HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
TÁC PHẨM “NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG” VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
Họ và Tên:
Lớp : Bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh
2
Hà Nội - 2017
MỤC LỤC
2
3
MỞ ĐẦU
V.I. Lê-nin, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản Nga, của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX,
không chỉ là một nhà lý luận thiên tài mà còn là một nhà hoạt động cách mạng
xuất sắc. Người đã tuyệt đối trung thành, vận dụng sáng tạo, kiên quyết bảo
vệ và phát triển nhiều luận điểm quan trọng của học thuyết Mác, trong đó có
luận điểm về chuyên chính vơ sản và nhà nước chun chính vơ sản. Vấn đề
này được thể hiện đậm nét thông qua tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” (tên
đầy đủ của tác phẩm là “Nhà nước và cách mạng. Học thuyết của chủ nghĩa
Mác về nhà nước và những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cách mạng”).
Đây là một công trình luận chiến của V.I. Lê-nin, được Người viết từ tháng 8
đến tháng 9 năm 1917 và lần đầu tiên được xuất bản thành sách riêng vào
năm 1918, tiếp sau đó, tác phẩm được tái bản nhiều lần bằng các thứ tiếng
khác nhau. Tác phẩm được in đầy đủ bằng tiếng Việt trong V.I. Lê-nin, Toàn
tập, tập 33, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1976.
I. Những Vấn đề chung về Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của tác phẩm
V.I. Lê-nin viết tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” trong bối cảnh lịch
sử có những nét nổi bật là:
Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Bước
chuyển này đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn về kinh tế - xã hội mà
chính bản thân giai cấp tư sản không thể nào giải quyết được. Cuộc đấu tranh
giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản diễn ra ngày càng quyết liệt.
Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra khiến cho các mâu
thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản vốn đã gay gắt càng gay gắt thêm, tạo ra
tiền đề kinh tế - xã hội hiện thực và thời cơ cho cách mạng vô sản ra đời. Thế
nhưng, lúc này chủ nghĩa cơ hội đang lũng đoạn phong trào công nhân và làm
tan rã Quốc tế Cộng sản II, chúng chống phá chủ nghĩa Mác một cách toàn
3
4
diện và nêu lên lý luận hồ bình trong q trình phát triển của xã hội lồi
người từ chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu là Bécxtanh và Cau-xky. Vì vậy, theo V.I. Lê-nin: “Khơng đấu tranh chống những
thiên kiến cơ hội chủ nghĩa về vấn đề “nhà nước” thì khơng thể đấu tranh giải
phóng quần chúng cần lao khỏi ảnh hưởng của giai cấp tư sản nói chung và
của giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa nói riêng được”(1).
Vào thời điểm này, nước Nga đã trở thành mắt xích yếu nhất trong hệ
thống chủ nghĩa đế quốc. Trung tâm cách mạng vô sản trước đó ở Pháp và
Đức đã chuyển về Nga. Cách mạng Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bơn-sêvích đang ở vào thời điểm chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
theo sách lược “biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, đưa
đến sự ra đời của nhà nước dân chủ kiểu mới đầu tiên trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm lịch sử, rút ra bài
học từ thực tiễn phong trào cách mạng vô sản thế giới, trực tiếp là từ cách
mạng vô sản giai đoạn 1848-1851 và Công xã Pa-ri 1871 ở Tây Âu, từ cách
mạng vô sản Nga trong giai đoạn 1905-1907 và từ yêu cầu của cuộc bút chiến
chống lại quan điểm sai lầm của các đại diện của chủ nghĩa cơ hội và chủ
nghĩa cải lương, V.I. Lê-nin viết tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” nhằm
mục đích trang bị cho các nhà lãnh đạo cách mạng, các nhà mác-xít, phong
trào cơng nhân thế giới nói chung và phong trào cơng nhân Nga nói riêng
những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc, bản chất của nhà
nước, về chun chính vơ sản, về đặc điểm của nền dân chủ mới - dân chủ
của giai cấp vô sản, về các giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản và vấn đề nhà
nước tự tiêu vong. Như vậy, thực tiễn phong trào cách mạng thế giới cũng
như ở Nga và cuộc đấu tranh chống lại những tư tưởng cơ hội, cải lương, bảo
vệ và phát triển luận điểm chủ nghĩa Mác về nhà nước và cách mạng đã đặt ra
yêu cầu cấp bách phải có một tác phẩm tiên phong về lý luận ra đời, tác phẩm
nói trên của V.I. Lê-nin ra đời đã đáp ứng c yờu cu ũi hi ú.
(1)(1) V.I. Lê-nin, Toàn tập, tập 33, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1976, tr.3.
4
5
2. Kết cấu và những tư tưởng cơ bản của tác phẩm
Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của V.I. Lê-nin gồm có 7 chương
và phần kết luận. Từ chương I đến chương VI đã được Người trình bày hồn
chỉnh, riêng chương VII và phần kết luận chưa được viết vì V.I. Lê-nin bận
vào việc lãnh đạo chuẩn bị và tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền. Sau này, Người nói rằng: “Tơi đã thảo xong dàn bài chương sau,
chương VII “Kinh nghiệm các cuộc cách mạng Nga năm 1905 và 1917”.
Nhưng ngồi đầu đề ra, tơi chưa có thì giờ viết được một dịng nào cả, vì tơi
“bị vướng” vào cuộc khủng hoảng chính trị hồi đêm trước của Cách mạng
tháng Mười năm 1917. “Bị vướng” như vậy chỉ có thể là đáng mừng thơi... có
lẽ là đành phải gác lại một thời gian lâu nữa; làm ra “kinh nghiệm của cách
mạng” vẫn thích thú hơn và bổ ích hơn là viết về những kinh nghiệm đó”(1).
Chương I: Xã hội có giai cấp và nhà nước (gồm 4 tiết). Trong
chương này, V.I. Lê-nin đã trình bày quan điểm lý luận chung của chủ
nghĩa Mác về vấn đề nhà nước thơng qua việc phân tích q trình xuất hiện
xã hội có giai cấp, giải thích vì sao nhà nước là kết quả và là biểu hiện của
các mâu thuẫn giai cấp, vì sao khi xuất hiện thì chính quyền nhà nước và
bộ máy của nó lại đứng trên xã hội; đồng thời, chỉ rõ sự hình thành cơng cụ
của chính quyền nhà nước.
Chương II: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm những năm 18481851 (gồm 2 tiết). Trong chương này, V.I. Lê-nin phân tích quan điểm của C.
Mác và Ph. Ăng-ghen về nhà nước qua các tác phẩm “Sự khốn cùng của triết
học”, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, “Ngày 18 tháng Sương mù của Lu-i
Bô-na-pác-tơ” và một số tác phẩm khác. Từ nội sung của các tác phẩm nói
trên, V.I. Lê-nin đã căn cứ vào những tư liệu lịch sử sống động để chứng minh
cho quan điểm của chủ nghĩa Mác về sứ mệnh của giai cấp vô sản trong cuộc
đấu tranh cải tạo xã hội và tự giải phóng mình. Người chỉ rõ bài học của Cách
mạng 1848-1851 ở chỗ: cần phải thủ tiêu cái cũ mt cỏch trit , khụng
(1)(1) V.I. Lê-nin, Toàn tập, tập 33, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1976, tr.148.
5
6
khoan nhượng, để thiết lập cái mới.
Chương III: Nhà nước và cách mạng. Kinh nghiệm Công xã Pa-ri năm
1871. Sự phân tích của Mác (gồm 5 tiết). Trong chương này, V.I. Lê-nin đã
chỉ ra ý nghĩa của Công xã Pa-ri như một cuộc tập dượt của giai cấp vô sản
trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, xác lập nhà nước kiểu mới; chỉ ra
một số kinh nghiệm của Công xã Pa-ri và cách mạng Nga trong giai đoạn
1905-1907, đề cập đến tác dụng của đấu tranh dân chủ công khai, thơng qua
hình thức nghị trường nhằm thu hút quần chúng về phía lực lượng tiến bộ.
Cũng trong chương này, V.I. Lê-nin đã phân tích các đặc trưng, các hình thức
của chun chính vơ sản, vấn đề xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà nước xã
hội chủ nghĩa.
Chương IV: Tiếp theo. Những lời giải thích bổ sung của Ph. Ăng-ghen
(gồm 6 tiết). Trong chương này, V.I. Lê-nin đã phân tích một số tác phẩm của
Ph. Ăng-ghen, trong đó có “Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước”; làm rõ vấn đề phát triển cân đối, hài hồ, giảm dần những cách biệt
giữa thành thị và nơng thơn; vấn đề phát triển dân chủ, các hình thức nhà
nước, quan hệ giữa nhà nước và nhà thờ; vấn đề nhà ở, điều kiện làm việc,
sinh hoạt... Qua đó, Người đến nhấn mạnh vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, phân tích các nhiệm vụ của
cơng cuộc xây dựng xã hội mới.
Chương V: Những cơ sở kinh tế để nhà nước tiêu vong (gồm 4 tiết).
Trong chương này, V.I. Lê-nin chỉ ra những vấn đề lý luận về hình thái kinh tế
- xã hội cộng sản chủ nghĩa, các giai đoạn phát triển của hình thái này, vai trị
của chun chính vơ sản, đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội; các điều kiện để nhà nước chun chính vơ sản tự tiêu vong,
trong đó kinh tế là điều kiện căn bản nhất.
Chương VI: Bọn cơ hội chủ nghĩa tầm thường hoá chủ nghĩa Mác
(gồm 3 tiết). Trong chương này, V.I. Lê-nin phê phán các quan điểm sai lầm
về phương pháp luận của chủ nghĩa cơ hội, sự lẫn lộn giữa phép biện chứng
6
7
với thuyết chiết trung và thuật nguỵ biện. Thông qua đó, Người phân tích có
phê phán quan điểm chính trị sai lầm của Plê-kha-nốp, Cau-xky và những
phần tử cơ hội, xét lại khác.
Từ kết cấu và những tư tưởng cơ bản của tác phẩm cho thấy rằng, đây
là một trong những tác phẩm đặc biệt xuất sắc, được biên soạn công phu, đề
cập đến nhiều nội dung quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phát triển và
trình bày có hệ thống lý luận mác-xít về nhà nước và cách mạng cho phù hợp
với điều kiện lịch sử mới, là cẩm nang lý luận của các nhà mác-xít trong
quá trình vận dụng xây dựng nhà nước chun chính vơ sản sau khi cách
mạng vô sản thắng lợi, là thực chất của vấn đề “giữ chính quyền” sau khi
đã thực hiện xong việc “giành chính quyền’. Hiện nay tác phẩm cịn giữ
ngun giá trị khoa học và tính thời sự của nó, có ý nghĩa to lớn cả về lý
luận và thực tiễn đối với giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế
giới trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng giai cấp, giải phóng
dân tộc và nhân loại.
II. Một số nội dung cơ bản của tác phẩm
Sau khi C.Mác và Ph. Ăng-ghen qua đời giai cấp tư sản và phe cơ hội
chủ nghĩa chúng lãng qn, xố nhồ xun tạc học thuyết chủ nghĩa Mác về
nhà nước vì vậy địi hỏi V.I.Lênin cần phải bảo vệ và phát triển quan điểm chủ
nghĩa Mác về nguồn gốc, bản chất , đặc trưng của nhà nước.
1. V.I. Lênin bảo vệ và phát triển quan điểm chủ nghĩa Mác về vấn
đề nguồn gốc, bản chất , đặc trưng nhà nước.
Các nhà kinh điển đã chứng minh rằng khơng phải khi nào xã hội cũng
có nhà nước. Trong xã hội cộng sản ngun thuỷ khơng có nhà nước. Phù hợp
với tình trạng kinh tế cịn thấp kém, chưa có sự phân hố giai cấp . Theo
Lênin vấn đề nguồn gốc, đặc trưng, bản chất của nhà nước và ý nghĩa lịch sử
của nhà nước, luôn luôn đã và sẽ là đối tượng của cuộc đấu tranh tư tưởng gay
gắt giữa các quan điểm đối lập trong lịch sử. Trước tình hình chống phá của
chủ nghĩa tư bản và các thế lực thù địch xuyên tạc về vấn đề nhà nước Lênin
7
8
đã chỉ ra hai khuynh hướng chủ yếu đó là :
Thứ nhất: Khi buộc phải thừa nhận ở đâu có mâu thuẫn giai cấp và
đấu tranh giai cấp thì ở đó có nhà nước, thì họ lại cho rằng nhà nước là cơ
quan điều hoà giai cấp đồng nhất việc nhà nước sử dụng lực lượng, biện
pháp để “làm dịu xung đột giai cấp” vì lợi ích của giai cấp thống trị với
điều hồ giai cấp
Thứ hai: Khi khơng thể chối cãi được nhà nước là một cơ quan thống
trị giai cấp, thì họ lại “bỏ quên” hoặc “phản đối” việc tiến hành cuộc cách
mạng bạo lực để thủ tiêu bộ máy chính quyền nhà nước do giai cấp thống tri
dựng nên.
Từ những vấn đề đó Lê nin cho rằng chúng ta trước hết là phải khôi
phục học thuyết chân chính và người đã khẳng định chỉ có chỉ có chủ nghĩa
Mác mới đưa ra được câu trả lời khoa học và đúng đắn cho câu hỏi thế nào là
nhà nước, tại sao trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhà nước lại có những
hình thức và vai trị khác nhau.
* Về nguồn gốc của nhà nước: Lênin chỉ rõ “ Nhà nước là sản phẩm
và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hồ được. Bất
cứ ở đâu, hễ ở lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hồ được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược
lại : sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là
khơng thể điều hồ được”.
Từ quá trình nghiên cứu thấy rằng thể chế xã hội trong thời kỳ cộng sản
nguyên thuỷ là thể chế tự quản của nhân dân, lúc này nhà nước chưa xuất
hiện. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự ra đời của chế độ tư hữu và
phân chia xã hội thành giai cấp, chế độ cộng sản tan rã, các nhà kinh điển đã
chỉ ra có các nguồn gốc đó là: Có các cách tiếp cận khác nhau như xét ở góc
độ kinh tế.
Một là Sự phát triển của lực lượng sản xuất trước hết là công cụ lao
động, đã cho phép có thể tiến hành sản xuất tương đối độc lập theo nhóm nhỏ
8
9
hay dơn vị gia đình. Sở hữu chung trở thành vật cản đối với sự phát triển sản
xuất. Từ công cụ được cải tiến người ta có thể sản xuất ra một lượng sản
phẩm tiêu dùng nhiều hơn so với nhu cầu tối thiểu cho sự tồn tại của mình.
Đây là cơ sở khách quan làm nảy sinh ở những người có chức có quyền chiếm
đoạt những sản phẩm dư thừa đó.
Hai là Một bộ phận có quyền lực khát vọng muốn chiếm, tước đoạt
sản phẩm dư thừa, làm xuất hiện giai cấp, xuất hiện chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất.
Xét ở góc độ thứ hai : về chính trị nhà nước ra đời từ mâu thuẫn và đối
kháng giai cấp
* Về bản chất của nhà nước: Theo V.I.Lênin nhà nước là cơ quan thống
trị giai cấp, là cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với các giai cấp trong
xã hội. Trong chế độ cũ nhà nước là một lực lượng đặc biệt để trấn áp giai cấp
bị áp bức, cho nên “Nhà nước nào cũng là một lực lượng đặc biệt để trấn
áp”giai cấp bị áp bức. Cho nên, bất kỳ nhà nước nào cũng đều khơng tự do,
đều khơng có tính nhân dân”. Bản chất nhà nước chỉ có một, nhưng những
hình thức nhà nước thì phong phú. Song hình thức nào cũng chỉ là nền chuyên
chính của một giai cấp, là tổ chức bạo lực dùng để trấn áp các giai cấp khác.
Sự khác nhau về bản chất của nhà nước được thể hiện tập trung ở chỗ nhà
nước đó trấn áp ai, phục vụ và bảo vệ lợi ích cho ai. Lênin viết “ Những người
lao động cần có nhà nước là chỉ để trấn áp sự phản kháng của bọn bóc lột mà
lãnh đạo việc trấn áp ấy, thực hành việc trấn áp ấy, thì chỉ có giai cấp vơ sản
mới có thể làm được…các giai cấp bóc lột cần đến quyền thống trị để duy trì
sự bóc lột, nghĩa là để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của một thiểu số rất nhỏ bé,
chống lại tuyệt đại đa số nhân dân. Các giai cấp bị bóc lột cần đến quyền
thống trị chính trị để thủ tiêu hồn tồn sự bóc lột, nghĩa là để bảo vệ lợi ích
của đại đa số nhân dân chống lại thiểu số rất nhỏ những chủ nô hiện đại, tức là
bọn địa chủ và bọn tư bản”. V.I.Lê nin tiếp tục tư tưởng của Mác và Ph.Ăngghen và cho rằng nhà nước chính là bộ máy bạo lực có hệ thống, là cơng cụ
9
10
chuyên chính của một giai cấp. Lê nin đã dùng lịch sử để chứng minh khơng
có nhà nước của nhiều giai cấp, nhà nước phi giai cấp mà nhà nước chỉ là của
một giai cấp nhất định, đó là giai cấp có thế lực mạnh nhất về kinh tế, chính
trị trong xã hội. Lê nin đã nhấn mạnh tư tưởng của Ph. Ăng –ghen “Theo một
quy luật chung, nó là nhà nước của giai cấp mạnh nhất, giữa địa vị thống trị
về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp
thống trị về mặt chính trị và do có thêm được những phương tiện mới để
trấn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức”. Tuy nhiên V.I. Lê nin cũng chỉ rõ
những trường hợp ngoại lệ nhà nước “tựa hồ” như một bên trung gian đứng
giữa các giai cấp đang đấu tranh ở thế “cân bằng” lực lượng tạm thời.
Chẳng hạn như chế độ quân chủ chuyên chế vào thế kỷ XVII và XVIII
như : chế độ Bô na pác tơ của chế độ thứ nhất và thứ hai ở pháp, chế độ
Bixmác ở Đức. Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt, nó là tổ chức
bạo lực dùng để trấn áp một giai cấp nào đó, các giai cấp bóc lột cần đến
quyền thống trị chính trị để duy trì sự bóc lột, nghĩa là để bảo vệ quyền lợi
ích kỷ của một thiểu số rất nhỏ bé, chống lại tuyệt đại đa số nhân dân. Các
giai cấp bị bóc lột cần đến quyền thống trị chính trị để thủ tiêu hồn tồn
mọi sự bóc lột, nghĩa là để bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân chống lại
thiểu số rất nhỏ những chủ nô hiện đại, tức là bọn địa chủ và bọn tư bản.
Bọn dân chủ tiểu tư sản, tức là bọn giả danh xã hội chủ nghĩa, vẫn lấy
mộng tưởng thoả hiệp giai cấp để thay cho đấu tranh giai cấp, họ hình dung
ngay cả việc cải tạo xã hội chủ nghĩa cũng theo cách mộng tưởng, khơng
phải dưới hình thức lật đổ nền thống trị của giai cấp bóc lột, mà là dưới
hình thức số ít êm ái phục tùng số đơng đã có ý thức về nhiệm vụ của mình.
Thực tế lịch sử mang lại nhiều bằng chứng nói nên rằng, dù được che giấu
dưới hình thức tinh vi như thế nào, dù có bị khúc xạ qua những năng kính
phức tạp ra sao, nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ
là công cụ bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị, cũng chỉ là một bộ
máy trấn áp của một giai cấp này đối vơí một giai cấp khác.
10
11
* Về đặc trưng cơ bản của nhà nước: Kế thừa tư tưởng của Ph.Ăngghen V.I.Lê nin khẳng định nhà nước có hai đặc trưng cơ bản:
Một là Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.
Trong tác phẩm Lê nin viết “ Đặc trưng thứ nhất của nhà nước là ở chỗ nó
phân chia thần dân trong quốc gia theo sự phân chia theo lãnh thổ”. Cách
phân chia ấy chúng ta tháy tựa hồ như là tự nhiên, nhưng nó đã phải trải qua
một cuộc đấu tranh lâu dài với tổ chức cổ xưa theo tông tộc. Đây là đặc trưng
làm rõ sự khác biệt của nhà nước với các hình thức tổ chức thị tộc bộ lạc. Các
tổ chức thị tộc bộ lạc được hình thành trên cơ sở những quan hệ huyết thống,
cịn nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo địa bàn.
Hai là Có một hệ thống cơ quan quyền lực chuyên nghiệp, hình thành
hệ thống thuế khoá. Lê nin đã kế thừa tư tưởng của Ph. Ăng ghen đó là “Sự
thiết lập một quyền lực xã hội, quyền lực này khơng cịn trực tiếp là dân cư tự
tổ chức thành lực lượng vũ trang nữa. Quyền lực xã hội đặc biệt đó là cần
thiết vì từ khi có sự phân chia xã hội thành giai cấp thì khơng thể có tổ chức
vũ trang tự động của dân cư được nữa…quyền lực xã hội đó tồn tại ở mọi
quốc gia. Muốn duy trì quyền lực xã hội đặc biệt, đặt lên trên xã hội, thì phải
có thuế và quốc trái. Nhà nước không thể tồn tại nếu khơng dựa vào thúe
khố, bộ máy cai trị của giai cấp thống trị sở dĩ tồn tại được là do sống bám
vào những thần dân mà nó thống trị. Chính vì vậy Lênin đã đưa ra tư tưởng
của Ph. Ăng-ghen “Nắm được quyền lực xã hội và quyền thu thuế, bọn quan
lại với tư cách là những cơ quan của xã hội được đặt lên trên xã hội. Lịng tơn
kính tự do, tự nguyện trước kia của người ta đối với các cơ quan của xã hội
thị tộc (bộ tộc), thì nay đối với bọn quan lại khơng cịn đủ nữa, ngay cả trong
trường hợp nếu họ có thể tranh thủ được sự tơn kính đó”.
2. Tư tưởng của V.I. Lênin về chun chính vơ và nhà nước chun
chính vơ sản.
Từ việc nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác về các vấn đề giai
cấp và đấu tranh giai cấp, về nhà nước, V.I.Lênin cho rằng cái chủ yếu trong
11
12
học thuyết của Mác không phải là đấu tranh giai cấp “ Đóng khung chủ nghĩa
Mác trong học thuyết đấu tranh giai cấp là cắt xén, xuyên tạc chủ nghĩa Mác,
thu nó lại thành cái mà giai cấp tư sản có thể tiếp nhận được. Chỉ người nào
mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức thừa nhận chun chính
vơ sản thì mới là người mác xít”. Lênin khẳng định chun chính vơ sản là
vấn đề trọng tâm cơ bản mà Mác và Ph.Ăng-ghen đề cập trong học thuyết
cách mạng của mình. Và chỉ ra thực chất của chun chính vơ sản, chun
chính vơ sản là sự thống trị chính trị của giai cấp cơng nhân, do cách mạng xã
hội chủ nghĩa sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã
hội. Chun chính vơ sản là phương thức, là phương tiện, là hình thức để bảo
vệ sự thống trị về chính trị của giai cấp cơng nhân. V.I.Lênin cho rằng chưa
bao giờ có một giai cấp bị áp bức nào đạt được địa vị thống trị mà lại không
trải qua một thời kỳ chun chính, nghĩa là lại khơng giành chính quyền và
khơng dùng bạo lực để đè bẹp sự kháng cự tuyệt vọng nhất, chẳng từ bất cứ
một tội ác nào, một sự kháng cự mà bọn bóc lột ln ln tiến hành. Người
cũng chỉ ra tiêu chuẩn để phânbiệt dánh giá người mác xít với người phi mác
xít, cơ hội khơng phải chủ yếu ở chỗ thừa nhận hay không thừa nhận đấu
tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản. Theo Mác đấu tranh giai
cấp tất yếu dẫn đến chun vơ sản và chun chính vơ sản là bước quá độ để
đi đến thủ tiêu giai cấp. Chỉ có thừa nhận tư tưởng quan trọng, mới mẻ này
của Mác mới là người mác xít. Những người theo chủ nghĩa cơ hội đã không
thừa nhận trên thực tế tư tưởng này của Mác. Lênincho rằng chun chính vơ
sản xét về phương diện giai cấp thì đó là “giai cấp vô sản được được tổ chức
thành giai cấp thống trị” và về mặt nhà nước thì đây là nhà nước kiểu mới,
nhà nước quá độ, nhà nước không nguyên nghiã, hay nhà nước nửa nhà nước.
Bởi lẽ nhà nước theo đúng nghĩa của từ này thì đó là tổ chức của giai cấp
thống trị, bóc lột dùng để thống trị các giai cấp khác trong xã hội. Lênin viết
“Chỉ những người đã hiểu rằng chuyên chính của một giai cấp tất yếu khơng
những cho mị xã hội có giai cấp nói chung, khơng những cho giai cấp vơ sản
12
13
sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản, mà còn cho suốt cả thời kỳ lịch sử từ chế độ
tư bản chủ nghĩa đến “xã hội khơng có giai cấp”, đến chế độ cộng sản chủ
nghiã, chỉ những người đó mới thấm nhuần được thực chất của học thuyết
Mác về nhà nước”. Trên cơ sở phân tích sự ra đời, tồn tại và phát triển của
nhà nước tư sản Lênin đã dự báo thiên tài về tính phong phú của các hình thức
nhà nước chun chính vơ sản. trong tác phẩm viết “Những hình thức của các
nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một: chung quy
lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền
chuyên chính tư sản. Bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghiã cộng
sản, cố nhiên không thể không đem lại rát nhiều hình thức chính trị khác
nhau, nhưng thực chất của những hình thức ấy tất nhiên sẽ chỉ là một, tức là
chun chính vơ sản”. Dự báo về tính phong phú của các hình thức nhà nước
chun chính vơ sản của Lênin có ý nghĩa hết sức to lớn trong tổ chức xây
dựng nhà nước của giai cấp vơ sản. Nó là cơ sở lý lận cho giai cấp vơ sản
trong tổ chức nhà nước của mình cho phù hợp với tình hình của mỗi nước.
Mặt khác Lê nin cũng chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa nhà nước của giai cấp
tư sản và nhà nước của giai cấp thống trị bóc lột nói chung với nhà nước
chun chính vơ sản trên một số nội dung đó là :
Một là Nhà nước chun chính vơ sản là nhà nước do nhân dân lao
động xây dựng nên, dưới sự lãnh đạo của đội tiền phong của giai cấp vơ sản.
nó là cơng cụ sắc bén của nhân dân thực hiện nhiệm trấn áp và tổ chức xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Hai là Nhà nước chun chính vơ sản là nhà nước kiểu mới, thực hiện
dân chủ theo lối mới và chuyên chính theo lối mới. Theo Lênin nhà nước vô
sản vẫn phải thực hiện chức năng trấn áp, nhưng chức năng trấn áp của nhà
nước vô sản khác với trấn áp của nhà nước của các giai cấp thống trị bóc lột.
Lê nin chỉ ra “Nhà nước dưới chế độ tư bản chủ nghĩa là nhà nước theo đúng
nghĩa của nó, là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp
khác, hơn nữa lại là tiểu số đối với đa số. Một thiểu số người bóc lột người
13
14
muốn tiến hành có kết quả việc trấn áp thường xun một đa số người bị bóc
lột thì đương nhiên phải hung ác, tàn bạo đến cực độ trong sự trấn áp, phải
gây ra hành bể máu mà nhân loại đã từng trải qua dưới chế độ nô lệ, chế độ
nông nô và chế độ lao động làm thuê”. Người chỉ ra trong thời kỳ quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, sự trấn áp vẫn cịn tất yếu nhưng nó
đã là trấn áp của đa số bị bóc lột đối với thiểu số bóc lột. Vì vậy sự trấn áp ấy
“dễ dàng” ít tốn máu hơn…sự trấn áp ấy có thể dung hợp với việc mở rộng
chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân. Lênin chỉ rõ “xã hội tư bản chủ
nghĩa,xét trong những điều kiện phát triển thuận lợi nhất của nó đem lại cho
ta một chế độ dân chủ ít nhiều đâyd đủ trong chế độ cộng hoà dân chủ. Nhưng
chế độ dân chủ ấy bao giờ cũng bị bó trong khn khổ chật hẹp của sự bóc lột tư
bản chủ nghĩa và do đó, thực ra nó ln ln là một chế độ dân chủ đối với một
thiểu số, vẫn chỉ là một chế độ dân chủ đối với riêng những giai cấp của nó…đa
số nhân dân bị gạt ra ngồi sinh hoạt chính trị xã hội”.
Ba là Nhà nước chun chính vơ sản là nhà nước tự tiêu vong. Lê nin
cho rằng sau khi giành được chính quyền về tay giai cấp vơ sản thì việc trấn
áp vẫn rất cần thiết nhưng lực lượng trấn áp là đa số nhân dân lao động đi trấn
áp những kẻ đi trấn áp mình. Do đó “khơng cần phải có lực lượng đặc biệt” để
trấn áp nữa. Theo nghĩa đó, nhà nước bắt đầu tiêu vong. Phát triển luận điểm
của Mác và Ph.Ăng ghen về sự tiêu vong của nhà nước chun chính vơ sản,
V.I.Lênin đã chỉ ra cơ sở kinh tế xã hội cho sự tiêu vong.
* Về mặt kinh tế xã hội: Để nhà nước chun chính vơ sản tiêu vong
hồn tịan: khi nhà nước chun chính vơ sản đã trở nên thừa và hồn tồn
khơng cần thiết nữa, khi sự phản kháng của các thế lực thù đich đã hoàn toàn
bị đập tan, khi bọn tư bản đã hồn tồn bị đập tan, khi đó xã hội khơng cịn
giai cấp khi đó mọi người trong xã hội tơ trọng những qui tắc chung của cộng
đồng, các qui tắc ấy đã rẻơ thành phong tục tập quán. Lúc đó mọi người tự
giác tôn trọng các qui tắc không cần phải cưỡng bức không cần phải bắt buộc.
V.I.Lênin đã viết “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới làm cho nhà nước trở nên
14
15
hồn tồn khơng cần thiết, vì lúc bấy giờ khơng còn ai trấn áp, chữ “ai” hiểu
theo nghĩa là giai cấp, khơng cịn phải đấu tranh có hệ thống chống một bộ
phận dân cư nhất định nào đó”. Về cơ sở kinh tế để nhà nước vơ sản tiêu vong
hồn tồn đó là Chủ nghĩa cộng sản đạt tới một trình độ phát triển cao, khiến
cho mọi sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay khơng cịn nữa.
Khi, đối với mọi người, lao động đã trở thành nhu cầu bậc nhất của cuộc
sống, khi của cải đã tuôn ra dồi dào và xã hội thực hiện theo nguyên tắc làm
hết năng lực hưởng theo nhu cầu V.I.Lênin viết “ Cơ sở kinh tế làm cho nhà
nước tiêu vong hoàn toàn là chủ nghĩa cộng sản đạt tới một trình độ phát triển
cao khiến mọi sự đối lập giữa lao động trí óc với lao động chân tay khơng
cịn nữa, và do đó cũng khơng cịn một trong những nguồn gốc chủ yếu của sự
bất bình đẳng xã hội hiện nay, nguồn gốc này, nếu chỉ xã hội hoá tư liệu sản
xuất,chỉ tước đoạt bọn tư bả thì khơng thể nào tiêu tan được ngay”. Để giai
cấp vô sản và quần chúng hiểu đúng đắn vấn đè tiêu vong của nhà nước
chun chính vơ sản, V.I.Lênin cịn chỉ ra thời gian và tính chất của q trình
tự tiêu vong, Người khẳng định “Khơng thể nào ấn định được lúc nào nhà
nước sẽ “tiêu vong” nhất là vì sự tiêu vong ấy lại rõ ràng là một quá trình lâu
dài”. Quá trình ấy bắt đầu từ khi chun chính vơ sản được thiết lập và kết
thúc xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi tồn thế giới. Q
trình ấy diễn ra như thế nào, chậm chạp hay nhanh chóng phụ thuộc rất nhiều
vào tốc độ phát trển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Sự tiêu
vong của nhà nước cũng có nghĩa là “chế độ dân chủ tiêu vong” và đó cũng
chính là mục đích cuối cùng mà chúng ta theo đuổi”. V. I. Lênin cho rằng
trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản đó là giai đoạn thấp hay gọi là chủ
nghĩa xã hội, thì nhà nước lúc này vẫn chưa tiêu vong hẳn. Sở dĩ nhà nước
trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản chưa tiêu vong hẳn. Vì vẫn cịn
duy trì pháp quyền tư sản, bởi nó chưa bị xố bỏ hồn tồn mà mới bị xố bỏ
một phần, chỉ bị xoá bỏ với mức độ phù hợp với cuộc cách mạng kinh tế đã
hoàn toàn, nghĩa là chỉ trong phạm vi tư liệu sản xuất thôi. Đến giai đoạn cao
15
16
của chủ nghĩa cộng sản thì nhà nước tiêu vong, quá trình tiêu vong của nhà
nước diễn ra theo tuần tự, tan dần, mất dần, lịm dần đi cùng với sự phát triển
của tiền đề kinh tế chính trị xã hội, hai giai đoạn này có sự khác nhau rất lớn
về mặt chính trị.
3. Quan điểm của V.I. Lênin về nhà nước của giai cấp tư sản hiện
nay và tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Trước sự thay đổi của tình hình kinh tế thế giới đầu thế kỷ XX, kẻ thù
của chủ nghĩa Mác đã có những luận điệu phản động nhằm biện hộ cho sự tồn
tại của nhà nước tư sản, chúng cho rằng nhà nước tư sản hiện nay đã thay đổi
bản chất, nó khơng phải là nhà nước bóc lột, mà đó là nhà nước “phúc lợi
chung”, “nhà nước phi giai cấp”, chúng ra sức tuyên truyền cho nhân dân tư
tưởng sai lầm để chống lại những lý luận chủ nghĩa Mác về cách mạng xã hội.
Để đập tan những quan điểm phản động đó, đáp ứng yêu cầu cấp bách của
cách mạng V.I. Lênin đã vạch trần bản chất của nhà nướcc tư sản “Những
hình thức của các nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ
là một: chung quy lại thì tất cả nhà nước ấy, vơ luận thế nào, cũng tất nhiên
phải là nền chuyên chính tư sản”. Bản chất của nhà nước tư sản không phải là
cái trừu tượng, phi hiện thực mà bản chất dó được bộc lộ ra qua nhiều hiện
tượng, trong đó ở cả việc thực hiện chế độ cộng hoà dân chủ tư sản. C.Mác đã
từng chỉ rõ, chế độ cộng hồ dân chủ khơng hề mảy may xố bỏ sự áp bức của
quần chúng và đấu tranh giai cấp, nên tất nhiên nó sẽ khiến cho cuộc đấu
tranh mở rộng và phát triển. Vì vậy “chế độ cộng hồ dân chủ là con đường
ngắn nhất đưa dến chuyên vô sản”. Kế thừa tư tưởng đó V.I.Lênin đã yêu cầu
chúng ta “ủng hộ chế độ cọng hồ dân chủvì nó là hình thức nhà nước tốt nhất
cho giai cấp vơ sản dưới chế độ tư bản chủ nghĩa”. Đồng thời Lênin cũng chỉ
ra dân chủ tư sản cũng chính là cơng cụ thống trị của giai cấp tư sản mà thôi,
Người viết “Xã hội tư bản chủ nghĩa, xét trong điều kiện phát triển thuận lợi
nhất của nó, đem lại ch ta một ché độ dân chủ ít nhiều trong chế độ cộng hoà
dân chủ. Nhưng chế độ dân chủ ấy bao giờ cũng bị bó trong khn khổ trật
16
17
hẹp của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa và do đó, thực ra, nó ln là một chế độ
dân chủ đối với một thiểu số, vẫn chỉ là một chế đọ dân chủ đối với riêng
những giai cấp có của, đối với riêng bọn giàu có mà thơi. trong xã hội tư bản
chủ nghĩa…đa số nhân dân bị gạt ra ngồi sinh hoạt chính trị-xã hội”. Thực tế
đã và đang chứng minh rõ bản chất của nhà nước tư sản khơng thay đổi theo
sự thay đổi về hình thức tổ chức và những giai đoạn phát triển nhất định và
vào sự điều chỉnh thích nghi của nó. Nhà nước vô sản vẫn là lực lượng đặc
biệt để trấn áp của giai cấp tư sản đối với giai cấp vo sản và quần chúng nhân
dân lao động. Vì vậy chúng ta không được quên rằng cảnh nô lệ làm thuê là
số phận của nhân dân trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Để giải phóng giai cấp và
quần chúng nhân lao động thoát khỏi cảnh làm thuê đố, tất yếu phải thay thế
nhà nước tư sản bằng nhà nước của giai cấp vơ sản. Nhưng sự thay thế đó
khơng thể dùng sắc lệnh hay bằng đấu tranh trên nghị trường, hay tự tiêu vong
được mà đó phải thơng qua bạo lực cách mạng. Người viết “Nhà nước tư sản bị
thay thế bởi nhà nước vơ sản (chun chính vơ sản) khơng thể bằng con đường
“tiêu vong” được, mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng
bạo lực thơi” . Lênin khẳng địnhk khơng có cách mạng bạo lực thì khơng thể thay
nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được. Tuy nhiên cần phải thấy rằng Lênin
không bao giờ xác định phương pháp cách mạng bạo lực là phương pháp duy nhất
và cũng không phải khẳng định học thuyết của chủ nghĩa Mác chỉ có bàn về tư
tưởng cách mạng bạo lực.
III. Y nghĩa của tác phẩm và tính tất yếu xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở nướcc ta hiện nay.
Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” ra đời có giá trị cả về lịch sử và
thực tiễn hiện nay. Nó đã đáp ứng được địi hỏi cấp bách của tình hình thực
tiễn cách mạng, trang bị cho giai cấp vơ sản và nhân dân lao động những nhận
thức đầy đủ sâu sắc về vấn đề nhà nước và sự cần thiết phải làm cách mạng để
thiết lập nhà nước do nhân dân làm chủ, mang bản chất của giai cấp vô sản.
Qua tác phẩm chúng ta thấy lần đầu tiên lý luận vè nhà nước được trình bày
17
18
một cách có hệ thống và đầy đủ nhất, và những vấn đề đó được giải thích một
cách khoa học và hồn thiện nhất có chiều sâu và mẫu mực thể hiện tính Đảng
chống kẻ thù, chống lại bọn cơ hội xét lại. Hiện nay tác phẩm vẫn còn giữ
nguyên giá trị và có tính thời sự của nó, những tư tưởng cơ bản trong tác
phẩm vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và cách mạng của nó. Trong tình hình
hiện nay chỉ có nắm vững thực chất và vận đúng những tư tưởng của Lênin
trong tác phẩm mới có cơ sở vững chắc để xem xét vấn đề nhà nước đương
đại một cách đúng đắn và mới xây dựng và phát triển hoàn thiện được nàh
nước xã hội chủ nghĩa. Đổi mới và hoàn nhà nước theo hớng xây dựng nhà
nước pháp quyền nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước hiện
nay đã trở thành vấn đề có ý nghĩa thời sự cấp bách. Với sự kế thừa những
quan điểm lý luận chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta
ln xác định xây dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong
sạch, có hiệu lực, hiệu quả bài trừ tệ quan liêu, tham nhũng, luôn giữ vững và
phát huy bản bản chất cách mạng của một nhà nước của dân do dân. Trong
tình hình hiện nay trước sự biến động to lớn về mặt chính trị và kinh tế xã hội
của thế giới và tronh nước. Chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên xô và các nước
ở Đông Âu đang lâm vào thối trào, vai trị lãnh đạo của Đảng cộng sản
khơng giữ vị trí chgủ đạo. Chủ nghĩa đế quốc ln tìm mọi cách chống phá
các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, đạc biệt nam chúng ta là một
trọng điểm, chúng chống phá trên nhiều phương diện cả về kinh tề, chính trịxã hội, văn hoá đạo đức lối sống, an ninh trật tự, chia rẽ mối đoàn kết toàn
dân tộc…đặc biệt vấn đề nhà nước về cách mạng con đường đi lên chủ ghĩa
xã hội. Vì vậy địi hỏi cần phải xây dựng nhà nước thực sự trong sạch, có
trình độ đáp ứng được u cầu tình hình mới, thời kỳ cơng nghiệp hố hiện
đại hố đất nước. Việc đổi mới và hồn thiện nhà nước ta theo định hướng
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã trở thành trọng tâm của
q trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Xây dựng nhà nước
pháp quyền là nhằm giữ vững ổn định chính trị đối với sự phát triển của đất
18
19
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là nhằm giữ vững độc lập dân tộc,
chủ quyền quốc gia, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, nước độc lập
dân mới được hạnh phục ấm no, thực hiện người dân được làm chủ thực sự
chống dân chủ hình thức, và mọi quyền lợi bị xâm phạm. Ngày càng phải
củng cố và hoàn thiện để nhà nước hoàn thành sứ mệnh của mình mà nhân
dân giao phó. Trong giai đoạn hiện nay để nhà nước ta thực sự là nhà nước
của dân, do dân, vì dân,một nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và
có hiệu quả, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ đó là cần đỏi mới,
nâng cao chất lượng cong tác lập pháp và giám tối cao của quốc họi đói với
tồn bộ hoạt dộng của nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước, bao gồm
cải cách thể chế hànhchính tổ chức bộ máy và kiện toàn đội ngũ cán bộ công
chức, cải cáh tổ chức và hoạt động tư pháp. Đồng thời chúng ta phải đẩy
mạnh cuộc đấu tranh chống bệnh quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà
nước, thấy rõ đâylà một nguy cơ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống cịn của
hệ thóng chính trị nói chung và đối với nhà nước nói riêng. Mặt khác cũng
cần phải kết hợp những biện pháp cấp bách với những giải pháp chiến lược
nhằm vừa hồn thiện cơ chế chính sách, kiện tồn tổ chức, chấn chỉnh cơng
tác quản lý, khắc phục sơ hở, vừa sử lý nghiêm, kịp thời sử lý mọi hành vi tội
phạm, kiên quyết đấu tranh chống phá của kẻ thù và chiến lược diễn biến hồ
bình bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
19