Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

(SKKN MỚI NHẤT) RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.86 KB, 21 trang )

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC
SINH LỚP 9

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn là người. Học văn, rèn luyện viết văn có vai trị quan trọng góp phần
hình thành nhân cách của học sinh.
Việc cảm thụ tác phẩm văn chương giúp HS thể hiện được cách nhìn
nhận, đánh giá của bản thân đồng thời góp phần bồi đắp tâm hồn trong sáng,
lành mạnh cho HS, giúp các em có cách nhìn, suy nghĩ và có hành động tích
cực, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng của các em thành con người có nhân cách,
giàu tình cảm, cảm xúc, giàu lịng nhân ái, có ích cho xã hội, giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt, u thích mơn Văn. Đặc biệt trong thời kì bùng nổ thơng tin
thanh thiếu niên có xu hướng dần xa các giá trị truyền thống.
Nghị luận văn học là một nội dung kiến thức quan trọng trong chương
trình Ngữ văn 9, tập 2. Kiến thức và những kĩ năng làm văn nghị luận văn học
còn là hành trang để HS lớp 9 tiếp tục học tốt mơn Ngữ văn ở chương trình
THPT và thi vào Đại học. Đặc biệt, ở cấp THCS, nghị luận văn học trở thành nội
dung không thể thiếu của một cuộc thi lớn dành riêng cho những HS có năng
khiếu “Học sinh giỏi môn Ngữ văn”.
Thực tế hiện nay kĩ năng viết văn nghị luận văn học của HS còn nhiều yếu
kém nên hiệu quả chưa cao.


2

II. NỘI DUNG
Sáng kiến gồm 2 nội dung cơ bản: thực trạng và giải pháp thực hiện.
Trong đó: phần thực trạng nêu lên những thuận lợi và khó khăn; phần giải pháp
thực hiện trình bày cụ thể về hai vấn đề: Nghị luận về một tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Cụ thể như sau:
1. Thực trạng


a. Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện của Ban giám hiệu nhà
trường: có máy chiếu, có máy tính được nối mạng Internet, có sử dụng wifi…
- Thư viện nhà trường có các loại sách văn học khá phong phú.
- Hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng phát triển rộng khắp, HS
có điều kiện tiếp cận thơng tin khá dễ dàng, thuận lợi.
- Được sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh học sinh.
- HS có ý thức học tập khá tốt, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, tìm tịi,
có tính sáng tạo. u cái đẹp, yêu thích văn thơ...
- Một số em tự trang bị sách tham khảo.
b. Khó khăn
- Năng lực nhận thức, cảm thụ và kĩ năng làm văn nghị luận văn học còn
hạn chế.
- Chưa biết cách bổ sung kiến thức và làm giàu vốn sống cho bản thân.


3

- Thư viện chưa đáp ứng đủ nhu cầu tham khảo của GV và HS.
2. Giải pháp thực hiện
Ở chương trình Ngữ văn lớp 9 đề cập hai kiểu bài nghị luận văn học là
nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài
thơ. Văn nghị luận văn học là một nội dung nằm trong chương trình dạy học, vì
vậy để nội dung đó đạt được hiệu quả tơi đã lồng ghép, mở rộng thêm một số
kiến thức và kĩ năng về nội dung này ngay trong các tiết học có liên quan (dạy
bài mới, tiết luyện tập, tiết luyện nói, tiết tự chọn, tiết trả bài…). Cụ thể:
a. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
* Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
Trong nghị luận văn học có một kiểu bài khá quen thuộc: nghị luận về tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Đối tượng nghị luận trong kiểu bài này là các tác

phẩm văn học tự sự (có thể là một tác phẩm trọn vẹn hoặc đoạn trích)
Khi nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), người viết thường
trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ
đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể đó. Chính vì vậy hình thức nghị luận về
một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích khá phong phú, có thể bao gồm: Phân tích
tác phẩm truyện (phân tích giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện; phân
tích một phần trích cả truyện; phân tích một nhân vật của truyện; phân tích một
nội dung chủ đề của truyện; phân tích một nét nghệ thuật đặc sắc của truyện...);
phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm truyện (cảm nghĩ về một nhân vật,cảm nghĩ về
một nội dung chủ đề sâu sắc của truyện...); bình luận, bình giảng về tác phẩm


4

truyện (bình luận về một nhân vật hay một nội dung chủ đề; bình giảng một
đoạn trích...). Tất nhiên, việc phân định, tách bạch ranh giới giữa các hình thức
nghị luận trên chỉ ở mức độ tương đối. Đồng thời trong q trình nghị luận, có
thể đan xen các hình thức nói trên. Tùy vào từng yêu cầu cụ thể của đề bài mà
xác định mức độ, phạm vi, hình thức nghị luận chính cũng như sự kết hợp với
các hình thức nghị luận khác.
Ví dụ: Phân tích hình ảnh nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của
Kim Lân.
Đây là dạng đề phân tích một nhân vật trong một tác phẩm truyện. Đề bài
trình bày những hiểu biết, cảm nhận, suy nghĩ của mình về nhân vật. Cần giải
đáp được các vấn đề: Nhân vật có các đặc điểm nào? Đặc điểm ấy được tác giả
thể hiện trong tác phẩm ra sao? Cách thể hiện nhân vật có gì sáng tạo, độc đáo?
Qua nhân vật, ta liên hệ tới những phẩm chất gì của con người Việt Nam trong
kháng chiến?...
* Yêu cầu của một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Ngồi những u cầu chung về bố cục, về ngôn ngữ diễn đạt như đối với

các loại văn bản nghị luận khác, cần chú ý những yêu cầu sau:
- Nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải xuất phát từ giá trị nội dung,
giá trị nghệ thuật của tác phẩm được người viết phát hiện và khái qt trong q
trình tiếp cận tác phẩm đó (ví dụ như: tính cách, số phận nhân vật; ý nghĩa cốt
truyện; các tình huống nghệ thuật; kết cấu của tác phẩm...). Những nhận xét,
đánh giá này có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: từ chính những rung


5

động, xúc cảm của mình khi tiếp cận và khám phá tác phẩm; từ những nhận xét
đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học về tác phẩm đó... Việc phối
hợp, dung hịa các điểm nhìn, các ý kiến trên sẽ góp phần làm cho nội dung nhận
xét, bình luận về tác phẩm thêm xác đáng, sâu sắc, toàn diện, tránh được sự suy
diễn theo ý chủ quan của người viết bài.
- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) được hình
thành trong q trình nghị luận địi hỏi phải rõ ràng, chính xác, có lập luận
thuyết phục. Thơng thường, các nhận xét đánh giá ấy được thể hiện thành những
luận điểm. Các luận điểm được sắp xếp theo một trình tự chặt chẽ, lơ-gíc. Trong
từng luận điểm, hệ thống các luận cứ phải đảm bảo phong phú, đa dạng, tiêu
biểu.
- Trong quá trình nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có
thói quen liên hệ, so sánh, đối chiếu (liên hệ với cuộc đời và phong cách sáng
tác của tác giả; liên hệ với hoàn cảnh sáng tác; liên hệ, so sánh, đối chiếu các tác
phẩm khác cùng đề tài, cùng chủ đề, cùng tác giả...). Nếu nghị luận về đoạn trích
của tác phẩm truyện thì phải đặt đoạn trích ấy trong mối quan hệ chặt chẽ với
cấu trúc của tác phẩm (về cả kết cấu nghệ thuật cũng như nội dung chủ đề). Trên
cơ sở đó phân tích, đánh giá, khẳng định vị trí, vai trị của đoạn trích trong việc
thể hiện chủ đề tác phẩm.
- Lời văn trong nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) phải linh

hoạt, vừa khúc chiết, chặt chẽ để đảm bảo đặc trưng của văn nghị luận, lại vừa


6

có sự uyển chuyển, gợi cảm cho phù hợp với đối tượng nghị luận (là tác phẩm
văn học).
* Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Xác định yêu cầu của đề bài: Đề văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích) có cách biểu đạt rất đa dạng với nhiều mức độ yêu cầu khác nhau.
Ví dụ: nghị luận theo hướng bày tỏ suy nghĩ, tình cảm; nghị luận theo
hướng đánh giá, nhận xét, bình luận; nghị luận theo hướng phân tích... Do đó,
khi làm bài phải căn cứ vào cách thức diễn đạt trong đề bài để xác định giới hạn,
phạm vi, yêu cầu nghị luận.
- Xây dựng và triển khai bố cục:
+ Mở bài: Có thể đi theo hướng trực tiếp hoặc gián tiếp. Dù bằng cách
nào thì nội dung mở bài phải giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến
đánh giá chung nhất về tác phẩm truyện được nghị luận.
Ví dụ: Giới thiệu tác giả, tác phẩm – Nêu ý kiến chung nhất về tác phẩm
đó
(truyện hoặc đoạn trích). Hoặc: Giới thiệu mảng đề tài (nội dung chủ đề) – Dẫn
ra tác phẩm được nghị luận.
+ Thân bài: Lần lượt nêu các luận điểm chính được sắp xếp theo một
trình tự hợp lí. Hệ thống luận điểm có thể được hình thành theo nhiều hướng:
trên cơ sở các tình huống được tác giả nêu trong tác phẩm; trên cơ sở giá trị tác
phẩm (nếu đánh giá toàn diện về tác phẩm thì có giá trị nội dung - giá trị nghệ


7


thuật; nếu đánh giá giá trị nội dung thì có giá trị hiện thực - giá trị nhân đạo; nếu
đánh giá giá trị nghệ thuật thì có kết cấu - nhân vật - ngơn ngữ - cách tạo tình
huống - lời thoại)... Trong quá trình triển khai luận điểm cần dùng một hệ thống
luận cứ phong phú, xác đáng để minh họa nhằm tăng thêm độ tin cậy và sức
thuyết phục cho những ý kiến đánh giá về tác phẩm. Luận cứ có thể được đưa ra
dưới nhiều hình thức khác nhau: dùng hình thức kể chuyện, dùng hình thức miêu
tả, thuyết minh...
+ Kết bài: Nêu khái quát nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện.
Cần lưu ý là khi nêu đánh giá chung, có thể chỉ rõ tác phẩm truyện đang được
nghị luận tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của tác giả nào, thuộc giai đoạn văn
học nào, mảng đề tài hay chủ đề gì...
Ví dụ: Qua truyện ngắn Làng, ta có thể hiểu một cách sâu sắc thêm về
hình ảnh những người nơng dân kháng chiến Việt Nam với tình yêu quê hương
đất nước).
- Triển khai luận điểm: Chọn hình thức triển khai giàu cảm xúc, bám sát
những chi tiết, những hình ảnh được coi là đặc sắc, có giá trị nhất trong tác
phẩm để khai thác. Các luận điểm có thể được triển khai theo mơ hình diễn dịch
hoặc quy nạp.
Trong q trình viết bài người viết cần cố gắng thể hiện những suy nghĩ,
những cảm xúc riêng được hình thành trong quá trình tiếp cận, khám phá các
tác phẩm. Qua đó thể hiện được khả năng cảm thụ tác phẩm. Muốn cho bài văn
có tính liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn, người viết cần quan tâm sử


8

dụng hình thức chuyển ý thật hợp lí (có thể thông qua các từ ngữ chuyển tiếp
như: mặt khác, bên cạnh đó, khơng chỉ...mà cịn..., hoặc chuyển ý thơng qua các
câu văn có ý nghĩa liên kết giữa các đoạn).
b. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

* Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đòi hỏi người viết phải thể hiện năng
lực tiếp nhận, cảm thụ thơ của mình.
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của
mình về tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Hình thức thao tác chính của kiểu bài nghị luận này là phân tích hoặc bình
giảng.
* u cầu của một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Nói đến tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ có nghĩa
là cần đề cập tới cả hai yếu tố: tác phẩm (văn bản) và tác giả (người sáng tác,
sáng tạo ra văn bản). Điều này đòi hỏi người viết văn nghị luận phải quan tâm
tới việc tìm hiểu cả những yếu tố trong văn bản (ngôn ngữ, hình tượng, các biện
pháp nghệ thuật, nội dung chủ đề,...) và những yếu tố nằm ngoài văn bản (hoàn
cảnh sáng tác, cuộc đời và phong cách nghệ thuật của tác giả).
Ví dụ: Khi nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, muốn làm toát lên tư
tưởng chủ đề của tác phẩm thì cần phải đề cập tới thời điểm sáng tác, khi nhà


9

thơ đang nằm trên giường bệnh, chuẩn bị từ giã cõi đời (vậy mà bài thơ vẫn tràn
đầy sức xuân, vẫn ngời lên khát vọng được dâng hiến cho đời).
- Thơ là nghệ thuật ngơn từ. Tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật thơ phải được
thể hiện qua ngơn từ, hình ảnh, giọng điệu. Vì vậy quá trình nghị luận để rút ra
những nhận xét, đánh giá về tư tưởng, tình cảm cũng như giá trị nội dung – nghệ
thuật của một đoạn thơ, bài thơ phải xuất phát từ những khám phá về vẻ đẹp và
ý nghĩa biểu đạt của ngơn ngữ thơ, hình ảnh thơ, giọng điệu thơ; đồng thời phải
khai thác giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ (so
sánh, nhân hóa, ẩn dụ...).
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải hội tụ 2 yếu tố: năng lực

cảm thụ văn chương và phương pháp làm một bài văn nghị luận. Mặt khác, lời
văn và cách thức diễn đạt cần đảm bảo: vừa súc tích, chặt chẽ, thể hiện chính
kiến của người viết, vừa gợi cảm, sinh động, thể hiện sự rung động của người
viết.
- Khi nghị luận phải hiểu đúng, hiểu sâu về đối tượng, từ đó mới trình bày
lần lượt những cảm nhận, đánh giá của mình về những giá trị đặc sắc, nổi bật
của tác phẩm.
- Chú ý chọn bình câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, cách gieo vần, cách sử
dụng các biện pháp nghệ thuật.
- Để lời phân tích, đánh giá nhận xét thêm sâu sắc, người viết có thể viện
dẫn ý kiến của người khác (thường là các nhà nghiên cứu, phê bình văn học).
Đồng thời, tập thói quen sử dụng thao tác liên hệ, so sánh, đối chiếu với những


10

câu thơ, đoạn thơ, bài thơ khác cùng nội dung ý nghĩa, cùng đề tài (cùng tác giả
hoặc khác tác giả).
* Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Tìm hiểu đề và tìm ý: cần đảm bảo các thao tác sau
Đọc kĩ đề, xác định giới hạn yêu cầu của đề (nghị luận về một đoạn thơ
hay cả bài thơ? Nghị luận dưới dạng bình giảng hay phân tích? ...).
Đọc kĩ đoạn thơ, bài thơ và tìm những thơng tin liên quan (về tác giả, về
thời điểm và hồn cảnh sáng tác).
Tìm những đoạn thơ, câu thơ, những hình ảnh thơ đặc sắc, tạo ấn tượng
nhất trong bài; xác định các yếu tố cơ bản trong nội dung của đoạn thơ, bài thơ.
Trên cơ sở đó hình thành những nhận xét, suy nghĩ chung nhất về bài thơ (ngơn
từ, hình ảnh, nhịp điệu...).
- Lập dàn bài:
+ Phần Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đưa ra những ý kiến khái

quát nhất thể hiện cảm nhận và hiểu biết của mình về đoạn thơ, bài thơ. Đây là
cách thơng thường.
Có thể mở bài bằng nhiều cách như: Bắt đầu giới thiệu từ đề tài, chủ đề và
vị
trí của mảng đề tài, chủ đề ấy trong dịng chảy văn học. Trên cơ sở đó dẫn ra tác
phẩm và nêu nhận xét, đánh giá chung. Cũng có người mở bài rất tự nhiên, nêu


11

hồn cảnh tiếp cận tác phẩm của mình, từ đó đưa ra những cảm nhận chung về
đoạn thơ, bài thơ.
+ Phần Thân bài: Triển khai những cảm nhận, đánh giá về tác phẩm
thành
những luận điểm chính của bài văn. Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự
hợp lí (theo bố cục hoặc theo mạch cảm xúc của tác giả); đồng thời phải được cụ
thể hóa thành những luận cứ, trình bày bằng thao tác phân tích (hoặc bình giảng)
có thể kết hợp với các phép lập luận chính của văn nghị luận: giải thích, chứng
minh, bình luận.
+ Phần Kết bài: Tổng kết và khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của
đoạn thơ, bài thơ từ đó nhấn mạnh thêm ý nghĩa sâu sắc, lớn lao của bài thơ đối
với sự nghiệp sáng tác của tác giả, đối với cuộc đời, đối với bạn đọc...
- Tổ chức và triển khai luận điểm:
Ở mỗi luận điểm (thường ứng với ít nhất một đoạn văn), người viết cần
lựa chọn cách triển khai (theo phương pháp diễn dịch hay quy nạp). Trong đoạn
văn triển khai luận điểm, các luận cứ phải cụ thể, rõ ràng. Có dẫn chứng minh
họa sinh động. Mặt khác, lời văn phải thể hiện được cảm xúc chân thành của
người viết đối với đối tượng nghị luận.
Trong quá trình triển khai luận điểm cần lưu ý: Việc trích dẫn thơ để
minh họa cho ý kiến nhận xét, đánh giá phải có sự chọn lọc, tránh trích dẫn tràn

lan. Những câu thơ, đoạn thơ trích dẫn phải được phân tích, bình giảng để làm


12

nổi bật cái hay, cái đẹp, nét độc đáo của từng hình ảnh thơ. Có thể vận dụng hai
hình thức trích dẫn thơ: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
* Kiểm tra đánh giá
- GV thường xuyên yêu cầu HS thể hiện những nhận xét, đánh giá, cảm
nhận riêng về những nội dung liên quan đến văn bản văn học đã học qua các
hình thức kiểm tra miệng (kiểm tra thường xuyên), kiểm tra viết (kiểm tra định
kì).
- Khi ra đề: GV chọn những vấn đề phù hợp với nhận thức, năng lực của
học sinh.
- GV nhận xét cụ thể, rõ ràng những ưu, khuyết điểm của từng bài viết.
- Nêu ra hướng sửa chữa phù hợp cho HS. Biểu dương, động viên kịp thời
để các em phát huy ưu điểm của bản thân.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI,
PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Tính mới
Thực tế nội dung về văn nghị luận văn học trong chương trình sách giáo
khoa Ngữ văn lớp 9 chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ
bản do thời lượng các tiết học có sự hạn chế. Đối với đa số HS lớp 9 những nội
dung đó chưa thật sự cụ thể, chi tiết nên trong những năm học trước đây khi học
sinh vận dụng làm bài nghị luận văn học còn nhiều lúng túng, thiếu sót. Từ khi
áp dụng sáng kiến “Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh


13


lớp 9”, sáng kiến đã cung cấp thêm cho học sinh những vấn đề hữu ích giúp các
em tháo gỡ khó khăn khi viết văn nghị luận văn học mà trong chương trình
khơng có, từ đó tạo được những hiệu quả rất thiết thực trong kết quả học tập của
học sinh. Đây là sản phẩm mang tính cá nhân, do cá nhân tơi đúc kết kinh
nghiệm và tìm tịi qua một số tài liệu, chưa từng được công bố và cơng nhận.
2. Tính hiệu quả và khả thi
- Tính hiệu quả
Đối với việc học tập mơn Ngữ văn nói chung, việc viết văn nghị luận văn
học nói riêng của HS lớp 9 trường THCS Phong Thạnh Tây đã có sự chuyển
biến rõ rệt. Kết quả học tập của học sinh lớp 9 được nâng lên: số học sinh yếu
kém giảm dần và số học sinh khá giỏi tăng lên, thể hiện cụ thể qua bài viết Tập
làm văn số 7 (Từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2018 – 2019), qua các hoạt
động khác như: thi Học sinh giỏi Văn... Kết quả còn thể hiện ở bài kiểm tra
thường xuyên (15 phút) trong chương trình Ngữ văn 9 (Đặc biệt năm học 2019 –
2020 đến nay do tình hình dịch bệnh covid-19 chương trình có sự thay đổi, giảm
tải bài kiểm tra). Những kết quả này đã góp phần nâng cao kết quả học lực cả
năm của học sinh, làm cho các em có hứng thú và yêu thích hơn đối với việc học
văn, viết văn.
Kết quả thi “Học sinh giỏi Văn” (Khối 8,9)

Số lượng
Năm học
HS

Kết quả
Vòng

Vòng

Vòng


trường

huyện

tỉnh

Ghi chú


14

2016 - 2017

5

2

1

0

2017 - 2018

5

2

2


0

2018 - 2019

5

2

2

2

Kết quả thể hiện cụ thể qua bài viết Tập làm văn số 7

Tổng
Năm học

số

Xếp loại
Giỏi

Khá

Tb

Yếu

Kém


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

HS
2016 - 2017

72

2

2,8

10


13,9

44

61,1

15

20,8

1

1,4

2017 - 2018

85

4

4,7

12

14,1

54

63,6


15

17,6

0

0

2018 - 2019

87

7

8,1

15

17,2

55

63,2

10

11,5

0


0

2019 -2020

68

9

13,2

20

29,6

34

50,0

5

7,3

Đến năm học 2020 – 2021 thực hiện theo Thông tư số 26 của Bộ vào ngày
26/8/2020 có sự thay đổi là kiểm tra thường xun và định kỳ, khơng cịn bài
viết số 1,2..,.Giáo viên trong quá trình giảng dạy khi bước sang KHII cũng dành
thời gian cho HS viết văn nghị luận kết quả điểm cũng khá cao, chấm bài làm
giữa kỳ II, cuối kỳ II học sinh viết văn nghị luận khá tốt.
Kết quả bài kiểm tra thường xuyên (15 phút)


Tổng
Năm học

số

Xếp loại
Giỏi

Khá

Tb

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

HS
2016 - 2017

72

3

4,2

6

8,3

49

68,1

13

18

1

1,4


2017 - 2018

85

12

14,1

12

14,1

49

57,6

12

14,1

0

0

2018 - 2019

87

15


17,2

13

14,9

49

56,3

10

11,5

0

0

2019 -2020

68

13

19,1

11

16,2


39

57,4

5

7,3

0

0

2020 - 2021

69

15

21,7

19

27,5

30

43,5

5


7,3

0

0

- Tính khả thi


15

Sáng kiến “Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp
9” có thể vận dụng phù hợp, hiệu quả cho tất cả đối tượng HS lớp 9 trên toàn
tỉnh, đặc biệt là học sinh lớp 9 ở trường THCS Phong Thạnh Tây.
3. Phạm vi áp dụng
Sáng kiến “Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp
9” đã có tác dụng tích cực đối với năng lực nhận thức và cảm thụ văn học, nâng
cao kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Phong
Thạnh Tây. Sáng kiến có thể áp dụng hiệu quả đối với học sinh lớp 9 trên toàn
tỉnh.
IV. KẾT LUẬN
“Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9” là một
vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm. Tơi hi vọng sáng kiến này có thể giúp
quý đồng nghiệp và các em học sinh có thêm nguồn tham khảo, góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học về văn nghị luận văn học trong nhà trường hiện nay.
Trong phạm vi sáng kiến còn mang nhiều tính chủ quan và khơng tránh
khỏi những thiếu sót, vì vậy tơi rất mong nhận được sự nhiệt tình đóng góp, bổ
sung thêm của Ban giám hiệu nhà trường và quý vị đồng nghiệp để chất lượng
học tập môn Ngữ văn 9 nói chung, kĩ năng làm văn nghị luận văn học của HS

nói riêng khơng ngừng được nâng cao hơn nữa.
Tôi chân thành cảm ơn!.


16

Phong Thạnh Tây, ngày 16 tháng 05 năm
2022
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT

NGƯỜI VIẾT

DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
TRƯỜNG

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT
DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP

DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

THỊ XÃ



×