Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

nghiên cứu đánh giá hiện trạng các loài thú nguy cấp và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa-phượng hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 106 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





PHẠM ANH TUẤN


NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
CÁC LOÀI THÚ NGUY CẤP VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
THẦN SA - PHƢỢNG HOÀNG, THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.60



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. ĐỒNG THANH HẢI
TS. NGUYỄN VĂN THÁI






THÁI NGUYÊN, 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
LỜI CAM ĐOAN



Tác giả xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả
Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng.
Kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan
và chưa có ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.



Thái Nguyên, tháng 09 năm 2011



Phạm Anh Tuấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các
loài thú nguy cấp và đề xuất giải pháp bảo tồn tại khu Bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa-Phƣợng Hoàng” ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn
nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa sau đại học - trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các
thầy giáo Tiến sỹ Đồng Thanh Hải và Tiến sỹ Nguyễn Văn Thái đã trực
tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Ngoài ra, tác giả xin cảm ơn chân thành sự giúp đỡ của Lãnh đạo Chi
cục Kiểm lâm Thái Nguyên, các Thầy giáo bộ môn động vật rừng - trường
Đại học Lâm nghiệp và tập thể cán bộ nhân viên Ban quản lý Khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng. Ủy ban nhân dân các xã Thượng Nung, Thần
Sa, Vũ Chấn, Sảng Mộc, Nghinh Tường, nhân dân địa phương tại khu vực nghiên
cứu và bạn bè. Tác giả xin được cảm ơn tới những người thân trong gia đình
đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tác giả cả về tinh thần và vật chất để hoàn
thành đề tài này.
Đến nay, đề tài đã hoàn thành. Cho phép tác giả được bày tỏ lòng trân
trọng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể sự giúp đỡ quý báu đó.
Do thời gian nghiên cứu cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên đề
tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong được sự đóng
góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài này được
hoàn chỉnh hơn.
Tác giả xin cam đoan số liệu trong đề tài là số liệu thu thập thực tế, nếu
có sai sót gì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2010
Học viên thực hiện


Phạm Anh Tuấn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quan về lớp thú 3
1.1.1 Lớp Thú có 3 dạng chính do thích nghi với môi trường sống 3
1.1.2 Môi trường sống 3
1.1.3 Nơi cư trú 4
1.1.4 Chế độ ăn 4
1.1.5 Chu kỳ hoạt động 4
1.1.6 Di cư 5
1.1.7 Vùng lãnh thổ 5
1.2. Lược sử nghiên cứu khu hệ thú ở Việt Nam 5
1.2.1. Thời kỳ trước năm 1945 5
1.2.2. Thời kỳ 1945 đến 1954 7
1.2.3.Thời kỳ từ 1954 đến 1975 7
1.2.4. Thời kỳ từ 1975 đến nay 9
1.3. Đặc điểm địa động vật khu hệ thú hoang dã Việt Nam 11
1.4. Tình trạng các loài thú ở Việt Nam 14
1.5. Các mối đe dọa đối với khu hệ thú 14
1.6. Nghiên cứu về khu hệ thú tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng 15
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI 17
2.1. Điều kiện tự nhiên 17
2.1.1. Vị trí địa lý 17
2.1.2. Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng 17
2.1.3. Khí hậu, thủy văn 18
2.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội 19


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv
2.2.1. Dân số, lao động và dân tộc 19
2.2.2. Thực trạng kinh tế 19
2.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng xã hội 19
2.3. Đặc điểm đa dạng sinh học 20
2.3.1. Đa dạng hệ sinh thái 20
2.3.2. Đa dạng thảm thực vật 21
2.3.3. Đa dạng hệ động vật 22
Chƣơng 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 24
3.1. Mục tiêu 24
3.2. Đối tượng nghiên cứu 24
3.3. Phạm vi nghiên cứu 24
3.4. Nội dung 24
3.5. Phương pháp nghiên cứu 25
3.5.1. Phương pháp điều tra thành phần loài 25
3.5.2. Phân chia sinh cảnh và xác định phân bố của các loài 30
3.5.3. Các mối đe dọa 31
3.5.4. Đánh giá giá trị của thú tại khu vực nghiên cứu 33
3.5.5. Phương pháp nội nghiệp 33
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 34
4.1. Thành phần các loài thú nguy cấp 34
4.2. Phân bố thú theo các dạng sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu 41
4.2.1. Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi 41
4.2.2. Kiểu phụ rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới trên đất xương
xẩu núi đá vôi 43
4.2.3. Kiểu phụ trảng cây to, cây bụi, khô nhiệt đới trên núi đất 44

4.2.4. Kiểu phụ trảng cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới trên đất xương xẩu núi
đá vôi 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v
4.2.5. Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới trên đất xương xẩu
đá vôi 46
4.2.6. Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất 47
4.3. Xác định, đánh giá các mối đe dọa đối với các loài nguy cấp khu hệ thú
trong khu vực nghiên cứu 53
4.3.1. Các mối đe dọa 53
4.3.2. Đánh giá các mối đe dọa 66
4.4. Đánh giá giá trị của các loài nguy cấp khu hệ thú trong khu vực nghiên cứu 69
4.4.1. Giá trị về sinh thái 69
4.4.2. Giá trị về nguồn gen 69
4.4.3. Giá trị về kinh tế 71
4.5. Đề xuất một số giải pháp cho bảo tồn các loài nguy cấp khu hệ thú 72
4.5.1. Giải pháp bảo vệ rừng 72
4.5.2 Giải pháp phục hồi sinh thái 74
4.5.3. Giải pháp về kinh tế xã hội 78
4.5.4. Giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế 80
4.5.5 Giải pháp về cơ chế chính sách 81
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 82
5.1 Kết luận 82
5.2 Tồn tại 82
5.3 Kiến nghị 83
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 88



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Từ viết tắt
Ý nghĩa
BQL
Ban quản lý
CCKL
Chi cục Kiểm lâm
FIPI
Viện điều tra qui hoạch rừng
KBTTN
Khu bảo tồn thiên nhiên
TS – PH
Thần Sa – Phượng Hoàng
PVĐTQH
Phân viện điều tra qui hoạch Tây Bắc Bộ
VND
Việt Nam Đồng
FFI

Fauna & Flora International.
(Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế)
IUCN
The International Union for Convervation of Nature.
(Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế )

REDD +

Reduced Emission from Deforestation and Forest Degradation.
(Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng)
TRAFFIC
The wildlife trade monitoring network.
(Tổ chức điều phối chống buôn bán động vật hoang dã)
WWF
World Wide Fund For Nature.
(Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Sự phân bố các taxon các bộ thú trong sách đỏ Việt Nam 10
Bảng 1.2: Mức độ đe dọa của lớp thú trong sách đỏ Việt Nam 2007 14
Bảng 2.1: Các kiểu thảm thực vật trong khu BTTN [11] 21
Bảng 2.2: Thành phần ĐV có xương sống KBTTN TS - PH 22
Bảng 3.1 Mẫu biểu : Kết quả phỏng vấn người dân địa phương 26
Bảng 3.2: Kết quả điều tra thực địa 28
Bảng 3.3: Phiếu điều tra động vật theo tuyến 28
Bảng 3.4: Biểu điều tra loài theo sinh cảnh 31
Bảng 3.5: Biểu ghi chép về tác động của con người 31
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá các mối đe dọa 32
Bảng 4.1: Thành phần các loài thú nguy cấp tại KBTTN Thần Sa - Phượng Hoàng 34
Bảng 4.2: Kết quả quan sát trực tiếp các loài khu hệ thú tại khu vực nghiên cứu 36
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả điều tra và phỏng vấn phân bố thú nguy cấp theo

sinh cảnh 49
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá các mối đe dọa 67
Bảng 4.5: Giá trị nguồn gen các loài thú nguy cấp tại khu BTTN Thần Sa -
Phượng Hoàng 70



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Dựng lán ngủ trong rừng (Phạm Anh Tuấn) 27
Hình 3.2: Tuyến điều tra khu vực Lũng Khà - Thần Sa (Phạm Anh Tuấn) 28
Hình 3.3: Bản đồ phân bố các tuyến điều tra 30
Hình 4.1: Nơi ở của Vọoc đen má trắng tại khu vực Lũng Khà to xã Thần Sa 36
Hình 4.2: Khỉ Mốc tại Núi Tam Tu (Phạm Anh Tuấn) 37
Hình 4.3: Hươu xạ bị thợ săn người H’mông bẫy bắt (Phạm Anh tuấn) 39
Hình 4.4: Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới trên đất xương xẩu đá vôi 42
Hình 4.5: Kiểu phụ rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới trên đất xương
xẩu núi đá vôi.(Phạm Anh Tuấn) 43
Hình 4.6: Kiểu phụ trảng cây to, cây bụi, khô nhiệt đới trên núi đất 45
Hình 4.7: Kiểu phụ trảng cây bụi, cỏ cao khô nhiệt đới trên đất xương xẩu núi
đá vôi. (Phạm Anh Tuấn) 45
Hình 4.8: Kiểu phụ rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới trên đất xương xẩu
đá vôi. (Phạm Anh Tuấn) 47
Hình 4.9: Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất. 48
Hình 4.10: Bản đồ phân bố các loài thú nguy cấp theo kết quả điều tra tuyến 50
Hình 4.11: Bản đồ phân bố của Bộ Linh Trưởng theo kết quả phỏng vấn 51
Hình 4.12: Bản đồ phân bố của Bộ Móng Guốc theo kết quả phỏng vấn 51

Hình 4.13: Bản đồ phân bố của các Bộ Gặm Nhấm, Dơi theo kết quả phỏng vấn . 52
Hình 4.14:Bản đồ phân bố của các loài thú nguy cấp Bộ Ăn Thịt theo kết
quả phỏng vấn 52
Hình 4.15: Bản đồ Phân bố của các loài thú Nguy cấp Khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa -Phượng Hoàng 53
Hình 4.16: Thợ săn người H’Mông dùng súng kíp đi săn ảnh chụp tại núi Cò
Póp, xã Thần Sa (Phạm Anh Tuấn) 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ix
Hình 4.17 : Súng thể thao có trang bị kính ngắm (Phạm Anh Tuấn) 55
Hình 4.18: Lợn rừng bị bắn và đem bán cho thợ đào vàng ở Bản Ná 56
Hình 4.19: Gỗ Nghiến bị khai thác trái phép tại khu vực Núi Tam Tu, xã Thần
Sa (Phạm Anh Tuấn) 58
Hình 4.20: Đi bán gỗ khai thác trái phép tại Lũng Luông Thượng Nung 59
(Phạm Anh Tuấn) 59
Hình 4.21: Phá rừng làm nương tại Lân Hoài Đông, Lũng Luông, xã Thượng
Nung (Phạm Anh Tuấn) 61
Hình 4.22: Chăn thả gia súc tự do tại thôn Lục Sơn xã Thượng Nung 62
Hình 4.23: Cháy rừng tại khu vực Bãi đá ngầm xã Thần Sa 63
Hình 4.24: Điểm cháy rừng xảy ra đã 5 năm tại xã Thần Sa 63
Hình 4.25: Khai thác Vàng tại mỏ Bản Ná (Phạm Anh Tuấn) 64
Hình 4.26: Tuyến đường mòn Thần Sa - Bản Ná được nâng cấp thành đường
lớn (Phạm Anh Tuấn) 65
Hình 4.27: Bản đồ đánh giá mối đe dọa phá hủy sinh cảnh sinh cảnh 68
Hình 4.28: Bản đồ đánh giá mối đe dọa săn bắn động vật rừng 68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng hành với việc mất rừng tự nhiên là suy giảm tính đa dạng sinh học,
giảm sức sản xuất của đất đai, của hệ sinh thái và gây hiệu ứng nhà kính.
Trong tương lai con người sẽ bị đe dọa khi tình trạng suy thoái tài nguyên vẫn
tiếp tục và những người nghèo sẽ phải gánh chịu những ảnh hưởng bất lợi của
quá trình (Amith,1997). Có nhiều nguyên nhân gây ra sự suy giảm trên,
nhưng chủ yếu là do các hoạt động của con người tác động tới: Khai thác lâm
sản, khai phá rừng làm đất nông nghiệp, phát triển các khu dân cư, cháy rừng
và sự yếu kém trong công tác quản lý. Cùng với sự suy giảm diện tích rừng tự
nhiên, môi trường sống của động vật hoang dã bị thu hẹp, ảnh hưởng đến chất
lượng và số lượng của các quần thể động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài
động vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Khu hệ thú đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng, chúng
ảnh hưởng đến cấu trúc của thảm thực vật, chu trình dinh dưỡng và thành
phần loài, từ đó chúng sẽ tác động đến chức năng của hệ sinh thái và tính đa
dạng sinh học. Đây cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất với bất kể sự thay
đổi nào của sinh cảnh nơi cư trú. Chính vì vậy, các loài thú được coi là các
loài chủ yếu trong hoạt động quản lý và bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt
các loài thú lớn. Điều này có nghĩa là nếu các loài thú này được quản lý và
bảo vệ tốt thì các loài sinh vật khác trong quần xã cũng sẽ được bảo vệ.
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên nằm trong vùng núi đá miền Bắc Việt Nam Được đánh giá là
một trong những khu bảo tồn có tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam. Theo
thống kê trong báo cáo xây dựng dự án xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa
- Phượng Hoàng, hệ động vật ở đây đặc trưng cho hệ động vật trên núi đá vôi
vùng Đông Bắc Việt Nam. Kết quả khảo sát sơ bộ đã thống kê được 295 loài
thuộc 93 họ, 30 bộ, và 5 lớp động vật có xương sống. Trong đó, một số loài là
đặc hữu của vùng và Việt Nam.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
Tuy nhiên, do sức ép từ các hoạt động của con người như săn bắt và phá
hủy sinh cảnh, các quần thể động vật hoang dã nói chung và thú nói riêng đã
và đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số và chất lượng, đặc biệt một số loài
thú có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007 từ bậc (VU) sẽ nguy cấp trở lên hiện
đang có nguy cơ đối diện với tuyệt chủng địa phương. Voọc mũi hếch
(Rhinopithecus avunculus), Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi),
Vượn hải nam (Nomascus hainanus), Hươu sạ (Moschus berezovski), Gấu ngựa
(Ursus thibetanus). Những số liệu chính xác về hiện trạng của các loài này tại
Khu bảo tồn có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học cũng như cho công tác bảo tồn
thiên nhiên và bảo vệ rừng tại khu vực.
Chính vì những lý do nêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các loài thú nguy cấp và đề xuất giải
pháp bảo tồn tại khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa-Phƣợng Hoàng”. Với
mục đích cung cấp những thông tin cơ bản về thành phần loài, phân bố, giá trị
khoa học và các mối đe doạ tới Khu hệ thú hiện nay, đề xuất một số giải pháp
nhằm bảo vệ có hiệu quả và các phương pháp giám sát thường kỳ đối với khu
hệ thú tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng.









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


3
Chƣơng I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về lớp thú
Lớp Thú tên khoa học là Mammalia, gồm những loài có tổ chức cao nhất
trong các lớp động vật có xương sống. Chúng có thân nhiệt cao và ổn định.
Hệ thần kinh rất phát triển, đặc biệt là lớp vỏ xám của não bộ. Đẻ con và nuôi
con bằng sữa. Trong một số tài liệu tiếng Việt khác gọi là (lớp) động vật có
vú (động vật hữu nhũ), vì đặc điểm của chúng là có nhiều tuyến vú dưới da
ngực, tiết ra sữa để nuôi con mới sinh. Ngoài ra động vật thuộc lớp này có 3
xương nhỏ trong tai, da có lông, răng và não phát triển cao cấp hơn những
loài lớp khác, tim có 4 thất, và máu nóng.
1.1.1 Lớp Thú có 3 dạng chính do thích nghi với môi trƣờng sống
Dạng có đầu, mình, cổ và đuôi phân biệt rõ ràng: Dạng này chiếm đa số
các loài trong lớp thú, các loài này chủ yếu là sống trên cạn. Ví dụ: Mèo, Thỏ,
Trâu, Bò
Dạng có cánh: Dạng này thích nghi với môi trường sống không khí, có khả
năng bay lượn. Giữa các ngón của chi, có lớp da, y như cánh của các loài chim, Ví
dụ: Dơi Hoặc màng da nối chi trước với cổ, chi sau. Ví dụ: Chồn bay
Dạng thích nghi bơi lội: Cơ thể có các chi biến đổi thành các vây. Lớp da
thì trở nên trơn, bóng hơn. Ví dụ: Cá voi, Cá heo, và một số khác
1.1.2 Môi trƣờng sống
Thú có khả năng điều hòa thân nhiệt tốt, giúp cho thân nhiệt luôn ở mức
cao và ổn định (đa số loài thú có thân nhiệt ổn định từ 36 - 38
o
c). Điều này
giúp thú ít bị lệ thuộc vào các điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) như các lớp
có xương sống thấp và do đó có khả năng sinh sống ở nhiều điều kiện môi
trường khác nhau.

Do có khả năng thích nghi cao với các điều kiện môi trường sống, nên
các loài thú có sự phân bố cực kỳ rộng trên trái đất, chiếm cứ được sự đa dạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
của các ổ sinh thái trên mặt đất, dưới đất, trên cây, trong không gian (thú bay)
và trong nước.
1.1.3 Nơi cƣ trú: Đại bộ phận các loài thú cần nơi trú ẩn để nghỉ, sinh sản,
hoặc thay lông. Nơi cư trú của thú có thể chia ra: nơi cư trú tạm thời (Nai,
Hoẵng, Sơn dương, Hổ, Báo,…), nơi cư trú cố định (Khỉ, Voọc, Dơi, Don,
Cầy…) và tổ chính thức (Nhím, Dúi, Chuột chũi, Tê tê,…)
1.1.4 Chế độ ăn: các loài thú có chế độ ăn khác nhau, dựa vào chế độ ăn có
thể chia thú thành các nhóm sau:
Thú ăn côn trùng: họ chuột chũi (Talpidae), bộ chuột chù
(Soricomorpha).
Thú ăn thịt gồm hầu hết các loài thuộc bộ ăn thịt (Carnivora), một số loài
thú túi,…
Thú ăn thực vật: gồm Bộ linh trưởng (Primates), móng guốc
(Perissodactyla; Artiodactyla), Thỏ (Lagomorpha) …
Thú ăn tạp: (Lợn rừng, Gấu chó, Lửng chó,…). Nhiều loài thú ăn thịt
cũng ăn cả thực vật (Cầy giông, Cầy hương, Lỏn tranh ).
1.1.5 Chu kỳ hoạt động
Do có khả năng điều hòa thân nhiệt cao nên hoạt động ngày và hoạt
động mùa của các loài thú ít lệ thuộc vào sự biến động của điều kiện khí hậu
mà tùy thuộc nhiều vào sự biến động của nguồn thức ăn, đặc biệt là các con
mồi trong ngày và trong năm và sự an toàn của nơi cư trú.
Chu kỳ hoạt động ngày: Các loài thú ăn thịt nhỏ (Mèo rừng, Cầy giông,…)
hoạt động kiếm ăn về đêm vì chủ yếu các con mồi của chúng hoạt động về đêm
(Chuột,…). Đa số các loài thú ăn thịt lớn (Hổ, Chó sói,…) săn bắt thú rừng,

cũng đi ăn đêm nhưng có khi ra ăn cả ban ngày nếu chúng phát hiện ra con
mồi. Khoảng thời gian hoạt động thực sự phụ thuộc vào chu kỳ trăng (thú
không hoạt động khi trăng sáng). Một số loài chuyên ăn côn trùng (Đồi,…),
ăn cá (Rái cá, thú biển,…), ăn chim (Chồn vàng, Triết,…) đi ăn ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
Các loài thú ăn thực vật thường hoạt động ban ngày (diurnal) như các
loài Sóc, Khỉ, Vượn, Nai, Hoẵng. Một số ít loài thú ăn thực vật vì lý do tự vệ
(đi ăn đơn độc, nơi đi ăn gần người qua lại,…) chuyển sang hoàn toàn ăn đêm
(Chuột đồng, Cầy vòi hương, Nhím, Don,…) hoặc một phần ăn đêm (Nai,
Hoẵng,…).
Chu kỳ hoạt động mùa: các loài thú ôn đới có hiện tượng ngủ đông khi
thức ăn trở nên khan hiếm trong mùa lạnh. Chỉ một số loài thú (Dơi,…) có
hiện tượng ngủ đông, nhưng là do tính di truyền do các loài này thuộc vùng
ôn đới hoặc núi cao.
1.1.6 Di cƣ
Một số loài thú có hiện tượng di cư vì thiếu thức ăn. Nhiều loài dơi ở
phía Bắc tới mùa lạnh di cư về phía Nam, nơi có nhiều côn trùng hơn. Một số
loài như Hổ, Voi rừng,… khi điều kiện sinh cảnh cho phép có thể di cư từ
vùng này sang vùng khác cách xa nhau hàng trăm kilômét để kiếm ăn.
1.1.7 Vùng lãnh thổ
Nhiều loài thú có tập tính chiếm cứ một diện tích sinh cảnh nhất định
làm vùng lãnh thổ là nơi trú và hoạt động của đàn nhiều cá thể cùng loài.
Vùng lãnh thổ của mỗi đàn hoặc cá thể phụ thuộc vào kích thước cơ thể của
loài, số lượng cá thể trong đàn, tập tính hoạt động của loài và độ phong phú
của thức ăn, nước uống trong môi trường.[3]
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu khu hệ thú ở Việt Nam
1.2.1. Thời kỳ trƣớc năm 1945

Những công trình nghiên cứu về Thú ở nước ta được bắt đầu từ rất sớm.
Trong các nghiên cứu có thể kể đến “Vân đài loại ngữ” và “Phủ biên tạp lục”
của Lê Quí Đôn (1724-1784); “Đại nam nhất thống chí” của các nhà bác học
triều Nguyễn (1874). Người ta có thể thấy các loài thú phổ biến ở nhiều tỉnh
trên cả nước đã được ghi nhận trong tài liệu này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
Trong thế kỷ XIX, nhiều tài liệu về khu hệ thú ở Việt Nam đã bắt đầu
được công bố trên các sách báo của Châu Âu. Những năm Pháp đô hộ, các
nhà khoa học người Pháp cũng bắt đầu tìm hiểu thiên nhiên của Việt Nam và
đặc biệt quan tâm tới nhóm thú. Các công việc điều tra thu thập mẫu trong
thời gian đầu chủ yếu do các nhà động vật nghiệp dư tiến hành. Những tài liệu
ban đầu về thú ở Nam Bộ và Trung Bộ đã được nhiều nhà khoa học công bố
như: Jouan (1868), Dr. Hamy (1876), Germain (1887), Harmand (1881),
Heude (1888).
Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tình hình nghiên cứu
thú ở nước ta có nhiều tiến triển hơn. Đáng chú ý là đoàn nghiên cứu thú ở
nước ta do Pavie dẫn đầu đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu và thu thập số liệu
về thú từ năm 1879 đến năm 1898 ở nhiều địa điểm miền nam Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu của đoàn được công bố trong bộ sách “Nghiên cứu về lịch sử
tự nhiên của Đông Dương” (Recherches sur L. Histoire naturelle de L. Indochine
Orietale, Mission Pavie,1979-1898). Có thể coi đây là công trình nghiên cứu
đầu tiên và tương đối hoàn chỉnh về thú ở Đông Dương. Trong công trình đó
De Pousagues đã thống kê được 200 loài và loài phụ thú ở Việt Nam, Lào
Campuchia và Thái Lan; Riêng Việt Nam đã thống kê dược 117 loài và
loài phụ.
Trong khoảng thời gian từ năm 1900-1929 nhiều thông báo có kết quả
nghiên cứu và mô tả các loài thú gặp đầu tiên ở Việt Nam của các tác giả:

Baurae (1900), Huede (1901), Anonyme (1902), Bonhote J.L (1903, 1907),
Dauplay J (1908), O. Thomas (1909, 1912, 1925, 1929).
Từ năm 1925- 1930 J. Delacour đã tiến hành sưu tập mẫu thú ở Bắc Bộ,
Trung Bộ và một số vùng ở Nam Bộ.
Trong 2 năm 1923-1924, Herbert Steven (Mỹ) đã tiến hành sưu tập thú
Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở Yên Bái; F.R Wulsin sưu tầm thú ở Lai Châu vào
năm 1924.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
Năm 1932, H.Osgood đã tập hợp tất cả những tài liệu của các tác giả trên
và đưa ra thông báo chung về thú và đã thống kê 172 loài và phân loài. Đây là
tài liệu có giá trị về nghiên cứu phân loài và khu hệ thú ở Việt Nam.
1.2.2. Thời kỳ 1945 đến 1954
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) hoạt động
nghiên cứu về thú ở Việt Nam bị gián đoạn. Trong những năm này nhiều nhà
khoa học Pháp đã dựa trên những tiêu bản, những ghi nhận thực địa để tổng
hợp công bố thêm về thú ở Việt Nam và Đông Dương.
1.2.3. Thời kỳ từ 1954 đến 1975
Ở Miền Nam, do bị đế quốc Mĩ chiếm đóng các hoạt động nghiên cứu
thú gần như bị đình trệ mãi đến những năm của thập kỷ 60. Đáng chú ý có
công trình của Vương Đình Sâm - Giáo sư Trường Nông-Lâm-Súc Sài Gòn
(1960-1970). Ông đã biên soạn giáo trình giảng dạy cho sinh viên của trường,
trong đó có phần “Thú lạp” mô tả nhiều loài thú thuộc các bộ Dơi, Gặm
nhấm, Linh Trưởng, Móng Guốc, Thú ăn thịt có ở miền Nam Việt Nam. Một
số nhà khoa học nước ngoài đã tiến hành khảo sát nghiên cứu các nhóm thú
có liên quan đến dịch tế học, chủ yếu là các loài thú thuộc bộ gặm nhấm
(Rodentia). Một số công trình đã công bố như: Van Peenen et al. (1967, 1969,
1970, 1971). Ducan et al. (1970, 1971). Công trình “Perliminary Idetification

Mammals of South Viet Nam” của Van Peenen et al (1969) đã thống kê 151
loài thú ở miền Nam Việt Nam (từ Quảng Trị trở vào) ghi nhận khái quát về
phân bố của chúng.
Ở miền Bắc, từ những năm sau 1954 (Sau khi hòa bình lập lại), việc
nghiên cứu thú đã bước đầu có những tiến bộ và do các nhà khoa học
Việt Nam tiến hành.
Công tác điều tra nghiên cứu lúc đầu chỉ do một số ít cơ quan, chủ yếu là
các trường Đại học, tiến hành với lực lượng cán bộ còn nhỏ, trình độ thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

8
Địa bàn điều tra hẹp; nội dung điều tra tập trung vào thu thập mẫu vật và
thống kê thành phần loài.
Trong những năm 1955-1959, chủ yếu gồm các đợt điều tra lẻ tẻ của
Khoa Sinh trường Đại học tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học tự
nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) để phục vụ giảng dạy và học tập của
sinh viên.
Vào những năm 1960-1975, công tác nghiên cứu thú do 3 cơ quan chính
đảm nhận là: Ban sinh vật - Địa học của Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước;
Khoa sinh vật học của trường Đại học tổng hợp Hà Nội; Viện điều tra qui
hoạch rừng thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn). Ngoài ra, có một số cơ quan khác cũng tiến hành nghiên cứu như:
Viện vệ sinh dịch tễ Ngoài các công trình nghiên cứu do các cơ quan độc
lập tiến hành, Ủy ban khoa học kỹ thuật nhà nước còn tổ chức chủ trì Đoàn
điều tra liên hợp Động vật- Ký sinh trùng và côn trùng với sự tham gia của
nhiều cơ quan. Trong thời gian 1962-1966 đã tổ chức 5 đợt điều tra trên phạm
vi 15 tỉnh miền Bắc: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lai Châu Các kết quả nghiên
cứu trong giai đoạn này được công bố trên các tạp chí trong nước (Tạp chí
Sinh vật- Địa học, Tạp chí Hoạt động khoa học ) và tạp chí khoa học nước

ngoài (Zoologicheskii Zhurnal của Liên Xô cũ, ). Một số công trình tiêu
biểu như:
Năm 1968, Đặng Duy Huỳnh đã công bố một phần kết quả nghiên cứu về
thú ăn thịt và thú móng guốc miền bắc Việt Nam trong cuốn “Sinh học và sinh
thái các loài thú móng guốc ở Việt Nam” Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Năm 1973, trong cuốn sách “Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam”, Lê Hiền
Hào đã giới thiệu một số đặc điểm sinh vật học chủ yếu và phân bố của những
loài thú kinh tế miền Bắc Việt Nam.
Trong thời kỳ này, các nhà khoa học đã thống kê được ở miền Bắc có
169 loài thú (202 phân loài) thuộc 32 họ và 11 bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
1.2.4. Thời kỳ từ 1975 đến nay
Các nghiên cứu về thú đặc biệt phát triển mạnh sau ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng. Công tác điều tra thống kê thành phần loài và đánh giá các
giá trị khu hệ thú của các địa phương trên toàn quốc. Nội dung chủ yếu tập
trung vào:
- Điều tra thống kê, đánh giá khu hệ và đánh giá giá trị khu hệ và tài
nguyên thú ở các địa phương phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế và bảo tồn
đa dạng sinh học.
- Nghiên cứu chuyên sâu về sinh học, sinh thái một số nhóm thú có giá
trị kinh tế cao hoặc có tầm quan trọng bảo tồn gen cao và xây dựng kế hoạch
quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững chúng.
Địa bàn nghiên cứu được mở rộng ra toàn quốc, đặc biệt là các tỉnh phía
Nam. Lực lượng nghiên cứu phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng,
bao gồm các Viện nghiên cứu (Viện điều tra qui hoạch rừng, Viện sinh học
nhiệt đới ), các trường Đại học trên cả nước (Đại học Lâm nghiệp, Đại học
Sư phạm Hà Nội ). Nhà nước đã có nhiều chương trình trọng điểm Quốc gia

như: Chương trình CT- 48C (1987-1990); Chương trình nghiên cứu điều tra
động vật rừng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam Bộ
do Viện Khoa học Việt Nam chủ trì; Chương trình Động vật chí do Viện
Khoa học và Công nghiệp Việt Nam chủ trì (1996- 2005)
Đặc biệt việc hợp tác Quốc tế ngày càng được triển khai rộng rãi trong
nghiên cứu và điều tra thú với nhiều nước trên thế giới (Mỹ, Anh, Pháp ) và
các tổ chức khoa học quốc tế chính phủ và phi chính phủ đã mở văn phòng
đại diện và có những đóng góp tích cực vào công tác điều tra nghiên cứu động
vật ở Nước ta (IUCN, WWF, FFI )
Nhiều công trình, tác phẩm và kết quả nghiên cứu được xuất bản. Một
số công trình nghiên cứu về các đặc điểm khu hệ và sinh học sinh thái của các
loài thú Việt Nam như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
Những loài gặm nhấm Việt Nam của Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh,
Bùi Kính, 1980.
Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam của Đào Văn Tiến, 1985.
Thú linh trưởng Việt Nam của Phạm Nhật, 2002
Sách đỏ Việt Nam. Phần Động Vật (2007)
Thú rừng (Mammalia) Việt Nam, tập 1, của Đặng Kim Huỳnh và cộng sự (2008).
Động vật chí Việt Nam. Tập 25: Lớp thú- mammalia của Đặng Kim
Huỳnh và cộng sự (2008).
Như vậy, trong suốt 3 thế kỷ qua, các nghiên cứu về khu hệ thú Việt
Nam đã từng bước phát triển cả về chất và lượng. Theo danh lục đầy đủ nhất
(Kuznetsove, 2006), đến nay ở Việt Nam đã thống kê được 310 loài thú thuộc
44 họ và 14 bộ (kể cả các loài thú biển). Các nghiên cứu về các đặc điểm sinh
học sinh thái của các loài đã góp phần quan trọng vào việc qui hoạch, quản lý
và bảo tồn các loài thú hoang dã Việt Nam.

“Danh lục các loài thú Việt Nam” của Đặng Ngọc Quân và cộng sự
(2008) thống kê 295 loài thú (298 loài và phân loài) thú thuộc 37 họ và 13 bộ
ở Việt Nam (không kể thú biển).
Bảng 1.1: Sự phân bố các taxon các bộ thú trong sách đỏ Việt Nam
STT
Bộ
Họ
Loài
1
Bộ cánh da - Dermoptera
1
1
2
Bộ Dơi - Chiroptera
2
7
3
Bộ linh trưởng - Primates
3
21
4
Bộ thú ăn thịt - Carnivora
4
24
5
Bộ có vòi - Proboscidea
1
1
6
Bộ móng guốc ngón lẻ - Perissodactyla

2
3
7
Bộ móng guốc ngón chẵn - Artiodactyla
3
17
8
Bộ Tê tê - Pholidota
1
2
9
Bộ Gặm nhấm - Rodentia
2
8
10
Bộ thỏ - Lagomorpha
1
2
11
Bộ Cá voi - Cetacea
1
4
12
Bộ hải ngưu - Sirenia
1
1
Tổng số
22
90
(Nguồn: Sách đỏ Việt Nam, 2007)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
1.3. Đặc điểm địa động vật khu hệ thú hoang dã Việt Nam
Việt nam là một bộ phận của phân miền địa lý - động vật Đông Dương
(Indochinese subregion) thuộc miền địa lý động vật Phương Đông (Oriental
Region hay còn gọi Miền Ðịa lý - động vật Indômalai (Indomalayan
Region). Phân miền Ðông Dương (bao gồm Miama, Vân Nam, và Tứ Xuyên
của Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt nam, Campuchia, Đảo Hải Nam, Đài Loan,
quần đảo Ryukyu).
Theo Đào văn Tiến (1987) và Lê Vũ Khôi (2008) Việt Nam nằm trên
luồng di cư của hai luồng động vật từ Himalaya qua Vân Nam xuống và từ
Malaixia lên, có một khu hệ thú nói chung phong phú, đa dạng. Tính chất này
thể hiện ở mối quan hệ của khu hệ thú Việt Nam với các khu hệ thú lân cận.
Khu hệ thú Việt nam được cấu thành bởi các nhóm yếu tố động vật học:
Nhóm yếu tố Ấn Độ - Himalaia (gọi tắt là Himalaia) có ở miền Đông
Bắc Ấn Độ, Neepan, Mianma, Tây Bắc Vân Nam - Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Nhóm này mang tính chất ôn đới núi cao.
Nhóm yếu tố Trung Hoa (chủ yếu là Hoa Nam, Trung Quốc) mang
tính chất cận nhiệt đới và có ở khu Đông Nam Vân Nam, Quảng Tây,
Quảng Đông và Phúc Kiến.
Nhóm yếu tố đặc hữu của Việt Nam (có thể có cả của Lào hoặc
Campuchia) có tính chất hỗn hợp về tính chất địa động vật học của vùng Bắc
Trung Bộ.
Căn cứ vào các yếu tố địa hình, địa mạo, khí hậu, môi trường sống, sự
phân bố của thảm thực vật và của các lớp động vật, một số nhà động vật học
Việt nam (Đào Văn Tiến, Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Vũ Khôi ).
Việt Nam có thể chia thành 5 đơn vị địa lý động vật học sau đây:
Khu Đông Bắc: Khu đông bắc thuộc đơn vị địa - sinh học Bắc trung tâm

Đông Dương (theo McKinnon, trong BAP, 1994). Ranh giới giữa khu Đông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
Bắc với khu Tây Bắc - Hoàng Liên Sơn là dãy Hoàng Liên Sơn. Do các dãy
núi của khu vực này đều nối tiếp với các dãy núi đá vôi của khu Tứ Xuyên,
Vân Nam, Quang Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến nên có nhiều yếu tố
Himalaia và ít yếu tốTrung Hoa hơn. Khu hệ thú ở đây gồm một số dạng đặc
hữu sau: Hươu xạ (Moschus berzovskii) Chuột cùi lìa (Scaptonyx fusicaudus),
Voọc Mũi Hếch (Rhinopithecus avunculus) Voọc mông trắng
(Trachypithecus delacouri), Voọc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus)
Lửng chó (Nyctereutes procyonoides), Thỏ rừng Trung Hoa (Lepus sinensis),
Cáo lửa (Vulpes Vulpes),
Khu Tây Bắc - Hoàng Liên Sơn: Khu này phân cách Khu Đông Bắc bởi
dãy Hoàng Liên Sơn và khu Bắc Trường sơn bởi sông cá và cũng thuộc đơn
vị địa sinh học Bắc Trung Tâm Đông Dương với nhiều yếu tố Himalaia và ít
yếu tố Malaixia hơn. Điều này liên quan đến sự di cư của thú cổ xưa ở Kỉ
Pleistoxen theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và ngược lại dọc theo các đường
bộ nối Đông Dương nói chung và với Việt Nam nói riêng với quần đảo
Malaixia. Dãy Hoàng Liên Sơn đã ngăn cản sự di trú của thú từ Đông sang
tây hay ngược lại. Khu hệ thú gồm các dạng đặc trưng sau: Voọc
xám(Trachypithecus crepusculus), Chuột mù (Typhlomys cinereus), Sóc bay
sao (Petaurista elegans), Chuột cộc (Eothenomys melenogaster), Chuột choắt
(Micromus minutus), Chuột chù cộc (Anourosorex squamipes), Chuột chù cộc
(Anourosorex squamipes), Chuột chù nước Miền Bắc (Chimarrogale
himalayica)
Khu Bắc Trung Bộ (hay Bắc Trường Sơn): Khu vực này có ranh giới
phía nam là Đèo Hải Vân. Điểm nổi bật nhất của khu vực này là có nhiều yếu
tố đặc hữu nhất. Có lẽ đây là do sự hình thành dãy Trường Sơn ở kỉ

Pleistoxten dẫn tới chuyển hẳn khí hậu cận nhiệt đới của Miền Bắc sang khí
hậu cận nhiệt đới của Miền Nam hình thành nhiều ổ sinh thái mới, tạo điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
kiện cho sự phân hóa các loài động vật. Khu hệ thú gồm các dạng đặc trưng
sau: Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Muntiacuv uquangensis),
Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhesis), Cầy bay (Cynocephalus
variegatus), Chà vá chân xám (Pygathrix cinereus), Thỏ vằn Đông Dương
(Nesolagus timminsi)
Xét chung toàn Miền Bắc Việt Nam (từ Bắc vào đến đèo hải Vân - Bạch Mã)
yếu tố Himalaia trội nhất rồi tới yếu tố đặc hữu, số yếu tố Trung Hoa và Malaixia
không lớn. Vì vậy có thể nói Miền Bắc Việt nam có khu hệ thú hỗn hợp gồm
các yếu tố cận nhiệt đới tiếp cận với các yếu tố ôn đới của khu Phương Bắc và
yếu tố nhiệt đới của khu Phương Nam. Khu hệ thú miền Bắc Việt Nam thuộc khu
hệ thú Bắc Trung tâm Đông Dương khác với khu hệ thú Miền Nam Việt nam
thuộc khu hệ thú Nam Trung tâm Đông Dương.
Khu Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Khu vực này bao gồm cao nguyên
Tây nguyên và cao nguyên Đà Lạt thuộc Nam trung tâm Đông Dương (South
Central Indochina bionit) có nhiều yếu tố Malaixia tiếp đến là yếu tố Ấn Độ,
còn yếu tố Trung Hoa ít. Các loài đặc trưng sau: Voọc bạc Đông Dương
(Trachypityhecus margarita), Bò xám (Bos porcinus), Bò rừng (Bos
javanicus), Hươu cà toong (Rucervus eldii), Hươu vàng (Axis porcinus), Cheo
cheo napu (Tragulus napu) Cheo cheo Việt nam (Tragulus versicolour) Voi
(Elephas Maximus) Chó rừng (Canis aureus)
Khu Nam Bộ (bao gồm cả Đồng bằng sông Cửu Long): Khu vực này bao
gồm vùng nam trung tâm Đông Dương mang nhiều yếu tố Malaixia, còn yếu
tố Ấn Độ và yếu tố Trung hoa ít. Các loài đặc trưng có: Tê Giác Java
(Rhinoceros sondaicus), Voọc bạc (Trachypithecus germaini), Voi (Elephas

maximus), Dơi ngựa ly lê (Pteropus lyei), Dơi ngựa lớn (Pteropus vampyrus),
Sóc đỏ (Callosciurus filaysoni),

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
1.4. Tình trạng các loài thú ở Việt Nam
Sách đỏ Việt Nam (2007) đã thống kê có 5 loài thú đã bị tuyệt chủng
hoàn toàn hoặc tuyệt chủng trong tự nhiên và 85 loài đang bị đe dọa diệt vong
ở các mức độ khác nhau, chiếm gần 28% tổng số loài thú hoang dã đã biết của
Việt Nam.
Bảng 1.2: Mức độ đe dọa của lớp thú trong sách đỏ Việt Nam 2007
STT
MỨC ĐỘ ĐE DỌA
SỐ LOÀI
1
Đã bị tuyệt chủng hoàn toàn (EX)
4
2
Bị tuyệt chủng trong tự nhiên (EW)
1
3
Rất nguy cấp (CR)
12
4
Nguy cấp (EN)
30
5
Sẽ nguy cấp (VU)
30

6
Ít nguy cấp (LR)
5
7
Thiếu số liệu xếp bậc (DD)
8
1.5. Các mối đe dọa đối với khu hệ thú
Tài nguyên thú nước ta vốn rất phong phú, do nước ta là một nước nghèo
với 80% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và Lâm nghiệp, đất
nước ta lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài và nhiều thiên tai
liên tục xảy ra nên để tồn tại bảo vệ và xây dựng đất nước, người dân Việt
Nam đã phải tận dụng hết mức nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước
trong đó có tài nguyên thú hoang dã.
Sau khi chiến tranh kết thúc, sự đói nghèo và dân số tăng nhanh cùng với
sự yếu kém trong quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đã dẫn đến sự
khai thác lạm dụng tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn lợi thú nói riêng
(khai thác bằng nhiều phương tiện mang tính hủy diệt, khai thác với sản lượng
lớn và liên tục vượt quá khả năng tự phục hồi của các quần thể ). Đồng thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

15
hủy hoại nghiêm trọng các sinh cảnh của các loài thú hoang dã (phá rừng để
lấy đất cấy trồng nông nghiệp, chiếm dụng đất rừng để phát triển các công
trình cơ sở hạ tầng hoặc phát triển các ngành sản xuất kinh doanh khác ). Kết
quả là tài nguyên thú nước ta giảm sút nghiêm trọng với nhiều loài có giá trị
kinh tế cao đã bị tuyệt chủng hay đứng trước bờ vực diệt vong. Những loài
khác thì có số lượng giảm nhiều so với số lượng trước đây. [3]
1.6. Nghiên cứu về khu hệ thú tại Khu BTTN Thần Sa - Phƣợng Hoàng
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh

Thái Nguyên có hệ thống rừng núi đá tập trung ở các xã phía Bắc huyện
Võ Nhai là một trong ít khu vực còn lại diện tích và trữ lượng rừng tự
nhiên đáng kể trong tỉnh Thái Nguyên.
Nằm trong vùng núi đá miền Bắc Việt Nam và có tính đa dạng sinh học
phong phú như khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn), khu bảo tồn thiên
nhiên Hữu Liên (Lạng Sơn) với nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và
nhiều hệ sinh thái chuẩn của vùng núi đá, đây là một mẫu rừng đặc trưng cho
hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây còn lưu giữ các di
chỉ khảo cổ học cũng như các di tích lịch sử, danh lam có giá trị.
Hiện tại, những tác động tiêu cực của một số người dân địa phương và
các vùng lân cận đã và đang tàn phá khu rừng, những mối đe dọa không
ngừng gia tăng làm cho nguy cơ mất đi một trong những hệ sinh thái rừng đặc
thù và còn tính chất đa dạng sinh học cao là một thực tế khó tránh khỏi. Trong
khi đó, khả năng phục hồi rừng trên núi đá là rất khó khăn, nếu để mất rừng
núi đá sẽ làm mất đi nguồn tài nguyên khó khôi phục và sẽ gây nên những
hậu quả khó lường.
Theo thống kê trong báo cáo xây dựng đề án xác lập khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, hệ động vật ở đây đặc trưng cho hệ động vật
trên núi đá vôi vùng Đông Bắc Việt Nam. Kết quả khảo sát sơ bộ đã thống kê

×