Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tính nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính của đường lối kháng chiến chống pháp giai đoạn 1946 1950 và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với cuộc chiến chống đại dịch covid 19 ở việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.21 KB, 13 trang )

BÌA:
Tính nhân dân, tồn dân, tồn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính của đường
lối kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946-1950 và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
đối với cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện nay.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................4
1

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp:....................................................................4
1.1

Tình hình Việt Nam khi thực dân Pháp xâm lược:....................................4

1.2 Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta – Tính nhân dân, tồn
dân, tồn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính:............................................5
2

Thời kỳ mới của đất nước – Cuộc chiến chống Covid_19:.............................8

KẾT LUẬN.............................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................12

2


MỞ ĐẦU
Trong suốt q trình vận động của dịng lịch sử nhân loại, bất cứ một quốc
gia nào hình thành và phát triển cũng đều phải trải qua chiến tranh. Đứng ở vị trí chủ


chiến hay bị xâm lược đều cần phải đưa ra một đường lối chiến tranh đúng đắn.
Đường lối đúng đắn sẽ đưa đến kết quả thắng lợi. Đây được coi là ngọn đèn hải đăng
cho mỗi hành đơng, bước đi trong đêm tối khắc nghiệt. Hịa cùng dòng chảy lịch sử
ấy, Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả tốt đẹp trong những cuộc kháng chiến
trường kỳ từ thuở vua Hùng dựng nước. Đặc biệt trong cuộc chiến tranh chống thực
dân Pháp đã để lại những bài học kinh nghiệm lớn lao về đường lối, chủ trương chính
sách của Đảng. Trong đó, Đảng ta coi đại đoàn kết toàn dân là tư tưởng cơ bản, nhất
quán và xuyên suốt quá trình tập hợp lực lượng đấu tranh với kẻ thù dân tộc và giai
cấp. Đây chính là vấn đề sống cịn, quyết định sự thành cơng của cách mạng. Sự
nghiệp ấy chỉ có thể được thực hiện bằng sức mệnh của các dân tộc, là sức dân, lịng
dân, tồn dân, tồn diện. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và
nhiệm vụ khác nhau, chính sách, phương pháp tập hợp nhân dân có thể điều chỉnh cho
phù hợp với từng đối tượng khác nhau song không bao giờ thay đổi chủ trương phát
huy sức mạnh tồn dân tộc, vì đó là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.
“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Biết lượng sức mình, sức địch,
tình hình đất nước bấy giờ tạo điều kiện để Đảng đưa ra đường lối, chiến thuật đúng
đắn, lâu dài. Kết quả chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa đã là minh chứng rõ nhất
cho điều này. Nghiên cứu về đường lối của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Pháp
giai đoạn 1946-1950 về tính nhân dân, tồn dân, tồn diện, lâu dài cũng chính là
nghiên cứu và vận dụng các bài học kinh nghiệm quý giá đối với cuộc chiến chống đại
dịch Covid-19 ở nước ta hiện nay.

3


NỘI DUNG
1 Thời kỳ kháng chiến chống Pháp:
1.1

Tình hình Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám:


Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, lịch sử dân tộc Việt Nam bước
sang chương mới với nhiều thuận lợi và khó khăn dồn dập.
Thế chiến thứ hai kết thúc, cục diện Đông Nam Á và toàn thế giới tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam thành công. Xô Viết trở thành nước
chủ trì của chủ nghĩa xã hội và nhận nhiều sự ủng hộ của các nước Đông, Trung
Âu khiến cho làn sóng phong trào giải phóng dân tộc các nước thuộc địa mạnh mẽ
hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã khiến quần chúng thêm
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Niềm tự tơn dân tộc, ý thức đại đồn kết cùng truyền thống yêu nước bao
đời nay đã đúc kết lại thành cơn sóng yêu nước mãnh liệt hơn bao giờ hết, thúc đẩy
con thuyền cách mạng Việt Nam phát triển, trưởng thành lên từ những sóng gió để
đến được bến cảng vinh quang.
Tuy nhiên, do chưa thỏa mãn được tham vọng thống trị thế giới, phe chủ
nghĩa thực dân vẫn ấp ủ giấc mơ “chia lại hệ thống thuộc địa” với hi vọng sắp xếp
lại trật tự thế giới, trong đó có cách mạng dân tộc Việt Nam. Đáng buồn là, tại thời
điển đó, vì lợi ích cá nhâ, khơng một đất nước nào ủng hộ lập trường và công nhận
lãnh thổ pháp lý của Nhà nước Việt Nam. Nước ta một lần nữa lại rơi vào tay
những kẻ xâm lược. Không chỉ vậy, hậu quả Pháp để lại cho nền kinh tế- xã hội
nước ta rất tàn ác. Nạn lũ lụt, nạn đói 1945 xảy ra liên tiếp gây ra nhiều hậu quả
nghiêm trọng ngay khi chính quyền cách mạng non trẻ mới thành lập. Ruộng đất
bỏ hoang, tài chính cạn kiệt, hủ tục lạc hậu cịn tồn tại, nạn đói, nạn mù chữ khiến
4


dân ta không tài nào cầm cự nổi. Vào ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn
độc lập tại Quảng trường Ba Đình thì quân Pháp lại gây hấn vào cuộc mít tinh
mừng ngày lễ lớn của nhân dân Sài Gòn tại Chợ Lớn. Quân Anh, quân Pháp, cùng
quân đội giải giáp của Nhật cùng nhau nổ súng phá hoại Việt Nam vào ngày 23/9,

nước ta lại bước vào công cuộc đấu tranh chống quân xâm lược lần hai của thực
dân Pháp. Cùng thời điểm đó, quân Tưởng Giới Thạch vượt biên giới dưới sự bảo
kê của Mỹ đã tràn vào Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ”.
Trong tình cảnh “một cổ hai trịng”, nước ta vừa phải đối phó với nạn đói, nạn dốt
đồng thời vừa phải chiến đấu, đánh đuổi thù trong, giặc ngồi. Vận mệnh đất nước
ln trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, chỉ cần một bước đi sai có thể làm
sụp đổ cả một bức tường thành quá trình Đảng và Nhân dân ta đã gây dựng nên
bấy lâu nay.
1.2

Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta – Tính nhân dân, tồn

dân, tồn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính:
Trong tình hình và chủ trường bấy giờ, đường lối kháng chiến của Đảng chính
là ánh sáng soi đường cho Cách mạng Việt Nam hoạt động. Chính vì vậy, trong hai
năm từ 1945 đến 1975, dựa vào thực tiễn cách mạng Việt Nam đã hình thành và phát
triển nên đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp. Nội dung cơ bản của đường
lối là: “dựa trên sức mạnh toàn dân, tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu
dài và dựa vào sức mình là chính”. Đường lối đó được thể hiện trong ba văn kiện
chủ yếu sau: Chỉ thị Toàn quốc kháng chiến của trung ương Đảng (19-12-1946), Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946), tác phẩm
Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh (8-1947),... [1, tr.72,
giáo trình LSĐ].

5


Sau thành công của Cách mạng tháng Tám, giữa lúc nước ta vừa ra đời phải
đương đầu với nhiều khó khăn lớn, Hội Liên Việt được thành lập nhằm mở rộng
hơn nữa khối đoàn kết dân tộc, cùng làm chỗ dựa vững chắc cho chính quyền cách

mạng non trẻ đối phó có hiệu lực với thù trong, giặc ngồi.
Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến của ta biểu hiện ở việc nhân dân
kháng chiến, đứng lên chống giặc, chủ động giành lại chính quyền về tay mình,
trong đó lấy lực lượng quân đội làm nòng cốt. Đây là sự kế thừa phát huy tinh hoa
dân tộc và truyền thống quân sự lên một tầm cao mới, phù hợp với xu thế cách
mạng của thời đại và tình hình nước ta bấy giờ, cả nước đồng lịng nhất trí đứng
lên đánh đuổi giặc ngoại xâm mọi lúc, mọi nơi, để “mỗi người dân là một chiến
sĩ”, để “mỗi làng xã là một pháo đài”.
Xuất phát từ quan điểm “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ
nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
chủ trương “kháng chiến tồn diện, trường kì, tự lực cánh sinh…” của Đảng Cộng
sản Việt Nam, toàn dân kháng chiến là toàn bộ nhân dân Việt Nam không phân biệt
già, trẻ, gái, trai, đều tham gia đánh giặc, trong đó chủ yếu là lực lượng ba thứ
quân. Tự do hịa bình được coi là mục tiêu phấn đấu suốt đời Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Thế nhưng, trong điều kiện phải đương đầu với kẻ thù xâm lược có sức
mạnh lớn hơn ta gấp trăm lần thì chắc chắn cần phải huy động sức mạnh của toàn
dân để chiến đấu. Người đã viết rõ trong Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến (tháng
12-1946): “Bất kỳ đàn ơng, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân
Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, khơng có
gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp
cứu nước”. Đây được xem chính là một định hướng chiến lược chống giặc Pháp
xâm lược từ những ngày đầu trường kỳ kháng chiến.
6


Tiếp theo, tính tồn diện kháng chiến là sự hồn hảo, vẹn tồn về mọi lĩnh
vực từ chính trị, qn sự đến ngoại giao nhằm huy động mọi sức người, sức của
vào cơng cuộc kháng chiến, trong đó đấu tranh vũ trang giữ vai trò mũi nhọn.
Đồng thời, đây cũng cách tận dụng sự ủng hộ của các nước chuộng hịa bình trên

tồn thế giới. Vốn là nước bé nhỏ, dân số ít, có nền kinh tế lạc hậu và kém phát
triển, sống chủ yếu là nghề nông. Thế nhưng, cùng với sự lãnh đạo tài tình của
Đảng đã dẫn dắt nhân dân lãnh đạo đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc,
một sức mạnh tổng hợp từ nhiều phương diện, toàn nước, toàn dân đã cùng nhau
đánh giặc, từng bước giành được thắng lợi vẻ vang. Đây được coi là điểm sáng về
tính sáng tạo trong tính tồn diện của cuộc kháng chiến.
Kháng chiến lâu dài là tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng. Muốn thắng
lợi khơng thể chỉ ngày một ngày hai là có kết quả, đây là cả một cuộc chiến dài
hơi, tốn kém, đòi hỏi muốn đi đến thắng lợi cuối cùng cần phải huy động được lực
lượng lớn mạnh. Chỉ có lực lượng đại đồn kết tồn dân tộc mới có thể tự lực cứu
đất nước mình bằng cuộc kháng chiến tồn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Muốn trị lửa phải dùng nước, địch muốn tốc chiến, tốc thắng. Ta lấy trường
kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng”. Tranh thủ mọi
thời cơ để thúc đẩy cuộc chiến có bước nhảy vọt đáng kể, sớm dành được thắng
lợi.
Bên cạnh phương châm toàn dân, toàn diện kháng chiến, “tự lực cánh
sinh” cũng là yếu tố độc đáo của Đảng ta trong xây dựng đường lối kháng chiến.
Đảng ta xác định tiến hành kháng chiến chủ yếu dựa vào sức mình là chính: đó
chính là dựa vào sức mạnh tổng hợp của đất nước, lấy nguồn nội lực của dân tộc
làm gốc, phát huy thế mạnh của nhân dân ta là điều cốt yếu; mặt khác, tranh thủ sự
ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế khi nhen nhóm bất cứ điều kiện nào.
Như vậy, với phương châm kháng chiến của nhân dân, toàn dân, tồn diện,
lâu dài, dựa vào sức mình là chính của đường lối kháng chiến chống Pháp được
7


Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định ngay từ khi cuộc kháng chiến vừa bùng
nổ đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt quân dân ta vượt qua mọi khó khăn, liên tiếp giành
thắng lợi và đưa cuộc kháng chiến đến toàn thắng.
2 Thời kỳ mới của đất nước – Cuộc chiến chống Covid_19:

Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đã dẹp tan bóng quân thù xâm lược bờ
cõi, cả nước đang trong quá trình xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa, thế
nhưng, đại dịch Covid_19 xuất hiện làm trì trệ nên kinh tế- xã hội. Lúc này,
phương châm toàn dân, toàn diện lại trở thành vấn đề có giá trị và ý nghĩa sâu sắc
mà Đảng ta đã kế thừa và vận dụng triệt để, đây chính là sự chung sức của nhân
dân Việt Nam như chìa khóa mở cánh cửa để cả nước thoát khỏi đại dịch và trở về
guồng quỹ đạo vốn có.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dễ trăm lần khơng dân cũng
chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Chân lý này luôn luôn đúng trong mọi thời,
mọi cảnh, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Nhân dân ta đã từng đồng lịng góp
để đánh thắng quân thù, đã từng chung tay vượt qua hoạn nạn bão lũ, đến bây giờ,
nguồn nội lực ấy lại bùng cháy mạnh mẽ để dập tan đại dịch COVID_19.
Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Đảng ta đã đánh giá đúng tình hình để
rồi khẳng định chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính
mạng của Nhân dân. Cả nước đã thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch 5K và
tuyên truyền cho cả cộng đồng cùng nhau bảo vệ sức khỏe. Khi dịch bùng phát
căng thẳng với đợt dịch thứ tư vào những ngày hè nóng bức, nhân dân đã trở thành
hậu phương vững chắc cho lực lượng các y bác sĩ và bộ đội can đảm lao vào cuộc
chiến hiểm nguy. Các cán bộ, sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội lên đường hỗ trợ
tỉnh Bắc Ninh phòng chống dịch COVID-19 hay những xuất ăn từ thiện của Hội
phụ nữ Quận 1 (TP Hồ Chí Minh), câu chuyện về cây "ATM gạo" giúp người lao
động nghèo tạm thời vượt qua khó khăn mùa dịch bệnh hay thực phẩm của nhà hảo
8


tâm gửi động viên các bệnh nhân xóm chạy thận (Hà Nội) trong thời gian bệnh
viện Bạch Mai bị phong tỏa là những nghĩa cử cao đẹp, giàu tình người và rất đáng
trân trọng. Người có góp gạo, góp rau, người khơng có tình nguyện góp sức đi
canh vùng cách ly hay nấu cơm phục vụ. Không ai nề hà, phân biệt tuổi tác, học
vấn, trình độ,… tất cả đều một lòng quyết tâm dịch bệnh sẽ sớm dập tắt. Một việc

làm tuy bé thơi nhưng đã đóng góp sức mạnh xây dựng thành lũy chống dịch bệnh
khắc nghiệt.
Các chương trình đấu giá, các show biểu diễn miễn phí phục vụ cơng chúng
đều trích lợi nhuận ra để qun góp vật tư y tế phục vụ công tác chống dịch.
Những Việt kiều, người lao động nước ngồi cũng góp sức chung tay góp tiền của
hay đơn giản là tạo nên những vật phẩm tuy bé nhưng có giá trị rất lớn như may
hàng trăm nghìn chiếc khẩu trang cũng chính là cách ủng hộ chống dịch. Mỗi cá
nhân Việt, dù làm gì, là gì, ở đâu cũng đều mang trong mình dịng máu Lạc Hồng
huyền thoại một bọc trăm trứng nở ra trăm anh em phân đều ở khắp mọi miền Tổ
quốc, biết giúp đỡ kề vai bên nhau suốt những khó khăn, trắc trở, giúp người gần
người hơn. Dù bạn có là người bệnh hay người lao động về nước tránh dịch, cả Tổ
quốc vẫn sẵn sàng mở rộng vịng tay chào đón, che chở.
Khi Đảng, Chính phủ ta nhận ra biện pháp duy nhất để chúng ta có thể
“sống cùng” với dịch là vắc-xin phòng ngừa. Nước ta hiện vẫn chưa thể tạo ra vắcxin phục vụ ngành Y tế, vì vậy ta phải nhập vắc-xin từ nước ngồi về với chi phí
rất đắt đỏ. Tồn dân một lần nữa lại trở thành nguồn lực quan trọng nhất để giúp
đất nước có đủ khả năng thực hiện hành động này. Chỉ vài tuần phát động phong
trào, hàng nghìn tỷ đồng đã được chuyển vào Quỹ phòng, chống dịch COVID_19
của chính phủ từ khắp các ban ngành, đồn thể, đến những cá nhân, tổ chức góp
thêm niềm tin mãnh liệt vào đất nước sẽ chiến thắng đại dịch như cách ta đã cùng
nhau vượt qua rất nhiều những khó khăn, thử thách trước đây. Báo chí thơng tấn
9


nước ngoài đã từng khen ngợi và khẳng định sự đoàn kết toàn dân tộc của Việt
Nam trong việc thực hiện các đường lối, chủ trương Chính phủ đưa ra từ những
ngày đầu năm 2020, bởi lẽ chúng ta hiểu rằng, Nhà nước vận động nhân dân phòng
chống dịch bệnh, huy động sức dân cùng đảm việc lớn chính là quan tâm, chăm lo
cho cuộc sống của Nhân dân. Sớm thực hiện được mục tiêu tiêm vắc-xin miễn phí
cho tồn dân để có được sự miễn dịch cộng đồng đầy lùi được COVID, trở lại quỹ
đạo cuộc sống ban đầu.

Bên cạnh dịch COVID_19, đất nước ta còn đang trong quá trình tiến hành sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu hướng hội nhập quốc tế.
Tiếp tục vận dụng đường lối phù hợp từ cuộc kháng chiến chống Pháp, sáng tạo
thành những đường lối đáp ứng được tình hình mới để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
cùng với việc phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, đặt lợi ích chung dân tộc
lên hàng đầu là việc làm đúng đắn để thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của đất nước. Có
như vậy, nước ta mới có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu khác trên
toàn thế giới./.

10


KẾT LUẬN
Đã gần 80 năm trôi qua kể từ chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm
châu, chấn động địa cầu” đập tan âm mưu thơn tính nước ta của thực dân Pháp,
buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán ngoại giao kí kết hiệp định Giơnevơ cơng
nhận nền độc lập tự do cho Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khí thế hào hùng của tồn
dân ngày đầu đánh giặc giờ đây đã đi vào dĩ vãng lịch sử, thế nhưng, nó vẫn cịn
sống mãi trong lịng mỗi người Việt, để rồi tinh thần ấy sẽ bộc lộ ra bất cứ khi nào
cần đến chúng nhất. Sự hòa quyện, gắn bó máu thịt của Đảng và tồn dân tộc ta đã
tạo nên nguồn lực bên trong cách mạng Việt Nam để nhấn chìm bất cứ khó khăn,
thử thách và cuối cùng đi tới thắng lợi. Tư tưởng Nhân dân, toàn dân, toàn diện, đã
trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt q trình cách mạng Việt Nam. “Đồn kết, đồn
kết, đại đồn kết. Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng”. Ý chí đồng lịng của
nhân dân sẽ tạo nên sức mạnh dân tộc, sức mạnh dân tộc được thống nhất sẽ đưa
tới thành công.

11



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Nguyễn Mạnh Dũng- Tạp chí Quốc phịng toàn dân (08/12/2011): Vận dụng

bài học phát huy sức mạnh tồn dân tộc trong kháng chiến chống thực dân Pháp
vào

xây

dựng

nền

quốc

phịng

tồn

dân,

tham

khảo

link

tại:


/>2 Trang tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh (06/02/2017): Kháng chiến toàn
dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, tham khảo link tại:
/>3 Chu Bích Thảo- Trường CĐSP Lạng Sơn (12/05/2017): Tìm hiểu về phương
châm kháng chiến toàn dân, toàn diện (giai đoạn 1946 – 1954) và ý nghĩa trong sự
nghiệp

đổi

mới



nước

ta

hiện

nay,

tham

khảo

link

tại:

/>4 Thiếu tá Nguyễn Ngọc Cường- Báo Nhân dân Điện tử (13/12/2016): Tư
tưởng kháng chiến toàn dân trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ

tịch Hồ Chí Minh, tham khảo link tại: />5 TS. Trần Anh Tuấn - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam – Báo Hà Nội mới
(07/05/2017): Thắng lợi của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, tham khảo
link tại: />6 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12


7

mạnh

Thanh Lâm – Báo Bạc Liêu Online (11/06/2021): Huy động sức dân - sức
vượt

khó

qua

các

mùa

dịch,

tham

khảo

link


/>
13

tại:



×