Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Người lái đò sông đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.54 KB, 8 trang )

Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

NGƯỜI LÁI ĐỊ SƠNG ĐÀ
Nguyễn Tn
A. NỘI DUNG TÁC PHẨM
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Nguyễn Tuân
✔Là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có phong cách nghệ thuật độc đáo, suốt đời đi tìm cái đẹp.

Quan niệm: “đời là một trường du hí”, “sống là chơi mà viết cũng là chơi”, “viết văn
trước là để khẳng định cá tính độc đáo của mình”.
Các từ khóa: độc đáo; ngơng nghênh, kiêu bạc, tài hoa, uyên bác; chủ nghĩa xê dịch; sáng tạo
ngôn từ; cái đẹp.
2. Tác phẩm: Tùy bút “Người lái đị Sơng Đà”
✔ Thể loại: tùy bút

Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được nhà văn sáng tác sau chuyến đi thực tế gian khổ tới
miền Tây Bắc xa xôi rộng lớn, không chỉ để thỏa mãn niềm khát khao “xê dịch”, mà chủ yếu để
tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những con
người lao động và chiến đấu trên miền núi sơng hùng vĩ và thơ mộng đó.

Được in trong tập “Sơng Đà”, xuất bản năm 1960.
II. Tìm hiểu chi tiết
● Hình tượng sơng Đà:
Câu hỏi: Vì sao hình tượng sông Đà lại phù hợp với bản ngã của Nguyễn Tuân như vậy?

Sông Đà độc đáo: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” (Lưu Quang Bích).
Trong khi tất cả các con sông đều chảy về hướng Đơng, duy chỉ có sơng Đà là chảy theo hướng
Bắc. Phải chăng chính sự khác biệt, độc đáo này của dịng sơng đã khiến cho hình tượng sơng Đà
và Nguyễn Tuân có nét tương đồng? Bởi trong nền văn học Việt Nam hiện đại, bản thân Nguyễn
Tuân cũng là một nhà văn chọn cho mình một lối đi riêng, chỉ đi theo bản ngã của chính mình mà


thơi. Ơng ln theo đuổi và tôn thờ “chủ nghĩa xê dịch”, luôn khát khao tìm kiếm, khám phá cái
đẹp và đưa vẻ đẹp chân-thiện-mĩ vào trong những trang văn của mình.
a) Sơng Đà – dịng sơng hung bạo:


Đá bờ sơng:

● Dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời: vách đá hai
bên bờ sơng rất cao và dựng đứng, sừng sững tới mức ánh mặt trời không tài nào xuyên qua được.
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

Chỉ đến lúc giữa trưa, khi tia mặt trời chiếu vng góc với mặt đất thì nơi mặt sơng mới có được
chút ánh sáng.
● Vách đá thành chẹt lịng sơng như một cái yết hầu; đứng bên này bờ nhẹ tay ném
hòn đá qua bên kia vách; có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia: lịng sơng
hẹp như một cái yết hầu (so sánh độc đáo), dùng những hình ảnh sống động để diễn tả khoảng
cách hai bên bờ sơng rất gần nhau (ném hịn đá; con hổ, con nai vọt qua…).
● Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy
mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ
mấy nào vừa tắt phụt đèn điện: diễn tả cảm giác của người khách Sông Đà (đáng sợ, lạnh lẽo…);
đặc biệt, Nguyễn Tuân đã sử dụng bút pháp so sánh rất độc đáo khi ví thành đá sông Đà ở miền
sông núi hoang sơ với cảnh phố thị phồn hoa, tấp nập. Khi đi qua nơi đá bờ sông dựng vách thành,
thiếu đi ánh sáng mặt trời, không gian nhỏ hẹp và tối tăm khiến người ta giật mình, hoảng hốt và lo
sợ như đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ
mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
● Mặt ghềnh Hát Loóng:
● Dài hàng cây số nước xơ đá, đá xơ sóng, sóng xơ gió, cuồn cuộn luồng gió gùn

ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sơng Đà nào tóm được qua đấy:
câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, giàu hình ảnh, thể hiện kết hợp sự
hung bạo, dữ dội của cả bốn yếu tố từ thiên nhiên “nước”, “đá”, “sóng” và “gió”, tạo ra hình ảnh
một luồng gió “cuồn cuộn”, “gùn gè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt”. “Đòi nợ xuýt” là
hành động đòi nợ một cách vơ cớ. Qua đó, tác giả làm nổi bật lên hình ảnh những luồng gió trên
sơng Đà thật mạnh mẽ, dữ tợn.
● Những cái hút nước ở quãng Tà Mường Vát:
● Hình dạng (đáng sợ như một lồi thủy quái): như cái giếng bê tông thả xuống sông
để chuẩn bị làm móng cầu; xốy tít đáy; trên mặt đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn.
● Âm thanh: thở và kêu như cửa cống cái bị sặc; nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sơi
vào (giống như âm thanh đáng sợ của một loài thủy quái).
● Sự dữ tợn của cái hút nước (bộ mặt thật của loài thủy quái): không thuyền nào dám
men gần những cái hút nước ấy; (so sánh độc đáo) thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt qua
sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ
vực; (liên tưởng độc đáo) anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả,
đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay
xuống đáy cái hút Sơng Đà – từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau
tới một cột nước cao đến vài sải. Khán giả đang xem kí sự đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì
lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh
phèn.
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

● Thuyền đi ngang qua bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược
rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lịng sơng đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh
sông dưới: cho ta thấy được sức hủy diệt khủng khiếp của loài thủy quái.
● Sự hung bạo của thác nước:
● Âm thanh ghê rợn, ám ảnh: tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên; tiếng nước

thác nghe như là ốn trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế
nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre
nứa đổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng:
biện pháp nghệ thuật độc đáo lấy lửa để tả nước, thể hiện rõ phong cách độc đáo của Nguyễn
Tuân.
● Thạch thủy trận: có 3 trùng vi
● Đá trên sông Đà: ngàn năm mai phục hết trong lịng sơng, trắng xóa cả chân trời
đá; thấy thuyền, một số hòn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền; mặt hịn nào cũng ngỗ ngược, nhăn
nhúm, méo mó; Sơng Đà giao việc cho mỗi hòn để bày thạch trận:
+ Đám đá tảng, đá hịn chia làm ba hàng trên sơng chặn ngang địi ăn chết con
thuyền.
+ Hàng tiền vệ có hai hịn canh một cửa đá trơng như là sơ hở, giữ vai trò dụ chiếc
thuyền đi vào sâu hơn nữa.
+ Boong-ke chìm, pháo đài nổi ở tuyến ba.

Mục đích: ăn chết con thuyền.


Trùng vi thạch trận đầu tiên:
+ Phối hợp với đá, nước và thác reo hò để làm thanh viện.
+ Những hòn đá bệ vệ, oai phong lẫm liệt.
+ Đá trơng nghiêng thì như đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước

khi giao chiến.
+ Mặt nước hò la vang dậy, ùa vào bẻ gãy cán chèo.
+ Sóng như thể quân liều mạng đá trái, thúc gối vào bụng, vào hông thuyền.
+ Nước bám lấy thuyền như đơ vật, túm thắt lưng ơng đị địi lật ngửa.
+ Sóng thác đánh miếng địn hiểm độc nhất, bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò.
+ Mở ra 5 cửa trận: 4 cửa tử, 1 cửa sinh, cửa sinh nằm bên bờ tả ngạn.



Trùng vi thạch trận thứ hai:
+ Tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh nằm lập lờ ở bên hữu ngạn (bố trí lệch sang).
+ Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái xô ra định níu con thuyền lơi vào
tập đồn cửa tử.
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

+ Bọn đá tiếp tục khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã
tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng.


Trùng vi thạch trận thứ ba:
+ Bên trái, bên phải đều là luồng chết cả.
+ Luồng sống duy nhất nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác.


Trùng vi thạch trận nguy hiểm với sự đe dọa xuất phát từ mọi phía. Cảnh tượng
sơng Đà dữ dội, hung bạo đã dậy sóng trong những trang viết của Nguyễn Tn.

b) Sơng Đà – dịng sơng trữ tình
✔Dịng chảy Sơng Đà (từ trên tàu bay nhìn xuống)
● Hình ảnh so sánh: Sơng Đà như “cái dây thừng ngoằn ngo”.

Hình ảnh so sánh: Sơng Đà như mái tóc kiều diễm của người phụ nữ đương thời
xuân sắc: tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây
Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai… => Câu văn đầy chất thơ, nhịp văn mềm mại, là một
sáng tạo nghệ thuật độc đáo.

+ Điệp từ “tn dài”: dịng chảy như dải lụa ngàn thước.
+ So sánh với mái tóc của người thiếu nữ: gợi sự mềm mại, trẻ trung của dòng sông.

Cảm xúc của Nguyễn Tuân: Xem con sông như người cố nhân lắm bệnh nhiều
chứng: chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng ngay. Nguyễn Tuân xem Sông Đà
như một người bạn lâu năm, một “cố nhân”, xa thì nhớ, gặp lại thì vui mừng khơn xiết; tưởng
như đã hiểu tường tận về nhau, nhưng mỗi khi gặp lại thì con Sơng Đà lại đem đến cho Nguyễn
Tuân một cảm giác mới lạ. Đó cũng là nguyên do tại sao Nguyễn Tuân – một người nghệ sĩ rất sợ
sự lặp lại tầm thường trong văn chương, đã dành bút lực của mình để viết tận mười lăm bài tùy
bút chỉ nói về con sơng này. Con Sơng Đà và những cảm giác mới mẻ mà nó mang lại đã trở
thành một nguồn cảm hứng không thể vơi cạn đối với Nguyễn Tuân.


Màu nước Sông Đà (thay đổi theo mùa)

Dẫn: “Tôi đã say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa
thu mà nhìn xuống dịng nước Sơng Đà”: Nguyễn Tuân đã dành nhiều thời gian cho con sông
này, mê đắm, chiêm nghiệm về vẻ đẹp của màu nước sông. Ông đã hòa tâm hồn vào mây trời
Tây Bắc để khám phá ra sự thay đổi của con sông theo thời gian rồi viết lên những câu văn như
ẩn chứa chút men rượu say nồng về vẻ đẹp diệu kì ấy.

“Mùa xn dịng xanh ngọc bích, chứ nước Sơng Đà không xanh màu xanh canh
hến của Sông Gâm Sông Lô.” Đây là màu xanh kết hợp của vẻ đẹp toàn bích, thứ ngọc trong
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

sáng, xanh một màu xanh gợi cảm, trong lành, rung rinh trong nắng sớm mà lấp lống bóng cây
tỏa rợp lịng sơng. Sắc xanh này phải chăng là cái điệu xanh của cây cối, núi non, mây trời, xanh

như cái sức mạnh diệu kì mà tạo hóa đã ban cho thiên nhiên hùng vĩ nơi đây.

Mùa thu, nước “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”, “lừ lừ cái
màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.” Phép so sánh độc đáo khiến
người đọc liên tưởng tới sự đa dạng của sắc sơng: chỉ có Nguyễn Tn mới dùng màu da mặt
người để miêu tả màu nước của con sông. Cái màu đỏ “lừ lừ” ấy có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân mới
thấy, mới cảm ra được.
(Liên hệ: Nếu nhà thơ Hồng Phủ Ngọc Tường mê đắm với con sơng Hương “sớm xanh, trưa
vàng, chiều tím” nhờ vào sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên đôi bờ và sự phản quang của ánh
mặt trời thì Nguyễn Tuân lại viết về sự thay đổi màu nước của Sông Đà với những cảm quan
nhạy bén của ngũ quan).

Chưa bao giờ màu “đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây
vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu”. Người Pháp từng gọi sông Đà với cái tên Rivière
Noire, dịch sang Tiếng Việt là sông Đen, nhưng thực chất màu nước sông chưa bao giờ màu đen.
=> Nguyễn Tuân đã phải gắn bó với con sơng, dành nhiều thời gian để tìm tịi, chiêm nghiệm,
nghiên cứu về sự chuyển dịch màu nước của Sông Đà. Việc so sánh màu nước Sông Đà với Sông
Gâm, Sông Lô và liên tưởng màu nước đỏ “lừ lừ” như da mặt người cho ta thấy ở Nguyễn Tuân
có một sự hiểu biết tường tận về các con sông và một cảm quan nhạy bén. Từ đó, ta thấy được
Nguyễn Tuân là một nhà văn tỉ mẩn trong từng trang văn, câu chữ: một khi đã đặt bút viết thì sẽ
viết đúng, viết cho nổi bật lên được những nét độc đáo của đối tượng. Đó là lí do vì sao Nguyễn
Tuân được xem là “định nghĩa của một người nghệ sĩ thực thụ”.
Cảnh đẹp ven bờ sông
● “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà”: tạo cảm giác tĩnh lặng, yên ả, thanh bình.

Đơi bờ sơng “lặng tờ”: “từ đời Lý, Trần, Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế
mà thơi.” Hình ảnh một con sơng tĩnh mịch, trầm lặng, hướng nội, làm nổi bật lên vẻ nguyên sơ
và hồng hoang của đôi bờ Sông Đà.

“Lặng tờ” được lặp lại: không gian vắng lặng như không thể “lặng tờ” hơn, khiến

du khách như có cảm giác mình đang lênh đênh trên con thuyền ngược về quá khứ.

Tuy nhiên, yên ắng như không mang nét cô quạnh mà “hoang dại như một bờ tiền
sử”, “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Hai hình ảnh so sánh liên tưởng đã mang
đối tượng cụ thể là “bờ sơng” ví với những đối tượng mang tính trừu tượng mà chỉ có thể hình
dung và cảm nhận nó một cách gián tiếp trong tâm trí là “bờ tiền sử” và “nỗi niềm cổ tích tuổi
xưa”. Rõ ràng khơng ai có thể định nghĩa được “bờ tiền sử” là như thế nào, hay “nỗi niềm cổ
tích tuổi xưa” là nỗi niềm ra sao. Chúng ta chỉ có thể nghĩ về nó và cảm thấy lâng lâng hạnh
phúc, một thứ cảm giác không thể diễn tả thành lời.


@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!


“Bờ sơng Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà” vẻ đẹp thơ
mộng hai bên bờ sông Đà khiến Nguyễn Tuân rung động mà thốt lên rằng “Chao ôi, trông con
sơng, vui như thấy nắng giịn tan sau kì mưa giầm, vui như nối lại niềm chiêm bao đứt quãng.”
Lại tiếp tục so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng, dùng sự vật sự việc được trừu tượng hóa để
diễn tả vẻ đẹp của sự vật sự việc được cụ thể hóa.

Dọc bờ sơng: “tịnh khơng một bóng người; cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn
búp, một đàn hươu thơ ngộ cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”. Cảnh vật mang vẻ đẹp
trong trẻo khơng tì vét, không mang nét hoang sơ, cô quạnh mà vẫn có dấu vết của con người và
vạn vật đang sinh sôi nảy nở.

Tiếng cá đập nước phá tan bầu không gian “lặng tờ”: “đàn cá dầm xanh quẫy vọt
lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.”


Sông Đà trong sự liên tưởng đến thơ của Tản Đà “Dải Đà bọt nước lênh bênh –
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của một người tình nhân chưa quen biết. Câu văn thể hiện ở
dịng sơng một nét quyến rũ, có linh hồn, giàu sức hút. Nó như một đoạn phim đang chuyển
cảnh từ tĩnh qua động rồi trở nên tĩnh lặng hơn.

c) Hình tượng người lái đị Sơng Đà
✔Bối cảnh xuất hiện
● Một nền thiên nhiên dữ dội và kì vĩ. Một không gian hào tráng, lớn lao.
● Không gian của thác ghềnh hiểm trở, của sóng gió cuồn cuồn thét gào.

Một không gian của những hút nước ghê rợn, những thác đá dữ dằn, hiểm ác, của
đá dựng vách thành bí ẩn, thâm nghiêm.
✔Tình huống bộc lộ vẻ đẹp tài hoa, trí dũng của con người

Cuộc vượt thác nguy hiểm và ngoạn mục – sự tương phản giữa một thiên nhiên
hiểm ác, hung bạo với con người trí dũng, ngoan cường.

Trận thủy chiến dữ dội giữa một bên là những trùng vi thạch trận của đá thác, nước
thác, cùng sóng gió với một bên là chiếc thuyền đuôi én mỏng manh và những người lái đò nhỏ
bé, đơn độc.

Đối thủ của ơng lái đị là một đồn qn đá hung bạo và dữ dằn.


Vẻ đẹp trí dũng tài hoa của ơng lái đị trong trận thủy chiến với thác sơng Đà
● Trùng vi thạch trận thứ nhất:

+ Khi sóng thác đánh miếng địn độc nhất, ơng đị “mặt méo bệch đi”. => Cách sử
dụng từ độc đáo. Nó làm hiện ra khơng chỉ là gương mặt biến dạng, trắng bệch vì đau đớn mà

cịn nhợt nhạt vì phải dầm lâu trong nước lạnh.

@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

+ Sự đau đớn của ơng đị cịn được gián tiếp miêu tả trong một cảm nhận của xúc
giác và thị giác “mặt sơng trong tích tắc lịa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa vào mà
châm lửa vào đầu sóng”. Đây là cách miêu tả thơng qua cảm giác rất quen thuộc đối với Nguyễn
Tuân. Vết thương đau đớn của ơng đị được thể hiện qua cảm giác tóe đom đóm và rát bỏng như
lửa cháy.

Ơng đị đã dũng cảm, cố nén vết thương đau đớn, ngoan cường và khéo léo đưa con
thuyền vượt qua vòng vây thứ nhất của thạch trận trên Sông Đà.

Qua lời miêu tả “tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo của người cầm lái”, Nguyễn Tn đã
khơng giấu được lịng ngưỡng mộ và cảm phục trước bản lĩnh kiên cường, dũng cảm, bình thản
của người lái đị.
● Trùng vi thạch trận thứ hai:
+ Ơng lái đị dày dặn kinh nghiệm và có trí nhớ siêu phàm, là người “đã nắm chắc
binh pháp của thần sơng thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở
này…”; ông nhớ mặt từng tên đá một để có cách ứng phó phù hợp, những động tác điêu luyện,
linh hoạt và uyển chuyển khi “lái miết một đường chéo”, khi “tránh mà rảo bơi chèo”, khi “đè
sấn lên chặt đơi”…
+ Ơng được miêu tả như một dũng tướng tài ba đang điều khiển thuần thục con ngựa
bất kham của dịng thác sơng Đà khi “nắm chắc bờm sóng”, “ghì cương”, “phóng nhanh vào
cửa sinh”.
● Trùng vi thạch trận thứ ba:
+ Vòng vây này nguy hiểm tột độ: cổng đá cánh mở cánh khép (ẩn dụ) – đó là cả một

mặt trận đá trùng điệp trong đó bức tường phịng ngự vững chắc của lũ đá hậu vệ kết hợp với
những mũi tấn công ào ạt, tới tấp, khơng ngưng nghỉ của sóng dữ. Luồng sinh duy nhất ở ngay
giữa bọn đá hậu vệ đang trấn giữ.
+ Ơng lái đị phóng thẳng thuyền, chọc thủng luồng sinh duy nhất.
+ Hình ảnh con thuyền lao vút qua khe hẹp được miêu tả trong những câu văn ngắn
mà bản thân cách ngắt câu, sự kết hợp với những động từ và danh từ nối tiếp: vút, vút, cửa
ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng… đã thể hiện sự điêu luyện, khéo léo và sức mạnh của ơng
đị.

Tài năng của ơng đị khi ấy đã bao hàm cả trí tuệ, sự trải nghiệm, sức mạnh thể lực, trình
độ điêu luyện và bản lĩnh kiên cường – tất cả đều đạt tới mức phi phàm, kì diệu.
Vẻ đẹp của những người anh hùng trong cuộc sống đời thường bình dị
Sau khi chiến thắng thiên nhiên hung bạo, những người lái đò “đốt lửa trong hang đá”,
“nướng ống cơm lam”, “bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh”, “chả thấy ai bàn thêm một lời nào
về cuộc chiến thắng nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi”. => Thái độ bình thản.


@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!


Tầm vóc lớn lao của những người anh hùng trong cuộc sống đời thường, bình dị khi họ
coi việc chiến đấu và chiến thắng Sông Đà dữ dội, hiểm ác, việc đánh cược mạng sống để đối
đầu với những cửa ải ghềnh thác hiểm trở là chuyện thường ngày.
NGHỆ THUẬT CẦN CHÚ Ý:
+ Những thuật ngữ quân sự, thể thao đã nhân cách hóa con sơng => kẻ thù số một của con
người.
+ Sử dụng một loạt từ láy diễn tả diện mạo gớm ghiếc của bọn đá Sông Đà.

+ Tài quan sát tinh tế.
+ Quan niệm thẩm mĩ mới mẻ: người lái đò nơi thượng nguồn Tây Bắc, dưới ngòi bút của
Nguyễn Tuân, đã trở thành một người nghệ sĩ tài hoa, một anh hùng sông nước khi hàng ngày
phải chiến đấu và phải ln chiến thắng thiên nhiên bằng trí tuệ, sự khéo léo, sức mạnh và lịng
can đảm của mình.

@nhattra.dayyy



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×