Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tác phẩm tây tiến (Văn 12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.15 KB, 7 trang )

Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

TÂY TIẾN
Quang Dũng
A. NỘI DUNG TÁC PHẨM
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Quang Dũng
✔Là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp

Người nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc.

Đề tài: người lính và quê hương.

Phong cách thơ: hồn hậu, lãng mạn, phóng khống và tài hoa.
"Nhà thơ Quang Dũng như "bóng mây qua đỉnh Việt" và là một áng mây bay qua sông núi nước
Việt. Mây Quang Dũng bay đến đâu, hoa lá cỏ cây và núi sông như có hồn theo đến đấy." (Nhà
thơ Vân Long.)
2. Tác phẩm: Bài thơ “Tây Tiến”
✔ Thể loại: thơ thất ngơn

Hồn cảnh sáng tác:
● Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với
bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào
cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là sinh viên Hà Nội, chiến
đấu trong hoàn cảnh rất thiếu thốn về vật chất và bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Họ đi theo tiếng
gọi của Tổ quốc thân yêu, rất giống với những vần thơ trong “Khúc bảy” của nhà thơ Thanh Thảo:
Chúng tơi đã đi khơng tiếc đời mình
(Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì cịn chi Tổ quốc?
● Quang Dũng cũng là một trong số những người trẻ tuổi ấy. Cuối năm 1948, rời xa đoàn
quân Tây Tiến để chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh,


những nỗi nhớ niềm thương đã thúc giục Quang Dũng viết nên bài thơ “Nhớ Tây Tiến”, về sau
được đổi tên thành “Tây Tiến”. Bởi đối với Quang Dũng, chỉ vỏn vẹn hai chữ “Tây Tiến” cũng đã
đủ chứa đựng bao nỗi nhớ thương da diết, dạt dào, không thể nguôi ngoai.
“Nếu phải chọn mười bài thơ hay nhất của nền thơ ca cách mạng, chắc chắn phải có “Tây
Tiến”, và nếu rút xuống năm bài, vẫn khơng thể thiếu “Tây Tiến”. Thậm chí, chỉ ba bài vẫn có thể
có “Tây Tiến”. (Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên)
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

Bài thơ được coi là “khúc độc hành của nỗi nhớ thương”.
II. Tìm hiểu chi tiết
a) 14 câu thơ đầu: Nỗi nhớ về thiên nhiên miền Tây và hình ảnh người lính trên chặng
đường hành quân gian khổ


Hai câu thơ đầu:
+ Sông Mã: con sông gắn với chặng đường hành quân gian khổ, là hình ảnh tiêu biểu cho
thiên nhiên miền Tây.
+ “xa rồi”: được đặt khéo léo giữa hai danh từ, đưa nhà thơ trở về hiện tại xa cách. “xa rồi”
cũng là điểm thấp nhất trong câu thơ, thể hiện một sự hụt hẫng.
+ “Tây Tiến ơi!”: Tây Tiến như một người bạn thân thương đang xa cách => trìu mến.
+ “ơi”, “chơi vơi” và điệp từ “nhớ”: Nỗi nhớ được biểu lộ trực tiếp. “Nhớ chơi vơi” có thể là
lưng chừng nỗi nhớ, hoặc có thể vì nỗi nhớ q rộng nên loay hoay không biết đi về nẻo nào.
● Hai câu thơ tiếp theo:
+ “Sài Khao”, “Mường Lát”: tên hai địa danh lạ, hoang sơ, có chọn lọc; khơng cịn đơn giản
là những địa danh địa lí, mà đã trở thành những mốc thời gian lịch sử ghi lại những kỉ niệm về một
thời quân binh.
+ “sương lấp”: sương dày đặc như lấp cả bóng dáng đồn binh => khắc nghiệt.

+ “hoa về”, “đêm hơi”: không gian tĩnh lặng, hoa vắng. Hình ảnh những đóa hoa rừng nở
trong đêm sương, hoặc là hình ảnh những bó đuốc rực sáng trong đêm tối tĩnh mịch => mờ ảo, trữ
tình.
● Bốn câu tiếp theo: bốn câu thơ mang dáng dấp của một bài thơ tứ tuyệt.
+ Từ láy liên tiếp “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”: địa hình gập ghềnh, hiểm trở, gấp gãy, khó đi.
+ “heo hút”: từ láy đặc tả độ cao; “súng ngửi trời”: nhân hóa cũng đặc tả độ cao, đồng thời thể
hiện chất lính dí dỏm, lạc quan.
+ “ngàn thước lên cao” >< “ngàn thước xuống”: phép điệp và phép đối, nhấn mạnh địa hình
hiểm trở, cao vời vợi, sâu thăm thẳm (người đọc như đang chơi một trị chơi bập bênh chóng mặt)
=> Thi trung hữu họa => sự tài hoa, đa tài của Quang Dũng.
+ “Nhà ai Pha Lng mưa xa khơi”: câu thơ tồn thanh bằng, gợi sự yên bình để kéo lại sự
cân bằng cho đoạn thơ. Góc nhìn: đèo cao dốc đứng, trơng thấy những nếp nhà Pha Luông ẩn hiện
trong làn mưa bụi.
● Hai câu thơ tiếp theo:
+ “dãi dầu”, “không bước nữa”, “gục bên súng mũ bỏ quên đời”: Hai lớp nghĩa, có thể là nghỉ
ngơi, có thể là đã hi sinh => Nói giảm nói tránh. Có chất hiện thực nhưng vẫn mang theo chất
lãng mạn.
● Hai câu thơ tiếp theo:
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

+ “Chiều chiều”, “đêm đêm”: gợi vịng tuần hồn khơng ngừng của thời gian, thời gian hành
quân không lúc nào thôi nguy hiểm.
+ “thác gầm thét”, “cọp trêu người”: nhân hóa => thiên nhiên dữ dội, thú dữ đe dọa.
● Hai câu thơ cuối:
+ “Nhớ ơi”: nỗi nhớ da diết
+ “cơm lên khói”: những bản làng trong khói bếp ban chiều, rất bình yên, rất tình (tình cảm
của người chiến sĩ với đồng bào, “quân với dân như cá với nước”).

+ “mùa em thơm nếp xôi”: không phải mùa xuân, hạ, thu, đông, “mùa em” là một mùa thật lạ,
thật đẹp, thật tình. “Mùa em” là mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước, mùa
em đi phác rẫy làm nương, mùa ta gặp nhau, mùa trao yêu thương, mùa vương luyến nhớ, để xa rồi
sẽ mãi không quên. Mùa em là mùa của sự đủ đầy, là mùa của tình yêu, của tình quân dân thắm
thiết.
c) Đoạn thơ thứ ba: Hình ảnh người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, lãng
mạn và bi tráng
● Hai câu thơ đầu tiên:
+ “Khơng mọc tóc”: Hình ảnh trực diện của đồn binh Tây Tiến: khơng mọc tóc => vẻ ngồi
kì dị. Bởi vì trong thời điểm những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, những thiếu thốn
về vật chất cùng sự nguy hiểm của nơi rừng thiên nước độc nơi núi rừng Tây Bắc cộng với căn
bệnh sốt rét hồnh hành đã gây cho người lính những căn bệnh ngồi da khiến cho tóc khơng mọc
lại được. Ở một góc nhìn dí dỏm và lạc quan hơn của những người lính, việc “khơng mọc tóc” giúp
cho các anh dễ dàng hành động hơn trong những trận chiến “giáp lá cà”. Đó là lí do tại sao mà
những anh bộ đội Cụ Hồ trong thời kì này thường được gọi với những cái tên thân thuộc hơn như
là “những anh vệ túm”, “những anh vệ trọc”.
+ “Xanh màu lá”: Hiểu theo hai cách: làn da xanh xao hoặc dùng lá rừng để ngụy trang, tránh
bị địch phát hiện khi hành quân.
+ Mặc dù hiện lên với vẻ ngoài kì dị, nhưng đi kèm với “khơng mọc tóc”, “xanh màu lá” là
cụm từ “đoàn binh” và “dữ oai hùm”. Ta có thể mường tượng ra được hình ảnh một đồn binh
đơng đảo, với những anh lính hừng hực khí thế, quyết chiến, quyết thắng, một lòng chiến đấu và
nguyện hi sinh để bảo vệ non sông.
Liên hệ: “Tam quân tì hổ khí thơn ngưu” – Phạm Ngũ Lão.
⇨ Dưới ngịi bút tài hoa của Quang Dũng, hình ảnh những người lính Tây Tiến khơng hiện
lên với vẻ ngồi tiều tụy, ốm yếu dù phải hành quân trong điều kiện thiếu thốn đầy gian khổ, mà họ
mang một khí thế mạnh mẽ, đi để chiến đấu, đi để chiến thắng, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
● Hai câu thơ tiếp theo: vẻ đẹp hào hùng
+ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”: “Mắt trừng” là đơi mắt nhìn thẳng, đầy cảnh giác, đầy
căm thù hướng về phía quân địch. “Mộng” ở đây là giấc mộng chinh phu, giấc mộng lập công,
chiến thắng trước kẻ thù.

@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

+ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: Khi màn đêm buông xuống, nỗi nhớ của các anh lại
được gửi gắm về Hà Nội, về q hương của mình, nhớ những góc phố thân quen với những “dáng
kiều thơm” – hình ảnh những người con gái Hà Nội đằm thắm, dịu dàng.
⇨ Hai câu thơ nhốt trọn hai thế giới của ban ngày và ban đêm. Đó là hai thế giới với hai
giấc mộng: mộng chinh phu và mộng giai nhân, mộng đánh giặc và mộng về những bóng hình giai
nhân.
● Hai câu thơ tiếp theo:
+ “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”: Khơng gian đã thay đổi qua ngịi bút của nhà thơ Quang
Dũng. Trước mắt ta hiện lên những ngôi mộ rải rác nơi biên cương. Đó là những ngơi mộ xa xứ,
khơng một nén nhang, khơng một vịng hoa, khơng một lời đưa tiễn. Thời gian ấy là những năm
tháng mà những người lính chết trên đường hành qn cịn nhiều hơn chết trận, bởi những cái hiểm
nguy, gian khổ nơi rừng thiên nước độc đã khiến cho những người lính phải bỏ lại mạng sống của
mình nơi xứ lạ, không biết đến khi nào mới được quay trở về. Những từ Hán Việt “biên cương”,
“viễn xứ” => Sắc thái trang trọng, thiêng liêng khi nói về sự hi sinh của những người lính Tây
Tiến.
+ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”: “Chiến trường” >< “đời xanh”. “Chiến trường” là
nơi diễn ra những trận mưa bom bão đạn khốc liệt, khủng khiếp còn “đời xanh” là khoảng thời
gian tuổi trẻ, là niềm tin, là hi vọng. Như nhà thơ Tạ Hữu Yên đã từng viết những vần thơ rất hay
rằng:
Đất Nước tôi thon thả giọt đàn bầu
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ
Các anh khơng về, mình mẹ lặng im…
Nhưng vượt lên trên tất cả những nỗi sợ hãi ấy, những người lính đã chọn xơng pha chiến
trường khi tuổi đời vẫn còn rất trẻ, họ đi mà “chẳng tiếc”, đi với sứ mệnh thiêng liêng là đem lại sự

bình yên cho Tổ quốc thân yêu.
● Hai câu thơ còn lại:
+ “Áo bào thay chiếu anh về đất”: “Áo bào” là hình ảnh cường điệu hóa. Vốn dĩ đây là trang
phục chỉ dùng cho vua chúa, cho những bậc tướng quân, nhưng ở đây đã được sử dụng để nói lên
vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến. Sự thật là các anh đã trở về đất mẹ với hình hài nguyên sơ
nhất cùng tấm áo trấn thủ. Biện pháp nói giảm nói tránh “anh về đất” đã làm dịu vợi đi nỗi đau
thương khi nói về sự hi sinh của những người lính Tây Tiến. Trong bài thơ “Tiếng hát con tàu”,
Chế Lan Viên đã từng viết những câu thơ như thế này:
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm cơng đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con…
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

Đơi khi những người lính cịn nhường những tấm áo nâu đó cho người đồng đội của mình.
Bởi trong những năm tháng nhọc nhằn, gian khổ ấy, có biết bao nhiêu thiếu thốn và khó khăn. Và
khi những người anh hùng ấy ngã xuống, hình ảnh dịng sơng Mã lại xuất hiện: Sơng Mã gầm lên
khúc độc hành. Dịng sơng Mã được nhân hóa, gầm lên một tiếng kêu đau xót. Sơng Mã giống như
hình tượng một con chiến mã trung thành thét lên một tiếng kêu đau đớn khi chứng kiến vị tướng
quân của mình tử trận. “Khúc độc hành” này giống như một bài điếu thể hiện tình cảm của Quang
Dũng dành cho những người lính Tây Tiến. Đó là lí do vì sao người ta vẫn nói bài thơ “Tây Tiến”
như “một nén tâm nhang” mà nhà thơ muốn gửi đến những người đồng đội đã khuất của mình.
Hình ảnh dịng sơng Mã hiện lên đã khiến cho hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp bi
tráng, mang tầm vóc vũ trụ.
Kết:
Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng

Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông.
(“Bài thơ ấy” – Giang Nam)
B. CẢM HỨNG LÃNG MẠN VÀ TINH THẦN BI TRÁNG
I. Cảm hứng lãng mạn:
1. Khái niệm cảm hứng lãng mạn:
- Khái niệm: Cảm hứng lãng mạn trong văn học, đặc biệt là trong thơ, là cảm hứng khẳng
định cái tơi tràn đầy tình cảm, cảm xúc và hướng về lí tưởng. Nó đi tìm cái đẹp trong những cái
khác lạ, phi thường, độc đáo vượt lên những cái tầm thường, quen thuộc của đời sống thường ngày.
Nó đề cao nguyên tắc chủ quan, phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng, liên tưởng. Cảm
hứng lãng mạn cũng thường tìm đến cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, đối lập, ngơn ngữ
giàu tính biểu cảm và tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Cảm hứng lãng mạn trong văn học cách mạng
từ năm 1945 đến trước 1975 chủ yếu thể hiện qua việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc
sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào
tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong sáng tác,
nó nâng đỡ con người vượt lên mọi gian khổ của chiến trang máu lửa để hướng tới ngày chiến
thắng.
2. Phân tích biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang
Dũng:
- Cảm hứng lãng mạn trong “Tây Tiến” trước hết được thể hiện qua “cái tơi” tràn đầy tình
cảm của Quang Dũng:
Sơng Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi. (phân tích nỗi nhớ)
“Cái tơi” Quang Dũng có mặt khắp nơi, lắng đọng mọi chỗ, từ cảnh chiến trường hiểm trở,
hoang sơ đến cảnh sông nước thanh bình, thơ mộng, đến hội đuốc hoa đầy màu sắc xứ lạ phương xa, từ

nỗi nhớ bản làng “Mai Châu cơm lên khói” đến một “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Thật hào hoa,
lãng mạn.
- Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ “Tây Tiến” còn được thể hiện qua bút pháp lãng mạn.
Những thủ pháp cường điệu, đối lập được sử dụng rộng rãi, sáng tạo đã tô đậm cái phi thường, tạo nên
ấn tượng mạnh mẽ về cái hào hùng, hùng vĩ và tuyệt mĩ của con người và thiên nhiên.
+ Thiên nhiên miền Tây qua ngòi bút của Quang Dũng đã hiện lên với vẻ đẹp vừa đa
dạng vừa độc đáo, vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình, hoang sơ mà ấm áp làm say lịng người.
Phân tích sự hùng vĩ, hào hùng; Trí tưởng tượng bay bổng khiến thi nhân quên đi mệt nhọc mà hình
dung ra một “đêm hơi”, khơng chỉ có sương rừng ướt lạnh mà cịn có cái lãng đãng, huyền ảo; phân
tích hình ảnh “súng ngửi trời”; phân tích “nhà ai Pha Lng mưa xa khơi”; cảm được cái oai linh của
thần núi, thấy được cái “hồn lau nẻo bến bờ” và nghe thấu được cả tiếng “sông Mã gầm lên khúc độc
hành.” Những tên bản, tên làng Sài Khao, Mường Lát, Mai Châu, Mường Hịch không chỉ gợi nỗi nhớ
về đồn qn mà cịn tạo ấn tượng về sự xa xơi, heo hút, hoang sơ. (Phân tích từng hình ảnh một)
+ Hình ảnh những cơ gái, những con người miền Tây Bắc được gợi nhớ trong bài thơ
càng tơ đậm thêm chất huyền bí, thơ mộng của cảnh núi rừng.
Nhớ ôi Tây Tiến… nếp xôi.
Doanh trại bừng lên… xây hồn thơ.
+ Bức chân dung của người lính Tây Tiến được vẽ với những nét có vẻ phi thường,
khác lạ.
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai hùm.
(tâm hồn lãng mạn, lạc quan, yêu đời)
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
II. Tinh thần bi tráng:
1. Khái niệm tinh thần bi tráng:
- Chất bi tráng trong văn học thể hiện ở việc miêu tả hiện thực không né tránh cái bi, tức
những gian khổ, đau thương và mất mát, hi sinh. Nhưng sự hi sinh đó khơng hề bi lụy mà là cái chết
hào hùng, lẫm liệt của những người chiến sĩ đi vào cõi bất tử. Cái bi thường được thể hiện bằng giọng
điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng.
@nhattra.dayyy



Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

2. Phân tích biểu hiện của tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:
- Sự hi sinh: Rải rác biên cương mồ viễn xứ; Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh; Áo bào
thay chiếu anh về đất; Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
- Ngoại hình >< lí tưởng, khí thế.

@nhattra.dayyy



×