Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 107 trang )

1

Phần I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội hiện đại luôn vận động và phát triển không ngừng, song song với
sự phát triển đó cuộc sống con người luôn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp,
những thách thức…địi hỏi mỗi người phải có kĩ năng sống để ứng phó và vượt
qua. Nếu khơng có kĩ năng sống, con người khó có thể thích ứng với xã hội đang
ngày càng phát triển như vũ bão. Nhằm giúp mỗi cá nhân có thể quyết định,
hành động và ứng xử một cách có hiệu quả, thích nghi được với mọi hồn cảnh,
tránh được những hậu quả xấu, thì việc tìm ra các biện pháp nhằm giáo dục kĩ
năng sống cho mỗi con người là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
làm nền tảng ban đầu cho sự phát triển tồn diện nhân cách trẻ. Chính trẻ em
hôm nay sẽ là những nhân tố quan trọng, quyết định đến sự phồn thịnh và văn
minh của một quốc gia sau này. Mục tiêu của giáo dục mầm non đó là giúp trẻ
em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố
đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1, hình thành và phát triển ở
trẻ em những chứ năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng,
những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dạy và phát triển tối đa
những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và
cho việc học tập suốt đời. Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) cho
trẻ mầm non đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và đưa vào chương trình giáo
dục mầm non.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, việc giáo dục kĩ năng sống đã
được đưa vào mọi cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học, trung học phổ thông
và đến đại học. Tuy nhiên, được đông đảo mọi người quan tâm nhất vẫn là việc
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Bởi việc hình thành kĩ
năng sống (KNS) cho trẻ chủ yếu là ở giai đoạn 7 - 8 năm đầu tiên của cuộc đời
mỗi con người.



2

Hiện nay nhiều em luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ chu
đáo của bố mẹ, ơng bà và mọi người xung quanh một cách quá mức và ít khi
được va chạm, cọ xát với thực tế. Trong khi đó, ít ai biết rằng chính sự bao bọc,
chở che, quan tâm quá mức đó đã làm cho trẻ thiếu hiểu biết về thực tế cuộc
sống, thiếu những kĩ năng sống cơ bản, khơng biết tự bảo vệ mình, chăm sóc
bản thân, từ những việc đơn giản như: chải tóc, đánh răng, mặc quần áo…trẻ
cũng hồn tồn í nại và phụ thuộc vào bố mẹ, cô giáo và những người xung
quanh, gặp những tình huống hết sức đơn giản mà trẻ cũng khơng thể nào tự
mình xử lý được.
Giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ được trang bị kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm, để không bị bỡ ngỡ khi gia nhập vào xã hội và từ đó giúp trẻ sống thân
thiện với mọi người, đồng thời trẻ có khả năng xử lý các tình huống, hồn cảnh
bất cập trong cuộc sống, tạo điều kiện giúp trẻ phát triển cân đối và hài hịa hơn.
Trong chương trình giáo dục mầm non (GDMN), nội dung giáo dục kĩ
năng sống đối với lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi, đã được đưa vào
theo hướng tích hợp, lồng ghép các chủ đề, nhằm hướng đến hình thành ở trẻ
một số kĩ năng như: Kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng ứng xử, kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng làm việc nhóm…thơng qua q trình này trẻ được trải nghiệm, khám phá,
tiếp cận với thế giới xung quanh theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà
học”, góp phần nâng cao hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, trên cơ sở đó
hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ mơi trường xung quanh (MTXQ) chính là cuộc
sống của trẻ, ở đó trẻ sống, được vui chơi, học tập và lao động. Chính qua hoạt
động này ta có thể giáo dục cho trẻ những kĩ năng sống một cách khoa học và
thật hệ thống.
Tuy nhiên, việc giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động khám phá
khoa học về môi trường xung quanh cho trẻ ở các trường mầm non hiện nay vẫn
chưa được thực sự chú trọng. Nội dung giáo dục kĩ năng sống chưa đầy đủ, nặng

nề về kiến thức lý thuyết, ít thực hành, trải nghiệm. Tình hình giáo dục kĩ năng
sống cịn rất nghèo nàn chỉ tập trung vào các hoạt động ngoài giờ học như: ăn
uống, vệ sinh…chưa thực sự chú ý tích hợp vào xây dựng một hoạt động mang


3

tính đặc thù giáo dục kĩ năng sống, đặc biệt là hoạt động khám phá khoa học về
môi trường xung quanh. Việc xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường
chưa thực sự được quan tâm. Mặt khác, điều kiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
còn hạn chế, do đó việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua hoạt
động khám phá khoa học về môi trường xung quanh để góp phần giúp trẻ hình
thành được những kĩ năng sống chưa đạt được kết quả như mong muốn. Xuất
phát từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi
trường xung quanh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi thông
qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
- Làm rõ cơ sở lý luận về kĩ năng sống và vấn đề giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ mẫu giáo lớn; vai trị của hoạt động khám phá khoa học về mơi trường
xung quanh trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi; cơ sở khoa học
của việc xây dựng một số biện pháp tổ chức các hoạt động khám phá khoa học
về môi trường xung quanh nhằm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi.
2.2. Về thực tiễn
- Nghiên cứu việc giáo dục kĩ năng sống của 60 trẻ 4 - 5 tuổi và biểu hiện
của các kĩ năng đó thơng qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung
quanh ở trường Mầm non Hùng Vương - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho giảng viên, giáo viên, sinh viên chuyên

ngành mầm non
3. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho
trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động KPKH (khám phá khoa học) về môi trường
xung quanh.


4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi
thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh ở
trường mầm non.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi
trường xung quanh ở trường mầm non.
- Thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi
thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nhằm giáo dục KNS cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt
động khám phá khoa học về môi trường xung quanh
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trên 60 trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi và 20 giáo viên ở trường
Mầm non Hùng Vương - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phân hóa lý thuyết về vấn đề giáo
dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi

trường xung quanh, để làm cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Sử dụng phương pháp quan sát
- Quan sát biểu hiện bên ngoài của các kĩ năng sống khi trẻ tham gia vào
các hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
- Dự giờ, quan sát và đánh giá các kĩ năng mà giáo viên Mầm non cho trẻ
thực hiện.


5

6.2.2. Phương pháp đàm thoại
- Trao đổi với giáo viên về các hoạt động nhằm giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
mẫu giáo trong hoạt động khám phá khoa học về mơi trường xung quanh.
- Trị chuyện với trẻ 4 - 5 tuổi qua các hoạt động hàng ngày để tìm hiểu
mức độ giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong các hoạt động giáo dục nói chung và
trong hoạt động khám phá khoa học nói riêng.
6.2.3. Phương pháp điều tra anket
- Nhằm thu nhập các thông tin về thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
trong hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh ở trường Mầm
non, từ đó đánh giá thực trạng và làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, lựa
chọn các biện pháp để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Dự giờ, trao đổi với các giáo viên nhằm thu thập những kinh nghiệm
quý báu của các nhà chuyên môn về các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
để đưa ra kết luận chính xác và khoa học, rút ra bài học cho bản thân.
6.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Nghiên cứu giáo án và giờ dạy của giáo viên nhằm tìm hiểu việc tổ chức
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non hiện nay.
- Nghiên cứu các sản phẩm của trẻ (các bài tập, các hoạt động khác nhau)

nhằm biết được mức độ hình thành kĩ năng sống của trẻ.
6.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Bước đầu thực nghiệm các biện pháp đã lựa chọn, nhằm đánh giá hiệu
quả thực tiễn của các biện pháp đó dối với việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh.
6.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
- Tôi sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học để kiểm
tra độ tin cậy của đề tài.


6

Phần II. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Ở nhiều nước trên thế giới, việc giáo dục kĩ năng sống được thực hiện
bằng sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường và các tổ chức xã hội. Trong nhà
trường, giáo dục kĩ năng sống được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế của đất nước
- Ở các nước Châu Âu tiêu biểu là chương trình giáo dục kĩ năng sống ở
Nga thì việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ được thực hiện thông qua: các trị
chơi đóng vai, hoạt động thực tiễn, hoạt động sáng tạo, lời nói,…nhằm hình
thành cho trẻ những kĩ năng cơ bản như: Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự
học, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ.
Vấn đề giáo dục kĩ năng sống là vấn đề mới trong đào tạo giáo viên mầm non ở
Nga, cho nên việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ vẫn chưa được chú trọng quan
tâm, việc tổ chức các hoạt động để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ chưa được
thường xun và cịn mang tính chất qua loa, cách tổ chức các tiết học cịn mang
tính chất lý thuyết. Phần giáo dục trẻ kĩ năng sống để ứng xử trong các tình

huống, các mói quan hệ, các hoạt động cũng chưa được chú trọng.
- Ở Châu Úc thì chương trình giáo dục KNS cho trẻ với hàng loạt các hoạt
động mang tính trải nghiệm và các phương pháp thực hành, giúp học sinh khám
phá và phát triển các kĩ năng: Giao tiếp, tôn trọng, yêu thương, trách nhiệm, hợp
tác… Mục đích của chương trình là: Góp phần giúp cho học sinh nhận biết, hình
thành những giá trị sống căn bản, phổ quát trong mối liên hệ giữa hoài bão cá
nhân và ý tưởng chuẩn mực xã hội. Từ đó, các bạn nhỏ có thể đào thật sâu, xây
dựng những phẩm chất, đức tính tốt của bản thân với việc lựa chọn và phát triển
các kĩ năng sống tích cực, theo những giá trị cốt lõi, để làm kim chỉ nam cho
mọi ứng xử xã hội.


7

- Ở Singapore giáo dục KNS được đánh giá là một nước có nền kinh tế
năng động bậc nhất của Châu Á và thế giới. Hàng loạt chương trình giáo dục
được xây dựng và tiến hành giảng dạy ở các trường đại học tổng hợp, đại học
bách khoa của các nước này đã được tiến hành mạnh mẽ, linh hoạt, phù hợp với
nhiều đối tượng học sinh. Các bộ môn về kĩ năng sống đóng vai trị trung tâm
trong chương trình học tập ở các cấp học, với khẩu hiệu : “Sống để học tập, vui
chơi, giải trí và học tập để sống”. Các hoạt động giáo dục trong nhà trường được
kết hợp nhuần nhuyễn với các hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên, đối với bậc học
mầm non, họ vẫn chưa tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất giúp trẻ nắm
được các kĩ năng sống. Ngoài ra, họ vẫn cịn đang lúng túng có nên đưa giáo dục
kĩ năng sống là một môn học bắt buộc ở tất cả các cấp học, ngành học hay
không? Vấn đề này vẫn còn đang bàn cãi.
- Tài liệu “Six steps to an emotionally intelligent teenager. Teaching
social skills to your teen” của tác giả James Windell đưa ra bài tập và những ý
tưởng thực tế để các bậc cha mẹ có thể rèn luyện và điều chỉnh một thiếu niên
một cách vững chắc cho một cuộc sống thành công [7].

- Sách “The Indispensable Book of Parctical Life Skills” của tác giả Nic
Compton cung cấp cách để giải quyết những vấn đề làm bối rối và làm choáng
ngợp trước những thách thức của cuộc sống cho mọi lứa tuổi. Hướng dẫn này hỗ
trợ giảng viên, các bậc phụ huynh xử lý gồm tất cả các tình huống khó xử trong
cuộc sống. Sách được đề cập từng bước hướng dẫn, dễ thực hiện dành cho mọi
lứa tuổi [25].
- Kế đến là sách “Early years play and learning: Developing social skills
and cooperation” của tác giả Pat Broadhead cung cấp cho học sinh một bộ cơng
cụ hồn hảo cho việc nhận xét và tham gia vào các trò chơi của trẻ. Sách giúp
cho các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ hiểu được mối quan hệ giữa việc
phát triển trí thơng minh với sự phát triển về ngôn ngữ - đạt được trạng thái tốt
về cảm xúc.[32]
- Sách “The Practical Life Skills Workbook” của Ester A. Leutenberg,
John J. Liptak cho rằng kĩ năng sống thực sự quan trọng hơn chỉ số thông minh.


8

Kỹ năng sống là những kỹ năng vô giá của người sử dụng hang ngày, cho phép
họ tạo ra cuộc sống mà họ mong muốn. Chỉ số thông minh của một người có kĩ
năng sống bao gồm cả thể chất, tinh thần, sự nghiệp, tình cảm, xã hội và trí
thơng minh [6].
1.1.2. Ở Việt Nam
Thuật ngữ kĩ năng sống được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương
trình của UNICEF (1996) “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng
chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”. Quan niệm
về kĩ năng sống được giới thiệu trong chương trình này chỉ bao gồm những kĩ
năng cốt lõi như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá
trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng đạt mục tiêu,…nhằm vào
các chủ đề giáo dục sức khỏe do các chuyên gia Úc tập huấn. Tham gia chương

trình này đầu tiên gồm có ngành Giáo Dục và Hội Chữ thập đỏ.
- Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non cũng đang
được quan tâm,tiêu biểu có các cơng trình nghiên cứu như:
+ Đề tài “Xây dựng nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5
tuổi trong trường mầm non” (Trung tâm nghiên cứu GDMN - Viện KHGD,
1998 - 2000) [31].
+ Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ Mầm non Sao Mai, Đông
Anh, Hà Nội ( Trần Lệ Thùy, năm 2012) [27].
+ Th.S Mai Hiền Lê đã nghiên cứu: “Kĩ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo
lớn ở trường mầm non Thực Hành, TP. Hồ Chí Minh” vào năm 2010, nhằm
khảo sát thực trạng kĩ năng sống của trẻ lớp 4 - 5 tuổi và xây dựng một số biện
pháp tác động sư phạm, nhằm hình thành và hồn thiện một số kĩ năng sống phù
hợp với trẻ [26].
- Trong cuốn “Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống” của tác giả
Nguyễn Thanh Bình, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2008, sau khi
tác giả tham gia dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở. Giáo trình đã tập trung
phân tích về khái niệm kĩ năng sống, các nguyên tắc và phương pháp giáo dục kĩ
năng sống hiệu quả. Tuy nhiên, nội dung cơ bản của từng kĩ năng vẫn chưa được


9

phân tích một cách có hệ thống và sâu sắc vì khơng phải là nội dung trọng tâm
của tài liệu này. [16]
- Năm 2009, NXB. Giáo dục lần đầu tiên cho in quyển “Giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ 5 - 6 tuổi” của tác giả Lê Bích Ngọc. Mục đích của cuốn sách này
tác giả muốn nhắm đến các phụ huynh có con ở vùng nơng thơn. Trong đó tác
giả phân loại thành 7 nhóm kĩ năng sống, mỗi nhóm gồm nhiều kĩ năng sống,
mỗi kĩ năng sống có hướng dẫn về tên gọi, những điều cha mẹ cần hướng dẫn
cho trẻ và gợi ý các hoạt động, phương tiện, hình thức giáo dục. [14]

- Trong những năm gần đây, một số giáo trình, tài liệu và một số bài báo
về kĩ năng sống bắt đầu được quan tâm, điển hình như bài báo viết về kĩ năng
sống dưới góc nhìn tâm lý học của GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn được đăng tải
trong tạp chí Tâm Lý học [47, tr. 1-4], các chương trình huấn luyện kĩ năng sống
được thực nghiệm ở khu vực TP. Hồ Chí Minh của TS. Huỳnh Văn Sơn và các
cộng sự dưới sự tài trợ hai năm liền của bảo hiểm DAIICHI LIFE, nhiều chuyên
đề về huấn luyện hay trang bị kĩ năng sống cho sinh viên được thực hiện. Cũng
có thể đề cập đến một vài tài liệu có đề cập đến khái niệm kĩ năng sống, phân
loại và nội dung cơ bản của kĩ năng sống như quyền Nhập môn kĩ năng sống,
Bạn trẻ và kĩ năng sống, Mơ hình kĩ năng sống của tác giả Huỳnh Văn Sơn
[11,12,13]; PGS. TS. Nguyễn Dục Quang với quyển “Hướng dẫn thực hiện Giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông” [33]
Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống rất được xã hội quan tâm. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong hoạt động khám phá
khoa học về môi trường xung quanh thì chưa có nhà nghiên cứu nào đi sâu tìm
hiểu về nó. Do đó chúng tơi quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện
pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá
khoa học về môi trường xung quanh”.


10

1.2. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm “Kĩ năng”
Kĩ năng là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học
quan tâm. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về kĩ năng. Tuy nhiên, qua quá
trình nghiên cứu nhiều tài liệu khác nhau chúng tơi quy về hai quan điểm chính
sau đây:
+ Quan điểm thứ nhất

Quan điểm thứ nhất xem xét kĩ năng từ góc độ kỹ thuật của hành động,
của thao tác mà ít quan tâm đến kết quả của hành động.
- V.A.Kruchetxki cho rằng: “Kĩ năng là sự thực hiện một hành động hay
một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những kĩ thuật, những phương thức thật sự
đúng đắn”.
- A.G.Covaliop: “Kĩ năng là phương thức thực hiện hành động thích hợp
với mục đích và điều kiện hành động”. Ở đây ơng không đề cập đến kết quả của
hành động. Theo ông kết quả hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
quan trọng hơn cả là năng lực của con người chứ không đơn giản là cứ nắm
vững cách thức hành động thì đem lại kết quả tương ứng.
- PGS Trần Trọng Thủy cho rằng: “Kĩ năng là mặt kỹ thuật của hành
động, con người nắm được hành động tức là kỹ thuật hành động có kĩ năng”.
- PGS.TS Hà Nhật Thăng cho rằng: “Kĩ năng là kỹ thuật của hành động
thể hiện các thao tác của hành động”.
Như vậy, theo quan điểm này kĩ năng là phương tiện thực hiện hành dộng
phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững. Theo
các tác gỉa trên, người có kĩ năng hoạt động nào đó là người nắm được các tri
thức về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà
khơng cần tính đến kết quả của hành động.


11

+ Quan điểm thứ 2:
Quan điểm xem xét kĩ năng từ góc độ khơng đơn thuần chỉ là mặt kỹ thuật
của hành động mà còn là biểu hiện của năng lực của chủ thể hành động và nhấn
mạnh đến kết quả của hành động.
- Các tác giả K.K.Platonop và G.G.Golubev cho rằng: “Kĩ năng là năng
lực của con người thực hiện cơng việc có kết quả là một chất lượng cần thiết
trong những điều kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng”.

- Theo TS. Vũ Dũng: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri
thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những
nhiệm vụ tương ứng”.
- Các nhà Tâm lý học Việt Nam như PGS.TS Ngơ Cơng Hồn, PGS.TS
Nguyễn Thị Ánh Tuyết, GS Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành cho rằng kĩ
năng là một mặt năng lực của con người thực hiện một cơng việc có hiệu quả.
Như vậy, hai quan điểm này tuy về hình thức diễn đạt có vẻ khác nhau
nhưng thực chất chúng khơng hồn toàn mâu thuẫn hay loại trừ lẫn nhau. Dù
theo quan điểm nào thì khi nói đến kĩ năng chúng ta đều phải quán triệt một số
điểm sau:
- Mọi kĩ năng đều dựa trên cơ sở trí thức, muốn hành động, muốn thao tác
trước hết phải có kiến thức về nó dù cho tri thức có thể ẩn chứa ở nhiều dạng
khác nhau.
- Nói kĩ năng của con người là nói tới hành động có mục đích, tức khi
hành động, thao tác con người ln hình dung kết quả đạt tới.
- Để có kĩ năng con người cũng phải biết cách thực hiện hành động trong
những điều kiện cụ thể và hành động theo quy trình với sự tập luyện nhất định.
- Kĩ năng liên quan mật thiết đến năng lực của con người. Nó là biểu hiện
cụ thể của năng lực.
Từ phân tích trên kĩ năng có thể hiểu như sau:
Kĩ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động, cơng việc nào
đó trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng những tri thức, kinh


12

nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện. Như vậy, kĩ năng không chỉ đơn
thuần là mặt kỹ thuật hành động mà nó cịn là biểu hiện của năng lực cá nhân.
1.2.1.2. Khái niệm “Kĩ năng sống”
* Quan niệm về KNS

- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi
thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu
quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.
- Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), KNS là cách tiếp cận
giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân
bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
- Theo UNESCO, KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là:
+ Học để biết, gồm các KN tư duy như: Giải quyết vấn đề, tư duy phê
phán, ra quyết định, nhận thức đươc hậu quả,…
+ Học làm người gồm các KN cá nhân như: Ứng phó với căng thẳng, cảm
xúc, tự nhận thức, tự tin,…
+ Học để sống với người khác, gồm các KN xã hội như: Giao tiếp, thương
lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông, sự
đồng cảm,…
+ Học để làm, gồm KN thực hiện công việc và các nhiệm vụ như KN đặt
mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
* Bản chất của KNS
Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết
để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Kĩ năng sống là:
- Khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp
với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống.
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về KNS. Trong nội hàm kết luận
này, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa quan điểm của các tác giả trên, chúng tôi tiếp
nhận khái niệm kĩ năng sống như sau:


13


Kĩ năng sống là tập hợp các kĩ năng mà con người sử dụng để liên lạc và
giao tiếp với những cá nhân khác xung quanh, được hình thành và liên tục phát
triển trong môi trường sống trên cơ sở các giá trị và quy định xã hội nhất định.
Nói cách khác đi, kĩ năng sống là cách một cá thể “sống” giữa các cá thể
khác: Cách bạn hành xử, cách bạn nói năng, thậm chí là cách bạn cảm nhận và
nhìn nhận về một sự vật hay hiện tượng diễn ra trong cuộc sống…
1.2.1.3. Khái niệm “Giáo dục kĩ năng sống”
Giáo dục “Kĩ năng sống” cho trẻ là giáo dục cách sống tích cực trong xã
hội hiện đại. Giáo dục cho trẻ những kĩ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm
giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực
thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong
cuộc sống.
Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lai chưa có
kĩ năng cuộc sống (bao gồm rất nhiều kĩ năng) và biết sử dụng linh hoạt kĩ năng
này thì khơng đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp
có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kĩ năng sống chính là năng
lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc
sống hàng ngày.
KNS của trẻ bao gồm nhiều kĩ năng như: Kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ
năng vệ sinh, kĩ năng thích nghi với mơi trường sống, kĩ năng hợp tác chia sẻ…
1.2.2. Ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi
Thứ nhất về ý nghĩa kĩ năng sống sẽ giúp trẻ có những kiến thức, thái độ
ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an tồn, khỏe mạnh và hiệu quả. Giáo
dục kĩ năng sống nhằm giúp trẻ nâng cao nhận thức, trang bị thái độ sống và
hành vi tích cực, lành mạnh trong mọi hành động.
Kĩ năng sống cần thiết cho mọi người, đặc biệt là đối với trẻ em. Nó giúp
trẻ thể hiện kiến thức, thái độ và các giá trị, hành vi lành mạnh nhằm giảm thiểu
các nguy cơ có hại cho sức khỏe và cải thiện cuộc sống của mình.
Thơng qua việc GDKNS trẻ biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì
trong cuộc sống, biết dung hịa giữa cái tơi, cái chúng ta, có những chọn lựa và



14

quyết định đúng trước những biến cố do cuộc sống đưa đến. Để có năng lực tâm
lý xã hội này, trẻ được dạy các kĩ năng như: Ý thức về bản thân, thấu cảm với
người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đốn, truyền thơng và giao tiếp có
hiệu quả, giải quyết vấn đề, lấy quyết định, ứng phó với cảm xúc và stress,…
Phương pháp giáo dục là đặt trẻ trước những tình huống khó để trẻ giải
quyết theo nhóm thơng qua thảo luận, trị chơi, sắm vai, vẽ tranh hay hành động
cụ thể. Qua đó, trẻ học bằng hành và tự quyết định với sự góp ý của nhóm bạn.
Thứ hai giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp trẻ rèn luyện cách tư duy tích cực,
hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm. Giáo
dục kĩ năng sống, giúp người học có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù
hợp với xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống.
Mục tiêu giáo dục KNS cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm
trong cuộc sống, biết được những điều nên làm, không nên làm, giúp trẻ tự tin,
chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng
tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và
có cuộc sống hài hòa trong tương lai.
1.2.3. Phân loại kĩ năng sống
* Theo UNESCO, WHO, và UNICEF, có thể xem KNS gồm các kĩ năng
cốt lõi sau:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng suy nghĩ/ tư duy phân tích có phê phán.
- Kĩ năng giao tiếp hiệu quả.
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng giao tiếp ứng xử cá nhân.

- Kĩ năng tự nhận thức và tự tin của bản thân, xác định giá trị.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và cảm xúc.
* Trong giáo dục ở Anh, KNS được chia thành 6 nhóm chính là:


15

- Hợp tác nhóm.
- Tự quản.
- Tham gia hiệu quả.
- Suy nghĩ/ tư duy bình luận, phê phán.
- Suy nghĩ sáng tạo.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
* Ở Việt Nam, KNS được chia thành 5 nhóm chính là:
- Nhóm kĩ năng giáo dục ý thức về bản thân (tự bảo vệ, tự phục vụ, tự tin
và tự trọng)
- Nhóm kĩ năng quan hệ xã hội (yêu thương, biết ơn, tơn trọng)
- Nhóm kĩ năng giao tiếp (hịa nhã, cởi mở, hiệu quả)
- Nhóm kĩ năng thực hiện cơng việc (hợp tác, kiên trì, trách nhiệm)
- Nhóm kĩ năng ứng phó với thay đổi (vượt khó, sáng tạo, mạo hiểm, ham
hiểu biết)
1.2.4. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi
Nội dung giáo dục KNS cho trẻ trong chương trình GDMN:
Đơn giản; gần gũi; thiết thực với cuộc sống; tạo cơ hội cho trẻ vận dụng
kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn gần gũi với đời
sống của trẻ; tạo được hứng thú, sáng tạo và tính tích cực hơn trong các hoạt
động cho trẻ.
Trong chương trình giáo dục mầm non đã đưa ra một số KNS cần giáo
dục cho trẻ như sau:

- Nhóm các KN giáo dục ý thức về bản thân: Bao gồm các giá trị như: Tự
nhận thức; tự bảo vệ gồm các kĩ năng về thực hiện các quy tắc an tồn thơng
thường, phịng chống các tai nạn thơng thường; tự phục vụ, tự lực, gồm những kĩ
năng tự phục vụ, quản lý thời gian, kiểm soát cảm xúc; tự tin gồm các kĩ năng về
nhận ra giá trị bản thân, trình bày ý kiến, thể hiện khả năng; tự trọng gồm các kĩ
năng về lịch sự như: ăn uống từ tốn, không khua thìa bát, khơng để rơi vãi, mặc
chỉn chu tươm tất sạch sẽ, nói năng lễ phép có thưa gửi: Dạ vâng ạ, nói lời cảm
ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng cách…


16

- Nhóm KN quan hệ xã hội: Bao gồm các giá trị như: Thân thiện gồm các
kĩ năng về kết bạn, hòa giải xung đột, giúp đỡ, nhường nhịn; yêu thương gồm
các kĩ năng về quan tâm, chia sẻ buồn vui, khó khăn, thành cơng, thất bại...; biết
ơn gồm các kĩ năng về giữ gìn đồ vật, ghi nhớ sự đóng góp, đền ơn đáp nghĩa,
tiết kiệm; tơn trọng gồm cá kĩ năng về thực hiện cá quy tắc xã hội, chấp nhận sự
khác biệt, cơng bằng, kính trọng người lớn.
- Nhóm các KN giao tiếp: Bao gồm các giá trị như: Hòa nhã gồm các kỹ
năng về lắng nghe, trình bày ý kiến rõ ràng, bình tĩnh; cởi mở gồm các kĩ năng
về khởi xướng, duy trì và kết thúc cuộc giao tiếp một cách vui vẻ; hiệu quả gồm
các kĩ năng về đàm phán, thuyết phục, thương lượng.
- Nhóm các KN thực hiện cơng việc: Bao gồm các giá trị như: Hợp tác
gồm các kĩ năng về thỏa thuận mục đích, phân cơng vai trị, thực hiện đúng vai
trị, giúp đỡ, tìm kiếm sự giúp đỡ; vượt khó gồm các kĩ năng về chấp nhận, từ
chối thử thách, đối mặt với khó khăn, giải quyết vấn đề, chấp nhận - bỏ qua thất
bại, hài lịng với thành cơng; kiên trì, có trách nhiệm gồm cá kĩ năng về nhận
nhiệm vụ, hồn thành nhiệm vụ đến cùng.
- Nhóm các KN về ứng phó với các thay đổi: Bao gồm các giá trị như:
Sáng tạo gồm các kĩ năng về tạo ra cái mới, theo cách - phương tiện mới; mạo

hiểm gồm các kĩ năng về chấp nhận thử thách, thích đưa ra cách thức và phương
tiện mới; ham hiểu biết gồm các kĩ năng về thu nhận và chia sẻ thơng tin, tị mị,
hay hỏi.
Kĩ năng sống là một yếu tố quan trọng tác động rất lớn đến hành vi và ý
thức của con người. Vì vậy, việc đẩy mạnh giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm
non sẽ đóng vai trị nền tảng trong việc mang lại cho các cháu rất nhiều lợi ích
cả về mặt sức khỏe, giáo dục lẫn văn hóa xã hội. Có kĩ năng sống sẽ giúp các trẻ
sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý
thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và
hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng.


17

1.2.5. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi
Giáo dục kĩ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế
nào là sai, cũng không phải là truyền cho trẻ những lời hay ý đẹp mà sáo rỗng.
Mà phương pháp GDKNS cho trẻ mầm non cần phải tạo điều kiện cho trẻ được
trải nghiệm, tìm tịi, khám phá mơi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa
dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “học mà
chơi, chơi mà học”, chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục nhằm kích thích và
tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiêm và sáng tạo ở các khu vực hoạt
động một cách vui vẻ. Cần giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những
giải pháp khác nhau. Quyết định phải tự xuất phát từ nhận thức của trẻ. Nhóm
phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bao gồm: Nhóm phương
pháp trực quan, nhóm phương pháp dùng lời, nhóm phương pháp thực hành.
1.2.5.1. Nhóm phương pháp trực quan
Nhóm phương pháp trực quan bao gồm các phương pháp như: làm mẫu,
phương pháp làm cùng, phương pháp nêu gương. Những phương pháp này giúp
trẻ quan sát, bắt chước / tập thử, thực hành thường xuyên những kĩ năng sống

cần hình thành.
- Phương pháp làm mẫu: Cô hướng dẫn làm mẫu chậm rãi, rõ ràng, chỉ
dẫn ân cần để trẻ tri giác được trọn vẹn, chính xác kĩ năng sống cần hình thành,
đồng thời giải thích cho trẻ hiểu tại sao phải làm như vậy.
- Phương pháp làm cùng: Cô xác định kĩ năng sống cùng làm với trẻ, nói
tên kĩ năng sống với trẻ, làm đến đâu chỉ dẫn đến đó cho trẻ làm theo. Làm cùng
được thực hiện trong những thời điểm và tình huống thích hợp với kĩ năng sống
cần hình thành. Ví dụ như: cùng ăn bằng đũa để trẻ làm theo, cùng cho vật nuôi
ăn để tập kĩ năng chăm sóc vật ni, cùng khiêng ghế để tập kĩ năng hợp tác.
- Phương pháp nêu gương:Cô thể hiện kĩ năng sống trong tình huống
thích hợp để trẻ quan sát thấy, bắt chước được mà làm theo.
1.2.5.2. Phương pháp dùng lời


18

Nhóm phương pháp dùng lời bao gồm các phương pháp trò chuyện, giảng
giải ngắn. Những phương pháp này giúp trẻ huy động tối đa những kinh nghiệm
đã có, giải thích và khích lệ trẻ vui vẻ, hào hứng thực hiện kĩ năng sống.
- Phương pháp trị chuyện: Cơ sử dụng truyện kể, đồng dao, ca dao, tục
ngữ, tình huống sinh hoạt hàng ngày, hệ thống câu hỏi để trò chuyện với trẻ về
kĩ năng sống: Kể cho trẻ nghe, cho trẻ kể lại, hát cho trẻ nghe, cho trẻ hát hị
theo ý thích, hỏi mong muốn của trẻ, trẻ nói lên mong muốn của mình.
- Phương pháp giảng giải ngắn: Cô dựng lời giảng giải ngắn gọn, đầy đủ,
dễ hiểu với trẻ, mang tính vui nhộn, hài hước để lơi kéo niềm thích thú của trẻ,
ân cần, cởi mở để thuyết phục trẻ. Hành động mẫu, hành động mô phỏng nên rõ
ràng, chuẩn mực. Tranh ảnh về kĩ năng sống cần được thể hiện một cách rõ
ràng, đơn giản, tập trung vào kĩ năng sống đang hướng dẫn. Tránh thể hiện tranh
cầu kì, rườm rà, nhiều yếu tố gây nhiễu cho KNS đang hướng dẫn trẻ.
1.2.5.3. Phương pháp thực hành

Nhóm phương pháp thực hành bao gồm các phương pháp trải nghiệm, trò
chơi, giao việc. Những phương pháp này giúp trẻ bắt chước, tập thử, và tích cực
thực hành thường xuyên các kĩ năng sống.
- Phương pháp trải nghiệm: Cô không áp đặt mà tơn trọng trẻ như khuyến
khích trẻ tự tập, thực hiện KNS thường xuyên, bằng nhiều cách riêng. Người
hướng dẫn hướng dẫn làm “thang đỡ” cho trẻ: Tỏ rõ mối đồng cảm, yêu thương
trẻ, luôn quan sát, bao quát để sẵn sàng và tận tình giúp đỡ khi trẻ cần như giải
thích những điều trẻ hỏi, đưa ra lời khun, lời đề nghị trong tình huống trẻ
khơng tự giải quyết được, không ra lệnh, hối thúc, giận dữ, sỉ vả trẻ. Trong quá
trình tập, thực hành kĩ năng sống người hướng dẫn cần đảm bảo an toàn về thể
chất và tinh thần cho trẻ.
- Phương pháp trò chơi: Cô xác định kĩ năng sống cần hướng dẫn trẻ,
chọn trị chơi phù hợp với kĩ năng sống đó. Lúc đầu người hướng dẫn nên chơi
cùng trẻ: Giới thiệu tên trị chơi, đóng một vai chơi, hành động theo vai. Nếu trị
chơi có lời ca thì vừa chơi vừa đọc cho trẻ đọc theo. Những trò chơi thường


19

được sử dụng để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo là trò chơi dân gian, trò
chơi sắm vai, trị chơi vận động. Mỗi loại trị chơi có cách sử dụng đặc trưng.
- Phương pháp giao việc: Cô nên chọn những việc vừa sức với trẻ, không
lạm dụng để bắt trẻ lao động quá sức. Khuyến khích trẻ thực hiện hàng ngày,
đều đặn vào những thời điểm nhất định trong chế độ sinh hoạt một ngày. Ví dụ:
Kĩ năng thu dọn bàn ghế sau khi học xong, kĩ năng dọn chăn gối sau khi ngủ dạy
đối với trẻ 4 - 5 tuổi.
1.2.6. Hình thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi
1.2.6.1. Thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày
Trong trường mầm non, việc GDKNS cho trẻ được thực hiện thông qua
chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ như: đón trẻ, thể dục sáng, giờ hoạt động

chung, hoạt động vui chơi, đi dạo, ăn trưa, hoạt động chiều trả trẻ,…những hoạt
động nối tiếp nhau và được lặp lại hằng ngày. Thông qua hoạt động hàng ngày
cô giáo thực hiện nhiều yêu cầu giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, dạy trẻ biết quan
tâm, tự tin, tự ý thức, tôn trọng mọi người xung quanh, giáo dục tinh thần tự lực,
tự giác, ý thức kỉ luật, trật tự trong sinh hoạt, hay những hành vi văn minh, giữ
gìn vệ sinh, giáo dục tình thương, quan hệ đoàn kết thân ái với bạn bè, biết yêu
mến và tơn trọng người lớn, tinh thần chăm sóc và giữ gìn của cơng cũng như
của riêng mình.
1.2.6.2. Thơng qua hoạt động vui chơi
Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua các hoạt động vui
chơi cho trẻ. Vui chơi là hoạt động chủ đạo trong các trường lớp mầm non, qua
vui chơi giúp trẻ phát triển, trẻ em tiếp thu rất tốt khi vui chơi. Trẻ em học hỏi,
tiếp thu hiểu biết và các kĩ năng căn bản qua các cuộc chơi và các kinh nghiệm
đơn giản hàng ngày. Việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ khơng chỉ giúp
hình thành khả năng vui đùa mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển
những kĩ năng sống.
Các trị chơi đều có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội kiến thức như: Qua trò chơi
phân vai theo chủ đề, khi chúng ta quan sát một trò chơi rất đơn giản mà trẻ em
có thể thực hiện như trò chơi bán hàng, trẻ đã lĩnh hội được những giá trị nhất


20

định khi phân vai cho chính mình. Ví dụ: Với trị chơi bé đóng vai làm một bác
sĩ, một bác sĩ vẻ mặt nghiêm trang, mời bệnh nhân vào, để ống nghe lên tai, tay
cầm ống nghe ấn vào lưng vào ngực bệnh nhân, nói rằng cháu bị cảm rồi ghi
đơn thuốc và đưa ra những lời dặn dò to vẻ rất thuần thục. Các trò chơi với đất
nặn lại giúp cho trẻ phát huy trí tưởng tượng cũng như kĩ năng khéo léo của bàn
tay, hay với các trò chơi vận động, giúp trẻ phát triển thể lực, biết phối hợp sự
vận động, tăng cường khả năng phản xạ, sự nhanh nhẹn. Chính những trị chơi

này đã dạy cho trẻ những kĩ năng sống rất cần thiết và sự tưởng tượng rất phong
phú, giúp trẻ hình thành những tư duy logic rất cần trong các hoạt động tổ chức
trò chơi, hay một tình huống nhỏ xảy ra trong khi chơi.
1.2.6.3. Thông qua hoạt động học
Việc giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động học tập, được thực hiện
thông qua việc phát triển nhận thức của trẻ, nhằm trau dồi cho trẻ những tri thức
cần thiết về cuộc sống xung quanh, nhờ đó trẻ biết gắn bó với quê hương, biết
yêu quý người lao động, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, có những hành vi văn
minh, làm giàu vốn tri thức về cuộc sông của trẻ, thông qua các hình tượng nghệ
thuật, giáo dục tình cảm về đất nước, con người, thiên nhiên, nhờ đó trẻ có thêm
những tri thức và những kinh nghiệm về cuộc sống, phân biệt được các điều tốt
và điều xấu … thông qua các hoạt động học trẻ trở nên có ý thức kỉ luật, kĩ
năng, biết chủ động tự lực vượt qua những khó khăn để hồn thành nhiệm vụ
được giao.
1.2.6.4. Thơng qua hoạt động lao động
Cơ có thể cho trẻ cho trẻ lao động tự phục vụ (vệ sinh cá nhân, ăn, uống,
mặc, ngủ,...) làm việc vặt trong gia đình (quét nhà, nhặt rau, bóc lạc, tẽ ngơ, rót
nước, tìm đồ vật, dọn dẹp nhà cửa,...), chăm sóc vật ni (lấy thức ăn cho mèo,
quãi thóc cho gà ăn, vịt, rút rơm cho trâu bị,...), chăm sóc cây trồng (nhổ cỏ,
tưới cây, tỉa lá, tìm sâu, xới đất, phủ rơm cho cây...), trực nhật,...để tập các kĩ
năng tự phục vụ, quản lí thời gian, tự trọng, hợp tác, kiên trì, trách nhiệm...


21

1.2.6.5. Thơng qua hoạt động tham quan
Cơ có thể cho trẻ làm quen với thế giới đồ vật, phương tiện giao thông,
cây cối, con vật, hiện tượng thiên nhiên, thời tiết, nghề nghiệp... thông qua thực
nghiệm, quan sát, so sánh, phân nhóm, phân loại,... Nên tạo cho trẻ mơi trường
khám phá, chấp nhận ý tưởng của trẻ mà không chê bai, khuyến khích trẻ giải

quyết vấn đề theo nhiều cách, cho trẻ có đủ thời gian khám phá. Cơ cho trẻ tích
cực sử dụng những giác quan để khám phá, lời nói để miêu tả sự vật, thực hiện
các hoạt động đa dạng, cùng làm khi trẻ gặp khó khăn. Hoạt động giáo dục này
tập cho trẻ các kĩ năng sáng tạo, mạo hiểm, đương đầu với khó khăn, chấp nhận
thử thách, tìm kiếm sự giúp đỡ, ham hiểu biết.
1.2.6.6. Thơng qua hoạt động ngồi trời
Ở hoạt động này cơ có thể cho trẻ làm quen với thế giới xunh quanh, tiếp
cận một cách gần gũi và năng động hơn, có thể dạy trẻ kĩ năng hợp tác nhóm
thơng qua các chủ đề theo tháng, có thể cho trẻ chơi các trò chơi để thể hiện sự
hợp tác và phối hợp ăn ý với nhau trong q trình chơi. Thơng qua đó giáo dục
kĩ năng sống cần và đủ trong q trình chơi.
Có rất nhiều hình thức để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Tuy nhiên, trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tơi chỉ nghiên cứu hình thành KNS cho trẻ
trong hoạt động chủ đích của khám phá môi trường xung quanh.
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kĩ năng sống
Để đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng GDKNS nói
riêng cần phải xem xét các yếu tố sau:
* Yếu tố chủ quan
- Đặc điểm nhân cách trẻ: Trẻ 4 - 5 tuổi đã hình thành nhân cách, cho nên
trẻ có khả năng khám phá và hiểu được khả năng của mình, hiểu được thái độ
của những người xung quanh, có phản xạ vui, buồn về thành cơng và thất bại
của mình. Tuy nhiên những KN, kiến thức của trẻ chỉ mới ở mức độ đơn giản.
Trong giai đoạn tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu biết hành động theo mục đích,
biết lập kế hoạch để thực hiện, tuy nhiên trẻ chưa biết đánh giá kết quả.


22

Tư duy logic cũng xuất hiện ở độ tuổi này, trẻ có khả năng lĩnh hội một số
khái niệm khoa học đơn giản, vì vậy khi dạy trẻ thì người lớn cần kết hợp với lời

giải thích.
- Sự hình thành ý thức và tự ý thức: Ở lứa tuổi này trẻ đã tự ý thức được
về bản thân, về những ưu, khuyết điểm của mình mà khơng cần sự đánh giá của
người lớn, trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực,
quy tắc của xã hội.
- Đặc điểm nhận thức của trẻ 4 - 5 tuổi: Nhận thức của trẻ cịn mang nặng
cảm tính và tính trực quan hành động nên trẻ chỉ tập trung, chú ý, ghi nhớ và tái
tạo những sự vật, hiện tượng mới lạ, hấp dẫn ngộ ngĩnh… Vì vậy, trong giáo
dục trẻ cần có những đồ dùng trực quan đẹp mắt, những tình huống cụ thể…có
như vậy những kĩ năng, kiến thức mới ăn sâu vào tâm trí trẻ.
Trẻ có khả năng tổng hợp, phân tích và khái qt hóa những dấu hiệu bên
ngoài, khả năng vận dụng những điều đã biết vào thực tế cuộc sống được nâng
sâu và rộng hơn.
* Yếu tố khách quan
- Q trình và mơi trường học tập: Môi trường học tập cần phải lành
mạnh, an tồn và có khả năng bảo vệ. Tiếp cận KNS là cách tiếp cận dựa trên cá
nhân và khả năng hành động của người đó. Để cách tiếp cận đó hiệu quả thì cần
phải coi trọng mơi trường giáo dục khơng chỉ trong nhà trường mà cịn ở gia
đình và trong cộng đồng. Cần phải kết hợp đào tạo KNS với các điều kiện bổ
sung như: chính sách phát triển một môi trường tâm lý xã hội thuận lợi và gắn
với các dịch vụ của cộng đồng.
- Gia đình: Gia đình là người đặt nền móng cho mọi sự phát triển của trẻ,
chính vì vậy chúng ta cần phải tạo mọi điều kiện cho trẻ được tham gia vào các
hoạt động cùng mọi người xung quanh trẻ, và phải tạo mọi điều kiện để trẻ có
thể trải nghiệm.
- Nhà trường: Điều kiện giáo dục tốt thì hiệu quả mới cao. Do vậy, nhà
trường cần phải cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho quá
trình giáo dục trẻ. Như chúng ta biết, trung tâm của mọi việc giáo dục là sự



23

tương tác giữa người dạy và người học, điều đó có nghĩa là chất lượng được tạo
ra trong q trình này, để việc GDKNS cho trẻ có hiệu quả thì người giáo viên
cần phải có năng lực, hiểu biểt và phải thường xuyên thay đổi cách dạy, phong
cách học, các phương pháp khác nhau để thu hút sự tham gia của trẻ vào các
hoạt động do cô giáo tổ chức.
Bên cạnh đó nhà trường cần chủ động phối hợp với gia đình trẻ, để có sự
giáo dục thống nhất.
- Xã hội: Sự phát triển của trẻ cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự phát
triển của xã hội, xã hội có phát triển thì mới tạo điều kiện cho con người phát
triển, các hoạt động trong xã hội hay những mối quan hệ với cộng đồng, với mọi
người xung quanh…cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Do đó,
chúng ta cần phải tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động của xã
hội và thể hiện khả năng của mình, qua đó trẻ có thêm nhiều kiến thức và kĩ
năng hơn để tham gia hiệu quả vào các hoạt động của xã hội.
1.3. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá
khoa học về môi trường xung quanh
1.3.1 Khái niệm môi trường xung quanh
Môi trường xung quanh là tập hợp tất cả các yếu tố của tự nhiên và xã hội
bao quanh trẻ em, có quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống, đến sự tồn tại và phát triển của trẻ em
1.3.2. Hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh là phương
tiện hiệu quả để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi
Hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh là một trong
những hoạt động mang tính đặc thù của trẻ được tổ chức ở trường mầm non. Với
nhiều chủ đề, chủ điểm phong phú, đa dạng khác nhau như: Gia đình của bé, q
hương - thủ đơ Hà Nội, tết và mùa xuân… hoạt động khám phá khoa học về môi
trường xung quanh được coi là phù hợp nhất để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
Thứ nhất hoạt động làm quen với môi trường xung quanh giáo dục ý thức

về bản thân cho trẻ bao gồm những kĩ năng như: Tự nhận thức, tự bảo vệ, tự
phục vụ, tự lực, tự tin, tự trọng hay cách ăn uống ăn mặc nói năng. Ví dụ như:


24

Khi học xong trẻ có thể tự nhận thức được mối nguy hiểm từ bên ngồi và tự
bảo vệ mình khỏi kẻ xấu xâm hại, bắt cóc. Trẻ sẽ học được cách tự phục vụ bản
thân như: Chải tóc, gập quần áo, lấy balo, xếp giày dép gọn gàng. Thói quen tạo
tính cách, tính cách tạo nên hành vi, và hành vi sẽ tạo nên số phận con người.
Vậy nên việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ nhỏ là cực kì tốt và đúng
đắn hơn bao giờ hết.
Thứ hai hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ hình
thành cho trẻ các quan hệ xã hội: Thân thiện, yêu thương, biết ơn, tôn trọng... Ví
dụ khi bạn bị ốm thì trẻ biết lấy nước cho bạn, vỗ về an ủi bạn đỡ mệt và bảo cơ
giáo để cơ giáo có thể xử lý kịp thời. Hay là trong quá trình học tập, rèn luyện
trẻ có thể thân thiện hơn với nhau, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi khi cần. Biết
cùng nhau cố gắng để tạo nên một tác phẩm hay một bài tập hoàn chỉnh.
Thứ ba hoạt động cho trẻ làm quen với mơi trường xung quanh giúp trẻ
hình thành các KN giao tiếp như: hòa nhã, cởi mở, hiệu quả. Trẻ được tiếp xúc,
được học tập và nô đùa với nhau sẽ có tác dụng rất tốt để trẻ có thể cởi mở với
nhau. Ln thích được đi học để gặp bạn, gặp cô. Sẽ làm khoảng cách giữa các
trẻ trở nên gần nhau hơn, tránh được những xung đột thường xảy ra khi trẻ
không khéo léo giao tiếp.
Thứ tư hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ
thực hiện công việc một cách lôgic: Trẻ biết hợp tác với nhau để thỏa thuận mục
đích, phân cơng vai trị, thực hiện đúng vai trị, giúp đỡ, tìm kiếm sự giúp đỡ;
hay biết cùng nhau vượt khó chấp nhận, từ chối thử thách, đối mặt với khó khăn,
giải quyết vấn đề, chấp nhận - bỏ qua thất bại, hài lịng với thành cơng. Như khi
cơ dạy trẻ thao tác chải đầu, những trẻ chưa theo kịp sẽ hỏi những bạn đã biết,

cùng nhau giúp đỡ để có thể hồn thành bài tập, đơi khi học bạn bè cùng trang
lứa sẽ hiệu quả hơn việc cơ nói rất nhiều.
Thứ năm hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh sẽ giúp
trẻ ứng phó với các thay đổi: Trẻ biết sáng tạo, biết chấp nhận mạo hiểm, trở nên
ham hiểu biết hơn. Khi học được các kĩ năng tự phục vụ mình ở trường thì về
nhà bé có thể làm cho mẹ, cho người thân của mình như: Chải tóc và buộc tóc


25

cho mẹ, đơi khi cịn có thể sáng tạo hơn kết tóc cho mẹ nữa. Trẻ ham biết, ham
làm nhiều sẽ giúp trẻ phát triển và hoàn thiện một cách xuất sắc.
Vậy nên thông qua hoạt động khám phá khoa học về mơi trường xung
quanh trẻ có thể nhận thấy rằng: Bằng sự nỗ lực và những khả năng tìm tịi, học
hỏi của mình trẻ có thể sẽ cùng người lớn góp phần làm đẹp cuộc sống, bảo vệ
mơi trường xung quanh của chính mình và những người thân. Như vậy, hoạt
động KPKH Về MTXQ là phương tiện hữu hiệu nhất để GDKNS cho trẻ 4 - 5
tuổi ở trường mầm non.
1.3.3. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động khám
phá khoa học về môi trường xung quanh
* Đối với trẻ mầm non khi GDKNS cho cần:
- GDKNS phải xuất phát từ tình cảm.
- GDKNS khơng được dập khn mà phải hình thành kĩ năng trong các
tình huống cụ thể.
- Thay đổi trạng thái của các em từ bị động sang chủ động.
- Gắn liền kĩ năng với tình huống thực hành.
- Đưa ra gợi ý nhưng để trẻ được lựa chọn các giải pháp khác nhau.
- Gắn liền các nhóm kĩ năng cá nhân và kĩ năng xã hội.
- Luôn đặt cá nhân trẻ trong cộng đồng khi xử lý tình huống.
- Củng cố duy trì các kĩ năng thơng qua suy nghĩ và hành vi.

1.3.4. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động khám phá
khoa học về môi trường xung quanh
Đối với trẻ mầm non, kĩ năng sống phải giúp trẻ nhận thức được bản thân,
tự tin, tự lực, biết làm một số việc đơn giản, biết thể hiện tình cảm, sự chia sẻ,
hợp tác, kiên trì vượt khó, ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và
môi trường.
Việc GDKNS cho trẻ thông qua hoạt động KPKH về MTXQ ở trường
mầm non bao gồm một số nội dung chính sau:


×