Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

THẾ CHẤP QUYỀN ĐỊI NỢ BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ
THANH TỐN TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: Ths. Hoàng Thế Cƣờng
Học viên: Phạm Thị Huỳnh Nhƣ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả, có sự hướng
dẫn của giáo viên hướng dẫn – Thầy Hoàng Thế Cường. Những nội dung thơng tin
được trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, các tài liệu tham khảo được
trích dẫn một cách đầy đủ và cụ thể.
Tác giả xin hồn tồn chịu trách nhiệm nếu có bấ tkì sự gian lận nào.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2014
Tácgiả

Phạm Thị Huỳnh Như


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật dân sự năm 2005

HĐTD


Hợp đồng tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng


MỤC LỤC

Lời mở đầu ........................................................................................................................ 1
Chƣơng1 Lí luận chung về thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn
trong hợp đồng tín dụng .................................................................................................. 4
1.1 Khái qt chung về thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn
trong hợp đồng tín dụng .................................................................................................. 4
1.1.1 Khái niệm thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong
hợp đồng tín dụng............................................................................................................. 4
1.1.2 Đặc điểm của thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn
trong hợp đồng tín dụng .................................................................................................. 7
1.1.3 Ý nghĩa của thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong
hợp đồng tín dụng........................................................................................................... 10
1.2 Pháp luật về thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong hợp
đồng tíndụng ................................................................................................................... 11
1.2.1 Quy định pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa
vụ thanh tốn trong hợp đồng tín dụng trong lịch sử ................................................. 11
1.2.2 Pháp luật hiện hành về thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh
tốn trong hợp đồng tín dụng........................................................................................ 13
1.2.2.1 Chủ thể của giao dịch thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh
tốn trong hợp đồng tín dụng ........................................................................................... 13
1.2.2.2 Đối tượng của giao dịch thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ
thanh tốn trong hợp đồng tín dụng ................................................................................. 14

1.2.2.3 Phạm vi bảo đảm của giao dịch thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa
vụ thanh tốn trong hợp đồng tín dụng ............................................................................ 19
1.2.2.4 Hình thức của giao dịch thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ
thanh tốn trong hợp đồng tín dụng ................................................................................. 20
1.2.2.5 Xử lí quyền địi nợ dung để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn
trong hợp đồng tín dụng ................................................................................................... 23
Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................................... 30
Chƣơng 2 Thực trạng quy định pháp luật và kiến nghị giải pháp hồn thiện về
thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong hợp đồng tín dụng ..... 32
2.1 Thực trạng quy định pháp luật về thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ
thanh tốn trong hợp đồng tín dụng............................................................................. 32


2.1.1 Về quyền đòi nợ dung để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong
hợp đồng tín dụng........................................................................................................... 32
2.1.1.1 Về quyền đòi nợ dung để thế chấp ............................................................ 32
2.1.1.2 Vấn đề định giá quyền địi nợ.................................................................... 34
2.1.2 Về hình thức của hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ
thanh tốn trong hợp đồng tín dụng............................................................................. 36
2.1.2.1 Về đăng kí hợp đồng thế chấp quyền địi nợ ............................................. 36
2.1.2.2 Về công chứng hợp đồng thế chấp quyền địi nợ ...................................... 37
2.1.3 Về vấn đề xử lí quyền đòi nợ dung để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ thanh
tốn trong hợp đồng tín dụng........................................................................................ 39
2.2 Kiến nghị hồn thiện pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ
thanh tốn trong hợp đồng tín dụng............................................................................. 49
2.2.1 Về quyền đòi nợ dung để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong
hợp đồng tín dụng........................................................................................................... 49
2.2.1.1 Về quyền đòi nợ dung để thế chấp ............................................................ 49
2.2.1.2 Vấn đề định giá quyền địi nợ.................................................................... 51
2.2.2 Về hình thức của hợp đồng thế chấp quyền đò inợ bảo đảm nghĩa vụ

thanh tốn trong hợp đồng tín dụng............................................................................. 52
2.2.2.1 Về đăng kí hợp đồng thế chấp quyền đị inợ ............................................. 52
2.2.2.2 Về cơng chứng hợp đồng thế chấp quyền địi nợ ...................................... 54
2.2.3 Về vấn đề xử lí quyền địi nợ dung để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ thanh
toán trong hợp đồng tín dụng........................................................................................ 55
2.2.4 Kiến nghị chung ............................................................................................... 63
Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................................... 66
Kết luận ........................................................................................................................... 67
Danh mục tài liệu tham khảo


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, các giao dịch dân sự ngày càng được mở rộng,
do đó việc các loại “tài sản vơ hình” trở thành đối tượng của giao dịch dân sự khơng
cịn là q lạ, các giao dịch về quyền tài sản đang ngày càng được sử dụng phổ biến.
Được pháp luật thừa nhận là một loại tài sản, các giao dịch về quyền tài sản không
chỉ dừng lại ở các giao dịch thường gặp như: mua bán, tặng cho, trao đổi, góp vốn,…
mà cịn có thể được dùng để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Trong số những
loại quyền tài sản được pháp luật hiện hành quy định dùng để bảo đảm nghĩa vụ dân
sự có thể thấy quyền địi nợ là loại quyền hiếm hoi được các nhà làm luật xây dựng
thành một số quy định riêng biệt và đặc thù.Với tính chất “vơ hình” khơng thể
chuyển giao nên thế chấp quyền địi nợ là biện pháp thường được các bên ưu tiên lựa
chọn và là biện pháp bảo đảm bằng quyền đòi nợ duy nhất được pháp luật ghi nhận.
Việc thừa nhận biện pháp “thế chấp quyền địi nợ” nói riêng và dùng quyền tài sản
bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung trong pháp luật dân sự đã tạo cơ sở pháp lí cũng
như góp phần thúc đẩy các giao dịch dân sự được tạo lập, phát triển một cách an toàn
hơn, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Huy động vốn và cấp tín dụng là hai hoạt

động trọng yếu của bất kì TCTD nào, trong đó hoạt động cho vay là hình thức cấp tín
dụng phổ biến nhất hiện nay, do đó việc pháp luật cho phép dùng quyền địi nợ để thế
chấp bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong đó có nghĩa vụ thanh tốn tiền vay tại các tổ
chức tín dụngkhơng chỉđáp ứng nhu cầu vốn trong kinh doanh, sản xuất,sinh hoạt của
các tổ chức cá nhân mà cịn tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng phát triển nghiệp vụ
cho vay của mình, đảm bảo hoạt động ngân hàng nói chung được hiệu quả. Tuy
nhiên, các quy định hiện nay về thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm thanh tốn tiền vay
cịn q sơ lược, chưa giải quyết tốt được các vấn đề thực tế phát sinh, điều này đã
gây khó khăn cho các chủ thể trong việc xác lập, thực hiện giao dịch cũng như tạo ra
rủi ro không hề nhỏ cho các tổ chức tín dụngvà cả khách hàng đi vay.
Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như thực trạng quy định pháp luật như vừa
phân tích trên, tác giả đã chọn đề tài“Thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh
tốn trong hợp đồng tín dụng” để nghiên cứu, làm rõ, góp phần vào việc xây dựng,
từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.


2

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thế chấp quyền địi nợ là đề tài khá mới trong lĩnh vực dân sự lẫn lĩnh vực ngân
hàng, các nghiên cứu về đề tài này chưa thật sự nhiều, có thể kể đến như: luận văn
“Pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ trong hoạt động cho vay của các ngân hàng
thương mại” của Võ Thị Đài, 2011; một số bài viết trên “Tạp chí ngân hàng”, “Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật” như: “Tính đối kháng của các phương tiện phịng vệ của
bên có nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch thế chấp quyền đòi nợ” của Ts. Vũ Thị Hồng
Yến và Ths. Bùi Đức Giang, “Một số hạn chế về chế định thế chấp quyền đòi nợ
theo quy định hiện hành”, “Pháp luật về xử lí tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ”,
“Khoảng trống pháp luật về quyền đòi nợ” của Ths. Bùi Đức Giang,…; sách chuyên
khảo “Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Bản án và bình luận bản án tập 1” của PGS.TS Đỗ Văn Đại. Các cơng trình khác về thế chấp lại chủ yếu nghiên
cứu thế chấp tài sản nói chung như: luận văn “thế chấp tài sản để vay vốn tổ chức tín

dụng – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn” của Kiều Vũ Thụy Uyên, 2003; luận văn
“Pháp luật về thế chấp tài sản tại các tổ chức tín dụng – Thực trạng và hướng hồn
thiện” của Huỳnh Thị Kim Quý, 2006,…
Như vậy, các nghiên cứu về thế chấp quyền địi nợ đảm bảo cho nghĩa vụ thanh
tốn tiền vay trong hợp đồng tín dụng hiện nay cịn khá ít và mang tính rải rác trong
khi việc nghiên cứu một cách chi tiết và thống nhất về vấn đề này trong tình hình nhu
cầu vốn các tổ chức, cá nhân ngày càng tăng như hiện nay là cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề về mặt lí luận trong đó
đặc biệt chú trọng đến các vấn đề pháp lí về thế chấp quyền địi nợ đảm bảo nghĩa vụ
thanh tốn tiền vay cho các tổ chức tín dụng.
Từ đó, mở rộng ra phân tích những bất cập, thực trạng đang tồn tại từ những quy
định của pháp luật và đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hồn thiện cơ sở pháp
lí cho loại giao dịch bảo đảm này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thế chấp quyền đòi nợ đảm bảo nghĩa vụ thanh
toán tiền vay trong hợp đồng tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng vay,


3

không nghiên cứu các biện pháp bảo đảm khác cũng như các loại tài sản dùng để bảo
đảm khác và lĩnh vực tìm hiểu là trong hoạt động cho vay tiền tại các tổ chức tín
dụng.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm: pháp luật Việt Nam hiện hành và trước đây về thế
chấp quyền địi nợ, trong đó tập trung chủ yếu vào các quy định pháp luật dân sự và
ngân hàng hiện hành; bên cạnh đó cịn tìm hiểu sơ lược pháp luật một số quốc gia
khác từ đó có thể tiếp thu và vận dụng một cách linh hoạt góp phần hồn thiện pháp
luật Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của triết học Mác – Lê-nin kết hợp với một số phương pháp như: so sánh,
phân tích, tổng hợp, bình luận, tổng kết thực tiễn, thống kê,… để có thể làm sáng tỏ
những nội dung về thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong hợp
đồng tín dụng.
6. Kết cấu bài khóa luận
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, tác giả chia bài khóa luận thành hai chương:
Chương I: Lí luận chung về thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn
trong hợp đồng tín dụng.
Chương II: Thực trạng quy định pháp luật và kiến nghị giải pháp hồn thiện về thế
chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong hợp đồng tín dụng.


4

CHƢƠNG 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ THẾ CHẤP QUYỀN ĐỊI NỢ
BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ THANH TỐN
TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1.1 Khái quát chung về thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn
trong hợp đồng tín dụng
1.1.1 Khái niệm thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong
hợp đồng tín dụng
Việc sử dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đã xuất hiện rất lâu từ
thời La Mã cổ đại.Theo các học giả La Mã, Luật về cầm cố và thế chấp là luật thứ hai
xuất hiện sau Luậtvề quyền dụng ích1.
Khơng một giao dịch nào không chứa đựng rủi ro, các biện pháp bảo đảm vì thế
cũng giữ vai trị khơng nhỏ.Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự trên thực tế vốn rất
đa dạng, việc áp dụng tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Bộ luật dân sự hiện
nay quy định bảy biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự bao gồm: cầm cố, thế chấp, đặt

cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh, tín chấp; bên cạnh đó cũng không quên thừa nhận các
loại biện pháp bảo đảm khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác:
“Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp
bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó”2. Mỗi biện
pháp bảo đảm có những đặc thù riêng và tùy thuộc vào sự thỏa thuận các bên và loại
tài sản dùng để bảo đảm sẽ áp dụng biện pháp bảo đảm cho phù hợp. “Tùy theo sự
thỏa thuận của các bên khi áp dụng biện pháp bảo đảm nào hoặc tài sản dùng để bảo
đảm là tài sản gì mà pháp luật quy định các cách thức khác nhau để các bên áp dụng
để xử lí khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ đã cam kết”3. Quyền địi nợ nói riêng
và quyền tài sản nói chung mang bản chất của “tài sản vơ hình” do đó khơng thể
chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm, xuất phát từ sự bất tiện đó, pháp luật hiện

Vũ Thị Hồng Yến (2013), “Tài sản thế chấp và xử lí tài sản thế chấp theo quy định pháp luật Việt
Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, tr. 5.
2
Điều 318 BLDS.
3
Hồng Thế Liên - chủ biên (2009) ,Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 tập II phần thứ 3,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 70-71.
1


5

nay chỉ quy định giao dịch bảo đảm duy nhất dành cho quyền địi nợ đó là thế chấp
quyền địi nợ.
 Quyền địi nợ
Pháp luật hiện hành khơng đưa ra bất cứ khái niệm nào về quyền đòi nợ nhưng
qua cách ghi nhận của pháp luật tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12
năm 2006 về giao dịch bảo đảmthì quyền địi nợ có thể được hiểu là “quyền u cầu

thanh toán của một chủ thể đối với chủ thể khác”, đối tượng cụ thể của việc thanh
toán này chưa được pháp luật làm rõ, thường là một khoản tiền. Như vậy, có thể thấy
quyền địi nợ mang bản chất là một loại quyền yêu cầu. Trên thực tế, quyền yêu cầu
này thường phát sinh từ các giao dịch như: mua bán hàng hóa, tài sản, cho thuê tài
sản, cho vay, các hợp đồng dịch vụ…theo đó việc xác lập các giao dịch này sẽ làm
một bên trong giao dịch phát sinh nghĩa vụ thanh toán và tất yếu bên cịn lại sẽ có
quyền u cầu được thanh tốn.
Khoản 1 Điều 322 BLDS quy định: “Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo
đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,
quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối
với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài
sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm
đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, tuy khơng quy định
chính thức nhưng pháp luật đã gián tiếp thừa nhận quyền đòi nợ là một loại quyền tài
sản bằng việc liệt kê loại quyền này là một trong những loại quyền tài sản được dùng
để bảo đảm nghĩa vụ dân sự tại Điều 322.Và với tính chất của một loại tài sản vơ
hình, yêu cầu đặt ra trong các giao dịch về quyền địi nợ đó là vấn đề chứng minh sự
tồn tại quyền đòi nợ. Nhận dạng quyền đòi nợ là yêu cầu tiên quyết nếu muốn thực
hiện các giao dịch về quyền đòi nợ đặc biệt đối với hoạt động dùng quyền địi nợ thế
chấp tại các TCTD,bởi khơng một cá nhân tổ chức nào có thể tiến hành giao dịch có
đối tượng khơng xác định được, điều này là hết sức liều lĩnh và tính rủi ro quá cao.
Và mặc dù mang tính vơ hình nhưng trên thực tế việc chứng minh sự tồn tại loại
quyền này hiện nay không cịn q khó khăn cho những chủ thể muốn dùng nó thực
hiện các giao dịch. Thơng qua một số chứng cứ hữu hình có thể mơ tả được quyền
địi nợ đó như: “hợp đồng giữa bên có quyền địi nợ và bên mắc nợ (miễn sao trong


6

hợp đồng đó có ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc thanh toán bằng tiền),

chứng thư,…”4.
 Thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong hợp đồng tín dụng
Pháp luật Việt Nam hiện nay ghi nhận biện pháp bảo đảm thế chấp đối với loại tài
sản là quyền đòi nợ. Tuy nhiên, một số quốc gia trên thế giới lại không dùng biện
pháp thế chấp mà thay vào đó, pháp luật các quốc gia này lại dùng biện pháp cầm cố
đối với quyền tài sản nói chung, trong đó có quyền địi nợ. Chẳng hạn như “tại Liên
bang Nga tồn tại loại hình cầm cố gọi là cầm cố doanh nghiệp và tài sản cầm cố trong
trường hợp này bao gồm toàn bộ tài sản trên bảng tổng kết, bao gồm cả tài sản cố
định, lưu động, các tài sản khác và toàn bộ các khoản nợ và các quyền đối với con nợ
của doanh nghiệp”.5 Hay theo pháp luật dân sự của Nhật Bản, dù cũng phân biệt cầm
cố và thế chấp bằng tiêu chí có chuyển giao tài sản hay khơng nhưng với thế chấp thì
“phạm vi các loại vật sản có thể là đối tượng của thế chấp bị hạn chế ở các tài sản mà
pháp luật quy định phải đăng kí hoặc các phương pháp cơng khai khác”6, do vậy theo
quy định hiện hành thì ở Nhật Bản chỉ có thể thế chấp bất động sản, quyền sử dụng
đất để trồng cây, xây dựng cơng trình, quyền khai thác khống sản, quyền đánh bắt
thủy sản, rừng cây, tàu thủy có đăng kí, cịn đối với các quyền thì lại sử dụng biện
pháp bảo đảm là cầm cố, bao gồm cầm cố các quyền có thể thực hiện đối với các
nghĩa vụ (trong đó có quyền địi nợ), quyền cổ đơng và các quyền khác mặc dù trong
khoa học pháp lí dân sự có quan điểm cho rằng đây hồn tồn không phải là cầm cố7.
Thế chấp là một trong bảy biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự được quy định tại
khoản 1 Điều 318 BLDS và là biện pháp bảo đảm được sử dụng phổ biến nhất trong
các TCTD hiện nay. Khoản 1 Điều 342 BLDS quy định “Thế chấp tài sản là việc một
bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và
khơng chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Với đặc điểm đặc thù “không
Võ Thị Đài (2011), Pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ trong hoạt động cho vay của các ngân hàng
thương mại, Luận văn tốt nghiệp cử nhân, tr. 5.
5
Lê Thị Thu Thủy – chủ biên (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức
tín dụng, Nhà xuất bản thành phố, tr. 122.

6
Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lí (1995), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật
Bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 301.
7
Nguồn thông tin: “Bộ Tư pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lí (1995), Bình luận khoa học Bộ
luật dân sự Nhật Bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr. 288”.
4


7

chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp”, thế chấp là biện pháp bảo đảm phù hợp
nhất với các loại quyền tài sản nói chung và quyền địi nợ nói riêng bởi vì đây vốn là
loại tài sản khơng thể nắm giữ về mặt vật chất nên nếu dùng các biện pháp bảo đảm
có điều kiện vềchuyển giao tài sản sẽ gây khó khăn cho các bên trong việc xác lập
giao dịch bảo đảm.
Trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động cho vay là hoạt động thường xuyên và phổ
biến tại các TCTD, vì vậy mà HĐTD8 cũng khơng hề xa lạ với bất kì chủ thể nào. Và
khi xác lập hợp đồng này, bên đi vay sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền đã vay
và lãi phát sinh cho TCTD trong một thời hạn nhất định. Để phịng ngừa rủi ro do
việc khơng thực hiện hoặc vi phạm nghĩa vụ này, các TCTD khi cho vay thường yêu
cầu bên đi vay phải có tài sản bảo đảm và thế chấp quyền đòi nợ cũng là một trong
những biện pháp bảo đảm được TCTD áp dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán
của bên đi vay.
Như vậy, thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh toán trong HĐTD được
hiểu là: sự thỏa thuận giữa khách hàng (bên đi vay hoặc bên thứ ba) và TCTD (với tư
cách bên cho vay), theo đó khách hàng dùng quyền địi nợ thuộc sở hữu của mình để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản tiền đã vay lẫn lãi phát sinh cho TCTD.
1.1.2 Đặc điểm của thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn
trong hợp đồng tín dụng

Thứ nhất, đây là loại quan hệ tồn tại ít nhất ba chủ thể, trong đó bên nhận thế
chấp luôn là TCTD được phép thực hiện hoạt động cho vay theo pháp luật ngân
hàng, bên thế chấp (chủ sở hữu quyền địi nợ) có thể chính là bên đi vay hoặc một
bên thứ ba dùng quyền đòi nợ của mình để bảo đảm cho khoản vay của bên đi vay và
một chủ thể không thể thiếu và việc thực hiện nghĩa vụ của chủ thể này mang tính
quyết định đối với giao dịch bảo đảm thế chấp, đó là bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên
thế chấp. Có thể thấy giao dịch thế chấp quyền địi nợ ở đây tồn tại hai trường hợp:
-

Quyền đòi nợ dùng để thế chấp thuộc sở hữu của bên đi vay: lúc này sẽ chỉ tồn
tại ba chủ thể, đó là TCTD với tư cách là bên nhận thế chấp cũng là bên cho

Điều 17 Quy chế cho vay của TCTD với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số
1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước): “Việc cho vay của tổ
chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng...”
8


8

vay trong HĐTD; bên thế chấp lúc này chính là bên đi vay trong HĐTD; và
bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên thế chấp.
-

Quyền đòi nợ dùng để thế chấp không thuộc sở hữu bên đi vay mà thuộc sở
hữu bên thứ ba nào đó: lúc này quan hệ thế chấp tồn tại đến bốn chủ thể:
TCTDvới tư cách là bên nhận thế chấp và bên cho vay; bên đi vay là bên có
nghĩa vụ thanh tốn trong HĐTD; bên thế chấp là một bên thứ ba khác dùng
quyền địi nợ của mình bảo đảm cho khoản vay của bên đi vay; cuối cùng là
bên có nghĩa vụ trả nợ cho bên thế chấp.


Một vấn đề lưu ý, có tầm quan trọng không hề nhỏ khi xác lập giao dịch thế chấp
và rất hay phát sinh trên thực tế đó là cần phân biệt trường hợp thứ hai với biện pháp
bảo đảm bảo lãnh. Bảo lãnh cũng là một trong những biện pháp bảo đảm được BLDS
ghi nhận và trong quan hệ bảo lãnh cũng có sự tồn tại thêm một chủ thể thứ ba, tuy
nhiên theo quy định tại Điều 361 BLDS thì chủ thể này (người bảo lãnh) sẽ thực hiện
nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, do đó có thể thấy đối với bảo lãnh thì
bên thứ ba dùng tài sản của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh trong khi thế
chấp bằng tài sản của bên thứ ba thì bên thứ ba dùng tài sản của mình bảo đảm trực
tiếp cho nghĩa vụ được bảo đảm.Tức là khi giá trị tài sản thế chấp khơng đủ thanh
tốn cho nghĩa vụ thì bên thế chấp khơng phải thanh tốn phần cịn lại trong khi với
bảo lãnh bên bảo lãnh phải có nghĩa vụ thanh tốn phần cịn thiếu này. Do vậy, đối
với hoạt động cho vay củaTCTD trong trường hợp thứ hai, nếu người đi vay khơng
thanh tốn đầy đủ hoặc khơng thanh tốn khoản tiền vay thì chỉ có thể thu hồi nợ
thơng qua việc xử lí tài sản bảo đảm, nếu khơng đủ sẽ phải yêu cầu bên đi vay thanh
toán phần cịn thiếu và bên thứ ba khơng có trách nhiệm hay nghĩa vụ gì đối với phần
thiếu này. Thực tế hoạt động tại các TCTD hiện nay tồn tại rất nhiều trường hợp
không phân biệt rõ đâu là trường hợp cho vay bảo đảm bằng bảo lãnh, đâu là cho bay
bảo đảm bằng thế chấp tài sản của bên thứ ba nên khi xác lập hợp đồng bảo đảm xảy
ra tình trạng sai tên loại hợp đồng. Khi đưa ra Tịa án giải quyết thay vì xác định lại
đúng hình thức bảo đảm và xác định đúng trách nhiệm các chủ thể trong hợp đồng
nhất là bên thứ ba dùng tài sản thế chấp (là bên thế chấp hay bên bảo lãnh) thì thực
tiễn xét xử tại các Tịa án lại giải quyết theo hướng tuyên hợp đồng vô hiệu. Khi hợp
đồng bị tun vơ hiệu thì tất yếu khoản vay của TCTD sẽ trở thành khoản vay không


9

được bảo đảm, việc thu hồi nợ sẽ chỉ trông chờ vào thiện chí và khả năng của bên đi

vay, trong khi bên đi vay trong trường hợp này có thể khơng có tài sản nào dùng để
bảo đảm được nên mới nhờ đến bên thứ ba dùng tài sản của mình thế chấp hay bảo
lãnh. Rủi ro và nguy cơ khó thu hồi nợ của TCTD là rất cao.
Thứ hai, biện pháp thế chấp quyền địi nợ mang tính chất bổ sung và dự phịng
cho nghĩa vụ chính. Và nghĩa vụ chính ở đây là nghĩa vụ thanh tốn khoản tiền vay
trong HĐTD. Hợp đồng thế chấp không tồn tại một cách độc lập mà gắn liền với
nghĩa vụ được bảo đảm và tạo cơ sở cho các TCTD có thể thu hồi lại khoản nợ trong
trường hợp nghĩa vụ thanh tốn bị vi phạm từ đó có thể hạn chế rủi ro khi tiến hành
hoạt động cho vay, ngược lại nếu nghĩa vụ đã được thực hiện đầy đủ và đúng thì việc
thế chấp quyền địi nợ đương nhiên chấm dứt. Tóm lại, biện pháp thế chấp sẽ giúp
TCTD được chủ động hơn trong việc được hưởng quyền của mình cụ thể ở đây là
quyền được thanh tốn khoản tiền đã cho vay.
Thứ ba, giao dịch thế chấp quyền địi nợ phát sinh thơng qua sự thỏa thuận các
bên.Nếu các nghĩa vụ dân sự có thể phát sinh từ nhiều căn cứ khác nhau như sự thỏa
thuận các bên hoặc do quy định pháp luật thì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
chỉ có thể phát sinh thông qua sự thỏa thuận các bên. Thế chấp quyền địi nợ cũng
khơng ngoại lệ, cũng được phát sinh trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể, các bên
phải xác lập giao dịch một cách tự nguyện mới có thể đảm bảo được tính hiệu lực
cho nó.Trong hoạt động ngân hàng các hợp đồng thường được soạn sẵn, trong đó có
cả hợp đồng thế chấp, điều này khơng làm triệt tiêu yếu tố thỏa thuận trong giao dịch,
khách hàng vẫn được đọc các nội dung được soạn sẵn đó, đưa ra ý kiến, trao đổi với
TCTD để thay đổi nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên một thực tế dễ thấy khi các khách
hàng đi vay tại các TCTD hiện nay, đó là ngoại trừ các điều khoản mang tính chi tiết
phụ thuộc vào từng trường hợp cho vay cụ thể, không thể được TCTD soạn sẵn, các
khách hàng đi vay rất ít khi quan tâm đến các nội dung được soạn sẵn của hợp đồng
ngay cả khi đó là HĐTD (ngoại trừ các nội dung bắt buộc phải kiểm tra như: lãi suất,
thời hạn,..), điều này sẽ có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng sau này nếu
phát sinh vấn đề.
Thứ tư,mục đích của việc thế chấp quyền địi nợ đó là nâng cao trách nhiệmcủa
các bên trong quan hệ nghĩa vụ thanh toán tiền vay, đặc biệt là nâng cao trách nhiệm



10

thực hiện nghĩa vụ của bên đi vay.Khi tồn tại biện pháp thế chấp.người đi vay nếu
không muốn mất đi quyền địi nợ vốn thuộc sở hữu của mình sẽ phải cố gắng thực
hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với TCTD.Đây khơng chỉ là mục đích riêng của
biện pháp thế chấp quyền địi nợ mà nó cịn là mục đích chung của các biện pháp bảo
đảm nghĩa vụ dân sự.
1.1.3 Ý nghĩa của giao dịch thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh
tốn trong hợp đồng tín dụng
Thế chấp quyền đòi nợ được xác lập với mục đích bảo đảm cho nghĩa vụ thanh
tốn tiền vay trong HĐTD sẽ giúp cho TCTD giảm được rủi rotrong trường hợp
khách hàng vi phạm nghĩa vụ hồn trả tiền. Nói một cách khác, thông qua việc xác
lập giao dịch thế chấp, TCTD đã tạo cho mình nguồn thu nợ dự phịng, bảo đảm
nguồn vốn cho mình.Cần phân biệt rõ việc thế chấp ở đây chỉ là nhằm mục đích
phịng ngừa, chứng minh rằng người đi vay có khả năng trả nợ, khơng phải trả nợ
bằng tài sản thế chấp.
Ngồi ra, biện pháp này còn giúp TCTD khắc phục được những sai sót trong q
trình thực hiện nghiệp vụ, nhất là hoạt động thẩm định tín dụng9 trước khi đưa ra
quyết định cấp tín dụng. Hoạt động này nhằm đánh giá khả năng thanh tốn nợ của
khách hàng, do đó nếu việc đánh giá khơng chính xác dẫn đến quyết định cấp tín
dụng sai lầm thì khả năng tổ chức tín dụng bị rủi ro là rất cao. Do vậy, khi có sai sót
trong hoạt động thẩm định tín dụng ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của TCTD
thì vẫn cịn có quyền địi nợ mà bên đi vay đã dùng để thế chấp bảo đảm cho khoản
vay của mình để TCTD có thể xử lí và thu hồi lại vốn cũng như lãi phát sinh từ hoạt
động cho vay trước đó.Lúc này thế chấp quyền địi nợ đã góp phần khắc phục được
phần nào hậu quả của những sai sót trong q trình thẩm định tín dụng của các
TCTD.
Như đã nêu ở trên, thế chấp quyền đòi nợ sẽ nâng cao trách nhiệm, tạo động lực

thúc đẩy bên đi vay thực hiện đúng nghĩa vụ thanh tốn của mìnhnếu khơng muốn
Thẩm định tín dụng là việc sử dụng các cơng cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức
độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng xuất trình nhằm phục vụ cho việc
ra quyết định cho vay hay không cho vay. ( truy cập
ngày 01/5/2014).
9


11

mất đi quyền đòi nợ đã dùng để thế chấp. Biện pháp này cịn có thể ngăn chặn được
kịp thời hành vi đi vay mang tính chất lừa đảo của người đi vay.
Thế chấp quyền đòi nợ còn thể hiện sự linh hoạt, nhạy bén của các chủ thể và
pháp luật. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhu cầu vốn của các tổ chức cá nhân
ngày càng lớn do đó việc mở rộng các loại tài sản dùng để bảo đảm cũng là một cách
thức hỗ trợ cho việc đáp ứng nhu cầu này. Quyền đòi nợ là một loại tài sản đang ngày
càng phổ biến do vậy không có lí do gì để khơng dùng quyền này để bảo đảm cho các
nghĩa vụ dân sự nói chung, nghĩa vụ thanh tốn tiền vay cho TCTD nói riêng, góp
phần giúp các cá nhân tổ chức có điều kiện tiếp cận được vốn để sản xuất kinh doanh
được nhanh chóng thuận lợi hơn khi mà vẫn đảm bảo được khả năng phòng ngừa rủi
ro cho TCTD. Như vậy, thế chấp quyền địi nợ đã góp phần kích thích hoạt động cho
vay của các TCTD.
Tóm lại, trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, thế chấp quyền đòi nợ với
những đặc điểm ưu việt và ý nghĩa không thể phủ nhận ngày càng trở nên phổ biến
trong việc đảm bảo cho các giao dịch của TCTD với khách hàng, đặc biệt đối với
HĐTD. Tuy nhiên, pháp luật thực định về biện pháp này vẫn còn nhiều khoảng trống,
điều này sẽ gây khó khăn khơng nhỏ trong việc xác lập cũng như thực hiện, do đó
“một hệ thống các quy định hiệu quả về quyền đòi nợ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện các giao dịch đối với tài sản đặc biệt này”10, nhất là tạo cơ sở pháp lí
đầy đủ cho giao dịch thế chấp quyền đòi nợ.

1.2 Pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong
hợp đồng tín dụng
1.2.1 Quy định pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa
vụ thanh tốn trong hợp đồng tín dụng trong lịch sử
Từ thời phong kiến ở Việt Nam, thế chấp đã xuất hiện và được đề cập đến trong
các văn bản pháp luật thời đó như Hình thư thời Lý (1010 – 1225), Quốc triều hình
luật thời Lê sơ (1428 – 1527),..nhưngchỉ có ruộng đất mới dùng làm vật bảo đảm để
vay nợ và được gọi là cầm cố mặc dù đây là hình thức sơ khai của chế định thế
chấp.Đến những năm đầu thế kỷ XX, Bộ luật dân sự Bắc kì 1936 và Bộ luật dân sự
Bùi Đức Giang (2013),“Khoảng trống pháp luật về quyền địi nợ” , Tạp chí Nhà nước và pháp luật
8/2013, tr. 39.
10


12

Trung Kì 1935 ghi nhận sự bảo đảm đối vật được thiết lập trên nguyên tắc hợp đồng,
tuy nhiên vẫn chưa ghi nhận một cách chính thức về thế chấp và chưa hề đề cập gì
đến sự tồn tại của quyền đòi nợ.
Trong giai đoạn luật hiện đại, vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền
vay được ghi nhận lần đầu tiên trong “Quy định về việc thế chấp tài sản để vay vốn
ngân hàng, ban hành kèm theo Quyết định số 156/1989 của Tổng giám đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam”, sau đó thế chấp bảo đảm nghĩa vụ nói chung được quy
định một cách chính thống trong Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 và được ghi nhận
tiếp tục trong Bộ luật dân sự 1995. Và chính trong Bộ luật dân sự 1995 đã bắt đầu
xuất hiện quy định về việc dùng quyền đòi nợ để bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Tuy
nhiên, bộ luật này lại phân biệt cầm cố và thế chấp theo loại tài sản là động sản hay
bất động sản, do đó giai đoạn này khơng tồn tại việc “thế chấp quyền đòi nợ” mà tồn
tại quy định về cầm cố quyền tài sản nói chung tại khoản 1 Điều 329 và Điều 338 và
cầm cố quyền đòi nợ cũng được ghi nhận tại khoản 4 Điều 7 Nghị định

165/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 1999 về giao dịch bảo đảm.
Tư duy này đến Bộ luật dân sự 2005 ra đời đã được thay đổi, Bộ luật dân sự 2005
không phân biệt biện pháp cầm cố và thế chấp theo loại tài sản nữa mà phân biệt theo
tiêu chí có hay khơng việc chuyển giao tài sản bảo đảm, theo đó cầm cố được sử
dụng khi có sự chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm còn thế chấp thì
khơng. Sự thay đổi này tất yếu dẫn đến sự thay đổi chế định pháp lí đối với giao dịch
bảo đảm bằng quyền tài sản nói chung và quyền địi nợ nói riêng, “cầm cố quyền địi
nợ” đã được thay thế bằng “thế chấp quyền đòi nợ”. Thiết nghĩ việc thay đổi như trên
là phù hợp, đáp ứng được đặc thù của quyền đòi nợ, bởi lẽ quyền đòi nợ là loại tài
sản vơ hình nên khơng thể chuyển giao về mặt vật chất cho bên nhận bảo đảm và nếu
dùng biện pháp thế chấp thì bên thế chấp chỉ cần đưa ra các chứng cứ chứng minh
quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ cho bên nhận thế chấp, việc giữ tài sản thế chấp
vẫn thuộc về bên thế chấp, điều này đảm bảo cho đặc điểm vô hình của quyền địi nợ.
Bên cạnh quy định chung về dùng quyền tài sản trong đó có quyền địi nợ để bảo
đảm nghĩa vụ dân sự trong BLDS, một số quy định riêng về thế chấp quyền đòi nợ
cũng đã được quy định trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, tuy


13

nhiên các quy định này chưa thật sự đầy đủ và hiệu quả cho việc xác lập và thực hiện
giao dịch thế chấp đối với quyền đòi nợ.
Với bản chất là giao dịch dân sự, pháp luật ngân hàng không quy định về các giao
dịch bảo đảm nghĩa vụ thanh toán tiền vay mà cũng áp dụng các quy định của BLDS
và Nghị định 163/2006/NĐ-CP để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến giao dịch
bảo đảm. Như vậy, giao dịch thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh toán tiền
vay trong HĐTD hiện nay chủ yếu được điều chỉnh bởi hai văn bản trên, ngoài ra vấn
đề xử lí quyền địi nợ dùng để thế chấp cũng được điều chỉnh tại Thông tư liên tịch
16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 6 tháng 6 năm 2014 hướng dẫn một số vấn
đề về xử lý tài sản bảo đảm, và Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 22 tháng 7 năm

2014.
1.2.2 Pháp luật hiện hành về thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh
tốn trong hợp đồng tín dụng
1.2.2.1 Chủ thểcủa giao dịch thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ
thanh tốn trong hợp đồng tín dụng
 Bên thế chấp
Bên thế chấp quyền địi nợ có thể là chính người đi vay hoặc người thứ ba dùng
quyền địi nợ của mình đảm bảo cho khoản vay của người đi vay. Mang bản chất là
một giao dịch bảo đảm nên dù là trường hợp nào thì bên thế chấp vẫn phải đáp ứng
được các điều kiện chung về chủ thể khi xác lập giao dịch, tức bên thế chấp phải có
năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và điều quan trọng nhất đó là phải
chứng minh được quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ dùng để thế chấp. Và tùy
theotừng loại chủ thể đi thế chấp mà việc xác định năng lực pháp luật dân sự, năng
lực hành vi dân sự sẽ có sự khác biệt nhất định.Cá nhân, pháp nhân, cá nhân nước
ngồi, pháp nhân nước ngồi,…đều có những quy định pháp luật về năng lực pháp
luật cũng như năng lực hành vi dân sự khác nhau và khi xác lập quan hệ thế chấp
phải đảm bảo được các quy định pháp luật này.
Đối với các chủ thể là pháp nhân hay tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân
như hợp tác xã, hộ gia đình, tổ hợp tác… thì cịn phải tuân theo đúng quy định pháp
luật về đại diện khi xác lập giao dịch bảo đảm. Đại diện này có thể là đại diện theo
pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền nhưng phải được xác định theo đúng quy


14

địnhpháp luật dân sự cũng như pháp luật về chủ thể kinh doanh và dĩ nhiên không thể
thiếu điều kiện về năng lực pháp luật dân sự, năng luật hành vi dân sự. Đối với đại
diện theo ủy quyền,TCTD cần phải chú ý đến phạm vi được đại diện; khi tiến hành kí
kết hợp đồng thế chấp, cần yêu cầu xuất trình văn bản chứng minh việc ủy quyền và
phạm vi ủy quyền. Nếu không cẩn thận trong trường hợp này, khả năng xảy ra tình

trạng khi vốn đã được giải ngân nhưng giao dịch thế chấp lại bị tuyên bố vô hiệu do
chủ thể xác lập không đúng thẩm quyền là rất cao, lúc này HĐTD sẽ từ có biện pháp
bảo đảm trở thành khơng có biện pháp bảo đảm, nguy cơ nghĩa vụ thanh toán khoản
tiền đã cho vay bị vi phạm là rất lớn.
Ngoài ra, khi bên đi vay dùng chính quyền địi nợ của mình bảo đảm cho nghĩa vụ
thanh toán trong HĐTD, khi này quan hệ thế chấp và quan hệ tín dụng sẽ có cùng
chung chủ thể, bên cạnh việc đáp ứng điều kiện như đã phân tích trên, bên thế chấp
cịn phải đảm bảo được điều kiện vay vốn theo quy định pháp luật ngân hàng, chẳng
hạn như: mục đích sử dụng vốn vay, khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn
cam kết,…..
 Bên nhận thế chấp
Bên nhận thế chấp luôn là các TCTD, đồng thời đây cũng là bên cho vay trong
HĐTD, do đó đây phải là TCTD được phép tiến hành hoạt động cho vay theo quy
định pháp luật. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định cụ thể những hoạt động
ngân hàng được phép tiến hành của từng loại TCTD, theo đó phần lớn các loại hình
TCTD đều được phép thực hiện hoạt động cho vay, nhưng đối tượng và điều kiện
cho vay là khác nhau đối với mỗi loại. Chẳng hạn như ngân hàng thương mại, cơng
ty tài chính có thể tiến hành hoạt động cho vay với mọi chủ thể đủ điều kiện, cơng ty
cho th tài chính chỉ được phép cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài
chính (khoản 5 Điều 112 Luật các TCTD 2010), quỹ tín dụng nhân dân lại chỉ được
cho vay đối với những chủ thể theo khoản 2 Điều 118 (Khoản 2 Điều 118 Luật các
TCTD quy định quỹ tín dụng nhân dân được phép cho vay bằng đồng Việt Nam đối
với khách hàng là thành viên hoặc đối với khách hàng không phải là thành viên theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước),…
1.2.2.2Đối tượngcủa giao dịch thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ
thanh tốn trong hợp đồng tín dụng


15


Bất kì tài sản nào khi được đem đi thế chấp đều phải đáp ứng đầy đủ các điều
kiện nhất định, quyền địi nợ cũng khơng ngoại lệ. Là một quyền tài sản nên theo
Điều 181 BLDS bản thân quyền địi nợ đã phải mang hai điều kiện, đó là: trị giá
được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự; bên cạnh đó quyền địi
nợ cịn cần phải hội đủ một số điều kiện khác khi được dùng để thế chấp bảo đảm
nghĩa vụ dân sự nói chung và bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn tiền vay nói riêng.
 Quyền địi nợ phải thuộc sở hữu bên thế chấp
“Quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ sở hữu
được thực hiện các quyền năng của mình.Đó là các khả năng của chủ thể trong việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một tài sản hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình
trong khn khổ pháp luật quy định”11.Chỉ có thể là chủ sở hữu mới có đầy đủ các
quyền trong các giao dịch về tài sản của mình, do đó người thế chấp chỉ có thể thế
chấp tài sản mà mình có quyền sở hữu.Quyền địi nợ dùng để thế chấp cũng không
ngoại lệ, muốn được dùng để thế chấp quyền đòi nợ phải thuộc sở hữu của bên thế
chấp. Điều này cũng được ghi nhận tại khoản 1 điều 322 BLDS: “Các quyền tài sản
thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm…đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự”, khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP cũng nêu rõ việc tài sản bảo
đảm phải thuộc sở hữu của bên thế chấp, điều khoản này đã được sửa đổi theo Nghị
định 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm và
khơng cịn ghi nhận điều kiện này, tuy nhiên vẫn không làm mất đi cơ sở pháp lí của
nó bởi lẽ nó đã được ghi nhận trong BLDS (Điều 322 vừa nêu).
Nhằm đảm bảo cho yếu tố “thuộc sở hữu của bên thế chấp”, các tài sản khi dùng
để thế chấp tại các TCTD thường được yêu cầu chứng minh quyền sở hữu đối với tài
sản. Các loại tài sản có giấy chứng nhận quyền sở hữu sẽ chứng minh quyền sở hữu
thông qua loại giấy này, các tài sản không thuộc trường hợp phải đăng kí quyền sở
hữu thì có thể căn cứ vào Điều 170 BLDS để xác lập chứng minh quyền sở hữu.
Quyền địi nợ cũng là loại tài sản khơng phải đăng kí quyền sở hữu do đó để chứng
minh quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ TCTD chỉ có thể căn cứ vào hợp đồng giữa
11


Nguyễn Xuân Quang - Lê Nết - Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007) , Luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất
bản Đại học quốc gia, tr. 109.


16

bên có quyền địi nợ và bên có nghĩa vụ trả nợ có ghi rõ quyền địi nợ của bên có
quyền khơng.
Vấn đề đặt ra trong trường hợp này đó là nếu dùng quyền đòi nợ trong tương lai
để thế chấp thì khơng thể thỏa được tiêu chí “thuộc sở hữu của bên thế chấp”, trong
khi khoản 1 Điều 22 Nghị định 163/2006/NĐ-CPcho phép bên có quyền địi nợ được
thế chấp cả quyền địi nợ hình thành trong tương lai. Quyền đòi nợ tương lai là quyền
đòi nợ chưa trở thành tài sản của bên thế chấp, nó phát sinh khi giao dịch hay sự kiện
pháp lí diễn ra. Bản thân quyền đòi nợ khi được mang đi bảo đảm đã tiềm ẩn nhiều
rủi ro cho TCTD hơn so với các tài sản khác, do đó việc dùng quyền địi nợ hình
thành trong tương lai để đảm bảo lại càng rủi ro nhiều hơn và khó có thể được các
TCTDan tâm cấp tín dụng. Và cũng chính vì lí do “chưa thuộc sở hữu bên thế chấp”
nên dù đã được pháp luật cho phép được dùng để bảo đảm nhưng tài sản hình thành
trong tương lai nói chung và quyền địi nợ hình thành trong tương lai nói riêng gặp
nhiều khó khăn trong giao dịch với TCTD lẫn trong hoạt động công chứng, chứng
thực hiện nay, do nguy cơ rủi ro đối với loại tài sản đặc thù này là rất cao.
 Quyền đòi nợ phải được phép giao dịch
Khoản 1 Điều 320 BLDS quy định điều kiện “được phép giao dịch” trong giao
dịch bảo đảm nghĩa vụ dân sự nhưng điều khoản này lại dùng khái niệm “vật bảo
đảm nghĩa vụ dân sự” nên không thể áp dụng quy định này đối với quyền đòi nợ
cũng như quyền tài sản nói chung. Tuy nhiên điều này khơng có nghĩa quyền địi nợ
dùng để thế chấp khơng cần phải đáp ứng điều kiện này. Khoản 1 Điều 4 Nghị định
163/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP quy định: “Tài sản
bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật khơng

cấm giao dịch”; hơn nữa bản thân quyền đòi nợ với bản chất là một loại quyền tài sản
đã phải “có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự” theo Điều 181 BLDS. Như vậy,
với quyền đòi nợ, yêu cầu “được phép giao dịch” khơng chỉ là điều kiện để quyền địi
nợ được xem là quyền tài sản mà còn là tiêu chí để xem xét quyền địi nợ có được
dùng để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ hay không.Khi quy định điều kiện này, pháp luật
hiện hành cũng không quên quy định thế nào là tài sản được phép giao dịch, theo đó
tài sản được phép giao dịch được hiểu là “tài sản không bị cấm giao dịch theo quy


17
định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm”12. Việc quy định điều
kiện theo hướng “pháp luật không cấm giao dịch” cũng như hướng dẫn về cách hiểu
của “tài sản được phép giao dịch” như vừa nêu là phù hợp, bởi lẽ pháp luật chỉ có
thể đưa ra danh sách các loại tài sản bị cấm giao dịch chứ không thể liệt kê được hết
các tài sản được phép giao dịch.
Thiết nghĩ, yêu cầu quyền đòi nợ dùng để thế chấp cũng như các loại tài sản bảo
đảm khác phải “được phép giao dịch” là hết sức cần thiết trong việc hạn chế tổn thất
cho TCTD nhận bảo đảm, bởi lẽ các phương thức xử lí tài sản khi có vi phạm nghĩa
vụ xảy ra gần như đều gắn với hoạt động giao dịch về tài sản bảo đảm. Chẳng hạn
như nếu quyền đòi nợ dùng để thế chấp thuộc trường hợp bị cấm giao dịch thì khi có
vi phạm nghĩa vụ thanh tốn của bên thế chấp TCTD sẽ khơng thể xử lí quyền địi nợ
bằng biện pháp bán tài sản hoặc khi đã nhận chính quyền địi nợ để thay thế nghĩa vụ
thì lại khơng thể chuyển giao cho bất kì ai.
 Về điều kiện khơng có tranh chấp
Pháp luật hiện hành khơng đặt ra yêu cầu quyền đòi nợ dùng để bảo đảm phải
khơng có tranh chấp, nhưng trên thực tế để đảm bảo an tồn hơn cho việc cấp tín
dụng bên cạnh các điều kiện vừa nêu trên,TCTD luôn xem xét đánh giá xem quyền
đòi nợ cũng như các tài sản khác có đang bị tranh chấp khơng, nếu có tranh chấp thì
khả năng TCTD đồng ý cho vay là rất thấp.Tuy nhiên, việc xác định yếu tố có tranh
chấp hay khơng tương đối khó khăn đối với các TCTD xuất phát từ tâm lí che đậy

của bên đi vay để được vay tiền.Để giải quyết khó khăn này, thực tiễn hiện nay các
TCTD thường yêu cầu bên đi vay kí cam kết rằng tài sản bảo đảm không hề bị tranh
chấp tại thời điểm giao kết hợp đồng thế chấp cũng như các loại hợp đồng bảo đảm
khác.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Đại trong sách “Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự - Bản án và bình luận bản án Tập 1” thì “Khi tài sản đang có
tranh chấp chúng ta chưa rõ ai là chủ sở hữu. Do đó, nếu các bên xác lập giao dịch
bảo đảm về tài sản này chúng ta có thể cho rằng các bên đã xác lập một giao dịch có
điều kiên là nếu bên bảo đảm là chủ sở hữu tài sản” bởi lẽ “đối với người nhận bảo
đảm, chỉ cần tài sản thuộc sở hữu của người bảo đảm ở thời điểm phải xử lí tài sản
12

Khoản 10 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP


18

bảo đảm”. Tuy nhiên nếu hiểu theo cách này thì khi tranh chấp chưa được giải quyết
hoặc giải quyết theo hướng quyền địi nợ khơng thuộc sở hữu của bên thế chấp thì
giao dịch thế chấp sẽ khơng phát sinh, khoản cho vay của TCTD sẽ trở thành khơng
có tài sản bảo đảm, điều này là vô cùng rủi ro cho TCTD trong việc thu hồi nợ.
 Định giá quyền địi nợ
Pháp luật hiện hành khơng quy định về u cầu đối với giá trị quyền đòi nợ ngoại
trừ trường hợp dùng quyền đòi nợ bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ tại khoản 1 Điều 324
BLDS và Điều 5 Nghị định 163/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên xác định giá trị tài sản tại
thời điểm giao kết giao dịch thế chấp là việc làm tất yếu khi các TCTDtiến hành nhận
bảo đảm bởi lẽ việc định giá đúng tài sản bảo đảm sẽ làm cơ sở để TCTD quyết định
cho vay và mức độ cho vay, đóng vai trị quan trọng trong việc thu hồi nợ gốc lẫn lãi
khi có vi phạm nghĩa vụ. Cũng cần lưu ý rằng giá trị quyền đòi nợ chỉ làm cơ sở để
cho vay khơng có ý nghĩa định giá để xử lí nợ, việc xử lí quyền đòi nợ trên cơ sở thỏa

thuận các bên trong hợp đồng thế chấp hoặc thỏa thuận tại thời điểm xử lí.
Đối với quyền địi nợ, TCTD có thể định giá căn cứ vào khoản nợ mà người có
nghĩa vụ trả nợ phải trả cho người có quyền, bao gồm cả vốn, lãi, tiền bồi thường
thiệt hại nếu có; khoản nợ này có thể được ghi nhận trong hợp đồng của các bên
trong quan hệ quyền đòi nợ hoặc các chứng từ khác có giá trị chứng minh sự tồn tại
của quyền đòi nợ. Tuy nhiên việc định giá này khơng phải dễ dàng, càng khó khăn
hơn đối với quyền địi nợ hình thành trong tương lai và hoạt động này trên thực tế tồn
tại nhiều vấn đề phức tạp cần được nghiên cứu một cách chi tiết hơn.
 Mô tả quyền đòi nợ
Khoản 2 Điều 282 BLDS nêu rõ “đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải được xác
định cụ thể”, do đó quyền địi nợ để trở thành đối tượng của các giao dịch nói chung
và đối tượng để thế chấp nói riêng cũng cần phải được xác định cụ thể. Là một loại
tài sản vơ hình nên việc xác định cụ thể quyền đòi nợ còn cần thiết hơn hết,mơ tả
quyền địi nợ là nhằm mục đích này. Tuy nhiên nguyên tắc chung trong việc xác lập
các giao dịch dân sự cũng như giao dịch thế chấp bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn tiền
vay đó là sự thỏa thuận giữa các bên, do vậy, mô tả quyền địi nợ là cần thiết nhưng
khơng phải là điều kiện bắt buộc và cũng không là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của
các giao dịch, BLDS cũng như Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung


19
khơng hề quy định về việc mơ tả quyền địi nợ13.Như vậy, pháp luật hiện hành đang
bõ ngõ vấn đề mơ tả quyền địi nợ nên đây khơng phải là yêu cầu bắt buộc trong giao
dịch thế chấp nhưng nó lại là việc làm cần thiết đối với những loại tài sản vơ hình
như quyền địi nợ và càng có ý nghĩa hơn khi thế chấp quyền địi nợ hình thành trong
tương lai.
Việc mơ tả quyền địi nợ có thể được thực hiện thông qua việc ghi nhận một số
đặc điểm của quyền đòi nợ trong hợp đồng thế chấp như: bên có nghĩa vụ trả nợ,
khoản nợ là bao nhiêu, nơi thanh toán, cách thức thanh toán, thời hạn thanh toán
khoản nợ, việc định giá khoản nợ,…

1.2.2.3Phạm vi bảo đảm của giao dịch thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm
nghĩa vụ thanh tốn trong hợp đồng tín dụng
Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của giao dịch thế chấp phụ thuộc vào sự thỏa
thuận, cam kết của các bên, BLDS quy định theo hướng mở, để các bên có tồn
quyền chọn lựa: “Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo
thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu khơng có thoả thuận và pháp luật
không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm tồn bộ, kể cả
nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại”14. Như vậy, có thể dùng quyền địi nợ để bảo
đảm cho một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh tốn tiền vay của bên đi vay. Ngồi
ra, khoản 1 Điều 22 Nghị định 163/2006/NĐ-CP cịn cho phép bên có quyền địi nợ
có quyền thế chấp một phần hoặc tồn bộ quyền địi nợ và quyền địi nợ hình thành
trong tương lai cũng có thể là đối tượng của hợp đồng thế chấp. Có thể thấy phạm vi
quyền địi nợ dùng để thế chấp khá rộng. Với tư cách là một loại tài sản quyền địi
nợ cịn có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, lúc này sẽ phải chịu
sự điều chỉnh tại Điều 324 BLDS và Điều 5 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về tài sản
nói chung, theo đó pháp luật vẫn ưu tiên cho hai bên thỏa thuận về giá trị tài sản bảo
đảm có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.

Điều này đã từng được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 163/2006/NĐ-CP: “Việc mô tả
chung về tài sản bảo đảm không ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch bảo đảm” nhưng đã bị hủy bỏ
bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP.
14
Khoản 1 Điều 319 BLDS
13


20

Việc ưu tiên sự thỏa thuận các bên về phạm vi bảo đảm nghĩa vụ sẽ tạo điều kiện
cho các TCTD chủ động hơn trong hoạt động cho vay và còn đảm bảo được nguyên

tắc nền tảng của pháp luật dân sự, nguyên tắc tự do thỏa thuận.
1.2.2.4Hình thức của giao dịch thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ
thanh tốn trong hợp đồng tín dụng
 Hình thức giao dịch
Hình thức hợp đồng thế chấp quyền địi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn trong
HĐTD khơng được pháp luật quy định riêng, nên về nguyên tắc sẽ phải tuân theo
hình thức của hợp đồng thế chấp nói chung. Điều 343 BLDS nêu rõ rằng “việc thế
chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi
trong hợp đồng chính”, như vậy ta có thể hiểu với thế chấp thì “trong trường hợp hợp
đồng chính có thể giao kết bằng miệng thì việc thế chấp cũng bắt buộc phải lập thành
văn bản”15. Tương tự thế chấp quyền đòi nợ bảo đảm nghĩa vụ thanh toán trong
HĐTDcũng sẽ phải được lập thành văn bản và có thể được lập thành một hợp đồng
riêng biệt hoặc là một điều khoản trong HĐTD.Tuy nhiên, với tầm quan trọng khơng
nhỏ, có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của TCTD, trên thực tế hợp đồng thế
chấp thường được lập thành văn bản riêng so với HĐTD để có thể ghi nhận một cách
chi tiết hơn về giao dịch thế chấp, tạo cơ sở hiệu quả cho việc giải quyết các vấn đề
có thể phát sinh về sau.
 Đăng kí giao dịch thế chấp quyền địi nợ
“Đăng ký giao dịch bảo đảmlà việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào
Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm
việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên
nhận bảo đảm”16. Mục đích của đăng kí giao dịch bảo đảm là nhằm công khai giao
dịch bảo đảm với những chủ thể khác về việc tài sản đã được dùng để bảo đảm và kể
từ khi giao dịch bảo đảm được đăng kí, các chủ thể khác khi xác lập giao dịch liên
quan đến tài sản bảo đảm đều sẽ bị đặt vào vị trí bất lợi so với bên nhận thế chấp bởi
pháp luật ghi nhận rõ “giá trị pháp lí của giao dịch bảo đảm với người thứ ba phát
Hoàng Thế Liên - chủ biên (2009), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 tập 2, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, tr. 122.
16
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 về đăng kí giao dịch bảo

đảm.
15


×