Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

về trách nhiệm công dân khi sử dụng mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 10 trang )

Đề bài: Anh(chị) hiểu như thế nào về trách nhiệm công dân khi sử dụng mạng
xã hội và hãy sử dụng các ví dụ trong thực tiễn cuộc sống mà anh chị biết để
chứng minh những luận điểm của mình.
Bài Làm
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ thông tin,
các trang mạng xã hội nói riêng, Internet nói chung phát triển rất mạnh, nó đã và
đang ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động và sinh hoạt của con người đặc biệt là
giới trẻ. Với đặc điểm nổi trội là tính kết nối nhanh, chia sẻ rộng, chỉ cần một chiếc
điện thoại hay một
máy tính kết nối
Internet, chúng ta có
thể truy cập và tham
gia vào rất nhiều
trang mạng như:
Facebook, Zalo,
Youtube, Twitter…
trong đó, phổ biến
nhất là Facebook.
Mặc dù mục đích,
cách thức, mức độ
tham gia các trang
mạng xã hội của
mỗi người khác
nhau nhưng có một điểm chung đó là xem nó như là một phần khơng thể thiếu
trong đời sống tinh thần của con người.


Trong bài viết nhân kỷ niệm ngày Việt Nam kết nối Internet, Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi mọi người dùng mạng xã hội ở Việt Nam hãy là
những cơng dân có trách nhiệm cao khi sử dụng mạng xã hội nói riêng và internet
nói chung để thiết lập, duy trì và phát triển mơi trường internet văn minh ở Việt


Nam.
Có thể nói, ngày nay, các mạng xã hội như: Facebook, Wechat... đã phủ sóng
khắp tồn cầu. Người ta vẫn đang sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi, thậm chí
bất cứ khi nào họ rảnh là lơi chiếc điện thoại ra lướt mạng như một thói quen mà
phớt lờ sự thật: Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Nó đem lại cho ta rất nhiều lợi ích
nhưng cũng không ít tác hại.Vậy mạng xã hội là gì mà lại được nhiều người, thậm
chí cả bạn và tơi đều u thích sử dụng đến vậy?
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu thế nào là mạng xã hội. Mạng xã hôi
(social network) là dịch vụi kết nối các thành viên cùng sở thích trên internet với
nhau với nhiều mục đích khác nhau khơng phân biệt khơng gian và thời gian.
Mạng xã hội là khái niệm chỉ chung các dịch vụ kết nối thành viên, bạn bè
qua Internet. Các dịch vụ, ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ thơng tin qua
tin nhắn, thậm chí gọi điện trực tuyến. Có thể nói, mạng xã hội là một trong những
sản phẩm khoa học trí tuệ của con người trong thời đại bùng nổ công nghệ thông
tin như hiện nay.
Xuất phát từ tính năng của mình, mạng xã hội nói chung và internet nói
riêng đã trở thành phương tiện truyền thông vô cùng đắc lực. Với người truyền tải
thông tin, mạng xã hội cho phép các thành viên đăng tải nhiều tin tức như một bài
báo, một bản tin về thời tiết, một hội thảo hay cuộc triển lãm nào đó. Thậm chí với
mạng xã hội, người ta cịn có thể quảng cáo cho sản phẩm của mình, từ những lượt
like (thích) hay share (chia sẻ). Sản phẩm dễ dàng được lan tỏa tự nhiên, nhanh
chóng tới mọi ngóc ngách của mạng xã hội, rồi đến với người tiêu dùng. Mặt khác,
với người tiếp nhận, họ chẳng những nắm bắt được tồn bộ thơng tin phong phú,


đa dạng mà cịn có thể học tập, chắt lọc kiến thức từ những gì được đăng tải. Nhờ
mạng xã hội, người tiêu dùng có thể biết được những sản phẩm, dịch vụ nào tốt
nhất để lựa chọn sao cho phù hợp.

Mạng xã hội giúp hoạt động kinh doanh trở nên dễ dàng hơn

Nếu từng dùng mạng xã hội, chắc chắn bạn đã ít nhất một lần bất ngờ, thích
thú vì một trạng thái chia sẻ những mẹo vặt, cách ứng xử trong cuộc sống, một vài
kinh nghiệm trong thi cử mà bạn vơ tình đọc qua, hay những cách học hiệu quả
giúp bạn trong trường học và trường đời. Hiện nay trên các mạng xã hội xuất hiện
ngày càng nhiều các trang dạy ngoại ngữ, nấu ăn, làm đẹp, sửa chữa, giao tiếp, tâm
lý, thể thao để bạn có thể xem tham khảo, tự học mà không cần đến lớp hay đóng
lệ phí. Chính nhờ tham gia cộng đồng mạng này, chúng ta đang ngày càng trở nên
hoàn thiện hơn với những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống hiện đại như sử
dụng ngoại ngữ, cách giao tiếp văn minh hay có một thể hình khỏe đẹp.
Nhưng điều đáng nói là mọi thơng tin với cả người truyền và nhận đều được
xử lý, cập nhật một cách nhanh chóng và rất thời sự. Nhờ đó mà ta có thế chia sẻ
hay biết được kịp thời những tin tức vơ cùng nóng hổi. Thơng qua, mạng xã hội dù
ở đâu bạn cũng có thể biết được mọi thơng tin trên toàn thế giới. Gần đây, ở miền


Trung tình hình lũ lụt vơ cùng nghiêm trọng gây nên nhiều hậu quả nặng nề. Nhờ
mạng xã hội, người dân khắp cả nước đều biết được tình hình lũ lụt tại các tỉnh
miền Trung thơng qua đó kêu gọi các tấm lịng hảo tâm khơng chỉ trong nước mà
cịn nhiều cơng dân Việt Nam ở nước ngồi hướng tấm lòng ủng hộ miền Trung
khắc phục hậu quả của trận lũ. Với mạng xã hội, dù ở Hà Nội bạn cũng có thể cập
nhật được tình hình cá tơm ở Vũng Áng đang chết hàng loạt do ô nhiễm môi
trường. Với lợi ích vượt bậc của mình, mạng xã hội đang trở thành phương tiện
truyền thông thực sự sinh động, phong phú, hấp dẫn và bộc lộ khả năng hoàn tồn
có thể thay thế vị trí của nhiều kênh thơng tin khác trong tương lai.
Mạng xã hội còn là một kênh giải trí vơ cùng tiện ích. Mạng xã hội giúp bạn
thư giãn bằng các bản nhạc, câu nói, clip hài hước, những bộ phim đặc sắc và giúp
bạn tạm quên đi buồn lo từ cuộc sống bằng các trò chơi vơ cùng thú vị.

Những trị chơi thú vị giúp bạn thư giãn sau những giờ học tập, làm việc
căng thẳng.



Bạn cũng có thể nói chuyện phiếm, tán gẫu với bạn bè qua các tin nhắn,
bình luận. Nếu bạn vẫn thấy nhàm chán? Mạng xã hội cho bạn sống lại những
khoảnh khắc nhắng nhít, hồn nhiên bằng việc đăng tải các bức ảnh selfie, hay lưu
giữ lại những khoảnh khắc bên gia đình, người thân. Hơn thế nữa, tính năng mà
mọi ứng dụng xã hội đều có là giao lưu, kết bạn, mở rộng quan hệ với bạn bè, đối
tác mà khoảng cách địa lý khơng cịn là trở ngại. Cịn gì tuyệt hơn nếu bạn được trị
chuyện với thần tượng của mình hay một MC nổi tiếng? Thế giới mạng xã hội vơ
cùng tiện lợi, nếu bạn có người thân đang học tập, làm việc ở các tỉnh khác trong
nước hoặc nước ngoài, mạng xã hội sẽ giúp bạn cập nhật mọi thơng tin, hình ảnh
của người thân một cách nhanh chóng nhất.

Facebook – cơng cụ hữu ích trong việc chia sẻ cảm xúc, tán gẫu với bạn bè
Bạn cũng có thể tìm được việc thơng qua mạng xã hội. Ngày nay, rất nhiều
nhà tuyển dụng tìm kiếm các ứng viên của mình thơng qua các mạng xã hội vì đó
là một mơi trường nhanh chóng để tìm ra những con người phù hợp với vị trí cơng
việc mà họ đang cần tuyển. Thông qua 1 status với những nút like, share, giới thiệu


của bạn bè, người thân bạn sẽ có vơ vàn những lựa chọn phù hợp giúp cho công
việc tuyển dụng trở nên đơn giản hơn.
Một profile được chú ý, thu hút sự quan tâm của nhiều thành viên và nổi
tiếng trên mạng cũng sẽ lọt vào tầm ngắm và sự quan tâm của những nhà tuyển
dụng.
Mạng xã hội có nhiều lợi ích, song có lẽ bạn sẽ đồng tình nếu tơi chọn một
từ cho lợi ích chung nhất và quan trọng nhất: đó là tự do, tự do thể hiện cảm xúc,
tự do trò chuyện, tự do mua sắm, tự do hẹn hị thậm chí là “kết hơn ảo”.
Tuy nhiên,tự do cũng có nghĩa là phải tự quyết định cái gì là tốt, cái gì là
xấu, phải chịu trách nhiệm về hành động của chính mình. Dù có rất nhiều lợi ích,

nhưng chúng ta cũng khơng thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có khơng ít tác
hại:
Trước hết đối với sức khỏe con người, nếu dùng liên tục trong thời gian dài,
ánh sáng nhân tạo và bức xạ từ màn hình vi tính, điện thoại sẽ gây ảnh hưởng tiêu
cực cho cả mắt và não bộ.Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng
xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm
cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm
cảm từ trước. Mạng xã hội còn cướp đi thời gian vận động, tập luyện thể dục thể
thao của con người, hậu quả là càng ngày chúng ta càng tăng nguy cơ mắc các
bệnh về xương, hay béo phì, tiểu đường...
Chúng ta cũng thấy việc sử dụng môi trường Internet để phát tán những
thông tin bịa đặt, thông tin không được kiểm chứng, khơng có nguồn gốc đáng tin
cậy, những thông tin độc hại, phản cảm nhằm vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức,
thương hiệu; gieo rắc tư tưởng, tổ chức các hoạt động khủng bố, phá hoại. Điều
đáng tiếc là các thông tin này nhiều khi lại được đọc, chia sẻ và lan truyền, gây nên
các hiệu ứng và hậu quả không tốt trong xã hội. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng kêu gọi “mọi người hãy là những cơng dân có trách nhiệm cao khi sử dụng


mạng xã hội nói riêng và Internet nói chung”. Mỗi người cần có lập trường tư
tưởng vững vàng, xác định được đâu là thông tin sai trái.
Sự việc con băng bó cho người cha say rượu, mất kiểm sốt bị hiểu nhầm là
con đánh cha thừa sống thiếu chết ở Tứ Kỳ, Hải Dương. Cam bọc ni lông để bảo
quản lâu hơn theo lời đồn là cam tẩm hóa chất. Bốn lơ cá Việt Nam bị EU trả lại
được phóng đại thành EU từ chối nhập khẩu cá Việt Nam sau vụ cá chết hàng loạt
tại miền Trung…..Hàng loạt những thông tin chưa được kiểm chứng, xác nhận
được người dùng đăng tải trên mạng xã hội gây bức xúc, hoang mang trong dư
luận.

Cục Cảnh sát hình sự (C45, Bộ Cơng an) đã bắt Trần Thị Hương Giang (37

tuổi, ở phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) - người đăng các bài viết, hình
ảnh nội dung xun tạc, bơi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhiều người trên
facebook.
Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động
tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin


trên mạng khơng có ai giám sát, kiểm duyệt nên cịn tràn lan rất nhiều thơng tin sai
lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc
thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm như:
giết người, nghiện hút, mại dâm...Đã khơng cịn q xa lạ với những trường hợp
con giết cha, cháu giết bà hay trẻ vị thành niên có thai trước hơn nhân cũng chỉ vì
tị mị, học địi những thứ trên mạng xã hội. Cái chết thương tâm của nữ sinh 15
tuổi tại huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) tự tử vì bị bạn trai tung clip sex trên mạng xã
hội vào tháng 6 năm 2016 – đó là một trong vơ vàn trường hợp các nạn nhân là
giới trẻ chịu ảnh hưởng của mạng xã hội. 15 tuổi là độ tuổi rất dễ bị tổn thương về
tâm lí. Bởi vậy, khi gặp những cú sốc thì các em rất cần có sự trợ giúp của gia đình,
nhà trường, người thân và cộng đồng nơi các em sống, thậm chí cả cộng đồng
mạng. Để có những lời khuyên nhẹ nhàng, nâng đỡ em vượt qua khó khăn. Người
ta gọi tuổi 15 là tuổi nổi loạn, thường hay có những hành động thái quá chưa đủ
bản lĩnh để đấu tranh tìm được lối thoát cho bản thân khi gặp phải biến cố của cuộc
sống.
Mạng xã hội còn giết thời gian giao lưu, khám phá thế giới bên ngồi của
giới trẻ. Từ đó, nó khiến con người rơi vào tình trạng “sống ảo” và thiếu đi những
kỹ năng mềm. Họ trở nên rụt rè, thiếu tự tin, đặc biệt là khơng có trải nghiệm, kĩ
năng thực tế.
Mạng xã hội khơng có lỗi, lỗi ở cách người dùng sử dụng nó. Để thiết lập,
duy trì và phát triển môi trường internet văn minh ở Việt Nam, chúng ta cần có
những giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những hạn chế của mạng xã hội nói
riêng và internet nói chung.

Một là: khơng truyền đưa, phát tán các thông tin độc hại, các thông tin chưa
được kiểm chứng, khơng có nguồn gốc đáng tin cậy; khơng dùng ngơn ngữ dung
tục làm tầm thường hóa con người trong các bài viết, tranh ảnh, hay bình luận, trao
đổi trên mạng. Các chuyên gia công nghệ thông tin cần nâng cao trách nhiệm,


không tiếp tay cho tội phạm công nghệ, không phát tán virus, không tham gia vào
các hoạt động tấn công, khủng bố thơng tin trên mạng… Rõ ràng, để có một môi
trường Internet văn minh, trong sạch và lành mạnh, thì bên cạnh những giải pháp
của Chính phủ, vai trị, sự tự ý thức của mỗi công dân, mỗi cá nhân là vô cùng
quan trọng.
Hai là: Giáo dục, gia tăng nhận thức trong thanh thiếu niên về mạng xã hội,
cách sử dụng mạng xã hội hợp lí. Thường xuyên giáo dục, định hướng giá trị nhân
cách và lối sống tốt đẹp của con người, nâng cao sức đề kháng trước tác động tiêu
cực của các trang mạng xã hội. Làm cho người sử dụng mạng xã hội nói riêng và
internet nói chung thấm sâu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
giáo dục, rèn luyện cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức phẩm chất tốt,
lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn biết tự trọng, tự chủ trong suy nghĩ và hành
động, từ đó xây dựng lối sống tốt đẹp, sống có tình thương và trách nhiệm với bản
thân, gia đình và xã hội.
Ba là: Đề ra cơ chế kiểm sốt thơ ng tin, loại bỏ các nội dung xuyên tạc, gây
bất an trong dư luận trên mạng xã hội.
Bốn là: Giới trẻ cần tự trang bị các kiến thức, kinh nghiệm sống cho mình để
hình thành khả năng phân tích trước các thơng tin tràn lan trên mạng xã hội.
Một lời bình luận, một lượt chia sẻ hay thậm chí một lượt “like” của mỗi
cơng dân mạng có thể tạo nên những hiệu quả và cả hậu quả không lường hết
được. “Đối với con người, khơng có gì hấp dẫn hơn tự do nhưng cũng khơng có gì
khổ ải hơn”. Bởi tự do hành động cũng có nghĩa là phải chịu trách nhiệm về hành
động của chính mình, phải tự quyết định cái gì là thiện, là tốt, cái gì là ác, là xấu và
từ đó, có hành vi phù hợp. Tất nhiên, môi trường mạng cũng như môi trường xã

hội, không thể có sự trong sạch và tinh khiết tuyệt đối. Nhưng, trách nhiệm công
dân trong thế giới thực cũng như trong thế giới ảo không phải là bất khả với tất cả
mọi người. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi “trách nhiệm cơng dân” cũng có


nghĩa là tin rằng các cư dân của Internet hoàn tồn có đủ khả năng để tự điều
chỉnh, tin rằng cộng đồng mạng ln có giải pháp cho những nguy cơ. Nói cách
khác, là tin vào sức mạnh của lẽ phải, công bằng và những giá trị cao đẹp, kể cả
trong một mơi trường khó lường như Internet.



×