Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên và việc lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.52 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
******

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI LÀ MỘT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ - TỰ NHIÊN VÀ
VIỆC LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM

Họ tên học viên: NGUYỄN DUY NĂNG
Ngày sinh: 17-06-1996
Lớp: CH20K2

HÀ NỘI - 2022


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG HÌNH THÁI
KINH TẾ - XÃ HỘI LÀ MỘT QUÁ TRÌNH LỊCH
I.
SỬ - TỰ NHIÊN
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
1.1.
Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình
lịch sử - tự nhiên
VIỆC LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
II.


VIỆT NAM
Tính tất yếu khách quan việc lựa chọn con đường đi lên chủ
2.1.
nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.2.
Sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.2.

1
3
3
3
4
5
5
6
10
11


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng trì trệ và
tăng trưởng rất thấp, sản xuất khơng đủ cho tiêu dùng, tích luỹ phần lớn là dựa
vào vay mượn từ bên ngồi, phát triển thị trường hàng hố thiếu thốn nghiêm
trọng nhất là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu. cơ sở vật chầt kỳ
thật, phần lớn các ngành kinh tế - xã hội xuống cấp nghiêm trọng. Đời sơng của

nhân dân rất khó khăn.
Trước bối cảnh đó Đảng ta đã đổi mới tư duy có quan điểm nhận thức
đúng đắn về hình thái kinh tế - xã hội trong hệ thống triết học Mác - Lênin nó có
ý nghĩ to lớn cả về mặt lý luân và mặt thực tiễn, đồng thời cũng phê phán những
quan điểm sai trái về hình thái kinh tế - xã hội ở nước ta lúc bấy giờ. Đảng ta đã
đề xướng và lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được đánh dấu là một bước ngoặt lịch
sử về đổi mới ty duy về đường lối phát triển đất nước trong thời kỳ mới, phát
triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp. Sau hơn 30 năm đổi mới chúng ta đạt được những thành tực rất
quan trọng nhưng vấn còn nhiều mặt còn hạn chế, về mặt lý luận cũng như về
mặt thực tiễn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, đang đặt ra
nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết. Do đó, nghiên cứu vấn đề “Sự phát triển
của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên và
việc lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” làm đề tài tiểu luận có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích làm rõ sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một
quá trình lịch sử - tự nhiên. Trên cơ sở đó chỉ ra tính tất yếu khách quan, hợp
quy luật của việc lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.


4
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích luận điểm: Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là
một quá trình lịch sử - tự nhiên.
- Chỉ ra tính tất yếu khách quan, hợp quy luật của việc lựa chọn con
đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu
Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên và việc lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác kết hợp với các phương
pháp nghiên cứu khác như nghiên cứu lý thuyết, phương pháp logic, phân tích,
tổng hợp, thống kê, mơ tả, so sánh...


5
NỘI DUNG
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHỮNG HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
LÀ MỘT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ - TỰ NHIÊN
1.1. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử
dùng để chỉ xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ
sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản
xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng, xây dựng trên các quan hệ xã hội
đó. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra vai trò của các yếu tố cơ bản và
mối quan hệ các yếu tố đó bên trong của một kết cấu kinh tế - xã hội. Các yếu tố
cơ bản được Mác chỉ ra là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc
thượng tầng.
Đối với lực lượng sản xuất, Mác quan niệm trong quá trình sản xuất vật
chất, Mác xác định có mối quan hệ “song trùng’’ là con người và tự nhiên là lực
lượng sản xuất, còn quan hệ sản xuất là con người với con người [1, tr.450]. Lực
lượng sản xuất đây là một yếu tố xét cho đến cùng nó quyết đinh đến các yếu tố
khác, đó chính là quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Lực lượng sản xuất
còn quyết định sự biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội. Lực lượng sản xuất
cịn nói lên trính độ kỹ thuật của một hình thái kinh tế - xã hội, đồng thời nói lên

tiêu chuẩn khach quan để phân biệt sự khác nhau của của các thời đại kinh tế, kỹ
thuật của một giai đoạn lịch sử.
Khi tiếp thu tư tưởng của C.Mác, Lênin đã nhấn mạnh đặc điểm của
phương pháp duy vật trong nhận thức xã hội là ở chỗ phương pháp địi hỏi phải
gắn tồn bộ sự phong phú của các quan hệ xã hội vào quan hệ sản xuát, đồng
thời cần xem xét những quan hệ sản xuất trong sự tương ứng của chúng với trình
độ của những lực lượng sản xuất để giải thích sự vận động của các hình thái xã
hội. Hai mặt quan hệ này thống nhất thành một phương thức sản xuất và hợp
thành nền tảng vật chất của mọi hình thái kinh tế - xã hội. Lênin đã đánh giá rất
cao việc Mác không dừng lại ở lý luận trừu tượng về xã hội, về quan hệ sản xuất


6
nói chung mà đã đi sâu nghiên cứu một hình thái kinh tế xã hội cụ thể là xã hội
tư bản với những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phức tạp [2, tr.319]. Mác
xem quan hệ sản xuất nó chính là cái sườn của mỗi hình thái kinh tế - xã hội
trong lịch sử, khi đi vào nghiên cứu phân tích một hình thái kinh tế - xã hội. Mác
khơng dừng lại ở cái sườn đó mà Mác xem trong sự tương ứng với sự phát triển
của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Các yếu tố cấu thành của hình thái kinh tế - xã hội có quan hệ biện chứng
với nhau và mối quan hệ giữa các yếu tố đó hợp thành hai quy luật cơ bản vận
động ở tất cả các hình thái kinh tế - xã hội. Đó là quy luật quan hệ sản xuất phù
hợ với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, và quy luật cơ sở
hạ tầng quan hệ biện chứng với kiến trúc thượng tầng. Đây là hai quy luật chung
nó tạo động lực bên trong thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất. Sự phát triển
của lực lượng sản xuất là động lực xét đến cùng nó đưa đến sự thay thế các hình
thái kinh tế - xã hội trong lịch sử.
1.2. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch
sử - tự nhiên
Tiến trình lịch sử là quá trình phát triển biện chứng vừa bao hàm sự phát

triển đứt đoạn và liên tục. Trong quá trình sản xuất, con người có những quan hệ
với nhau, đó chính là quan hệ sản xuất. Những quan hệ sản xuất đó do trình độ
của lực lượng sản xuất quy định, đến lượt nó quan hệ sản xuất lại quy định các
quan hệ xã hội khác như : chính trị, luật pháp, đạo đức… Khi lực lượng sản xuất
phát triển đến một mức độ nào đó thì những thay đổi về chất mâu thuẫn gay gắt
với những quan hệ sản xuất có, dẫn đến địi hỏi khách quan là thay đổi quan hệ
sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới thông qua cuộc cách mạng xã hội. Quan
hệ sản xuất thay đổi thì tồn bộ các quan hệ sản xuất khác cũng thay đổi. Như
vậy, phương thức sản xuất thay đổi, các quan hệ xã hội, chính trị, tinh thần thay
đổi dẫn đến sự thay đổi của hình thái kinh tế - xã hội. Chính vì thế, V.I.Lênin
viết: “Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và
đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì


7
người ta mới có thể có được những cơ sơ vững chắc để quan niệm sự phát triển
của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” [3, tr.119].
Quá trình tự nhiên của sự phát triển lịch sử được chia ra thành những bậc
thang lịch sử khác nhau, ứng với một trình độ kinh tế, kỹ thuật nhất định trong
từng phương thức sản xuất nhất định. Thực tiễn đã cho thấy, loài người đã, đang
và sẽ trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội theo thứ tự từ thấp đến cao. Đó chính là
quá trình tự nhiên của sự phát triển lịch sử, thể hiện tính liên tục của lịch sử. Tuy
nhiên, đối với mỗi nước cụ thể, do những điều kiện khách quan và chủ quan
riêng thì một nước nào đó, một dân tộc nào đó có thể “bỏ qua” những chế độ xã
hội nhất định. Sự khác nhau về trật tự phát triển ở phạm vi toàn nhân loại vẫn là
quá trình lịch sử - tự nhiên, cịn đối với từng quốc gia, dân tộc cụ thể bỏ qua
những “nấc thang” nhất định. V.I.Lênin viết: “ …tính quy luật chung của sự phát
triển trong lịch sử tồn thế giới đã khơng loại trừ mà trái lại, còn bao hàm một số
giai đoạn phát triển mang những đặc điểm hoặc về hình thức, hoặc về trình tự
của sự phát triển đó” [4, tr.501].

Thực tế lịch sử của một số nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã
chứng minh tính đúng đắn, khoa học của hình thái kinh tế - xã hội và lý luận về
khả năng “bỏ qua” một chế độ xã hội nhất định.
II. VIỆC LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
2.1. Tính tất yếu khách quan việc lựa chọn con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đây chính là quy luật phù hợp với sự chuyển đổi đối với các nước đi lên
xã hội chủ nghĩa trong thời đại ngày nay, hay nói cách khác đấy chính là sự phù
hợp với lý luận cách mạng ko ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Sau cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam ở miền Bắc, nước ta chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, vừa
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa đấu tranh chống Đế Quốc Mỹ ở
miền Nam, đồng thời đấy cũng là sự phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay:
Chủ nghĩa tư bảnvới những mâu thuẫn ngày càng gay gắt và sâu sắc chắc chắn
sẽ bị thay thế bởi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên phạm vi tòan thế giới. Chủ


8
nghĩa tư bản khơng phải là tương lai của lồi người. Đây là xu hướng khách
quan thích hợp với lịch sử.
Đây là sự phù hợp với lịch sử của Việt Nam thể hiện ở sự phù hợp Thời
kỳ quá độ ở nước ta với lý luận chung về tính chất tất yếu của thời kỳ quá độ, cụ
thể là: Nhà nứớc ta đã thực hiện rõ điều này trên quan điểm: Bỏ qua chủ nghĩa
tư bản tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng hấp thu kế thừa những thành tựu mà nhân
loại đã đạt được dưới thời tư bnar chủ nghĩa.
Đất nước ta cịn yếu kém, nhìều tàn dư của chế độ xã hội cũ và chiến
tranh để lại. Công cuộc đi lên xã hội chủ nghĩa là một cơng việc khó khăn phức
tạp do đó cần phải có thời gian để cải tạo xã hội, tạo điều kiện về vật chất và tinh
thần cho xã hội chủ nghĩa.

Và sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nứoc ta đã có đủ
điều kiện quá độ lên tư bản chủ nghĩa, đó là những điều kịên: Nhân dân đồn kết
tin tưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa; Chính quyền thuộc về giai cấp công nhân
và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; Có sự giúp đỡ của các
nước tiên tiến, các nước xã hội chủ nghĩa anh em và phong trào cách mạng tiến bộ
của thế giới. Tóm lại, thời kỳ qúa độ lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua thời kỳ tư bản
chủ nghĩa là tính tất yếu, là sự lựa chọn sáng suốt của Đảng và nhân dân ta.
2.2. Sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Từ hình thái kinh tế - xã hội này chuyển sang hình thái kinh tế - xã hội
khác có một giai đoạn lịch sử đặc biệt với độ dài ngắn khác nhau, kết cấu và
hình thức biểu hiện khác nhau, đó là “thời kỳ quá độ”. Tuỳ theo điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội của mình mà các nước các dân tộc sẽ thực hiện sự quá độ
lên chủ nghĩa xã hội dưới những hình thức, bước đi khác nhau, do trình độ xuất
phát khác nhau. Có thể khái qt thành 3 loại nước tương ứng với 3 kiểu quá độ:
1) Những nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao.
2) Những nước đạt trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa ở mức trung bình thấp.


9
3)Những nước chưa trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa của sự phát triển
lịch sử.
Nước ta thuộc loại nước thứ ba. Do toàn bộ những điều kiện khách quan
và nhân tố chủ quan quy định, nước ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là
một tất yếu của lịch sử. Để “nhận dạng”con đường đi lên của nước ta, trước hết
cần phân tích đầy đủ và chính xác điểm xuất phát từ đó nước ta quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Để xác định con đường đi lên của mình, cụ thể trong điều kiện
hiện nay chính là thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước thì
điều cần thiết là phải xuất phát từ thực trạng kinh tế xã hội của đất nước, xuất
phát từ đặc điểm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta để lựa chọn
đúng hình thức kinh tế cho hiệu quả, xác định rõ những bước đi cụ thể theo mục

tiêu đã chọn. Nghị quyết Trung ương 5 về văn hoá và Nghị quyết Trung ương 6
(lần1) khoá VIII về kinh tế gần đây đã khẳng định cần phải đẩy mạnh việc phát
huy nội lực kinh tế, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thị trường
tiêu thụ, mạnh dạn hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Đó chính là
những nghị quyết sát thực với cuộc sống, đã khuyến khích quan hệ sản xuất phát
triển trên cơ sở phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.
Trước đây, sau mấy năm khôi phục kinh tế và thực hiện cải tạo xã hội chủ
nghĩa, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta có thể nói xuất phát
từ khái niệm đơn giản, duy ý chí về chủ nghĩa xã hội. Chúng ta tưởng rằng có
thể thực hiện được ngay mọi đặc trưng của chủ nghĩa xã hội sau khi tiến hành
quốc hữu hoá, cơng hữu hố những tư liệu sản xuất cơ bản mà khơng cần biết
nền sản xuất xã hội hố ấy thực hiện như thế nào.
Dần dần từ thực tiễn khủng hoảng và trì trệ về kinh tế chúng ta mới hay
rằng: không thể thực hiện được ngay mọi đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trên cơ
sở một nền sản xuất xã hội hố theo kiểu hình thức, một nền sản xuất gọi là”xã
hội hố”nhưng trình độ của lực lượng sản xuất còn rất thấp, còn xa mới đạt tới
xã hội hoá được coi như một tất yếu kinh tế. Mức độ thực hiện những đặc trưng
của chủ nghĩa xã hội không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan mà phải căn cứ vào
trình độ thực tế của lực lượng sản xuất và năng suất lao động trong từng thời kỳ


10
lịch sử cụ thể. Nghĩa là: chỉ có thể thực hiện từng bước những đặc trưng của chủ
nghĩa xã hội.
Với ý nghĩa trên, định hướng xã hội chủ nghĩa chính là sự quay trở về với
luận điểm sau của Lênin: “…danh từ nước cộng hồ xơ viết xã hội chủ nghĩa có
nghĩa là chính quyền xơ viết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên chủ nghĩa xã
hội, chứ hoàn toàn khơng có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế mới là chế độ
xã hội chủ nghĩa” [5, tr.281]. Bởi vậy, quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa
trên đất nước ta là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã

hội - cốt lõi của q trình xã hội hố sản xuất trong thực tế. Để có được nền
móng của chủ nghĩa xã hội, chúng ta chỉ có thể rút ngắn cái phải trải qua theo
quy luật lịch sử tự nhiên, chứ không thể bỏ qua cái phải trải qua. Cái phải trải
qua ấy là gì? Là phát triển mạnh lực lượng sản xuất, là xã hội hố sản xuất trong
thực tế thơng qua các q trình chuyển hố từ nền kinh tế nơng nghiệp sang nền
kinh tế cơng nghiệp, từ mơ hình nơng thơn sang mơ hình đơ thị, từ tổ chức cộng
đồng xóm sang cộng đồng dân tộc, quốc tế…Cũng vì vậy, quá trình định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta tất yếu phải là một quá trình đan xen giữa nhiệm vụ
trực tiếp và gián tiếp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là q trình cịn nhiều mâu
thuẫn, nghịch lý, bất công mà tạm thời phải chấp nhận, và cuộc vận động của
lịch sử chủ nghĩa xã hội trên thực tế sẽ xoá bỏ dần những mâu thuẫn, nghịch lý,
bất công ấy. Sự định hướng xã hội chủ nghĩa cịn chứa đựng một vấn đề cơ bản
khơng thể né tránh. Đó là thời kỳ “ai thắng ai”. Cho nên, khơng chỉ có khả năng
đi đúng hướng mà cịn có khả năng đi chệch hướng. Chệch hướng là một nguy
cơ có thật. Q trình đi theo con đường xã hội chủ nghĩa quyết không phải là sự
chuyển động phẳng lặng theo một chiều mong muốn, đặc biệt cơ chế thị trường
được coi là phương tiện khách quan để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó là
phương tiện để phát triển kinh tế, nhưng sự phát triển ấy lại tiềm ẩn nguy cơ chủ
nghĩa xã hội bị huỷ hoại.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
của Đảng đã xác định 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta


11
xây dựng. Nói định hướng xã hội chủ nghĩa nghĩa là nói mục tiêu chúng ta đạt
tới. Đó cũng là hành lang của sự phát triển, sự sáng tạo.
Cương lĩnh vạch ra những phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình thực
hiện những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Những phương
hướng đó vừa mang tính bảo đảm không chệch hướng xã hội chủ nghĩa, vừa
quán triệt tinh thần đổi mới cho phép không lặp lại những sai lầm cũ, tinh thần

từng bước thực hiện những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chẳng hạn, trong
cách mạng quan hệ sản xuất, sự định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là thiết
lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phù hợp với sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Do đó, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa sẽ được hình thành
từ thấp đến cao, rồi sự đa dạng về hình thức sở hữu.
Sau cương lĩnh, các hội nghị của Trung Ương Đảng từ Đại Hội VII đến
nay đã cụ thể hoá thêm một bước sự định hướng xã hội chủ nghĩa trên các mặt
đời sống xã hội. Sau 12 năm đổi mới, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế
xã hội, đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng. Đất nước
ta, nhờ đó có thể chuyển sang thời kỳ mới : đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước.
Nhận định chung về quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa sau 12 năm
đổi mới Đảng ta khẳng định: về cơ bản việc hoạch định và thực hiện đường lối
đổi mới những năm qua là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên trong q trình thực hiện có một số khuyết điểm, lệch lạc kéo dài, dẫn đến
chệch hướng ở mức độ này hay mức độ khác. Nhận định đó là đúng đắn và sáng
suốt , phản ánh tinh thần đầy trách nhiệm của Đảng ta đối với vận mệnh của dân
tộc, của hàng triệu quần chúng nhân dân lao động - nền tảng của chế độ ta.
Từ đó, một mặt cổ vũ cho nhân dân ta phát huy tinh thần tự lực tự cừơng
để đưa đất nước ra khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu,mặt khác đòi hỏi mọi người
phát huy tinh thần trách nhiệm khắc phục mọi trở ngại trên con đường đi tới một
chế độ do nhân dân lao động làm chủ.


12
Như vậy con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn mặc
dù cịn nhiều khó khăn trước mắt nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta
khơng chịu lùi bước trước bất cứ khó khăn, thử thách nào.



13
KẾT LUẬN
Nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ triết học mà cụ thể là lý luận các hình
thái kinh tế - xã hội nhằm khẳng định sự lựa chọn của đảng ta hoàn toàn đúng
đắn. Thực tế hơn hơn 30 năm đổi mới, những thành tựu về kinh tế, chính trị,
khoa học xã hội đã chứng minh một cách hùng hồn nhất về sự lựa chọn của nhân
dân ta, của Đảng ta là đúng đắn và khẳng định sự lựa chọn con đường xây dựng
đất nước theo chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan.
Qua việc nghiên cứu hình thái kinh tế - xã hội của lý luận chủ nghĩa Mác
-Lênin, ta thấy được một lý luận quan trọng có ý nghĩa to lớn trong tình hình hiện
nay. Đây là một học thuyết nền tảng của triết học Mác, là một học thuyết vẫn còn
nguyên giá tri cách mạng và khoa học trong tình hình hiện nay. Năm 1975, giải
phóng miền Nam, đất nước việt Nam hồn toàn độc lập, hai miền Nam Bắc
thống nhất, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, đó là cả nước xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn.


14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.ăng-ghen toàn tập, tập 34, Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, 1976.
2. C.Mác và Ph.ăng-ghen tồn tập, tập 38, Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội, 1976.
3. V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.
4. V.I.Lênin, toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.
5. V.I.Lênin, toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.




×