Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Kinh tế chính trị Mác - Lênin Thi kết thúc học phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.69 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ BÀI:
1.
2.
3.

TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
VỀ VẤN ĐỀ TƠN GIÁO.
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM VỀ TÔN GIÁO.
QUA NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO HÃY CHO
BIẾT QUAN ĐIỂM CỦA BẠN VỀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY?

Lớp: 22D1POL51002533
Giảng viên: PGS.TS. Vũ Anh Tuấn
Họ và tên sinh viên: Ngô Gia Bảo
MSSV: 31211026885


1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tôn giáo
1.1.
Khái niệm tôn giáo

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tôn giáo là “sự phản ánh hư ảo – vào đầu óc con người
– những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ” và là “một hình


thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, thơng qua sự phản ánh đó, lực lượng
tự nhiên trở thành siêu nhiên, huyền bí”1. Hơn nữa, khi tiếp cận ở một góc độ khác, tơn
giáo cịn có thể được hiểu là “một thực thể xã hội” – các tôn giáo cụ thể, với các tiêu chí
cơ bản sau: có niềm tin tơn giáo; có hệ thống giáo thuyết; có hệ thống cơ sở thờ tự; có tổ
chức nhân sự, quản lý điều hành việc đạo; có hệ thống tín đồ đơng đảo. Có thể hiểu một
cách đơn giản, một tôn giáo phải hội tụ đủ các tiêu chí: trước hết phải có lịng tơn thờ, có
niềm tin vào đấng siêu nhiên, tối cao; có các giáo lý, giáo luật, nghi lễ; có các cơ sở, nơi
để thờ tự đấng tối cao; có người điều hành các hoạt động lễ nghi và cuối cùng, phải có
đơng đảo những tín đồ - những người tự nguyện đặt niềm tin vào tôn giáo và được tôn
giáo ấy thừa nhận là tín đồ.
Cần phải hết sức thận trọng phân biệt rõ giữa những khái niệm khác nhau là tôn giáo,
tín ngưỡng, mê tín và dị đoan, tránh nhầm lẫn giữa các khái niệm này.
1.2.
Bản chất
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã định nghĩa tơn giáo “là một loại hình thái ý thức xã hội
phản ánh hư ảo hiện thực khách quan, chứa đựng những yếu tố tiêu cực, lạc hậu nhất
định”2. Khơng giống với các hình thái xã hội khác như triết học, đạo đức, chính trị,… tơn
giáo khác biệt bởi thông qua phản ánh của tôn giáo, những hiện tượng, lực lượng tự nhiên
sẽ trở thành siêu nhiên. Có thể thấy điều này rõ ràng thông qua việc những nhà sáng lập ra
các tơn giáo như Thích Ca Mâu Ni Phật, Chúa Jesus vốn là những con người thực, con
người của tự nhiên, là lực lượng tự nhiên, nhưng sau khi được phản ánh qua tôn giáo, họ
trở thành Đấng tối cao với những năng lực siêu nhiên. Hơn nữa, bản thân mỗi tơn giáo
đều có hạn chế, hạn chế ấy chính là chứa đựng những yếu tố lạc hậu, tiêu cực nhất định.
Qua cách nhìn nhận và giải thích lạc hậu về một số sự vật, hiện tượng trong cuộc sống
khách quan của tôn giáo, cũng như qua một số lễ nghi, giáo lý, giáo điều mang tính chất
tiêu cực, tơn giáo có thể sẽ kìm hãm sự phát triển của tín đồ khỏi dịng chảy văn minh,
thậm chí có thể đẩy họ đến những hành vi cực đoan.
Tiếp đến, “tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hố do con người sáng tạo ra”.
Tơn giáo chính là sản phẩm của q trình sáng tạo của con người. Mục đích của việc sáng
tạo ra tơn giáo chính là nhu cầu được phản ánh những mong muốn, niềm tin và gửi gắm

những ước mơ, nguyện vọng của con người.
Và cuối cùng, khi xét về phương diện thế giới quan, tôn giáo mang thế giới quan duy
tâm, khác với chủ nghĩa Mác – Lênin mang thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học.
Tức là có sự khác nhau về thế giới quan giữa tôn giáo và chủ nghĩa Mác – Lênin. Giữa
những tín đồ của tơn giáo và những người theo chủ nghĩa Mác – Lênin – những người

1 Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, GS.TS. Hồng Chí Bảo, GS.TS. Dương Xn Ngọc, PGS.TS. Đỗ Thị
Thạch đồng chủ biên, Hà Nội, 2008, trang 132.
2 Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, GS.TS. Hồng Chí Bảo, GS.TS. Dương Xuân Ngọc, PGS.TS. Đỗ Thị
Thạch đồng chủ biên, Hà Nội, 2008, trang 133.

2
2


cộng sản – có thể có cách nhìn nhận thế giới và con người khác nhau nhưng khơng hồn
tồn đối lập về tư tưởng.
1.3.
Nguồn gốc
1.3.1. Nguồn gốc kinh tế xã hội
Đứng trước thế giới tự nhiên to lớn, con người nhỏ bé gặp khó khăn khi phải đương
đầu để giải quyết các nhu cầu cá nhân, các yêu cầu kinh tế - xã hội. Đặc biệt khi xã hội
hình thành chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, hình thành giai cấp,… con người càng bất
lực khi khơng cịn nắm quyền kiểm soát, điều chỉnh, điều này kết hợp với việc trải qua
những bất công của áp bức giai cấp, chính trị, khổ sở khi trải qua nghèo đói, bần cùng,
con người tìm đến một đấng siêu nhiên với quyền năng tối cao để gửi gắm lòng tin, sáng
tạo ra tôn giáo để gửi gắm ước mơ, khát vọng, nguyện vọng của mình.
1.3.2. Nguồn gốc nhận thức
Con người là chủ thể sáng tạo, thông qua sáng tạo, con người không ngừng cải tạo để
khai thác và làm chủ tự nhiên. Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình cải tạo, phát triển không

ngừng ấy, tại một giai đoạn lịch sử nhất định, với lượng tri thức hữu hạn, con người
không thể khơng gặp những khó khăn. Con người bất lực trước những thứ khơng thể giải
thích bằng tri thức của mình, họ quyết định giải thích chúng bằng tơn giáo, bằng những
hiện tượng siêu nhiên. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo chính là sự cường điệu hố nhận
thức của con người, biến cái khách quan thành cái siêu nhiên, quyền năng.
1.3.3. Nguồn gốc tâm lý
Sự ra đời của tôn giáo cũng bắt nguồn từ yếu tố tâm lý của con người, khi mà họ sợ
hãi trước những điều sẽ xảy đến với bản thân nhưng không tài nào biết trước, sợ hãi khi
không thể làm chủ được vận mệnh của chính mình. Nhưng sợ hãi trước sức mạnh tự phát
của tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất dẫn con người đến với tôn giáo, với thần linh
mà ngay cả tình u, lịng biết ơn, kính trọng,… cũng được thể hiện qua tơn giáo. Có thể
thấy rõ được điều này trong cuộc sống của chúng ta, con người vì không thể biết trước
sau khi chết bản thân sẽ đi đến nơi nào, sẽ trở thành cái gì, sẽ đón nhận những gì nên họ
tin rằng có nơi gọi là thiên đàng dành cho những người sống lương thiện sẽ đến sau khi
chết và địa ngục sẽ là nơi trừng trị những kẻ xấu, phạm lỗi lầm, từ đó mà họ sẽ sống một
cuộc đời lương thiện hơn. Hay việc sau mỗi mùa vụ, người nông dân cảm tạ trời đất vì đã
ban cho họ một mùa vụ bội thu, bày tỏ lòng biết ơn với thần linh đã cho họ một năm sung
túc.
1.4.
Tính chất
1.4.1. Tính lịch sử
Tơn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, tức là mỗi một tơn giáo có nguồn
gốc hình thành, có quá trình tồn tại và phát triển ở một giai đoạn lịch sử phù hợp nhất
định. Bản thân tôn giáo có khả năng biến đổi để thích nghi với điều kiện lịch sử. Và hiển
nhiên khi một tôn giáo không cịn phù hợp với điều kiện lịch sử, tơn giáo ấy sẽ biến mất.
Khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chứng minh rằng đến một giai đoạn nhất định,
tơn giáo sẽ biến mất, giai đoạn đó là khi con người đã đạt đến đỉnh cao của hiểu biết, tri
thức, khoa học, có thể giải đáp tồn bộ mọi thắc mắc, mọi hiện tượng tự nhiên – xã hội
bằng khoa học. Khi đó tơn giáo dần sẽ mất đi vai trò trong đời sống của con người. Tuy
vậy, giai đoạn lịch sử ấy có lẽ sẽ cịn mất rất nhiều thời gian để đi đến được.

1.4.2. Tính quần chúng
3
3


Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến, xuất hiện ở khắp các quốc gia, dân tộc
trên toàn thế giới. Tính quần chúng của tơn giáo khơng chỉ thể hiện ở việc tơn giáo có
đơng đảo tín đồ mà cịn ở chỗ, tơn giáo là nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của quần chúng
nhân dân nhiều tầng lớp. Tơn giáo chính thống hướng con người đến cái nhân văn, cái
thiện, góp phần phát triển đời sống tinh thần của nhân dân, gắn liền với quá trình phát
triển của dân tộc.
1.4.3. Tính chính trị
Ban đầu, tơn giáo chỉ phản ánh nhận thức sơ khai, hồn nhiên của con người về bản
thân và thế giới xung quanh mình. Nhưng khi có sự xuất hiện của giai cấp, khi có sự đối
kháng giữa các giai cấp với nhau về lợi ích kinh tế - chính trị, tính chính trị của tơn giáo
cũng được hình thành. Tính chính trị của tơn giáo biểu hiện ở chỗ các giai cấp thống trị sử
dụng tôn giáo như một công cụ để phục vụ cho lợi ích của chính mình, để củng cố quyền
lực và để chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ trong xã hội. Tính chính trị của tơn
giáo gắn liền với tính chính trị tiêu cực và phản tiến bộ của giai cấp thống trị, bóc lột.
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo
2.1.
Đặc điểm cơ bản của tôn giáo ở Việt Nam
Trước hết, Việt Nam là một quốc gia có nhiều tơn giáo. Là một đất nước với nền văn
hoá đa dạng, với 54 dân tộc cùng chung sống, nước ta có 16 tơn giáo, trong đó có 13 tơn
giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân là: Phật Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo, Tin Lành,
Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Baha’i, Minh Lý
Đạo – Tam Tông Miếu, Giáo Hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Tịnh Độ Cư Sĩ
Phật Hội, Bà La Môn3. Và hơn 40 tổ chức tôn giáo được công nhận về mặt tổ chức hoặc
đã đăng ký hoạt động với khoảng 24 triệu tín đồ, 95.000 chức sắc, 200.000 chức việc và
hơn 23.250 cơ sở thờ tự4. Các tơn giáo có hình thức tồn tại khác nhau, có tơn giáo du nhập

từ nước ngồi vào, có tơn giáo nội sinh.
Tiếp đến, tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hồ bình và khơng có
xung đột, chiến tranh tơn giáo. Bởi ảnh hưởng của vị trí địa lý, Việt Nam là nơi giao lưu
của nhiều dòng chảy văn hố thế giới trong đó hai quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất đến
nền văn minh của nước ta chính là Trung Quốc và Ấn Độ. Hơn nữa Việt Nam lại là quốc
gia có đến 54 dân tộc cùng sinh sống nên đã có sự dung hồ của nhiều tơn giáo từ lâu đời.
Các tín đồ của các tôn giáo khác nhau cùng chung sống trên cùng một dải đất từ bao đời,
hồ bình, gắn kết, tơn trọng niềm tin của nhau.
Hơn nữa, các tôn giáo ở Việt Nam nói chung ln đồng hành cùng dân tộc, có nhiều
đóng góp quan trọng trong q trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Các tôn giáo ở Việt
Nam dù cho có hồn cảnh lịch sử khác nhau nhưng ln có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
với dân tộc, giữa dân tộc và tơn giáo ln có sự tác động qua lại, từ đó tạo nên tính dân
tộc của tơn giáo. Tơn giáo đóng góp khơng ít vào đời sống chính trị - xã hội, đến cơng
cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, những giá trị đạo đức, nhân văn cao đẹp của tơn
giáo cũng góp phần xây dựng xã hội Việt Nam văn minh, tiến bộ.
Và cuối cùng, tín đồ các tơn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lịng
u nước, tinh thần dân tộc. Tín đồ của tơn giáo Việt Nam có thành phần rất đa dạng
3 Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo tại Việt Nam, TS. Nguyễn Quỳnh Trâm, Trang thơng tin điện tử Tạp chí
Xây Dựng Đảng, 2021. Truy cập ngày 30/05/2022 tại: />4 Ban Tôn giáo Chính phủ, 12/2017

4
4


nhưng chủ yếu là tầng lớp người lao động. Có thể nói đại đa số tín đồ tơn giáo có tình yêu
nước mạnh mẽ, đi theo Đảng, theo Cách mạng, ln có tinh thần chống giặc ngoại xâm,
bảo vệ độc lập dân tộc mãnh liệt, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những
chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử khơng khi nào là vắng
bóng sự góp sức của bộ phận tín đồ tơn giáo.
2.2.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm của Người về tơn giáo như sau:
Tín ngưỡng tự do, lương giáo đồn kết. Đồn kết chính là sức mạnh, là chìa khố
thành cơng của Cách mạng, chính vì vậy mà Người ln mang chủ trương đồn kết khơng
chỉ giữa các dân tộc với nhau mà là còn giữa các tôn giáo với nhau, và cả giữa những
đồng bào là tín đồ của tơn giáo với những đồng bào khơng phải là tín đồ của tơn giáo.
Các tơn giáo đều bình đẳng. Việt Nam là một quốc gia đa tơn giáo, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thể hiện thái độ khách quan, khơng thiên vị hay đề cao bất kì một tôn giáo nào hơn
các tôn giáo khác. Mọi tôn giáo, mọi niềm tin đều cần phải được tôn trọng bởi người tín
đồ khơng chỉ làm trịn bổn phận với tơn giáo mà họ cũng làm trịn bổn phận của người
cơng dân với đất nước, hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc.
Cần phải trân trọng, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp trong các tôn giáo. Hồ
Chủ tịch cho rằng lý tưởng cao đẹp nhất và chung nhất giữa lý tưởng cộng sản và tơn giáo
chính là đều muốn xố bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, bất cơng, đều mong muốn một cuộc
sống hồ bình. Mọi tơn giáo đều mang những giá trị nhân văn cao đẹp mà ta cần phải trân
trọng, gìn giữ và phát huy để hướng đến việc hoàn thiện bản thân, nhân cách.
Kiên quyết đấu tranh với những phần tử, những hoạt động lợi dụng tôn giáo chống
phá cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln bày tỏ sự tơn trọng, tin tưởng với các chức
sắc, các tín đồ và tơn giáo. Do đó mà Người cũng vơ cùng cứng rắng, kiên quyết khi một
mực khẳng định phải trừng trị những thế lực lợi dụng tôn giáo, biến tôn giáo thành công
cụ trục lợi cho bản thân hay chống phá cách mạng, làm biến chất tơn giáo.
2.3.
Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Tại Nghị quyết số 25/NQTƯ ngày 12/03/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Khố
IX về Cơng tác tôn giáo5, Đảng và Nhà nước đã nêu rõ quan điểm như sau:
Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn
tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tơn giáo có đóng
góp khơng nhỏ trong cơng cuộc xây dựng nền văn hố mới ở nước ta, với số lượng tín đồ
đơng đảo, Đảng ta khẳng định rằng tôn giáo sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc ta trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó mà Đảng và Nhà nước thực hiện nhất qn chính

sách tơn trọng và bảo vệ tự do tín ngưỡng, tơn giáo, bảo vệ quyền sinh hoạt tơn giáo bình
thường theo đúng pháp luật.
Đảng, Nhà nước thực hiện nhất qn chính sách đại đồn kết dân tộc. Nhà nước
nghiêm cấm các hành vi chia rẽ, phân biệt đối xử giữa các tôn giáo, nghiêm cấm các hoạt
động sử dụng tôn giáo như công cụ để trục lợi cho bản thân, chống phá Nhà nước. Đồng
thời giữ gìn những giá trị truyền thống tích cực, tăng cường vận động đồn kết nhân dân,
gắn bó đồng bào các tôn giáo khác nhau và cả các đồng bào khơng theo tơn giáo vì một
mục tiêu chung “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Mọi công
5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb. CTQG,
H.2003, trang 45-46.

5
5


dân khơng phân biệt tơn giáo đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là cơng tác vận động quần chúng. Mục đích
của việc vận động quần chúng chính là để nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc
lập và thống nhất đất nước. Đồng thời cũng là nâng cao nhận thức, trình độ, chất lượng
cuộc sống của đồng bào theo mọi tơn giáo trên khắp cả nước để tồn thể nhân dân có
nhận thức đầy đủ, đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hiểu rõ và chấp
hành tốt pháp luật trong đó có pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo.
Cơng tác tơn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Thực hiện tốt cơng tác tơn
giáo là trách nhiệm chung của tồn hệ thống chính trị, do vậy cần củng cố, kiện tồn tổ
chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo các cấp. Cần tăng
cường quản lý của Nhà nước đối với các tôn giáo và không ngừng đấu tranh với các hoạt
động lợi dụng tôn giáo gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Vấn đề theo đạo và truyền đạo. Việc theo đạo và truyền đạo nói riêng cũng như mọi
hoạt động tơn giáo khác nói chung đều phải tn thủ theo Hiến pháp và pháp luật. Mọi tín

đồ đều có quyền tự do hành đạo hợp pháp theo quy định của luật pháp, mọi tổ chức tôn
giáo được nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ.
Nghiêm cấm mọi hành vi trái với quy định của Hiến pháp và pháp luật.
3. Liên hệ bản thân
Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, một đất nước có nền văn hố đa dạng với nhiều tơn
giáo khác nhau, hơn nữa, mọi tôn giáo đều mang những giá trị nhân văn, tích cực và góp
phần làm giàu nền văn hoá của đất nước ta cũng như việc tơn giáo có tác động khơng ít
đến mọi mặt của đời sống xã hội, văn hố, chính trị, tơi nhận ra rằng trách nhiệm trước
tiên của bản thân mình là phải tôn trọng sự đa dạng, phong phú của mỗi tơn giáo riêng
biệt, phải nhận biết những giá trị tích cực mỗi tôn giáo mang lại để phát huy. Để làm được
điều này, bản thân tôi phải nghiên cứu sâu hơn để trang bị thêm nhiều kiến thức cho bản
thân, một mặt để bảo vệ sự đa dạng văn hoá của đất nước, mặt khác để phân biệt được đâu
là những giá trị tích cực, nhân đạo của tơn giáo, đâu là những hành vi lợi dụng tôn giáo để
trục lợi, chống phá Nhà nước, tổn hại lợi ích dân tộc, quốc gia. Bởi hiện nay việc các thế
lực, cá nhân, tổ chức mượn tôn giáo như một công cụ để mang lại lợi ích cá nhân và
phương hại đến lợi ích cộng đồng là vơ cùng nhiều. Chẳng hạn như vào thời gian gần đây
có thể thấy các tơn giáo khơng được thừa nhận ví dụ như Hội Thánh Đức Chúa Trời với
những hoạt động, với hệ thống nghi lễ, giáo lý, giáo điều tiêu cực đã dụ dỗ, lôi kéo nhiều
người tham gia và gây ảnh hưởng xấu khơng chỉ đến bản thân tín đồ của tơn giáo ấy mà
cịn ảnh hưởng đến gia đình, người thân và cộng đồng, xã hội. Hay là tồn tại những tổ
chức, cơ sở tôn giáo không được thừa nhận đã lợi dụng tìm kiếm, trục lợi cho bản thân
trên niềm tin của tín đồ, bóp méo tính nhân văn, bóp méo các giá trị, các tư tưởng cao đẹp
của tôn giáo chính thống, hay thậm chí tác động tiêu cực đến chính trị, phá vỡ tính đồn
kết của đồng bào trong nước. Vì thế mà cần phải nắm rõ các vấn đề cơ bản về tôn giáo để
tránh bị lôi kéo tham gia hoặc bị lợi dụng, lừa gạt. Trách nhiệm bảo vệ ấy còn thể hiện
qua việc phải dám đấu tranh chống lại các hoạt động mê tín, dị đoan, các hành vi lợi dụng
tôn giáo bằng cách tố cáo các hành vi này để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi. Hơn thế nữa đó
chính là trách nhiệm tun truyền cho những người thân, bạn bè, những người xung
quanh hiểu rõ tầm quan trọng của tôn giáo, hiểu rõ quyền tự do tơn giáo, tín ngưỡng nhằm
6

6


nâng cao nhận thức của bản thân, gia đình và xã hội, có thế mới góp phần xây dựng một
xã hội đa tơn giáo đồn kết, vững mạnh, tiến bộ và văn minh. Khơng ngừng học hỏi một
cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, những tích mặt tích cực, tiến bộ
để làm giàu cho nền văn hố đất nước, tuy nhiên vẫn ln giữ được nét đặc trưng, đậm đà
bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, khơng biến chất, hồ lẫn.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, GS.TS. Hồng Chí Bảo, GS.TS. Dương
Xuân Ngọc, PGS.TS. Đỗ Thị Thạch đồng chủ biên, Hà Nội, 2008.
2. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo tại Việt Nam, TS. Nguyễn Quỳnh Trâm,
Trang thơng tin điện tử Tạp chí Xây Dựng Đảng, 2021. Truy cập ngày 30/05/2022
tại: />3. Ban Tơn giáo Chính phủ, 12/2017.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung
ương khoá IX, Nxb. CTQG, H.2003, trang 45-46.

7
7



×