Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Thế chấp quyền đòi nợ theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ TRỌNG DŨNG

THẾ CHẤP QUYỀN ĐÒI NỢ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, năm 2022


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ TRỌNG DŨNG

Tên đề tài

THẾ CHẤP QUYỀN ĐÒI NỢ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 938 0101.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS Nguyễn Nhƣ Phát
2. TS. Nguyễn Bích Thảo


Hà Nội, năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài Thế chấp quyền đòi nợ theo
pháp luật Việt Nam là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Luận án này được
tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, các trích dẫn trong luận án là chính
xác, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Trọng Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS. TS
Nguyễn Nhƣ Phát, TS. Nguyễn Bích Thảo đã tận tình, chu đáo chỉ bảo, hướng
dẫn khoa học cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, dự thảo, chỉnh sửa và hoàn
thành luận án.
Tôi xin cảm ơn chân thành tới Ban Chủ nhiệm Khoa Luật, Lãnh đạo Bộ
môn Luật Dân sự, Lãnh đạo các đơn vị có liên quan của Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cơ giáo và tồn thể cán bộ, giảng viên Bộ
mơn Luật Dân sự, cán bộ Phịng Đào tạo và cơng tác học sinh sinh viên đã luôn
động viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận án.
Trong q trình thực hiện luận án, tơi cũng đã nhận được rất nhiều sự
khích lệ, động viên, ủng hộ nhiệt tình từ phía gia đình, cơ quan công tác, bạn bè
và các đồng nghiệp. Tôi xin cảm ơn chân thành nhất về sự khích lệ, động viên,
ủng hộ nhiệt tình q báu đó.

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Trọng Dũng

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1.

Civil Law

Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa

2.

Common Law

Hệ thống thông luật

3.

BLDS

Bộ luật Dân sự

4.


Nghị định số 21

Nghị

định

số

21/2021/NĐ-CP

ngày

19/03/2021 của Chính phủ về quy định thi
hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ
5.

Nghị định số 163

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày
29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch
bảo đảm và được sửa đổi, bổ sung theo
Nghị

định

số

11/2012/NĐ-CP


ngày

22/02/2012 của Chính phủ
6.

Thơng tư liên tịch số 16

Thơng tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTPBTNMT-NHNN ngày 6/6/2014 của Bộ Tư
pháp, Bộ Tài nguyên và môi trường và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

7.

UNCITRAL

Ủy ban Luật thương mại Quốc tế Liên
Hiệp Quốc

8.

UCC

Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ

iii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
6. Tính mới của luận án ......................................................................................... 6
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án .......................................... 7
8. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 7
Chƣơng 1- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................................................... 8
1.1. Tiền đề đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu................................ 8
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngồi............... 9
1.2.1. Nghiên cứu lý luận về quyền đòi nợ và thế chấp quyền đòi nợ .................. 9
1.2.2. Nghiên cứu về xác lập biện pháp thế chấp quyền địi nợ có hiệu lực giữa
bên thế chấp và bên nhận thế chấp ..................................................................... 12
1.2.3. Nghiên cứu về xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba ........................ 14
1.2.4. Nghiên cứu về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ .............................. 15
1.2.5. Nghiên cứu về xác định thứ tự ưu tiên ...................................................... 17
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ........................................................................ 19
1.3.1. Kế thừa và nghiên cứu phát triển .............................................................. 19
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu .............................................. 22
1.3.3. Sử dụng phương pháp nghiên cứu ............................................................ 24
1.3.4. Một số lý thuyết nghiên cứu áp dụng ........................................................ 25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................. 31
Chƣơng 2 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP
QUYỀN ĐÒI NỢ ............................................................................................... 32
2.1. Khái niệm, phân loại, bản chất pháp lý và đặc điểm của quyền đòi nợ........ 32
iv


2.1.1. Khái niệm quyền đòi nợ ............................................................................ 32

2.1.2. Phân loại quyền đòi nợ ............................................................................. 35
2.1.3. Bản chất pháp lý của quyền đòi nợ ........................................................... 42
2.1.4. Đặc điểm của quyền đòi nợ ....................................................................... 43
2.2. Khái niệm, bản chất pháp lý và đặc điểm của thế chấp quyền đòi nợ ........ 45
2.2.1. Khái niệm thế chấp quyền đòi nợ .............................................................. 45
2.2.2. Bản chất pháp lý của thế chấp quyền đòi nợ ............................................ 48
2.2.3. Đặc điểm pháp lý của thế chấp quyền đòi nợ ........................................... 50
2.3. Cấu trúc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ .................................. 52
2.3.1. Xác lập biện pháp thế chấp quyền địi nợ có hiệu lực giữa bên thế chấp và
bên nhận thế chấp ............................................................................................... 55
2.3.2. Xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của biện pháp thế chấp quyền đòi nợ ......... 65

2.3.3. Xý lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ ...................................................... 71
2.3.4. Xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ ............. 74

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................. 79
Chƣơng 3 - THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẾ CHẤP
QUYỀN ĐÒI NỢ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ............................................. 82
3.1. Tổng quan pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ ...................................... 82
3.2. Thực trạng quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ .............. 86
3.2.1. Quy định của pháp luật về xác lập biện pháp thế chấp quyền địi nợ có
hiệu lực giữa các bên .......................................................................................... 86
3.2.2. Quy định của pháp luật về xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của
biện pháp thế chấp quyền đòi nợ ........................................................................ 95
3.2.3. Quy định của pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ ........... 98
3.2.4. Quy định của pháp luật về xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện pháp
thế chấp quyền đòi nợ ....................................................................................... 103
3.3. Thực tiễn áp dụng và bất cập, vƣớng mắc của pháp luật về thế chấp
quyền đòi nợ ..................................................................................................... 106
3.3.1. Thực tiễn áp dụng và bất cập, vướng mắc về xác lập biện pháp thế chấp

quyền địi nợ có hiệu lực giữa các bên.............................................................. 106
v


3.3.2. Thực tiễn áp dụng và bất cập, vướng mắc về xác lập hiệu lực đối kháng
với bên thứ ba của biện pháp thế chấp quyền đòi nợ ....................................... 117
3.3.3. Thực tiễn áp dụng và bất cập, vướng mắc về xử lý tài sản thế chấp là
quyền đòi nợ ...................................................................................................... 118
3.3.4. Thực tiễn áp dụng và bất cập, vướng mắc về xác định thứ tự ưu tiên khi
thực hiện biện pháp thế chấp quyền đòi nợ ...................................................... 120
3.4. Nguyên nhân bất cập, vƣớng mắc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ ............ 121

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................ 123
Chƣơng 4 - HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẾ CHẤP
QUYỀN ĐỊI NỢ ............................................................................................. 125
4.1. u cầu hồn thiện pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ...................... 125
4.1.1. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ........................................... 125
4.1.2. Tương thích với thơng lệ tốt của quốc tế về giao dịch bảo đảm ............. 126
4.1.3. Thống nhất, đồng bộ hệ thống pháp luật về biện pháp bảo đảm............ 128
4.1.4. Khắc phục bất cập, vướng mắc, đáp ứng nhu cầu thực tiễn................... 129
4.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ ................... 130
4.2.1. Xây dựng luật riêng về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ .............................. 130
4.2.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về xác lập biện pháp thế chấp quyền địi nợ có
hiệu lực giữa các bên ........................................................................................ 132
4.2.3. Sửa đổi, bổ sung quy định về xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba
của biện pháp thế chấp quyền đòi nợ................................................................ 138
4.2.4. Sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ ..... 139
4.2.5. Sửa đổi, bổ sung quy định về xác định thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện
pháp thế chấp quyền đòi nợ .............................................................................. 140
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ ....... 142


KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................................ 145
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ....................... 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 150
vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế ở
Việt Nam hiện nay, xu thế sử dụng quyền đòi nợ trong các giao dịch dân sự,
kinh doanh thương mại ngày càng gia tăng. Một mặt, không phải cá nhân, tổ
chức nào cũng sở hữu bất động sản, tài sản hữu hình để thực hiện các giao dịch
dân sự, kinh doanh thương mại, hiện nay họ có thể sử dụng quyền địi nợ (một
dạng tài sản vơ hình) để thực hiện các giao dịch như mua bán, thế chấp, chuyển
giao và các giao dịch khác đối với quyền đòi nợ. Mặt khác, trái với quan niệm
trước đây luôn coi trọng bất động sản, tài sản hữu hình và xem nhẹ vai trị của
động sản, ngày nay các động sản vơ hình như quyền địi nợ có giá trị ngày càng
cao, thậm chí chiếm phần lớn sản nghiệp của cá nhân, tổ chức. Đặc biệt, giao
dịch thế chấp quyền đòi nợ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong hoạt động
cấp tín dụng với những ưu điểm không thể phủ nhận và phù hợp với xu hướng
chuyển dịch từ nhận tài sản bảo đảm là bất động sản sang động sản vơ hình. Cho
đến thế kỷ 20, việc sử dụng động sản làm tài sản bảo đảm chủ yếu vẫn hướng
đến các biện pháp bảo đảm có yêu cầu chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo
đảm hoặc bên thứ ba (Possesory security) [109, tr.38]. Thực tế đó xuất phát từ
việc cơ cấu nền kinh tế vẫn nhấn mạnh vị trí, vai trị của bất động sản và các
động sản hữu hình. Tuy nhiên, sang giữa thế kỷ 20, cơ cấu nền kinh tế đã có sự
chuyển dịch đáng kể theo hướng ngày càng nhấn mạnh hơn vị trí, vai trị của
động sản, đặc biệt là các động sản vơ hình. Bên cạnh các động sản hữu hình cố

định như trang sức, máy móc, thiết bị, hàng hóa…, các cá nhân và tổ chức trong
xã hội ngày càng hướng tới nhìn nhận giá trị của các động vơ hình như quyền
địi nợ. Vì thế, hiện nay thế chấp quyền đòi nợ ngày càng được coi trọng do có
khả năng đóng vai trị kép thúc đẩy các biện pháp bảo đảm là: (i) đáp ứng nhu
cầu ghi nhận biện pháp bảo đảm vừa cho phép xác lập vật quyền cho bên nhận
bảo đảm, vừa cho phép bên bảo đảm có thể khai thác tối đa giá trị của tài sản
1


bảo đảm; (ii) phù hợp với nhu cầu ghi nhận biện pháp bảo đảm trên các động
sản vơ hình mà khơng thể có sự chuyển giao vật lý tài sản bảo đảm.
Tuy nhiên, các quy định về biện pháp bảo đảm tại BLDS năm 2015 vẫn
còn một số quy định chưa thực sự tạo cơ sở pháp lý vững chắc để chủ sở hữu
khai thác một cách hiệu quả lợi ích kinh tế của tài sản bảo đảm. Một số quy định
tại BLDS năm 2015 chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chưa khuyến khích thực hiện
biện pháp bảo đảm có đối tượng là động sản vơ hình, đặc biệt là quyền địi nợ,
dẫn đến việc gặp khó khăn trong q trình xác lập, thực hiện biện pháp thế chấp
quyền địi nợ, ảnh hưởng đến quyền của các chủ thể trong xã hội. Cả BLDS
2015 và các quy định hiện hành về biện pháp bảo đảm chưa có cơ chế để bảo vệ
đầy đủ quyền, lợi ích chính đáng của các bên khi tham gia thực hiện giao dịch
thế chấp quyền đòi nợ [1]. Trên thực tế, Bộ Tư pháp đã chỉ ra rằng việc nghiên
cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về biện pháp bảo đảm trong bối cảnh hiện tại
là hết sức cần thiết nhằm kịp thời khắc phục, tháo gỡ những bất cập, vướng mắc
phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp bảo đảm, qua đó tạo lập
và hồn thiện hành lang pháp lý cho việc ký kết, thực hiện biện pháp bảo đảm,
giúp thúc đẩy hoạt động cho vay có bảo đảm của nền kinh tế [3]. Theo đó, việc
nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về biện pháp bảo đảm nhằm mục đích
hướng tới tạo sự thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp xác lập bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ là cần thiết.
Vì các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thế chấp quyền đòi nợ

theo pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu, làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là xác lập luận cứ khoa học đề xuất các giải
pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về thế chấp quyền địi nợ tại Việt Nam.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung thực hiện
những nhiệm vụ cụ thể:
- Thứ nhất: nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề
2


liên quan đến đề tài để phân tích, đánh giá các cơng trình khoa học trong và
ngồi nước liên quan mật thiết đến thế chấp quyền đòi nợ; nêu những vấn đề còn
tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.
- Thứ hai: nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về thế chấp quyền
đòi nợ, làm rõ khái niệm, phân loại, đặc điểm, bản chất của quyền đòi nợ và thế
chấp quyền địi nợ.
- Thứ ba: nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng, thực tiễn áp dụng
pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền đòi nợ để phát hiện những vấn đề còn bất
cập, vướng mắc của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ.
- Thứ tư: kiến nghị giải pháp, định hướng hoàn thiện pháp luật về thế
chấp quyền đòi nợ; kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thế
chấp quyền đòi nợ và các giải pháp bảo đảm thực thi pháp luật để đáp ứng yêu
cầu thực tiễn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận về quyền đòi nợ
và thế chấp quyền đòi nợ, các quy định của pháp luật Việt Nam về thế chấp
quyền đòi nợ; thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thế chấp quyền
đòi nợ tại Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu về nội dung

Quyền đòi nợ là một quyền dân sự của chủ thể được pháp luật ghi nhận và
bảo vệ, giúp bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện một
nghĩa vụ tài sản đối với mình. Theo nghĩa rộng, quyền địi nợ được hiểu là
quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả khoản tiền hoặc vật, bao gồm khoản phải thu,
quyền yêu cầu thanh toán và quyền yêu cầu khác phát sinh từ hợp đồng hoặc sự
kiện pháp lý hoặc do pháp luật quy định. Theo nghĩa hẹp, quyền đòi nợ là quyền
yêu cầu bên có nghĩa vụ trả một khoản tiền, bao gồm khoản phải thu và quyền
3


yêu cầu thanh toán khác phát sinh từ hợp đồng hoặc sự kiện pháp lý hoặc do
pháp luật quy định. Luận án xác định phạm vi nghiên cứu tập trung vào thế chấp
quyền địi nợ có đối tượng là khoản tiền phát sinh từ hợp đồng vì những lý do
sau đây
Thứ nhất, Quyền địi nợ với ý nghĩa bên có quyền được yêu cầu bên có
nghĩa vụ phải trả một khoản tiền đã ngày càng được coi trọng do sự phổ biến
của nó và đáp ứng nhu cầu thuận tiện lưu thông trong các giao dịch dân sự, kinh
doanh thương mại, cho phép bên có quyền sở hữu quyền địi nợ có thể khai thác
giá trị tối đa giá trị kinh tế của quyền đòi nợ. Sự phát triển của nền kinh tế và các
hoạt động dân sự, kinh doanh thương mại đa dạng dẫn đến ngày càng phát sinh
nhiều quyền địi nợ có đối tượng là khoản tiền. Hầu hết các cá nhân, doanh
nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại đều có quyền địi nợ nhưng với
mức độ khác nhau, từ mức trị giá được bằng tiền không đáng kể cho đến mức trị
giá được bằng tiền rất đáng kể và trở thành tài sản có giá trị kinh tế, được sử
dụng nhiều trong các giao dịch dân sự [38, tr.34]. Trước sự đa dạng, phổ biến và
việc sử dụng rộng rãi quyền địi nợ có đối tượng là khoản tiền trong các giao
dịch dân sự, luận án xác định phạm vi nghiên cứu là tập trung nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến quyền đòi nợ theo nghĩa hẹp (quyền yêu cầu bên có nghĩa
vụ trả khoản tiền).
Thứ hai, Sự phát triển của nền kinh tế và các hoạt động dân sự, kinh

doanh thương mại đa dạng dẫn đến ngày càng phát sinh nhiều quyền đòi nợ từ
hợp đồng. Nhiều hợp đồng, giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại được xác
lập và thực hiện dẫn đến phát sinh nhiều nghĩa vụ trả tiền của một bên cho bên
khác. Theo đó, quyền địi nợ phát sinh từ hợp đồng ngày càng đa dạng, phổ biến
và có thể phát sinh từ bất kỳ hợp đồng nào được ký giữa các bên. Do vậy, luận
án xác định phạm vi nghiên cứu là tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng.

4


Thứ ba, trong thời gian vừa qua đã xuất hiện nhiều bản án của Tòa án
nhân dân các cấp giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc thế chấp quyền
đòi nợ theo nghĩa hẹp (quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả khoản tiền) phát sinh
từ hợp đồng. Điều đó cho thấy, hoạt động thế chấp quyền địi nợ có đối tượng là
khoản tiền phát sinh từ hợp đồng đang ngày càng đa dạng, phổ biến tại Việt
Nam.
Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ tập trung nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến thế chấp quyền địi nợ có đối tượng là khoản tiền phát sinh từ
hợp đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian
- Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu pháp luật về thế chấp
quyền đòi nợ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, ở chừng mực nhất định, Luận án có
nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới về thế chấp quyền đòi nợ và Luật
mẫu, Hướng dẫn lập pháp về giao dịch bảo đảm của UNCITRAL để so sánh với
pháp luật Việt Nam, phát hiện những điểm bất cập, chưa tương thích của pháp
luật Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế nhằm đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực
tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ ở Việt Nam theo các quy định
pháp luật hiện hành, từ thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực cho đến

nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội
và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Luận
án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp
phân loại pháp lý, phương pháp luật học so sánh, phương pháp trừu tượng hóa,
mơ hình hóa và phương pháp chuyên gia. Việc sử dụng từng phương pháp cụ thể
cho các vấn đề nghiên cứu được luận giải tại chương 1 của luận án.
5


6. Tính mới của luận án
- Về tính mới tổng qt: Luận án là cơng trình nghiên cứu chun sâu,
tồn diện các vấn đề lý luận về quyền đòi nợ và thế chấp quyền đòi nợ trên cơ sở
lý thuyết tiếp cận theo chức năng bảo đảm là mơ hình lý thuyết của pháp luật
giao dịch bảo đảm hiện đại, với bốn nội dung trụ cột bao gồm: xác lập biện pháp
bảo đảm có hiệu lực giữa các bên; xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba; xử
lý tài sản bảo đảm; xác định thứ tự ưu tiên. Mơ hình này được Ủy ban Luật
Thương mại quốc tế Liên Hợp Quốc (UNCITRAL) khuyến nghị áp dụng và
hiện tại đang có ảnh hưởng rộng rãi đến q trình cải cách pháp luật về giao dịch
bảo đảm ở nhiều nước trên thế giới. Luận án dung nạp những hạt nhân hợp lý
của cấu trúc, mơ hình pháp luật giao dịch bảo đảm hiện đại nói trên để vận dụng
phù hợp với giao dịch thế chấp quyền đòi nợ và hướng đến tối ưu hoá giá trị của
loại tài sản thế chấp này.
- Về tính mới chi tiết: Luận án có điểm mới nổi bật sau:
(i) Luận án xây dựng được mơ hình lý luận pháp luật về thế chấp quyền
địi nợ theo cấu trúc nội dung pháp luật về giao dịch bảo đảm do UNCITRAL
khuyến nghị áp dụng.
(ii) Luận án vận dụng lý thuyết tiếp cận theo chức năng bảo đảm và cấu

trúc nội dung pháp luật về giao dịch bảo đảm do UNCITRAL khuyến nghị áp
dụng để phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về thế chấp quyền địi nợ. Từ
đó, luận án phát hiện, phân tích các bất cập, vướng mắc của pháp luật về thế
chấp quyền đòi nợ tại Việt Nam.
(iii) Luận án đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp
luật về thế chấp quyền đòi nợ để hướng đến hoàn thiện pháp luật về biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam nói chung và pháp luật về thế chấp
quyền địi nợ nói riêng vừa phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và vừa tiếp
cận gần với các thông lệ tốt về giao dịch bảo đảm đã được UNCITRAL khuyến
nghị áp dụng.
6


7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Các kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học, góp phần xây
dựng nền tảng lý luận pháp luật chuyên sâu, toàn diện, hệ thống về quyền đòi nợ
và thế chấp quyền đòi nợ tại Việt Nam, góp phần thay đổi nhận thức chung về
quyền địi nợ và thế chấp quyền địi nợ, qua đó khuyến khích việc sử dụng quyền
địi nợ làm tài sản thế chấp, đặt nền tảng cho việc phát triển các cơng trình nghiên
cứu tiếp theo. Do đó, luận án là tài liệu tham khảo trong khoa học pháp lý, có thể
tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại Việt Nam.
Luận án đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về
thế chấp quyền địi nợ tại Việt Nam, nên luận án có ý nghĩa thiết thực đối với
hoạt động lập pháp, hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật về biện pháp
bảo đảm nói chung và thế chấp quyền địi nợ nói riêng.
8. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên
cứu.

Chương 2: Những vấn đề lý luận pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ.
Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền đòi nợ và
thực tiễn thực hiện.
Chương 4: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền đòi nợ.

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

1.1. Tiền đề đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu
Việc đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu dựa trên hai tiền đề sau:
Thứ nhất, trong khoa học pháp lý Việt Nam và nước ngồi đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung và thế chấp nói
riêng, nhưng do luận án tiếp cận quyền địi nợ từ góc độ là một loại động sản vơ
hình nên sẽ tập trung đánh giá tình hình nghiên cứu về bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ bằng động sản, đặc biệt là động sản vơ hình. Do đặc tính khác biệt cơ bản
giữa bất động sản và động sản, nên xu hướng chung trên thế giới hiện nay là
tách bạch giữa pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng bất động sản và pháp luật về
bảo đảm bằng động sản, xây dựng khung pháp lý riêng về giao dịch bảo đảm
bằng động sản [80, tr.220].
Thứ hai, pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản trên thế giới trong
những năm gần đây đang phát triển theo xu hướng hiện đại (dựa trên lý thuyết
tiếp cận theo chức năng bảo đảm) do UNCITRAL khuyến nghị trong Hướng dẫn
lập pháp về giao dịch bảo đảm năm 2007 và Luật mẫu về giao dịch bảo đảm
năm 2016. Mơ hình này khơng phân biệt các biện pháp bảo đảm theo hình thức,
tên gọi, mà tất cả các giao dịch có chức năng bảo đảm bằng tài sản được xác lập
theo thỏa thuận đều gọi chung là giao dịch bảo đảm. UNCITRAL khuyến nghị

các quốc gia hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm dựa trên cấu
trúc nội dung bốn trụ cột của giao dịch bảo đảm được gọi là cấu trúc mơ hình
4X, gồm : (i) Xác lập giao dịch bảo đảm có hiệu lực giữa các bên, (ii) Xác lập
hiệu lực đối kháng với bên thứ ba, (iii) Xử lý tài sản bảo đảm; (iv) Xác định thứ
tự ưu tiên [106, tr.31], [80, tr.99].

8


Do vậy, cấu trúc nội dung của luận án và các nội dung đánh giá tổng quan
về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài về cơ bản được sắp xếp theo cấu
trúc bốn trụ cột của pháp luật về giao dịch đảm hiện đại mà UNCITRAL đã
khuyến nghị áp dụng, gồm: (i) Xác lập biện pháp thế chấp quyền địi nợ có hiệu
lực giữa các bên; (ii) Xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của biện pháp
thế chấp quyền đòi nợ; (iii) Xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ; (iv) Xác định
thứ tự ưu tiên khi thực hiện biện pháp thế chấp quyền địi nợ.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài
1.2.1. Nghiên cứu lý luận về quyền đòi nợ và thế chấp quyền đòi nợ
Việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu lý luận về thế chấp quyền
địi nợ được tập trung vào các cơng trình khoa học đã nghiên cứu về khái niệm,
phân loại, bản chất, đặc điểm của quyền đòi nợ và thế chấp quyền đòi nợ; cấu
trúc các nội dung pháp lý về thế chấp quyền địi nợ.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Gregory F. Udell cho rằng quyền đòi
nợ thực chất là các khoản phải thu (accounts), là các quyền u cầu thanh tốn
cho hàng hóa được bán, cho th, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng,
hoặc dịnh đoạt theo cách thức khác, hoặc quyền yêu cầu thanh toán cho dịch vụ
được cung ứng hay sẽ được cung ứng [37, tr.459]. Còn tác giả Marcus Smith
(2007) cho rằng khái niệm quyền đòi nợ được hiểu là một quyền yêu cầu mang
tính chắc chắn có thể được thực thi trong khi quyền phát sinh từ hợp đồng là
quyền yêu cầu ít chắc chắn hơn, có tính chất ngẫu nhiên hơn tức là phụ thuộc

vào các tình huống nhất định để chuyển một quyền tiềm năng thành một quyền
có thể thực thi được [101, tr.38]. Tại Việt Nam, tác giả Bùi Đức Giang (2013)
phân tích và cho rằng quyền địi nợ (debt claim, money claim, debt) có tính chất
khá đặc biệt vì nó phản ánh việc một nghĩa vụ vừa là một mối quan hệ về mặt
pháp luật, đồng thời lại là một loại tài sản [43, tr.44]. Bên cạnh đó, tác giả Lê
Trọng Dũng (2015) cũng phân tích bản thân thuật ngữ “quyền địi nợ” tự nó đã
thể hiện những đặc điểm riêng biệt để nhận biết. Quyền đòi nợ là một dạng
9


quyền tài sản nên chúng ta không thể nắm giữ trực tiếp được và có tính chất hỗn
hợp vì nó phản ánh rõ nhất nợ vừa là một mối quan hệ về mặt pháp luật, đồng
thời lại là một loại quyền tài sản [22, tr.58]. Các đặc điểm của quyền địi nợ
được tác giả Phạm Thị Hồng (2015) phân tích và cho rằng quyền địi nợ có đầy
đủ các đặc điểm của một quyền tài sản (do quyền đòi nợ là một loại quyền tài
sản), đó là (i) trị giá được bằng tiền; và (ii) có thể chuyển giao quyền sở hữu cho
chủ thể khác thông qua giao dịch dân sự [50, tr.36].
Tác giả Ngô Thị Như Huế (2014) đã kiến nghị cần xây dựng khái niệm
quyền đòi nợ với tư cách là một loại tài sản trong hệ thống pháp luật dân sự
cũng như các thuộc tính của nó để giúp cho việc áp dụng pháp luật được dễ
dàng, người dân cũng dễ tiếp cận làm tăng tính khả thi của các quy định pháp
luật về vấn đề này. Các quy định pháp luật hiện hành không đưa ra một định
nghĩa, một khái niệm cụ thể, rõ nghĩa, dễ hiểu về quyền đòi nợ [49, tr.78]. Các
quy định hiện tại chỉ mang tính chất liệt kê chứ chưa khái qt được khái niệm
chính xác về quyền địi nợ, các đặc điểm của quyền địi nợ. Bên cạnh đó, tác giả
Phạm Thị Hồng (2015) cũng kiến nghị khi quyền đòi nợ đang từng bước trở
thành đối tượng giao dịch phổ biến trong xã hội, việc đưa ra định nghĩa thống
nhất về quyền đòi nợ là thực sự cần thiết và hữu ích [50, tr.67].
Về biện pháp thế chấp, tác giả Louise Gullifer (2009) cho rằng thế chấp là
sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản theo cách thức bảo đảm với một ngụ ý rằng

quyền sở hữu sẽ được chuyển giao lại cho con nợ nếu đã thực hiện xong nghĩa
vụ thanh tốn của mình [102]. Ngân hàng Tái thiết và phát triển châu Âu
(EBRD) (2008) cho rằng biện pháp thế chấp được hình thành trên cơ sở ba nội
dung cơ bản gồm: (i) Bằng chứng để chứng minh bên thế chấp có quyền sở hữu
(hoặc sẽ sở hữu) đối với tài sản thế chấp; (ii) Cam kết giữa bên thế chấp và bên
nhận thế chấp về việc thế chấp; (iii) Việc công bố quyền của bên nhận thế chấp
thông qua việc đăng ký [97]. Bên cạnh đó, tác giả Vũ Thị Hồng Yến (2013)
phân tích và định nghĩa là một cách thức mà bên có quyền và bên có nghĩa vụ đã
lựa chọn để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thông qua một tài sản; giá trị
10


của tài sản này có khả năng thay thế cho nghĩa vụ bị vi phạm [93, tr.14]. Tác giả
Nguyễn Văn Hoạt (2004) đã chỉ ra bản chất của quan hệ thế chấp tài sản để đảm
bảo thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng là quan hệ hợp đồng, theo đó bên
vay vốn hoặc bên bảo lãnh bằng tài sản dùng tài sản của mình là bất động sản
hoặc tài sản được pháp luật cho phép sử dụng theo phương thức thế chấp tài sản
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền vay của bên vay cho tổ chức tín
dụng [51, tr.47]. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Thị Nga (2008) lại cho rằng thế
chấp tài sản được phát sinh trên cơ sở một quan hệ nghĩa vụ và thế chấp tài sản
là một biện pháp bảo đảm có tính chất đối vật. Theo đó, tác giả Nguyễn Thị Nga
phân tích tính chất đối vật đã tạo cho bên nhận thế chấp được quyền định đoạt
đối với tài sản thế chấp và ở vị thế ưu tiên hơn so với các chủ thể khác trong
quan hệ nghĩa vụ không có đảm bảo [61, tr.17]. Tiếp đến, tác giả Hồ Quang Huy
(2010) đã khẳng định thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm vật quyền. Theo
tác giả Hồ Quang Huy, quan hệ vật quyền bảo đảm được xác lập dựa trên
nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa hai yếu tố: (i) Chủ thể của quyền (con
người) và (ii) đối tượng của quyền (tài sản) [46]. Về mục đích của biện pháp thế
chấp, tác giả Louise Gullifer (2009) cho rằng biện pháp thế chấp nhằm bảo vệ
bên nhận thế chấp ở ba góc độ gồm: (i) sự an toàn của bên nhận thế chấp đạt

được với ý nghĩa là bên nhận thế chấp có quyền trực tiếp tác động trên tài sản
thế chấp như là chủ sở hữu của tài sản đó; (ii) quyền của bên nhận thế chấp đã
được hoàn thiện (bên nhận thế chấp đã tiến hành việc đăng ký để quyền của
mình có giá trị đối kháng với bên thứ ba); (iii) bên nhận thế chấp sẽ giành được
quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp [102].
Tác giả Bùi Đức Giang (2014) cho rằng thế chấp quyền đòi nợ là một loại
hình giao dịch bảo đảm ngày càng được sử dụng rộng rãi trong khn khổ các
hợp đồng tín dụng. Thế chấp quyền địi nợ với những ưu điểm khơng thể phủ
nhận ngày càng được các bên lựa chọn trong các giao dịch thương mại, nhất là
trong khuôn khổ các hợp đồng tín dụng. Thế chấp khoản phải thu (doanh thu),
thế chấp khoản cho vay, thế chấp tiền thuê nhà hay thế chấp quyền đòi nợ phát
11


sinh từ L/C hàng xuất là một vài ví dụ về thế chấp quyền đòi nợ [40, tr.58]. Tác
giả Louise Gullifer (2013) chỉ ra rằng việc sử dụng quyền đòi nợ để bảo đảm
nghĩa vụ có rất nhiều ưu điểm so với động sản hữu hình bởi vì động sản vơ hình
giúp tránh được nguy cơ tài sản bị mất, bị phá hủy hay giảm giá trị [102]. Tác
giả Ngô Thị Như Huế (2014) cho rằng thế chấp quyền đòi nợ được hiểu là việc
bên bảo đảm dùng quyền đòi nợ thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ vay của bên vay đối với tổ chức tín dụng [49,
tr.19]. Bên cạnh đó, tác giả Phạm Thị Hồng (2015) phân tích biện pháp thế
chấp quyền địi nợ cũng có các đặc điểm như thế chấp một tài sản thông thường
và để tham gia vào giao lưu dân sự, cũng tương tự như các tài sản khác, quyền
đòi nợ phải đáp ứng các điều kiện: (i) Quyền đòi nợ do các bên thỏa thuận phải
thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm; (ii) Quyền địi nợ khơng phải là đối tượng
bị tranh chấp về quyền sở hữu; (iii) Quyền đòi nợ phải phát sinh từ những giao
dịch, hợp đồng hợp pháp [50, tr.17].
1.2.2. Nghiên cứu về xác lập biện pháp thế chấp quyền đòi nợ có hiệu
lực giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp

Xác lập biện pháp bảo đảm có hiệu lực giữa các bên trong giao dịch bảo
đảm là trụ cột đầu tiên trong cấu trúc của pháp luật giao dịch bảo đảm hiện đại
theo khuyến nghị của UNCITRAL. Việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên
cứu về xác lập biện pháp thế chấp quyền địi nợ có hiệu lực giữa bên thế chấp và
bên nhận thế chấp tập trung vào các cơng trình khoa học đã nghiên cứu về lý
luận, thực trạng và giải pháp xoay quanh các vấn đề: Chủ thể tham gia giao dịch
thế chấp quyền đòi nợ; đối tượng của thế chấp quyền địi nợ; hình thức xác lập
và hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ; quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia thế chấp quyền đòi nợ.
Về tài sản thế chấp, European Bank for Reconstruction and Development
(EBRD) publications (2008) cho rằng tài sản thế chấp không phải là đối tượng
bị tranh chấp về quyền sở hữu. Tài sản thế chấp không những chắc chắn thuộc
12


quyền sở hữu của bên thế chấp mà còn phải chắc chắn rằng tài sản đó khơng có
tranh chấp để giảm thiểu tối đa những rủi ro tiềm ẩn đối với tài sản thế chấp.
Nếu tài sản thế chấp đang có tranh chấp thì chỉ khi nào các tranh chấp đó được
giải quyết bằng văn bản thỏa thuận giữa các bên hoặc thơng qua phán quyết của
tịa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới trở thành
đối tượng của các biện pháp thế chấp [97]. Tác giả Nguyễn Ngọc Điện (2019)
cho rằng cũng như luật các nước, luật Việt Nam đòi hỏi bên thế chấp phải có
quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp. Điều này hợp lý bởi trong trường hợp
nghĩa vụ được bảo đảm khơng được thực hiện, thì chủ nợ có bảo đảm có quyền
xử lý tài sản thế chấp, đặc biệt là bằng cách bán tài sản này để nhận tiền thanh
toán [28, tr.36]. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Bích Thảo (2018) cho rằng dựa trên
thơng lệ quốc tế về biện pháp bảo đảm, đây là điểm hạn chế của BLDS năm
2015 và là một bước lùi so với Nghị định số 163. Hướng dẫn của UNCITRAL
đã nhấn mạnh để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động cấp tín dụng có bảo đảm,
pháp luật cần phải cho phép bên bảo đảm được sử dụng cả những tài sản mà

mình khơng có quyền sở hữu trọn vẹn, nhưng có một phần quyền, lợi ích nhất
định làm tài sản bảo đảm để đưa vào giao dịch [80, tr.119].
Về mô tả tài sản thế chấp, tác giả Nguyễn Bích Thảo (2018) cho rằng xu
hướng của pháp luật giao dịch bảo đảm hiện đại là không buộc các bên phải mô
tả chi tiết, cụ thể tài sản thế chấp trong hợp đồng thế chấp, mà cho phép mô tả
chung, khái quát, để tạo thuận lợi, dễ dàng cho các bên trong việc xác lập hợp
đồng bảo đảm. Luật mẫu của UNCITRAL đều quy định rất thơng thống về mơ
tả tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm có thể được mơ tả bằng cách liệt kê, hoặc
mô tả chung theo loại tài sản, hoặc theo một cơng thức tính nhất định, chỉ cần
đáp ứng điều kiện “có thể xác định được tài sản một cách hợp lý”. Luật mẫu của
UNCITRAL thậm chí cho phép mơ tả tài sản bảo đảm bao gồm tồn bộ động
sản của bên bảo đảm [80, tr.118]. Về vấn đề này, tác giả Nguyễn Thị Phương
(2018) cho rằng việc BLDS năm 2015 cho phép các chủ thể có thể mô tả chung
về tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là cần thiết và phù hợp với
13


thực tiễn xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm, đặc biệt là đối với trường hợp tài
sản bảo đảm ln có sự biến động về giá trị như quyền đòi nợ [69, tr.24].
Về cách thức để bảo vệ quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế
chấp, Vũ Thị Hồng Yến (2013) kiến nghị cần có các quy định về các cách thức
để bảo vệ quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp là quyền địi nợ:
bên nhận thế chấp có thể vận dụng các quy định của pháp luật về chuyển giao
quyền địi nợ có điều kiện (việc chuyển giao quyền địi nợ phát sinh hiệu lực khi
nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp có sự vi phạm) kết hợp với việc ký kết
hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ. Khi hợp đồng chuyển giao quyền địi nợ được
ký kết thì bên nhận thế chấp được quyền gửi thông báo bằng văn bản để chứng
minh về quyền yêu cầu thanh toán duy nhất và trước nhất đối với bên có nghĩa
vụ trả nợ cho bên thế chấp [93, tr.146].
Sự thiếu vắng các quy định của pháp luật để bảo vệ đầy đủ quyền, lợi ích

chính đáng của các bên khi tham gia giao dịch thế chấp quyền đòi nợ đã được
Bộ Tư pháp (2020) đánh giá và cho rằng cả BLDS năm 2015 và Nghị định số
163 chưa có cơ chế để bảo vệ đầy đủ quyền, lợi ích chính đáng của bên nhận thế
chấp quyền đòi nợ trong trường hợp bên thế chấp quyền đòi nợ xác lập các giao
dịch gây ảnh hưởng đến căn cứ phát sinh quyền đòi nợ như thực hiện bù trừ
nghĩa vụ với bên có nghĩa vụ trả nợ, dẫn đến quyền địi nợ khơng còn tồn tại [1].
Vấn đề này, tác giả Nguyễn Thị Hồng Hương (2016) phân tích bên nhận thế
chấp sẽ chỉ phải cung cấp thơng tin nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu. Như
vậy, nếu tại thời điểm các bên xác lập giao dịch thế chấp quyền đòi nợ mà bên
có nghĩa vụ trả nợ khơng biết để thực hiện quyền yêu cầu của mình thì bên nhận
thế chấp cũng khơng có nghĩa vụ phải thơng báo. Quy định nêu trên khơng đề
cập đến vai trị của bên thế chấp trong việc cung cấp thông tin, thông báo về việc
thế chấp quyền địi nợ cho bên có nghĩa vụ trả nợ [53].
1.2.3. Nghiên cứu về xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba
Xác lập hiệu lực đối kháng với bên thứ ba là trụ cột thứ hai trong cấu trúc
14


pháp luật về giao dịch bảo đảm hiện đại theo khuyến nghị của UNCITRAL.
Việc đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về xác lập hiệu lực đối kháng với
bên thứ ba của thế chấp quyền đòi nợ tập trung vào các cơng trình khoa học đã
nghiên cứu về lý luận, thực trạng và giải pháp xoay quanh các vấn đề: Phương
thức kiểm soát, chi phối và quản lý tài sản thế chấp là quyền địi nợ; cơng
khai/đăng ký biện pháp thế chấp quyền đòi nợ.
Tác giả Hồ Quang Huy (2010) đã khẳng định thế chấp tài sản là một biện
pháp bảo đảm vật quyền cho phép bên có quyền "chống lại" các chủ thể khác có
liên quan đến tài sản bảo đảm (gọi là quyền đối kháng) [46]. Tác giả Louise
Gullifer (2009) cho rằng mục đích của việc thế chấp hướng đến bảo vệ bên nhận
thế chấp ở ba góc độ gồm: (i) sự an tồn của bên nhận thế chấp đạt được với ý
nghĩa là bên nhận thế chấp có quyền trực tiếp tác động trên tài sản thế chấp như

là chủ sở hữu của tài sản đó; (ii) quyền của bên nhận thế chấp đã được hoàn
thiện (bên nhận thế chấp đã tiến hành việc đăng ký để giữ quyền của mình có giá
trị đối kháng với bên thứ ba); (iii) bên nhận thế chấp sẽ giành được quyền ưu
tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp [102].
UNCITRAL (2010) đưa ra ý tưởng thay thế cách tiếp cận truyền thống
dựa phân biệt giữa các biện pháp bảo đảm bằng cách tiếp cận đơn nhất cho phép
xác lập quyền của bên nhận bảo đảm (security interest) trên động sản mà không
phụ thuộc vào tên gọi biện pháp bảo đảm, các loại động sản bảo đảm, hình thức
giao dịch… Mơ hình này được xây dựng xoay quanh việc áp dụng cơ chế nền
tảng là cơ chế đăng ký đơn giản để cơng khai hố và tạo ra hiệu lực đối kháng
giữa bên nhận bảo đảm và người thứ ba [106].
1.2.4. Nghiên cứu về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ
Xử lý tài sản bảo đảm là trụ cột thứ ba trong cấu trúc của pháp luật giao
dịch bảo đảm hiện đại theo khuyến nghị của UNCITRAL. Việc đánh giá tổng
quan tình hình nghiên cứu về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ tập trung
vào các cơng trình khoa học đã nghiên cứu về lý luận, thực trạng và giải pháp
15


xoay quanh các vấn đề: Căn cứ xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ; phương
thức xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ.
Đối với việc xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ, tác giả Vũ Thị Hồng
Yến (2013) cho rằng pháp luật hiện hành chưa dự liệu được các trường hợp bên
phải trả nợ viện dẫn các căn cứ (được xem như là những phương tiện phịng vệ)
để từ chối thanh tốn hay chỉ thanh toán một phần khoản nợ như tuyên bố hủy
bỏ hợp đồng vay nợ (với bên thế chấp), tuyên bố đã bù trừ hay thay thế nghĩa vụ
trả nợ với bên thế chấp. Vấn đề đặt ra là các phương tiện phịng vệ mà bên có
nghĩa vụ trả nợ đã vận dụng có giá trị pháp lý với bên nhận thế chấp hay không?
Trong thực tế, ngay cả các ngân hàng thương mại với tư cách là bên nhận thế
chấp cũng còn khá lúng túng trước vấn đề này. Nghĩa vụ thơng báo thế chấp

quyền địi nợ khơng được pháp luật quy định là nghĩa vụ có tính bắt buộc của
bên thế chấp cho bên có nghĩa vụ trả nợ mà lại trao nghĩa vụ này cho bên nhận
thế chấp chỉ khi nào bên có nghĩa vụ trả nợ có u cầu. Điều này là khơng hợp
lý, bởi bên có nghĩa vụ trả nợ chỉ xác lập quan hệ hợp đồng với bên thế chấp và
chỉ có nghĩa vụ trả nợ đối với bên thế chấp; nếu muốn họ thực hiện nghĩa vụ
thanh toán cho bên nhận thế chấp thì bên thế chấp phải gửi thơng báo bằng văn
bản cho họ về người thế quyền mới và phạm vi nghĩa vụ phải thanh toán [93,
tr.120]. Tiếp đến, tác giả Phạm Thị Hồng (2015) cũng cho rằng quy định của
pháp luật hiện hành về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền địi nợ đang
bó buộc các bên và có phần đi ngược với ngun tắc tơn trọng thỏa thuận của
các bên – một nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự [50, tr.61]. Bên cạnh đó,
tác giả Bùi Đức Giang (2013) cho rằng Nghị định số 163 và Thông tư liên tịch
số 16 đã dành riêng điều chỉnh về xử lý tài sản thế chấp là quyền địi nợ, bổ sung
các quy định hiện có về xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Tuy nhiên,
dường như các quy định mới này chưa đủ để xác lập các cơ chế an toàn cho việc
xử lý loại tài sản bảo đảm đặc biệt này, nhất là các nội dung về: (i) thủ tục và các
phương thức xử lý thế chấp quyền đòi nợ; (ii) Quyền đòi nợ được thế chấp đến
hạn trước nghĩa vụ được bảo đảm; (iii) Quyền đòi nợ được thế chấp đến hạn sau
16


nghĩa vụ được bảo đảm; (v) Chưa quy định cách thức tiến hành kê biên tài sản là
quyền đòi nợ [40, tr.59] [43, tr.45].
Để giải quyết các bất cập của việc xử lý tài sản thế chấp, tác giả Vũ Thị
Hồng Yến (2013) đưa ra các yêu cầu hoàn thiện pháp luật về tài sản thế chấp và
xử lý tài sản thế chấp như: kiến nghị về việc thu giữ tài sản thế chấp, định giá tài
sản thế chấp, phương thức xử lý tài sản thế chấp, căn cứ để xác định thứ tự ưu
tiên khi thanh toán số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp, thứ tự các
bước cơ bản để xử lý tài sản thế chấp, việc bảo vệ quyền của bên thế chấp trong
quá trình xử lý tài sản thế chấp (với vị thế là bên yếu thế hơn trong mối quan hệ

với bên nhận thế chấp) [93, tr.169]. Xu hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý tài
sản thế chấp cũng được tác giả Nguyễn Ngọc Điện (2014) phân tích và chỉ ra xu
hướng ở các nước tiên tiến, một khi người mắc nợ khơng chịu trả nợ, thì chủ nợ
có quyền xúc tiến thủ tục kê biên và bán tài sản của người này, bao gồm tài sản
bảo đảm, rồi ưu tiên nhận tiền thanh toán từ tiền bán tài sản. Thông thường, thủ
tục này là một phần của hoạt động tố tụng theo luật chung. Điều đó có nghĩa
rằng, về phương diện thể thức xử lý tài sản bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm khơng
được nhà làm luật thừa nhận có ưu thế gì so với chủ nợ khơng có bảo đảm. Một
số nước, như Pháp, luật địi hỏi biện pháp bảo đảm bằng thế chấp phải được ghi
nhận trong một chứng thư cơng chứng mới có giá trị (Điều 2416, BLDS Pháp).
Chứng thư công chứng việc thế chấp có hiệu lực bắt buộc thi hành như một bản
án: trong trường hợp nợ khơng được trả, thì chủ nợ dùng chứng thư công chứng
làm căn cứ cưỡng chế việc trả nợ mà khơng cần kiện ra tồ án. Cần nhấn mạnh
rằng, chủ nợ có quyền tiến hành các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm mà không cần
sự đồng ý, cả sự hợp tác của người thế chấp, do chủ nợ có vật quyền đối với tài
sản [29, tr.30].
1.2.5. Nghiên cứu về xác định thứ tự ưu tiên
Xác định thứ tự ưu tiên là trụ cột thứ tư và cuối cùng trong cấu trúc của
pháp luật giao dịch bảo đảm hiện đại theo khuyến nghị của UNCITRAL. Việc
đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về thứ tự ưu tiên khi thực hiện thế chấp
17


×