Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Hoàn thiện pháp luật việt nam về người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TẠ ĐỨC HỊA

HOµN THIƯN PHáP LUậT VIệT NAM
Về NGƯờI HOạT ĐộNG KHÔNG CHUYÊN TRáCH CÊP X·

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TẠ ĐỨC HỊA

HOµN THIƯN PHáP LUậT VIệT NAM
Về NGƯờI HOạT ĐộNG KHÔNG CHUYÊN TRáCH CÊP X·
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật
Mã số: 9380101.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI
2. TS. NGUYỄN THỊ MINH HÀ

HÀ NỘI - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu
độc lập của cá nhân tơi. Các tài liệu, số liệu trình bày
trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học
mang tính mới của Luận án chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ các công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Tạ Đức Hịa


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................... 8
1.1.

Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc ...................................... 8

1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về hệ thống chính trị ở cơ sở và
hoạt động của cán bộ, công chức và những người hoạt động
không chuyên trách ở cấp xã ................................................................. 8
1.1.2. Nhóm các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về pháp luật và

thực hiện pháp luật về những người hoạt động không chuyên trách
cấp xã ................................................................................................... 19
1.2.

Đánh giá tình hình nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã
cơng bố liên quan và những vấn đề đặt ra mà luận án cần tiếp
tục giải quyết ...................................................................................... 27

1.2.1. Những kết quả nghiên cứu .................................................................. 27
1.2.2. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu ....................................... 29
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 31
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHƠNG CHUN TRÁCH CẤP XÃ ...... 32
2.1.

Ngƣời hoạt động không chuyên trách và pháp luật về ngƣời
hoạt động không chuyên trách cấp xã............................................. 32

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của người hoạt động không
chuyên trách ........................................................................................ 32


2.1.2. Pháp luật về người hoạt động không chuyên trách cấp xã ................. 44
2.2.

Đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp điều chỉnh của pháp luật
về ngƣời hoạt động không chuyên trách cấp xã ............................. 52

2.2.1. Khái quát pháp luật về người hoạt động không chuyên trách cấp
xã ở Việt Nam từ 1992 đến nay .......................................................... 52

2.2.2. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người hoạt động không
chuyên trách cấp xã ............................................................................. 56
2.2.3. Nội dung cần điều chỉnh của pháp luật về người hoạt động không
chuyên trách cấp xã ............................................................................. 56
2.2.4. Phương pháp điều chỉnh của pháp luật về người hoạt động khơng
chun trách cấp xã ............................................................................. 63
2.3.

Sự hồn thiện của pháp luật và các tiêu chí đánh giá mức độ
hồn thiện của pháp luật về ngƣời hoạt động không chuyên
trách cấp xã ........................................................................................ 67

2.3.1. Tiêu chí về nội dung ............................................................................ 68
2.3.2. Tiêu chí về hình thức........................................................................... 71
2.3.3. Về kỹ thuật lập pháp ........................................................................... 72
2.4.

Yếu tố tác động đến mức độ hồn thiện pháp luật về ngƣời
hoạt động khơng chun trách cấp xã............................................. 72

2.4.1. Năng lực xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về
người hoạt động không chuyên trách cấp xã ...................................... 72
2.4.2. Đặc điểm, đặc thù của đội ngũ người hoạt động không chuyên
trách cấp xã ......................................................................................... 73
2.4.3. Các nguồn lực, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện pháp luật về
người hoạt động không chuyên trách cấp xã ...................................... 75
2.4.4. Yếu tố chính trị.................................................................................... 76
2.4.5. Yếu tố khác ......................................................................................... 77
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 78



CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN
TRÁCH CẤP XÃ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................ 79
3.1.

Thực trạng hoàn thiện pháp luật về ngƣời hoạt động không
chuyên trách cấp xã từ năm 2013 đến nay ..................................... 79

3.1.1. Về hình thức và cách thức quy định ................................................... 79
3.1.2. Thực trạng về nội dung ....................................................................... 82
3.1.3. Đánh giá chung về mức độ hoàn thiện pháp luật về người hoạt
động không chuyên trách cấp xã ....................................................... 104
3.2.

Thực trạng thực hiện pháp luật về ngƣời hoạt động không
chuyên trách cấp xã ........................................................................ 106

3.2.1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không
chuyên trách cấp xã ở Việt Nam hiện nay ........................................ 106
3.2.2. Bồi dưỡng, sử dụng người hoạt động không chuyên trách cấp xã......... 111
3.2.3. Thực trạng của việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người hoạt
động không chuyên trách cấp xã ở Việt Nam hiện nay .................... 116
3.2.4. Thực trạng của việc đãi ngộ người hoạt động không chuyên trách
cấp xã ở Việt Nam hiện nay .............................................................. 120
3.2.5. Đánh giá thực hiện pháp luật về người hoạt động không chuyên
trách cấp xã ....................................................................................... 123
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 126
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƢỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG

CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........... 127
4.1.

Phƣơng hƣớng tiếp tục hoàn thiện pháp luật về ngƣời hoạt
động không chuyên trách cấp xã trong giai đoạn hiện nay ........ 129

4.1.1. Hoàn thiện pháp luật về người hoạt động không chuyên trách cấp
xã trong giai đoạn hiện nay phù hợp với đặc thù của Việt Nam ...... 129


4.1.2. Hồn thiện pháp luật về người hoạt động khơng chuyên trách cấp
xã trong giai đoạn hiện nay phải có cơ chế kiểm soát việc thực hiện
nhiệm vụ của người hoạt động khơng chun trách cấp xã một cách
có hiệu quả ......................................................................................... 131
4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về người hoạt động không chuyên trách cấp
xã trong giai đoạn hiện nay phải bảo đảm gắn với xã hội hóa một
số hoạt động quản lý của chính quyền cấp xã ................................... 133
4.1.4. Dân chủ, cơng khai, minh bạch trong q trình ban hành pháp
luật về người hoạt động không chuyên trách cấp xã......................... 136
4.2.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về ngƣời hoạt động không
chuyên trách cấp xã ........................................................................ 141

4.2.1. Đổi mới nhận thức về người hoạt động không chuyên trách cấp
xã và pháp luật về người hoạt động không chuyên trách cấp xã ...... 141
4.2.2. Hệ thống hóa và pháp điển hóa pháp luật về người hoạt động
không chuyên trách cấp xã ................................................................ 146
4.2.3. Bảo đảm các điều kiện để pháp luật về người hoạt động không
chuyên trách cấp xã được thực thi có hiệu lực, hiệu quả .................. 156

Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 159
KẾT LUẬN .................................................................................................. 160
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................... 161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 162


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13

CBCC
CBCCVC
CCCX
CECODES Center for Community
Support Development
Studies

ĐVHC
HĐBT
HĐND
MTTQ
MTTQVN

NĐ-CP
NHĐKCT
PAPI

QĐ-TTg
TCCP
TNCS
TT-BCA
TT-BNV
TT-BYT
TTLTBNV-BTCBLĐTBXH
21 UBND
22 VBQPPL
23 XHCN
14
15
16
17
18
19
20

Cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức, viên chức

Công chức cấp xã
Trung tâm nghiên cứu phát triển
hỗ trợ cộng đồng
Đơn vị hành chính
Hội đồng Bộ trưởng
Hội đồng nhân dân
Mặt trận Tổ quốc
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nghị định
Nghị định - Chính phủ
Người hoạt động khơng chun trách
Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành
chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Ban Tổ chức Chính phủ
Thanh niên Cộng sản
Thơng tư - Bộ Cơng an
Thơng tư - Bộ Nội vụ
Thông tư - Bộ Y tế
Thông tư liên tịch - Bộ Nội vụ Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Uỷ ban nhân dân
Văn bản quy phạm pháp luật
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng


Trang

Bảng 3.1

Tình hình NHĐKCT cấp xã trên cả nước

107

Bảng 3.2 (a)

Tình hình phụ cấp, số lượng NHĐKCT cấp xã

120

Bảng 3.2 (b)

Tình hình phụ cấp NHĐKCT cấp xã

121

Bảng 3.2 (c)

Mức phụ cấp đối với NHĐKCT xã, phường, thị trấn

122

Bảng 3.2 (d)

Mức phụ cấp đối với NHĐKCT ở thôn, tổ dân phố


123

Số hiệu
Biểu đồ 3.1

Tên bảng
Phụ cấp trung bình NHĐKCT cấp xã cả nước trong
tương quan với các tỉnh thấp nhất và cao nhất cả nước

Trang
121


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước, cán bộ luôn được nhìn
nhận là “gốc của cơng việc”, đặc biệt đối với cán bộ cấp cơ sở. Đội ngũ cán
bộ cấp xã trong đó có người hoạt động khơng chun trách (NHĐKCT) chiếm
số lượng lớn so với đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã, có vai trị quan trọng,
trực tiếp triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương. Do tiến trình cách mạng
Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn với những thay đổi có tính bước ngoặt và
cả những yếu tố mang tính chủ quan đã tác động/ảnh hưởng đến tiến trình xây
dựng pháp luật về NHĐKCT. Cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước trong
giai đoạn mới (đồng bộ kinh tế với chính trị, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện
đại hố và hội nhập quốc tế...) cũng đang đặt ra nhiều vấn đề lớn, quan trọng
đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã hiện nay (cải cách
hành chính, nhất thể hóa, tinh giản bộ máy gắn với phân cấp, phân quyền, tự
quản địa phương).

Tuy nhiên, đội ngũ những NHĐKCT ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt
yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận
động quần chúng. Tình trạng quan liêu, tham nhũng mất đoàn kết nội bộ, vừa
vi phạm quyền làm chủ của dân, vừa không giữ đúng kỷ luật, kỷ cương hành
chính xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng, rất nghiêm trọng. Các
bộ phận của hệ thống chính trị có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm chưa
được xác định rõ ràng; chậm đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động;
còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Đội ngũ cán bộ
cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp
vá. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn, trong đó có

1


đội ngũ NHĐKCT cấp xã. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, một
trong những nguyên nhân đó là do pháp luật về NHĐKCT chưa hoàn chỉnh.
Pháp luật và thực hiện pháp luật về NHĐKCT cấp xã còn nhiều hạn chế
cụ thể: Các văn bản quy định về NHĐKCT chậm được ban hành, sửa đổi; nội
dung điều chỉnh chưa phù hợp, chưa đầy đủ, chưa thống nhất; quy trình xây
dựng, ban hành pháp luật còn nhiều vấn đề phải cải thiện; cơng tác hệ thống
hóa, pháp điển hóa chưa kịp thời; cơng tác kiểm sốt hoạt động xây dựng, ban
hành văn bản pháp luật còn lỏng lẻo, kết quả thấp; kỹ thuật xây dựng, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật về NHĐKCT còn hạn chế, chưa phù hợp
với thực tiễn đời sống chính trị, kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Việc thực hiện pháp luật về NHĐKCT cấp xã còn nhiều bất cập, mâu
thuẫn, hiệu quả thấp; số lượng, cơ cấu còn bất cập, thiếu thống nhất giữa các
địa phương; công tác quản lý, sử dụng cịn tùy tiện, chưa tạo thành nề nếp;
chế độ, chính sách thấp, bấp bênh; đào tạo, bồi dưỡng chưa thường xuyên,
thực chất, dàn trải.
Trong khi đó, chức năng, thẩm quyền của chính quyền cơ sở cịn nhiều

vấn đề vướng mắc về lý luận, pháp lý, đặc biệt trong điều kiện tinh gọn, đổi
mới hệ thống chính trị cơ sở như hiện nay. Trong đó, yếu tố pháp luật và thực
thi pháp luật về NHĐKCT cấp xã còn nhiều hạn chế đây cũng là một nguyên
nhân quan trọng, trực tiếp.
Đứng trước thực trạng trên và yêu cầu của tình hình mới cần đẩy mạnh:
đổi mới hệ thống chính trị cơ sở tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng Nhà nước
pháp quyền, cải cách hành chính; điều chỉnh lại đơn vị hành chính theo hướng
sắp xếp lại cấp xã, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở… đặt ra vấn đề
bức thiết phải hoàn thiện pháp luật về NHĐKCT cấp xã cả về nội dung, hình
thức, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của NHĐKCT cấp xã, nâng cao
chất lượng quản lý của chính quyền cơ sở, bảo đảm sự phát triển mọi mặt của địa
phương cũng như việc bảo đảm quyền lợi của nhân dân ở địa phương.

2


Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc chọn đề tài “Hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về người hoạt động không chuyên trách cấp xã” làm đề tài
luận án tiến sỹ là cần thiết khách quan, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là đưa ra những khuyến nghị khoa
học góp phần hồn thiện pháp luật về NHĐKCT cấp xã ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, Luận án có các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố ở trong và
ngồi nước, chỉ ra những kết quả, những giá trị mà Luận án có thể kế thừa,
phát triển, những vấn đề chưa được nghiên cứu. Trên cơ sở đó xác định những
vấn đề mà Luận án cần tiếp tục nghiên cứu, những nghiên cứu mới.
- Làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý về NHĐKCT cấp xã như: Khái niệm

NHĐKCT cấp xã và pháp luật về NHĐKCT cấp xã; nội dung điều chỉnh của pháp
luật về NHĐKCT cấp xã; các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật
về NHĐKCT cấp xã; các yếu tố tác động đến pháp luật về NHĐKCT cấp xã.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về
NHĐKCT cấp xã ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra những kết quả đạt được; những
hạn chế, vướng mắc; nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp mang tính khoa học, đồng bộ,
khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về NHĐKCT cấp xã.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn
pháp luật Việt Nam về NHĐKCT cấp xã và những giải pháp hoàn thiện pháp
luật về NHĐKCT cấp xã ở Việt Nam hiện nay.

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay (thời điểm
ban hành Luật Cán bộ, công chức năm 2008)
- Phạm vi không gian: Trên phạm vi cả nước.
- Phạm vi nội dung:
Đối tượng NHĐKCT cấp xã được hiểu bao gồm NHĐKCT ở xã, phường,
thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Pháp luật về NHĐKCT cấp xã được tiếp cận ở hai góc độ: các quy định
pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật để có sự đánh giá một cách tồn diện.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh về cán bộ, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về NHĐKCT và
pháp luật về NHĐKCT cấp xã.
Luận án được thực hiện dựa trên cách tiếp cận đa ngành Luật học, hành
chính, dựa trên những thành tựu của các chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà
nước và pháp luật; Luật Hiến pháp, Luật hành chính, xã hội học pháp luật;
luật học so sánh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học và khoa học xã
hội được sử dụng để luận chứng các khía cạnh phức tạp, đa chiều thuộc chủ
đề nghiên cứu;
- Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu được áp dụng để thu thập các
nguồn tài liệu (tài liệu thứ cấp): những cơng trình nghiên cứu của Lý luận và

4


lịch sử nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp; luật hành chính và những luận
điểm khoa học trong các cơng trình nghiên cứu, sách chun khảo, các bài
viết đăng trên tạp chí chuyên ngành... các nguồn tài liệu được sử dụng trong
luận án đều được chọn lọc, chỉ rõ nguồn trích dẫn;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để
phân tích, tổng hợp các tài liệu, thơng tin, từ đó phát hiện, luận giải về các nội
dung liên quan trong luận án;
Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, khảo sát để hệ thống hóa
và đánh giá kết quả thực tế về NHĐKCT cấp xã;
- Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích; Phương pháp cấu
trúc hệ thống; Phương pháp lịch sử; Phương pháp luật học so sánh; Phương
pháp xử lý thông tin, số liệu và các phương pháp khác có liên quan để đề

xuất những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
NHĐKCT cấp xã.
Trong đó, chương 1, Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ tổng quan tình hình nghiên cứu trong và
ngồi nước, qua đó, chỉ ra những vấn đề Luận án có thể kế thừa từ các cơng
trình nghiên cứu (đã được công bố) liên quan đến đề tài này cũng như những
vấn đề Luận án cần tiếp tục làm rõ.
Chương 2, Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ
những vấn đề lý luận của đề tài cũng như khái quát thực trạng pháp luật về
NHĐKCT cấp xã.
Chương 3, Luận án sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích,
quy nạp để tái hiện khái quát thực trạng pháp luật, thực trạng việc thực hiện
pháp luật về NHĐKCT cấp xã (cả ở trạng thái tĩnh và trạng thái động), qua
đó, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên
nhân của những hạn chế, bất cập của pháp luật về NHĐKCT, thực tiễn thực
hiện pháp luật về NHĐKCT.

5


Chương 4, Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra
những phương hướng và giải pháp nhằm hồn thiện pháp luật về NHĐKCT ở xã.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, Luận án đã hệ thống hóa, phân tích, đánh giá về tình hình nghiên
cứu pháp luật Việt Nam về người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Hai là, Luận án đã đưa ra khái niệm, đặc điểm NHĐKCT cấp xã; pháp
luật về NHĐKCT cấp xã,; các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp
luật về NHĐKCT cấp xã; các yếu tố tác động đến pháp luật về NHĐKCT cấp
xã ở Việt Nam hiện nay.
Ba là, Luận án đánh giá được thực trạng pháp luật và việc thực hiện

pháp luật về người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở Việt Nam hiện nay
và chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân những hạn chế của pháp luật và thực
trạng thực hiện pháp luật về NHĐKCT hiện nay ở Việt Nam.
Bốn là, Luận án chỉ ra yêu cầu xu hướng điều chỉnh của pháp luật về
NHĐKCT, chỉ ra một số phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về NHĐKCT cấp xã ở Việt Nam thời gian tới.
Vì vậy, có thể khẳng định luận án là cơng trình nghiên cứu đầu tiên có
tính hệ thống và chun sâu pháp luật Việt Nam về NHĐKCT cấp xã tính đến
thời điểm hiện nay; bổ sung, hoàn thiện hệ thống tri thức khoa học về chủ đề
nghiên cứu, củng cố cơ sở lý luận, pháp lý, thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp
luật Việt Nam về người hoạt động không chuyên trách cấp xã trong thời gian tới.
6. Ý ngh a khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung, làm rõ, củng cố thêm những vấn đề lý luận
về NHĐKCT cấp xã và pháp luật về NHĐKCT cấp xã.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận án
có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình xây dựng, hồn thiện chủ trương,

6


chính sách, pháp luật, quy chế, điều lệ liên quan đến NHĐKCT cấp xã; là tài
liệu tham khảo cho nghiên cứu về NHĐKCT cấp xã và pháp luật về NHĐKCT
cấp xã ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án có
kết cấu gồm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận hồn thiện pháp luật về người hoạt động khơng

chun trách cấp xã.
Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về
người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về người
hoạt động không chuyên trách cấp xã ở Việt Nam hiện nay.

7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc
Liên quan đến luận án: "Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về người
hoạt động không chuyên trách cấp xã", trong nước và ngồi nước có các
cơng trình nghiên cứu tiếp cận ở những cấp độ khác nhau được phân thành
02 nhóm. Nhóm cơng trình nghiên cứu về hệ thống chính trị ở cơ sở và
hoạt động của cán bộ, công chức và những NHĐKCT ở cấp xã và nhóm
các nghiên cứu về chính sách và pháp luật đối với cán bộ, cơng chức và
những NHĐKCT ở cấp xã.
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về hệ thống chính trị ở cơ sở và
hoạt động của cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã
Đứng trước yêu cầu của quá trình hội nhập, xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 5 khóa IX về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ
sở xã, phường, thị trấn" có nhiều nghiên cứu về chính quyền cơ sở và hoạt
động của chính quyền cơ sở được thực hiện, có thể đề cập đến như:
- Cơng trình "Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã” [88]
đưa ra một cái nhìn tổng thể về hệ thống chính quyền cấp xã, nhiệm vụ quản

lý nhà nước ở cấp xã, từ đó nêu bật vị trí, vai trị của cấp xã trong hệ thống
hành chính nhà nước; làm rõ chức năng, nhiệm vụ của cán bộ chính quyền
cấp xã, phương thức tổ chức chính quyền và hoạt động của cán bộ cấp xã.
Những nội dung này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý, hiệu quả trong hoạt
động của chính quyền cơ sở cung cấp thêm luận cứ cho việc sửa đổi, bổ sung

8


Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân 2003, Pháp lệnh Cán bộ, công chức 1998 (sửa đổi bổ sung 2003).
Tại thời điểm 2000, chưa có quy định pháp lý cụ thể về những NHĐKCT ở
cấp xã. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đã đề cập một số vấn đề có tính ngun
tắc trong hoạt động, cơng tác của những NHĐKCT ở xã, tham gia vào hoạt
động của hệ thống chính trị ở cơ sở với vai trò là những người tự nguyện, cán
bộ cấp phó một số đồn thể, cán bộ phong trào, trưởng thôn, làng, bản ấp thực
hiện tự quản ở cộng đồng dân cư v.v...
Trong "Hệ thống chính trị ở cơ sở - Đặc điểm, xu hướng, giải pháp"
[32] đã phân tích, đánh giá hệ thống chính trị cấp xã từ góc độ thể chế, góc độ
thực tiễn, chỉ ra xu hướng phát triển của hệ thống chính trị ở cơ sở như: xu
hướng cơng chức hóa và hành chính hóa, nhiều bộ, ngành muốn có thêm cán
bộ chun trách của ngành mình ở cơ sở, gắn chính trị với các hoạt động kinh
tế, văn hóa, xã hội tạo ra khuynh hướng mở rộng cán bộ được hưởng phụ cấp
(đây chính là những đối tượng khơng chun trách). Việc đưa hệ thống chính
trị phát triển xuống dưới tận thôn, bản, tổ thông qua sự chỉ đạo của cấp xã.
Cán bộ cấp xã khơng tự mình tiến hành các hoạt động quản lý trực tiếp mà
thông qua cán bộ thơn, xóm. Cuốn sách cũng nhận định xu hướng phình to về
tổ chức nhân sự, xu hướng cơng chức hóa, hành chính hóa và cấp xã trở thành
cấp chỉ đạo là chính chưa hẳn là xu hướng tích cực.
Trong "Hệ thống chính trị cơ sở ở nơng thơn nước ta hiện nay" [7] đã

làm rõ hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn từ lý luận, trong lịch sử và thực
tiễn; đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở qua các
giai đoạn. Nghiên cứu này cũng đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm
tiếp tục kiện tồn chính quyền và đội ngũ cán bộ ở cơ sở nước ta như: Đảm
bảo phân định chức năng, nhiệm vụ và xây dựng các mối quan hệ tổ chức
trong hệ thống chính trị cơ sở của việc hình thành chức danh, vị trí cơng việc

9


ở chính quyền cơ sở; định hướng về cán bộ UBND cấp xã là chuyên trách hay
không chuyên trách; yêu cầu tăng cường tính chủ động cho chính quyền cơ
sở; vấn đề cơng chức hóa cán bộ cơ sở; sự khác biệt giữa chính quyền cơ sở ở
đơ thị và nông thôn cùng đặc trưng của sự chuyển đổi của chính quyền cơ sở
ở nơng thơn lên đơ thị... Qua đó đặt ra các yêu cầu phải điều chỉnh ở khía
cạnh luật pháp đối với cán bộ, cơng chức và những NHĐKCT ở cấp xã.
Trong “Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi
mới” [107] đã tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trị và những xu
hướng biến đổi của hệ thống chính trị; các bộ phận hợp thành hệ thống chính
trị như tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân
dân. Mặc dù có đề cập đến đội ngũ cán bộ cơ sở nhưng nhìn chung tác giả
mới chỉ đề cập đến số lượng, chất lượng của một số đối tượng như Bí thư,
Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, mà chưa đề cập đến cán bộ
cơ sở với tư cách là một đội ngũ. Cán bộ không chuyên trách cũng chưa được
nghiên cứu đặt ra thành một vấn đề. Tuy nhiên, kết cấu hợp thành của hệ thống
chính trị cơ sở mà nghiên cứu nêu cũng góp phần hình thành những đánh giá
cần một bộ máy chính quyền cơ sở ở mức độ nào, với bao nhiêu con người, ai
cần phải chuyên trách, không chun trách, chỗ nào khơng cần phải bố trí…
- Với “Đổi mới nội dung hoạt động các cấp chính quyền địa phương

trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế” [53] các tác giả đã đề cập
đến hoạt động của chính quyền địa phương với vai trị lớn hơn trong nền kinh
tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Các vấn đề về đổi mới tổ chức và cơ
chế vận hành của chính quyền địa phương được các tác giả đặt ra, có sự so
sánh, đối chiếu với các giai đoạn trước. Vấn đề nâng cao năng lực và phẩm
chất của đội ngũ cán bộ, cơng chức ở các cấp chính quyền địa phương, trong
đó có đội ngũ cán bộ, cơng chức cơ sở tiếp tục được quan tâm làm rõ. Những

10


giải pháp được đưa ra là: nâng cao trình độ nghiệp vụ hành chính, nâng cao
đạo đức cơng vụ cho đội ngũ cơng chức hành chính, khen thưởng, kỷ luật
nghiêm minh; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm và có sự kiểm tra, giám
sát chặt chẽ các hành vi của công chức khi thi hành công vụ… Thực tiễn về
NHĐKCT ở xã tiếp tục được nêu ra, nhưng các tác giả không nghiên cứu mở
rộng các hệ quả pháp lý tiếp theo. Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ
không chuyên trách được các tác giả đề xuất có tính thực tiễn, nhưng chưa
bao qt hết đối tượng này.
- Bài viết "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường trong
giai đoạn hiện nay" [52] trong đó luận giải về sự cần thiết phải tách bạch
đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường ra ba bộ phận: (1) là cán bộ chuyên
trách cấp xã (những người dành phần lớn thời gian làm việc công, do bầu
cử để đảm nhiệm các chức vụ theo nhiệm kỳ; (2) cán bộ chuyên môn, được
tuyển chọn giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ như Trưởng
công an, Chỉ huy quân sự, Văn phòng - Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch ...; (3)
Cán bộ không chuyên trách.
Cán bộ chuyên môn phải được chuẩn hóa. Cán bộ chuyên trách do
bầu cử cũng phải được chuẩn hóa. Bài báo cũng đề xuất Bộ Nội vụ nên quy
định chính sách chung và hướng dẫn thực hiện đối với cán bộ chuyên trách

và cán bộ chuyên môn. Riêng đối tượng cán bộ không chuyên trách, nghiên
cứu đề xuất phân cấp cho UBND cấp tỉnh quy định. Đây chính là một nội
dung, luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu đầy đủ, toàn diện để có những
đánh giá mang tính tiếp nối, phù hợp với tiến trình, mục tiêu tăng cường
phân cấp, giao quyền.
Ngồi ra, cịn có khá nhiều các bài báo ít nhiều đề cập đến cán bộ, công
chức cấp xã như: "Về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã" [8],
“Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở: thực trạng và giải pháp” [59]...

11


Sau khi có Luật Cán bộ, cơng chức 2008 và các văn bản hướng dẫn thi
hành trong đó có Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một
số chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức ở xã, phường, thị trấn và
những NHĐKCT ở cấp xã, những NHĐKCT ở cấp xã lần đầu tiên được quy
định trong văn bản luật, đã có một số cơng trình nghiên cứu như:
“Xác định chức danh của những NHĐKCT ở cấp xã” của Nguyễn Đặng
Phương Truyền [98], theo tác giả những NHĐKCT ở cấp xã đã được quy định
trong nhiều văn bản quản lý nhà nước. Tuy nhiên, việc định nghĩa và các chức
danh về NHĐKCT ở cấp xã vẫn còn bất cập, chưa thống nhất. Bài viết này
cũng kiến nghị, thống nhất sử dụng thuật ngữ “cán bộ không chuyên trách cấp
xã” trong tất cả các văn bản quản lý nhà nước; xác định rõ khái niệm “cán bộ
không chuyên trách cấp xã” và quy định thống nhất một số chức danh của cán
bộ không chuyên trách cấp xã như cán bộ tuyên giáo; cán bộ tổ chức; cán bộ
Ủy ban kiểm tra; cán bộ dân vận; cán bộ Văn phòng Đảng ủy...
- Trong “Phương hướng và giải pháp xây dựng, kiện tồn đội ngũ cán
bộ, cơng chức và những NHĐKCT ở cấp xã” [60] nghiên cứu này đã đưa ra
nguyên tắc: (1) Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức và những
NHĐKCT ở cấp xã phải trên cơ sở nhận thức đúng vị trí, vai trị của hệ thống

chính trị ở cơ sở và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; (2)
Phải đảm bảo từ yêu cầu thực tiễn trong công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ,
công chức thực tế của chính quyền cấp xã; (3) Xây dựng và kiện tồn đội ngũ
cán bộ, cơng chức và những NHĐKCT ở cấp xã trên cơ sở đảm bảo tính đồng
bộ, hợp lý, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm; (4) Xây dựng và kiện
tồn đội ngũ cán bộ, cơng chức và những NHĐKCT ở cấp xã phải gắn với
việc đổi mới, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách
đối với cán bộ, cơng chức và những NHĐKCT ở cấp xã; (5) Cụ thể hóa chức
danh những vị trí làm việc khơng chun trách nhưng mang tính đặc thù.

12


Bài báo cũng đề xuất một số giải pháp như: (1) Tiến hành rà soát, đánh
giá tổng thể đội ngũ CBCC cấp xã và những NHĐKCT ở cấp xã làm căn cứ
để điều chỉnh cho phù hợp; (2) Xây dựng quy hoạch, chiến lược tuyển chọn
cán bộ, công chức xã đảm bảo tính khoa học, hợp lý, căn cứ trên thực tiễn
từng địa phương; (3) điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các
tổ chức trong hệ thống chính trị đặc biệt là của chính quyền cấp xã trong
phạm vi được phân cấp, qua đó xác định hợp lý cơ cấu, hoàn thiện tiêu chuẩn
chức danh cán bộ, công chức cấp xã; (4) xây dựng, sửa đổi các chế độ chính
sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức và những NHĐKCT ở cấp xã…
Đây là những gợi ý để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các giải pháp hồn
thiện pháp luật đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong đó có đối tượng là
những NHĐKCT.
Trong tài liệu Phân quyền Đông Á: Tạo dựng hoạt động của chính
quyền địa phương (East Asia Decentralizes: Making Local Government Work)
[134] đã chỉ ra phân quyền đang là phổ biến ở khắp khu vực từ Trung Quốc
đến Thái Lan, đặc biệt trong 2 thập niên cuối của thế kỷ 20. Ở đó các chính
quyền địa phương hiện đang chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ quan

trọng và chiếm một phần đáng kể trong tổng chi tiêu công. Nghiên cứu này
cũng xem đây như một hiện tượng đáng quan tâm và dành riêng Chương 7
quản lý nguồn nhân lực trong điều kiện phân cấp để phân tích mối tương tác
giữa phân cấp và quản lý nguồn nhân lực, tác động của quá trình phân cấp
tới cán bộ ở cơ sở. Nghiên cứu cũng đưa ra các điển hình trong phân cấp khu
vực đông Á như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia; Indonesia, Malaysia, từ
đó nêu lên cách thức giải quyết đối với đội ngũ cán bộ cơ sở trên tinh thần
phân cấp giao quyền, vấn đề sử dụng và trả lương cho hai bộ phận người
làm việc chuyên trách (full - time) và không chuyên trách (part - time).
Nghiên cứu cũng dành một phần nêu lên cách tiếp cận từ truyền thống và

13


tính sáng tạo trong phân quyền ở Việt Nam, đồng thời phát hiện ra rằng các
vị trí cơng chức chun môn đang bị trả lương thấp so với các vị trí đó ở
lĩnh vực tư nhân, và ở các vị trí bán chun trách tại các vùng nơng thơn,
lương cịn thấp hơn nữa.
- Nghiên cứu "Hành chính cơng trong tiến trình của nước Đức thống nhất"
(The Public Administration in the process of the German unification) [127] cho
thấy cấp cơ sở ở Đức có thẩm quyền quyết định cơ cấu, tổ chức và cách sắp
xếp hoạt động riêng đối với đội ngũ cơng chức. Đội ngũ cơng chức cấp liên
bang có số lượng ít hơn nhiều cơng chức cơ sở. Hội đồng xã có thẩm quyền tự
quản về tổ chức và nhân sự cấp xã; xây dựng nội quy, quy định trực tiếp về
hoạt động và bố trí cơng việc của cơng chức xã đó. Trong việc bố trí này, có
sự khác biệt về tính chất cơng việc và thời gian lao động của công chức xã.
Tuy nhiên Đức không đặt ra vấn đề chuyên trách hay không chuyên trách đối
với công chức cấp xã mà công việc là theo hợp đồng thỏa thuận chung. Thực
tế là có cơng chức xã làm việc nhiều thời gian hơn và có người làm ít hơn và
khác nhau ở mỗi địa phương nhưng khối lượng công việc cơ bản đồng nhất.

Trên phương diện này, đối chiếu với Việt Nam là gợi mở để đánh giá
lại một số vị trí khơng chun trách hiện nay căn cứ vào khối lượng và tính
chất cơng việc, theo hợp đồng cơng việc thay vì bố trí theo u cầu và vai trị
chính trị của tổ chức ở địa phương.
- Nghiên cứu "15 năm thực hiện phân cấp ở Nhật Bản” (15 years of
Decentralization Reform in Japan) của Hiroshi IKAWA [129]. Nghiên cứu
này đã chỉ rõ qua quá trình triển khai cải cách phân cấp, Nhật Bản đã rà sốt
lại mơ hình can thiệp của chính quyền Trung ương đối với địa phương, thúc
đẩy phân quyền trong lĩnh vực tài chính, cùng với đó là phân quyền tổ chức
và con người. Hiện đội ngũ công chức địa phương của Nhật Bản chiếm số
lượng lớn ở ngạch công chức thông thường, tiếp đến là công chức thành phố,

14


công chức ở các làng, thị trấn và ở các phường đặc biệt. Đối chiếu với Việt
Nam, có những điểm tương đồng là cơng chức địa phương cũng có cơng chức
(làm việc ở cấp huyện trở lên) và công chức cấp xã. Tuy nhiên, theo Luật
công vụ địa phương của Nhật điều chỉnh đến đối tượng là công chức. Các đối
tượng khác tham gia vào hoạt động chính trị của địa phương, của cấp cơ sở
không chịu điều chỉnh của Luật công vụ địa phương. Công vụ ở địa phương
được tính tốn để tuyển dụng đủ số người làm việc và họ là công chức. Cơ sở
của vấn đề này là do ở Nhật Bản, chính quyền địa phương chỉ gồm 2 cấp (đô đạo - phủ - tỉnh và thành phố - thị trấn - làng). Mỗi cấp có Ủy ban và Hội
đồng được bầu trực tiếp và công khai. Việc giải quyết cơng việc hành chính
của địa phương do người đứng đầu của địa phương (thị trưởng) thực hiện.
Phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương được
thực hiện trên nguyên tắc chính quyền địa phương làm được thì giao cho
chính quyền địa phương làm. Chính quyền trung ương giữ vai trị chủ chốt,
thực hiện những cơng việc có liên quan đến vị thế quốc gia trong cộng đồng
quốc tế (ngoại giao, phòng vệ, tiền tệ, tư pháp…); những hoạt động của người

dân cần phải thống nhất trên tồn quốc hay những chính sách, dự án phải thực
hiện trên tồn quốc. Chính quyền địa phương có vai trị quan trọng trong việc
thực hiện tự chủ và tổng hợp công việc quản trị tại địa phương;
- Nghiên cứu “Chuẩn luật số 5: Cấu trúc Chính quyền và Nhân viên
trong Bộ chuẩn luật quốc gia Hoa Kỳ” (The U.S Code Title 5 -- Government
Organization and Employees) [137] (tạm hiểu mang nghĩa tương đương với
người hoạt động không chuyên trách trong bối cảnh VN). Trong các quy định
về những người lao động làm việc bán thời gian cho chính phủ được quy định
chung tại Chương 34 - Cơ hội việc làm bán thời gian. Chuẩn luật này đã định
nghĩa việc làm bán thời gian tại Điều 3401, khoản 2: “Việc làm bán thời gian
'' có nghĩa là làm việc bán thời gian từ 16 đến 32 giờ một tuần (hoặc 32 đến

15


64 giờ trong thời gian trả lương hai tuần một lần)... Các Đạo luật, Sắc lệnh
hay các quy định cụ thể ban hành tại từng cấp, từng địa phương, từng cơ quan
sẽ phải dựa trên khung chung của Chuẩn luật này.
Nhìn chung, theo thơng tin của Văn phịng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ,
một số các quy định về một công việc bán thời gian bao gồm:
- Hạn chế: Những nhân viên làm việc bán thời gian không thể chọn lịch
làm việc như nhân viên chính thức tồn thời gian và khơng có chế độ nghỉ
phép khơng lương để bù đắp chênh lệch giữa 40 giờ mỗi tuần (của người làm
việc toàn thời gian) và số giờ họ thực sự đang làm.
- Những quyền lợi: Nhân viên bán thời gian được bổ nhiệm dải hạn
hoặc có thời hạn với thời gian ban đầu khơng q 13 tháng có đủ điều kiện,
trên cơ sở dựa theo tỷ lệ, để được hưởng các quyền lợi tương tự như nhân
viên toàn thời gian như tích lũy thời gian nghỉ phép cũng như các loại bảo
hiểm hưu trí, sức khỏe và nhân thọ. Các chương trình nha khoa, nhãn khoa,
Tài khoản Chi tiêu Linh hoạt và Bảo hiểm Chăm sóc Dài hạn Liên bang

khơng bị ảnh hưởng bởi lịch trình làm việc vì chúng là những khoản tiền cố
định khơng từ ngân sách chính phủ. Những nhân viên đang cân nhắc chuyển
từ lịch trình làm việc toàn thời gian sang bán thời gian được khuyến khích
tham khảo thơng tin về tác động đối với bảo hiểm phúc lợi và liên hệ với các
chuyên gia về phúc lợi tại cơ sở nơi họ làm việc nếu có thắc mắc.
- Trả lương cho ngày lễ: Một nhân viên bán thời gian có quyền được
hưởng lương cho một ngày nghỉ lễ nếu ngày lễ đó rơi vào một ngày mà họ
phải làm việc hoặc nếu muốn nghỉ thì sẽ phải nghỉ phép. Nhân viên bán
thời gian được miễn làm việc vào ngày nghỉ lễ sẽ nhận được mức lương cơ
bản của họ cho những giờ mà họ được lên lịch làm việc vào ngày đó theo
lịch trình đã ký.
Cắt giảm biên chế: Trong trường hợp cắt giảm biên chế, việc cạnh tranh

16


×