Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây lúa bao thai trên địa bàn xã đại sảo, huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

VI THỊ TƯƠI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY LÚA BAO THAI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐẠI SẢO, HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Hướng nghiên cứu
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế và PTNT
: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

VI THỊ TƯƠI



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY LÚA BAO THAI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐẠI SẢO, HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chun ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Hướng nghiên cứu
: Kinh tế nông nghiệp
: KTNN-46-N01
: Kinh tế và PTNT
: 2014 - 2018
: TS Bùi Đình Hịa

Thái Ngun, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Khóa Luận
này là trung thực.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện Khóa Luận
đã được cảm ơn và thơng tin được trích dẫn trong Khóa Luận này đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Vi Thị Tươi


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, khoa Kinh tế và Phát triển nơng thơn, tơi tiến hành thực hiện khóa luận
tốt nghiệp với tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây lúa Bao Thai trên địa
bàn Xã Đại Sảo, Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn”.
Khóa luận được hồn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu lý
luận và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Những kiến thức mà các thầy cô giáo truyền
thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác giả trong suốt q trình thực hiện
khóa luận này.
Nhân dịp hồn thành khóa luận tơi xin chân thành cảm ơn ban Giám
Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và
PTNT cùng các thầy cô giáo trong trường đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn thầy Bùi Đình
Hịa, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn UBND xã Đại Sảo và toàn thể bà con nhân
dân trong xã nơi tôi thực tập, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q
trình điều tra thu thập số liệu, tìm hiểu tại địa phương.

Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã
giúp đỡ tơi lúc khó khăn, vất vả để hồn thành khóa luận. Tơi xin chân thành
cảm ơn bạn bè đã động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý
kiến q báu để giúp tơi hồn thành khóa luận này.
Thái Ngun, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Vi Thị Tươi


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CPBQ

: Chi phí bình qn

BVTV

: Bảo vệ thực vật

ĐVT

: Đơn vị tính

GO/IC

: Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian

GO/L


: Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động

GO/TC

: Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

HQSX

: Hiệu quả sản xuất

MI/IC

: Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian

MI/L

: Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động

MI/TC

: Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí

KQ - HQ

: Kết quả - Hiệu quả


Pr/IC

: Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian

Pr/L

: Lợi nhuận trên 1 ngày cơng lao động

Pr/TC

: Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TSCĐ

: Tài sản cố định

VA/IC

: Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian

VA/TC


: Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí

VA/L

: Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động

XK

: Xuất khẩu


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Đại
Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn năm 2017 ............................................... 20
Bảng4.2: Một số giống vật ni chính của xã Đại Sảo năm 2017.................. 20
Bảng 4.3 Tình hình dân cư xã xã Đại Sảo năm 2017 ..................................... 25
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất bình quân và sản lượng sản xuất lúa Bao
Thai của xã Đại Sảo qua 3 năm 2015-2017 .................................................... 29
Bảng 4.5. Tình hình giá lúa Bao Thai và Khang Dân của xã Đại Sảo qua 3
năm 2015 – 2017 ............................................................................................. 29
Bảng 4.6 Lịch gieo trồng lúa Bao Thai và Khang Dân vụ mùa năm 2017 ..... 30
Bảng 4.7 Chi phí đầu tư cho 1 ha cây lúa Bao Thai theo số liệu điều tra tại 35
hộ dân của xã Đại Sảo năm 2018 .................................................................... 34
Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế cho 1 ha lúa Bao Thai theo số liệu điều tra tại 35
hộ dân của xã Đại Sảo năm 2018 .................................................................... 35
Bảng 4.9 Chi phí sản xuất bình qn cho 1ha lúa Khang Dân theo số liệu điều
tra tại 10 hộ dân của xã Đại Sảo năm 2018..................................................... 37
Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế của 1 ha lúa Khang Dân theo số liệu điều tra tại

10 hộ dân của xã Đại Sảo năm 2018 ............................................................... 38
Bảng 4.11 So sánh hiệu quả kinh tế của cây lúa Bao Thai và cây lúa Khang Dân. ..... 40


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
2.1.Mục tiêu chung ............................................................................................ 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2
3.Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập ................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
4. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................... 3
5. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................... 4
2.1.2 Khái niệm về cây lúa ................................................................................ 5
2.1.3 Vai trò của cây lúa.................................................................................... 6
2.1.4 Sự cần thiết để phát triển cây lúa ............................................................. 7
2.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 8
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới năm 2017................ 8

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam năm 2017 ............ 10
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 12


vi

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 12
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 12
3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 12
3.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 12
3.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................... 13
3.4.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp ................................................. 13
3.4.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ............................................... 13
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 13
3.4.3. Phương pháp thống kê và sử lý số liệu ................................................. 13
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 14
3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất .............................................. 14
3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất .................................... 15
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 16
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã Đại Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. .... 16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 16
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 16
4.1.1.2 Đặc điểm địa hình ............................................................................... 16
4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu ................................................................................ 17
4.1.1.4. Thủy văn............................................................................................. 17
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ...................................................... 17
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 20

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế ................................................................................ 20
4.1.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội. ................................................................ 22
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.. 27
4.1.3.1. Thuận lợi ............................................................................................ 27


vii

4.1.3.2. Khó khăn ............................................................................................ 27
4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại các hộ điều tra......................... 28
4.2.1 Tình hình sản xuất .................................................................................. 28
4.2.2 Tình hình tiêu thụ ................................................................................... 29
4.3. Lịch thời vụ của giống lúa Bao Thai và Khang Dân ............................... 30
4.4 Mức đầu tư cho 1ha cây lúa Bao Thai tại xã Đại Sảo năm 2018.............. 33
3.5 Kết quả và hiệu quả kinh tế cho sản xuất 1 ha lúa Bao Thai tại xã Đại Sảo ... 35
4.5.1 So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa Bao Thai và giống lúa Khang
Dân .................................................................................................................. 37
4.5.1.1. Chi phí sử dụng cho 1 ha lúa Khang Dân theo số lieju điều tra tại 10
hộ dân của xã Đại Sảo năm 2018 .................................................................... 37
4.5.1.2.Hiệu quả kinh tế của 1ha lúa Khang Dân theo số liệu điều tra tại 10 hộ
dân của xã Đại Sảo năm 2018 ......................................................................... 38
4.5.1.3. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây lúa Bao Thai và cây lúa Khang ......... 40
4.6. Ưu và nhược điểm của 2 loại giống lúa ................................................... 42
4.7. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong q trình trồng cây lúa Bao
Thai tại xã Đại Sảo .......................................................................................... 43
4.7.1. Thuận lợi ............................................................................................... 43
4.7.2. Khó khăn ............................................................................................... 43
4.8 Dự định trong tương lai và nguyên vọng của các nông hộ ....................... 44
4.8.1 Dự định trong tương lai .......................................................................... 44
4.8.2 Nguyện vọng của hộ............................................................................... 44

4.9. Một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây lúa Bao Thai cho
người dân trên địa bàn xã Đại Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ............... 45
4.9.1 Giải pháp về vốn .................................................................................... 45
4.9.2 Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................. 45
4.9.3 Nâng cao chất lượng cây trồng .............................................................. 46


viii

4.9.4 Giá cả...................................................................................................... 46
4.9.5 Giải pháp về phân bón............................................................................ 46
4.9.6 Giải pháp về thông tin ............................................................................ 46
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 47
5.1. Kết luận .................................................................................................... 47
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
nhất là ở các nước đang phát triển. Thực tiễn lịch sử của các nước đã chứng
minh chỉ có thể phát triển kinh tế nhanh chóng chừng nào đã có sự an tồn
lương thực. Nếu khơng đảm bảo an tồn lương thực thì khó có thể ổn định về
chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển.
Người dân Việt Nam không ngừng tiếp thu và ứng dụng các lại cây
trồng, vật nuôi mới. Họ đã thử nghiệm và chấp nhận các lại giống có hiệu quả

kinh tế cao, đối với ngành lúa gạo Việt Nam, việc đưa nguồn giống mới vào
sản xuất đã giúp cho người nông dân tự tin hơn với sản phẩm của mình trên
con đường xuất khẩu gạo trên thế giới.
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Là nguồn
lương thực cho hơn nửa dân số. Có vai trị quan trọng trong đời sống con
người, gắn liền với bữa ăn hằng ngày của chúng ta từ ngàn đời nay cây lúa đã
gắn bó với con người làng quê Việt Nam. Đồng thời cũng trở thành tên gọi
cho một nền văn minh – nền văn minh lúa nước nó đã trở thành một nét đẹp
văn hóa truyền thống ở nước ta .
Lúa Bao Thai được mệnh danh là đặc sản của mảnh đất Chợ Đồn. Đại
Sảo là một trong những xã có diện tích trồng lúa Bao Thai tương đối lớn.Tuy
nhiên hiện nay quy mô các hộ trồng cây lúa Bao Thai tại xã còn nhiều hạn
chế, hiệu quả sản xuất chưa cao so với tiềm năng của cây trồng khác trong sản
xuất còn bộc lộ nhiều yếu kém, lạc hậu, năng suất và chất lượng gạo chưa
thực sự cao so với tiềm năng thế mạnh của địa phương, bởi gần đây do ảnh
hưởng của khí hậu tồn cầu, thị trường giá cả nhiều lúc bấp bênh. Mặt khác
người dân còn sản xuất nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn đầu tư, tình hình sâu bệnh hại,


2

việc sử dụng phân bón chưa hiệu quả. Để sản xuất thực sự có hiệu quả địi hỏi
sự vào cuộc của các cấp nghành.
Từ chính những lý do trên tơi quyết định thực hiện đề tài: “Đánh giá
hiệu quả kinh tế cây lúa Bao Thai trên địa bàn xã Đại Sảo, huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn’’ góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả kinh tế đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây lúa này.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1.Mục tiêu chung
- Tìm hiểu đặc điểm, thực trạng sản xuất và đánh giá được hiệu quả kinh

tế của hộ nông dân trồng giống lúa Bao Thai của các hộ gia đình tại xã Đại Sảo,
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
- Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của cây lúa
Bao Thai tại địa phương trong những năm tới. Chỉ ra những điều kiện cụ thể để
triển khai tác dụng một cách có hiệu quả.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Đại Sảo, huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế khi so sánh
giữa giống lúa Bao Thai và giống lúa Khang Dân để thấy được hiệu quả của
việc sử dụng giống gạo Bao Thai.
- Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn khi trồng cây lúa này.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của việc
trồng loại lúa này trong những năm tới.
3.Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã
học và làm quen dần với công việc thực tế.


3

- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương
pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.
- Giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế có thêm kinh nghiệm, bổ
sung những kiến thức còn thiếu, vận dụng những kiến thức về kỹ thuật
chun mơn vào trong sản xuất.
- Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ trên địa bàn xã Đại Sảo.
- Kết quả của đề tài là cơ sở dữ liệu sẽ phục vụ cho những người nơng
dân tham khảo, tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định tham gia các mơ hình sản

xuất cũng như để lựa chọn ngành nghề phù hợp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp một phần nào vào việc đánh giá
hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa Bao Thai, từ đó giúp cho người nông dân đưa
ra quyết định tiếp tục mở rộng sản xuất hay không, đồng thời là cơ sở, tài liệu
tham khảo cho các nhà quản lý, lãnh đạo các ban nghành, đưa ra phương hướng
để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu còn tồn tại để giải quyết những
khó khăn, trở ngại nhằm phát triển nơng nghiệp ngày càng vững mạnh.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Thơng qua việc thu thập thơng tin phân tích số liệu đề tài đã đánh giá
được tình hình sản xuất nơng nghiệp nói chung, cũng như nghề trồng cây lúa
Bao Thai nói riêng chỉ ra những thuận lợi khó khăn trong phát triển cây lúa này.
5. Bố cục của khóa luận
Bài khóa luận gồm 5 phần:
- Phần 1: Mở đầu
- Phần 2: Tổng quan tài liệu
- Phần 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Phần 5: Kết luận và kiến nghị


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
 Kinh tế hộ: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp
theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng và hoạt động phi nông nghiệp ở nông
thôn.

Theo Ellis – 1988 thì hộ nơng dân là các nơng hộ thu hoạch các phương
tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nằm
trong một hệ thống kinh tế rộng hơn.
 Đặc điểm kinh tế hộ: là đơn vị kinh tế cơ sở vừa là đơn vị sản xuất,
vừa là đơn vị tiêu dùng.
- Hộ nông dân là: đơn vị sản xuất nhưng với quy mơ nhỏ, họ cũng có đầy
đủ các yếu tố, các tư liệu phục vụ sản xuất. Đó là các nguồn lực đã có sẵn có của
nơng hộ như: lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, công cụ…Từ các yếu tố sản xuất
đó nơng hộ sẽ tạo ra các sản phẩm cung cấp cho gia đình và cho xã hội.
 Vai trị của kinh tế hộ: Tuy các hộ nơng dân cịn sản xuất một cách
nhỏ lẻ, quy mơ khơng lớn, năng suất chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa cao,
nhưng khơng thể phủ nhận vai trị quan trọng của kinh tế hộ trong sản xuất
nông nghiệp. Các hộ nông dân đã sử dụng những điều kiện sẵn có để sản xuất,
ổn định cuộc sống.
- Ngoài việc tạo ra các thành phẩm phục vụ cho gia đình và xã hội, kinh
tế hộ nơng dân cịn đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu,
hàng hóa, dịch vụ là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lớn đến người
tiêu dùng, vì mơ hình kinh tế hộ có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư không
lớn, công tác quản lý khá dễ dàng so với các loại hình sản xuất khác.


5

- Tóm lại hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế vốn có trong mọi
hình thái kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất
kinh doanh của con người. Hiệu quả kinh tế là quá trình sản xuất kinh doanh
phải biết tiết kiệm và phản ánh tối đa tiềm năng của nguồn lực, tiết kiệm chi
phí, đồng thời phải thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng số lượng và chất lượng
hàng hóa sản phẩm cho xã hội.
 Hiệu quả kinh tế: là phạm trù phản ánh trình độ năng lực quản lý

điều hành của các tổ chức sản xuất, nhằm đạt được kết quả đầu ra cao nhất
với chi phí đầu vào.
 Hiệu quả xã hội : biểu thị mối tương quan giữa kết quả sản xuất với
các lợi ích xã hội do sản xuất mang lại. Cùng với sự công bằng cho xã hội nó
kích thích sự phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Nhờ phát triển của
sản xuất mà xã hội ngày càng nâng cao được mức sống của người lao động
cả về mặt vật chất và tinh thần, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp giảm, các mối quan
hệ xã hội được cải thiện, môi trường sống, điều kiện làm việc, trình độ xã hội
cũng được nâng lên.
 Hiệu quả môi trường: thể hiện bảo vệ tốt hơn môi trường như tăng
độ che phủ mặt đất, giảm ơ nhiễm đất, nước, khơng khí…
Trong các hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất nhưng không
thể bỏ hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khi nói tới hiệu quả kinh
tế người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
2.1.2 Khái niệm về cây lúa
- Lúa là cây trồng cổ truyền của Việt Nam và là cây trồng quan trọng
nhất, hiện nay vì diện tích gieo trồng lúa chiếm 61% diện tích trồng trọt cả
nước và 80% nông dân Việt Nam là trồng lúa. Gạo là lương thực thiết yếu
hàng đầu của con người Việt Nam, và Lúa là một trong năm loại cây lương
thực chính của thế giới, là nguồn lương thực cho hơn nửa dân số. Có vai trị


6

quan trọng trong đời sống con người, gắn liền với bữa ăn hằng ngày của
chúng ta từ ngàn đời nay cây lúa đã gắn bó với con người làng quê Việt Nam.
Đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh nền văn minh lúa
nước nó đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống ở nước ta.
- Chính vì tầm quan trọng của lúa gạo thời gian qua chính phủ Việt
Nam ln ln đặt phát triển lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển

nông nghiệp. Và đã có những đầu tư thích đáng cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là
hệ thống thủy lợi nhờ vậy mà chỉ trong vòng 30 năm đã biến nhiều vùng đất
khó khăn trở thành những vùng đất trồng lúa trù phú cho đất nước mà điển
hình nhất là vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Ngồi đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà
nước cũng đã quan tâm đầu tư về khoa học công nghệ và khuyến nông đối với
cây lúa và các chính sách hỗ trợ nơng dân.
2.1.3 Vai trò của cây lúa
- Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nơng dân trồng, là lương thực
chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông
dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 –
200 kg gạo/người/ năm tại các nước Châu Á, khoảng 10 kg/ người/ năm tại
các nước châu Mỹ.
- Để có được cây lúa, những người nông dân đã vất vả lao động từng
ngày, từ gieo mạ, cấy mạ rồi chăm sóc, vun xới cho cây. Lúa được trồng
ở những vùng đồng bằng châu thổ, nơi có phù sa bồi đắp. Cũng như đồng
bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long là một vựa lúa lớn của Việt Nam.
Tuy nhiên, khơng chỉ có ở đồng bằng, cây lúa còn được trồng trên vùng cao
với những ruộng bậc thang xanh mướt. Lúa thích nghi đặc biệt với khí hậu
nhiệt đới ở Việt Nam theo hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Phần lớn những
người nơng dân cịn phụ thuộc vào cây lúa. Đây là một hình thức sản xuất
nơng nghiệp phổ biến và dễ thấy ở Việt Nam. Cây lúa đã đưa Việt Nam từ


7

nước đói kém sau chiến tranh thành một quốc gia xuất khẩu lúa gạo đứng thứ
hai trên thế giới. Mặc dù là cây nông nghiệp nhưng không thể thiếu những cây
đó trong đời sống người Việt Nam.
- Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao cây lúa lại có một vai trò quan trọng
trong đời sống Việt Nam đến như vậy? Có thể thấy rằng, từ khi sinh ra, con

người đã gắn bó với cây lúa và hạt gạo. Cây lúa khơng những là cây nơng
nghiệp mà cịn là một loại cây lương thực cung cấp thực phẩm chủ yếu cho
con người. Đôi khi người ta thấy rằng con người ăn cơm lâu, muốn thay đổi
hương vị, đã tìm đến những quán phở, hàng bún. Đó là một cách thay đổi
khẩu vị hay đúng hơn là gạo đã dược biến tấu bằng một cách chế biến khác.
Như vậy, cây lúa đã trở thành một loại cây gắn bó thân thiết với người
dân Việt Nam trong lao động sản xuất, trong đời sống, nhất là những nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày. Khơng những vậy, cây lúa cịn mang một giá trị văn hố
tinh thần sâu sắc cho người nơng dân Việt Nam.
2.1.4 Sự cần thiết để phát triển cây lúa
- Để phát triển được nền văn minh lúa nước của người dân Việt Nam
thì bên cạnh những lợi thế về tiềm nằng trong sản xuất và phát triển sản xuất
lúa gạo để xuất khẩu, thì sự cần thiết để phát triển cây lúa còn phải qui tụ vào
những nhân tố sau:
 Tích lũy vốn cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
Mục tiêu chủ yếu sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướ. Do vậy đẩy mạnh xuất khẩu nói
chung là địi hỏi tăng ngoại tệ, giải quyết vốn cho cơng nghiệp hóa. Trước
tình hình đó lúa gạo đã vươn lên giữ vị trí mặt hàng xuất khẩu lớn của nước
ta. Trong suốt 13 năm qua (1991-2003) riêng kim gạch xuất khẩu gạo đã đạt
trên 8 tỷ USD. Con số đó đã nói rõ sự cần thiết của việc sản xuất lúa gạo đối
với công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước.


8

Ngồi ra hướng đã đặt ra 3 chương trình kinh tế - chương trình lương thực
thực phẩm, chương trình xuất khẩu, chương trình hàng tiêu dùng được đề ra tại
đại hội 6 phải có sựu kết hợp chặt chẽ nhằm hướng cơng nghiệp hóa, nơng
nghiệp phát triển, đời sống người dân được nâng cao trước hết là về ăn uống.

Đây là chiến lược nhằm phát triển và hoàn thiện con người xã hội chủ nghĩa.
 Cải thiện đời sống giải quyết việc làm cho nhân dân
- Đối với mỗi quốc gia, việc phát triển nguồn nhân lực là nội dung lớn
thuộc chiến lược phát triển con người. Dân số nước ta với 80% dân số tập
trung ở nông thôn phần lớn sinh sống bằng lúa gạo và trồng cây lương thực.
Trong đó, đời sống ở nơng thơn và thành thị có sự chênh lệch đáng kể. Đời
sống người nơng dân cịn thấp về mức thu nhập bình qn đầu người, điều
kiện vật chất, CSHT... Với tình trạng đó thì việc phát triển lúa gạo và xuất
khẩu gạo để nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng nông thôn ngày giàu
mạnh là điều rất cần thiết.
 Phát huy lợi thế trong nước
- Sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam có những lợi thế như: đất
đai, khí hậu, nước tưới tiêu, vị trí địa lý. Một chiến lược đúng đắn nhất là khai
thác triệt để nhất các lợi thế. Chính những lợi thế đó đã làm cho sản lượng lúa
tăng đều đặn trong những năm qua. Qua đó ta thấy được sự cần thiết phải xuất
khẩu gạo cũng như tính đúng đắn của định hướng xuất khẩu lúa gạo là vấn đề
thiết yếu.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên thế giới năm 2017
-Tháng 2/2017chỉ số giá lương thực FAO trung bình đạt 253 điểm
trong tháng 2 đầu năm 2017 tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Xét theo quốc gia giá gạo năm nay giảm nhẹ. Như sản lượng của Mỹ
dự báo sẽ giảm 10% xuống 6,4 triệu tấn, tại Ai Cập sản lượng dự báo sẽ giảm


9

do việc hạn chế sử dụng nước. Sản lượng của Ấn Độ cũng sẽ giảm chút ít,
trong khi Sri Lanka sẽ hồi phục sau đợt hạn hán trầm trọng nhất trong đợt 9
năm. Sản lượng của Thái Lan dự báo sẽ tăng do vụ mùa có đủ nước.

- Tiêu thụ gạo trên thế giới tiếp tục tăng mặc dù tốc độ chậm. Tiêu thụ
gạo lương thực tiếp tục tăng mạnh nhất ở ấn độ do dân số tăng, tại một số
quốc gia Đơng Nam Á người dân có xu hướng chuyển gạo sang bột mì. Do
vậy mặc dù dân số tăng nhưng tiêu thụ gạo ở Bangladesh dự báo sẽ vững,
trong khi ở Indonesia sẽ giảm.
-Tiêu thụ gạo tại châu Phi cận Sahara tăng nhanh do đan số và người
dân chuyển dần từ sử dụng các loại củ chuyền thống sang dùng gạo. Hiện gạo
đã trở thành lương thực chính của nhiều quốc gia châu Phi trong khi tiêu thụ
tăng nhanh hơn nhiều so với sản lượng khiến nhập khẩu tăng theo.
- Nigeria là nước đông dân nhất châu Phi, và là nước nhập khẩu gạo lớn
thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Tuy nhiên nỗ lực của Chính Phủ trong việc tự
cung tự cấp lương thực và chính sách hạn chế nhập khẩu đã giảm lượng nhập
gạo từ 3,4 triệu tấn năm 2012 xuống dự báo chỉ 2,1 triệu tấn năm 2018. Kể từ
khi nguồn cung cấp trong nước bị hạn chế và giá gạo nội cũng như giá gạo
nhập khẩu tăng mạnh, tiêu thụ gạo tại Nigeria đã giảm trong 2 năm qua. Mặc
dù cầu nhập khẩu của Indonesia giảm xong nhập khẩu ở hầu hết các nước
khác trong khu vực vẫn tăng mạnh, mở ra thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng
tăng trưởng cho nhưng nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
- Do nguồn cung cấp gạo thế giới dự báo sẽ vượt tiêu thụ, tồn trữ gạo
toàn cầu năm 2017 và 2018 sẽ tăng mạnh, chỉ yếu do Trung Quốc nơi dụ trữ
gạo dự báo sẽ tăng 9% lên 75 triệu tấn. Đây là mức tăng nhiều nhất kể từ năm
2002 và chiếm 60% dự trữ tồn cầu , các chính sách của chính phủ đang
khuyến khích sản xuất tăng vượt nhu cầu.


10

- Trái lại, dự trữ gạo ở top 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới dự
báo sẽ tiếp tục giảm. Dự trữ ở Thái Lan dự báo sẽ giảm 28% xuống 45 triệu
tấn do chính phủ nỗ lực bán đấu giá với số gạo tồn dự trữ từ rất lâu. Trong khi

đó tồn trữ ở Ấn Độ dự báo sẽ đạt 17,4 triệu tấn giảm 8% so với năm trước
nhưng vẫn cao hơn quy định về dự trữ đệm. Thương mại gạo thế giới năm
2018 dự báo sẽ tăng lên 42,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2017, với nhập
khẩu cao hơn năm trước ở Châu Phi cận Sahara và Đông Nam Á. Phần lớn
gạo sẽ được tiêu thụ ở chính các nước sản xuất và chỉ 10% sản lượng trên
toàn cầu được xuất nhập khẩu.
- Xét theo bối cảnh chung, triển vọng thương mại gạo thế giới năm
2017 vẫn cịn nhiều khó khăn, điều này phần nào ảnh hưởng đến sự suy giảm
nhập khẩu tại một số quốc gia Châu Á chủ yếu là tại In-đô-nê-xi-a và
Philippines bên cạnh đó Hàn Quốc và Iran đều được dự báo sẽ giảm nhập
khẩu do nguồn cung cấp trong nước khá dồi dào. Ngoài ra triển vọng sản
lượng thấp có thể sẽ tăng nhưng phải phụ thuộc vào mối tương quan giữa giá
gạo trong nước và giá gạo nhập khẩu. Dự báo xuất khẩu gạo sang các nước
châu Phi sẽ duy trì ở mức 15 triệu tấn, tăng mạnh tại các nước Tây Phi như
Mali và Nigeria trong khi lại giảm ở các nước Nam Phi và Madagascar.
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam năm 2017
- Sản lượng lúa gạo Việt Nam trong năm 2017 dự kiến đạt khoảng 43.5
triệu tấn không đổi so với năm năm trước. Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam
tháng 12 tăng khoảng 10% so với tháng trước, và khoảng 5USD/tấn so với 1
năm trước.
- Tính từ đầu năm xuất khẩu gạo tại Việt Nam từ ngày 6/6/2017 đạt
trên 2.8 triệu tấn tăng 23,46% so với cùng kỳ năm ngoái, và cũng giảm
khoảng 8,53%, do nhu cầu sụt giảm từ các khách hàng Đông Nam Á. Nguyên
nhân là do thiếu nước, xâm mặn ngiêm trọng và bão làm giảm năng xuất


11

trung bình. Nơng dân Việt Nam hiện đang thời gian cao điểm sản xuất vụ
chính đơng xn. Đến giữa tháng 3/2017 hoạt động sản xuất vụ lúa đầu tiên

và lớn nhất trong 3 vụ được báo cáo là phục hồi so với hoạt động sản xuất hồi
năm ngối, diện tích gieo trồng 3,04 triệu ha. Tại ĐBSCL, khu vực sản xuất
chiếm một nửa sản lượng vụ đông xuân, vấn đề xâm mặn còn làm giảm đến
năng xuất gieo trồng, do nguồn nước khơng đủ cho thủy lợi và tình trạng xâm
mặn đã làm giảm 10% năng xuất trung bình vụ chính tại ĐBSCL xuống cịn
6,4 tấn/ha. Kết quả này đã đưa khối lượng xuất khẩu gạo cả năm 2017 đạt
7,81 triệu tấn cới trị giá 3.15 tỉ USD như vậy so với cùng kỳ năm ngoái khối
lượng sản xuất gạo giảm 16,1% về khối lượng và giảm giảm 17.4% về giá trị
so với cùng kỳ năm ngối.
- Ngồi ra cịn một lượng xuất khẩu qua con đường tiểu ngạch sang
Trung Quốc, với số lượng rất khó tính tốn chính xác. Triển vọng xuất khẩu
gạo Việt Nam những tháng cuối năm 2017 tăng khá nhiều do nhu cầu trở lại
của Philippines, Malaysia cũng như nhu cầu từ Banglangdesh.


12

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế có liên quan đến q
trình sản xuất cây lúa Bao Thai tại xã Đại Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: tại xã Đại Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Thời gian: Từ 15/01/2018 đến 30/05/2018
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội
của xã Đại Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Nội dung 2: Đánh giá tình hình sản xuất cây lúa Bao Thai tại xã Đại

Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Nội dung 3: Đánh giá được những điều kiện thn lợi và khó khăn
trong q trình trồng cây lúa Bao Thai xã Đại Sảo. Phân tích HQKT của
giống lúa Bao Thai so với giống lúa khác (Khang Dân).
- Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của
cây lúa Bao Thai.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Người dân gieo trồng cây lúa Bao Thai đã đạt được hiệu quả kinh tế như
thế nào trong năm 2017
- Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp trực tiếp tới hiệu quả sản xuất cây
lúa này?
- Khó khăn của bà con khi sản xuất giống lúa này gặp phải là gì? Có thể
đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nào để khắc phục?


13

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
3.4.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
- Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn gồm hai phần chính:
+ Phần I: Những thông tin chung
+ Phần II: Nội dung phỏng vấn
- Tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp thu thập thông tin bằng bộ câu hỏi
chuẩn bị sẵn. Phiếu điều tra gồm các câu hỏi có liên quan, tiến hành phỏng
vấn trực tiếp từ người dân, người cung cấp thơng tin chính (Cán Bộ xã,
Trưởng Thơn). Về quy mô, diện đất gieo trồng, cách tổ chức sản xuất, xu
hướng, và tiềm năng nâng cao hiệu quả kinh tế ở các thôn trong xã Đại Sảo.
- Phỏng vấn trực tiếp 35 hộ trồng lúa Bao Thai. Và phỏng vấn thêm 10 hộ
nông dân trồng giống lúa Khang Dân tại xã Đại Sảo, để so sánh hiệu quả kinh

tế giữa việc trồng cây lúa Bao Thai và cây lúa Khang Dân.
3.4.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin từ các tài liệu sách, báo, tài liệu internet, quyết
định, thông tư, các kết quả nghiên cứu về cây lúa được thực hiện ở trong
nước và ngoài nước.
- Các báo cáo tổng hợp về tình hình sản xuất cây lúa Bao Thai tại xã Đại
Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
- Quan sát địa hình, địa thế.
- Đánh giá khái quát những lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên cho
việc trồng cây lúa Bao Thai thông qua việc quan sát trực tiếp.
3.4.3. Phương pháp thống kê và sử lý số liệu
- Phân tích và tổng hợp thơng tin, các số liệu điều tra, các tài liệu tham
khảo thu thập được.


14

3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất
- Giá trị sản xuất GO: (Gross Output): Là giá tính bằng tiền của tồn bộ
các loại sản phẩm vật chất và dịch vụ lao động nơng nghiệp được tạo ra tính
trên một đơn vị diện tích trong thời gian một năm hay một chu kì sản xuất.

Trong đó:

Qi : Là khối lượng sản phẩm thứ i
Pi : Là đơn giá sản phẩm thứ i
i : Là số lượng chủng loại sản phẩm


-Chi phí trung gian IC: (Intermediate cost): Là tồn bộ chi phí vật chất
và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.

Trong đó:

Cj: Số lượng đầu vào thứ j được sử dụng
Pj: Đơn giá đầu vào thứ j

-Giá trị gia tăng VA:(Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của
người sản xuất khi sản xuất trên một đơn vị diện tích trong một chu kì
sản xuất.
VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp MI: (Mix Inconme): Là phần thu nhập thuần tuý của
người sản xuất bao gồm thu nhập của người lao động và lợi nhuận thu được
trên một đơn vị diện tích.
MI = VA - A - T
Trong đó: + A: Giá trị khấu hao tài sản cố định
+ T : Thuế đất nông nghiệp


15

- Lợi nhuận Pr: Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp khi sản xuất
trên một đơn vị diện tích.
Pr = GO - TC
Trong đó:

 GO: Là tổng giá trị sản xuất
 TC: Là tổng chi phí.


3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
- Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất trên 1 đơn vị diện tích:
GO/ha: Tổng giá trị sản xuất trên 1 ha
VA/ha: Giá trị gia tăng trên 1 ha
- Chỉ tiêu hiệu quả vốn:
GO/IC: giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian.
VA/IC: giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian.
MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí.
Pr/IC: Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian.
- Chỉ tiêu hiệu quả lao động:
GO/CLĐ: Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động.
VA/CLĐ: Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động.
MI/CLĐ: Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động.
Pr/CLĐ: Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động.
* Về giá cả sử dụng trong tính tốn: Tơi sử dụng giá cả bình quân trên
thị trường trong thời gian nghiên cứu.


×