Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.17 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT
__________________

BÀI TẬP LỚN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ và tên : Phạm Anh Thư
Lớp
: LLNL1106(220)_25
Mã sinh viên: 11203843

Hà Nội, 2021


LỜI NĨI ĐẦU
Tồn cầu hố kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của
lực lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên
phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích
tụ tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về
kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị
của các nước nói riêng và của thế giới nói chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của
nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự
thay đổi. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA...và nhiều
tam giác phát triển khác cũng là do toàn cầu hoá đem lại.
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất
thời mà là vấn đề mang tính chất sống cịn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay
cũng như sau này. Bởi một nước mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ
trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường


quốc tế. Hơn thế nữa, một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn
khốc, ác liệt...thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng
cần thiết hơn bao giờ hết. Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có
cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế. Việt Nam sẽ mở rộng được
thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngồi, tiếp thu được
khoa học cơng nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế
phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một
vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho
Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại khơng ít khó khăn thử
thách. Nhưng theo chủ trương của Đảng: “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các
nước “, chúng ta sẽ khắc phục những’ khó khăn để hồn thành sứ mệnh. Hội nhập
kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với Việt Nam. Em xin chọn đề tài: "Thực
trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay". Đây là đề tài rất sâu rộng,
mang tính thời sự. Là một sinh viên năm nhất, khi được lựa chọn đề tài này
nghiên cứu, bản thân em cảm thấy rất hứng thú và say mê. Bài viết cịn có rất
nhiều sai sót, em kính mong cơ giúp đỡ em hồn thành bài viết tốt hơn.

PHẦN NỘI DUNG
I. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
1. Khái niệm và sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
1


Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện
gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích
đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế.
Tồn cầu hóa là q trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng

tăng giữa các quốc gia trên quy mơ tồn cầu.
Tồn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội… trong đó, tồn cầu hóa kinh tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm
vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác. Tồn
cầu hóa kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi
biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất.
Trong điều kiện tồn cầu hóa kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất
yếu khách quan:
Tồn cầu hóa kinh tế đã lơi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao
động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng,
khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và khơng thể
tách rời nền kinh tế tồn cầu. Trong tồn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất
được lưu thơng trên phạm vi tồn cầu. Do đó, nếu khơng hội nhập kinh tế quốc
tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất
trong nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết
những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các
thành tựu của cách mạng cơng nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các
nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội
để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngồi nư tài chính, khoa học cơng
nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển của mình. Khi mà các nước tư bản

2


giàu có nhất, các cơng ty xun quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật
chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tác động lên toàn thế giới thì chỉ có phát
triển kinh tế mở và hội nhập quốc tế, các nước đang và kém phát triển mới có thể

tiếp cận được những năng lực này cho phát triển của mình.
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém
phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với
các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy cơng
nghiệp hóa, tăng tích lũy; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu
nhập tương đối của các tầng lớp dân cư.
Tuy nhiên điều cần chú ý ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế về vốn
và công nghệ đang ráo riết thực hiện mưu đồ chiến lược biến q trình tồn cầu
hóa thành q trình tự do hóa kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ
nghĩa. Điều này khiến cho các nước đang và kém phát triển gặp phải khơng ít rủi
ro thách thức, đó là gia tăng sự phụ thuộc do nợ nước ngồi, tình trạng bất bình
đẳng trong trao đổi mậu dịch – thương mại giữa các nước đang phát triển và phát
triển. Bởi vậy các nước đang và kém phát triển phải có chiến lược hợp lí tìm kiếm
các đối sách phù hợp để thích ứng với q trình tồn cầu hóa đa bình diện và đầy
nghịch lí.
2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu thành công.
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam hội nhập khơng phải bằng mọi
giá. Q trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Q
trình này địi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng
như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.
Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và
hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế; nền kinh
tế có năng lực sản xuất thực … là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập
thành công.
Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc
tế

3



Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo đó hội nhập
kinh tế quốc tế có thể được coi là nơng, sâu tùy vào mức độ tham gia của một
nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực.
Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản
từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), khu vực mậu dịch tự do
(FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên
minh kinh tế - tiền tệ…
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế
đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư
quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…
II. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
1. Tác động của hội nhập quốc tế đến phát triển Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tế Việt
Nam với nền kinh tế thế giới. Do đó, một mặt, q trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều
tác động tích cực đối với quá trình phát triển của Việt Nam, mặt khác cũng đồng
thời đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể thu được những
lợi ích to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại.
Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to
lớn trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người
sản xuất và người tiêu dùng. Cụ thể là:
* Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương
mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế
của nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng
kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng sang chiều sâu với
hiệu quả cao.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh
tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các
sản phẩm và doanh nghiệp trong nước, góp phần cải thiện mơi trường đầu tư

4


kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học cơng nghệ hiện đại và đầu tư bên
ngồi vào nền kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp
cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế thay đổi công nghệ
sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người
dân được hưởng thụ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu
mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế
giới bên ngồi, từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả trong nước lẫn ngoài nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm
bắt tốt hơn về tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều
chỉnh chiến lược phát triển hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất
nước.
* Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm
lực khoa học công nghệ quốc gia. Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục – đào tạo và
nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công
nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngồi và
chuyển giao cơng nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế.
* Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng
có an ninh quốc phịng.

Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập văn hóa, tạo điều kiện để
tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của
văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa của dân tộc và thúc đẩy
tiến bộ xã hội.
Hội nhập kinh tế quốc tế cịn tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo
điều kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh.
Hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong
trật tự quốc tế, nâng cao vai trị, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các tổ
chức chính trị, kinh tế tồn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh

5


quốc gia, duy trì hào bình, ổn định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát
triển kinh tế xã hội; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực
của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến
đổi khí hậu, phịng chống tội phạm và bn lậu quốc tế.
Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng có
nhiều rủi ro, bất lợi và thách thức.
Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 do Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội chỉ rõ: cơng tác hội nhập trong nước
cịn yếu, chưa khai thác có hiệu quả các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế. Trong
đó nổi bật là các yếu kém, đó là:
- Hội nhập kinh tế quốc tế làm bộc lộ những yếu kém cơ bản của nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện về căn bản.
Tăng trưởng thời gian qua phần nhiều phụ thuộc vào các yếu tố như tín dụng, lao
động rẻ mà thiếu sự đóng góp đáng kể của việc gia tăng năng suất lao động hay
hàm lượng tri thức, công nghệ.

- Hiệu quả đầu tư chưa cao như mong muốn, chậm đổi mới chính sách liên
quan đến thu hút FDI. Việc thu hút các dự án FDI tăng về số lượng, nhưng chất
lượng chưa đảm bảo, công nghệ chưa tốt, đặc biệt công nghệ trong những lĩnh
vực Việt Nam cần đổi mới mơ hình tăng trưởng. Ngân hàng thế giới (WB) nhận
xét: “Vốn FDI gắn kết với kinh tế trong nước còn kém, kết nối trong nước chủ yếu
ở các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp: hầu hết đầu vào (70-80%) đều phải nhập
khẩu”. Nhận xét đó, dù rất đáng lưu tâm, nhưng chưa cho thấy sự bành trướng
của khu vực FDI trong nền kinh tế Việt Nam.
- Sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam vẫn
còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực. Các ngành kinh tế, các
doanh nghiệp mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu
vực và thế giới chưa nhiều, một số sản phẩm đã bắt đầu gặp khó khăn trong cạnh
tranh, tốc độ tăng trường, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm.
- Việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tuy đã có
những chuyển biến tích cực nhưng vẫn cịn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, đôi khi
lúng túng trong việc xác định hướng đi. Các thị trường bất động sản, tài chính, lao

6


động, khoa học cơng nghệ, tuy đã hình thành và phát triển nhưng vẫn cần có sự
cải thiện.6
- Đã xuất hiện các điểm “cổ chai” về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…
gây cản trở cho quá trình phát triển. Trong đó, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng là
các nội dung đặc biệt quan trọng, cần lưu tâm để có thể vượt qua thách thức,
nắm bắt cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Một số địa phương lúng túng trong việc triển khai công tác hội nhập kinh tế
quốc tế. Vẫn tồn tại khoảng cách khá xa về năng lực và thiếu sự gắn kết, hỗ trợ
giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Công tác thông tin truyền thông về hội nhập, năng lực giải quyết tranh

chấp thương mại, đầu tư quốc tế còn hạn chế; chưa tận dụng được hết các cơ hội
do các hiệp định FTA mang lại.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc vào nền kinh tế
quốc gia vào vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước
những biến động khơn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối khơng cơng bằng lợi ích
và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm
tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.
- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như
nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do
thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao
động, nhưng có giá trị gia tăng thấp. Có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá
trị toàn cầu. Do vậy, dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn
kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường ở mức độ cao.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực
Nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy
trì an ninh, ổn định trật tự và an tồn xã hội.
- Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền
thống Việt Nam bị xói mịn trước sự “xâm lăng” của văn hóa nước ngồi.
- Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế,
bn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp…

7


Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ
hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ to lớn
mà hậu quả của chúng là rất khó lường. Vì vậy, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách
thưc trong hội nhập kinh tế là vẫn đề cần phải đặt biệt coi trọng.
2. Những cơ hội và thách thức về hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng
để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu
tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác;
tạo thêm nhiều việc làm; nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân.
Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế từ Trung ương đến địa
phương được nâng lên một bước; tổ chức, bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước
được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam có
bước trưởng thành đáng kể. Hội nhập kinh tế quốc tế đã đóng góp quan trọng
vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác, song phương, đa
phương đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ mơi trường hịa
bình, ổn định để phát triển đất nước; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an tồn xã hội;
quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, nâng cao uy tín và vị thế của
nước ta trên trường quốc tế.
Hiện nay, tình hình trong nước, khu vực và thế giới đã có nhiều thay đổi, đang
diễn biến phức tạp, khó lường. Trong q trình hội nhập kinh tế quốc, Việt Nam
không những phát huy cơ hội, thuận lợi, phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà còn tạo ra khả năng bảo đảm quốc
phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, giữ vững mơi trường hịa bình, phát
triển nhanh và bền vững. Việc thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự
do (FTA) thế hệ mới sẽ tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu
đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất tồn cầu; góp
phần tích cực vào q trình đổi mới đồng bộ và tồn diện, khơi dậy tiềm năng của
đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân,
nâng cao trình độ phát triển, giảm dần tỉ trọng gia cơng lắp ráp của nền kinh tế.
Nước ta cũng có cơ hội tham gia chủ động và sâu hơn vào quá trình định hình và
cải cách các định chế, cơ chế, cấu trúc khu vực và quốc tế có lợi cho ta và có điều


8


kiện thuận lợi để đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, lợi ích của các tổ
chức, cá nhân; bảo đảm độc lập, tự chủ, củng cố và duy trì mơi trường hịa bình,
ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để phát
triển mạnh hơn, sáng tạo hơn và có sức cạnh tranh hơn. Người tiêu dùng có thêm
cơ hội lựa chọn hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh; bảo đảm tiêu
chuẩn vệ sinh, môi trường.
Tuy nhiên bên cạnh thời cơ trong hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam vẫn còn
thách thức sau:
Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hội
nhập kinh tế quốc tế có nơi, có lúc chưa được quán triệt kịp thời, đầy đủ và thực
hiện nghiêm túc. Hội nhập kinh tế quốc tế còn bị tác động bởi cách tiếp cận phiến
diện, ngắn hạn và cục bộ; do đó, chưa tận dụng được hết các cơ hội và ứng phó
hữu hiệu với các thách thức.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình đổi mới ở trong nước, nhất là
đổi mới, hoàn thiện thể chế, trước hết là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách
chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ với quá trình nâng
cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phịng - an ninh, bảo vệ
an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, mơi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc.
Hội nhập kinh tế quốc tế chưa được phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với hội nhập
trong các lĩnh vực khác. Chưa tạo được sự đan xen chặt chẽ lợi ích chiến lược, lâu
dài với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng. Việc ứng phó với những biến
động và xử lý những tác động từ môi trường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng
túng và chưa đồng bộ.
Việc khắc phục những hạn chế, yếu kém, tồn tại và triển khai thực hiện các
cam kết quốc tế mới cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức khơng chỉ về kinh

tế mà cịn cả về chính trị, xã hội. Sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiều
ngành, doanh nghiệp và sản phẩm của nước ta sẽ gặp khó khăn hơn. Việc thực
hiện các cam kết sâu rộng và cao hơn, nhất là vấn đề lao động, việc làm, bảo vệ
môi trường... đáp ứng yêu cầu nội luật hóa các cam kết nếu khơng được nghiên
cứu, chuẩn bị kỹ, có lộ trình, bước đi phù hợp, sẽ tác động tiêu cực đến q trình
đổi mới, hồn thiện thể chế, giải quyết những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Việc
thực hiện các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đặt ra những
thách thức mới không chỉ đối với quản lý của Nhà nước mà cịn có thể ảnh hưởng

9


đến ổn định chính trị - xã hội. Những cơ hội và thách thức nêu trên có mối quan
hệ qua lại và có thể chuyển hóa lẫn nhau. Cơ hội có thể trở thành thách thức nếu
khơng được tận dụng kịp thời. Thách thức có thể biến thành cơ hội nếu chúng ta
chủ động ứng phó thành cơng.
III. Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Bên cạnh những thuận lợi, bối cảnh quốc tế và khu vực đang chuyển biến
nhanh, phức tạp và rất khó lường, tạo nhiều thách thức đối với mơi trường chiến
lược của đất nước, tác động trực tiếp tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh
tế thế giới đang hồi phục và bước vào chu kỳ phát triển mới. Tăng trưởng kinh tế
toàn cầu năm 2017 đạt 3,6% và có thể tiếp tục tăng trong năm 2018; thương mại
toàn cầu tăng 4,6%, cao nhất từ năm 2011 đến nay. Tuy nhiên, các rủi ro tài chính,
chủ nghĩa bảo hộ và nguy cơ chiến tranh thương mại giữa các cường quốc, khu
vực tác động không thuận đến đà phát triển của kinh tế thế giới và Việt Nam. Sự
điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là các nước lớn, việc xem xét lại vai trò
của các cơ chế đa phương đang tác động khó dự đốn đối với nền kinh tế nước
ta. Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ hiện nay,
khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, giữ vai trò quan
trọng trong nền kinh tế tri thức. Đây vừa là cơ hội để Việt Nam bứt phá, rút ngắn

khoảng cách phát triển vừa là thách thức và nếu khơng bắt kịp thì nguy cơ tụt hậu
là hiện hữu. Bối cảnh tình hình quốc tế đặt ra yêu cầu phải tiếp tục chủ động hội
nhập quốc tế tồn diện, trong đó đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng
hiệu lực và hiệu quả hơn, nhằm nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, để hội nhập
quốc tế đóng góp thiết thực, hiệu quả thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu
phục vụ phát triển đất nước bền vững và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.
Về phương hướng chung, cần tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả các
chủ trương, chính sách, chương trình hành động của Đảng, Nhà nước về hội nhập
kinh
tế quốc tế, trong đó chú trọng việc nâng cao tồn diện năng lực thực thi các cam
kết hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình
tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng các cơ chế, chính
sách phù hợp để tạo mơi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp trong hội nhập.
Một số nhóm giải pháp cụ thể:

10


1. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo các vấn đề về hội nhập kinh tế
Các bộ, ngành và cơ quan liên quan tập trung nghiên cứu các vấn đề mang
tính chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế để làm cơ sở tham mưu, tư vấn cho
Chính phủ trong q trình hoạch định chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế như
tác động của việc tham gia các FTA thế hệ mới, xu hướng bảo hộ và nguy cơ chiến
tranh thương mại tác động đến kinh tế nước ta, xu hướng chuyển dịch trọng tâm
hợp tác trong các khuôn khổ khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, ASEM, WTO,
tác động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới tới tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam.
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và tham mưu chính sách về hội nhập

quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tình hình kinh tế, chính trị thế giới
và khu vực có tác động đến Việt Nam, các xu thế phát triển, các sáng kiến mới,
chính sách và kinh nghiệm của các nước thực thi hiệu quả cam kết hội nhập.
Nghiên cứu, đánh giá tác động của việc xóa bỏ thuế quan theo lộ trình cam kết
trong ASEAN đối với các mặt hàng nhạy cảm của nước ta như ô tô, đường, xăng
dầu…, dự báo tác động của việc thực thi cam kết trong Hiệp định CPTPP, FTA Việt
Nam - EU để có các khuyến nghị chính sách phù hợp khi các hiệp định này được
phê chuẩn và đi vào thực hiện;...
Tăng cường nghiên cứu, cảnh báo, phổ biến về các biện pháp kỹ thuật của các
nước cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có liên quan để chủ động đối
phó với các rào cản kỹ thuật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên
cứu, xem xét xây dựng các biện pháp kỹ thuật của Việt Nam phù hợp với các cam
kết về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Việt Nam trong các FTA thế hệ
mới.
2. Tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
Phát huy vai trò của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế trong việc
phối hợp liên ngành, tăng cường hơn nữa việc kết nối, điều phối, điều hành tập
trung, thống nhất giữa hoạch định chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế với triển
khai đàm phán và thực thi các cam kết hội nhập. Đôn đốc và giám sát các bộ,
ngành, địa phương tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc
tế; thực hiện và khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực. Tiến hành rà sốt, hồn
thiện cơ chế điều phối thực thi cam kết FTA đối với các lĩnh vực cụ thể theo
hướng thiết thực và hiệu quả hơn; bảo đảm lợi ích quốc gia và việc thực thi
nghiêm túc các FTA; đánh giá kịp thời các vấn đề phát sinh và kiến nghị giải pháp

11


tháo gỡ. Xây dựng và thực thi nghiêm túc các cam kết trong hội nhập tài chính về
thuế, hải quan, dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán, kế toán - kiểm toán và các dịch vụ

khác; triển khai Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO, Cơ chế một cửa
quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.
3. Mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam
Tăng cường phối hợp các bộ, ngành, cơ quan liên quan xử lý những vấn đề
còn tồn tại để sớm tiến tới ký và phê chuẩn FTA Việt Nam - EU; phối hợp, thúc đẩy
việc hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP) và các hiệp định đã ký kết khác nhằm sớm đưa các hiệp
định đi vào thực thi mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân. Xây dựng
phương án hợp lý để hoàn thiện việc đàm phán và ký kết các FTA đang triển khai,
chủ động nghiên cứu, đánh giá khả năng tham gia các FTA với các đối tác mới
nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, hỗ trợ
doanh nghiệp
Trong hội nhập, doanh nghiệp là lực lượng nịng cốt, trong đó khu vực doanh
nghiệp tư nhân có vai trị quan trọng, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp ngày càng phát triển. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trị
quan trọng đối với hiệu quả của hội nhập. Các bộ, ngành, địa phương cần triển
khai các biện pháp đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và
thực hiện các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời lắng nghe ý kiến và
phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc trong hội
nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình đàm phán, thực thi các Hiệp định thương
mại tự do (FTA); Chủ động đề xuất các định hướng, biện pháp cụ thể để cùng tháo
gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Tận dụng các cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại
một cách hiệu quả, phù hợp với các quy định, luật lệ, chuẩn mực quốc tế và các
thể chế đa phương để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan để góp phần cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện nghiên cứu,
chuyển giao, đổi mới, hồn thiện cơng nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và sản phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đổi mới sáng

tạo để hỗ trợ cho q trình đổi mới cơng nghệ quốc gia.

12


LỜI KẾT
Hội nhập kinh tế quốc tế có rất nhiều mặt thuận lợi nhưng cũng đề ra cho
chúng ta không ít thách thức. Để đứng vững trên đấu trường quốc tế, chúng ta phải
có những đối sách phù hợp và thiết thực nhất. Việt Nam là một nước đang phát
triển, mọi mặt còn non trẻ và yếu kém, cần phải từng bước tiến lên, tiến lên một
cách vững vàng, đừng vì phấn đấu những mục tiêu trước mặt mà quên đi lợi ích lâu
dài. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của WTO và nhiều tổ chức quốc tế khác,
điều này đem đến cho Việt Nam nhiều lợi ích nhưng cũng có rất nhiều thử thách
được đề ra, địi hỏi nhà nước phải có chính sách phù hợp và tiến bộ nhất. Trên đây
là những phân tích , đánh giá của em về thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt
Nam hiện nay, mong rằng sẽ giúp ích được phần nào.

13


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………….1
PHẦN NỘI DUNG ……………………………………………………..1
I. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế ………………………….1
1. Khái niệm và sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế ……… 1
2. Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế …………………………………………..3
II. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam ………………………….4
1. Tác động của hội nhập quốc tế đến phát triển Việt Nam …………………...4
Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế ……………………………4
Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế ……………………………6

2. Những cơ hội và thách thức về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ……8
III. Giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam ...…..10
1. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo các vấn đề về hội nhập kinh tế …11
2. Tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế ……………….11
3. Mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ……………………….12
4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, hỗ trợ
doanh nghiệp …………………………………………………………………………………………………….12

LỜI KẾT……………………………………………………………………………………………. 13

14


15



×