Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

bản đồ chuỗi cung ứng và phát triển chương trình quản lý chất lượng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 44 trang )

Báo cáo tiến độ 5: Ngày 31 tháng 8 năm 2007 các cán bộ nghiên cứu được nhận
25.930 A$.
Số tiền trên được dùng để:
- Chi trả cho tập huấn của cán bộ Việt Nam tại Úc
- Chi cho tập huấn tại Việt Nam và các tài liệu tập huấn
- Chi cho xây dựng bản đồ chuỗi cung ứng và phát triển chương trình quản
lý chất lượng ở Việt Nam


Du học tại Úc:
• Chuyến du học tạ
i Úc của 6 cán bộ nghiên cứu và khuyến nông (Ngô Thị
Hạnh (FAVRI), Vũ Tuấn Minh (HUAF), Ngô Xuân Chinh (IAS), Nguyễn Thị An
(FAVRI), Nguyễn Đình Thi (HUAF), Ngô Minh Dũng (IAS) trong 4 tuần ở năm
2005 và 2006. Đi cùng họ trong chuyến thăm quan này có Ông Nguyễn Hồng Phong
– nông dân và là nhà sản xuất cây con giống lớn nhất ở Đức Trọng – Lâm Đồng.
Ông Phong đã giúp các học viên xem xét xem làm thế nào công nghệ hoặc kỹ thuật
canh tác có thể được điều chỉnh và áp dụng được ở Việt Nam.
Khoá tập huấn này tập trung vào cả sản xuất rau trên ruộng và trong nhà lưới, quản
lý dây chuyền cung ứng và sau thu hoạch và kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến (GAP).
Các chuyến đi thực địa thăm các trang trại và nhà lưới công nghệ thấp (Sydney
Basin) và công nghệ cao (Yanco, Gosford) cũng khuyến khích các học viên xem xét
xem họ có thể áp dụng những công nghệ như vậy trong điều kiện ở Việt Nam như
thế nào. Ngoài đi thăm nhiều trang trại, các họ
c viên còn được đi thăm các chợ bán
buôn ở Sydney, và một cơ sở xuất nhập khẩu để giúp các học viên hiểu thêm về các
dây chuyền cung ứng và các yêu cầu về chất lượng ở Australia. Các chuyến thăm
các trạm nghiên cứu ở Gosford và Yanco giúp cho các học viên có một cái nhìn về
các loại dự án nghiên cứu và khuyến nông do NSW DPI chủ trì và cách mà các
chương trình nghiên cứu & phát triển được quản lý ở Australia.


Ảnh 1. Nhóm nghiên cứu 1 – ThS. Ngô Thị Hạnh (RIFAV), Mr Vũ Tuấn Minh (HUAF),
Mr Ngô Xuân Chinh (IAS) thăm nhà kính sản xuất rau ở Sydney Basin, với Dr Vong
Nguyen, Dr Suzie Newman and Dr Ho Dang.



Ảnh 2. Nhóm nghiên cứu 2 –ThS. Nguyễn Thị An (FAVRI, trước đây là RIFAV), Mr
Nguyễn Đình Thi (HUAF) and Mr Nguyễn Hồng Phong (Nông dân, Lam Dong) học cách
đánh giá chất lượng nông sản tươi sau thu hoạch. Báo cáo về kết quả khóa tập huấn được
trình bày ở phần phụ lục 1 và phụ lục 2.
Những nghiên cứu tiếp theo là chuẩn bị để xây dựng mô hình áp dụng và cải tiến công
nghệ để sử dụng tại Việt Nam.
Nghiên cứu 1. Ông Nguyễn H
ồng Phong, Lâm Đồng
Trong suốt khóa học của dự án, ông Phong đã cải thiện kỹ thuật sản xuất cây giống và tiến
hành ngay tại trang trại của mình tại Đức Trọng – Lâm Đồng. Những cải tiến này thu nhận
được là một phần của dự án. Những tập huấn bao gồm:
- Những nghiên cứu ở Úc từ 2-29/7/2006
- Những góp ý, tư vấn của nhóm chuyên gia Úc trong các chuyến thăm và làm việc
tại trang trại c
ủa ông Phong vào tháng 2 năm 2006, tháng 5 năm 2006, tháng 10 năm 2006
và tháng 5 năm 2007.
- Giúp mua và vận hành 2 máy gieo hạt hút chân không
- Luôn nhận được sự trợ giúp về kỹ thuật của Dr. Vinh – nhóm nghiên cứu về Rau
của Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam (IAS). Những công nghệ tiếp thu được để cải
tiến kỹ thuật bao gồm:
• Việc sử dụng hai máy gieo hạt hút chân không có thể giúp cho ông
Phong tăng được số cây giống sản xuất được (Ảnh 3 và 4)
. • Cả
i thiện điều kiện làm việc cho công nhân ghép cà chua. Khi chúng tôi thăm

trang trại của ông Phong vào tháng 2 năm 2006, công nhân ghép cà chua phải ngồi bên
ngoài dưới mái che là lưới nhưng bây giờ họ được làm việc trong nhà có mái che đàng
hoàng. Điều này không chỉ có lợi cho công nhân mà còn giúp ông Phong trở thành người
dẫn đầu trong sản xuất cây giống (Ảnh 5 và ảnh 6)
.
.
.
.


Ảnh 3. Cài đặt vận hành máy gieo hạt chân không Ảnh 4. Máy gieo hạt chân
không– Tháng 2 năm 2006 giúp tăng hiệu quả sản xuất
Tháng 4/ 2007

Ảnh 5. Nhà ghép cà chua tháng 2/2006 Ảnh 6. Nhà ghép cà chua được xây dựng
mới tháng 4 năm 2007


Ảnh 7. Ông Phong tiến hành kỹ thuật mới
trong
nhà kính, khảo nghiệm giống mới
trong nhà kính tháng 4 năm 2007
Ảnh 8. Giống cà chua mới khảo nghiệm
trong nhà kính của ông Phong – tháng 4
năm 2007



Ảnh 9. Thí nghiệm công nghệ mới trong nhà kính của
ông Phong – tháng 4/ 2007

. • Sau chuyến đi Úc của ông Phong, khi trở về ông Phong đã nhanh chóng áp
dụng hệ thống thủy canh và cải tiến cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Ông Phong
cũng tiến hành thay đổi cách quản lý cây trồng dựa trên những quan sát từ Úc. (Ảnh 6-9)
. • Ông Phong rất say mê tiến hành các thí nghiệm với giống mới trong nhà kính
và ngoài đồng ngay trên đất của mình. (Ảnh 6-9).

Ông Phong thực sự
trở thành “người nông dân vô địch” và với cây giống sản xuất được
ông đã cung cấp cho rất nhiều công nhân trong vùng, và những công việc của ông cũng
giúp cho những người sản xuất khác dần được nâng cao. Ông Phong là người sản xuất cây
giống cà chua chính trong vùng., những thiết bị phù hợp với công nghệ
Khuyến khích nông dân đi du học như ông Phong sẽ nhanh chóng đưa các công nghệ phù
hợp vào sản xuất, và chúng tôi sẽ có đề nghị cách tiếp cận này vào dự án trong tương lai.
Nghiên cứu thứ 2. Áp dụng và phát triển hệ thống thủy canh ở Viện Nghiên cứu Rau quả
4 Viện Nghiên cứu thành viên ở Việ Nam trong dự án đều đã nghiên cứu, tiến hành thành công hội
thống thủy canh. Khóa tập huấn ở Úc đã giúp họ học được cách thiết kế và vận hành 1 cách thành
công hệ thống sử dụng cho nghiên cứu và thương mại. Thăm trang trại sản xuất thủy canh ở Úc
như Pacific Hydroponic, Gosford và Atkinson, Griffith đã trình bày việc thương mại hóa hệ thống
này tại Úc. Dr. Parks and Worrall đã tập trung hướng dẫn kiểm tra đầu ra của hệ thống bao gồm
quản lý EC và đánh giá giá thể. Thực hành quản lý cây trồng là trọng tâm của khóa tập huấn này.
Trong dự án này chúng tôi đã phát triển và cải thiện thành công hệ thống thủy canh tại Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu tại IAS đã có những thí nghiệm kiểm chứng hệ thống này trong sản xuất. Trong
những chuyến thăm và làm việc của nhóm nghiên cứu Úc, chúng tôi đã tư vấn góp ý cho hệ thống
thủ
y canh và quản lý cây trồng nhằm nâng cải thiện hệ thống. Trong suốt chuyến làm việc của
chúng tôi vào tháng 2 năm 2006, chúng tôi đã thăm Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
giống cây trồng Hà Nội và khu công nghệ cao Hải Phòng để tìm ra vấn đề rắc rối mà họ thường
gặp trong hệ thống thủy canh của họ. Cũng trong chuyến thăm của chúng tôi, Dr. Sophie Parks
cũng cung cấp thông tin và đưa ra những lời khuyên để cải thiện thực hành sản xu
ất của họ.







Chương trình hội thảo ở Việt Nam
Hội thảo được tiến hành ở 4 vùng của dự án. Đó là:
• Hội thảo 1: Từ 13-15 tháng 2/2006, Tại thành phố Hồ Chí Minh với 72 đại biểu chính
thức
• Hội thảo 2: Từ 20-22 tháng 2/2006, Tại Hà Nội với 109 đại biểu chính thức
• Hội thảo 3: Từ 27-28 tháng 4/2007, Tại thành phố Cần Thơ với 82 đại biểu chính thức
• Hội thảo 4: Từ
3-4 tháng 5/2006, Tại Đà Lạt với 70 đại biểu chính thức

Chi tiết về hội thảo có thể tìm ở những báo cáo tiến độ trước đây và báo cáo các chuyến
đi (Báo cáo tiến độ 3 và 6, báo cáo chuyến đi tháng 2/2006 và tháng 2007). File đính
kèm ở phần phụ lục 3 là bản coppy tài liệu hội thảo của Hà Nội. Tài liệu hội thảo ở 3
vùng khác cũng tương tự như vậy chỉ khác các bài báo của mỗi địa phương theo đề nghị
của Dr. Thi hoặc Dr. Suzie Similar. Mỗi hội thảo đều bao gồm các chuyến thăm thực địa
cho toàn bộ các đại biểu.
Đánh giá chuỗi các yế
u tố đầu vào và phát triển hệ thống kiểm tra chất lượng ở Việt
Nam
Các cán bộ Úc tập huấn họ chú trọng đến việc tập huấn đánh giá chuỗi các yếu tố đầu vào
và tăng cường hệ thống quản lý chất lượng. Dr. Newman giới thiệu khái niệm về chuỗi
các yếu tố đầu vào, mô tả phương pháp và tập huấn đánh giá chuỗi yếu tố đầu vào cho các
loại rau ở miền Nam, miền Bắc và miền Trung ở Việt Nam. Một phần bài trình bày của
Dr. Newman tại Việt Nam là phân tích chuỗi các yếu tố đầu vào và thảo luận, trả lời
những câu hỏi đặc biệt trong hội thảo tại Hà Nội. Khái niệm về chuỗi yếu tố đầu vào là

một khái niệm mới với sản xuất của Việt Nam. Nhưng thông qua khóa tập huấn này họ đã
hi
ểu được quá trình và các hướng dẫn để có thể sử dụng trong các hoạt độngcủa dự án
tương lai
Joseph Ekman, NSW DPI cán bộ kiểm tra chất lượng cung cấp cho các học viên trong
khóa du học nội dung tài liệu “Fresh care” trong thời gian 1-2 ngày. Mr. Ekman là một
trong những người xây dựng hệ thống quản lý chất lượng QA và ông thường xuyên tập
huấn cho nông dân về “Fresh care” để họ có thể tiến hành hệ thống QA. Mr Ekman cung
cấp cho các học viên của Việt Nam một cách súc tích về
‘Fresh Care’. Cũng trong thời
gian này hàng loạt các câu hỏi thảo luận cũng được đưa ra và cũng đã thảo luận cách tiến
hành hệ thống kiểm tra chất lượng ở Việt Nam. Joseph Ekman là một trong những người
đánh giá ASEAN GAP, Mr Ekman có thể trình bày rõ ràng cho học viên sự cần thiết phải
xây dựng các mức tiêu chuẩn ở Việt Nam. Một phần của khóa tập huấn bao gồm chuyến
thăm đồng nơi mà Ông Ekman áp dụng hệ th
ống này và nhóm học viên Việt Nam cũng có
cơ hội hỏi nông dân về cách tiến hành áp dụng hệ thống này. Tại Việt Nam, Mr Ekman đã
chú trọng trình bày hệ thống quản lý chất lượng và cách tiến hành tại Việt Nam
Tháng 4 năm 2007, chúng tôi đã thăm nhà máy xơ dừa để thấy được cách tiến hành chương
trình QA. Cũng trong chuyến đi, Mr Ekman đã có những ý kiến cho nhóm quản lý dự án
thấy được những nơi cần phải ti
ến hành thực hiện hệ thống QA.
Suzie Newman, tháng 9 năm 2007
Phụ lục 1

Báo cáo chuyến đi úc
31 tháng 10 – 27 tháng 11 năm 2005





AusAID- CARD- 004/04 VIE

Nghiên cứu sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường
năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản xuất
rau của Việt Nam”.




Ngô Thị Hạnh, RIFAV
Vũ Tuấn Minh, HUAF
Ngô Xuân Chinh, IAS


Mục lục
I. Lời cảm ơn 3
II Tóm tắt quá trình 4
III Giới thiệu dự án và khoá học 6
IV Người tham dự 7
V Nguồn kinh phí 7
VI Lịch trình 7
VII Những cơ sở nghiên cứu đã đến thăm 10
VIII Báo cáo kết quả 10
IX Đề nghị 16
X Phụ lục 17





I. Lời cảm ơn

Có rất nhiều nguời, nhiều tổ chức đã giúp đỡ chúng tôi trong chuyến đi úc,
chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
- Dự án AusAID- CARD, tổ chức đã tài trợ về tài chính cho phép chúng tôi
đến úc, được làm việc với một tổ chức tương ứng của úc.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ giáo dục và đào tạo đã giúp chúng tôi
hoàn tất những thủ tục cho khoá họ
c này.
- Tiến sĩ Nick Austin, phó tổng giám đốc của NSW, người đã mời chúng
tôi đến NSW DPI để làm việc cùng các cán bộ khoa học trong Viện của
ông ở Trung tâm trồng cây trong nhà kính Quốc Gia, Gosford NSW.
- Tiến sĩ Trevor Gibson, giám đốc (Production Research); tiến sĩ Philip
Wright, trưởng phòng nghiên cứu.
- Tiến sĩ Davi Hall, giám đốc Trung tâm trồng cây trong nhà kính, Gosford
NSW.
- Tiến sĩ Vọng Nguyễn, chủ nhiệm Dự án phía úc, tiến sĩ Suzie Newman,
Sophie Parks, Ross Worrall, Stephen Goodwin, ông Joseph Ekman, ông
Len Tesoriero và cô Marilyn Steiner.
- Ông Paul Andersen, người quản lý và bà Jacquies Priest, Trung tâm trồng
cây trong nhà kính, Gosford NSW.
- Phó giáo sư Trần Khắc Thi- Phó viện trưởng viện nghiên cứu rau quả;
Giáo sư Trần Văn Minh- Hiệu trưởng trường đại học Nông lâm Huế;
Giáo sư Phạm Văn Biên- Viện trưởng viện khoa học Nông nghiệp miền
Nam, đã cử chúng tôi đến NSW DPI để h
ọc tập.
- Tiến sĩ Lê Thị Khánh, trưởng bộ môn cây trồng- Trường đại học Nông
lâm Huế; tiến sĩ Ngô Quang Vinh, trưởng phòng nghiên cứu về rau- Viện
khoa học nông nghiệp miền Nam.
- Chúng tôi xin cảm ơn sự nhiệt tình của các cán bộ nghiên cứu ở Trung

tâm rau Quốc gia, viện nghiên cứu Nông nghiệp Yanco: Ông Mark
Hickey, tiến sĩ Mohammad Quadir, tiến sĩ Sandra McDougall.
- Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bà Tuyền Nguyễn và bà Yuri bởi s

tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian chúng tôi ở Úc.

II. Tóm tắt quá trình:

Mục đích của chuyến đến úc là được làm việc cùng các cán bộ của NSW
DPI ở NCGH, Gosford trong thời gian 1 tháng (từ tháng 10- 11/2005) về sản xuất
rau an toàn và chất lượng cao tại viện nghiên cứu Cây trồng Gosford. Nội dung này
bao gồm phương pháp sản xuất rau trong nhà kính, sản xuất rau trong dung dịch và
phòng trừ sâu bệnh. Nhóm nghiên cứu về công nghệ sau thu hoạch đã tập huấn cho
các học viên Việ
t Nam hệ thống bảo quản chất lượng sau thu hoạch, dây truyền
quản lý chất lượng sản phẩm rau sau thu hoạch. Một khoá học ngắn về công nghệ
sau thu hoạch đã cung cấp cho các học viên Việt Nam một sự hiểu biết sâu sắc về
công nghệ sau thu hoạch và việc đảm bảo chất lượng sản phẩm từ người úc. Họ
cùng đến thăm NVIC của Yanco để nghiên cứu sâu hơn v
ề cây rau và sự tưới nước
ở một số nông trại, cơ sở sản xuất hạt giống và cơ sở chế biến thực phẩm.
Trong thời gian ở úc, chúng tôi đã được thăm quan Gosford, Sydney,
Canberra và Yanco. Ở Gosford chúng tôi đã được tập huấn ở Trung tâm trồng cây
trong nhà kính (NCGH) về sản xuất rau trong nhà kính, hệ thống thuỷ canh, phòng
trừ dịch hại IPM trong nhà kính, công nghệ bảo quản sau thu hoạch rau quả tươi và
làm sạch qu
ả (táo, cam,…) cho xuất khẩu. Chúng tôi được thăm đồn điền trà xanh
ở nông trại Somerby. Ở Xit ni, chúng tôi được thăm chợ trung tâm Sydney ở
Flemington để học tập về hệ thống quản lý và thương mại rau, quả. Chúng tôi được
thăm quan rất kỹ lưỡng về sản xuất rau trong dung dịch (cà chua và dưa chuột) ở

Tây Sydney vùng Bringelly và Leppinton. Chúng tôi cũng được thăm viện nghiên
cứu Nông nghiệp Yanco, Trung tâm rau Quốc gia và một số nông trại rau với quy
mô lớn có sử dụng .
Đặc điểm nổi b
ật của Úc là sự đa dạng nhiều lĩnh vực nghiên cứu và sự phối
hợp, liên kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực khoa học để tìm ra giải pháp cho những
vấn đề lớn úc phải đương đầu và những tồn tại của thế giới. Cũng như vậy, trong
nghề làm vườn NSW DPI đặt ra mục tiêu phải cải thiện năng suất và chất lượng
rau, hoa, quả
.
Để thu được nhiều kết quả trong nghiên cứu và phát triển về lĩnh vực trồng
trọt của úc, sự hợp tác nghiên cứu giữa Việt nam và úc được thiết lập và tập trung
vào những vấn đề chính như sau:
1. Hợp tác trong việc áp dụng những công nghệ cao và trung bình quản lý hệ
thống cây trồng.
2. Hợp tác trong việc thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
3. Hợp tác trong việc ứng dụng công nghệ
tiên tiến trong nông nghiệp.
4. Thư mời cho cán bộ Việt Nam du học ở Úc nên gửi sớm hơn tốt nhất là
trước lúc đi khoảng 2 tháng để việc chuẩn bị giấy tờ cho việc đi lại được
thuận lợi nhất là Đại học Huế. Các nhà khoa học nên mời cùng một lúc
để trong chuyến đi họ cùng nhau nghiên cứu tốt.
5. Các điều kiện ăn ở và h
ọc tập cho học viên rất tốt, những người điều
hành dự án nên duy trì và phát huy các điều kiện này.
6. Đánh giá khả năng xuất khẩu rau của Việt Nam ra một số thị trường
chính.
7. Sản xuất dừa ở Việt Nam rất ổn định và có liên quan mật thiết đến môi
trường dùng làm giá thể sản xuất rau. Vì vậy dự án mong muốn được kéo
dài hơn nữa sẽ

có được kết quả tốt hơn.
8. Nên cử nhiều hơn nữa các cán bộ khoa học và những nông dân điển hình
tham dự các khoá học về Nông nghiệp tại úc.
III. Giới thiệu về dự án và khoá học:

Rau và thực phẩm an toàn đang là nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu
dùng Việt nam, trong 4 năm từ 1999- 2002, gần 20.000 người Việt nam đã bị ngộ
độc bởi sản phẩm rau, 250 người đã tử
vong (Bộ y tế VN, 2003). Nhiều kết quả
nghiên cứu đã tìm thấy dư lượng thuốc phòng trừ sâu bệnh, hàm lượng nitrat và
kim loại nặng ở mức trên giới hạn cho phép (MRL). Ví dụ, kết quả điều tra khảo
sát về dư lượng trên rau được tiến hành bởi viện nghiên cứu Rau quả, một số loại
thuốc trừ sâu bệnh ở mức gấp 5- 10 lần giới hạn cho phép (Trần Khắc Thi, 1999).
Nông nghiệp ven đô nơi cung cấp rau ch
ủ yếu cho thành phố đã xảy ra nhiều vấn
đề do sử dụng số lượng lớn phân bón, thuốc trừ sâu bệnh trên thửa đất nhỏ để cố
gắng làm tăng năng suất.
Dự án trước AusAID- CARD 0016 (2001- 2003) cho thấy rằng một hệ thống
bảo vệ cây trồng (nhà lưới) là phù hợp cho sản xuất rau an toàn và chất lượng tốt ở
Việt Nam. Sử dụng nguồn xơ d
ừa sẵn có ở địa phương như làm môi trường trồng
cây, đó là hướng đi đúng để làm tăng hệ số sử dụng đất, tăng sản lượng rau và
giảm sử dụng chất hoá học. Tuy nhiên, việc thực hiện (thực hành nông nghiệp tốt)
cho sản suất rau an toàn , chất lượng cao vẫn chưa đề cập đến. Để việc thực hiện
đạt kết quả t
ốt, dự án này sẽ tiến hành nhiều vấn đề nhằm cải thiện hiệu quả sản
xuất, giảm sự lạm dụng thuốc trừ sâu bệnh, giảm hao hụt ở khâu sau thu hoạch và
đảm bảo chất lượng.
Những thành tựu của úc về nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực trồng trọt
đã được xem như một bài học có giá trị cao mà Việt Nam cần phải học tậ

p để tập
hợp kỹ thuật sản xuất rau. Người làm vườn Việt Nam sẽ học tập những công nghệ
sản xuất mới, công nghệ sau thu hoạch và quản lý chất lượng, phía úc sẽ cung cấp
đầy đủ những công nghệ về nghiên cứu, và chuyển giao công nghệ mới cho những
người trồng rau Việt Nam. Trong quá trình thực hiện sẽ nâng cao năng lực của Việt
Nam để đẩy mạnh phát tri
ển nông nghiệp, làm tăng hiệu quả của ngành nông
nghiệp và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm rau. Nó được đặt trong mục 1.2.2 và
2.1.1 trong chiến lược hợp tác phát triển Việt Nam- úc 2003- 2007.
Bốn tuần thăm quan của Ngô Thị Hạnh Viện nghiên cứu Rau quả; Vũ Tuấn
Minh- Đại học Nông Lâm Huế; Ngô Xuân Chinh- Viện Nông nghiệp Miền Nam
tại Trung tâm Trồng cây trong nhà kính, NSW, DPI, úc đã bổ xung cho họ những
kiến thức khoa học và mở
rộng phạm vi nghiên cứu của họ ở Việt Nam.
IV. Người tham gia:

1. Ngô Thị Hạnh - Nghiên cứu viên, bộ môn rau và gia vị- Viện nghiên cứu
Rau quả. Cô Hạnh tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I Hà Nội năm 1991, đã
được cấp bằng thạc sĩ tại trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội năm 2001.
ThS Ngô Thị Hạnh đã được tập huấn ở Trung tâm nghiên cứu và phát triển
rau châu á (AVRDC) tại Thái Lan trong thời gian 5 tháng (1996- 1997). Từ
2005 – 2009 nghiên cứu đề tài Tiến sĩ về chọn tạo giống dưa chuột.
2. Vũ Tuấn Minh là giảng viên Bộ môn làm vườn, khoa Nông học, trường
đại học Nông – Lâm Huế. Ông Minh tốt nghiệp Đại học Nông – Lâm
Huế năm 2001, đã được tập huấn ở Trung tâm nghiên cứu và phát triển
rau châu á (AVRDC) trong thời gian 5 tháng (2004- 2005) trong lĩnh vực
nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất rau. Hiện tại ông đang là gi
ảng viên
về cây Rau
5. Ngô Xuân Chinh- Nghiên cứu viên, phòng nghiên cứu rau, viện Khoa

học nông nghiệp miền Nam. Ông Chinh đã tốt nghiệp trường đại học
Nông lâm Thái Nguyên năm 2000. Ông đã được tập huấn tại Trung tâm
rau châu á, tại Thái Lan trong thời gian 5 tháng (2004- 2005) trong lĩnh
vực nghiên cứu, phát triển và sản xuất rau. Ông Chinh là trưởng nhóm
nghiên cứu về cây của Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam.

V. Nguồn kinh phí:

Tất cả những chi phí của chuyến đi này, bao gồm chi phí cho học t
ập,
vé máy bay, tiền ăn, tiền ở và đi lại tại úc đều được chi trả bởi Dự án
AusAID- CARD- 004/04VIE.

VI. Lịch trình:

Chương trình tập huấn
Tuần 1: Từ 31/10 – 5/11/2005
Ngày Sáng Chiều
T2
(31/10)
Đến sân bay Sydney lúc 8h20-
Ông Vọng Nguyễn đón đoàn
Sự định hướng- Tiến sĩ Davd
Hall, Giới thiệu khoá tập huấn
và sản xuất rau theo GAP- Tiến
sĩ Vọng Nguyễn
T3 (01) Hệ thống bảo vệ cây trồng: Hệ
thống sản xuất rau trong dung
dịch- Sophie Parks
Nghiên cứu giá thể xơ dừa-

Ross Worrall
T4 (02) GAP- Quản lý chất lượng 1- Joe
Ekman
GAP- Quản lý chất lượng 2-
Joe Ekman
T5 (03) Bảo vệ cây trồng: Bệnh hại
trong nhà kính- Len Tesoriero
Hệ thống bảo vệ cây trồng:
Phòng trừ dịch hại tổng hợp
trong nhà kính- Stephen
Goodwin và Marilyn Steiner
T6 (04) Dã ngoại 1: 9h, Công ty Pacific
Hydroponics, Wyong (Sophie,
Suzie, Joe, Vong)
Sơ kết về tuần thứ nhất ( Suzie,
Vong)
T7 (05)

Tuần 2: Từ 6- 12/11/2005
Ngày Sáng Chiều
T2
(07)
Các loại rau châu Á, Tây Sydney – Jenny Ekman
T3
(09)
Bệnh hại sau thu hoạch- Elena
Lazar
Bệnh hại sau thu hoạch- Elena
Lazar
T4

(10)
Chuỗi cung ứng – Suzie Newman Bảo vệ cây trồng bằng phương
pháp ghép – Vọng
T5 (11 5:30 thăm chợ trung tâm Sydney (Vọng, Suzie), 7:30 Antico
Bringelly NSW- Hồ Đặng 0428- 414 486
T6(12) Quản lý chất lượng sau thu
hoạch 1 Suzie Newman
Quản lý chất lượng sau thu
hoạch 2 Suzie Newman,


Tuần 3: Từ 13- 19/11/2006
Ngày Sáng Chiều
T2 (14) Gosford đi Canbera (Thăm Nhà
nghị viện)
Canbera đi Yanco
T3 (15) Thăm nông trại- Mohammad
Quadir
Viện nghiên cứu nông nghiệp
Yanco- Thăm nông trai, thăm
nhà máy chế biến- Mark
Hickey
T4(19/7) Viện nghiên cứu nông nghiệp
Yanco- Sandra McDougall
Thăm trang trại sản xuất lúa ở
Leeton
T5 (20/7) Yanco- Gosford
T6 (21/7) Chuẩn bị báo cáo chuyến đi- Vọng Nguyễn

Tuần 4: Từ 23- 29/7/2006

Ngày Sáng Chiều
T2
(24/7)
Thảo luận về những thí nghiệm tiến hành ở Việt Nam- Vọng, Sophie,
Suzie.
T3
(25/7)
Thảo luận về những thí nghiệm tiến hành ở Việt Nam- Vọng, Sophie,
Suzie.
Thảo luận về hội thảo tại Hồ Chí Minh và Hà Nôi (12-25/2006)- Tiến sĩ
Vọng, Sophie, Suzie, Joe.
T4
(26/7)
Chuẩn bị báo cáo đợt học tập- TS.Vọng Nguyễn, Sophie Parks
T5
(27/7)
Mua sắm trang thiết bị.
Tổng kết khoá học ( TS.Vọng
Nguyễn, Sophie Parks, Suzie
Newman, Joe Ekman)
Tiệc trà- Trao chứng chỉ (David Hall)
T6
(28/7)
Tổng kết khóa học (TS.Vọng Nguyễn, Sophie Parks, Suzie Newman, Joe
Ekman)
T7
(29/7)
Trở về Việt Nam, chuyến bay VN 782 lúc 10h35



VII. Các cơ sở nghiên cứu đã đến thăm:

1.Trung tâm trồng rau trong nhà kính Quốc gia, Gosford (NCGH)
David Hall Giám đốc
Vọng Nguyễn Chủ nhiệm dự án trồng rau trong dung dịch
Suzie Newman Sau thu hoạch
Sophie Parks Nhà kính
Joseph Ekman QA (quản lý chất lượng)
Andrew Jessup Làm sạch
Ross Worrall Mẫu mã-Thương hiệu
Stephen Goodwin và Marilyn Steiner- Phòng trừ dịch hại tổng hợp trong nhà
kính (IPM).
2. Chợ trung tâm Sydney, Flemington
3. Chợ của người Việt nam Cabramatta
4. Công ty trồng rau trong dung dịch Pacific, Wyong
5. Sản xuất rau trong nhà kính (Hùng Nguyễn, Hoàng, Kevin)
6. Viện nghiên cứu Nông nghiệp Yanco

VIII. Báo cáo kết quả:
Tuần 1:
Ngày thứ 1- Chủ nhật, ngày 2/7/2006
Đến sân bay Sydney lúc 8h30 sáng, được ông bà Vọng Nguyễn đón. Đến
Viện Nghiên cứu Gosford lúc 3:00. Chào hỏi làm quen với ông Paul Patersen, TS.
David Hall, Giám đốc Viện Gosford
Dr. Vọng giới thiệu khóa tập huấn

Ngày thứ 2- Thứ 3, ngày 1/11/2005
- Buổi sáng: Tập huấn về hệ thống bảo vệ cây trồng: Kỹ thuật trồng và hệ thống
trồng cây trong dung dịch- Giảng viên: Tiến sĩ Sophie Parks. Thảo luận về cấu trúc
nhà kính, h

ệ thống trồng cây trong dung dịch và thực hành thí nghiệm trên cây dưa
chuột và cây tía tô trồng trong hệ thống RtW và NFT
- Buổi chiều: Tập huấn hệ thống bảo vệ cây trồng: Nghiên cứu trên giá thể xơ dừa-
Giảng viên: Tiến sĩ Sophie Parks và Ross Worrall. Thảo luận về những nghiên cứu
của họ về dừa ở Sri- Lanka và Việt nam. Họ cũng đã nói về hệ thống điều khiển
dung dị
ch tự động cho cà chua và dưa chuột. Hệ thống này rất khó xây dựng ở Việt
Nam vì thiếu các trang thiết bị và hoá chất để pha dung dịch ding dưỡng.
Ngày thứ 3: Thứ 4, ngày 2/11
- Buổi sáng GAP- Quản lý chất lượng 1- Joe Ekman – người giới thiệu hệ thống
GAP và Freshcare đến cho ngành làm vườn ở Úc.
- Buổi chiều Quản lý chất lượng 2 – Joe Ekman thảo luận về thực hành nông
nghiệp Fresh care. Hiện nay Bộ Nông nghiệp Việ
t Nam và các nước ASEAN thảo
luận với chính phủ Úc để xuất bản ASEAN GAP theo dự kiến vào đầu năm 2006
Ngày thứ 4: Thứ 5, ngày 3/11
- Buổi sáng: Phòng trừ dịch hại tổng hợp trong nhà kính: Len Tesoriero giới thiệu
bệnh hại cho cà chua, dưa chuột và xà lách trong nhà kính
- Buổi chiều: Tập huấn về hệ thống bảo vệ cây trồng: Phòng trừ dịch hại tổng hợp
(IPM) trong nhà kính- Giảng viên: tiến sĩ Stephen Goodwin, Marilyn Steiner. Tiến
sĩ Goodwin những kết quả nghiên cứu trên thiên địch để trừ sâu hại. Những kết quả
nghiên cứu g
ần đây của họ được tập trung vào nghiên cứu trên nấm để phòng trừ
sự phát triển của sâu hại
Ngày thứ 5: Thứ 6, ngày 4/11
- Buổi sáng: Dã ngoại1: Thăm quan công ty sản xuất rau trong dung dịch Paciffic ở
Wyong: Công ty Paciffic sản xuất xà lách trong dung dịch (hệ thống NFT), cây
dược liệu (NFT), và cà chua (RW) trong nhà kính. Tiến sĩ Vọng Tuyen Nguyễn,
Joe Ekman, tiến sĩ Suzie Newman.
Những công nghệ trên là hoàn mới đối với nông dân Việt nam. Từ khoá

huấn luyện này, chúng tôi s
ẽ ứng dụng những kỹ thuật này vào sản xuất rau của
đất nước chúng tôi.
- Buổi chiều: Sơ kết 1 – Vọng Nguyễn.
Tuần 1. Ngày thứ 6: Thứ 7, ngày 5/11
Thăm quan Sydney
Tuần 1. Ngày thứ 7: CN, ngày 6/11
Thăm quầy hàng rau quả bán ở chợ của người Việt nam Cabramatta
Tuần 2. Ngày thứ 1: Thứ 2, ngày 7/11
Tên các loại rau châu Á, Tây Sydney Dr. Ekman giới thiệu dự án của mình được
tài trợ bởi RIRDC trong 2 năm 2004-2005. Cần thiết ph
ải thống nhất tên của những
loại rau mới. Một danh sách các loại rau sử dụng ở chợ Cabramata được thống
nhất.
Có phương pháp khuyến nông rất tốt nếu áp dụng được ở Việt Nam
Gặp gỡ ông McDonald, Bộ trưởng bộ kỹ nghệ NSW và Dr. Mike Curl, phó tổng
giám đốc NSW DPI.
Tuần 2. Ngày thứ 2: Thứ 3, ngày 8/11
- Buổi sáng: Bệnh hại sau thu hoạch, 1 – Dr. Elena Lazar: giới thiệu những bệnh
hại chính sau thu ho
ạch với cà chua và dưa chuột.
- Buổi chiều: Bệnh hại sau thu hoạch, 2 – Dr. Elena Lazar: Giới thiệu những bệnh
hại chủ yếu trên rau ở giai đoạn sau thu hoạch, kết quả nghiên cứu một số nấm làm
hư hỏng quả và rau ở trong kho bảo quản. Chúng tôi được hướng dẫn cách đếm
bào tử nấm trên kính hiển vi.
Tuần 2. Ngày thứ 3: Thứ 4, ngày 9/11
Chuỗi cung ứng – Người hướng dẫn là Dr. Suzie Newman: Th
ảo luận về sau thu
hoạch và quản lý chuỗi cung ứng cho sản xuất rau của Việt Nam Giới thiệu sản
xuất rau theo GAP ở Úc. Chúng tôi nghĩ sản xuất rau ở Việt Nam phải áp dụng

những nguyên tắc này.
Thảo luận chung: Tiến hành điều khiẻnnhieetj độ, môi trường, bao gói cho bảo
quản
- Buổi chiều: Dr. Vọng thảo luận về phương pháp ghép cà chua và dưa chuột trong
nhà kính. Công nghệ ghép cần áp dụng rộng rãi cho sản xuất rau ở Việt Nam. GAP
cho sản xuất rau ở Việt Nam cũng được thảo luận
Tu
ần 2. Ngày thứ 4: Thứ 5, ngày 10/11
Buổi sáng: Thăm chợ trung tâm Sydney, hệ thống cung cấp ở Flemington. Người
hướng dẫn, tiến sĩ Vọng Nguyễn, Suzie Newmen: Rau của người úc trong chợ
trung tâm là sạch, đồng đều, hình thức hấp dẫn. Những đặc điểm này cũng là yêu
cầu của công ty xuất khẩu Antico International Pty Ltd. Những loại rau này cần
được sản xuất bằng công nghệ cao. Ông Hugh Molloy giới thiệu hoạt động của
công ty và hệ thống kho bảo quản lạnh.
- Buổi chiều Đến thăm nông trại của người Việt nam ở Bringelly và Leppington
NSW- Người hướng dẫn: tiến sĩ Hô Đặng, Vọng Nguyễn. Thăm những nông trại
của người Việt nam sản xuất cà chua (Nông trại Hùng Nguyễn ), sản xuất hoa (Hải,
Hùng) trong hệ thống bán dung dịch. Những công nghệ này phù hợp với trình độ
sản xuất rau của ngườ
i Việt Nam.
Tuần 2. Ngày thứ 5: Thứ 6, ngày 11/11
Buổi sáng: Tập huấn về hệ thống bảo vệ cây trồng: Sau thu hoạch – quản lý về
chất lượng – Người tập huấn: Dr. Suzie Newman Quản lý chất lượng và chuỗi
cung ứng. Trong 6 chương của GAP.
Buổi chiều: Tập huấn về hệ thống bảo vệ cây trồng GAP- quản lý về chất lượng –
Người tập huấn: Dr. Suzie Newman. Đi
ều kiện môi trường và nhiệt độ trong kho,
bao gói nấm, xà lách và cam.
Thực hành: kiểm tra chất lượng nấm, xà lách và cam ở 12
0

C và 20
0
C với các điều
kiện bao gói khác nhau.
Đo các chỉ số chất lượng: Độ Brix, độ cứng, màu sắc táo, lê và dưa hấu
Tuần 2. Ngày thứ 6: Thứ 7, ngày 12/11
Tuần 2. Ngày thứ 7: CN, ngày 13/11
Tuần 3. Ngày thứ 1: Thứ 2, ngày 14/11
Buổi sáng: 7h00 từ Gosford đi Canberra: Thăm nhà quốc hội
Buổi chiều: Từ Canberra đến Yanco lúc 19h
Tuần 3. Ngày thứ 2: Thứ 3, ngày 15/11
Buổi sáng: Thăm Viện nghiên cứu nông nghiệp Yanco- Người hướng dẫn ti
ến sĩ
Mohammad Quadir: Thăm Trung tâm rau Quốc gia và xem từng chi tiết phòng thí
nghiệm nghiên cứu và các thí nghiệm đồng ruộng trên cây hành.
Buổi chiều: Thăm các trang trại thí nghiệm ở Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Yanco
- Người hướng dẫn Mark Hickey: thăm trang trại sản xuất dưa thơm trong nhà lưới
(3 .000 ace)và ngoài đồng, thí nghiệm cà chua chế biến. Thăm nông trại trồng
hành, nho, lúa và cam. Những nông trại ở Yanco rất lớn với diện tích hàng trăm
hecta. Tất cả các nông trại đều rất hiện đại và đồng bộ

Tuần 3. Ngày thứ 3: Thứ 4, ngày 16/11
- Buổi sáng Viện nghiên cứu nông nghiệp Yanco- Người hướng dẫn: Tiến sĩ
Sandra McDougall: Thảo luận về quản lý sâu bệnh hại trên rau ở úc và Việt Nam.
- Buổi chiều
: Thăm cơ sở chế biến lúa gạo Leeton Rice Grower
,
Co-operative. Có
nhiều sản phẩm được sản xuất từ gạo: Phở, rượu…
Tuần 3. Ngày thứ 4: Thứ 5, ngày 17/11

Từ Yanco về Gosford
Tuần 3. Ngày thứ 5: Thứ 6, ngày 18/11
Chuẩn bị báo cáo kết quả chuyến đi- Người hướng dẫn: Tiến sĩ Vọng Nguyễn.
Tuần 3. Ngày thứ 6: Thứ 7, ngày 19/11
Tuần 3. Ngày thứ 7: CN, ngày 20/11
Tuần 4. Ngày thứ 1: Thứ 2, ngày 21/11
Buổi sáng và buổi chiều: Thảo luận về nh
ững thí nghiệm ở Việt Nam- Người
hướng dấn: Tiến sĩ Vọng Nguyễn. Chúng tôi đồng ý triển khai các thí nghiệm sau:
1. Hồ Chí Minh
Năm thứ 1. Thí nghiệm với 4 loại giá thể (1 Xơ dừa Cầu Vồng, 2. Giá thể
của IAS, 3. Bã cà phê, 4 giá thể Đức Trọng) với cà chua và dưa chuột trồng phổ
biến ngoài sản xuất với 5 lần nhắc lại, thiết kế thí nghiệm theo RCBD
Năm th
ứ 2. Thí nghiệm đánh giá giống cà chua, dưa chuột
2. Hà Nội
Năm thứ 1. Thí nghiệm với 4 loại giá thể (1 Xơ dừa Cầu Vồng, 2. Xơ dừa
+ xỉ núi lửa, 3. Xơ dừa + vỏ lạc, 4. Xơ dừa + đậu tương nghiền) với cà chua và dưa
chuột trồng phổ biến ngoài sản xuất với 5 lần nhắc lại, thiết kế thí nghiệm theo
RCBD
Năm th
ứ 2. Thí nghiệm đánh giá giống cà chua, dưa chuột
3. Huế
Năm thứ 1. Thí nghiệm với 2-3 loại giá thể với cà chua và dưa chuột
trồng phổ biến ngoài sản xuất với 7 lần nhắc lại, thiết kế thí nghiệm theo RCBD
Năm thứ 2. Thí nghiệm đánh giá giống cà chua lai và cà chua thuần trên
nền giá thể đã xác định
Tuần 4. Ngày thứ 2: Thứ 3, ngày 22/11
Buổi sáng và buổi chiều: Th
ảo luận về những thí nghiệm ở Việt Nam- Người

hướng dấn: Tiến sĩ Vọng Nguyễn.
Thảo luận về hội thảo ở Việt Nam- Tiến sĩ Vọng, tiến sĩ Suzie: Chúng tôi quyết
định hội thảo tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội từ ngày 12-25 tháng 2
năm 2006).Chương trình như sau:
Chủ nhật 12 Sydney – Hồ Chí Minh
Thứ hai 13 Thăm chợ trung tâm Thủ đức, cùng IAS hoàn thiện chuẩn bị hội thảo
Thứ ba 14 Hội thảo
Thứ tư 15 Thăm thí nghiệm tại Lâm Đồng
Thứ năm 16 Thăm trang trại, tổng kết hội thảo
Thứ sáu 17 HCM – Huế - Gặp gỡ án bộ Đại học Huế
Thứ bảy 18 Thăm nông trại
Chủ nhật 19 Huế - Hà Nội
Th
ứ hai
20 Thăm chợ Trung tâm ở Hà Nội, cùng RIFAV hoàn thiện chuẩn bị hội thảo
Thứ ba 21 Hội thảo
Thứ tư 22 Thăm thí nghiệm tại RIFAV
Thứ năm 23 Tổng kết hội thảo
Thứ sáu 24 Thăm nông trại quanh Hà Nội
Thứ bảy 25 Hà Nội – Hồ Chí Minh - Sydney

Tuần 4. Ngày thứ 3- Thứ 4 ngày 23/11/2005
- Buổi sáng và buổi chiều: Chuẩn bị báo cáo- Tiến sĩ Vọng Nguyễn.
Ngày thứ
4- Thứ 5 ngày 24/11/2005
- Sáng: Mua sắm một số trang thiết bị
- Chiều, tiệc trà và trao chứng chỉ (David Hall)

Ngày thứ 5- Thứ 6 ngày 25/11/2005
Tổng kết khoa tập huấn- Tiến sĩ Vọng Nguyễn, TS. Suzie Newnam, TS.

Sophie Parks, Joe Ekman.

Ngày thứ 6 - Thứ 7 ngày 26/11/2005

Ngày thứ 29- Chủ nhật ngày 30/7/2006
Trở về Việt nam VN 782 11h35


IX. Đề nghị:

1. Hợp tác trong việc áp dụng những công nghệ cao và trung bình
quản lý hệ thống cây trồng.
2. Hợp tác trong vi
ệc thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
3. Hợp tác trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp.
4. Thư mời cho cán bộ Việt Nam du học ở Úc nên gửi sớm hơn tốt nhất là trước
lúc đi khoảng 2 tháng để việc chuẩn bị giấy tờ cho việc đi lại được thuận lợi nhất
là Đại học Huế. Các nhà khoa học nên mời cùng một lúc để trong chuyến đi họ
cùng nhau nghiên cứu tốt.
5. Các điều kiện ăn ở và học tập cho học viên rất tốt, những người điều
hành dự án nên duy trì và phát huy các điều kiện này.
6. Đánh giá khả năng xuất khẩu rau của Việt Nam ra một số thị trường
chính.
7. Sản xuất dừa
ở Việt Nam rất ổn định và có liên quan mật thiết đến môi
trường dùng làm giá thể sản xuất rau. Vì vậy dự án mong muốn được kéo
dài hơn nữa sẽ có được kết quả tốt hơn.
8. Nên cử nhiều hơn nữa các cán bộ khoa học và những nông dân điển hình
tham dự các khoá học về Nông nghiệp tại úc.
Được chuẩn bị bởi:

Ngô Thị Hạnh, RIFAV
Vũ Tuấn Minh , HUAF
Ngô Xuân Chinh, IAS
Tháng 11/2005

X. Appendix
Picture 1: Dr. Sophie Parks introduces NFT system on Lettuce to Vietnamese scientists
Picture 2: Dr. Sophie Parks and Dr. Ross Worrall introduce media (cocopeat) for
hydroponic vegetables production
Picture 3: Visit vegetables production farm by NFT system and tomato in greenhouse,
with Dr Sophie Parks and Mr Joseph Ekman.
Picture 4: Visit farm production semi-hydroponic on tomatoes, with Drs Ho Dang, Vong
Nguyen, Suzie newman and Mrs Tuyen Nguen.
Picture 5: Visiting Sydney Central Market, with Dr Vong Nguyen and Mrs Tuyen
Nguyen
Picture 6: Visit farm production semi-hydroponic on flowers. Picture 7: Enjoyed field-
day about Asian vegetables extension
Picture 8: Visit to National Vegetable Industry Centre at Yanco Agricultural Institute.
Picture 9: Met with the Minister of NSW Department of Primary Industries, the
Honourable Mr. McDonald.
Appendix 2
Báo cáo chuyến đi úc
Từ 2- 30/7/2006





AusAID- CARD- 004/04 VIE






“Nghiên cứu sản xuất rau an toàn dạng công nghệ cao và tăng cường
năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau thu hoạch cho ngành sản
xuất rau của Việt Nam”






Tháng 7/2006






Nguyễn Thị An, RIFAV
Nguyễn Đình Thi, HUAF
Ngô Minh Dũng, IAS
Nguyễn Hồng Phong, nông trại Phong Thuý.



Mục lục

I. Lời cảm ơn 3


II. Tóm tắt quá trình 4

III. Giới thiệu dự án và khoá học 6

IV. Người tham dự 7

V. Nguồn kinh phí 7

VI. Lịch trình 7

VII. Những cơ sở nghiên cứu đã đến thăm 10

VIII. Báo cáo kết quả 10

IX. Đề nghị 16

X. Phụ lục 17






×