Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đề tài: Sự biến động thị trường ngoại hối Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.18 KB, 18 trang )

Nhóm 1: Danh sách nhóm:
1.

Trần Thị Mai Phương – Nhóm trưởng

CKB – K11

2.

Nguyễn Thu Trang

CKB – K11

3.

Lê Thị Mai

CKB – K11

4.

Nguyễn Thị Ngọc Thúy

TTQT B- K11

5.

Phạm Mai Hải Yến

TTQT B – K11


6.

Lê Minh Linh

TTQT A – K11

7.

Nguyễn Thị Hà

NHA-K11

8.

Hồ Trọng Thắng

NHA-K11

9.

Nguyễn Thị Ngọc Anh

CKB-K11

10.

Biện Thị Hà Giang

NHE-K11


11.

Trịnh Thị Thúy An

NHE-K11


Đề tài: Sự biến động thị trường ngoại hối Việt Nam

I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1.

Sự ra đời của thị trường ngoại hối

Sự ra đời của thị trường ngoại hối gắn liền với nhu cầu giao dịch và trao đổi ngoại tệ giữa các
quốc gia nhằm phục vụ cho sự phát triển của ngoại thương
Ví dụ: trong quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ liên quan ít nhất đến hai đồng tiền là
USD và VND. Khi xuất khẩu hàng sang Việt Nam, mục tiêu của công ty Mỹ là thu về USD,
trong khi các công ty nhập khẩu của có VND. Do đó thực tiễn của hoạt động xuất nhập khẩu đòi
hỏi một cơ chế nào đó nhằm giúp các cơng ty Việt Nam đổi VND lấy USD để thanh tốn cho các
cơng ty xuất khẩu ở Mỹ và ngược lại khi các công ty Việt Nam xuất khẩu hàng hóa san Mỹ hoặc
bất kỳ nứơc nào khác thường thu về USD, nhưng công ty không thể sử dụng USD mà phải dùng
VND để chi trả lương hoặc thu nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu. Khi đó cơng ty cần bán
USD thu được từ xuất khẩu để lấy VND.
Các hoạt động trên đòi hỏi cần phải có một cơ chế nào đó giúp các cơng ty chuyển từ đồng tiền
minh đang có sang đồng tiền khác mình đang cần. Cơ chế đó chính là thị trường ngoại hối.
2.

Khái niệm:


2.1. Ngoại hối (The Foreign Exchange): Là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị
thanh toán giữa các quốc gia
Ngoại hối là những phương tiện thanh toán, dự trữ được thể hiện dưới dạng ngoại tệ bao gồm:
tiền mặt, thương phiếu, chi phiếu, chứng từ có giá bằng ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế, đồng
tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.
2.2. Thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market-FOREX):
- Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra sự mua bán các loại tiền tệ của nhiều quốc gia trên thế giới.
- Là thị trường có tính thanh khoản lớn nhất thế giới với khối lượng giao dich mỗi ngày đạt hang
nghìn tỷ USD.


Biểu đồ khối lượng giao dịch bình quân ngày từ năm 1988 – 2007

3.

Đặc điểm của thị trường ngoại hối:

Vì Forex mua bán các loại hàng hóa đặc biệt nên thị trường ngoại hối có những đặc điểm riêng
biệt mà các thị trường khác không có được.
- Forex là thị trường giao dịch mang tính quốc tế, phạm vi hoạt động mang tính toàn cầu nhằm
phục vụ cho các nhu cầu mua bán giao dịch về ngoại tệ
- Forex là thị trường hoạt động liên tục 24 trên 24, do sự chênh lệch về múi giờ của các khu vực
địa lý khác nhau cùng với phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như điện thoại, fax, telex, mạng
vi tính khiến cho các giao dịch thực hiện tức thời.
4.

Chức năng của thị trường ngoại hối:

- Cung cấp dịch vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.
- Luân chuyển vốn, giao dịch tài chính quốc tế.

- Làm cho sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung
cầu.
- Thị trường ngoại hối cung cấp các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ


hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai.
- Là nơi để NHTW can thiệp lên tỷ giá
5.

Các thành phần tham gia thị trường ngoại hối

- Nhóm khách hàng mua bán lẻ: gồm các công ty nội địa & đa quốc gia, những nhà đầu tư
quốc tế và tất cả những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm hai mục đích: Chủn đởi ngoại
tệ và phòng ngừa tỷ giá.
Ví dụ, nhà nhập khẩu cần mua ngoại tệ để thanh tốn hóa đơn nhập khẩu ghi bằng ngoại tệ: nhà
xuất khẩu cần bán ngoại tệ khi nhận đựợc hóa đơn xuất khẩu ghi bằng ngoại tệ: khách du lịch có
nhu cầu bán ngoạị tệ để chi tiêu…
Như vậy, nhóm khách hàng mua bán lẻ có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho mục đích
kinh doanh của chính mình chứ khơng nhằm mục đích để kinh doanh ngọai hối.
Thơng thường nhóm khách hàng mua bán lẻ khơng giao dịch trực tiếp với nhau nhằm giảm chi
phí chênh lệch tỷ giá mà thường mua bán thông qua các Ngân hàng Thương mại. Chẳng hạn, nhà
xuất khẩu có nhu cầu bán ngoại tệ, cịn nhà nhập khẩu có nhu cầu mua ngoại tệ, nếu họ mua bán
trực tiếp với nhau thì chênh lệch tỷ giá sẽ được “cưa đơi”, do đó cả hai cùng có lợi so với mua
bán qua ngân hàng. Nhưng trên thực tế, việc này sẽ không khả thi bởi việc mua bán ngoại tệ trực
tiếp giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu có các hạn chế sau đây:


Không khớp nhau về mặt thời gian.




Không khớp nhau về mặt không gian.



Không khơp nhau về mặt tiền tệ.



Không khớp nhau về mặt số lượng.



Rủi ro trong thanh toán.



Rủi ro tín dụng.

Ngồi ra, do các ngân hàng phải cạnh tranh với nhau trong mua bán ngoại tệ nên chênh lệch tỷ
giá mua – bán là rất nhỏ, nếu mua bán không chuyên nghiệp (mua bán không thông qua ngân
hàng) thì có thể sẽ phát sinh lỗ so với mua bán qua ngân hàng.


- Các ngân hàng thương mại & Ngân hàng đầu tư:
Các NHTM tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm 2 mục đích:
Thứ nhất, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bằng cách mua hộ và bán hộ cho khách hàng mua
bán lẻ. Vì là mua bán hộ nên ngân hàng không phải bổ vốn, không chịu rủi ro tỷ giá và không
làm thay đổi kết cấu của bảng cân đối tài sản nội bảng. Thông qua dịch vụ mua bán hộ, ngân
hàng thu một khỏan phí phổ biến ở dạng chênh lệch tỷ giá mua bán.

Thứ hai, kinh doanh cho chính mình, tức mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi,
Hoạt động kinh doanh này tạo ra trạng thái ngoại hối, do đó ngân hàng phải bỏ vốn, chịu rủi ro tỷ
giá và làm thay đổi bảng cân đối nộị bảng hoặc ngoại bảng của ngân hàng.
Trên interbank, các ngân hàng giao dịch với nhau theo 2 phương thức:


Giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với nhau.



Giao dịch gián tiếp với nhau qua môi giới

Tham gia mua bán ngoại tệ cho chính họ khi thực hiện mục tiêu kinh doanh hoặc là mua bán
thay cho khách hàng khi thực hiện vai trò môi giới.
- Những nhà mơi giới ngoại hối: Ngày nay, ngồi hình thức mua bán ngoại hối trực tiếp giữa
các ngân hàng với nhau thì hình thức giao dịch giáo tiếp thơng qua nhà môi giới ngoại hối cũng
rât phát triển. Phương thức giao dịch qua mơi giới có ưu điểm ở chỗ: các nhà môi giới thu thập
hầu hết các lệnh đặt mua và lênh đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó cung
cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán cho khách hàng một cách nhanh chóng, rộng khắp với giá
tay trong. Tuy nhiên, giao dịch qua mơi giới cũng có nhược điểm là: các ngân hàng phải trả cho
nhà môi giới một khoản phí, làm cho chênh lệch tỷ giá mua bán hẹp lại.
Những ai muốn hành nghề môi giới ngoại hối phải có giấy phép. Tại mỗi trung tâm tài chính
quốc tế thường có một số nhà mơi giới chun nghiệp nhất định để giúp các ngân hàng thực
hiện các lệnh mua và bán ngoại hối. Điểm cần lưu ý là các nhà môi giới chỉ cung cấp dịch vụ
môi giới chứ khơng được mua bán cho chính mình.
- Các ngân hàng trung ương: NHTW tham gia thị trường ngoại hối nhằm 3 mục đích:
Thứ nhất, can thiệp lên tỷ giá: Nhìn chung, các ngân hàng trung ương không thờ ơ trước sự biến
động của tỷ giá đối với đồng tiền do mình NHTW lên thị trường ngoại hối là bắt buộc nhằm duy
trì tỷ giá trong một biên độ nhất định. NHTW tiến hành mua nội tệ vào khi cung nội tệ lớn hơn



cầu, và bán nội tệ ra khi cầu lớn hơn cung trên thị trường ngoại hối , nhờ đó tỷ giá được duy trì
cố định.
Thứ hai, mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm bảo toàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia.
Ngày nay, các NHTW trên thế giới ln duy trì một lượng ngoại hối nhất định . Do tỷ giá của các
đồng tiền dụ trữ thường xuyên biến động, nên các NHTW một mặt phải đa dạng hóa cơ cấu dự
trữ, mặt khác có thể tận dụng các cơ hội biến động tỷ giá nhằm gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối
của mình.
Thứ ba, NHTW còn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho chính phủ.
Căn cứ hình thái tổ chức tham gia FOREX, mối quan hệ giữa các thành viên tham gia thị trường
ngoại hối được biểu diễn bằng sơ đồ
Đặt lệnh
Đặt lệnh
Đấu giá mở
2 chiều
Đặt lệnh
Giá tay trong
Đặt lệnh
Giá tay trong
Đặt lệnh
Đặt lệnh

KH mua bán lẻ
NHTW
NHTM
MÔI GIỚI

NHTM
KH mua bán lẻ



6.

Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối

FOREX
Nghiệp vụ
sơ cấp
Nghiệp vụ
phái sinh
SPOT
FORWARD
SWAP
OPTION
FUTURE
OTC
EXCHANGE


6.1. Nghiệp vụ giao ngay (SPOT): Là giao dịch hai bên thực hiện mua/bán một lượng ngoại tệ
theo tỷ giá giao ngay trên thị trường tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh tốn trong vịng 02
ngày làm việc tiếp theo.
+ Những lợi ích chính:
- Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch
vụ, cước vận tải, bảo hiểm.
- Góp vốn liên doanh với nước ngồi.
- Đóng hội phí cho các tổ chức quốc tế.
- Đi cơng tác, học tập, chữa bệnh, du lịch... ở nước ngồi.
- Có thể thanh toán ngay trong ngày (today), thanh toán vào ngày hơm sau (tom) hoặc thanh tốn
trong vịng 02 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch (spot).

+ Những đặc điểm cơ bản:
- Tỷ giá mua/bán là tỷ giá giao ngay trên thị trường tại thời điểm giao dịch.
- Thời gian thực hiện thanh tốn tối đa khơng q 02 ngày làm việc tiếp theo sau ngày giao dịch.
- Đáp ứng được đa dạng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng.
6.2. Nghiệp vụ kỳ hạn (FORWARD): Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ
được thực hiện sau một thời gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng.
+ Những lợi ích chính:
- Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền ra
nước ngồi hoặc đầu tư...
- Phịng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng xấu tới thu nhập và chi phí trong tương lai khách
hàng.
+ Những đặc điểm cơ bản:
- Tỷ giá kỳ hạn:


- Được xác định bởi tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.
- Tỷ giá này không phụ thuộc vào dự báo của thị trường về chiều hướng biến động của tỷ giá
giao ngay trong tương lai.
- Thời gian thanh toán:
Đối với giao dịch giữa VNĐ với các ngoại tệ kỳ hạn thanh toán tối thiểu là 03 ngày, tối đa là
365 ngày kề từ ngày giao dịch.
Đối với giao dịch giữa hai loại ngoại tệ với nhau kỳ hạn thanh toán dựa trên cơ sở thỏa thuận
giữa NHTM và khách hàng.
6.3. Nghiệp vụ hoán đổi (SWAP): Là nghiệp vụ ngoại hối phối hợp giữa hai nghiệp vụ giao
dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn để kiếm lợi nhuận.
+ Những lợi ích chính:
- Giúp doanh nghiệp XNK quản l‎ý‎dịng tiền hiệu quả.
- Sử dụng ngay được nguồn ngoại tệ sẽ có trong tương lai.
- Có thể hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền.
- Phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ảnh hưởng xấu tới thu nhập và chi phí trong tương lai.

+ Những đặc điểm cơ bản:
- Giao dịch hốn đổi có hai dạng gồm hoặc giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn hoặc giao
dịch kỳ hạn và giao dịch kỳ hạn.
- Tỷ giá giao dịch: một giao dịch hoán đổi bao gồm 2 tỷ giá khác nhau, hoặc tỷ giá giao ngay và
tỷ giá kỳ hạn hoặc tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá kỳ hạn tương ứng với hai dạng giao dịch trên.
- Thời hạn thanh tốn cũng có đặc điểm tương tự gồm hoặc thanh toán giao ngay và thanh toán
kỳ hạn hoặc thanh toán kỳ hạn và thanh toán kỳ hạn.
6.4. Nghiệp vụ tương lai (FUTURE): Là hợp đồng mua bán ngoại tệ giao sau. Hợp đồng giao
sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đẫ biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp
đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được
xác định bởi sở giao dịch
6.5. Nghiệp vụ quyền chọn (OPTION): Là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền,


trong đó bên mua quyền có quyền nhưng khơng có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ
xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước. Nếu bên mua
quyền chọn thực hiện quyền của mình thì bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại
tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thỏa thuận trước.
+ Những lợi ích chính:
- Bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng, đồng thời có thể giúp khách hàng thu thêm được lợi
nhuận khi tỷ giá biến động theo chiều có lợi.
- Xác định trước được mức chi phí tối đa (quyền chọn mua) hay mức lãi tối thiểu (quyền chọn
bán) trong các giao dịch ngoại tệ tương lai.
- Giúp khách hàng lựa chọn được mức tỷ giá mong muốn.
+ Những đặc điểm chính:
- Có 2 kiểu quyền chọn:
- Quyền chọn kiểu Châu âu, là loại quyền chọn mà bên mua chỉ được thực hiện quyền vào ngày
đáo hạn của hợp đồng.
- Quyền chọn kiểu Mỹ, là loại quyền chọn mà bên mua có thể thực hiện quyền vào bất kỳ ngày
nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng.

- Kỳ hạn của hợp đồng: từ 3 – 365 ngày.
- Tỷ giá thực hiện: Tỷ giá mà người mua quyền được mua hoặc bán ngoại tệ. Tỷ giá này do
khách hàng tự lựa chọn.
- Phí quyền chọn: là số tiền mà người mua phải trả cho người bán để có được quyền mua hoặc
quyền bán ngoại tệ.

II/ KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM:
1.

Lịch sử hình thành và phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam:
Từ năm 1989, công cuộc Đổi Mới được đẩy mạnh hơn với chủ trương là phát triển một nền

kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa, hợp tác và
hội nhập, phù hợp với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ. Nhằm bôi


trơn và thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt động XNK, thì việc hình thành và
đưa vào hoạt động thị trường ngoại hối ở Việt Nam là cần thiết. Quá trình hình thành và phát
triển trường ngoại hối Việt Nam có thể tóm tắt như sau:
1.1. Giai đoạn trước năm 1991:
- Đặc trưng của giai đoạn trước 1991 Việt Nam phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa, các mối
quan hệ với bên ngồi đều thông qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại thương và
ngoại hối
Trước yêu cầu đổi mới, ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT
về việc tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp thành hai cấp, bao gồm:


Ngân hàng Nhà nước (NHNN).




Hệ thống Ngân hàng Thương mại (NHTM).

- NHNN là Ngân hàng Trung Ương (NHTW) thực hiện chức năng quản lý vĩ mơ, ban hành chính
sách tiền tệ, tín dụng và ngân hàng…
- Hệ thống NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và tín dụng; trong đó, chỉ có duy nhất
Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) được phép hoạt động và kinh doanh ngoại hối, thanh toán
quốc tế và mở tài khoản ở nước ngoài; các ngân hàng khác chỉ được hoạt động trong nước.
Như vậy, cho đến thời điểm sau khi có Nghị định 53/HĐBT, thì một thị trường ngoại hối có tổ
chức ở Việt Nam vẫn chưa được hình thành.
Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, ngày 18/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã
ban hành Nghị định 161/HĐBT về “Điều lệ quản lý ngoại hối”. Một trong những điểm mới về
quản lý và kinh doanh ngoại hối theo tinh thần Nghị định 161 là: “Nhà nước CHXHCN Việt
Nam thông qua NHNN thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối và kinh doanh ngoại
hối. Mọi việc kinh doanh ngoại hối đều được thực hiện theo quy định của NHNN. NHNT là cơ
quan được phép kinh doanh ngoại hối. Ngoài ra, các Ngân hàng chuyên doanh khác, các Ngân
hàng liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức
kinh tế trong nước muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều phải được
NHNN-TW Việt Nam cho phép”.
Có thể nói lần đầu tiên ở Việt Nam thế độc quyền trong kinh doanh ngoại hối đã được dỡ bỏ. Từ
nay, các NHTM nói chung muốn kinh doanh ngoại hối có thể làm thủ tục để NHNN cấp phép.


Đây được xem như sự khởi đầu tạo ra môi trường và điều kiện cho hoạt động của thị trường
ngoại hối có tổ chức, hình thành một sân chơi chứa đựng yếu tố cạnh tranh của thị trường.
1.2. Giai đoạn từ 1991 đến 1994:
Ngày 16/8/1991, Thống đốc NHNN đã ra Quyết định 107-NH/QĐ, ban hành Quy chế hoạt động
của Trung tâm giao dịch ngoại tệ; trên cơ sở đó, hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ đã được thành
lập và đi vào hoạt động tại TP. HCM và Hà Nội. Như vậy có thể nói, năm 1991 là năm đánh dấu
mốc lịch sử về việc hình thành nền móng một thị trường ngoại hối có tổ chức ở VN.

Qua thời gian hoạt động từ 16/8/1991 đến 1/12/1994, một số nét chính về hoạt động của hai
Trung tâm có thể nêu ra như sau:
a. Bước đầu hình thành phương thức xác định tỷ giá tương đối linh hoạt thông qua việc cân đối
cung cầu ngoại tệ tại Trung tâm.
b. Qua hoạt động của hai Trung tâm đã tạo ra tập quán, kiến thức kinh doanh ngoại hối cho
NHNN, các NHTM và các tổ chức kinh tế.
c. NHNN đã từng bước hoàn thiện chính sách quản lý vĩ mơ về tỷ giá, cũng như khâu tổ chức,
điều hành hoạt động thị trường ngoại hối.
1.3. Giai đoạn từ 1994 đến 2004
Trước nhu cầu phát triển một thị trường ngoại hối hoàn chỉnh hơn ở Việt Nam, Thống đốc
NHNN đã quyết định chấm dứt hoạt động của hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh từ 1/12/1994 để nhường chỗ cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Ngày 20/10/1994, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 203/QĐ-NH thành lập Thị trường
Ngoại tệ Liên ngân hàng (Interbank) và ban hành Quy chế tổ chức & hoạt động của Interbank,
đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối
Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế.
1.4.Giai đoạn 2004 đến nay
Kể từ ngày 8/12/2004, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN điều chỉnh
giao dịch hối đối của các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động ngoại hối đã chính
thức có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 về Quy chế giao dịch
hối đoái năm 1998.
- Mở rộng quyền được giao dịch ngoại tệ


- Thị trường được đảm bảo an toàn hơn
Trong những năm qua, thị trường ngoại hối đã có bước phát triển đáng ghi nhận trước hết đó là:
Chính sách quản lí ngoại hối đã được hồn thiện căn bản phù hợp với hướng phát triển nền kinh
tế thị trường mở, những nhân tố thị trường này càng trở nên quyết định hơn với việc xác định tỷ
giá hối đoái, bước đầu đã đưa một số giao dịch kinh doanh ngoại hối vào cuộc sống như : giao
ngay, kì hạn và hốn đổi. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối cịn non trẻ và sơ khai về trình độ quy

mơ hoạt động cũng như kĩ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh. Ta thấy rằng: giữa thị trường
ngoại hối Việt Nam và thị trường ngoại hối quốc tế có một khoảng cách khá xa về tổ chức , quy
mô, nghiệp vụ và kĩ năng giao dịch.
Tình trạng đơla hóa vẫn đang tiếp diễn và thị trường ngoại tệ ngầm vẫn đang phát triển, xét về
giải pháp lâu dài và căn bản để hạn chế cũng như hạn chế các mặt trái của định giá cao nội tệ là
hướng tới một tỷ giá thị trường linh hoạt và tỷ giá phải là sản phẩm của quan hệ cung cầu trên thị
trường ngoại hối. Tuy nhiên trong điều kiện thị trương Việt nam hiện nay sẽ gây hiệu ứng “sốc”
khốc liệt cho nền kinh tế gây bất ổn định cho xã hội.
Vì vậy, NHTW cần đẩy mạnh chính sách ngoại hối ổn định tỷ giá phát triển kinh tế.

2. Tổng quan thị trường ngoại hối năm 2010:
2.1. Tỷ giá USD/VND:
Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định
đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc
dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách
giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời
điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị
trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD
.


Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2010
Về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối ln có biểu hiện căng
thẳng. Những bất ổn về tỷ giá có nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn về kinh tế vĩ mơ đó là bội
chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp… làm cho cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung
ngoại tệ. Bên cạnh đó hiện tượng đầu cơ và tâm lý cũng gây áp lực mạnh mẽ lên tỷ giá.
Sau khi có biểu hiện căng thẳng trong tháng 11/2010, từ tháng 12 trở lại đây, thị trường ngoại hối
đã có những chuyển biến tích cực hơn. Điều này thể hiện ở:
- Sự sụt giảm mạnh của tỷ giá trên thị trường “chợ đen” sau khi thị trường hầu như không có
giao dịch tại mức tỷ giá cao bất thường và có yếu tố đầu cơ tại thời điểm giữa tháng 11/2010

- Khả năng đáp ứng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, thể hiện chủ yếu ở trạng thái ngoại hối đã
tăng đáng kể từ đầu tháng 12 tới nay. Cụ thể trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống đã được cải
thiện đáng kể từ mức âm trên 300 triệu USD vào cuối tháng 11 nay chỉ còn âm khoảng dưới 100
triệu USD
- Doanh số mua ngoại tệ của các ngân hàng thương mại với khách hàng đang có xu hướng tăng,
đặc biệt là trong những ngày gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu đã bán mạnh ngoại tệ cho hệ
thống NHTM…
2.2. Thị trường vàng:
Cùng với tỷ giá USD, năm 2010 thị trường vàng ghi nhận nhiều kỷ lục biến động nhất từ trước
tới nay. Giá vàng trong nước đã lập kỷ lục 38,2 triệu đồng/lượng vào ngày 9/11/2010, chỉ thiếu


hai ngày trước khi “kỷ niệm 1 năm” ngày giá vàng “nổi loạn” của năm trước - 11/11/2009. Sốt
vàng năm 2010 đã lặp lại gần đúng kỷ lục của năm 2009: tăng vài triệu đồng/lượng chỉ trong
buổi sáng, người dân ồ ạt chen lấn đi mua vàng, doanh nghiệp thi nhau thông báo hết hàng bán…
Kết quả, giá vàng trong nước bị đẩy cao hơn giá thế giới quy đổi 2 triệu đồng/lượng ở lúc đỉnh
điểm.

Biểu đồ giá vàng thế giới tính đến 8h50 sáng 9/11/2010 (đường màu xanh lá cây).
Tính từ cuối năm 2009 tới ngày 21/12, giá vàng quốc tế đã tăng 26%, trong khi giá vàng trong
nước tăng 46%.Việc giá vàng trong nước tăng với tốc độ cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới
có thể được lý giải bằng việc giá trong nước còn được hỗ trợ tích cực bởi sự leo thang của giá
USD thị trường tự do trong năm nay. Đến tháng 12, cùng với thị trường ngoại hối, thị trường
vàng trong nước cũng dần đi vào ổn định, giá vàng trong nước khơng có biểu hiện tăng bất
thường ngay cả khi giá vàng thế giới thiết lập mốc tăng kỷ lục, chênh lệch giữa giá vàng thế giới
và giá vàng trong nước đã khơng cịn đáng kể.
2.3. Cán cân thanh tốn và dự trữ ngoại hối:
Nếu như năm 2009, cán cân thanh tốn tổng thể thâm hụt 8,8 tỷ USD, thì năm 2010 đã có sự cải



thiện đáng kể. Phần thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai năm 2010 trên thực tế có thể được bù
đắp hoàn toàn bởi thặng dư trong cán cân tài khoản vốn. Tuy nhiên, dự báo cán cân thanh toán
năm 2010 vẫn thâm hụt khoảng trên 2 tỷ USD do phần “lỗi và sai sót” trong cán cân tài khoản
vốn gây ra. Thực tế, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối và việc giá vàng liên tục leo
thang khiến doanh nghiệp và người dân găm giữ đô la và vàng. Như vậy, việc bố trí lại danh mục
đầu tư của doanh nghiệp và người dân sang các loại tài sản bằng ngoại tệ và vàng sẽ tiếp tục gây
ra vấn đề “lỗi và sai sót” và thâm hụt trong cán cân thanh toán trong năm 2010. Bên cạnh đó,
mặc dù cán cân thanh tốn được cải thiện trong năm 2010, lượng dự trữ ngoại hối vẫn không
tăng một mặt do Ngân hàng nhà nước can thiệp vào thị trường để giữ ổn định tỷ giá, mặt khác có
một lượng ngoại tệ lớn đang lưu thơng ngồi hệ thống ngân hàng.

1.

Một số biện pháp phát triển thị trường ngoại hối của Việt Nam:



Hướng tới chính sách tỷ giá cân bằng cung cầu




Hoàn thiện và phát triển thị trường liên ngân hàng



Nâng cao vai trò của ngân hàng nhà nước trên thị trường ngoại hối




Hồn thiện phương pháp cơng bố tỷ giá



Chuyển biện pháp kết hối sang công cụ tỷ giá thị trường



Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ



Chuẩn hóa tổ chức kinh doanh ngoại tệ ở NHTM



Các giải pháp hỗ trợ khác như hình thành các công ty môi giới ngoại hối, đào tạo cán bộ

và trang bị kĩ thuật hiện đại, hướng thị trường ngoại hối hội nhập với thế giới…
Điều kiện để phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam để ứng dụng và phát triển
công cụ phái sinh tại Việt Nam cần phải có các điều kiện sau:
Thứ nhất, về khách quan: Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các doanh nghiệp phải
quan tâm chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Các NHTM cũng rất muốn triển khai các sản
phẩm dịch vụ mới nhưng không thể "cố ép" khách hàng sử dụng khi thực sự họ khơng có nhu
cầu.

Hai là, về phía các NHTM : Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn
nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách hàng
hiểu biết về các công cụ phái sinh ngoại hối. Phát triển các công cụ phái sinh và thị trường phái
sinh là giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đối phù hợp

với mục tiêu kinh doanh. Khi sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn
về tỷ giá mong muốn. Mặt khác, cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực
tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các cơng cụ phái sinh nói chung và phái sinh
ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp
dụng. Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị
trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp
và phân tích thơng tin để dự đốn xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ
phái sinh một cách hiệu quả nhất. Thơng qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách
hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối.


Ba là, về phương tiện, thiết bị: Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson,
SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối
với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị
trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro
đối với các cơng cụ phái sinh nói chung và cơng cụ quyền chọn ngoại hối, cơng cụ tương lai
ngoại hối nói riêng.



×