Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tiểu luận: Các bước cơ bản của Tố tụng trọng tài thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.21 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ………………..
KHOA ………………….

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN HỌC: PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: CÁC BƯỚC CƠ BẢN
CỦA TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1


MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO............................................................................................................................1
TRƯỜNG ……………….......................................................................................................................................1
2.1Khởi kiện...............................................................................................................................................6
2.5Phán quyết trọng tài...........................................................................................................................23
Kết thúc tố tụng trọng tài: Sau khi phán quyết trọng tài được ban hành thì tố tụng trọng tài sẽ kết
thúc. Ngoài ra, tố tụng trọng tài sẽ kết thúc khi:....................................................................................26

CÁC BƯỚC CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG TRONG TRỌNG TÀI THƯƠNG
MẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Tóm tắt
Trọng tài thương mại là cơ chế giải quyết tranh chấp ngồi tịa án
thuận lợi cho các bên, đặc biệt là các bên tham gia các hoạt động thương
mại, đầu tư. Trong giao dịch dân sự thường ngày, nhất là giao dịch kinh tế


thương mại, việc phát sinh tranh chấp là không thể tránh khỏi; và giải quyết
nhanh chóng, hiệu quả, cơng bằng các tranh chấp này sẽ góp phần thúc đẩy
các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư; tạo sự yên tâm cho các bên ngay
từ khi mới hình thành quan hệ và cả khi có phát sinh tranh chấp.
MỞ ĐẦU
1. Lí do nghiên cứu
Trên thực tế, trọng tài tại Việt Nam rất ít được sử dụng để giải quyết các
tranh chấp đầu tư và thương mại; các hợp đồng với các bên nước ngồi nhất
là hợp đồng có trị giá lớn hầu như không lựa chọn trọng tài tại Việt Nam
để giải quyết tranh chấp. Các tranh chấp ở Việt nam hiện vẫn chủ yếu được
giải quyết thông qua hệ thống toà án hoặc trọng tài nước ngoài.
Nguyên nhân xuất phát từ việc hệ thống quy định hiện hành về trọng tài
thương mại vẫn còn những bất cập, làm cho hệ thống trọng tài chưa trở thành
2


phương thức hấp dẫn và hiệu quả để các bên lựa chọn giải quyết các tranh
chấp liên quan. Một trong những bất cập đó là thủ tục tố tụng trọng tài còn
chưa phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp, đặc biệt với các tranh chấp
quốc tế và hình thức trọng tài vụ việc.
Đó chính là lí do nghiên cứu của đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đưa đến cho người đọc một cái
nhìn khái quát về bản chất của trọng tài và tố tụng trọng tài. Phân tích những
quy định của pháp luật hiện hành về các bước thủ tục tố tụng trọng tài thương
mại. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thủ tục tố tụng
trọng tài thương mại.
Các phương pháp được sử dụng trong bài: Phương pháp phân tích, tổng
hợp được dùng để khái quát, đánh giá và đưa ra nhận xét về các vấn đề có
liên quan đến thủ tục tố trọng tài thương mại.

NỘI DUNG
1. Tổng quan về trọng tài thương mại và tố tụng trong trọng tài thương
mại
1.1 Trọng tài trương mại
Hiện nay, trong khoa học pháp lý có nhiều cách định nghĩa về trọng tài
do các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên có hai cách tiếp cận phổ biến nhất:
trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp và trọng tài là cơ quan giải quyết
tranh chấp.
Ở Việt Nam, trọng tài thương mại (gọi tắt là trọng tài) là phương thức
giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của
Luật trọng tài thương mại 2010 (LTTTM 2010).
3


Có thể nói rằng trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp
thương mại hiện đại nhất trong các hình thức giải quyết tranh chấp ngồi Tịa án
vì nó đã kết hợp được cả hai yếu tố: thoả thuận và tài phán. Yếu tố thỏa thuận
giúp Trọng tài mang dáng dấp của việc giải quyết tranh chấp bằng tự thương
lượng, hòa giải và yếu tố tài phán lại giúp trọng tài mang dáng dấp của việc giải
quyết tranh chấp bằng Tịa án.
Về hình thức trọng tài, trọng tài ở các nước nói chung và ở Việt Nam nói
riêng được tổ chức dưới các dạng khác nhau với các tên gọi khác nhau nhưng
chủ yếu tồn tại dưới hai loại hình là: Trọng tài vụ việc và Trọng tài thường trực.
Trọng tài vụ việc được thành lập cho từng vụ tranh chấp với các trọng tài
được lựa chọn một lần để giải quyết tranh chấp cụ thể và hội đồng trọng tài này
sẽ tự giải thể khi tranh chấp đã được giải quyết. Nói cách khác, trọng tài vụ việc
là trọng tài tự tiến hành. Trọng tài vụ việc là loại hình trọng tài chỉ có tính chất
lâm thời, khơng có trụ sở và bộ máy cố định. Tính chất của Trọng tài vụ việc là
hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên đương sự. Trọng tài vụ việc hoạt
động song song với Trọng tài thường trực và Tòa án.

Trọng tài thường trực là trung tâm trọng tài có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có
trụ sở cố định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng, được
thành lập để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương
mại.
Với những lợi thế của mình trong việc giải quyết tranh chấp, Trọng tài
ngày càng được áp dụng ở nhiều nước, nhất là những nước có nền kinh tế thị
trường phát triển thì trọng tài hầu như là lựa chọn tối ưu nhất khi các bên không
thể thương lượng và hịa giải được. Cịn ở Việt Nam vì nhiều lí do khác nhau mà
Trọng tài vẫn chưa phải là hình thức giải quyết tranh chấp mà các nhà kinh
doanh ưa chuộng như “các quy định pháp luật chưa phù hợp, tâm lý xã hội chưa
4


quen với các tổ chức giải quyết tranh chấp ngoài Nhà nước và ngay cả hoạt
động của các trọng tài vẫn cịn nhiều điểm chưa thuyết phục” trong đó có
những quy định về tố tụng trọng tài tỏ ra chưa phù hợp với thực tiễn. Với sự
phát triển kinh tế thị trường ngày càng đi vào chiều sâu thì chắc chắn hình thức
trọng tài thương mại sẽ được ưa chuộng và phát triển.
1.2 Tố tụng trọng tài thương mại
Tố tụng trọng tài thương mại được hiểu là trình tự, thủ tục khởi kiện và
thành lập Hội đồng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp về thương mại;
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng trọng tài; quyền và nghĩa vụ
của các đương sự nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại
được nhanh chóng và chính xác.
Xuất phát từ tính chất của trọng tài là tổ chức phi chính phủ được hình
thành trên cơ sở sáng kiến và tự nguyện tham gia của các trọng tài viên, theo quy
định của pháp luật, hoặc trên cơ sở sự lựa chọn của các bên đương sự. Trong tố
tụng trọng tài không tồn tại quy tắc tố tụng thống nhất, áp dụng chung cho tất cả
các loại hình trọng tài và các loại tranh chấp. Những gì là phù hợp cho một vụ
việc về mua bán hàng hóa, hoặc giải thích một điều khoản đối với hợp đồng thuê

tàu do các bên thỏa thuận trên cơ sở thực tế, sẽ không phù hợp cho một tranh
chấp dự án cơ sở hạ tầng phức tạp mà phải cần rất nhiều năm để lập kế hoạch,
cấp vốn, xây dựng và vận hành. Hơn nữa những vụ việc khẩn cấp cũng cần
được giải quyết một cách khẩn cấp. Do đó, quy tắc tố tụng trọng tài sẽ được
các tổ chức trọng tài quy định tùy theo điều lệ của mình hoặc do các bên
đương sự thỏa thuận xây dựng và áp dụng.
Trọng tài mang yếu tố thỏa thuận nhưng đây lại là hình thức giải quyết
tranh chấp tài phán thông qua một thủ tục tố tụng chặt chẽ theo quy định của
pháp luật trọng tài và Quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài.
5


2.

Các bước cơ bản của tố tụng trong trọng tài thương mại theo

pháp luật Việt Nam
Thủ tục tố tụng trọng tài được tính bắt đầu từ khi Trung tâm trọng tài
hoặc bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn và kết thúc khi phán quyết của
trọng tài được ban hành và có hiệu lực thi hành.
Tuy trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có thủ tục tố tụng linh
hoạt, mềm dẻo đặc biệt là với Trọng tài vụ việc, các bên cịn có thể tự thiết kế
một thủ tục phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên quyền tự do của các bên trong việc
lựa chọn thủ tục trọng tài nào được tiến hành khơng phải hồn tồn khơng có
giới hạn. Các thủ tục được các bên đặt ra phải tuân theo các quy định bắt buộc và
những u cầu về lợi ích cơng của luật pháp nơi tiến hành trọng tài.
Pháp luật trọng tài thương mại là một trong những cơ chế giải quyết
tranh chấp phát sinh từ những quan hệ thương mại.
2.1 Khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện:

Thời hạn khiếu nại – Thời hiệu khởi kiện
+ Thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận
+ Điều 318 Luật Thương mại Việt Nam 2005 (Luật TM 2005)
+ Số lượng hàng hóa – 3 tháng
+ Chất lượng hàng hóa – 6 tháng/ 3 tháng sau khi hết bảo hành.
+ Kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ - 9 tháng
Điều 319 Luật TM 2005: Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai
năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp
6


quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.
Điều 33 Luật TTTM 2010 Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài
Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện
theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm.
Đơn khởi kiện:
Điều 30 Luật TTTM 2010 Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
1. Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn
phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp
được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và
gửi cho bị đơn.
2. Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;

e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề
nghị chỉ định Trọng tài viên.
3. Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc
bản sao các tài liệu có liên quan.
Điểm rất khác đối với một đơn khởi kiện theo cơ chế tòa án (điểm e, khoản 2
Điều 30 Luật TTTM 2010) là một trong những yếu tố mà đơn khởi kiện cần phải có:
7


+ Một là chúng ta chọn trọng tài viên cho mình (về mặt nguyên đơn)
+ Hai là chúng ta đề nghị trung tâm trọng tài lựa chọn trọng tài viên cho
chúng ta.
Tài liệu kèm theo
1) Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
2) Hóa đơn thương mại
3) Thư dự kháng
4) Vận đơn
5) Giấy chứng nhận về đặc tính hàng hóa
6) Biên bản giám định
7) Biên bản kết toán với tàu
8) Biên bản
2.2 Tự bảo vệ - Kiện lại
2.2.1 Bản tự bảo vệ
Điều 35. Bản tự bảo vệ và việc gửi bản tự bảo vệ
1. Bản tự bảo vệ gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;
b) Tên và địa chỉ của bị đơn;
c) Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;
d) Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề
nghị chỉ định Trọng tài viên.

2. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các
bên khơng có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài
8


khơng có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn
khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự
bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung
tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
3. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các
bên khơng có thoả thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được
đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho
nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình
chọn làm Trọng tài viên.
4. Trường hợp bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của
Trọng tài, không có thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vơ hiệu hoặc thỏa
thuận trọng tài không thể thực hiện được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo
vệ.
5. Trường hợp bị đơn không nộp bản tự bảo vệ theo quy định tại khoản 2
và khoản 3 Điều này thì quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải gửi lại
bản tự bảo vệ.
Theo quy định tại Điều 35 Luật Trọng tài, nếu các bên không có thoả
thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và
các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài đối
với trọng tài thường trực hoặc cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ
đối với trọng tài vụ việc. Bị đơn có thể yêu cầu kéo dài thời hạn này theo thỏa
thuận với nguyên đơn hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài. Hiện nay,
Luật Trọng tài đã bỏ quy định về thời hạn tối đa của việc gia hạn này. Theo
khoản 5 Điều này nếu bị đơn không nộp bản tự bảo vệ thì sẽ khơng có cơ hội tự

bảo vệ mình và quá trình tố tụng vẫn được tiến hành bình thường.
9


Ngoài các cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu cho rằng vụ tranh chấp
không thuộc thẩm quyền của trọng tài, khơng có thoả thuận trọng tài, thoả
thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì bị
đơn phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ. Quy định này được hiểu là thời hạn
để bị đơn yêu cầu về thẩm quyền của trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài là khi
gửi bản tự bảo vệ. Vì nếu sau đó bị đơn vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài
dù đã biết nhưng khơng phản đối thì sẽ mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặc
Tòa án trong các giai đoạn tiếp theo (Điều 13 LTTTM 2010). Trước đây, theo
Khoản 2 Điều 24 Pháp lệnh Trọng tài, nếu bị đơn cho rằng vụ tranh chấp
không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài, khơng có thỏa thuận trọng tài
hoặc thỏa thuận trọng tài vơ hiệu thì có quyền nêu ra trong bản tự bảo vệ. Như
vậy, Luật Trọng tài đã sửa đổi quy định này từ quyền của bị đơn trở thành nghĩa
vụ của bị đơn. Quy định này là hợp lý để hạn chế tình trạng tiêu cực “tẩy chay”
trọng tài từ phía bị đơn. Đó là trường hợp bị đơn nghi ngờ về hiệu lực của thỏa
thuận trọng tài nhưng khơng phản đối với mong muốn q trình tố tụng có lợi
cho họ. Rồi đợi đến khi có phán quyết trọng tài, nếu bất lợi cho mình thì sẽ
chống lại việc thi hành bằng cách yêu cầu hủy phán quyết với căn cứ Hội
đồng trọng tài khơng có thẩm quyền. Sẽ là không công bằng khi một phán
quyết trọng tài bị hủy chỉ vì những căn cứ mà một bên đã biết ngay từ khi quá
trình tố tụng bắt đầu nhưng vẫn tham gia.
2.2.2 Kiện lại
Điều 36. Đơn kiện lại của bị đơn
1. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến
vụ tranh chấp.
2. Đơn kiện lại của bị đơn phải được gửi cho Trung tâm trọng tài. Trong
trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, đơn kiện lại

10


phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được nộp cùng
thời điểm nộp bản tự bảo vệ.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên đơn
phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được
giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Hội
đồng trọng tài và bị đơn.
4. Việc giải quyết đơn kiện lại do Hội đồng trọng tài giải quyết đơn khởi
kiện của nguyên đơn thực hiện theo quy định của Luật này về trình tự, thủ tục giải
quyết đơn khởi kiện của nguyên đơn.
Về cơ bản, nội dung của đơn kiện lại thì Luật TTTM 2010 khơng đề cập
nội dung cụ thể mà chúng ta có thể tham khảo quy tắc tố tụng của ICC:
+ Một là: Bản trình bày về bản chất và hoàn cảnh tranh chấp dẫn đến việc
kiện lại.
+ Hai là: Bản giải trình về u cầu địi bồi thường và giá trị của vụ kiện
lại.
Ngoài ra LTTTM 2010 cịn quy định Bị đơn có quyền kiện lại nguyên
đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Trong thời hạn 30 ngày, kể
từ ngày nhận được đơn kiện lại, nguyên đơn phải gửi bản tự bảo vệ cho Trung
tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và bị đơn (Điều 36 LTTTM 2010). Về
thời hạn, đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm với nộp bản tự bảo vệ.
Trước khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài, các bên có quyền
rút, sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, đơn kiện lại và bản tự bảo vệ vào bất cứ thời
điểm nào trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên hội đồng trọng tài có quyền khơng
chấp nhận các sửa đổi, bổ sung này nếu thấy rằng việc đó có thể bị lạm dụng
nhằm gây khó khăn, trì hỗn việc ra phán quyết trọng tài hoặc vượt quá phạm vi
của thỏa thuận trọng tài áp dụng cho vụ tranh chấp (Điều 37 LTTTM 2010).
11



Đây cũng là một trong những quy định cần thiết để đảm bảo tính liên tục của
q trình tố tụng trọng tài. Bởi trên thực tế để trì hỗn tố tụng, một bên có thể áp
dụng mọi biện pháp.
Điều 38 LTTTM 2010 Thương lượng trong tố tụng trọng tài quy định:
Kể từ thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài, các bên vẫn có quyền tự mình
thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp. (Các bên có thể
thương lượng bất cứ lúc nào)
Trong trường hợp các bên tự thỏa thuận được với nhau chấm dứt việc
giải quyết tranh chấp thì có quyền u cầu Chủ tịch Trung tâm trọng tài ra quyết
định đình chỉ giải quyết tranh chấp. (Thương lượng thành công, vụ việc kết thúc)
Luật Trọng tài Việt Nam quy định việc gửi bản tự bảo vệ vừa là quyền,
vừa là nghĩa vụ tố tụng của bị đơn. Đây là một trong những ưu điểm của
trọng tài, phù hợp với nhu cầu của các đương sự, đặc biệt là các doanh nghiệp.
Vì các tranh chấp thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp, nhiều vụ mang
tính chất chun mơn sâu nên cả ngun đơn và bị đơn đều có những lý lẽ và lập
luận để bảo vệ cho quyền và lợi ích chính đáng của mình, thậm chí có trường
hợp bên bị đơn có thể chứng minh bên nguyên đơn lại là bên vi phạm nghĩa vụ
và có thể gửi đơn kiện lại. Quyền tự bảo vệ của bị đơn thông qua việc gửi bản tự
bảo vệ sẽ góp phần đảm bảo cho một quá trình tố tụng cơng bằng.
2.3 Thành lập Hội đồng trọng tài
Xung đột giữa hai bên được thể hiện rõ nhất khi tranh chấp phát sinh,
những nỗ lực hòa giải đều thất bại, và một bên quyết định đã đến lúc phải bảo vệ
quyền lợi của mình bằng con đường pháp lý. Nếu tranh chấp được đưa ra giải
quyết tại Tòa án, thì thủ tục tố tụng đơn giản là nguyên đơn chỉ cần soạn một
đơn kiện, gửi đơn kiện để đưa cỗ máy cơng lý vào vận hành vì Tịa án quốc gia
là cơ quan thường trực có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện gần như vào bất cứ
12



lúc nào.
Quy trình này lại khác khi tranh chấp được đưa ra giải quyết tại trọng
tài vì Hội đồng trọng tài thì phải được thành lập trước khi nó có thể tiến hành
bất cứ thẩm quyền tài phán nào đối với tranh chấp và các bên. Do đó, ngun
đơn khơng thể đưa vụ việc của mình ra trước một hội đồng trọng tài hoặc tìm
kiếm bất kỳ biện pháp hỗ trợ hoặc các chỉ dẫn từ phía Hội đồng trọng tài cho đến
khi Hội đồng trọng tài được thành lập. Vì vậy, khi quyết định đưa tranh chấp ra
trọng tài giải quyết, hội đồng trọng tài phải được thành lập trong thời gian sớm
nhất.
Quyền được lựa chọn, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hội đồng
trọng tài là một ưu điểm nổi bật của trọng tài. Đây là lựa chọn quan trọng,
chất lượng của Hội đồng trọng tài sẽ quyết định việc thành cơng hay thất bại
của q trình giải quyết. Trong tố tụng trọng tài, các bên tranh chấp có tồn
quyền quyết định việc giải quyết sẽ một Hội đồng trọng tài gồm một hoặc
nhiều Trọng tài viên.
Cách 1: theo nguyên tắc tố tụng của mỗi Trung tâm
Các bên tranh chấp lựa chọn trọng tài viên theo Quy tắc tố tụng trọng tài
của VIAC 2017 Điều 12 Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên:
1. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Nguyên đơn phải chọn hoặc yêu
cầu Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên. Trong trường hợp có nhiều Ngun
đơn thì các Nguyên đơn phải thống nhất chọn một Trọng tài viên hoặc thống nhất
yêu cầu Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên và phải thông báo cho Trung tâm.
Trong trường hợp tên của người được chọn làm Trọng tài viên khơng có trong
Danh sách Trọng tài viên thì Ngun đơn phải thông báo cho Trung tâm địa chỉ
liên lạc của Trọng tài viên này.

13



Trong trường hợp Nguyên đơn yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên,
trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu này, Chủ tịch Trung tâm ra
quyết định chỉ định một Trọng tài viên thay cho Nguyên đơn.
2. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Bị đơn phải chọn một Trọng tài
viên hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên và phải thông báo cho
Trung tâm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp theo của ngày nhận được
Thông báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng tài và các tài liệu khác có liên quan.
Trong trường hợp có nhiều Bị đơn thì các Bị đơn phải thống nhất chọn một Trọng
tài viên hoặc thống nhất yêu cầu Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên và phải
thông báo cho Trung tâm. Trong trường hợp tên của người được chọn làm Trọng
tài viên khơng có trong Danh sách Trọng tài viên thì Bị đơn phải thông báo cho
Trung tâm địa chỉ liên lạc của Trọng tài viên này.
Trong trường hợp Bị đơn yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên,
trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu này, Chủ tịch Trung tâm ra
quyết định chỉ định một Trọng tài viên thay cho Bị đơn.
Trong trường hợp Bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không yêu cầu
Trung tâm chỉ định Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày nêu trên, trong thời hạn
07 ngày kể từ ngày hết thời hạn, Chủ tịch Trung tâm ra quyết định chỉ định một
Trọng tài viên thay cho Bị đơn. Trong trường hợp có nhiều Bị đơn, nếu các Bị
đơn khơng thống nhất chọn một Trọng tài viên hoặc không thống nhất yêu cầu
Trung tâm chỉ định một Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày nêu trên, trong thời
hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn, Chủ tịch Trung tâm ra quyết định chỉ định
một Trọng tài viên thay cho các Bị đơn.
3. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
Trọng tài viên được Bị đơn chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm chỉ định nhận
được thông báo về việc được chọn hoặc được chỉ định làm Trọng tài viên, các
14


Trọng tài viên phải bầu người thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài và thông

báo cho Trung tâm. Hết thời hạn này mà Trung tâm không nhận được thông báo
về việc bầu Chủ tịch Hội đồng Trọng tài thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết
thời hạn, Chủ tịch Trung tâm ra quyết định chỉ định Chủ tịch Hội đồng Trọng tài.
4. Khi ra quyết định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và
Điều 13 của Quy tắc này, Chủ tịch Trung tâm cân nhắc các tiêu chuẩn cần thiết
của Trọng tài viên theo thỏa thuận của các bên và theo Quy tắc này và cân nhắc
việc Trọng tài viên được chỉ định có đủ thời gian hay khơng để giải quyết vụ
tranh chấp có hiệu quả.
+ Nguyên đơn sẽ chọn một trọng tài viên cho mình trong danh sách trọng
tài viên của VIAC.
+ Bị đơn cũng sẽ chọn một trọng tài viên cho mình trong danh sách trọng
tài viên của VIAC.


Sau đó trọng tài viên của nguyên đơn đã chọn và trọng tài viên của

bị đơn đã chọn, 2 trọng tài viên này sẽ cùng nhau bầu ra một trọng tài viên thứ ba
là trọng tài viên Chủ tịch.
Điều 11. Số lượng Trọng tài viên
1. Vụ tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng
tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất.
2. Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận vụ tranh chấp được
giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm Trọng tài viên duy nhất thì vụ tranh chấp
được giải quyết bởi Hội đồng Trọng tài gồm ba Trọng tài viên.
Điều 13. Thành lập Hội đồng Trọng tài gồm Trọng tài viên duy nhất
Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
tiếp theo của ngày Bị đơn nhận được thông báo, Đơn khởi kiện, thỏa thuận trọng
15



tài và các tài liệu khác có liên quan, các bên phải thống nhất chọn Trọng tài viên
duy nhất hoặc yêu cầu Trung tâm chỉ định Trọng tài viên duy nhất và phải thông
báo cho Trung tâm. Trong trường hợp tên của người được chọn làm Trọng tài
viên duy nhất khơng có trong Danh sách Trọng tài viên thì các bên phải thông
báo cho Trung tâm địa chỉ liên lạc của Trọng tài viên này.
Trong trường hợp Trung tâm không nhận được thông báo này, trong thời
hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn 30 ngày nêu trên, Chủ tịch Trung tâm ra
quyết định chỉ định Trọng tài viên duy nhất.
Cách 2: Theo nguyên tắc các bên tự thỏa thuận hoặc nhờ vào Tòa án
Quốc gia
Điều 41 LTTTM 2010 Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc
Trường hợp các bên khơng có thoả thuận khác, việc thành lập Hội đồng
trọng tài vụ việc được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của
nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết
Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho
nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên khơng có thoả thuận
khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền u cầu Tịa án có
thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống
nhất chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi
kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Hết thời hạn này, nếu các bị đơn
không chọn được Trọng tài viên và nếu các bên khơng có thoả thuận khác về việc
chỉ định Trọng tài viên, thì một hoặc các bên có quyền u cầu Tịa án có thẩm
quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn.

16


3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa

án chỉ định, các Trọng tài viên bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội
đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài và
các bên khơng có thoả thuận khác thì các bên có quyền u cầu Tịa án có thẩm
quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
4. Trong trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài
viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, nếu các bên khơng có thoả
thuận u cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì theo u cầu
của một hoặc các bên, Tịa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất.
5. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của các bên quy
định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này, Chánh án Tòa án có thẩm quyền
phải phân cơng một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên và thông báo cho các
bên.
Dựa vào Điều 41 LTTTM 2010 thì các bên sẽ thỏa thuận để chọn trọng tài
hoặc nhờ vào Tòa án.
+ Hội đồng trọng tài vụ việc:
. Trong vòng 30 ngày – mỗi bên chọn một trọng tài viên. Sau 15 ngày
các trọng tài sẽ bầu trọng tài Chủ tịch.
. Nếu không chọn được trọng tài thì Tịa án sẽ chỉ định.
+ Trọng tài viên duy nhất: 30 ngày chọn trọng tài viên, sau 30 ngày nếu
khơng chọn được thì Tịa án sẽ chỉ định.
Điều 42 LTTTM 2010 Thay đổi Trọng tài viên
1. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền
yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau
17


đây:
a) Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một
bên;

b) Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
c) Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;
d) Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước
khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các
bên chấp thuận bằng văn bản.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên có quyền u cầu thay
đổi Trọng tài viên hoặc bản thân Trọng tài viên phải từ chối giải quyết do nhiều
lí do, như trọng tài viên có khả năng sẽ thiếu khách quan do quan hệ của trọng
tài viên này với một bên nào khác hoặc bởi sự liên hệ của người này với đối
tượng của việc giải quyết tranh chấp hay có thể là các nhân tố không mong
muốn như: ốm đau, tai nạn… dẫn đến việc trọng tài viên không thể tiếp tục
nhiệm vụ của mình. Riêng đối với trọng tài thường trực, thẩm quyền quyết
định sẽ thuộc về Chủ tịch Trung tâm trọng tài nếu Hội đồng trọng tài chưa
được thành lập. Sau khi Hội đồng trọng tài được thành lập thì với cả trọng tài
thường trực hay vụ việc, Luật Trọng tài đều quy định thẩm quyền quyết định sẽ
thuộc về các trọng tài viên còn lại trong Hội đồng trọng tài. Tuy nhiên trong một
vài trường hợp đặc biệt, các trọng tài viên cịn lại sẽ khơng quyết định được, ví
dụ nếu trọng tài cần thay đổi là Chủ tịch Hội đồng trọng tài, hai người còn lại
một người đồng ý, một người lại không đồng ý; hay một bên yêu cầu thay đổi cả
hai trọng tài trong Hội đồng trọng tài. Hoặc nếu có hai trọng tài viên trong Hội
đồng trọng tài cùng từ chối giải quyết tranh chấp hay Hội đồng trọng tài chỉ
gồm một trọng tài viên duy nhất mà người này lại từ chối giải quyết tranh
chấp. Lúc này, việc thay đổi trọng tài viên hay không sẽ do Chủ tịch Trung tâm
18


trọng tài với trọng tài thường trực hoặc Tòa án đối với trọng tài vụ việc đưa ra
quyết định cuối cùng (Điều 42 LTTTM 2010).
Thẩm quyền quyết định thay đổi trọng tài viên
+ Hội đồng trọng tài chưa thành lập – do Chủ tịch Trung tâm trọng tài

quyết định.
+ Hội đồng trọng tài đã thành lập – do các trọng tài viên khác trong Hội
đồng trọng tài quyết định – nếu các trọng tài viên không quyết định được, sẽ do
Chủ tịch trung tâm quyết định.
Điều 48 LTTTM 2010 Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời
1. Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định
của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc u cầu Tịa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi
là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài.
+ Thẩm quyền: Hội đồng trọng tài – Tòa án
+ Yêu cầu Tòa án – không đồng thời khước từ thỏa thuận trọng tài
Khoản 3 Điều 49 LTTTM 2010 quy định “Trong quá trình giải quyết
tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số
biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn
yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng
trọng tài phải từ chối”. Đã yêu cầu Tịa án thì Hội đồng trọng tài mất thẩm
quyền.

19


Khoản 5 Điều 53 LTTTM 2010 quy định “Trong quá trình giải quyết
tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng một
hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời mà lại có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tịa án phải từ chối và trả lại đơn yêu cầu, trừ
trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thuộc thẩm
quyền của Hội đồng trọng tài”. Đã yêu cầu Hội đồng trọng tài – Tòa án mất thẩm

quyền.
2.4 Phiên họp giải quyết tranh chấp
Sau khi chuẩn bị giải quyết tranh chấp và thành lập Hội đồng trọng tài
xong, thì lúc này Hội đồng trọng tài sẽ tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp.
Về cơ bản LTTTM 2010 khơng có hướng dẫn một phiên họp giải quyết tranh
chấp cụ thể sẽ được thực hiện theo một trình tự như thế nào, nhưng chung quy lại
sẽ có 02 cách thức tố tụng chính là phương pháp thẩm tra hay phương pháp đối
chất. Hội đồng trọng tài và các bên tranh chấp (có thể tùy nghi, có thể linh hoạt mềm
dẻo), nhưng dù sử dụng bất cứ phương pháp nào thì Hội đồng trọng tài cũng sẽ cố
gắng lắng nghe các bên, cố gắng tìm ra một phương án, một cách giải quyết tranh
chấp, hay một kết quả mang tính đảm bảo quyền lợi cho các bên nhất, một giải pháp
tích cực.
Một phiên họp giải quyết tranh chấp cần đạt được các yêu cầu sau:
+ Địa điểm mở phiên họp: Các bên sẽ tự thỏa thuận, nếu các bên không
thỏa thuận – Hội đồng trọng tài quyết định (khoản 1 Điều 54 LTTTM 2010). Đây
không phải là yếu tố quyết định rằng phán quyết trọng tài sau đó sẽ được tuyên ở
đâu, địa điểm mở phiên họp chỉ là địa điểm để các bên gặp nhau trước Hội đồng
trọng tài để tìm ra các phương án giải quyết tranh chấp đó mà thơi, và không đồng
nghĩa họp ở đâu là sẽ phán quyết ở đó.
+ Thành phần (Điều 55 LTTTM 2010):
20


+ Các bên tranh chấp – Phiên họp không công khai
+ Người đại diện được ủy quyền - Có thể mời người làm chứng, người
bảo vệ quyền và lợi ích.
+ Các trường hợp khác phải có sự đồng ý của các bên và HĐTT.
Tuy nhiên nhiều trường hợp các bên tranh chấp sẽ khơng có mặt tại phiên
họp giải quyết tranh chấp và vấn đề này sẽ được áp dụng tại Điều 56 LTTTM
2010

Điều 56.Việc vắng mặt của các bên
1. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết
tranh chấp mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết
tranh chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn
khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh
chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại.
2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh
chấp mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh
chấp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn
tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.
3. Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ
để tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không cần sự có mặt của các
bên.
Có thể hiểu đơn giản, nếu nguyên đơn vắng mặt thì coi là đã rút đơn khởi
kiện nhưng bị đơn vắng mặt thì vụ việc tranh chấp vẫn sẽ được tiến hành. Và khi
cả nguyên đơn và bị đơn vắng mặt nhưng có yêu cầu giải quyết tranh chấp thì Hội
đồng trọng tài sẽ căn cứ vào hồ sơ để tiến hành giải quyết tranh chấp mà không

21


cần sự có mặt của các bên. Điều này cho thấy cơ chế trọng tài rất linh hoạt, mềm
dẻo.
Hòa giải trước Trọng tài
Điều 58 LTTTM 2010 Hồ giải, cơng nhận hòa giải thành
Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các
bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận
được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập
biên bản hồ giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài
viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.

Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
+ Hịa giải khơng thành – Tiến hành tố tụng trọng tài
+ Hòa giải thành – biên bản hịa giải là chung thẩm và có giá trị như phán
quyết trọn tài.
Đình chỉ giải quyết tranh chấp (Điều 59 LTTTM 2010) có 5 trường hợp
một vụ việc tranh chấp sẽ bị đình chỉ:
+ Một trong các bên đã chết – khơng có người thừa kế (thừa kế về quyền
và nghĩa vụ)
+ Tổ chức đã chấm dứt hoạt động – khơng có tổ chức tiếp nhận
+ Rút đơn khởi kiện
+ Các bên thỏa thuận lại
+ Tòa án ra quyết định không thuộc thẩm quyền của trọng tài.
Thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài: Điều 7 LTTTM 2010
+ Chỉ định trọng tài viên: Tòa án nơi cư trú của bị đơn
+ Thay đổi trọng tài viên: Tòa án nơi giải quyết tranh chấp
22


+ Hiệu lực thỏa thuận trọng tài: Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra quyết
định
+ Thu thập chứng cứ: Tòa án nơi thu thập chứng cứ
+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Tòa án nơi áp dụng biện pháp
+ Triệu tập người làm chứng: Tòa án nơi cư trú của người làm chứng
+ Hủy/ đăng ký phán quyết trọng tài: Tòa án nơi trọng tài tuyên phán
quyết.
2.5 Phán quyết trọng tài
Trong quá trình tố tụng, Hội đồng trọng tài có thể ban hành nhiều loại
quyết định khác nhau, ví dụ quyết định về thủ tục và các hướng dẫn hoặc các
quyết định giải quyết một vài vấn đề nhất định giữa các bên cịn các vấn đề
chính thì tạm gác lại hay quyết định giải quyết khiếu nại về chính thẩm quyền

của mình.
Tuy nhiên sự khác biệt giữa phán quyết chung thẩm với các loại quyết
định khác mà hội đồng trọng tài có thể ban hành là ở chỗ phán quyết trọng tài là
phán quyết chung thẩm giải quyết tận gốc mọi vấn đề đã đưa ra trọng tài. Nó
là quyết định cuối cùng và thơng thường sẽ là kết quả của một quá trình tranh
luận giữa các bên. Với việc ban hành phán quyết, Hội đồng trọng tài sẽ hết
trách nhiệm, chấm dứt kỳ thẩm quyền giải quyết nào khác đối với vụ tranh chấp
và quan hệ đặc biệt đã tồn tại giữa Hội đồng trọng tài và các bên trong quá
trình tố tụng cũng kế thúc.
Chính vì vậy, để đảm bảo ngun tắc tơn trọng sự độc lập của các trọng
tài viên trong giải quyết tranh chấp, tơn trọng ý chí của các bên, bảo vệ sự công
bằng trong giải quyết tranh chấp và hơn nữa để đảm bảo hiệu lực thi hành của
phán quyết trọng tài, Luật Trọng tài đã quy định nguyên tắc ra phán quyết của
23


Hội đồng trọng tài như sau: “Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng
cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được
đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng
tài” (Điều 60 LTTTM 2010).
Điều này được hiểu là nếu Hội đồng trọng tài có nhiều hơn một thành
viên thì một phán quyết được ban hành trong trường hợp lý tưởng nhất là trên cơ
sở đồng lịng nhất trí của mọi thành viên hội đồng trọng tài. Trường hợp nếu có
hai ý kiến khác nhau về cùng một vấn đề thì phán quyết sẽ được ban hành theo ý
kiến của đa số.
Phán quyết trọng tài sẽ được ban hành ngay tại phiên họp hoặc chậm
nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng và phải được gửi
cho các bên ngay sau ngày ban hành. Khi có Trọng tài viên khơng ký tên vào
phán quyết trọng tài, Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ghi việc này trong phán
quyết trọng tài và nêu rõ lý do. Trong trường hợp này, phán quyết trọng tài vẫn

có hiệu lực (Điều 60 LTTTM 2010).
Về hiệu lực của phán quyết, các bên tranh chấp bỏ chi phí về tiền bạc,
thời gian và cơng sức để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đều mong mỏi quá
trình tố tụng sẽ được kết thúc bằng một phán quyết của trọng tài, trừ trường
hợp họ đạt được sự hoà giải hoặc cách giải quyết nào khác trong quá trình tố
tụng. Các bên đương nhiên cũng hi vọng quyết định đó là chung thẩm và được tự
nguyện thi hành, mặc dù vẫn có quyền yêu cầu sửa đổi hoặc huỷ quyết định
trọng tài. Do đó theo quy định tại LTTTM 2010, phán quyết trọng tài là quyết
định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm
dứt tố tụng trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ
ngày ban hành (Điều 3 và Điều 62 LTTTM 2010).
Sau khi phán quyết trọng tài được ban hành, Hội đồng trọng tài sẽ giải
24


thích phán quyết trọng tài (nếu được yêu cầu như vậy) và ban hành các phán
quyết bổ sung để sửa chữa phán quyết trọng tài trong thời gian rất eo hẹp. Hội
đồng trọng tài chỉ có thể đưa ra giải thích theo u cầu của một bên, khơng
phải do họ chủ động. Tương tự, Hội đồng trọng tài chỉ có thể ban hành phán
quyết bổ sung theo yêu cầu của một bên. Mục đích của quy định liên quan đến
các phán quyết trọng tài bổ sung là nhằm đảm bảo rằng, các trọng tài viên có thể
hồn thành nhiệm vụ của mình, nếu họ đã bỏ sót trong các quyết định của phán
quyết trọng tài bất kỳ yêu cầu nào được đưa ra trong tố tụng trọng tài. Ngược lại,
đối với việc sửa chữa phán quyết trọng tài (thường liên quan đến các sai sót do
ghi chép hay in ấn) có thể được tiến hành theo yêu cầu của một bên hoặc do Hội
đồng trọng tài chủ động. Thời hạn phải tuân thủ tất cả các quy định này được đề
cập trong Điều 63 LTTTM 2010.
Một trong những điểm mới nữa của LTTTM 2010 và đã có nhiều ý kiến
tranh luận trong q trình soạn thảo và thơng qua bộ luật này. Đó là quy định
về việc đăng ký phán quyết của trọng tài vụ việc. Điều 62 LTTTM 2010 quy

định trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành phán quyết
trọng tài, phán quyết đó phải được đăng ký tại Tịa án nơi Hội đồng trọng
tài đã ra phán quyết.
Quan điểm thứ nhất cho rằng phán quyết của Trọng tài vụ việc không
cần phải đăng ký tại Tịa án, vì hoạt động của trọng tài vụ việc đã được quy
định tại Luật trọng tài thương mại, do vậy những phán quyết của trọng tài vụ
việc có giá trị pháp lý tương đương với phán quyết của trọng tài thường trực và
buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành.
Ngược lại quan điểm thứ hai cho rằng phán quyết Trọng tài vụ việc
phải được đăng ký tại Tòa án. Việc đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc tại Tòa
án là cần thiết vì Trọng tài vụ việc có điểm đặc thù khác với Trọng tài quy chế.
25


×