Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ; TÌM HIỂU QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.99 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
---------------  ---------------

BÀI THẢO LUẬN
QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
Đề tài: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ; TÌM HIỂU QUY
TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN

Giảng viên: Bùi Đức Dũng
Lớp học phần: 2016ITOM0511
Nhóm thực hiện: Nhóm 5

Hà Nội – 2020


MỤC LỤC


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1 KHÁI NIỆM VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1.1 Hợp đồng thương mại quốc tế

-

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thoả thuận về thương mại giữa các đương sự có trụ sở
kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.



-

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất
nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch
vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ...
1.1.2

-

Thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế

Thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế là việc thực hiễn chuỗi các công việc kế tiếp, đan
kết chặt chẽ thực hiện tốt 1 việc, là cơ sở cho cơng việc tiếp theo.
1.2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.2.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu.

-

Tập trung hàng xuất khẩu, tạo nguồn hàng. Lúc này doanh nghiệp cần để ý tới khả năng
sản xuất, tiền lực tài chính, năng lực quản lý của nguồn hàng cũng như khả năng tiếp cận

-

nguồn hàng.
Bao gói, kẻ ký hiệu mã hàng xuất khẩu.
1.2.2 Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hàng xuất khẩu: kiểm tra ở các cơ sở, ở cửa khẩu.
Hàng nhập khẩu: Kiểm tra về số lượng: Số lượng hàng thiếu, số lượng hàng đổ vỡ và


-

nguyên nhân; và kiểm tra về chất lượng.
1.2.3 Thuê phương tiện vận tải.
Thuê phương tiện vận tải dựa vào các căn cứ: hợp đồng, khối lượng, đặc điểm hàng hóa

-

-

và điều kiện vận tải.
Tổ chức thuê phương tiện vận tải theo các phương thức: thuê tàu chợ, thuê tàu chuyến.
1.2.4 Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Căn cứ mua bảo hiểm cho hàng hóa: loại hàng, đặc điểm, …
Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa dựa trên:
o Xác định nhu cầu, loại hình bảo hiểm.
o Lựa chọn cơng ty bảo hiểm.
o Đàm phán và ký kết hợp đồng.
1.2.5 Làm thủ tục hải quan.
[3]


-

-

-

Khai và nộp tờ khai hải quan.

Xuất trình hàng hóa.
Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
1.2.6 Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải.
- Giao hàng xuất khẩu:
o Giao hàng với tàu biển.
o Giao nhận hàng khi hàng chuyên chở bằng container.
o Giao hàng cho người vận tải đường sắt, đường bộ, đường hàng không.
- Nhận hàng bằng phương tiện vận tải.
o Nhận hàng từ tầu biển.
o Nhận hàng chuyên chở bằng container.
o Nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không.
1.2.7 Thanh toán hàng xuất nhập khẩu.
Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.
o Thực hiện hợp đồng xuất khẩu:
 Nhắc nhở mở L/C.
 Kiểm tra L/C.
 Sửa L/C.
 Giao hàng và chuẩn bị chứng từ thanh toán.
o Thực hiện hợp đồng nhập khẩu
 Mở L/C.
 Kiểm tra chứng từ.
Thanh toán bằng phương thức nhờ thu.
Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền.
Thanh toán bằng phương thức giao chứng từ trả tiền.
1.2.8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại người mua.
Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm.

[4]



CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GỊN
2.1 GIỤC MỞ L/C VÀ KIỂM TRA L/C

Công ty sẽ yêu cầu khách hàng mở L/C thông qua ngân hàng của mình là:
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, TT Giao dịch II
Địa chỉ: 117 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam
Sau đó bản L/C nháp sẽ được ngân hàng gửi đến công ty kiểm tra. Công ty sẽ kiểm
tra L/C cùng với hợp đồng về số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C, tên địa chỉ người thụ
hưởng, người yêu cầu mở L/C, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, số tiền trong
L/C, loại L/C, ngày và địa điểm hết hiệu lực L/C, thời gian giao hàng, cách giao hàng,
cách vận tải, phần mơ tả hàng hóa, chứng từ xuất trình và thời hạn, địa điểm xuất trình
chứng từ, các chi tiết khác trong L/C.
Khi L/C hợp lệ thì cơng ty sẽ lên kế hoạch sản xuất hàng xuất khẩu. Nếu L/C bất
hợp lệ thì sẽ yêu cầu khách hàng chỉnh sửa L/C, sau đó gửi qua cho công ty kiểm tra lại.
2.2 CHUẨN BỊ VÀ KIỂM TRA HÀNG XUẤT KHẨU

Sau khi hợp đồng hoàn tất, bộ phận kế hoạch sẽ đánh giá và lên kế hoạch sản xuất,
sau đó gửi bản kế hoạch xuống các xí nghiệp, lãnh đại xí nghiệp tự phân cơng sản xuất.
Các ngun phụ liệu sau khi được nhập và tập kết tại kho sẽ được kiểm tra chất
lượng, cuối cùng chuyển vào xưởng để thực hiện công đoạn sản xuất theo đúng hợp đồng.
Trong q trình sản xuất, cơng ty theo dõi tiến độ may hàng ngày và chất lượng sản phẩm,
xem xét có tuân thủ quy cách mẫu mã, chất lượng hay khơng.
Khâu tiếp theo là đóng gói bao bì hàng hóa cũng như nhãn hiệu sản phẩm theo
đúng yêu cầu của khách hàng đưa ra. Công ty kiểm tra đựa trên tính chất hàng hóa, điều
kiện vận chuyển cho phù hợp với quy định bên đối tác. Sau khi hoàn tất đóng thùng, nhà
máy thơng báo cho khách hàng kiểm tra, nếu đạt yêu cầu về thông số kỹ thuật và chất
lượng thì nhập kho thành phẩm chờ xuất hàng. Ngược lại, nếu chưa đạt theo yêu cầu của

khách thì nhà máy chỉnh sửa lại cho phù hợp.

[5]


2.3 LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

Sau khi chuẩn bị xong giấy tờ, nhân viên chứng từ sẽ lập tờ khai hải quan điện tử
thật chính xác qua phần mềm hải quan mà công ty đã đăng ký và được cấp mã số vào
mạng khai báo hải quan. Sau đó, nhân viên chứng từ in tờ khai hải quan hàng xuất, sắp
xếp bộ chứng từ theo đúng trình tự và xin dấu lãnh đạo phòng Xuất nhập khẩu, Tổng
Giám đốc hoặc người được ủy quyền.
Nhân viên khai báo hải quan của công ty sẽ nhận hồ sơ từ nhân viên làm chứng từ,
kiểm tra tổng qt tính hợp lệ sau đó ghi đầy đủ chi tiết lô hàng theo mẫu trên sổ khai
hàng của công ty. Công ty sẽ tiến hành khai báo và nộp tờ khai hải quan tại: Chi cục hải
quan quản lý hàng Gia công thuộc Cục hải quan TP. Hồ Chí Minh.
Cơng chức Hải quan thuộc Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp nhận tờ khai hải
quan cùng với các giấy tờ sau: giấy phép xuất khẩu, bảng kê chi tiết hàng xuất khẩu, hợp
đồng xuất khẩu, giấy chứng nhận giám định… đối chiếu với các chính sách quản lý xuất
khẩu, chính sách về thuế, giá. Sau khi tờ khai có chữ ký của nhân viên hải quan và dấu
xác nhận của lãnh đạo Cục, tờ khai sẽ được chuyển cho nhân viên xuất nhập khẩu đi đóng
lệ phí và tách tờ khai để giao cho người vận chuyển hàng tại kho ngoại quan. Hàng trước
khi được giao cho bên đối tác sẽ được bên kiểm tra tại kho hàng của Hải quan Thành phố
Hồ Chí Minh kiểm tra đại diện 10% tổng số hàng. Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra
tính hợp pháp của bộ chứng từ và tờ khai hải quan, kiểm tra chất lượng và số lượng thực
tế, kiểm tra tính xác thực của tờ khai. Nếu phù hợp với khai báo thì cho xuất khẩu và đóng
dấu nghiệp vụ “Đã hoàn thành thủ tục Hải quan”.
2.4 THUÊ TÀU VÀ MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HĨA XUẤT KHẨU

Hàng hóa được giao theo điều kiện FOB (giao hàng lên tàu) hoặc FCA (giao hàng

cho người vận tải) thì thách hàng sẽ có nghĩa vụ thuê tàu, mua bảo hiểm cho hàng hóa của
mình, cơng ty khơng có nghĩa vụ này.
Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu nhằm giảm bớt rủi ro cho hàng hóa xuất
khẩu trong q trình chun chở từ nước người xuất khẩu sang nước người nhập khẩu do
công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm. Nhưng hiện nay Công ty chưa có đủ khả năng ký kết
các điều kiện thương mại có lợi cho Cơng ty nên việc mua bảo hiểm tùy thuộc vào đối
tác.
[6]


Với phương thức bán theo giá FOB (giao hàng lên tàu) thì cơng ty sẽ chịu mọi phí
tổn cũng như rủi ro về tổn thất hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao hẳn qua lan can
tàu tại cảng xếp hàng và khơng có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa, việc mua bảo
hiểm này cịn tùy thuộc vào nhà nhập khẩu. Công ty phải cung cấp đầy đủ những thông
tin cần thiết để người nhập khẩu mua bảo hiểm cho hàng hóa của họ.
Đối với phương thức FCA (giao hàng cho người vận tải) cũng vậy, mọi chi phí bảo
hiểm rủi ro cho hàng hóa đều do bên người mua chịu trách nhiệm.
2.5 GIAO HÀNG CHO BÊN CHUYÊN CHỞ

Sau khi nhận được sự phân công của người phụ trách, nhân viên giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu thực hiện công việc sau:
-

Nhận yêu cầu xuất hàng theo bảng phân công hằng ngày.

-

Nhận Booking và kiểm tra: Cửa khẩu xuất, thời gian xuất, tên tàu, cảng đến, người liên hệ
đóng hàng của đại lý tại cảng, sân bay.


-

Nhận packing list và kiểm tra mã hàng, số lượng, trọng lượng, quy cách đóng gói

-

Đối chiếu số lượng hàng hóa với số khối trên Booking để đảm bảo đủ chỗ đóng hàng

-

Kiểm tra, đối chiếu mẫu sản phẩm với bảng định mức nguyên, mẫu vải lưu, mẫu nhãn
chính…

-

Liên hệ với các đơn vị sản xuất để nắm tình hình hàng hóa sẵn sàng xuất kho

-

Xem kế hoạch bố trí, điều xe hoặc Cont chở hàng để thông báo cho các đơn vị sản xuất
thời gian lấy hàng.

-

Lấy các chứng từ hàng hóa cần thiết gửi kèm theo hàng

-

Hỗ trợ nhân viên Hải quan đóng lệ phí và rút tờ khai Hải quan xuất


-

Nhận hàng từ thủ kho Công ty hoặc các đơn vị sản xuất, giám sát việc xếp hàng lên xe
hoặc container theo đúng số kiện đã khai báo và theo yêu cầu xếp hàng của khách, ký
phiếu xuất kho thành phẩm.

-

Tiến hành kiểm hóa Hải quan.

-

Hạ bãi container hoặc đóng hàng vào kho (container), thanh lý tờ khai tại hải quan giám
sát.

-

Bàn giao tờ khai đã hoàn tất thủ tục xuất khẩu cho phụ trách Tổ giao nhận vào sổ theo dõi
và chuyển cho nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu.
[7]


-

Lưu phiếu xuất kho hàng hóa.
2.6 LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TỐN

Sau khi giao hàng, người xuất khẩu nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh tốn giao
trình cho ngân hàng để địi tiền hàng. Bộ chứng từ phải chính xác phù hợp với những yêu
cầu của L/C cả về nội dung lẫn hình thức (tùy theo phương thức thanh tốn mà có những

yêu cầu trong bộ chứng từ).
Bộ chứng từ thanh tốn gồm:
-

01 Hối phiếu thanh tốn

-

01 Hóa đơn thương mại

-

03 Invoice

-

03 Packing list

-

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: (01 C/O bản chính, 02 bản sao)

-

03 Bill of Lading

-

01 Giấy chứng nhận trọng lượng, chất lượng


-

01 Phiếu đóng gói hàng hóa

-

01 Bản L/C
2.7 GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Trong suốt quá trình thành lập Cơng ty ln duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các
bạn hàng, đối tác và tạo được sự tin tưởng trong quá trình thực hiện hợp đồng không xảy
ra mâu thuẫn hay tranh chấp. Tuy nhiên có thể có những mâu thuẫn nhỏ xảy ra nhưng
cơng ty và đối tác giải quyết ổn thỏa trong quá trình đàm phán. Vì thế cơng ty tạo được sự
tín nhiệm trong bạn hàng và các đối tác. Sự tín nhiệm của bạn hàng đã giúp cơng ty có
nhiều mối quan hệ tốt đẹp với hầu hết các bạn hàng trong và ngồi nước. Điều đó giúp
cơng ty có nhiều hợp đồng được ký kết, mua bán dài hạn với đối tác, đã đưa kim ngạch
xuất khẩu của công ty tăng nhiều đáng kể so với những năm gần đây.
2.8 THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Theo tập quán thương mại quốc tế thì sau khi giao hàng xong thì người bán vẫn
chưa hết trách nhiệm với hàng hóa của mình, chỉ khi hàng hóa giao lên tàu hoặc cho
người vận chuyển thì lúc đó người bán mới hết trách nhiệm. Tùy theo điều kiện giao hàng
mà nghĩa vụ của người bán sẽ được quy định cụ thể. Vì vậy quyền sở hữu hàng hóa từ
[8]


người bán chuyển sang người mua khi người mua chấp nhận hàng. Như vậy, chỉ khi nào
hết thời hạn khiếu nại của hợp đồng mà người mua không khiếu nại gì thì cơng ty mới
hồn tồn hết trách nhiệm. Trường hợp nếu có xảy ra khiếu nại với khách hàng thì cơng ty
sẽ có phương hướng đàm phán tìm cách giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa nhất tránh

tình trạng hủy hợp đồng thì sẽ gây tổn thất cho công ty.

[9]


CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
Việt Nam ngày càng hòa chung vào xu hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa sau
nhiều năm nỗ lực để hòa nhập và thương mại quốc tế. Chính vì vậy, xuất nhập khẩu là
hướng ưu tiên có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Đặc
biệt, ngày nay nhà nước Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong việc khuyến khích xuất khẩu
nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần hoàn thiện nhiều hơn trong việc tổ chức thực
hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa để nâng cao hoạt động kinh doanh với sự thúc
đẩy ngày càng lớn từ phía Nhà nước.
Do đó, để thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu tốt và hiệu quả thì các doanh nghiệp
cần phải nắm rõ quy trình nghiệp vụ và trình độ chuyên mơn; đồng thời tn thủ theo
trình tự và cam kết do các bên tham gia xuất nhập khẩu đã thỏa thuận đây. Q trình thực
hiện hợp đồng chính là mấu chốt quyết định sự thành công hay không của hoạt động
ngoại thương. Từng bước trong quy trình từ nhỏ nhất đến lớn nhất đều có những rủi ro
riêng vì thế công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu là một mắt xích quan trọng trong việc
làm thế nào để giúp doanh nghiệp vừa tối ưu chi phí vừa mang lại hiệu quả kinh doanh.
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc xuất khẩu hàng hóa đi thị
trường quốc tế gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục được điều này, các cơng ty cần ln
cố gắng tìm hiểu những phương thức kinh doanh tốt nhất để tạo sự tăng trưởng ổn định và
liên tục, trước hết là đem về lợi nhuận cho cơng ty và sau đó là đóng góp cho xã hội.

[10]




×