còn lạc hậu, nước
ta vẫn có khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa.
2.3. Xây dựng nền văn hóa
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống
nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm
cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào tồn bộ đời sống xã hội, trở thành
sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền
thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa
văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và
phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng
cao. Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật; khẳng định và
biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém, đấu
tranh chống những biểu hiện phi văn hóa, phản văn hóa. Bảo đảm quyền được
thơng tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin
đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có
hiệu quả sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Con người là trung tâm của chiến lược phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con
người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền
làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trị của xã hội, các đồn thể,
nhà trường, gia đình, từng tập thể lao động và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo
xây dựng con người Việt Nam giàu lịng u nước; có ý thức làm chủ, trách nhiệm
cơng dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa; có tinh thần quốc
tế chân chính. Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh
của xã hội, là môi trường trực tiếp, quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành
nhân cách. Đơn vị sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu phải là môi trường rèn
luyện phong cách làm việc có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao,
bồi đắp tình bạn, tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách con người và nền
văn hóa Việt Nam.
2.4 Xây dựng giáo dục và đào tạo
Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là
quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới
toàn diện, mạnh mẽ giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng
cao chất lượng theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, phục vụ đắc
lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo
cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.
2.5 Lĩnh vực khoa học và công nghệ
Khoa học và cơng nghệ giữ vai trị then chốt trong việc nâng cao trình độ lãnh đạo
- quản lý đất nước, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa
học và cơng nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển
đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật gắn với phát triển
văn hóa và nâng cao dân trí. Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học
và công nghệ của đất nước. Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích
sáng tạo và đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.
2.6 Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội. Kết hợp
chặt chẽ giữa ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường
sinh thái. Phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch” và “tiêu dùng sạch”. Coi
trọng nghiên cứu, dự báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với q trình biến đổi
khí hậu. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia.
2.7 Xây dựng chính sách xã hội đúng đắn
Chính sách xã hội đúng đắn, cơng bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát
huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân; kết hợp
chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách; phát triển hài hịa
đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi
thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao
thể chất, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích cá nhân với
lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội.
Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập tốt
hơn. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với giảm nghèo bền vững. Có chính
sách điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội.
Thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có cơng với nước. Chú trọng cải
thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ
trẻ em. Chăm lo đời sống những người già cả, neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và
trẻ mồ côi. Hạn chế, tiến tới đẩy lùi và giảm tác hại của tệ nạn xã hội. Bảo đảm quy
mô hợp lý và chất lượng dân số.
Hình thành một cộng đồng xã hội văn minh, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân
cư đồn kết, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Xây dựng giai cấp công nhân lớn
mạnh cả về số lượng và chất lượng; là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội
tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng, phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nơng dân
trong q trình phát triển nơng nghiệp, nông thôn. Đào tạo, bồi dưỡng, phát huy
mọi tiềm năng và sức sáng tạo của đội ngũ trí thức để tạo nguồn lực trí tuệ và nhân
tài cho đất nước. Xây dựng đội ngũ những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản
lý giỏi. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước.
Thực hiện bình đẳng giới và hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tạo điều kiện
thuận lợi và hỗ trợ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, giữ gìn bản
sắc dân tộc, chấp hành tốt pháp luật các nước sở tại, hướng về quê hương, góp
phần xây dựng đất nước.
Thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân
tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát
triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa,
ngơn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ
dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và
các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số.
Tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo - nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân. Đấu tranh với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tơn
giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và của
nhân dân.
3.Một số thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng lên CNXH ở nước ta
2 Về phát triển các mặt xã hội
3.2.1 Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đời sống của đại bộ phận
dân cư được cải thiện rõ rệt
Thành công nổi bật, đầy ấn tượng qua hơn 25 năm thực hiện đổi mới, đầu
tiên phải kể đến việc chúng ta đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội; các
cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư,
khuyến khích, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân. GDP
bình qn đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 1988
chỉ đạt 86 USD/người/năm - là một trong những nước thấp nhất thế giới, nhưng đã
tăng gần như liên tục ở những năm sau đó, giai đoạn 2005 - 2010 đạt 1.168
USD/người/năm, nước ta đã ra khỏi nhóm nước thu thập thấp để trở thành nước
có thu nhập trung bình (thấp).
Trong lĩnh vực lao động và việc làm: Từ năm 1991 đến năm 2000, trung bình
mỗi năm cả nước đã giải quyết cho khoảng 1 - 1,2 triệu người lao động có cơng ăn
việc làm; những năm 2001 - 2005, mức giải quyết việc làm trung bình hằng năm
đạt khoảng 1,4 - 1,5 triệu người; những năm 2006 - 2010, con số đó lại tăng lên
đến 1,6 triệu người. Cơng tác dạy nghề từng bước phát
triển, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ dưới 10% năm 1990 lên khoảng
40% năm 2010.
Cơng tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng. Theo chuẩn quốc
gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống khoảng 9,5% năm 2010.
Còn theo chuẩn do Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Tổng cục Thống kê
tính tốn, thì tỷ lệ nghèo chung (bao gồm cả nghèo lương thực, thực phẩm và
nghèo phi lương thực, thực phẩm) đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 29% năm
2002 và còn khoảng 17% năm 2008. Như vậy, Việt Nam đã “hoàn thành sớm hơn
so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015”, mà Mục tiêu
Thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc đã đề ra. Tại cuộc Hội thảo quốc tế với
tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinh nghiệm Việt Nam và một số nước châu Á do
Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào giữa tháng 6-2004, Việt Nam
được đánh giá là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đơng Nam Á.
Hình 2: Tỷ lệ
nghèo của VN giai đoạn (1993-2006)
Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mơ, đa dạng hóa về loại
hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học. Năm 2000, cả nước
đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; dự tính đến
cuối năm 2010, hầu hết các tỉnh, thành sẽ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ
sở. Tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ đã tăng từ 84% cuối những năm
1980 lên 90,3% năm 2007. Từ năm 2006 đến nay, trung bình hằng năm quy mô
đào tạo trung học chuyên nghiệp tăng 10%; cao đẳng và đại học tăng 7,4%. Năm
2009, trên 1,3 triệu sinh viên nghèo được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay
với lãi suất ưu đãi để theo học.
Hoạt động khoa học và cơng nghệ có bước tiến đáng ghi nhận. Đội ngũ cán
bộ khoa học và công nghệ (bao gồm khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học
kỹ thuật) đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối,
chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; tiếp thu, làm chủ và ứng
dụng có hiệu quả các cơng nghệ nhập từ nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực
thông tin - truyền thông, lai tạo một số giống cây trồng, vật ni có năng suất cao,
thăm dị và khai thác dầu khí, xây dựng cầu, đóng tàu biển có trọng tải lớn, sản
xuất vắc-xin phịng dịch,... và bước đầu có một số sáng tạo về cơng nghệ tin học.
Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Bảo hiểm y tế được mở
rộng đến khoảng gần 60% dân số. Các chỉ số sức khỏe cộng đồng được nâng lên.
Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 81% năm 1990 xuống còn khoảng
28% năm 2010; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm tương ứng từ
50% xuống còn khoảng 20%. Công tác tiêm chủng mở rộng được thực hiện,
nhiều dịch bệnh hiểm nghèo trước đây đã được thanh tốn hoặc khống chế. Tuổi
thọ trung bình của người dân từ 63 tuổi năm 1990 tăng lên 72 tuổi hiện nay.
Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục suốt mấy thập kỷ
qua: từ 0,561 năm 1985 lần lượt tăng lên 0,599 năm 1990; 0,647 năm 1995;
0,690 năm 2000; 0,715 năm 2005 và 0,725 năm 2007. Nếu so với thứ bậc xếp
hạng GDP bình quân đầu người thì xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2007 vượt
lên 13 bậc: GDP bình quân đầu người xếp thứ 129 trên tổng số 182 nước được
thống kê, còn HDI thì xếp thứ 116/182. Điều đó chứng tỏ sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta có xu hướng phục vụ sự phát triển con người, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội khá hơn một số nước đang phát triển có GDP bình qn
đầu người cao hơn Việt Nam. Như vậy, tổng quát nhất là chỉ số phát triển con
người (HDI) của nước ta đã đạt được ba sự vượt trội: chỉ số đã tăng lên qua các
năm; thứ bậc về HDI tăng lên qua các năm; chỉ số và thứ bậc về tuổi thọ và học
vấn cao hơn chỉ số về kinh tế.
3.3 Một số hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta
Bên cạnh những thành tựu to lớn, đáng ghi nhận đó chúng ta còn những yếu kém
cần khắc phục như:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết.
- Cơ chế chính sách chưa đồng bộ; tình trạng tham nhũng, suy thối ở một bộ phận
khơng nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
Đây là những vấn đề cần phải được nhanh chóng khắc phục để đất nước phát triển
bền vững.
3.3 Một số hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta
Bên cạnh những thành tựu to lớn, đáng ghi nhận đó chúng ta cịn những yếu kém
cần khắc phục như:
- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết.
- Cơ chế chính sách chưa đồng bộ; tình trạng tham nhũng, suy thối ở một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
Đây là những vấn đề cần phải được nhanh chóng khắc phục để đất nước phát triển
bền vững.
Kết luận
Sau khi tập trung nghiên cứu, nhóm đã hiểu rõ hơn về quan điểm, bản chất của quá
trình tiến lên CNXH mà Mac-Lênin đã trình bày, đồng thời cũng hiểu sâu sắc và
hoàn toàn tin tưởng vào con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam. Từ nhận thức một
cách đúng đắn, triệt để và nhất quán về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam sẽ
giúp cho mỗi chúng ta có cái nhìn tồn diện hơn về những thuận lợi, khó khăn;
những thời cơ, vận hội; nguy cơ và thách thức đan xen nhau để từ đó với quyết tâm
chính trị cao chúng ta phải phấn đấu vượt qua, tránh được căn bệnh chủ quan, nóng
vội, duy ý chí; trong nhận thức phải xuất phát từ thực tế khách quan tôn trọng và
hành động theo quy luật.
Dù rằng con đường ấy chắc chắn sẽ gian nan và không thể thành cơng trong một
thời gian ngắn nhưng nếu Tồn Đảng, toàn dân và toàn quân ta quyết tâm đồng
thuận theo phương hướng đã đề ra:
-
Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài
nguyên, môi trường.
-
Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
-
Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con
người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
-
Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
-
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác
và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
-
Xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng
cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
-
Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân.
-
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Thì cơng cuộc xây dựng đi lên con đường CNXH nhất định thắng lợi.
Mặc dù nhóm đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu rất kĩ lưỡng tuy nhiên do nhận
thức, kiến thức cịn hạn chế, quỹ thời gian ngắn nên nhóm chắc chắn sẽ khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót mong được sự chỉ dạy thêm từ phía q Thầy Cơ.
Cuối cùng nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ Đặng Thu Hồi đã tận tình
hướng dẫn nhóm trong suốt quá trình tham gia nghiên cứu.
Danh mục tài liệu tham khảo
-
Tài liệu Việt Nam
1. Bé GD và ĐT, Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin(Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng
khối không chuyên ngành Mác-Lênin, t tởng Hồ Chí Minh,
tái bản có sửa chữa, bổ sung), NXB chính trị quốc gia,
2011.
2. Bộ GĐ và ĐT, Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác-Lênin
(Dùng cho các khối ngành không chuyên kinh tế Quản trị
kinh doanh trong các trờng đại học, cao đẳng), NXB
chính trị quốc gia, 2002-2007
3. Bộ GĐ và ĐT, Giáo trình Chủ nghĩa xà hội khoa học(Dùng
trong các trờng đại học và cao đẳng), NXB chính trị quốc
gia 2004-2007
4. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB XTQGST, HN
-
Tài liệu tham khảo trên mạng
1. (Truy cập lúc 15h ngày 07/04/2014)
2. />htuu?articleId=10045210 (Truy cập lúc 15h ngày 07/04/2014)
3. />(Truy cập lúc 15h ngày 07/04/2014)