Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại ngân hàng đầu tư và phát triển hà tây 2005 - 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 146 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
MỤC LỤC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 119
Hà Nội, ngày tháng năm 119
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
NHĐT&PT Hà Tây : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
HSC : Hội sở chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Phòng QHKH : Phòng Quan hệ khách hàng.
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng Nhà nước.
TA2 : Mô hình đổi mới hoạt động của NHĐT&PT Hà Tây.
NHTM : Ngân hàng thương mại.
Phòng DVKH-DN : Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
Phòng KH – TH : Phòng kế hoạch tổng hợp.
VIWASEEN : Tổng công ty đầu tư xây dựng Cấp Thoát Nước và môi
trường Việt Nam.
WB (world bank) : Ngân hàng Thế giới.
VNPT : Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình huy động vốn của NHĐT&PT Hà Tây giai đoạn 2006
-2008 9
Bảng 1.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng của NHĐT&PT Hà Tây giai đoạn 2005 -2008
11
Bảng 1.3. Số lượng máy ATM và thẻ đã phát hành tại NHĐT&PT Hà Tây giai
đoạn 2005-2008 14


Bảng 1.4. Số dự án thẩm định và doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại
NHĐT&PT Hà Tây 16
Bảng 1.5. Cơ cấu cho vay của dự án ngành xây lắp theo hình thức đầu tư 18
Bảng 1.6. Cơ cấu cho vay của dự án ngành xây lắp theo hình thức xây dựng 19
Bảng 1.7. Kết quả sản xuất những năm gần nhất khi vay vốn của Tổng
VIWASEEN 58
Bảng 1.8. Tình hình Quan hệ tín dụng của Tổng VIWASEEN với các ngân
hàng khác 59
Bảng 1.9. Tổng hợp cơ cấu vốn đầu tư xây dựng của Dự án Xây dựng hệ thống
cấp nước thô cho khu Kinh tế Đình Vũ 68
Bảng 1.10. Tính toán doanh thu các năm của dự án Xây dựng hệ thống cấp
nước thô cho khu Kinh tế Đình Vũ 71
Bảng 1.11. Dòng tiền các năm của dự án 73
Biểu đồ 1.1. Mức tăng trưởng vốn huy động của NHĐT&PT Hà Tây 9
Biểu đồ 1.2. Tổng dư nợ của NHĐT&PT Hà Tây 11
Biểu đồ 1.3. Số lượng máy ATM và thẻ đã phát hành tại NHĐT&PT Hà Tây
giai đoạn 2005 -2008 14
Biểu đồ 1.4. Cơ cấu cho vay của dự án ngành xây lắp theo hình thức đầu tư. .18
Biểu đồ 1.5. Cơ cấu cho vay của dự án ngành xây lắp theo hình thức xây dựng
20
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHĐT&PT Hà Tây 5
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ quy trình thẩm định dự án ngành xây lắp 28
Sơ đồ 1.3. Phương án lựa chọn công nghệ cho dự án 64
Sơ đồ 1.4. Phương án cấp nước giai đoạn 1 cho dự án 66
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2008 là năm có nhiều biến động mạnh với ngành tài chính ngân hàng, nền
kinh tế Mỹ khủng hoảng xuất phát của các Ngân hàng chuyên cho vay mua bán bất

động sản. Kéo theo đó nền kinh tế thế giới bị suy giảm nghiêm trọng, khủng hoảng
kính tế diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị
trường tài chính của Việt Nam nói riêng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Cụ thể là thị
trường chứng khoán suy giảm nghiêm trọng, các kênh huy động vốn trên thị trường
tài chính giảm sút. Khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp cũng giảm mạnh
dẫn đến tình trạng nợ cơ cấu và nợ xấu có nguy cơ gia tăng. Đứng trước tình hình
đó, các ngân hàng trong nước phải tăng cường kiểm tra chất lượng tính dụng để rà
soát phòng ngừa rủi ro.
Hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là đơn vị tiên phong trong
mọi hoạt động cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Mọi hoạt động của
hệ thống luôn tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt về lãi suất trần và sàn lãi
suất, liên tục cắt giảm lãi suất theo biến động của thị trường, đồng thời tăng cường
kiểm tra, giám sát nội bộ.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây là ngân hàng chi nhánh cấp 1 trực thuộc
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Do vậy mọi hoạt động của Ngân hàng
nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng luôn bán sát chủ trương của Hội Sở trung
ương và đặt mục tiêu an toàn tín dụng là mục tiêu quan trọng nhất.
Hiện nay, đầu tư là hoạt động rất sôi nổi, đặc biệt là hoạt động đầu tư theo dự án
ngành xây lắp. Đó là cơ sở để xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Đồng thời,
các dự án xây lắp thường là những dự án quy mô lớn, sản phẩm của dự án đầu tư
ngành xây lắp ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo nền kinh tế. Trong giai đoạn thực
tập tại Chi nhánh, em đã có quá trình tìm hiểu về hoạt động tín dụng của Ngân hàng
đặc biệt vấn đề thẩm định dự án đầu tư. Em nhận thấy cho vay theo dự án ngành
xây lắp là một thế mạnh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
Vì vậy, em quyết định chọn đề tài "Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu
tư ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây" cho chuyên đề tốt
nghiệp của mình. Chuyên đề tốt nghiệp này bao gồm hai nội dung chính:

Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
Chương 2: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư
ngành xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây.
Do quá trình tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ngắn, và còn có
nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thẩm định, nên chắc
chắn chuyên đề của em còn nhiều hạn chế. Em rất mong sự đóng góp của thầy cô và
Quý ngân hàng để chuyên đề của em được hoàn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Nguyễn Thị Ái Liên cùng các anh chị
phòng Quan hệ khách hàng 1 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề
này.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ NGÀNH XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
HÀ TÂY.
1.1.Một vài nét khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
1.1.1.Quá trình hình thành:
1.1.1.1.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – trưc thuộc bộ Tài Chính
được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ.
Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Ngân hàng Kiến Thiết có nhiệm vụ
chủ yếu là thực hiện cấp phát vốn kiến thiết cơ bản nguồn vốn ngân sách Nhà nước
cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Sau nhiều lần đổi tên ngày 14/11/1990 Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) theo quyết định số 401 –CT của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà
nước, chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi căn bản: tiếp tục nhận vốn

ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước. Huy động các
nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và
dịch vụ Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.
Từ 1/1/1995 đến nay, BIDV chính thức hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp
theo mô hình ngân hàng thương mại, với nghiệp vụ trọng yếu là phục vụ cho đầu tư
phát triển của đất nước. Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên
cùng đất nước”, chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của
BIDV. Trong những năm gần đây, BIDV tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đa
ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân
hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của
ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển đất
nước. Trước yêu cầu hội nhập, để tăng cường sức cạnh tranh, ngày 20/8/2007, thủ
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
tướng chính phủ đã có văn bản 1132/TTg-ĐMDN chấp thuận BIDV xây dựng thí
điểm hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng.
1.1.1.2.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây – tiền thân là phòng Đầu tư
và Phát triển Hà Sơn Bình, là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 1/6/1990.
Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà tây luôn thực
hiện phương châm lấy “hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu
hoạt động”, “an toàn trong mọi lĩnh vực hoạt động ngân hàng làm tiêu chuẩn hàng
đầu”, đáp ứng hợp lý cao nhất nhu cầu khách hàng về các dịch vụ và sản phẩm của
ngân hàng với chất lượng tốt nhất, rủi ro thấp nhất, chi phí thấp nhất. Nhờ sự phối
hợp tạo điều kiện kinh doanh của khách hàng, nên hoạt động kinh doanh phục vụ
của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây trong những năm qua luôn
tích cực tham gia các công tác xã hội như nhận phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh

hùng, đỡ đầu các lớp học tình thương của phường Quang Trung,.
Với những cố gắng và nỗ lực vươn lên không ngừng trong những năm qua, sự
đóng góp của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây đã được Nhà nước
ghi nhận và trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì cùng nhiểu bằng khen của
ngành Ngân hàng và UBND tỉnh Hà Tây.
Nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây là:
- Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế, các Tổ chức tín
dụng, Tổ chức phi chính phủ, dân cư, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài bằng
VND và ngoại tệ để tiến hành cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ
chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.
- Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng và phi ngân hàng.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
- Làm đại lý, ngân hàng phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển từ các nguồn
của chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính, tiền tệ, các tổ chức xã hội trong và
ngoài nước
1.1.2.Cơ cấu tổ chức, nhân sự:
Sau khi triển khai thành công dự án Hiện đại hoá ngân hàng do WB tài trợ vào
ngày 12/07/2004 đi dần đến thay đổi một số hoạt động không chỉ trong lĩnh vực
kinh doanh và trong cả bộ máy tổ chức. Đây là sự thay đổi tích cực đối với Chi
nhánh dần hình thành một mô hình Chi nhánh Ngân hàng cấp 1 hiện đại phù hợp
với hoạt động trong tình hình mới.
Từ ngày 1/10/2008, theo chương trình đổi mới mô hình hoạt hoạt động TA2, cơ
cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây đã có sự điều chỉnh:
Sơ đồ 1.1: cơ cấu tổ chức NHĐT&PT Hà Tây
(Nguồn: Phòng kế hoạch- Tổng hợp)
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
BAN GIÁM ĐỐC
Khối

tác
nghiệp
Khối
nội bộ
Khối
quan hệ
khách
hàng
Phòng QHKH1
Phòng QHKH2
Phòng quản lý rủi ro
Phòng DV-KH CN
Phòng giao dịch
Phòng TC-HC
Phòng KHTH
Quỹ tiết kiệm
Phòng DV-KH DN
Phòng TC-KT
Khối
quản lý
rủi ro
Phòng QL&DV KQ
Phòng QT tín dụng
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
Theo cơ cấu tổ chức này: NHĐT&PT Hà Tây chia làm bốn khối hoạt động cơ
bản trong đó nhiệm vụ của các bộ phận như sau:
Ban giám đốc chịu trách nhiệm với pháp luật và Hội sở chính về toàn bộ hoạt
động kinh doanh, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của NHĐT&PTHT.
Phòng quan hệ khách hàng 1: chịu trách nhiệm trước pháp luật và ban giám

đốc về toàn bộ các hoạt động tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng, công tác tín
dụng. Phòng QHKH1 trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng, theo dõi quản lý
tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay.
Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi. Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu
đủ nợ gốc, lãi, phí đến khi tất toán hợp đồng tín dụng.
Phòng quan hệ khách hàng 2 cùng với phòng quan hệ khách hàng1 thực hiện
các công tác tín dụng và chịu trách nhiệm bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán
lẻ, khách hàng cá nhân.
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ: quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng,
quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO,
kiểm tra nội bộ. Phòng làm công tác tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát
triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, quản lý giám sát, phân tích, đánh
giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ
thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. Từ đó xây dựng các
quy dịnh, biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh
cho khách hàng.
Phòng quản trị tín dụng trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo
lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh, thực
hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng QHKH
theo đúng quy định của BIDV; gửi kết quả cho phòng Quản lý rủi ro để rà soát,
trình cấp có thẩm quyền quyết định. Phòng chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn
trong tác nghiệp của phòng, tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín
dụng.
Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp có trách nhiệm trực tiếp quản lý tài
khoản và giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp; thực hiện công tác phòng
chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của

BIDV; làm công tác thanh toán quốc tế. Phòng DVKH-DN trực tiếp bán sản phẩm/
dịch vụ tài quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp theo quy định;
quản lý tài khoản, nhập thông tin khách hàng và hạch toán kế toán các giao dịch với
khách hàng.
Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân trực tiếp quản lý các giao dịch của khách
hàng là cá nhân.
Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ trực tiếp quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ;
chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám Đốc chi nhánh về các biện pháp, điều
kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ;
thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về
đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của Chi nhánh/
BIDV và của khách hàng.
Phòng giao dịch là đại diện theo uỷ quyền của Chi nhánh để thực hiện cung cấp
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, tổ chức quản lý các hoạt động
kinh doanh của đơn vị theo quy định của pháp luật, BIDV và Chi nhánh nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất. Phòng giao dịch đề xuất kiến nghị các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị và của Chi nhánh của toàn bộ hệ thống
BIDV.
Quỹ tiết kiệm là đại diện theo uỷ quyền của Chi nhánh để thực hiện cung cấp
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng; xử lý các nghiệp vụ phát sinh
trong giao dịch với khách hàng Quỹ tiết kiệm tổ chức quản lý các hoạt động kinh
doanh của đơn vị theo đúng quy định của pháp luât, BIDV và Chi nhánh nhằm đạt
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
được hiệu quả cao nhất; đề xuất, kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của Chi nhánh hoặc của toàn hệ thống BIDV.
Phòng Tài chính - Kế toán có nhiệm vụ quản lý và thực hiện công tác hạch toán
kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài
chính kế toán của Chi nhánh bao gồm cả các đơn vị trực thuộc.; thực hiện nhiệm vụ

quản lý, giám sát tài chính. Phòng TC- KT còn có nhiệm vụ đề xuất tham mưu với
Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây
dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản; kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành
chế độ quy chế, chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý,
trung thực của số liệu kế toán, báo cáo tài chính, quản lý thông tin và lập báo cáo;
thực hiện quản lý thông tin khách hàng.
Phòng Tổ chức- hành chính có nhiệm vụ tổ chức nhân sự; công tác hành chính;
công tác quản trị, hậu cần. Phòng tổ chức- hành chính thực hiện công tác văn thư
theo quy định, quản lý con dấu của Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và
của BIDV. Là đầu mối tổ chức hoặc đại hiện cho Chi nhánh trong quan hệ giao tiếp,
đón tiếp các tổ chức/cá nhân trong, ngoài hệ thống BIDV. Kiểm tra, giám sát, tổng
hợp, báo cáo về việc chấp hành nội quy lao động, nội quy cơ quan và các quy định
thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao quản lý.
Phòng kế hoạch - tổng hợp làm nhiệm vụ thu thập thông tin phục vụ công tác
kế hoạch - tổng hợp, tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh
doanh, tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh, giúp giám đốc quản lý, đánh giá
tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Phòng KH-TH làm công tác nguồn
vốn: đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải
pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao
lợi nhuận. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy
định và trình giám đốc chi nhánh giao hạn mức. Đồng thời làm công tác điện toán,
công tác nguồn vốn.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
1.1.3.Tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
1.1.3.1. Nhóm các sản phẩm huy động vốn:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây xác định công tác huy động vốn là nhiệm
vụ trọng tâm để mở rộng kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh trước mắt và lâu
dài. Chính vì vậy ban lãnh đạo Chi nhánh quán triệt chỉ đạo tập trung phát triển

nguồn vốn với nhiều hình thức, bằng nhiều phương thức và kết quả đạt được trong 5
năm trở lại đây như sau:
Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại NHĐT&PT Hà Tây
giai đoạn 2006 -2008
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Chỉ ti êu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. Tiền gửi từ dân cư 919 861 982
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 419 376 837
Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng 500 485 145
2. Tiền gửi từ tổ chức kinh tế 456 690 903
3. Tiền gửi từ tổ chức xã hội, tổ
chức tài chính
120 125 195
Tổng cộng 1495 1676 2080
( Nguồn: Phòng Kế hoạch - tổng hợp)
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động của
NHĐT&PT Hà Tây không ngừng tăng qua các năm. Năm 2006, nguồn vốn huy
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
12
(Nguồn số liệu phòng kế hoạch tổng hợp)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
động đạt 1495 tỷ đồng. Năm 2007, nguồn vốn huy động đạt 1676 tỷ đồng tăng 181
tỷ đồng tương đương 12% so với năm 2006. Đến năm 2008, nguồn vốn huy động
đạt 2080 tỷ đồng tăng 404 tỷ đồng tương đương 24% so với năm 2007. Trong đó
tiền gửi từ các tổ chức dân cư có xu hướng tăng, năm 2008 tăng 63 tỷ đồng, tương
đương với 6% so với năm 2008. Đặc biệt trong những năm gần đây, xu hướng tăng
tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đã
có những thay đổi phù hợp với tình hình tài chính trong nước. Hiện tượng này có
nguyên nhân xuất phát từ nguyên nhân khủng hoảng tài chính trong những năm qua,
lãi suất liên tục biến động. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng có xu

hướng ngày càng tăng, tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2008. Mọi thay đổi về
cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng trong giai đoạn vừa qua là phù hợp với những
thay đổi của thị trường.
1.1.3.2. Sản phẩm tín dụng:
Tín dụng ngày càng được NHĐT&PT Hà Tây chú trọng mở rộng, phát triển.
Trong những năm qua, với vai trò là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển,
với đội ngũ cán bộ tín dụng, thẩm định có uy tín, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao. NHĐT&PT Hà Tây luôn được đánh giá là ngân hàng có thế mạnh trong hoạt
động tín dụng. Với mục tiêu phục vụ tốt nhất mọi đối tượng khách hàng,
NHĐT&PT Hà Tây đã triển khai nhiều loại sản phẩm tín dụng áp dụng rộng rãi cho
các khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ,
hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong các làng nghề trên địa bàn. Với phương châm
không ngừng đổi mới, đa dạng nhiều loại sản phẩm trên nguyên tắc tất cả khách
hàng có thể tiếp cận với các sản phẩm của BIDV để lựa chọn những sản phẩm dịch
vụ phù hợp với điều kiện của mình.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
Bảng 1.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng của Chi nhánh 2005- 2008
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Chênh lệch
2006/2005

Chênh lệch
2007/2006
Chênh
lệch
2008/2007
Số
tiền
Số
tiền
Số
tiền
Số
tiền
CL TL
(%)
CL TL
(%)
CL TL
(%)
Tổng dư nợ
916 1104 1338 1647 188
20,5
2
234 21,19 309 23,09
1.Phân loại
theo thời hạn
916 1104 1338 1647 188
20,5
2
234 21,19 309 23,09

Ngắn hạn
502 588 765 1049 86
17,1
3
177 30,10 284 37,12
Trung và dài
hạn
414 516 573 598 102
24,6
3
57 11,04 25 4,18
2.Phân loại
theo tiền
916 1104 1338 1647 188
20,5
2
234 21,19 309 23,09
a. Dư nợ
VND
809 995 1228 1536 186 22,99 233 23,41 308 25,08
b. Dư nợ
ngoại tệ
107 109 110 111 2 1,86 1 0,91 1 0.91
3.Phân loại
theo thành
phần kinh tế
916 1104 1338 1647 188
20,5
2
234 21,19 309 23,09

a.Quốc doanh 760 932 946 1137 172 22,63 14 1,50 191 20,19
b.NQD 156 172 392 510 16 10,25 220 127,90 118 30,10
(Nguồn: PhòngKế hoạch Tổng hợp Chi nhánh BIDV Hà Tây)
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy, tổng dư nợ của Ngân hàng trong thời gian qua
tăng mạnh, năm 2005 là 916 tỷ đồng, năm 2006 là 1104 tỷ đồng tăng 188 tỷ đồng
(tương đương 22,63%), so với năm 2005; năm 2007 là 1338 tỷ đồng, tăng 234 tỷ
đồng (tương đương24,19%) so với năm 2006, năm 2008 là 1647 tỷ đồng tăng 309
tỷ đồng (tương đương 23,09%) so với năm 2007. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng
lớn hơn trong tổng dư nợ, cụ thể qua 4 năm: 54,80%; 53,26%; 57,40%; 63,69%.
Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều hơn đảm bảo an toàn chính sách tín dụng. Trong
đó Ngân hàng đang mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm: 156→ 172→ 392→ 510 tỷ đồng; tuy nhiên
cho vay ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ do mối quan hệ
từ trước sẵn có và do mối quan hệ tốt và mở rộng cho vay đối với mọi thành phần
kinh tế.
1.1.3.3. Sản phẩm dịch vụ, thanh toán và thẻ:
 Đối với dịch vụ thanh toán:
Trong những năm gần đây, hoạt động thanh toán qua NHĐT&PT Hà Tây có
những chuyển biến rõ nét theo hướng tích cực. Phạm vi thanh toán không còn bó
hẹp trong lượng khách hàng doanh nghiệp ít ỏi mà đã mở rộng ra nhiều đối tượng
khách hàng doanh nghiệp, tư nhân cá thể. NHĐT&PT Hà Tây đã và đang từng bước
hiện đại hoá phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu thanh toán ngày càng cao
của khách hàng.
Các sản phẩm thanh toán chính của NHĐT&PT Hà Tây cung cấp cho khách
hàng bao gồm:
- Thanh toán hoá đơn, đây là sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng có tài
khoản mở tại NHĐT&PT Hà Tây đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả việc sử dụng

các dịch vụ, hàng hoá cho người thụ hưởng có tài khoản mở tại tổ chức tín dụng bất
kỳ. Hiện tại NHĐT&PT Hà Tây thực hiện việc thanh toán một số lượng khách sử
dụng dịch vụ điện thoại cố định của VNPT có mở tài khoản tại NHĐT&PT Hà Tây.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
- Chuyển tiền thanh toán trong nước, đây là sản phẩm đáp ứng nhu cầu chuyển
tiền của khách hàng từ nơi này sang nơi khác, từ tài khoản này sang tài khoản khác.
Đây là sản phẩm phát triển mạnh, chiếm doanh số chủ yếu trong hoạt động thanh
toán của NHĐT&PT Hà Tây. Sản phẩm này thường được thanh toán từ tài khoản
tiền gửi thanh toán của người yêu cầu hoặc mở tài khoản tiền vay tại NHĐT&PT
Hà Tây.
- Thanh toán lương tự động: đây là sản phẩm được NHĐT&PT Hà Tây triển
khai thực hiện từ năm 2006. Đối tượng phục vụ chủ yếu là các doanh nghiệp, đơn vị
có nhu cầu chi trả lương cho CBCNV của đơn vị mình thông qua tài khoản mở tại
ngân hàng. Đặc biệt đây là sản phẩm NHĐT&PT Hà Tây cung cấp nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách hàng là những đơn vị thực hiện việc chi trả lương theo Chỉ thị
20/2007/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sản phẩm này mang lại nhiều tiện lợi cho
khách hàng như tiết kiệm chi phí quản lý giảm chi phí nhân công, giảm giao dịch
tiền mặt, tăng độ an toàn trong vận chuyển, chi trả tiền mặt, trong nghiệp vụ kế
toán… Đến 31/12/2008 NHĐT&PT Hà Tây đã ký hợp đồng thực hiện việc thanh
toán lương qua tài khoản với 70 đơn vị, trong đó có 42 đơn vị thuộc đối tượng chi
trả lương theo chỉ thị 20/2007/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Để thực hiện thanh toán, khách hàng có thể lựa chọn một trong các thể thức
thanh toán tại NHĐT&PT Hà Tây như: thanh toán bằng tiền mặt tại quầy, thanh
toán bằng uỷ nhiệm chi, các hình thức khác như séc, thư tín dụng,
 Đối với dịch vụ thẻ:
Đối với NHĐT&PT Hà Tây đến cuối năm 2004 mới hoàn thiện xong việc hiện
đại hoá ngân hàng và bắt đầu phát hành thẻ ATM từ 11/2004 với đối tượng áp dụng
phát hành trong năm 2004 là cán bộ công nhân viên của NHĐT&PT Hà Tây. Việc

triển khai phát hành thẻ chính thức được áp dụng vào năm 2005 và phát hành duy
nhất thẻ rút tiền mặt ATM với các loại thẻ đã triển khai là: thẻ Vạn dặm,
eTrans365+ và thẻ Power. Với việc tham gia vào thị trường thẻ muộn so với trên
địa bàn, tuy nhiên NHĐT&PT Hà Tây có thể vận dụng những kinh nghiệm trong
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
công tác phát hành thẻ của các ngân hàng đi trước để triển khai công tác phát hành
thẻ có hiệu quả hơn.
Bảng 1.3: số lượng máy ATM và thẻ đã phát hành tại NHĐT&PT Hà Tây
giai đoạn 2005-2008
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
1.Số lượng máy ATM 06 10 20
2. Số lượng thẻ đã phát hành 9.970 14.035 20.755 27.850
-Số lượng thẻ phát hành trong năm 9.873 4.065 6.720 7.105
3. Thu phí thẻ phát hành 100 365 205 200
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp. NHĐT&PT Hà Tây)
Tuy mới tham gia hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng kết quả đạt được
tương đối khả quan, số lượng thẻ NHĐT&PT Hà Tây đã phát hành năm 2005 là
9.873 thẻ, năm 2006 là 4.065 thẻ, năm 2007 là 6.720 thẻ và năm 2008 là 7.105 thẻ.
Số lượng thẻ ATM phát hành tập trung chủ yếu vào loại thẻ eTrans 365+, đây là
loại thẻ ghi nợ có nhiều tiện ích của BIDV. Nếu so với thẻ Vạn dặm là loại thẻ

hướng tới đối tượng sinh viên, học sinh thì eTrans365+ hướng tới nhiều đối tượng
khách hàng. Đối với thẻ eTrans365+ khách hàng có thể rút tiền từ tài khoản, chuyển
khoản, nhắn tin số dư và giao dịch, in sao kê, thanh toán hoá đơn. Với việc dễ dàng
thực hiện các giao dịch với mạng lưới ATM, POS của BIDV và hệ thống Banknet
trên toàn quốc, thẻ eTrans365+ hiện đang là thẻ chủ lực của BIDV, cũng như của
NHĐT&PT Hà Tây.
1.1.3.4. Các sản phẩm dịch vụ khác:
 Dịch vụ bão lãnh.
Đây là mảng dịch vụ vẫn đóng vai trò quan trọng và đem lại mức thu nhập
lớn trong thu nhập từ dịch vụ. Đặc điểm của dịch vụ bảo lãnh tại NHĐT&PT Hà
Tây là dịch vụ gắn liền với hoạt động tín dụng, tập trung chủ yếu vào các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với các loại bảo lãnh được NHĐT&PT
Hà Tây cung cấp như: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh
thanh toán, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm,… Khách hàng là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa tiếp cận dịch vụ này.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
 Đối với dịch vụ Phone Banking .
Hiện tại NHĐT&PT Hà Tây mới triển khai dịch vụ BSMS qua dịch vụ này
BIDV sẽ cung cấp các tiện ích: thông tin giao dịch trên tài khoản phát sinh, thông
tin tỷ giá, lãi suất, kỳ hành đến hạn trả nợ, địa chỉ hệ thống BIDV ATM,…Dịch vụ
này được NHĐT&PT Hà Tây triển khai từ năm 2006.
 Đối với dịch vụ HomeBanking.
NHĐT&PT Hà Tây thực hiện sự chỉ đạo của NHĐT&PT Việt Nam triển
khai thí điểm tại một số khách hàng có nhu cầu. NHĐT&PT Hà Tây đã triển khai
tới 5 khách hàng sử dụng dịch vụ này, đây là các khách hàng có nhu cầu chuyển
tiền thanh toán rất lớn. Thông qua dịch vụ này ngân hàng sẽ thu được các khoản phí
thuê bao, khoản phí cuyển tiền, sử dụng số dư tạm thời trên tài khoản tiền gửi thanh
toán của khách hàng đặc biệt sẽ nâng cao vị thế của BIDV trên địa bàn.

 Đối với các dịch vụ khác như dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.
NHĐT&PT Hà Tây đã triển khai vào năm 2006 tại tất cả các điểm giao dịch
của mình, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, thái độ phục vụ chu đáo,
các món chuyển tiền theo dịch vụ này ngày càng tăng. Năm 2007 tổng số món
chuyển tiền kiều hối Westerm Union thực hiện là 344 món, đạt 138% kế hoạch. Bên
cạnh đó NHĐT&PT Hà Tây đã ký thoả thuận hợp tác toàn diện với 51/75 Quỹ tín
dụng Nhân dân cơ sở trên địa bàn tình Hà Tây, cùng triển khai thực hiện một số sản
phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV như chuyển tiền, HomeBanking.
1.2.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Hà Tây:
1.2.1.Khái quát về tình hình thẩm định dự án đầu tư ngành xây lắp tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
Trong những năm vừa qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây rất chú trọng
phát triển tín dụng theo dự án. Số dự án trong những năm qua được Ngân hàng tiến
hành thẩm định và chấp nhận dự án cho vay trong những năm qua khá ổn định. Do
các dự án cho vay thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Hà Tây đã chia doanh số cho vay theo các lĩnh vực như: xây lắp, công nghiệp
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
chế biến, giao thông vận tải và hàng hoá, sản xuất kinh doanh, hạ tầng đô thị, khách
sạn, nhà hàng Qua việc phân chia theo các ngành Ngân hàng quản lý tốt hơn các
dự án vay vốn theo các lĩnh vực. Kết quả đạt được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.4: Số dự án thẩm định và doanh số cho vay theo ngành kinh tế
tại NHĐT&PT Hà Tây.
Đơn vị tính Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Số dự án thẩm định 29 31 26

Số dự án chấp thuận 27 29 25
Tổng số vốn cho vay 650 525 458
1.Ngành xây lắp 458 380 315
2. Công nghiệp chế biến 115 90 73
3. Ngành thương mại - dịch vụ 47 45 60
4. Các ngành khác 25 15 10
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Hà Tây)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng vay theo dự án tăng trưởng qua các năm,
số lượng dự án được chấp thuận cho vay cũng tăng thể hiện công tác thẩm định đã
được chuyên môn hoá rút ngắn được thời gian thẩm định. Tổng doanh số cho vay
theo ngành xây lắp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong thời gian qua hơn 70% tổng số
vốn cho vay của Chi nhánh (năm 2006 là 70.4%, năm 2007 là 72.4% và năm 2008
chiếm khoản 68%) và biến động trong các năm do ảnh hưởng của biến động kinh tế
cũng như tình hình tài chính thế giới. Điều này thể hiện triển vọng phát triển của
ngành xây lắp, sự mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp.
Ngành công nghiệp chế biến chiếm khoảng 16% doanh số cho vay tại chi nhánh
nhưng có xu hướng giảm theo thời gian. Nguyên nhân là do sau khi Việt Nam gia
nhập WTO ngành công nghiệp chế biến có yêu cầu phải thành lập hệ thống tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm, kiểm định chất lượng. Đây là những khó khăn của một
đất nước đang phát triển. Cho vay đối với ngành thương mại dịch vụ có con số tăng
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
tuyệt đối do quá trình gia nhập thế giới diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam là đất nước có
nhiều danh lam thắng cảnh, tình hình chính trị ổn định nên ngành du lịch có tiềm
năng phát triển.
Đồng thời cũng thể hiện công tác thẩm định dự án ngành xây lắp ngày càng đạt
được chất lượng cao do vậy các doanh nghiệp rất an tâm khi gửi dự án đến thẩm
định để xin vay vốn trong ngân hàng. Số lượng dự án xây lắp được ngân hàng thẩm
định và chấp nhận vay vốn cũng có xu hướng ổn định, ít thay đổi đều thể hiện ở

biểu đồ sau:
Số dự án chấp thuận cho vay tại Chi nhánh chấp thuận cho vay khá ổn định, giao
động không nhiều trong 3 năm gần đây (trung bình hàn năm Chi nhánh chấp thuận
15 dự án ngành xây lắp xin vay vốn tại Ngân hàng). Điều này cho thấy trong những
năm gần đây chất lượng công tác thẩm định dự án xây lắp đã được kiểm soát,
không còn tình trạng cho vay tràn lan.
Cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu nền kinh tế theo xu hướng hiện đại hoá,
ngày càng có nhiều dự án đầu tư xây dựng mới được thực hiện nhằm cải tạo cơ sở
hạ tầng của nền kinh tế để thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Hiện nay, xu
hướng cho vay theo dự án xây lắp tại Chi nhánh được chia theo cơ cấu như sau:
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
20
(Nguồn số liệu phòng kế hoạch tổng hợp)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
Bảng 1.5 cơ cấu cho vay theo dự án xây lắp theo các hình thức đầu tư
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Giá trị TB giai
đoạn 2006 -2008
Tổng số vốn vay 100 100 100 100
Đầu tư xây dựng mới 64 63 60 62.3
Mua sắm máy móc, thiết bị 29 31 40 33.3
Dự án cải tạo, sửa chữa 7 6 0 5.4
(Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu của Phòng kế hoạch tổng hợp)
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy, trong các hình thức đầu tư theo dự án ngành
xây lắp thì các dự án đầu tư xây dựng mới luôn chiếm tỷ trọng cao trong các hình
thức đầu tư chiếm 62.3% trong giai đoạn 2006 -2008. Nhưng tỷ lệ dự án đầu tư xây
dựng mới xu hướng giảm mạnh theo các năm (năm 2006 là 64%, năm 2007 là 63%
và năm 2008 giảm xuống còn 62.3%). Và dự án mua sắm máy móc thiết bị tuy chỉ

chiếm 33.3% trong giai đoạn 2006 -2008 nhưng lại có xu hướng tăng lên theo các
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
21
(Nguồn: số liệu phòng kế hoạch tổng hợp)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
năm (2006 là 25%, 2007 là 31% và 2008 tăng lên 40%). Nguyên nhân của hiện
tượng này là do trong năm 2008 tình hình kinh tế biến động, lãi suất cho vay tăng
mạnh đạt đỉnh điểm vào năm 2008 có thời điểm lên đến gần 30%/năm, các dự án
đầu tư xây lắp không thể có hiệu quả với mức lãi suất này. Do vậy tình hình vay
vốn cho các dự án xây lắp trong năm 2008 bị giảm sút. Nhưng xu hướng chung dự
án xây lắp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 50% tổng số vốn cho vay.
Ngoài ra, để quản lý công tác thẩm định dự án cho vay ngành xây lắp, Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây còn chia các dự án theo lại hình xây dựng như
xông trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp, công triìn xâyd
ựng giao thông vận tải và công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bảng 1.6: Cơ cấu cho vay theo dự án ngành xây lắp theo hình thức xây dựng
Đơn vị tính :%
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Giá trị TB giai
đoạn 2006 -2008
Tổng số vốn vay 100 100 100 100
Xây dựng dân dụng 61 69 81 70.3
Xây dựng công nghiệp 10 9 8 9
Xây dựng công trình GTVT 5 5 4 4.7
Xây dựng cơ sở hạ tầng 24 17 7 16
(Nguồn số liệu tác giả tự tính toán theo số liệu phòng KHTH cung cấp)
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên

Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy số lượng dự án công trình xây dựng dân dụng
xin vốn tại ngân hàng luôn chiếm trên 60%, tỷ lệ này gia tăng trong các năm (năm
2006 số dự án công trình xây dựng dân dụng mới chỉ chiếm 61% đến năm 2008 đã
tăng lên 81%. Những công trình này thường là công trình nhà ở, nhà chung cư,
công trình công công (bệnh viện, siêu thị, trường học, ). Đặc biệt trong những
năm gần đây chi nhánh cho vay rất nhiều đối với công trình xây dựng văn phòng
cho thuê. Công trình xây dựng công nghiệp chỉ chiếm 9% tổng số vốn xin vay tại
chi nhánh. Chi nhánh chủ yếu cho vay đối với các công trình công nghiệp nhẹ như
xây dựng nhà máy chế biến, nhà máy dược. Các công trình giao thông vận tại
thường không nhiều, Chi nhánh chủ yếu cho vay đối với công trình cải tạo, sửa
chữa đường và cho vay theo yêu cầu của Nhà nước. Công trình xây dựng hạ tầng
cơ sở cũng là loại hình dự án Chi nhánh cho vay khá mạnh, chiếm 16% tổng số
vốn cho vay. Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là công trình cấp thoát
nước, xử lý chất thải, các trạm truyền dẫn điện.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
23
(Nguồn số liệu Phòng kế hoạch tổng hợp)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
1.2.2.Đặc điểm của các dự án đầu tư xây lắp xin vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Hà Tây:
Xây lắp là một trong những ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế. Xây lắp
góp phần mở rộng cơ sở hạ tầng thay đổi diện mạo của nền kinh tế, tạo điều kiện
cho các ngành khác phát triển. Dự án đầu tư ngành xây lắp bao gồm có xây dựng
các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông vận tải, hạ
tầng kỹ thuật với các hình thức đầu tư mới, cải tạo mua sắm, mua sắm máy móc
thiết bị phục vụ cho công trình. Do vậy dự án đầu tư ngành xây lắp có những đặc
điểm sau:
 Tổng vốn đầu tư cho một công trình xây lắp thường là rất lớn. Một phần
lớn vốn được dùng phục vụ cho quá trình xây dựng, đầu tư mua sắm máy
móc thiết bị lắp đặt cho dư án. Có thể kể đến một vài doanh nghiệp lớn trong

lĩnh vực xây lắp thường xuyên vay vốn tại Chi nhánh như Vinaconex,
Viwaseen, Tổng công ty Sông Đà, Các dự án xin vay vốn của các đơn vị
này có tổng vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Do vậy quy mô vốn đầu
tư dùng cho dự án cần được tính toán kỹ lưỡng, đúng đắn, xác định thời gian
huy động vốn hợp lý để không lãng phí vốn hay ứ đọng vốn trong quá trình
thi công.
 Sản phẩm xây lắp là những công trình, kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu
phức tạp. Không thể di dời sản phẩm dự án từ nơi này sang nơi khác. Trong
quá trình thi công dự án cũng như vận hành kết quả đầu tư, dự án xây lắp
chịu tác động rất lớn điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã hội. Có thể
nói điều kiện tư nhiên là một trong những nhân tố quyết định đến thành công
của dự án xây lắp, nó quyết định tiến độ của dự án cũng như chất lượng của
dự án. Chẳng hạn, nếu một dự án gặp phải tình hình thời tiết bất lợi như mưa,
gió, lũ lụt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công, từ đó ảnh hưởng đến chi
phí xây dựng. Do vậy, trước khi lập dự án cần phải khảo sát điều kiện tự
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Thị Ái Liên
nhiên như địa hình, địa chất, tìm hiểu điều kiện kinh tế xã hội để đưa ra chủ
trương đầu tư và lựa chọn vị trí dự án hợp lý.
 Thời gian thực hiện đầu tư của một dự án xây lắp thường kéo dài. Nó
được tính từ khi bắt đầu tiến hành xây dựng cho đến khi dự án đi vào hoạt
động có thể kéo dài vài năm, có những công trình lớn kéo dài hàng chục
năm. Do vậy để quản lý dự án được hiệu quả, nhà quản lý thường chia dự án
thành các giai đoạn nhỏ ứng với những mốc chính của dự án để tiện theo dõi
và kiểm tra.
 Sản phẩm của dự án ngành xây lắp được thiết kế riêng về mặt kỹ thuật.
Mỗi hạng mục công trình đều có những tiêu chuẩn kỹ thuật riêng. Trong quá
trình thực hiện dự án các tiêu chuẩn kỹ thuật luôn được đặt ra và được giám
sát chặt chẽ. Việc xây dựng là một quá trình diễn ra lâu dài, nhiều giai đoạn,

có thể phát sinh nhiều kẽ hở làm cho quá trình quản lý dự án có gặp nhiều
khó khăn. Vì vậy, yêu cầu đặt ra với nhà quản lý dự án là phải xây dựng
được chương trình giám sát phù hợp, sát sao với hoạt động của dự án và nắm
được toàn bộ những tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến dự án.
 Dự án đầu tư ngành xây lắp mang tính rủi ro cao do dự án đầu tư ngành
xây lắp thường có quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư kéo dài, kết quả
đầu tư chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện tự nhiên. Trong quá trình thực
hiện cũng như vận hành kết quả đầu tư sẽ không chỉ chịu ảnh hưởng của
những nguyên nhân chủ quan của con người mà còn chịu ảnh hưởng lớn các
nguyên nhân khách quan từ nhiều phía. Do vậy, trong quá trình quản lý cần
phải có những biện pháp để ngăn ngừa, tránh né rủi ro có thể xảy ra.
1.2.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án ngành xây lắp
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây:
1.2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan:
 Tổ chức điều hành công tác thẩm định dự án.
SVTH: Ngô Thị Ngọc Ánh Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 47D
25

×