Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần đồ hộp hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.73 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
BÀI TẬP NHÓM
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của
Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Việt Đức
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 12
Lớp : N02
Huế, 5/2012
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
BÀI TẬP NHÓM
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của
Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Việt Đức
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 12
Lớp: N02
1. Nguyễn Thị Hồng Thủy
2. Phan Thị Thanh Nhơn
3. Trần Hoàng Quỳnh Thi
4. Đào Thị Thiên Ngọc
5. Nguyễn Thị Quỳnh Trang
6. Phan Thị Kiều Nhi
7. Vilaysack Aphisard
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 2
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
Huế, 5/2012
Mục lục


GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 3
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CANFOCO : Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long
CTCP : Công ty Cổ phần
BCTC : Báo cáo tài chính
CT : CT
DN : Doanh nghiệp
DT : Doanh thu
LN : Lợi nhuận
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
VCP : Vốn cổ phần
CSTT : Chỉ số thanh toán
CS : Chỉ số
VQ : Vòng quay
TS : Tài sản
TTS : Tổng tài sản
HTK : Hàng tồn kho
TSCĐ : Tài sản cố định
TSDH : Tài sản dài hạn
TSNH : Tài sản ngắn hạn
LCT : Lưu chuyển tiền
NĐT : Nhà đầu tư
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
HĐĐT : Hoạt động đầu tư
HĐTC : Hoạt động tài chính
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 4
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
TÓM LƯỢC BÀI BÁO CÁO
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều cơ hội mở ra cho doanh

nghiệp tham gia thị trường. Từ đó, thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp đóng
vai trò lớn trong việc ra quyết định kinh doanh, bởi lẽ đó là điều kiện tiên quyết cho thấy
doanh nghiệp đang hoạt động một cách hiệu quả.
Nắm được điều đó, với kiến thức về tài chính doanh nghiệp và hiểu biết về ngành
chế biến thực phẩm đồ hộp, nhóm chúng tôi đã chọn Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long
(CANFOCO) để thực hiện đề tài nghiên cứu “Phân tích và đánh giá tình hình tài chính
của CTCP Đồ hộp Hạ Long”.
Từ việc đánh giá nền kinh tế trên tầm nhìn vĩ mô và phân tích tình hình chung của
ngành với mô hình Porter’s 5 Forces, bài nghiên cứu đã làm rõ những tác động của môi
trường đối với doanh nghiệp. Từ đó, cho thấy được những rủi ro mà doanh nghiệp đang
phải đối mặt trong nền kinh tế đầy biến động hiện nay.
Nhóm chúng tôi đã dựa vào các bảng báo cáo tài chính của CANFOCO (2007-
2011) để tính toán và nhận xét một cách khách quan về các chỉ số tài chính mà doanh
nghiệp đã đạt được trong 5 năm vừa qua. Nhóm chúng tôi chọn hai đối thủ cạnh tranh của
CANFOCO là CTCP thực phẩm Sao Ta (FMC), CTCP xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC),
cùng được niêm yết trên thị trường chứng khoán, có vốn điều lệ khá tương đương, nên có
thể so sánh được với nhau để khẳng định được vị trí của CANFOCO trong cơ cấu ngành,
… Bên cạnh đó, phân tích chiến lược kinh doanh cũng như sự biến động của luồng tiền
để có thể đánh giá đầy đủ hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Dựa trên cở sở
đó, chúng tôi đã đưa ra một số dự báo về sự phát triển của CANFOCO trong tương lai.
Xét ở một khía cạnh nhỏ, bài nghiên cứu giúp nhóm chúng tôi tiếp cận một cách
khái quát về tình hình tài chính của công ty, qua đó góp nhặt thêm được nhiều kinh
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 5
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
nghiệm quý báu phục vụ cho quá trình học tập hiện tại cũng như là nền tảng vững chắc
cho sau này. Tuy nhiên do thời gian hạn chế và số lượng kiến thức còn chưa nhiều nên
không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được những đóng góp từ phía thầy cô
giáo cùng tất cả các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
A. MỞ ĐẦU

1. Phương pháp nghiên cứu
a. Mục đích
- Tìm hiểu tổng quan về CANFOCO.
- Từ các BCTC của CT qua 5 năm (2007 - 2011) tính toán và phân tích các tỷ số
tài chính, từ đó đưa ra những nhận xét về tình hình hoạt động của CT.
- Củng cố và nâng cao kiến thức các môn học như tài chính DN, phân tích
BCTC, phân tích hoạt động kinh doanh, kế toán, kiểm toán
b. Phạm vi
BCTC của CT trong vòng 5 năm (2007-2011).
c. Phương pháp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp toán học
- Phương pháp so sánh
d. Giới hạn bài báo cáo
- Nhận định đưa ra mang tính chủ quan nên chưa đạt tính chính xác cao.
- Hạn chế về thời gian và kiến thức.
- Thông tin chủ yếu tìm ở Internet nên có thể thiếu trung thực và nhiều thiếu sót.
e. Các giả định
- Số liệu cung cấp đáng tin cậy.
- Thị trường hoàn hảo.
- CT tiếp tục hoạt động.
- Nhà đầu tư lí trí, e ngại rủi ro.
2. Giới thiệu về CT
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 6
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
CANFOCO được thành lập năm 1957 với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, tiền
thân là Nhà máy cá hộp Hạ Long, trực thuộc Tổng CT Thuỷ sản Việt Nam từ năm 1996
và được cổ phần hoá năm 1999. Sau hơn hai năm hoạt động theo mô hình CTCP, CT
được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép theo niêm yết số 08/GPPH ngày

3/10/2001. CANFOCO hiện nay đã trở thành một CT hàng đầu trong lĩnh vực chế biến
thực phẩm ở Việt Nam với rất nhiều sản phẩm đa dạng có chất lượng cao, có tính cạnh
tranh trên thị trường. Lĩnh vực kinh doanh chính của CT là: sản xuất chế biến; đóng hộp
các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, hải sản; xuất khẩu các mặt hàng thuỷ, hải sản, súc sản
đông lạnh; kinh doanh xăng dầu gas và khí hoá lỏng. CANFOCO cũng là một trong
những cơ sở đầu tiên tại Việt Nam sản xuất các mặt hàng đặc biệt như viên nang dầu cá,
gelatin, agar-agar.
B. PHÂN TÍCH VĨ MÔ
Tình hình thế giới 2007-2011 có nhiều biến động, không thuận lợi cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của các DN trong nước nói chung và CANFOCO nói riêng. Suy
giảm kinh tế toàn cầu cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2010, khủng hoảng
nợ công châu Âu bắt đầu từ năm 2011 và tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại.
Năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt lớn của Việt Nam khi nước ta trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nó đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế
nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Có thể thấy rõ là tốc độ tăng
tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 đạt 8,46%. Dưới tác động của khủng hoảng
kinh tế thế giới tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm đáng kể, năm 2008 đạt 6,31%, năm
2009 đạt 5,32%. Trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
nền kinh tế Việt Nam đã từng bước phục hồi và tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, năm
2010 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,78%. Và có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại vào năm
2011 tốc độ tăng trưởng ước tính đạt 5.89%.
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 7
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
Tình hình lạm phát ở nước ta diễn ra khá phức tạp. Năm 2007 là 8.3%, năm 2008
là 24.4%, năm 2009 là 6.9%, năm 2010 11.8%, năm 2011 là 18.6%. Lạm phát cao làm
cho giá nguyên vật liệu, giá phí vận tải tăng làm tăng giá vốn hàng bán, sức mua của
người tiêu dùng giảm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của CANFOCO.
Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những
biến động tỷ giá rất phức tạp. Tỷ giá USD/VND liên ngân hàng tăng 9,3% (từ ngày
11/02/2011) cũng là yếu tố làm tăng giá cả nhiều mặt hàng và vào các tháng cuối năm

2011 có sự tái xuất hiện hai loại tỷ giá VND/USD trong hệ thống các Ngân hàng. Đối với
CANFOCO, việc nhập khẩu các máy móc thiết bị tiên tiến từ nước ngoài như máy ghép
tự động, máy thái lát giò, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế thì khi tỷ giá
biến động sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí khấu hao, làm tăng chi phí sản xuất và
giảm LN của CT. CANFOCO là một trong số ít những CT ở Việt Nam được phép xuất
khẩu trực tiếp thực phẩm chế biến sang thị trường EU và có mối quan hệ với nhiều đối
tác như tại Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Tây Âu. Khi tỷ giá tăng, đồng ngoại tệ lên
giá nên hàng hóa trong nước sẽ rẻ tương đối so với hàng hóa nước ngoài, thuận lợi cho các
mặt hàng xuất khẩu của CT. Biểu hiện rõ là: năm 2010, hàng xuất khẩu đạt 13483 tỷ đồng
bằng 120.27 % so với cùng kỳ năm 2009, so với kế hoạch đạt 112.36%.
Lãi suất huy động và cho vay duy trì ở mức cao, lượng tín dụng cho vay bị thu hẹp
gây khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế. Các DN không chỉ gặp khó khăn trong việc tiếp
cận vốn mà còn phải trả một chi phí rất cao cho các khoản vay. Trong khi đó, nguồn vốn
của CANFOCO có giới hạn, nhu cầu cho dự trữ nguyên vật liệu và đầu tư cơ sở hạ tầng
cao. Do dó áp lực lãi suất cho vay luôn là gánh nặng của DN.
Thị trường chứng khoán giảm mạnh làm cho cổ phiếu của các CT niêm yết bị mất
giá mạnh, cổ phiếu CAN cũng ko phải là ngoại lệ. Từ năm 2010 trở đi, thị giá của nó
tương đối ổn định và có chiều hướng đi lên. Điều này góp phần thực hiện mục tiêu tối đa
hóa giá trị DN.
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 8
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
Tuy nhiên, CT cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức: trong khi nền kinh tế còn
nhiều mặt yếu kém, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh
tranh thấp thì giá của nhiều loại vật tư nguyên liệu đầu vào quan trọng phải nhập khẩu
tăng cao. Bên cạnh đó xuất hiện một số khó khăn không lường trước được như bão, lũ;
dịch tiêu chảy cấp; dịch tai xanh ở lợn; dịch cúm gia cầm tái bùng phát ở một số nơi.
CANFOCO cũng bị ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Theo dự báo năm 2012 sẽ còn nhiều khó khăn thử thách cho nền kinh tế thế giới
và trong nước. Nền kinh tế Mỹ chưa có dấu hiệu phục hồi, vấn đề nợ công của các nước
Châu Âu đã được xử lý ổn thỏa. Giá dầu tiếp tục tăng cao là mối đe dọa lớn với tăng

trưởng toàn cầu, có thể tác động làm lạm phát tăng trở lại. Ở Việt Nam, Nhà nước kiềm
chế lạm phát 10-12%, trần lãi suất huy động được Ngân hàng Nhà nước hạ xuống 12% và
lãi suất dự báo sẽ tiếp tục giảm với tốc độ chậm. Bên cạnh đó tỷ giá ổn định và không
biến động nhiều. Những điều này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của CANFOCO. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong
quá trình khó khăn, tình hình cạnh tranh ngày càng quyết liệt đòi hỏi CT phải đề ra những
chiến lược đúng đắn trong năm 2012 để duy trì sự phát triển ổn định, bền vững.
C. PHÂN TÍCH NGÀNH
1. Sức mạnh nhà cung cấp
Nguồn nguyên liệu của CANFOCO rất đa dạng, được CT thu mua từ chính nông
dân, ngư dân và các CT về nghiên cứu nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Do đó mà áp lực
cạnh tranh và quyền lực đàm phán từ các nhà cung cấp đối với CT không nhiều. Đây là
thuận lợi để CT chọn lựa cho mình những nhà cung cấp phù hợp. Đồng thời đề ra chiến
lược nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như hạn chế chi phí đầu vào.
2. Sức mạnh khách hàng
CT phải xây dựng một hệ thống phân phối rộng lớn để đưa hàng của mình đến các
đại lý và người tiêu dùng. Đó là hệ thống phân phối dọc như các siêu thị, các cửa hàng
bán lẻ lớn. Các tập đoàn bán lẻ này có quyền lực cao trong đàm phán, có thể buộc CT
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 9
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
phải chấp thuận các điều kiện khi đưa hàng vào trong hệ thống của họ. Bên cạnh đó, thị
trường mà CT hướng đến là những thành phố lớn, ở đó người dân có mức thu nhập cao
nên những tiêu chí về thực phẩm cũng theo đó tăng trưởng không ngừng (như tiêu chí về
Vệ sinh an toàn thực phẩm). Đối mặt với áp lực này, CT phải có chiến lược marketing
phù hợp, sẵn sàng chinh phục các khách hàng “khó tính” của mình.
3. Nguy cơ thay thế
Ngành chế biến thực phẩm đóng hộp luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ thực phẩm
tươi sống – một loại hàng hóa thay thế. Trong khi đó, đồ hộp trong quan niệm của một bộ
phận người dân Việt Nam chứa đựng khá nhiều chất độc hại, không tốt cho sức khỏe;
hơn nữa do chi phí sản xuất cao nên giá bán cũng bị đẩy lên. Đây là một áp lực lớn cho

CT.
4. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
a. Khó khăn
- Sức hấp dẫn của ngành: Sức hấp dẫn của ngành là rất lớn, bởi nhu cầu về thực phẩm là
thiết yếu. Mặt khác, tính tiện lợi của sản phẩm đóng hộp phù hợp với nhu cầu của đại đa
số dân cư trong nhịp sống tất bật của nền kinh tế thị trường.
- Hàng rào gia nhập ngành: Để gia nhập ngành thì cần một lượng vốn, kỹ thuật không quá
lớn. Bên cạnh đó, việc tiếp cận kênh phân phối cũng không quá khó khăn.
- Chính phủ: Chính phủ dễ dàng tạo điều kiện cho các DN mới tham gia vào ngành, bảo
đảm cạnh tranh công bằng.
Do đó, số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chế biến trong nước đã
tăng mạnh làm tăng thêm tính cạnh tranh của các nhà cung cấp.
b. Thuận lợi
CANFOCO đã tạo dựng được một thương hiệu uy tín, với bề dày nhiều năm kinh
nghiệm trong ngành cũng như có được vị trí trong lòng một bộ phận lớn khách hàng nên
giúp CT chiếm được lợi thế trong tay mình.
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 10
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
Như vậy nhìn một cách tổng thể thì áp lực cạnh tranh mà các đối thủ tiềm ẩn gây
ra ở mức độ trung bình, nghĩa là CT có khả năng đối chọi với khó khăn này nếu biết tận
dụng hết những lợi thế trong ngành của mình.
5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Đây là áp lực lớn nhất. Các DN đang kinh doanh trong cùng ngành sẽ cạnh tranh
trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm
gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ gồm:
- Cấu trúc ngành: Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều DN lớn nhỏ hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Có thể tìm thấy những cái tên quen thuộc khi nhắc
đến ngành chế biến thực phẩm như: Vissan, Cầu Tre, Sagifood, D&F, SG Fisco, CTCP
xuất nhập khẩu Sa Giang, Royal Foods, SEASPIMEX, …Tuy nhiên, thị trường chế biến
thực phẩm vẫn được coi là khá phân tán khi hiện tại chưa có một DN nào có đủ khả năng

chi phối toàn bộ các DN còn lại.
- Tình trạng ngành: Thị trường thực phẩm chế biến, sơ chế của Việt Nam vài năm gần đây
đang có tốc độ phát triển từ 20- 40% mỗi năm. Sức tăng trưởng của ngành chế biến thực
phẩm trong những năm gần đây đang trên đà tăng trưởng và đạt được những thành tựu
đáng kể. Điều này cũng góp phần giúp các hãng có khả năng tăng DT mà không cần phải
cạnh tranh với nhau quá tích cực để chiếm giữ thị phần.
- Quy mô và sức mạnh của đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay, có rất nhiều DN đang hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm với
nhiều quy mô khác nhau, trong đó đối thủ lớn nhất của CT cổ phần đồ hộp Hạ Long vẫn
là CT TNHH một thành viên Vissan. Bên cạnh đó còn có thể kể đến một số CT đối thủ
khác như CTCP thực phẩm Sao Ta, CTCP xuất nhập khẩu Sa Giang,…
- Các rào cản rút lui: Rào cản rút ra khỏi ngành chế biến thực phẩm là khá dễ dàng bởi
nguồn vốn đầu tư vào ngành này không nhiều.
Từ các lý do trên, có thể khẳng định áp lực cạnh tranh nội bộ ngành của CT khá lớn.
D. PHÂN TÍCH RỦI RO
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 11
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
1. Rủi ro về kinh tế
Từ năm 2007 đến năm 2011, nền kinh tế nước ta đã có những tăng trưởng mạnh.
Số liệu thống kế của năm 2011 đã phần nào thể hiện những chuyển biến tích cực của nền
kinh tế trong những năm gần đây.
Theo thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89%
so với năm 2010. Mức tăng này thấp hơn gần 1% so với 6,78% của năm ngoái. Đây được
xem là mức tăng trưởng là khá cao và hợp lý. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
trưởng 4% so với năm ngoái, đóng góp 0,66% vào mức tăng GDP chung của nền kinh tế.
Với tình hình kinh tế được thống kê theo số liệu trên thì ta có thể dự báo nền kinh
tế sẽ tăng trưởng trong nhiều năm tới nên yếu tố rủi ro là rất nhỏ.
2. Rủi ro về thị trường
a. Khách quan
Trong ngành thực phẩm chế biến, CANFOCO phải cạnh tranh với rất nhiều

thương hiệu lớn và nổi tiếng: CT TNHH Vissan, CTCP xuất nhập khẩu Sa Giang, CTCP
thực phẩm Sao ta, CT TNHH Royal Foods, CTCP thuỷ đặc sản – SEASPIMEX,…
b. Chủ quan
Khi Việt Nam tham gia vào AFTA và WTO thì những hàng hóa của Việt Nam có
cơ hội để cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như thế giới. Là một CT coi trọng
việc xuất khẩu, các sản phẩm của CANFOCO đã có mặt trên gần khắp mọi châu lục. Đây
là cơ hội cũng là thách thức tiềm ẩn đầy rủi ro. Bên cạnh những điểm mạnh của mình như
năng lực công nghệ cao, mạng lưới phân phối rộng,… đòi hỏi CT phải biết nâng cao chất
lượng sản phẩm để có thể tồn tại trên thị trường rộng lớn và đầy khắc nghiệt này.
3. Rủi ro về tài chính
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 12
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
Về rủi ro lãi suất, CT chỉ có một nguồn vay dài hạn từ nguồn ODA của Chính phủ
Italia và các nguồn vay ngắn hạn 2- 3 tháng. Trong năm 2010, nhằm huy động vốn cho
các dự án nâng cấp và xây dựng nhà máy mới, CANFOCO đã thông qua kế hoạch chào
bán 5 triệu cổ phần theo giá thị trường có chiết khấu và tăng vốn lên 100 tỷ đồng trong
năm 2010. Do đó, tình hình tài chính của CT sẽ bị biến động về lãi suất.
Về rủi ro tỷ giá, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã chia sẻ: “Nếu loại trừ những yếu
tố bất trắc thì có thể khẳng định thị trường ngoại hối năm 2012 sẽ rất ổn định. Biến động
của tỷ giá USD/VND có thể ở trong khoảng từ 2 - 3%”. Mặt khác, ông dự báo cán cân
tổng thể năm nay sẽ thặng dư khoảng 3 tỷ USD, tiếp tục là một yếu tố hỗ trợ thuận lợi
cho bình ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối. Vì vậy có thể thấy rằng rủi ro tỷ giá trong năm
2012 sẽ giảm so với những năm 2007-2011.
4. Rủi ro về pháp luật
Thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các DN nhà nước là lĩnh vực rất
mới mẻ. Luật và các văn bản dưới luật quy định về vấn đề này đang trong quá trình hoàn
thiện. Do đó, rủi ro về việc sửa chữa, thay đổi các quy định của các cơ quan quản lý Nhà
nước là tất yếu và không thể tránh khỏi. Trong quá trình hoàn tất thủ tục niêm yết,
CANFOCO đã tuân thủ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của pháp luật và Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước. Để đảm bảo quyền lợi của mình, nhà đầu tư cần chú ý đến các quy

định, các thông báo của cơ quan Nhà nước để có thông tin chính xác và kịp thời.
5. Rủi ro về cạnh tranh không công bằng và thông tin sai lạc
Với một CT có uy tín lớn trên thị trường và mang tính công chúng cao (khi niêm
yết) như CANFOCO, yếu tố này nếu xảy ra cũng ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh
và giá cả cổ phiếu của CT.
6. Rủi ro về giá cổ phiếu
Giá cổ phiếu của CT được xác định bởi cung cầu của thị trường và chịu ảnh hưởng
bởi những yếu tố sau: sự thay đổi các kết quả tài chính, sự hiểu biết của nhà đầu tư đối
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 13
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
với CT, tâm lý nhà đầu tư trong từng giai đoạn, tình hình kinh tế, điều kiện thị trường và
ngành công nghiệp. Vì vậy, giá cổ phiếu cũng có thể biến động, gây thiệt hại cho các nhà
đầu tư mua chứng khoán của CT.
7. Rủi ro không có bảo lãnh phát hành
Với những đợt phát hành không có sự bảo lãnh chắc chắn của tổ chức tài chính
trung gian thì dễ có khả năng đợt phát hành không thành công, số cổ phiếu bán ra có thể
không được bán hết nên rủi ro là rất cao.
E. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1. Phân tích chiến lược kinh doanh của CT
Hiện tại CT đề ra và thực hiện những nhiệm vụ chiến lược:
- Đẩy mạnh bán hàng, giải quyết HTK, điều phối nhập khẩu nguyên liệu nắm bắt nhu cầu
trong nước; tích cực thu hồi công nợ, hạn chế nợ mới phát sinh, thực hiện quay vòng vốn,
hạn chế vay vốn ngân hàng chịu lãi suất cao.
- Đưa vào hoạt động nhà máy ở Đà Nẵng vào đầu năm 2011 và tiếp tục đầu tư phát triển,
góp phần nâng cao năng lực sản xuất của CT, giải quyết vấn đề tập trung hàng bán và
tháo dỡ những khó khăn về cơ chế quản lý nhà máy.
Trong thời gian tới, CANFOCO tiếp tục thực hiện những chiến lược hiện tại, phát
triển theo hướng lấy kinh doanh thực phẩm làm hướng phát triển trọng tâm chiến lược,
giữ vững uy tín và vị thế của một trong những thương hiệu Việt hàng đầu trong ngành,
cùng với việc đề ra DT và LN mục tiêu là 846,859 tỷ đồng, tăng 25,1% so với thực hiện

năm 2011; LN trước thuế 44,667 tỷ đồng, tăng 11,5% so với thực hiện năm 2011. Để đạt
được mục tiêu này, CT đã đề ra những kế hoạch mới:
- Tiếp tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, ứng dụng các công nghệ để hạ giá thành
sản phẩm. Đồng thời chủ trương đầu tư mua công nghệ tiên tiến, liên doanh liên kết với
các đơn vị có uy tín để sản xuất những mặt hàng CT có lợi thế về thương hiệu.
- Đầu tư xây dựng TSCĐ nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Cụ thể là thực hiện tiếp kế
hoạch đầu tư cuối năm 2011: xây dựng hệ kho lạnh 200T để tăng năng lực kho lạnh, thay
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 14
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
thế kho lạnh cũ (kho Na Uy); nâng cấp Xưởng chế biến 6 cũ để đảm bảo HACCP với
mục tiêu nâng năng lực sản xuất gấp 1.3 - 1.5 lần, nâng năng suất lao động ≥ 10, nâng
hiệu quả sản xuất lao động > 5%,…
- Tăng cường nhân sự cho bộ phận kinh doanh bán hàng và Marketing: đẩy mạnh các hoạt
động chăm sóc nhà phân phối, nghiên cứu thị trường; tích cực tham gia các hoạt động
phát triển thương hiệu như: Tham gia tháng an toàn thực phẩm 15/4 – 15/5/2012, Chương
trình tham gia tại các hội chợ năm 2013,…
- Tìm kiếm đối tác để hợp tác liên doanh liên kết trong lĩnh vực sản xuất đồ nguội và hàng
đông lạnh.
2. Phân tích các chỉ số
2006 2007 2008 2009 2010 2011
DT (triệu đồng)
204,20
6
309,01
2
417,73
1
415,08
4
533,43

2
827,12
3
LN sau thuế (triệu đồng) 8,331 10,051 12,053 12,392 15,191 32,235
Tốc độ tăng trưởng DT - 51% 35% -1% 29% 55%
Tốc độ tăng trưởng LN
sau thuế
- 21% 20% 3% 23% 112%
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế (2007-2011)
(Xem biểu đồ 1.1, 1.2 – Phụ lục 3)
Từ năm 2007 đến 2011 nhìn chung DT của CANFOCO đã tăng lên đáng kể
(518,111 triệu đồng). Tốc độ tăng trưởng LN sau thuế có xu hướng giảm trong giai đoạn
2007-2009 sau đó tăng trở lại trong giai đoạn 2010-2011. Năm 2009 do chịu nhiều thiệt
hại của cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, tốc độ tăng trưởng của DT mang dấu âm và tốc
độ tăng trưởng LN giảm còn 3%. Tuy nhiên với nỗ lực và những thế mạnh của mình,
CANFOCO đã khắc phục được khó khăn và đưa tốc độ tăng trưởng DT lên 55% và tốc
độ tăng trưởng LN sau thuế lên đến 112% vào năm 2011. CT ngày càng hoạt động hiệu
quả và khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 15
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
a. Tỷ số đòn bẩy
2007 2008 2009 2010 2011
Chỉ số nợ vốn cổ phần (VCP) 0.142 0.176 0.121 0.188 0.134
Chỉ số tổng nợ 0.344 0.495 0.482 0.523 0.549
Chỉ số khả năng thanh toán lãi
vay
16.588 4.194 5.725 5.202 4.142
Chỉ số khả năng tiền mặt đảm bảo
thanh toán lãi vay
23.374 5.678 7.667 6.589 4.838

Bảng 2: Tỷ số đòn bẩy của CAN (2007-2011)
(Xem biểu đồ 2 – Phụ lục 3)
Nhìn chung, chỉ số tổng nợ của CANFOCO tăng dần qua các năm
1
chứng tỏ CT sử
dụng tiền của người khác ngày càng nhiều để tạo LN.
2
Mặt khác, Chỉ số nợ VCP của CT
ở mức thấp và có xu hướng biến động giảm từ năm 2007-2011
3
. Đây là những chỉ số an
toàn bởi vì nó đảm bảo được khả năng thanh toán của DN. Đối với cổ đông thì đây là
những con số không tốt vì tỷ lệ sinh lời cũng thấp, còn các chủ nợ lại thích CT có chỉ số
nợ thấp do có khả năng trả nợ cao hơn. Trong tương lai, DN có thể huy động thêm tiền
vay để đẩy mạnh tiến hành sản xuất kinh doanh, đồng thời sẽ làm gia tăng khả năng sinh
lợi cho các cổ đông trong CT, do chi phí lãi vay được trừ vào thuế thu nhập của DN.
Năm 2007, chỉ số khả năng thanh toán lãi vay cũng như chỉ số khả năng tiền mặt
đảm bảo thanh toán lãi vay cao đột biến so với các năm khác
4
. Từ năm 2008 đến 2011,
các chỉ số này dần được cải thiện tốt hơn và đạt mức tốt nhất vào năm 2011 với chỉ số
khả năng thanh toán lãi vay là 4.142 – đảm bảo khả năng trả lãi của CT.
SGC CAN FMC
Chỉ số nợ VCP 0.087 0.134 0.003
1 do tốc độ tăng của nợ phải trả qua các năm lớn hơn tốc độ tăng của tổng TS
2 do CT sử dụng nguồn nợ vay, đáp ứng nhu cầu cung cấp đầy đủ lượng sản phẩm cho thị trường.
3 Nguyên nhân là cơ cấu nợ dài hạn trong tổng nợ của CT giảm, CT chủ yếu dựa vào các khoản vay ngắn hạn làm
nguồn tài trợ cho các dự án của mình.
4 Vì trong năm này, chi phí lãi vay của CANFOCO ở mức thấp nhất trong các năm.
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 16

Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
Chỉ số tổng nợ 0.173 0.549 0.779
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay 17.650 4.142 1.769
Bảng 3: Tỷ số đòn bẩy của SGC, CAN và FMC (năm 2011)
(Xem biểu đồ 3 – Phụ lục 3)
So sánh với 2 CT cùng ngành thì CANFOCO có chỉ số nợ VCP lớn nhất cho thấy
nguồn vốn vay tài trợ thường xuyên cho CT khá cao, đây là một lợi thế của CT.
b. Chỉ số thanh toán
2007 2008 2009 2010 2011
CSTT hiện hành 3.007 1.759 1.730 1.556 1.439
CSTT nhanh 1.454 0.550 0.655 0.877 0.442
CS tiền mặt 0.631 0.188 0.228 0.224 0.079
Bảng 4: Chỉ số thanh toán của CAN (2007-2011)
(Xem biểu đồ 4 – Phụ lục 3)
Từ năm 2007-2011, các CSTT của CANFOCO có xu hướng giảm, trong đó, CSTT
hiện hành giảm 2.09 lần
5
, CSTT nhanh giảm 3.28 lần và đặc biệt CS tiền mặt giảm đến
7.96 lần. Tuy vậy, dù giảm nhưng CSTT hiện hành của CT là vẫn chấp nhận được vì còn
> 1. Có thể nói đây là sự thay đổi khá tích cực
6
. Tuy nhiên nếu xu hướng này vẫn tiếp tục
thì CT rất dễ mất khả năng thanh toán.
CSTT nhanh khá nhỏ so vs CSTT hiện hành
7
nhưng vẫn không phải là vấn đề vì
CT có luồng tiền vào ổn định qua các năm.
SGC CAN FMC
CSTT hiện hành 5.709 1.439 1.076
CSTT nhanh 4.263 0.442 0.436

CS tiền mặt 1.023 0.079 0.234
Bảng 5: Chỉ số thanh toán của SGC, CAN và FMC (năm 2011)
5 TSNH tăng 1.91 lần trong khi NNH tăng đến gần 4 lần do CT chỉ có một nguồn vốn dài hạn là ODA từ Italia nên
để đáp ứng hoạt động của mình đòi hỏi CT phải đẩy mạnh vay vốn ngắn hạn và thuế Nhà nước đã gia tăng khá
mạnh trong 5 năm.
6 vì nguồn tiền nhàn rỗi không quá nhiều và CT vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của mình
7 do hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu TS ngắn hạn của CT
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 17
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
(Xem biểu đồ 5 – Phụ lục 3)
So với 2 CT cùng ngành thì có thể thấy các CSTT của CANFOCO đang ở mức
trung bình, CT nên duy trì trong khoảng này để đảm bảo khả năng sinh lợi của TS.
c. Tỷ số hoạt động
2007 2008 2009 2010 2011
VQ TTS 2.945 2.976 2.580 2.946 3.659
VQ các khoản phải thu 14.314 17.176 15.774 12.503 16.387
VQ các khoản phải trả 7.037 6.276 4.365 4.615 6.171
VQ HTK 5.996 5.574 4.561 6.616 7.509
Bảng 6: Tỷ số hoạt động của CAN (2007-2011)
(Xem biểu đồ 6 – Phụ lục 3)
Giai đoạn này, tỷ số VQ TTS có nhiều biến động. Thấp nhất là năm 2009, chỉ đạt
2.58 do tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng đã tăng mạnh trở lại từ năm 2010. TS
của CT đang được sử dụng có hiệu quả nên khả năng quay vòng vốn của CT rất cao.
VQ khoản phải thu có nhiều biến động qua các năm nhưng luôn ở mức cao.
8
Tuy
nhiên CT có thể bị mất khách hàng vì khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của
các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn dẫn đến nguy cơ giảm doanh
số. Do đó CT cần có các biện pháp đúng đắn để duy trì chỉ số này ở mức phù hợp.
Năm 2007-2009, VQ HTK giảm liên tục

9
. Tuy nhiên từ năm 2010 đến 2011, với
những biện pháp thiết thực đề ra
10
, VQ HTK đã tăng đáng kể, tăng 13.5% so với năm
trước. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển HTK đã cải thiện, số ngày lưu kho giảm,
hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao.
SGC CAN FMC
VQ TTS 1.454 3.659 2.997
8Điều này chứng tỏ tiền thu được về quỹ nhanh, kỳ thu tiền ngắn, giảm bớt rủi ro trong khâu thanh toán.
9 Nguyên nhân chính vẫn là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm sức mua của người tiêu dùng giảm đáng kể.
10 CANFOCO rất coi trọng công tác nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, tăng cường xuất khẩu hàng hóa ra
nước ngoài, thực hiện chiến dịch Marketing để quảng bá rộng rãi hơn hình ảnh của CT với người tiêu dùng.
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 18
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
VQ các khoản phải thu 4.384 16.387 18.085
VQ các khoản phải trả 4.466 6.171 4.131
Bảng 7: Tỷ số hoạt động của SGC, CAN và FMC (năm 2011)
(Xem biểu đồ 7 – Phụ lục 3)
Hoạt động của CANFOCO từ năm 2007-2011 đang rất phát triển và giữ một vị trí
khá chắc trong cơ cấu ngành. VQ TTS rất cao, vượt qua FMC và SGC.
d. Tỷ số lợi nhuận
2007 2008 2009 2010 2011
Chỉ số LN thuần biên 0.033 0.029 0.030 0.028 0.039
Tỷ lệ LN trên TS (ROA) 0.096 0.086 0.077 0.084 0.143
Tỷ lệ LN trên VCP (ROE) 0.123 0.153 0.145 0.162 0.280
Bảng 8: Tỷ số lợi nhuận của CAN (2007-2011)
(Xem biểu đồ 8 – Phụ lục 3)
Chỉ số LN thuần biên biến động nhẹ qua các năm, ở mức 0.028 đến 0.039. Đây là
một con số khá an toàn, khi mà cả DT và LN đều cùng tăng trưởng với một tốc độ như

nhau. Tỷ số ROA có biến động trong 2 giai đoạn: Giai đoạn 2007-2009, ROA giảm liên
tục
11
. Giai đoạn 2010-2011, ROA tăng trở lại và đạt mức cao nhất trong 5 năm vào năm
2011 là 0.143.
12
Chỉ số ROE > ROA chứng tỏ CT đã biết sử dụng nợ hiệu quả. CT cũng
đã biết cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế
cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Điều này tạo tâm lý
an toàn cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào CT.
SGC CAN FMC
11CT sử dụng rất nhiều tiền trong việc đầu tư vào TSDH nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển trong dài hạn
khiến LN sau thuế và tổng TS trung bình đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của LN sau thuế nhỏ hơn tổng TS
trung bình.
12Lúc này các TSDH đã đầu tư trong các năm trước dần hoàn thành, đi vào hoạt động giúp DN thu được LN cao.
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 19
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
Chỉ số LN thuần biên 0.238 0.039 0.014
Tỷ lệ LN trên TS (ROA) 0.346 0.143 0.043
Tỷ lệ LN trên VCP (ROE) 0.400 0.280 0.161
Bảng 9: Tỷ số lợi nhuận của SGC, CAN và FMC (năm 2011)
(Xem biểu đồ 9 – Phụ lục 3)
Nhìn chung với 2 CT cùng ngành thì các chỉ số LN của CANFOCO đang đứng ở
mức trung bình. Điều này đòi hỏi CANFOCO phải nổ lực hơn nữa trong chiến lược chinh
phục thị trường, đem lại sức mạnh cạnh tranh để có thể tạo ra nguồn LN tối ưu.
e. Tỷ số giá trị thị trường
2007 2008 2009 2010 2011
Thu nhập trên mỗi CP (EPS)
2010.2 2410.6 2478.5 3038.3 6447.2
Tỷ số giá trên thu nhập (P/E)

14.796 6.181 5.545 6.819 3.544
Market to book ratio
1.825 0.946 0.805 1.103 0.991
Tỷ lệ chi trả cổ tức
0.535 0.783 0.323 0.263 0.233
Tỷ suất cổ tức
0.0361 0.161 0.0582 0.0386 0.066
Bảng 10: Tỷ số giá trị thị trường của CAN (2007-2011)
(Xem biểu đồ 10 – Phụ lục 3)
Chỉ số EPS vẫn tăng qua các năm
13
và tăng nhanh đột biến trong 2011, gấp hơn 2
lần so với 2010
14
, có khả năng thu hút vốn đầu tư lớn trong tương lai
15
. Bên cạnh đó, P/E
có sự sụt giảm năm 2008 (giảm 2.4 lần so với 2007). Những năm sau đó tỷ số này tiếp
tục giảm. Đây là một tín hiệu ít an toàn, dẫn đến kỳ vọng về giá cổ phiếu trong tương lai
sụt giảm. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra hiện tượng lại là do LN sau thuế tăng vụt trong
những năm gần đây. Tỷ số P/B cũng biến động không kém và hiện tại đang ở mức
13 Do LN sau thuế tăng hơn 3 lần sau 5 năm, kết quả của việc mở rộng quy mô sản xuất
14 do LN sau thuế đạt 32,244 tỷ đồng, đạt 212,3% so với năm 2010
15 EPS càng cao thì LN tạo ra trên cổ phần lớn, hấp dẫn các nhà đầu tư
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 20
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
0.991
16
. Đây sẽ là một lợi thế, thu hút các nhà kinh doanh đang tìm kiếm những cổ phiếu
có giá trị thấp hơn giá trị thực của nó nhưng vẫn có dấu hiệu là CT làm ăn tốt để đầu tư.

Tỷ lệ chi trả cổ tức nhìn chung có xu hướng giảm, cho thấy CT đã chú trọng giữ
lại cổ tức để tái đầu tư. Tỷ suất cổ tức tuy có biến động nhưng có thay đổi tích cực trong
những năm gần đây, nhìn chung điều ở mức cao hơn tỷ suất trung bình của toàn thị
trường là 2%. Đây cũng là một tín hiệu khả quan.
SGC CAN FMC
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 6581.4 6447.2 3819.5
Tỷ số giá trên thu nhập (PE) 2.771 3.544 2.999
Market to book ratio 1.107 0.991 0.463
Bảng 11: Tỷ số giá trị thị trường của SGC, CAN và FMC năm 2011
(Xem biểu đồ 11 – Phụ lục 3)
So với 2 CT cùng ngành thì kỳ vọng về khả năng tăng giá cổ phiếu của
CANFOCO ở vị trí cao nhất. Tuy nhiên xét về mặt thu nhập trên mỗi cổ phần thì
CANFOCO lại đứng sau SGC. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho CANFOCO
trong mục tiêu tối ưu hóa LN, tăng tỷ suất thu nhập cho các cổ đông.
3. Phân tích luồng tiền
2007 2008 2009 2010 2011
LN sau thuế 10,051 12,053 12,392 15,191 32,235
LCT thuần từ HĐKD 6,025 -9,563 13,248 22,497 -14,956
LCT thuần từ HĐĐT -13,851 -15,378 -3,493 -23,042 -10,698
LCT thuần từ HĐTC 6,565 21,625 -2,998 844 21,123
LCT thuần trong kỳ -1,261 -3,317 6,757 298 -4,530
Bảng 12: Lưu chuyển tiền thuần của CAN (2007-2011)
- Hoạt động sản xuất kinh doanh: Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh của CANFOCO
từ năm 2007 đến 2011 có nhiều biến động. Thấp nhất là vào 2008, khoảng tiền chi ra lớn
hơn khoảng tiền thu vào là 9,563 tỷ đồng. Điều này là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu đã tác động đến HĐKD của CANFOCO. Ngoài ra, sự sụt giảm này còn do ảnh hưởng
16 cổ phiếu CT đang có giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó ở mức xấp xỉ
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 21
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
của việc chi tiền nhiều cho HĐKD (so với năm ngoái tăng gần 140%) nhưng thu lại ít và

đặc biệt là sự gia tăng HTK (hơn 28 tỷ).
Đến năm 2009 và 2010, tình hình được cải thiện, LCT thuần từ HĐKD tăng cao
bằng việc giảm mạnh HTK và tăng tiền thu khác từ HĐKD so với năm 2008.Trong hai
năm này, CT đã đầu tư một khoản khá lớn vào TSCĐ mới. Đặc biệt năm 2010 là 23.414
tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ DN đang có chiến lược phát triển trong dài hạn và biểu hiện
đầu tiên là tăng DT và tăng LN. Tuy nhiên đến năm 2011, LCT thuần từ hoạt động này
đột ngột giảm mạnh, về mức -14,956 (thấp hơn năm 2008). Điều này là do sự gia tăng
mạnh của HTK (hơn 60 tỷ) và một số yếu tố khác như giảm các khoản phải trả, tăng tiền
lãi vay đã trả,…
- Hoạt động đầu tư: Giai đoạn 2007-2011, LCT từ HĐĐT của CANFOCO tất cả đều âm.
Việc cho vay, đầu tư vào các công cụ nợ và góp vốn vào các đơn vị khác có mang lại LN
nhưng không đáng kể. Trong khi đó CANFOCO đã chi ra một số tiền khá lớn hằng năm
cho việc đầu tư TSCĐ và TSDH. Đặc biệt, năm 2010, CT đã đầu tư 23,414 tỷ đồng. Năm
2007, 2008, 2011, CT cũng đã đầu tư với những con số tương đối lớn ( năm 2007: 15,653
tỷ đồng, năm 2008: 17,416 tỷ đồng, năm 2011: 11,185 tỷ đồng). Cụ thể, trong thời gian
này, CT liên tục triển khai các dự án xưởng đồ hộp Hải Phòng, Đà Nẵng, quy hoạch nâng
cấp Xưởng CB1, CB6… và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính việc đầu tư vào các
TSCĐ và TSDH này đã làm cho LCT thuần từ HĐĐT của CT âm, chứng tỏ đây chỉ là
bước đầu trong chiến lược lâu dài của CANFOCO. Bên cạnh đó, CT đã mạnh dạng đi
vay để có thêm nguồn vốn hỗ trợ cho việc đầu tư. Năm 2008 là năm nền kinh tế rơi vào
khủng hoảng, vì vậy sử dụng đòn bẩy tài chính là một hướng đi khá khôn ngoan của DN.
- Hoạt động tài chính: Nhìn chung từ năm 2007 đến năm 2011, luồng tiền từ HĐTC có
rất nhiều biến động. Con số này đạt cao nhất vào năm 2008, trong năm này CT đã nhận
được một số lượng tiền vay ngắn hạn, dài hạn rất đáng kể. Sau khi chi trả nợ gốc vay và
cổ tức, LN cho chủ sỡ hữu, số tiền này vẫn dương và ở mức cao (hơn 21 tỷ). Tuy nhiên
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 22
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
đến năm 2009 luồng tiền từ HĐTC mang dấu âm. Trong năm nàycó thể thấy chi phí trả
nợ vay chiếm phần lớn (121,166 tỷ đồng). Đây là điều hợp lý vì năm 2009 là năm nền
kinh tế thế giới mới phục hồi một phần sau khủng hoảng, lãi suất cho vay khá cao, vì vậy

chi phí trả nợ tăng là một yếu tố khó tránh khỏi. Có thể nói, đòn bẩy tài chính là công cụ
để DN kiểm soát tốt luồng tiền của mình.
Như vậy, lưu chuyển tiền thuần trong năm 2009 là cao nhất, tiếp đến là 2010,
2007, 2008 và thấp nhất là 2011. Còn LN sau thuế thì theo xu hướng tăng dần theo thời
gian và đạt cao nhất vào năm 2011.
Tóm lại: Biến động dòng tiền qua các năm cho thấy mặc dù đã có lúc rơi vào tình
trạng không tốt như vào năm 2008, LCT thuần từ HĐKD và HĐĐT đều âm nhưng sau đó
CT đã khắc phục và dần kiểm soát được dòng tiền của mình. Hơn nữa, DN trong qua các
năm đều có thể vay được một lượng lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất và đầu tư,
điều đó chứng tỏ DN có chất lượng và uy tín lớn, được các tổ chức tín dụng tín nhiệm.
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 23
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long
F. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích một cách sơ lược về CT, có thể thấy CANFOCO hoạt động
tương đối hiệu quả. Xét trong giai đoạn 2007-2011, khoảng thời gian với nhiều biến động
phức tạp của nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu 2008, CANFOCO đã đang chuyển mình mạnh mẽ và ngày càng trưởng thành,
góp phần quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Từ
việc phân tích tài chính, có thể nhận thấy các nhóm tỷ số của CT nhìn chung có xu hướng
thay đổi khá tích cực. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như việc quản lý hàng tồn
ho, tỷ số giá trên thu nhập duy trì được còn thấp tạo ra kỳ vọng về giá cổ phiếu trong
tương lai có nguy cơ sụt giảm, hay CT chưa tối đa được tỷ lệ thu nhập trên mỗi cổ phần ở
ngang mức với một số đối thủ trong ngành… CT đang xem xét các vấn đề này để đề ra
các mục tiêu chiến lược trong giai đoạn sắp tới.
Từ những vấn đề trên, có thể nói rằng với bề dày kinh nghiệm 55 năm kinh
nghiệm cùng với việc nắm bắt tốt những thời cơ từ bên ngoài, CANFOCO sẵn sàng
đương đầu với những khó khăn phía trước, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị
trường Việt Nam và thế giới.
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 24
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính CTCP Đồ hộp Hạ Long

PHỤ LỤC 1
CÁC CÔNG THỨC TÍNH TỶ SỐ TÀI CHÍNH
1. Chỉ số thanh toán:
 Chỉ số thanh khoản hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
 Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền mặt + Chứng khoán khả mại + Các khoản phải
thu)/Nợ ngắn hạn
 Chỉ số tiền mặt = (Tiền mặt + Chứng khoán khả mại)/Nợ ngắn hạn
2. Tỷ số hoạt động:
 Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản trung bình
 Vòng quay hàng tồn kho=Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho trung bình
 Vòng quay khoản phải thu=Doanh thu thuần/Khoản phải thu trung bình
 Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên/Khoản phải trả
trung bình
3. Tỷ số đòn bẩy:
 Chỉ số nợ vốn cổ phần = Nợ dài hạn/Vốn cổ phần
 Chỉ số tổng nợ = Nợ phải trả/Tổng tài sản.
 Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi/ Lãi
 Chỉ số khả năng tiền mặt đảm bảo thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế và
lãi + Khấu hao)/Lãi
4. Tỷ số lợi nhuận:
GVHD: Nguyễn Việt Đức Page 25

×