Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

STRESS của học SINH THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ Y TẾ

-----------------

HỒNG THỊ PHƯƠNG TRANG

STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THƠNG CHUN LƯƠNG THẾ VINH,
THÀNH PHỐ BIÊN HỊA, TỈNH ĐỒNG NAI
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

BỘ Y TẾ

HỒNG THỊ PHƯƠNG TRANG

STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THƠNG CHUN LƯƠNG THẾ VINH,


THÀNH PHỐ BIÊN HỊA, TỈNH ĐỒNG NAI
NĂM 2016
Chuyên ngành: Y tế Công cộng
Mã số: 60720301

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Văn Tập

TP. Hồ Chí Minh, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và
phân tích một cách trung thực. Luận văn này khơng có bất kì số liệu, văn bản,
tài liệu đã được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác
chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng khơng có số
liệu, văn bản, tài liệu đã được công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Học viên

Hoàng Thị Phương Trang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 5
1.1. Stress ........................................................................................................ 5
1.2. Một số nghiên cứu về vấn đề stress của học sinh .................................. 11
1.3. Bộ công cụ thang đo đánh giá trầm cảm – lo âu – stress....................... 17

1.4. Tổng quan về trường Trung học phổ thông chuyên Lương Thế Vinh ... 19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 22
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 22
2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 22
2.3. Thu thập dữ kiện .................................................................................... 25
2.5. Liệt kê và định nghĩa biến số ................................................................. 25
2.6. Xử lý và phân tích dữ kiện..................................................................... 29
2.7. Nghiên cứu thử ...................................................................................... 29
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ............................................................................... 31
3.1. Kết quả hệ số tin cậy thang đo cảm nhận stress ....................................... 31
3.2. Các yếu tố chung của học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh .. 31
3.2.1. Các yếu tố nền của học sinh .................................................................. 31
3.2.2. Các yếu tố về học tập của học sinh ....................................................... 32
3.2.3. Các yếu tố về bản thân của học sinh ..................................................... 33
3.2.4. Các yếu tố về gia đình của học sinh ...................................................... 35
3.2.6. Các biểu hiện về tâm lý, thực thể và cách ứng phó của học sinh với
stress ......................................................................................................... 37
3.3. Tỷ lệ học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh có biểu hiện stress39
3.4. Một số yếu tố của học sinh liên quan đến stress ...................................... 40
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 50
4.1. Các yếu tố của học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh .......... 50
4.2. Tỷ lệ stress của học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh ......... 55
4.3. Một số yếu tố của học sinh liên quan đến stress.................................... 56
4.6. Điểm mạnh của đề tài ............................................................................ 61
4.7. Điểm hạn chế của đề tài ......................................................................... 62


4.8. Tính ứng dụng của đề tài ....................................................................... 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 63

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 2. BỘ CÂU HỎI CẢM NHẬN STRESS DASS-42
PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH HỌC SINH THAM GIA NGHIÊN CỨU


DANH MỤC VIẾT TẮT

DASS – 42

: Depression, Anxiety, Stress Scale 42

GD-ÐT

: Giáo dục – đào tạo

HS

: Học sinh

MBTI

: Myers-Briggs Type Indication

SMBM

: Shirom-Melamed Burnout Measure

THCS


: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

UBND

: Ủy ban nhân dân

VNT

: Vị thành niên


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các mức độ rối nhiễu tâm lý DASS-42 .......................................... 24
Bảng 3.1. Các yếu tố nền của học sinh (n=633) ............................................. 31
Bảng 3.2. Các yếu tố về học tập của học sinh (n=633) ................................... 32
Bảng 3.3. Các yếu tố về bản thân của học sinh (n=633) ................................. 33
Bảng 3.4. Các yếu tố về bản thân của học sinh (n=633)(tiếp theo) ................ 34
Bảng 3.5. Các yếu tố về gia đình của học sinh (n=633) ................................. 35
Bảng 3.7. Các biểu hiện về tâm lý, thực thể và cách ứng phó của học sinh với
stress ................................................................................................................ 37
Bảng 3.8. Tỷ lệ học sinh có biểu hiện stress (n=633) ..................................... 39
Bảng 3.9. Một số yếu tố đặc điểm nền của học sinh liên quan đến stress ...... 40
Bảng 3.10. Một số yếu tố về học tập của học sinh liên quan đến stress ........ 41
Bảng 3.11. Một số yếu tố về học tập của học sinh liên quan đến stress
(n=633)(tiếp theo) ........................................................................................... 43

Bảng 3.12. Một số yếu về tố bản thân của học sinh liên quan đến stress ....... 44
Bảng 3.13. Một số yếu tố về bản thân của học sinh liên quan đến stress
(n=633)(tt) ....................................................................................................... 45
Bảng 3.14. Một số yếu tố về bản thân của học sinh liên quan đến stress
(n=633)(tt) ....................................................................................................... 46
Bảng 3.15. Một số yếu tố về kinh tế gia đình của học sinh liên quan đến stress
(n=633) ............................................................................................................ 47
Bảng 3.17. Một số yếu tố xã hội của học sinh liên quan đến stress (n=633).. 49


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phản ứng Stress theo Lazarus ……………………………...6
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ học sinh có biểu hiện stress theo mức độ …...………….39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người từ khi sinh ra và lớn lên, ai rồi cũng sẽ phải trải qua và đối
phó, khắc phục những thử thách, trở ngại, áp lực và khủng hoảng, nói chung
là stress theo từng giai đoạn, nghĩa là phải thích ứng khơng ngừng [11]. Theo
thống kê về sức khoẻ tâm thần của Tổ chức Y tế thế giới, các rối loạn bệnh tật
liên quan đến stress đang gia tăng và ngày càng gia tăng. Tỷ lệ chung trong
dân số mắc stress có thể từ 5% - 20% theo thống kê của nhiều nước. Dự báo
các rối loạn tâm thần từ chiếm 11% vào năm 1990 sẽ tăng lên 15% vào năm
2020 [14]. Học tập là điều rất quan trọng đối với phụ huynh, giáo viên và học
sinh. Con người luôn nhận thức được những ảnh hưởng lâu dài của hành vi
học tập tích cực hoặc tiêu cực lên xã hội vì sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở
giáo dục sẽ định hình vận mệnh xã hội [38]. Mơi trường học tập địi hỏi học
sinh phải chú tâm về hiệu suất học tập, lựa chọn nghề nghiệp và các mối quan

hệ xã hội với các bạn cùng trang lứa. Vì thế, mơi trường này có tính stress
cao, nhiều lo âu và trầm cảm thường tạo ra hiệu ứng ảnh hưởng đến thành tích
học tập, sức khỏe và phúc lợi của học sinh [18]. Ở Iran có 78% nữ giới và
57% nam giới trong nhóm tuổi từ 13-17 tuổi có trầm cảm nhẹ đến trầm cảm
nhe ̣ đế n nă ̣ng [33]. Một cuộc khảo sát về stress học sinh trung học phổ thông
trường dự bị đại học ở Mỹ cho kết quả 9,3% học sinh cảm thấy stress mức độ
nặng và 32,5% học sinh mắc stress ở mức độ nhẹ [34]. Cuộc khảo sát về
stress trong học tập ở Trung Quốc cho biết, có 32,05% ho ̣c sinh bi ̣ stress do
quá nhề u bài tâ ̣p về nhà và 31,82% ho ̣c sinh bi ̣stress do thiế u thành tích [55].
Ở Việt Nam, vấn đề stress lứa tuổi học đường đang được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm bởi hệ quả do stress gây ra đối với học sinh như trầm cảm, có
hành vi gây hấn hoặc thậm chí là tự sát [19]. Kết quả nghiên cứu của
Amstadter A.B (2011) cho biết 9,1% thanh thiếu niên được cho là mắc phải
các vấn đề về tâm thần [29]. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ học sinh trung học
phổ thơng có biểu hiện stress có xu hướng tăng qua các năm. Theo nghiên cứu
của tác giả Phùng Đức Nhật tại trường trung học phổ thơng Nam Hà có 44,8%


2

học sinh có biểu hiện stress năm 2012 [13]. Nghiên cứu tại trường trung học
phổ thông tỉnh Hải Dương năm 2013 cho biết có 96,2% học sinh có biểu hiện
stress và 46,1% học sinh có biểu hiện stress là kết quả nghiên cứu tại trường
trung học phổ thơng Phan Đình Phùng Hà Nội năm 2014 [25].
Trường Trung học phổ thông chuyên Lương Thế Vinh là một trong
những đơn vị có chất lượng đào tạo hàng đầu của tỉnh Đồng Nai về lĩnh vực
giáo dục. Tháng 9 hàng năm, qua kì thi tuyển chính thức, trường thu hút một
lượng lớn học sinh có học lực khá, giỏi cấp trung học cơ sở về đây học tập.
Chính vì vậy, mơi trường học tập mang tính chất cạnh tranh và áp lực lớn
ngay từ khi bước vào trường. Theo báo cáo chất lượng cuối năm học vừa qua,

một số học sinh có kết quả học tập có xu hướng giảm sút, một số có biểu hiện
về rối loạn về tâm lý như căng thẳng, lo âu, chán nản dẫn đến rối loạn hành vi
như gây hấn với bạn bè, hay nổi nóng vơ cớ, một số em nói rằng bị mất ngủ
triền miên và mất kiểm sốt với việc học… Vì những lí do trên, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Stress và các yếu tố liên quan của học sinh trường trung
học phổ thơng chun Lương Thế Vinh, thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai,
năm 2016”.


3

Câu hỏi nghiên cứu
Tỷ lệ học sinh có biểu hiện stress tại trường THPT chuyên Lương Thế
Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2016 là bao nhiêu?
Những yếu tố nào có liên quan đến stress của học sinh tại trường THPT
chuyên Lương Thế Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh có biểu hiện
stress năm 2016 và các yếu tố liên quan.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ học sinh THPT chuyên Lương Thế Vinh có biểu hiện stress.
2. Xác định mối liên quan giữa yếu tố nhà trường, cá nhân, gia đình, và xã
hội với stress của học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh.


4

DÀN Ý NGHIÊN CỨU


Nhà
trường

Stress ở
học
sinh
THPT

- Bạn bè
- Thầy cô
- Học tập


nhân

- Tâm lý
- Bệnh lý
- Thói quen sinh hoạt

Gia
đình

- Hồn cảnh gia đình
- Tình cảm gia đình
- Áp lực

Xã hội

- Các dịch vụ xã hội
- Mối quan hệ xã hội



5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Stress

1.1.1. Định nghĩa
Stress có thể hình thành từ những phản ứng bất lợi mà con người bị
ảnh hưởng do áp lực quá mức hoặc các loại nhu cầu đặt ra cho họ [58].
Những từ ngữ, "stress" đã được bắt nguồn từ chữ Latin "stringere" có nghĩa là
để chỉ sự chặt chẽ [43]. Stress đã được mô tả khác nhau ở các học giả. Học
giả Arnod (1960) tin rằng "Stress là bất kỳ điều kiện làm nhiễu loạn chức
năng bình thường" [37]. Theo Beehr & Newman (1978) "stress là một điều
kiện phát sinh từ sự tương tác của con người và công việc của họ và được đặc
trưng bởi những thay đổi của con người khác với chức năng bình thường của
họ" [31].
Theo định nghĩa của nhà sinh lý học người Hung-ga-ri, Hans Selye
(1978) ‘‘stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước
những tình huống căng thẳng”. Hans Selye nhấn mạnh rằng stress có tính
chất tổng hợp chứ khơng phải chỉ thể hiện trong một trạng thái bệnh lý. Stress
có mặt lợi đó là kích thích tính tích cực, huy động sức mạnh để con người
vượt qua khó khăn, nhưng cũng có mặt hại nếu vượt qua khả năng đáp ứng
của cơ thể, gây ra tình trạng ốm đau, bệnh tật...[49]. Ông nhấn mạnh stress là
ảnh hưởng của cảm xúc đến sinh lý và căn nguyên của các bệnh tâm thể như
loét dạ dày tá tràng, viêm trực tràng, hen suyễn, chàm một số bệnh dị ứng,
bệnh của tuyến giáp, một số chứng đau nhức xương khớp, bán đầu thống tăng
huyết áp vơ căn bệnh Raynaud, rối loạn chức năng tình dục…[54] [56].

Nói chung, stress là một kích thích tác động mạnh vào con người, là
phản ứng sinh lý và tâm lý của con người đối với tác động đó. Stress đặt con
người vào q trình thích ứng với mơi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một
trạng thái cân bằng mới sau khi chịu tác động của mơi trường. Nói cách khác,
stress bình thường góp phần giúp con người thích nghi với môi trường sống
[11].


6

Nếu sự đáp ứng của cá nhân đối với stress không đầy đủ, không phù
hợp và cơ thể không tạo nên một sự cân bằng mới, thì những chức năng của
cơ thể ít nhiều bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý về thể chất và tâm lý sẽ
xuất hiện. Stress là những yếu tố bất lợi từ bên ngoài, nếu kết hợp với yếu tố
bên trong, tức là yếu tố di truyền có thể bộc phát thành bệnh tâm thần [11].
1.1.2. Phản ứng stress
Tình huống gây stress

Chủ thể

Đánh giá tình huống

Tình huống đe dọa

Tình huống khơng đe dọa

Khơng thể đối phó

Có thể đối phó


Phản ứng stress bệnh lý

Phản ứng stress thích nghi

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phản ứng Stress theo Lazarus [39].
1.1.3. Các dấu hiệu và triệu chứng của stress
Những biểu hiện về tâm lý:
- Hay cáu giận
- Lo lắng, chán nản, buồn rầu
- Nhạy cảm với các tin đồn và các chi tiết liên quan đến stress
- Hay chỉ trích, phê phán người khác
- Hay gây sự, hung hăng


7

- Khơng thích tiếp xúc với mọi người
- Chán ăn hoặc có trường hợp ăn nhiều
- Hút thuốc, uống rượu nhiều
- Thích bỏ nhà đi lang thang .
Những dấu hiệu thực thể:
- Tim mạch: nhịp tim nhanh, huyết áp tăng
- Tiêu hóa: có cảm giác khơ miệng, đắng miệng
- Hơ hấp: thở nhanh
- Cơ, khớp: đau ngực, hay rùng mình, cảm giác rã rời chân tay
- Sinh dục: giảm ham muốn tình dục, thống kinh, rối loạn kinh nguyệt
- Nội tiết: tăng tiết adrenalin, serotonin, tốt mồ hơi, ra mồ hôi tay
- Thần kinh: nhức đầu, mất ngủ
- Nếu nặng có thể có những rối loạn tâm thần [8] [11].
1.1.4. Các giai đoạn của trạng thái Stress

Theo Selye, phản ứng stress, hay hội chứng kích ứng chung, được chia
thành ba giai đoạn sau:
- Giai đoạn báo động
Đây là giai đoạn biểu hiện bằng những biến đổi đặc trưng của chủ thể
khi tiếp xúc với các yếu tố gây stress, như: các hoạt động tâm lý được kích
thích, đặc biệt là quá trình tập trung chú ý, tăng cường quá trình ghi nhớ và tư
duy. Những phản ứng chức năng sinh lý của cơ thể như tăng huyết áp, tăng
nhịp tim, nhịp thở và trương lực của cơ bắp. Giai đoạn này có thể diễn ra rất
nhanh hoặc kéo dài vài giờ, vài ngày... Chủ thể có thể chết trong giai đoạn
này, nếu yếu tố gây stress quá mạnh. Nếu tồn tại được, thì phản ứng chuyển
sang giai đoạn thích nghi [12] [51] [52].
-

Giai đoạn thích nghi
Trong giai này, mọi cơ chế thích ứng được động viên để cơ thể chống

đỡ và điều hòa các rối loạn. Sức đề kháng của cơ thể tăng lên, con người có
thể làm chủ được tình huống stress, lập lại các trạng thái cân bằng nội môi và


8

tạo ra sự cân bằng mới với môi trường. Giai đoạn này còn được gọi là giai
đoạn chống đỡ. Trong một tình huống stress bình thưuờng, chủ thể đáp ứng
lại bằng giai đoạn báo động và giai đoạn chống đỡ. Nếu giai đoạn chống đỡ
tiến triển tốt thì các chức năng tâm lý, sinh lý của cơ thể được phục hồi. Nếu
khả năng thích ứng của cơ thể mất dần, thì q trình phục hồi khơng xẩy ra và
cơ thể chuyển sang giai đoạn kiệt quệ [12] [51] [52].
- Giai đoạn kiệt quệ
Phản ứng stress trở thành bệnh lý khi tình huống stress hoặc bất ngờ

hoặc quá dữ dội, hoặc ngược lại, quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại, vượt quá
khả năng dàn xếp của chủ thể. Trong giai đoạn kiệt quệ, các biến đổi tâm lý,
sinh lý của giai đoạn báo động xuất hiện trở lại, hoặc là cấp tính và tạm thời,
hoặc là nhẹ nhàng hơn và kéo dài. Stress bệnh lý được chia thành hai giai
đoạn như sau:
+ Stress bệnh lý cấp tính
Những tác nhân gây stress là những tình huống khơng lường trước có
tính chất dữ dội. Trạng thái stress bệnh lý cấp tính chia thành hai loại:
- Các phản ứng cảm xúc cấp xẩy ra nhanh, tức thời. Trạng thái stress
bệnh lý cấp tính thuộc loại này có đặc trưng là chủ thể hưng phấn quá mức về
mặt tâm lý và cơ thể. Những biểu hiện cụ thể của trạng thái này như sau: tăng
trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật, tăng qua mức phản ứng của các
giác quan, rối loạn trí tuệ biểu hiện chủ yếu ở kém khả năng tập trung suy
nghĩ, trạng thái lo âu, kích động nhẹ. Loại phản ứng stress cấp này kéo dài từ
vài phút đến vài giờ, rồi mờ nhạt đi, tùy theo tính chất và tiến triển của stress.
Sự mờ nhạt càng rõ hơn khi có mặt người khác, làm chủ thể yên tâm và khuây
khỏa.
- Những phản ứng cảm xúc cấp tính, xảy ra chậm. Các rối loạn xuất
hiện chậm. Chủ thể có vẻ như chịu đựng và chống đỡ được tình huống gây
stress. Song họ cũng nhận thức được rằng, mình đã bị các tình huống stress
xâm chiếm. Cơ thể tiếp tục chống đỡ, nhưng chỉ tạo được một cân bằng


9

không bền vững, kéo dài trong vài giờ hoặc vài giây. Sau đó đột nhiên xuất
hiện một phản ứng stress cấp tính, diễn ra chậm. Biểu hiện và tiến triển của nó
cũng như phản ứng cảm xúc cấp, diễn ra tức thời. Điều này chứng tỏ chủ thể
khơng cịn có thể dàn xếp được với tình huống stress về mặt tâm lý nữa. Chủ
thể bị suy sụp và mất bù một cách chậm chạp [12] [51] [52].

+ Stress bệnh lý kéo dài
Sự hình thành stress bệnh lý kéo dài: thường được hình thành từ các
tình huống quen thuộc, lặp đi lặp lại như trong những trường hợp xung đột,
không toại nguyện, hoặc gặp những phiền nhiễu trong đời sống hàng ngày...
Đơi khi được hình thành từ các tình huống stress bất ngờ và dữ dội sau một
phản ứng cấp và khơng thối lui hoặc sau một loạt các phản ứng cấp thoáng
qua.
Biểu hiện của stress bệnh lý kéo dài:
+ Các biểu hiện về biến đổi tâm lý, tâm thần: dễ nổi cáu, có cảm giác khó
chịu, căng thẳng về tâm lý, mệt mỏi về trí tuệ, rối loạn về giấc ngủ...
+ Các biểu hiện cơ thể: suy nhược kéo dài, đánh trống ngực, đau vùng trước
tim, huyết áp tăng không ổn định, nhức đầu, đau nửa đầu...
+ Các biểu hiện về tập tính: có thể ức chế hoặc kích thích những hành vi của
con người.
Những rối loạn chức năng thích nghi của tập tính được biểu hiện ở
những rối loạn hành vi. Trạng thái trầm cảm là khi những tình huống stress
kéo dài dai dẳng người bệnh xuất hiện tình trạng lo âu kéo dài và hạn chế các
hoạt động bình thường của họ.
Tóm lại, khi nằm trong tình huống stress, con người có phản ứng stress,
hoặc là phản ứng stress bình thường mang tính thích nghi, hoặc stress bệnh lý.
Chúng ta cần chú ý những biến đổi về tâm lý, cơ thể và vêì tập tính khí có
phản ứng stress bệnh lý cấp tính hay kéo dài [12] [51] [52].


10

1.1.5. Một số dạng đặc biệt của phản ứng stress
- Trạng thái stress sau sang chấn
Đây là một thể đặc biệt của trạng thái phản ứng stress. Sự xuất hiện của
nó liên quan đến một phản ứng stress diễn ra chậm, sau khi bị chấn thương

bất ngờ và trầm trọng. Nếu bệnh không thuyên giảm một cách tự phát 9 ít khi
xảy ra hoặc do điều trị, thì sẽ tiến triển thành những rối loạn kéo dài với các
đặc trưng như sau:
Các triệu chứng đặc hiệu bao gồm:
+ Sự giật mình một cách tự phát hay do một tiếng động bất kỳ gây ra và chủ
thể thực hiện một phóng lực vận động và cảm xúc.
+ Hội chứng sống lại các cảm giác ở trong tình huống stress lúc ban ngày
hoặc ban đêm.
+ Hội chứng trì trệ với biểu hiện chủ yếu là giảm khả năng hoạt động trí tuệ
và vận động.
Các triệu chứng không đặc hiệu:
+ Các triệu chứng giống lo âu, ám ảnh sơ hoặc ám ảnh ý nghĩ.
+ Các triệu chứng trầm cảm như trong trạng thái suy nhược nặng.
- Các rối loạn thích nghi
Bao gồm các rối loạn về tâm thần, cơ thể và tập tính, thường kết hợp
chặt chẽ với nhau, tạo thành sự rối loạn q trình thích nghi của chủ thể. Tiêu
chuẩn chẩn đốn rối loạn thích nghi đã được Hiệp hội các nhà tâm thần Mỹ
nêu ra năm 1994 như sau:
+ Chủ thể xuất hiện phản ứng trong vòng ba tháng sau tác động của một hoặc
một số tác nhân tố gây stress tâm lý - xã hội.
+ Tính chất khơng thích nghi của phản ứng biểu hiện trong các dấu hiệu sau:
có sự tổn thương trong cơng tác, học tập hoặc trong các hoạt động, quan hệ
thông thường. Sự đáp ứng với các nhân tố stress tăng quá mức bình thường và
chủ thể khơng thể dự đốn trước được kết cục của nó. Có những rối loạn khác
khơng đơn thuần như một phản ứng tăng quá mức thông thường đối với các


11

nhân tố gây stress và cũng không phải là một cơn kịch phát của một trong

những triệu chứng rối loạn tâm thần. Phản ứng khơng thích nghi khơng tồn tại
q 6 tháng. Có những rối loạn khơng phù hợp với các tiêu chuẩn của bất kỳ
dạng rối loạn tâm thần đặc hiệu nào và không phải là biểu hiện của một trạng
thái khó chịu, song khơng gây ra bất kỳ biến chứng nào [12].
1.1.6. Các biện pháp đương đầu với stress
Khi đối diện với stress, con người có thể tìm mọi cách và cố gắng
đương đầu với nó để tự bảo vệ mình. Thơng thường các biện pháp sau có thể
có hiệu quả:
-

Giải quyết vấn đề tìm lối thốt: nếu sợ bóng tối có thể bật đèn; nếu lo

mắc bệnh thì tốt nhất là thầy thuốc để được khám và chẩn đốn bệnh rõ ràng.
-

Cố gắng tự chủ, ln phải tự nhắc mình phải bình tĩnh khi đối diện với

những tình huống căng thẳng.
-

Tự an ủi (tự ám thị): cố tìm trong cái khơng may cũng có điều may

mắn.
-

Tự kiềm chế bản thân: cố gắng quên đi những điều gây khó chịu, động

viên chính mình để vượt qua những khó khăn của cuộc sống và công việc.
-


Sự bù trừ: nếu yếu kém về một mặt nào đó, cá nhân cần nổ lực để giỏi

về mặt khác.
-

Nhưng cũng có người đương đầu với stress theo kiểu như la khóc, chửi

rủa, đập phá, trút mọi lỗi lầm, khuyết điểm cho người khác. Có người khơng
đương đầu nổi với stress, dẫn đến các bệnh tâm căn [11].
1.2.

Một số nghiên cứu về vấn đề stress của học sinh

1.2.1. Một số tổng quan nghiên cứu về vấn đề stress của học sinh trên thế
giới
Tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của một con
người, vì nó là mơ ̣t thời kì chuẩ n bi ̣bước vào giai đoa ̣n trưởng thành, bắ t đầ u
có thay đổi thể chấ t và tính cách có thể dẫn đế n thay đở i nhiề u về sinh lý, như
stress, lo lắng và trầm cảm [30]. Sức khỏe tâm thầ n là mô ̣t vấ n đề sức khỏe


12

phổ biế n ở tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành [53] [45]. Lo lắng và trầm
cảm thường xảy ra thường xuyên, bắt đầu sớm ở tuổi trưởng thành và thanh
thiếu niên trên toàn thế giới [42] [53]. Trong những năm gần đây, các vấn đề
về sức khỏe tâm thần nhe ̣ và trung bình hoă ̣c các vấ n đề về thể chấ t ở những
người trẻ cũng đã được biể u hiê ̣n dưới da ̣ng stress và các vấ n đề liên quan đế n
stress [59].
Stress là một yếu tố nguy cơ quan trọng và rõ ràng đối với các rối loạn

về sức khoẻ tâm thần, do đó địi hỏi sự chú ý từ phía các cơ quan y tế về kỹ
năng quản lý stress của mỗi người [41]. Ở Hoa Kỳ, ước tính stress có ảnh
hưởng đến khoảng 1% trẻ em từ 9 đến 17 tuổi [54]. Có rấ t nhiề u nghiên cứu
đưa ra các bằ ng chứng về viê ̣c đã có sự gia tăng các vấn đề về sức khoẻ tinh
thần vị thành niên trong những thập kỷ gần đây [41]. Ying Sun MD. (2010)
trong nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông tới stress và cách ứng phó trầm
cảm của thanh thiếu niên Trung Quốc trên 17.622 thanh thiếu niên từ 11 - 22
tuổi, là học sinh ở các trường trung học cơ sở, cao đẳng và đại học từ 8 thành
phố lớn ở Trung Quốc (bao gồ m Bắc Kinh, Cáp Nhĩ Tân, Quảng Châu, Vũ
Hán, Trùng Khánh, Quý Dương, Thái Nguyên và Thiệu Hưng) cho kết quả
mức độ stress của thanh thiếu niên (từ dưới 15 tuổi và trên 17 tuổi) ở nam giới
(46,8%) cao hơn nữ giới (41,7%). Nghiên cứu cũng chỉ ra bố n nhóm nguyên
nhân chin
́ h gây stress là trường học, gia đình, sức khoẻ, tiǹ h cảm. Về tình
cảm, nam giới có mức đô ̣ stress nă ̣ng hơn so với nữ giới với p<0,001 [55].
Hai tác giả Yangyang Liu và Zuhong Lu (2011) đã nghiên cứu về stress học
tập và hội chứng trầm cảm của học sinh trung học ở Trung Quốc: giới tính và
mối quan hệ bạn cùng lớp, cho biết rằng stress học tập của học sinh từ bài tập
về nhà và thiếu thành tích có liên quan tích cực với các triệu chứng trầm cảm
của họ. Stress trong ho ̣c tâ ̣p của ho ̣c sinh trung có liên quan đế n thành tích
ho ̣c tâ ̣p, và có sự khác nhau theo khố i lớp. Ngoài ra, stress ho ̣c tâ ̣p còn liên
quan đế n lươ ̣ng bài tâ ̣p về nhà, mố i quan hê ̣ thầ y trò, mố i quan hê ̣ với ba ̣n bè
đồ ng trang lứa. Cụ thể 90% ho ̣c sinh cho rằ ng stress ho ̣c tâ ̣p có liên quan đế n


13

triê ̣u chứng trầ m cảm của ho ̣ và 10% còn la ̣i cho rằ ng không có mố i liên quan.
Có 32,05% ho ̣c sinh bi ̣ stress do quá nhề u bài tâ ̣p về nhà và 31,82% ho ̣c sinh
bi stress

do thiế u thành tích. Kết quả cịn cho thấy có mớ i liên quan có ý nghiã
̣
thố ng kê giữa stress học tập của học sinh với thiếu thành tích, với bài tập về
nhà, và khác nhau trong mỗi lớp học. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa stress và mối quan hệ thầy trò, mối quan hệ của ba ̣n bè, thành tích định
hướng và nội quy nghiêm ngặt, tương ứng, cũng khác nhau trong mỗi lớp học
[59]. Tác giả Park YJ và cô ̣ng sự (2011), khảo sát trên 5.346 học sinh của 17
trường trung học ở Seoul, Hàn Quốc thông qua việc sử dụng bốn bảng câu hỏi
đo lường về trình độ học vấn, hỗ trợ xã hội, sự trói buộc và trầm cảm để đánh
giá trạng thái trầm cảm học tập của học sinh trung học ở Soul: Vai trị trung
gian của việc trói buộc. Kết quả cho thấy, trầm cảm và trói buộc bắt nguồn từ
những stress trong học tập. Tình trạng trầm cảm phổ biến ở trẻ em gái, những
người có thu nhập gia đình của bố mẹ ít hơn hai triệu won, những người
khơng sống với cha mẹ hoặc cả hai do ly hôn, ly thân, hoặc chết, và những
người hút thuốc hoặc sử dụng rượu. Sự trói buộc ngày càng phổ biến ở học
sinh tương tự như trường hợp trầm cảm ở học sinh năm cuối. Có 48,6% trầm
cảm nguyên nhân từ stress trong học tập, tác động xã hội và sự trói buộc [44].
Tại Thụy Điển (2011), gần 25% thanh thiếu niên từ 16 đến 18 tuổi bị rối loạn
tâm thần như lo lắng và trầm cảm, và thanh thiếu niên thất nghiệp hoặc khơng
ở độ tuổi 20-24 có nguy cơ gấp 2,3 lần so với sinh viên và thanh thiếu niên
được đưa vào bệnh viện do trầm cảm. Ngoài ra, hơn một phần ba các yêu cầu
bồi thường mới về trợ cấp tàn tật do rối loạn bệnh tâm thần ở những người trẻ
tuổi từ 16 - 24 tuổi [50]. Hai tác giả Yeresyan, A Lohaus (2013) nghiên cứu
về stress và phúc lợi giữa thanh thiếu niên Thổ Nhĩ Kì và Đức sống ở vùng
nông thôn và thành thị, cho biết, mức đô ̣ stress khác nhau theo quố c gia, điạ
điể m (tăng ở nông thôn) và giới tiń h (tăng ở nữ giới vi ̣ thành niên). Mức độ
stress nói chung ở Thổ Nhĩ Kỳ cao hơn ở Đức, ở các vùng nông thôn cao hơn
khu vực thành thị và nữ giới cao hơn so với nam giới tuổ i vi ̣ thành niên. Có



14

mố i tương quan nghich
̣ có ý nghiã thố ng kê giữa stress và phúc lơ ̣i. Theo đó,
mức phúc lơ ̣i càng thấ p thì stress càng cao. Trong khi giải quyế t các vấ n đề
gia điǹ h và vấ n đề bản thân có liên quan đế n giảm mức đô ̣ stress [60]. Tại
Iran, Emamjomeh SM (2015) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của chương trình
hỗ trợ giáo dục trong toán học với stress, lo âu và trầm cảm ở học sinh nữ
trong những năm cuối cấp trung học phổ thông cho kết quả 78% nữ giới và
57% nam giới trong nhóm tuổi từ 13-17 tuổi có trầm cảm nhẹ đến trầm cảm
nhe ̣ đế n nă ̣ng [33]. Feld LD., Shusterman A. (2015), thực hiện nghiên cứu
stress của học sinh trong một trường trung học dự bị đại học, cho biết mức độ
stress nghiên cứu trên 333 học sinh trung học ở Mỹ theo thang điểm năm là
3,18 (SD = 1,07), theo đó có 9,3% học sinh rất căng thẳng và 32,5% căng
thẳng mức độ vừa, có 19,3% học sinh căng thẳng mức độ nhẹ. Có sự khác
biệt đáng kể theo giới tính, theo đó nữ giới (M = 3,46, SD = 0,95) stress lớn
hơn đáng kể so với nam giới (M = 2,72, SD =1,10). Stress thay đổi theo cấp
lớp, đạt đỉnh điểm vào năm học cơ sở (năm đầu tiên: M 3,13, thứ hai: M
=3,29, cấp 3: M =3, 47, năm cuối: M = 2,77). Tác giả cũng cho biết, nguyên
nhân chính dẫn đến stress của những học sinh tham gia chương trình dự bị đại
học là yêu cầu học tập. Còn lại, những học sinh bình thường thì có xu hướng
bị stress bởi quan hệ bố mẹ con cái, khó khăn trong học tập, xung đột trong
gia đình và quan hệ bạn bè cũng như q trình chuyển đổi vai trị các xã hội.
So với học sinh bình thường, học sinh tham gia chương trình dự bị đại học có
nhiều biểu hiện tâm thần hơn, và giảm khả năng hoc tập khi họ đối diện với
stress ở mức độ cao. Cụ thể là stress liên quan đến yêu cầu học tập sự thay đổi
vai trị và các vấn đề xã hội, khó khăn trong học tập và các hoạt động ngoại
khóa. Ngồi ra, họ có xu hướng bị stress liên quan đến các yêu cầu học tập
nhiều hơn là stress liên quan đến các mối quan tâm vị thành niên khác và biểu
hiện tồi tệ hơn khi đối mặt với căng thẳng [34].

Các vấn đề liên quan đến stress trong trẻ em và thanh thiếu niên thường
liên quan đến các vấn đề về sức khoẻ hoặc rối loạn tâm thần như đau bụng và


15

nhức đầu, đau cổ và vai, căng cơ, lo lắng và mệt mỏi [47]. Theo báo cáo mới
nhấ t của cuộc khảo sát Lực lượng lao động Vương quố c Anh năm 2015 2016, stress chiếm 37% trong tất cả các ca bệnh liên quan tới sức khoẻ và
45% số ngày làm việc bị mất do sức khoẻ yếu. Stress gia tăng phổ biế n trong
các ngành dịch vụ công, như giáo dục; chăm sóc sức khoẻ và xã hội; hành
chính cơng và quốc phịng [36].
Vấn đề học tập ngày càng được cơng nhận là nguồn căng thẳng chính
cho nhiều thanh thiếu niên [34]. Nhu cầu nhận thức của thanh thiếu niên
thường liên quan đến việc học tập ở trường học, ví dụ như bài kiểm tra và bài
tập ở nhà. Khi trải qua các nhu cầu giai đoạn thanh thiếu niên, các hỗ trợ xã
hội và các mối quan hệ giữa các cá nhân có xu hướng xấu đi. Ví dụ, những rối
loạn về tâm trạng và xung đột tiếp theo với cha mẹ và bạn đồng trang là khá
phổ biến [48] [57].
1.2.2. Một số tổng quan nghiên cứu về vấn đề stress của học sinh ở trong
nước
Ở Việt Nam, vấn đề stress tuổi học đường đang được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm bởi hệ quả do stress gây ra đối với học sinh như trầm cảm, có
hành vi gây hấn hoặc thậm chí là tự sát [19]. Kết quả nghiên cứu của
Amstadter A.B (2011) về các vấn đề sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên ở
Việt Nam cho biết 9,1% thanh thiếu niên được cho là mắc phải các vấn đề về
tâm thần [29]. Nguyễn Cao Minh (2012) khi điều tra về sức khỏe tâm thần
của trẻ em và vị thành niên miền Bắc cho kết quả đáng báo động khi so sánh
kết quả nghiên cứu với các quốc gia khác, thấy rằng Việt Nam xếp cao nhất
trong số các quốc gia được nghiên cứu, nghiên cứu kết luận được 18% trẻ
trong nghiên cứu gặp ít nhất một trong tám triệu chứng về rối nhiễu tâm lý

được đề cập trong thang đo YSR: lo âu/trầm cảm, thu mình/trầm cảm, bệnh
tâm thể, vấn đề xã hội, vấn đề suy nghĩ, vấn đề chú ý, hành vi hung tính, phá
bỏ quy tắc [10]. Tác giả Phùng Đức Nhật (2012) khảo sát học sinh trường
THPT Nam Hà (Đồng Nai), cho biết 44,8% học sinh bị stress, trong đó stress


16

nhẹ chiếm 34,8%, stress nặng chiếm 10% [13]. Tác giả Nguyễn Thị Thúy
Anh (2013) thực hiện khảo sát ở THPT Cầu Giấy (Hà Nội) thu được kết quả
là 22,9% học sinh THPT có vấn đề về SKTT [2]. Tác giả Đồng Thị Yến
(2013) với nghiên cứu về mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung
học phổ thông trên hai trường THPT chuyên Nguyễn Trãi và trường THPT
Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) cho thấy tỷ lệ stress ở học sinh trung học phổ thông
là 55% học sinh bị stress mức độ nhẹ, 38% học sinh mức độ vừa và 3% học
sinh bị mức độ nặng [27]. Tác giả Trần Thị Hồng Vân (2014), thực hiện khảo
sát tại trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), cho biết có 46,1% học sinh
có biểu hiện stress, trong đó tỷ lệ học sinh mắc stress mức độ nhẹ là 18,9%,
mức độ vừa 20,1%, mức độ nặng 5,2% và mức độ rất nặng là 2,5% [25].
Stress là một hiện tượng bình thường trong cuộc sống, đơi khi chúng
ta có thể vượt qua một cách dễ dàng, nhưng có lúc chúng ta cảm thấy khó
khăn, thậm chí bất lực trong việc ứng phó với nó. Những đặc điểm của mơi
trường học đường và đặc trưng về tâm sinh lý của lứa tuổi đã gây cho học
sinh cuối cấp trung học phổ thông nhiều stress, ảnh hưởng đến quá trình học
tập [19]. Các em học sinh lớp 12 bị stress do quỹ thời gian hạn hẹp với lịch
học dày đặc được coi là điều lo lắng nhất, bên cạnh đó các em cịn chịu áp lực
vì khối lượng kiến thức phải tích lũy q lớn. Có 20/33 sở giáo dục đào tạo
đánh giá kiến thức học sinh phải học là không phù hợp, quá tải. Áp lực trong
học tập của học sinh khối 12 lớn hơn khối 10 và 11 bởi 2 kỳ thi tốt nghiệp
THPT và thi vào đại học [19]. Lượng kiến thức trên trường quá tải và không

nhận được sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm cũng gây nên vấn đề stress ở
học sinh [25]. Các yếu tố thực trạng gia đình, thái độ của bố mẹ với con cái và
chấn thương ở trẻ là những nhóm ngun nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe
tâm thần của trẻ vị thành niên [9]. Những học sinh sống chung cùng cha mẹ bị
trầm cảm và stress thấp hơn so với những học sinh không sống chung đầy đủ
với cha mẹ, cụ thể là stress sẽ giảm 8,2% và trầm cảm sẽ giảm 7,7% [23]. Các
yếu tố gia đình như các học sinh trong gia đình có mâu thuẫn, cũng như có số


17

lượng thành viên trong gia đình nhiều dễ gặp phải tình trạng stress hơn [25].
Những học sinh chơi thể thao bị stress và trầm cảm ít hơn những học sinh
khơng chơi thể thao, stress sẽ giảm đi 87% và trầm cảm sẽ giảm 78% [23].
Học sinh có tham gia các hoạt động thể dục thể thao ít gặp 3 phải tình trạng
stress hơn các học sinh khơng tham gia các hoạt động thể dục thể thao [25].
Lo lắng về ngoại hình bản thân, áp lực học tập từ phía thầy cơ, an ninh nơi ở,
khơng có bạn bè để chia sẻ khi gặp chuyện buồn. cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến stress của các em [13].
1.3.

Bộ công cụ thang đo đánh giá trầm cảm – lo âu – stress
Trầm cảm– lo âu– stress (DASS- 42) đã được xây dựng bởi Lovibond

S.H.; Lovibond P.F (1995) và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các mơi
trường đa dạng. Tính phổ biến của DASS là do một phần tính thực tế không
giống như các thang tự báo cáo khác, DASS thuộc phạm vi cơng cộng (tức là
có thể sử dụng mà khơng mất bất kỳ khoản phí nào) [32]. Trong nghiên cứu
phát triển DASS- 42 của mình, hai tác giả John R. Crawford và Julie D.
Henry đã thu thập số liệu từ 1.771 người trưởng thành trong dân số (9965 nữ,

806 nam). Những người tham gia được tuyển chọn từ nhiều nguồn bao gồm
từ các tổ chức thương mại và dịch vụ công, trung tâm cộng đồng và câu lạc bộ
giải trí. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 40,9 với độ tuổi từ 15 – 91
tuổi. Các học sinh trung bình ở tuổi 13,8. Kết quả cho thấy, ở DASS- 42 có
tính phù hợp của các tiểu mục trong mỗi phần khá cao. Điểm cronbach’s
alpha của lo âu là 0,897 (KTC 95%: 0,890– 0,904); trầm cảm là 0,947 (95%:
0,943– 0,951); stress là 0,933 (KTC 95%: 0,928– 0,937) và tổng toàn bộ
thang đo là 0,966 (95% CI = 0,964– 0,968) [32]. Tuy nhiên nó có một chút
thay đổi khi sử dụng trên những đối tượng khác nhau: ở đối tượng là người
lớn tuổi từ 18 đến 91 (một khảo sát trên 1.794 người ở Anh), độ tin cậy thống
nhất cho DASS- 42 là 0,93 và tương ứng với từng hạng mục là 0,88- 0,820,90; một nghiên cứu khác trên 850 đối tượng ở tuổi trung bình là 21- 22 thì
độ tin cậy thống nhất cho DASS- 42 là 0,89 và độ tin cậy cho từng tiểu mục


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×