Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 102 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan
tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách phát triển hàng đầu, là bệ phóng
đưa đất nước vươn lên tầng cao của các dân tộc văn minh trên thế giới. Giáo
dục mầm non giữ vai trò quan trọng, là khâu đầu tiên trong giáo dục quốc dân
với mục tiêu: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học
lớp 1”. Điều đó cũng chứng minh giáo dục thể chất là một phần không thể
thiếu của giáo dục toàn diện, là mục tiêu hàng đầu trong việc giáo dục trẻ em
lứa tuổi tiền học đường.
Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, dựa vào đặc điểm
phát triển tâm sinh lý và vận động của trẻ, người ta đã nghiên cứu và lựa
chọn ra một hệ thống bài tập thể chất bao gồm các bài tập thể dục, trò chơi
vận động, một số bài tập thể thao và du lịch thể thao làm nội dung giáo dục
thể chất.
Bài tập vận động cơ bản nằm trong hệ thống các bài tập thể chất được
xây dựng từ các vận động cơ bản, chiếm một vị trí quan trọng trong chương
trình phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo. Khi thực hiện các bài tập vận động
cơ bản sẽ thu hút đa số các cơ bắp hoạt động, đẩy mạnh quá trình hoạt động
sinh lý và nâng cao hoạt động sống của toàn bộ cơ thể. Ngoài ra cịn phát triển
khả năng định hướng trong khơng gian, thời gian, trong hoạt động tập thể.
Bên cạnh đó, bài tập vận động cơ bản cịn góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ,
giáo dục về cái đẹp khi vận động, tính chính xác và tính biểu cảm.
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn cũng chứng minh việc thực hiện các bài
tập vận động cơ bản chính là con đường để hình thành, phát triển các kỹ năng
vận động cơ bản. Để giải quyết vấn đề này người ta có thể tiến hành dưới
nhiều hình thức khác nhau: thể dục sáng, dạo chơi, tiết thể dục, trò chơi vận



2

động… Trong đó các trị chơi vận động được xem như một hình thức, một
phương pháp để hồn thiện các kỹ năng vận động cơ bản và các tố chất thể
lực. Với luật chơi dễ hiểu, nội dung hấp dẫn, trò chơi vận động thu hút rất
nhiều trẻ em. Khi tham gia vào trò chơi vận động, trẻ tự điều chỉnh được nhịp
điệu, lượng vận động và loại trừ được sự mệt mỏi, căng thẳng trong cơ thể.
Trò chơi vận động còn tác động đến hệ thần kinh, các quá trình hưng phấn và
ức chế được cân bằng. Bên cạnh đó trị chơi vận động cịn làm thỏa mãn ở trẻ
những cảm giác mới lạ, thích thú sau mỗi lần chơi. Để trẻ mẫu giáo nói chung
và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng có kỹ năng vận động cơ bản thì phải cần đến một hệ
thống các biện rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ thông qua các trò
chơi vận động giúp trẻ nắm vững cách thức chơi, biết phối hợp các động tác
vận động một cách nhanh nhẹn, chính xác và phản xạ linh hoạt trong q trình
tham gia vào trị chơi.
Thực tiễn giáo dục mầm non cho thấy: vấn đề rèn luyện kỹ năng vận
động cơ bản cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ lứa tuổi từ 4 đến 5 tuổi đã được quan
tâm, song vẫn chưa có những biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục thể chất trong đó có việc rèn luyện kỹ năng vậng cơ bản cho trẻ.
Thực trạng này còn do nhiều nguyên nhân chi phối đến như: thiếu thiết bị
dụng cụ, trình độ giáo viên cịn hạn chế, số trẻ trong một lớp vượt quá chỉ tiêu
quy định… làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ
bản cho trẻ em lứa tuổi này.
Xuất phát từ những cơ sở trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi
thơng qua trị chơi vận động”.


3


2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Về lý luận
Làm rõ cơ sở lý luận về kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi, vai
trò của trò chơi vận động trong việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho
trẻ 4 – 5 tuổi thơng qua trị chơi vận động.
2.2. Về thực tiễn
Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 –
5 tuổi thơng qua trị chơi vận động.
Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên ngành giáo dục mầm
non và giáo viên mầm non quan tâm đến vấn đề rèn luyện kỹ năng vận động
cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi thơng qua trị chơi vận động.
3. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận
động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi thơng qua trị chơi vận động.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho
trẻ 4 - 5 tuổi thơng qua trị chơi vận động.
- Đề xuất biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi
thơng qua trị chơi vận động.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả của các
biện pháp đã đề ra.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi thông
qua trò chơi vận động.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn và điều kiện hạn hẹp chúng tơi chỉ nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số kỹ năng vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy, ném, bò.



4

- Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi
thông qua trò chơi vận động.
- Đề tài tiến hành nghiên cứu tại một số trường mầm non trên địa bàn
Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tập hợp, đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống các nguồn tài
liệu, các đề tài nghiên cứu,…liên quan đến đề tài.
6.2. Phương pháp khảo sát
Sử dụng phiếu khảo sát đối với giáo viên nhằm tìm hiểu nhận thức của
giáo viên về việc rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi thơng qua trị
chơi vận động.
6.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát nhằm tìm hiểu những biện pháp tác động của giáo viên và trẻ
thực hiện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi
vận động.
6.4. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, đàm thoại trực tiếp với giáo viên giảng dậy để bổ sung các số
liệu nghiên cứu bằng an-ket và thực nghiệm sư phạm.
6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Áp dụng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 5 tuổi thơng qua trị chơi vận động nhằm chứng minh giả thuyết.
6.5 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, phân tích kết quả khảo
sát và thực nghiệm sư phạm.



5

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
Trò chơi là một chủ đề được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm
đến và nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau, song để đi đến sự thống nhất
và đưa một khái niệm cụ thể về trị chơi thì chưa có.
Trị chơi là một khái niệm khó định nghĩa vì nó là q trình sống động, phát
triển và thay đổi chơi, trị chơi là từ đa nghĩa trong tiếng Việt cũng như nhiều
thứ tiếng khác nhau trên thế giới.
Trong cuốn “Tâm lý học trị chơi” Tiến sĩ tâm lý học B.D.El-cơ-nhin
(Liên Xơ) đã dành những trang đầu tiên để giới thiệu sự phong phú về nghĩa
của từ chơi trong tiếng Nga và một vài thứ tiếng khác. Từ chơi có nghĩa là
giải trí, vui chơi, có nghĩa là sử dụng nhạc cụ - chơi đàn; chỉ một cảnh đẹp
mặt trời chơi đùa trên sóng...
Trong Websters New World Dictionary (1972) có 59 định nghĩa cho từ
“play”. Trong đó có chơi đóng kịch, chơi đàn, chơi chữ, chạy lòng vòng... Từ
“chơi” trong từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 1994
của trung tâm từ điển Nhà xuất bản giáo dục - được xuất bản với sáu nghĩa
cơ bản sau: Hoạt động giải trí ; dùng làm thú vui, tiêu khiển ; có quan hệ thân
thiết cùng chung thú vui; hoạt động chỉ nhằm chơi khơng nhằm mục đích gì
khác (trẻ con chơi đùa); chỉ trẻ em khỏe không ốm; hành động khơng gây hại
cho người khác xem như trị vui.[19]
Trị chơi có mặt trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người ở
mọi lứa tuổi. Với trẻ nhỏ, trò chơi làm nên nội dung cuộc sống của trẻ. Nhiều
nhà nghiên cứu đã gọi trò chơi và đồ chơi là những phép nhiệm màu của thế
giới. Loài người đã ra đời bao nhiêu năm thì trị chơi cũng có bấy nhiêu năm.



6

Trị chơi rất đáng tơn trọng, vì nó chứa chất những khả năng cực lớn mà
trước đây đôi khi các nhà giáo dục không nhận thấy được hết.
Mọi đứa trẻ bình thường đều ham chơi. Trị chơi chuẩn bị cho trẻ vào
cuộc sống, lao động. Có nhiều bậc cha mẹ đã phạm sai lầm khi thấy con
mình ham chơi, họ đã ra sức thay thế trò chơi của con trẻ bằng việc bắt buộc
trẻ phải làm những việc nghiêm túc hơn.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo.
Khi biên soạn về phần lý luận trị chơi các nhà bác học Xơ-viết đã nghiên
cứu và sử dụng những tác phẩm của các nhà tư tưởng lớn, các nhà giáo dục
tiến bộ trước đây như Cơ-men-xki, Rút-xơ, U-oen..., v.v. là những người cho
rằng, trị chơi là phương tiện để phát triển toàn diện cho trẻ.
Nhà giáo dục học người Nga K.D.U-sim-xki đã chỉ cho chúng ta quan
điểm duy vật đối với bản chất của trò chơi trên cơ sở nhấn mạnh trước hết là
khả năng của nó đối với hoạt động. Ơng đã nói rằng các trò chơi của trẻ em,
sống trong những điều kiện khác nhau cũng phải khác nhau.
N.K. Cơ-rúp-xkai-a và A.X. Ma-ca-ren-cô cũng đã phát triển khá nhiều
nội dung của học thuyết duy vật về trò chơi. Trên cơ sở cho rằng trò chơi là
nhu cầu của một cơ thể đang phát triển, N. K.Cơ-rúp-xkai-a đã chứng minh
tính chất có ý thức, có mục đích của nó và đã cho thấy rằng trò chơi là một
phương tiện làm cho đứa trẻ phát triển toàn diện. Theo ý kiến của N.K.Cơrúp-xkai-a, cái chủ yếu trong trị chơi là q trình xây dựng kế hoạch và
thực hiện mục tiêu đề ra. “Những trò chơi trẻ thích nhất và cần thiết nhất
đối với các em là những trò chơi mà mục tiêu là do các em tự đề ra: Xây
dựng một ngôi nhà, được chơi, cùng nhau chơi nấu ăn...”.Quá trình chơi là
ở chỗ thực hiện mục tiêu ấy: đứa trẻ xây dựng kế hoạch, rồi lựa chọn
phương pháp thực hiện. Qua đó trí tưởng tượng của trẻ sẽ được phát triển
ngày một phong phú hơn.[20]

Khi xác định sự, khác nhau giữa trò chơi và lao động A.X. Ma-ca-rencô đã nhấn mạnh những nét tâm lý chung của trị chơi và lao động, ơng đã
chứng minh rằng không nên bỏ qua sự khác nhau giữa trò chơi và lao động


7

như nhiều người đã làm. Một trò chơi tốt giống như một cơng việc tốt và
ngược lại. Trong một trị chơi tốt cũng cần có sự nỗ lực suy nghĩ và một sự
tiêu hao sức lực giống như trong lao động. Một trò chơi tốt là một trò chơi
mà ở trong đó đứa trẻ hoạt động tích cực, độc lập suy nghĩ, xây dựng và khắc
phục khó khăn dưới hình thức vừa sức. Tất cả những cái đó làm cho trò chơi
giống như lao động và chuẩn bị cho lao động.
A.X.Ma-ca-ren-cơ đã giải thích ngun nhân làm cho trẻ em thích thú
trị chơi là ờ chỗ trị chơi xuất phát từ nội dung của nó, là một hoạt động địi
hỏi con người phải suy nghĩ sáng tạo, linh lợi, khôn ngoan. Niềm vui ở đây
cũng giống như niềm vui trong lao động. Đó là niềm vui sáng tạo, niềm vui
chiến thắng.
Trong các trò chơi của trẻ em, người ta phân biệt ra làm hai loại trò chơi:
Loại trò chơi thứ nhất là trị chơi sáng tạo hay trị chơi đóng vai; loại thứ hai là trị
chơi có kèm theo các luật lệ. Trong các trò chơi sáng tạo các em mô tả những
biến động trong cuộc sống theo sự mong muốn của mình, đảm nhận đóng các
loại vai khác nhau. Các trò chơi kèm theo luật lệ thuộc loại trò chơi với nội dung
đã có sẵn, trong đó đề ra các luật lệ buộc những người chơi phải tuân theo. Do
điều kiện và thời gian không cho phép đề tài này xin được trình bày về vai trị của
trị chơi vận động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung trong đó có
việc củng cố các kỹ năng vận động cơ bản.
Những tư liệu lịch sử đã xác nhận rằng ngay từ nửa cuối thế kỷ XVII
những tư tưởng tiến bộ về giáo dục thể chất cho trẻ đã được E-pi-pha-nhi
Slo- ven-nhe-ski trình bày như sau: Nền giáo dục thể dục thể thao đúng đắn
cần phải phối hợp với việc rèn luyện cơ thể cho trẻ với việc thường xuyên

cho trẻ tiếp xúc ngoài trời. Các nhà hoạt động tiến bộ xã hội như: I.I Bécskoi; N.I.No- vi-kốp; A.N Ra-di-sép đã cho rằng giáo dục thể lực có liên
quan chặt chẽ với giáo dục trí óc và giáo dục lao động.[20]
Trong sự phát triển vận động của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo thì trị chơi vận
động chiếm một vị trí quan trọng. Ưu thế của các trò chơi vận động so với
các động tác thể dục thể thao khác là ở chỗ nó làm thoả mãn cảm xúc, tạo ra


8

sự lôi cuốn đặc biệt, động viên được sức lực và trí tuệ của trẻ, đem lại sự vui
sướng, thoả mãn, tính chất vận động của nó tác động đến nhiều nhóm cơ; sự
hoạt động mn vẻ khác nhau sẽ loại trừ được sự mệt mỏi, căng thẳng, tự
bản thân trẻ sẽ có khả năng điều chỉnh được nhịp điệu và năng lượng vận
động, xuất hiện sáng kiến cá nhân và phát triển các tố chất tâm lý - sự dũng
cảm, kỷ luật, sự nhanh trí, v.v.
Trị chơi vận động ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực toàn diện và bảo
vệ sức khoẻ cơ thể trẻ. Sự hoạt động tích cực của trẻ trong q trình chơi
kích thích trạng thái hoạt động của cơ thể: đẩy mạnh tất cả các chức năng
quan trọng và phản ứng trao đổi chất.
Sự hoạt động mn hình mn vẻ của trị chơi lơi cuốn tất cả các nhóm
cơ bắp làm việc, tăng cường hệ tuần hoàn, phổi phải hoạt động lên để đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của cơ thể, nâng cao trương lực sống. Vận động
tích cực rèn luyện hệ thần kinh của trẻ, làm hoàn thiện và cân bằng các quá
trình hưng phấn và ức chế.
Khi chơi trẻ sử dụng những vận động cơ bản : đi, chạy, nhảy, ném,
trườn, bò, trèo...vào trò chơi. Đây là những hoạt động hết sức cần thiết của
con người trong cuộc sống. Với trẻ mầm non khi những vận động cơ bản này
đạt đến mức độ kỹ năng sẽ giúp trẻ vận động hết sức dễ dàng trong mọi hồn
cảnh. Bên cạnh đó trẻ em cũng trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn hơn nhiều.
Trò chơi vận động là phương pháp để hoàn thiện kỹ năng vận động cho

trẻ. P.F. Léx-gáp cho rằng, khi chơi áp dụng tất cả những cái gì đã lĩnh hội
các trong buổi tập có hệ thống và vì vậy tất cả những vận động và sự tác
động cần phải phù hợp với thể lực, khả năng hiểu biết của người luyện tập và
được diễn ra với sự chính xác, khéo léo ở trình độ cao. Qua hoạt động chơi
trẻ sẽ phát triển khả năng giao tiếp, bước đầu biết ứng xử trong những hoàn
cảnh khác nhau với những đối tượng khác nhau trong những thời gian khác
nhau. Qua giao tiếp, vốn từ của trẻ sẽ được tăng lên và hoàn thiện dần việc
sử dụng. Đồng thời khả năng tư duy cũng được phát triển lơ-gíc hơn. Tất cả
những khả năng này chỉ được hình thành và phát triển dưới sự tác động của


9

nhà sư phạm.
Quan điểm này được các nhà giáo dục Xơ-viết tiếp tục phát triển (M.M
Cơn-tơ-rơ-vích, L.I.Mi-khai-lốp-va, A.L.Bư-cơ-va, T.I.Ơ-xơ-ki-na, N.N.Kilpi- ô, E.A.Chi-mô-pha-eva...) nghiên cứu phương pháp tổ chức trò chơi vận
động ở nhà trẻ, đã xác định nội dung và luật lệ tiến hành trị chơi vận động
cho các nhóm tuổi, xác định vai trò, nhiệm vụ của nhà sư phạm.
Trong các cơng trình nghiên cứu về hoạt động vui chơi của trẻ trước
tuổi đi học, Léx-gáp.P.F đã phân tích một cách khá sâu sắc về vị trí, vai trị
của trò chơi vận động như là các động tác để chuẩn bị cho trẻ bước vào cuộc
sống. Ông cho rằng, trò chơi vận động là phương tiện quan trọng để giáo dục
toàn diện cho trẻ, phát triển ở trẻ những phẩm chất đạo đức: thật thà, tự kiềm
chế, có tinh thần kỷ luật, lòng vị tha, sự đồng cảm, v.v...
Theo bác sĩ E.A.A-rô-kin: “Không thể phát triển sức khoẻ nếu thiếu
hoạt động, thiếu hứng thú đối với cuộc sống [1]. Các trị chơi tự do hoặc chơi
có luật lệ đều là những hoạt động hấp dẫn cuộc sống của trẻ. Là bác sĩ, tơi ca
ngợi trị chơi khơng chỉ vì trong đó trẻ thể hiện sự sáng tạo, thể hiện bản thân
trẻ đầy đủ nhất mà còn ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của trẻ”.[17]
Trò chơi tạo tất cả những điều kiện đề trẻ em biểu hiện nhu cầu tự nhiên

về hoạt động, nó tạo đầy đủ nhất cho trẻ em những rung động thực tế nhất và
quan trọng cho cuộc sống.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về trị chơi vận động.
Có thể tổng hợp các đề tài nghiên cứu được triển khai trong thời gian gần
đây như sau: Mai Văn Mn chủ biên “Trị chơi xưa và nay” (Nhà xuất bản
thể thao Hà Nội, 1989), TS Nguyễn Ánh Tuyết “Tổ chức hướng dẫn trẻ mẫu
giáo chơi” (NXB ĐHQGHN,1996), Th.S Bùi Thị Việt “Tổ chức trò chơi vận
động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”, Trần Đồng Lâm “Trò chơi vận động mẫu
giáo” (NXB TDTT, Hà Nội, 1980). Mai Văn Mn, Chu Quang Trú “Trị
chơi trẻ em” (NXB TDTT, Hà Nội, 1992)


10

PGS.TS. Nguyễn Ánh Tuyết đã phân tích vai trị chủ đạo của trò chơi
vận động và sự phát triển các phẩm chất nhân cách của trẻ. Bà đã khẳng định
trò chơi là con đường hình thành và rèn luyện kỹ năng vận động ở trẻ, đặc
biệt trò chơi vận động địi hỏi phải có kỹ năng vận động cơ bản. PGS. TS
Nguyễn Ánh Tuyết nhấn mạnh rằng: cũng như các trò chơi khác, trò chơi vận
động rất phong phú và sự phân loại chúng chỉ mang tính chất tương đối.
Phần lớn các cơng trình nghiên cứu liên quan đên trẻ em chỉ tập trung
vào việc khai thác trị chơi có luật. Đến nay vẫn chưa có cơng trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa sự lĩnh hội kỹ năng vận
động cơ bản trong quá trình học tập với sự phát triển của chúng trong các trò
chơi vận động, cũng như thiết kế và lựa chọn các biện pháp để rèn luyện kỹ
năng vận động cơ bản cho trẻ thơng qua trị chơi vận động.
1.2. Kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi
1.2.1. Khái niệm vận động cơ bản và kỹ năng vận động cơ bản
* Khái niệm vận động cơ bản

Vận động cơ bản là những vận động cần thiết đối với con người trong cuộc
sống, được sử dụng trong những hoạt động và hoàn cảnh khác nhau như khi di
chuyển đi, chạy, nhảy; khắc phục khó khăn; nhảy qua rãnh nước, leo, trèo, ném…
* Khái niệm kỹ năng vận động cơ bản
Kỹ năng vận động là năng lực giải quyết nhiệm vụ vận động trong điều kiện
người học phải tập trung chú ý cao độ vào từng động tác của bài tập thể chất.
Xuất phát từ khái niệm kỹ năng vận động chúng tôi đưa ra khái niệm về kỹ
năng vận động cơ bản như sau:
Kỹ năng vận động cơ bản là năng lực giải quyết những nhiệm vụ vận động
cơ bản trong điều kiện người học phải tập trung chú ý cao độ vào từng động tác
của bài tập thể chất.
1.2.2. Phân loại vận động cơ bản
Dựa vào tính chu kỳ của bài tập vận động cơ bản, người ta phân chia
thành 2 loại bài tập: bài tập vận động cơ bản có chu kỳ và khơng có chu kỳ.


11

+ Bài tập vận động cơ bản có chu kỳ là những vận động khi thực hiện
chúng, toàn bộ cơ thể là một bộ phận nào đó của cơ thể khơng ngừng lặp lại
vị trí ban đầu như đi, chạy, bị, trườn.
Những bài tập vận động cơ bản có chu kỳ được hình thành và được tự
động hóa nhanh hơn nhờ sự lặp lại thường xuyên, liên tục chu kỳ của vận
động. Thơng qua đó, rèn luyện cảm giác nhịp điệu vận động cho trẻ.
Ví dụ: Thứ tự các bước trong vận động đi là sự luân phiên của việc
bước một chân ra trước và sau đó đến chân thứ hai bước tiếp ra trước, khi 2
chân đều chạm mặt đất là kết thúc một chu kỳ. Sau khi thực hiện xong chu kỳ
thứ nhất thì tuần tự thực hiện các chu kỳ tiếp sau:
+ Bài tập vận động cơ bản khơng có chu kỳ là những vận động khi thực
hiện chúng, khơng có sự lặp lại các động tác của người tập như ném, nhảy,…

Mỗi một chuyển động trong bài tập vận động khơng có chu kỳ đều có
tính liên tục nhất định của từng giai đoạn vận động, thực hiện theo một nhịp
điệu đã được xác định và kết thúc chỉ một lần.
Những vận động khơng có chu kỳ thường hình thành chậm hơn so với
vận động có chu kỳ, vì trong khi thực hiện vận động địi hỏi có sự phối hợp
động tác phức tạp hơn, sự chính xác và gắng sức hơn.
Bài tập vận động cơ bản khơng có chu kỳ thường hình thành bởi 3 giai
đoạn, được thực hiện nối tiếp nhau theo thứ tự nhất định.
Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực
hiện các vận động trong giai đoạn chính, đó là những động tác chuyển hướng
ngược lại khi thực hiện giai đoạn chính hay hàng loạt động tác nối tiếp nhau
phù hợp với hướng để chuẩn bị vận động trong giai đoạn chính.
Giai đoạn chính bao gồm những động tác giải quyết nhiệm vụ chính
của bài tập.
Giai đoạn kết thúc bao gồm động tác mang tính chất giảm dần cường độ
vận động của cơ thể, bảo vệ sự cân bằng và đưa cơ thể về trạng thái bình thường.
Ví dụ: Các giai đoạn của vận động ném.


12

+ Giai đoạn chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau, tay cùng phía với
chân sau cầm túi cát đưa cao lên đầu, thân người hơi ngả phía sau. Hoặc tay
cầm túi cát đưa ra phía trước, khi thực hiện ném thì tay vịng từ trước, xuống
dưới, ra sau, lên cao và ném mạnh túi cát về phía trước.
+ Giai đoạn chính: Dùng sức mạnh của tay và vai ném mạnh túi cát về
phía trước, đồng thời thân người hơi lao ra trước cùng với trọng tâm dồn chân
phía trước để hỗ trợ thêm một động tác tay.
+ Giai đoạn kết thúc: Theo quán tính thân người lao trước lên bước
chân về phía trước 1-2 bước. Sau đó trở về tư thế đứng tự nhiên.

1.2.3. Quá trình hình thành kỹ năng vận động cơ bản
Quá trình hình thành kỹ năng vận động cho trẻ mầm non diễn ra theo 3
giai đoạn.
Giai đoạn 1: Hình thành kỹ năng vận động đầu tiên
Mục đích: Giúp trẻ có những hiểu biết sơ bộ về các thành phần cơ bản
của kỹ thuật bài tập
Nhiệm vụ: Hình thành ở trẻ những biểu tượng tồn vẹn của bài tập, nắm
được các bước cơ bản của bài tập.
Cơ chế sinh lý: Diễn ra sự lựa chọn các phản xạ khơng có điều kiện để
hình thành các phản xạ có điều kiện vừa thu được, đồng thời hình thành
những phản xạ mới mà trẻ chưa có kinh nghiệm vận động. Trong khoảng thời
gian ngắn trẻ làm quen với các động tác mới mang tính chất khuếch tán của
q trình hưng phấn trong vỏ đại não, thiếu sự ức chế trong. Cuối giai đoạn
này là một hệ thống phản xạ vận động tương ứng với phần cơ bản của kỹ
thuật bài tập vừa tập được hình thành.
Đặc điểm: Trẻ thiếu tự tin trong lúc vận động, các cơ bắp đều căng hết
mức, dùng sức chư đúng giữa các bước của bài tập và thiếu sự liên tục, có
nhiều cử động thừa, thiếu chính xác về khơng gian và thời gian do quá trình
hưng phấn bị khuếch tán, lan truyền sang các trung tâm khác của cơ quan
phân tích vận động.
Giai đoạn 2: Học sâu từng phần của bài tập.


13

Mục đích: Chuyển kỹ năng thơ sơ ban đầu thành kỹ năng chính xác, chú
ý đến các chi tiết kỹ thuật.
Nhiệm vụ: Giúp trẻ nắm chắc hơn các phần cơ bản của kỹ thuật bài tập
đã học và các chi tiết của nó.
Cơ chế sinh lý: Sự ức chế phân biệt bên trong phát triển, hạn chế sự lan

truyền của các q trình hưng phấn. Vai trị của hệ thống tín hiệu thứ hai dần
được nâng cao, hồn thiện những vận động trong vỏ đại não, tạo ra những
mối liên hệ tạm thời phức tạp, nhờ việc lặp đi, lặp lại hệ thơng các phản xạ có
điều kiện của bài tập đã học, để dần tiến tới hình thành những định hình động
lực ở giai đoạn sau.
Đặc điểm: Trẻ hiểu nhiệm vụ và hành động của mình. Các kỹ năng vận
động được hình thành với đầy đủ các chi tiết của kỹ thuật bài tập, bắt đầu xuất
hiện các tố chất vận động, nhưng thường dao động. Trẻ biết dùng sức hợp lý
giữa các phần của bài tập, củng cố hệ thống phản xạ về bài tập vận động,
bước đầu biết phối hợp giữa tay và chân.
Giai đoạn 3: Củng cố và tiếp tục hoàn thiện kỹ năng vận động ổn định kỹ năng.
Mục đích: Chuyển những kỹ năng vận động đã học thành kỹ xảo vận
đơng (nếu có thể).
Nhiệm vụ: Củng cố kỹ thuật bài tập đã học, tiếp tục hoàn thiện các chi
tiết kỹ thuật của bài tập đó.
Cơ chế sinh lý: Hình thành định hình động lực của các mối liên hệ giữa
các phản xạ đã được hình thành, trong mối liên hệ tác động qua lại giữa hệ
thống tín hiệu, tín hiệu thứ nhất liên quan đến phản xạ có điều kiện được
thành lập trên cơ sở phản xạ khơng có điều kiện và hệ thống tín hiệu thứ hai
liên quan đến lời nói của giáo viên, tư duy của trẻ. Hệ thống tín hiệu thứ hai
giữ vai trò chủ đạo.
Đặc điểm: Trẻ nắm vững kỹ năng của bài tập vận động đã học, trẻ biết
tiết kiệm sức lực, tập thỏa mái tự nhiên, khơng gị bó, tập một cách tự do
chính xác.


14

Trẻ tự tin, tin tưởng vào hành động của mình và thực hiện nhiệm vụ một
cách tự giác, áp dụng được những vận dụng đó vào thực tế, khi dạo chơi, chơi

trị chơi vận động.
Q trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động ở lứa tuổi mầm non phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ nhận thức của trẻ, nội dung và cấu trúc của
động tác…
1.2.4. Sự phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi
Tốc độ phát triển thể lực của trẻ ở lứa tuổi này chậm hơn so với lứa
tuổi trước, nhưng quá trình cốt háo của xương lại diễn ra nhanh. Khả năng
làm việc cuẩ hệ thần kinh còn yếu, nên neus vận động nhiều, nặng thì trẻ
nhanh mệt mỏi. Các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh, song
củng cố cịn chậm. Vì vậy, những thói quen mới được hình thành không
bền vững, dễ sai lệch.
a, Vận động đi, chạy và cảm giác thăng bằng
Đi bộ của trẻ 4 tuổi có đặc điểm là nhịp độ chưa ổn định, phối hợp tay
chân chưa nhịp nhàng, thiếu tin tưởng khi xác định hướng đi, khả năng thay
đổi hướng trong khơng gian cịn chậm, bước đi vẫn cịn dao động, có tư thế
hơi gập bụng.
Mặc dù việc phát triển kiỹ năng chạy cho trẻ bắt đầu từ năm 3 tuổi,
nhưng trẻ thực hiện kỹ năng này rất nhanh chóng. So với vận động đi, trẻ
chạy tốt hơn nhất là sự phối hợp chân tay, trọng tâm của cơ thể ở gần phần
trước bụng hơn ở người lớn. Khi chạy, trẻ giữ được phần thăng bằng, nhưng
hướng chưa chính xác. Nhịp độ các bước chân chưa ổn định, chưa đủ sức
nâng cao đùi đúng hướng.
Khi đi thăng bằng trên ghế, trẻ tự tin và bình tĩnh hơn khi thực hiện bài
tập. Trẻ giữ được thăng bằng thân người, nhưng đầu vẫn còn cúi và tay chưa
thăng bằng.
b, Vận động nhảy
Việc thực hiện vận động nhảy đối với trẻ cịn khó khăn. Khả năng phối
hợp vận động chưa tốt, tay chưa là yếu tố tích cực thúc đẩy sự tăng vận tốc



15

khi nhảy. Khi hạ xuống mặt đất vẫn còn nặng nề, chân chưa co lại, song đã
biết nhún chân lấy đà bật người lên cao, đa số trẻ rời được hai chân khỏi mặt
đất cùng một lúc. Đây là vận động khó, vì nó địi hỏi sức mạnh cơ chân, sự
phối hợp chân tay với tồn thân.
Trẻ có thể bật nhảy tại chỗ, bật nhảy về liên tục về phía trước, bật nhảy
qua dây, bật xa.
c, Vận động ném, chuyền, bắt
Các bài tập này yêu cầu sự phối hợp vận động giữa sức mạnh và sự khéo
léo, đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng, ước lượng bằng mắt. Trẻ 4 tuổi đã biết
ném xa bằng một tay, ném trúng đích nằm ngang, ném trúng đích thẳng đứng.
Khi ném xa, trẻ đã biết lấy đà bằng cách vung tay ra sau, rồi ném, nhưng
vẫn chưa biết sử dụng lực đẩy của nửa thân trên. Trẻ đã ném đúng hướng,
song chưa xác định khoảng cách cần ném, nên vật ném thường rơi cách đích
25 - 45 cm.
Trẻ 4 tuổi biết chuyền và bắt bóng theo vịng trịn, hàng ngang, hàng dọc,
tung, bắt và đập bắt bóng. Hai loại bài tập này nhằm rèn luyện cho trẻ sự khéo
léo, phản xạ nhanh và khả năng định hướng trong không gian.
d, Vận động bò, trườn, trèo
Khi trèo trẻ đã bết phối hợp chính xác giữa tay và chân, cách đặt bước chân.
Trẻ có khả năng bò, trườn nhanh với các kiểu bò bằng bàn tay và cẳng chân, bò
bằng bàn tay và cẳng chân, trườn sấp, bị chui qua cổng. Ngồi ra, trẻ cịn biết
trèo lên xuống thang, trèo lên xuống ghế, xác định được hướng vận động.
1.2.5. Nội dung hình thành kỹ năng vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi
- Nội dung các bài tập vận động đi, chạy, thăng bằng đối với trẻ 4 – 5 tuổi
Đi, chạy theo nhịp trống lắc, xắc xô, bài hát.
Đi, chạy theo hiệu lệnh, làm theo người dẫn đầu.
Đi kiễng chân, đi băng gót chân.
Đi, chạy bước qua 3 - 4 chướng ngại vật cao 5cm; cách nhau 35 - 40 cm.

Đi trên ghế thể dục bước qua 2 - 3 chướng ngại vật cao 5cm, cách nhau
30 - 35 cm.


16

Chạy nhanh 12 - 14 m.
Chạy chậm 80 - 100m.
- Nội dung các bài tập vận động nhảy - bật đối với trẻ 4 – 5 tuổi
Bật liên tục tại chỗ 5 - 6 lần.
Bật tiến về phía trước.
Bật luân phiên chân trước, chân sau.
Bật vào, ra vòng.
Bật xa 30 - 40 cm, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân.
Bật sâu 25 - 30 cm.
Nhảy lò cò 3 - 4 nhịp và đổi chân.
Bật nhảy liên tục vào các ô 35 x 35 cm hoặc vòng 40 x 40 cm
- Nội dung các bài tập vận động ném, chuyền, bắt đối với trẻ 4 – 5 tuổi
Tung và bắt bóng bằng 2 tay, tung cao 40 - 50 cm.
Đập và bắt bóng bằng 2 tay khi bóng nảy.
Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân theo hàng dọc.
Lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng 3,5 - 4m.
Ném xa bằng 1 tay.
Ném xa bằng 2 tay, đứng chân trước chân sau, hoặc chân rộng bằng vai.
Ném trúng đích nằm ngang, đích xa 1,2 - 1,4m, đường kính vịng
trịn đích 40 cm,
Ném trúng đích thẳng đứng, đích xa 1,4 - 1,6, đường kính vịng
trong đích 40 cm.
Chuyền, bắt, bóng theo các hướng: phải, trái, qua đầu, qua chân.
Lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng 4 - 5 m.

Lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo đường dích dắc.
- Nội dung các bài tập vận động bị, trườn, trèo đối với trẻ 4 – 5 tuổi
Bò bằng bàn tay, bàn chân.
Bò bằng bàn tay, cẳng chân kết hợp chui qua cổng vòng cung cao 45 - 50cm.
Trườn sấp 3 - 4m kết hợp trèo qua ghế thể dục.
Trèo lên, xuống ghế hoặc hộp gỗ cao 30 cm.


17

Trèo thang từ 8 - 10 dóng.
Đối với trẻ từ 5 - 6 tuổi:
Bò bằng bàn tay, bàn chân qua 50.000 đồng 7 hộp, đặt cách nhau 50 - 60cm.
Bò bằng bàn tay, cẳng chân theo đường dích dắc.
Trườn sấp 4 - 5m theo hướng thẳng kết hợp trèo qua ghế thể dục.
Trèo lên, xuống ghế hoặc đồ gỗ cao 35cm.
Trèo lên, xuống thang phối hợp tay chân.
1.3. Trò chơi vận động là phương tiện rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản
1.3.1. Khái niệm, cấu trúc của trò chơi vận động
1.3.1.1. Khái niệm trò chơi vận động
Trò chơi vận động là trị chơi có luật, là sự phối hợp giữa các thao tác
vận động và một số vận động cơ bản. Trò chơi vận động là những trò chơi
trong đó lượng vận động chiếm ưu thế, đa số các trò chơi vận động dành cho
trẻ em lứa tuổi mầm non nói chung, trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng là những trị chơi
mang tính chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng tư duy,
tưởng tượng của trẻ. Những chủ đề của trò chơi thường lấy từ cuộc sống thực
tế xung quanh và thể hiện hình ảnh về các hiện tượng thiên nhiên, xã hội, các
hành động của các con vật. Do đó, trị chơi vận động mang tính hiện thực.
Khi tham gia vào trị chơi vận động, trẻ phải tập trung chú ý, ghi nhớ
những lời giải thích của giáo viên để thực hiện đúng vận động cần thiết. Cho

nên, đặc điểm nổi bật của trò chơi vận động là sự đòi hỏi phối hợp hoạt động
của quá trình nhận thức và vận động.
Chủ đề và quy tắc của trò chơi đã được xác định, nhưng chỉ đề ra hướng
chủ yếu, còn trẻ phải tự lực giải quyết nhiệm vụ vận động một cách nhanh trí,
sáng tạo và khéo léo.
Chẳng hạn trong trị chơi “Cò bắt ếch”, quy tắc chơi quy định là Cò chỉ
được bắt những con Ếch ở ngồi vịng trịn và Cò phải nhảy đi bắt Ếch.
Những con Ếch bị bắt phải đổi làm Cị, nếu cố tình chậm chạp thì phải ra
ngồi một lần chơi. Nhưng Cị và Ếch chơi như thế nào để không phạm luật


18

chơi mà vẫn thật vui vẻ thì phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và khéo léo của
các cháu.
Bên cạnh đó thì sự thay đổi thường xun và bất ngờ của các tình huống
trong khi chơi là những điều hấp dẫn, lơi cuốn trẻ tham gia vào trị chơi một
cách say sưa và hoàn toàn tự giác. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến đặc điểm lứa
tuổi mà tổ chức cho trẻ chơi một cách vừa sức, không làm ảnh hưởng đến sức
khỏe của trẻ.
1.3.1.2. Cấu trúc trò chơi vận động
Mỗi trò chơi vận động cũng gồm 3 bộ phận có mối liên quan chặt chẽ
với nhau.[5]
1- Nội dung chơi (Nhiệm vụ vận động)
Đây là thành phần cơ bản của trị chơi, nó gồm các vận động mà tính chất
đặc thù của nó cho từng độ tuổi đã được xác định trong chương trình: “Tài liệu
hướng dẫn của cơ mẫu giáo”. Các vận động này được thể hiện dưới một hình
tượng nào đó như: “mèo”, “chuột”, “cáo”, “thỏ”… Đa số các trị chơi vận động
thường sử dụng hình tượng con vật hoặc các động tác mơ phỏng. Điều này hồn
tồn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4 – 5 tuổi.

2- Hành động chơi
Đó chính là động tác vận động khi chơi. Thông qua việc thực hiện các
động tác chơi đó giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động, rèn luyện tố chất thể
lực trong điều kiện ln thay đổi. Trong q trình tổ chức cho trẻ chơi có thể
thêm, bớt hoặc thay đổi một vài chi tiết của hành động chơi sao cho phù hợp
với khả năng của trẻ cũng như điều kiện tổ chức.
3- Luật chơi
Đó là quy định mà trẻ phải tuân theo khi chơi. Đối với trẻ luật chơi có
tính ước lệ. Trong q trình trẻ chơi, cơ có thể sáng tạo thêm hoặc bớt luật
chơi để buổi chơi vui vẻ, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ hơn. Điều này phụ thuộc vào
kinh nghiệm và năng lực sư phạm của cô giáo.
1.3.2. Phân loại trị chơi vận động
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, có các cách phân loại trị chơi vận động
khác nhau.


19

- Phân loại trị chơi theo hình tổ chức, bao gồm: trị chơi tập thể, tồn
lớp, nhóm và cá nhân.
- Theo lượng vận động cơ bản, bao gồm: trò chơi đi bộ, chạy nhảy, ném,
bò, trườn, trèo.
- Theo việc giáo dục tố chất thể lực, bao gồm: trị chơi có nhiều tình
huống, khơng có tình huống.
- Theo việc sử dụng dụng cụ trong trò chơi, bao gồm: trò chơi tay khơng
và trị chơi có dụng cụ.
- Theo dụng cụ khác nhau, bao gồm: trị chơi với bóng, vịng, dây, gậy
gỗ, cầu thăng bằng,…
- Theo tính chất của trị chơi và chủ đề thể hiện trong trị chơi, bao gồm 2
nhóm: trị chơi vận động có luật đơn giản và trị chơi vận động mang tính thể thao.

+ Nhóm trị chơi vận động có luật đơn giản
Nhóm trị chơi này bao gồm các trò chơi vận động khác nhau về nội
dung, phương pháp tổ chức trẻ, mức độ phức tạp của luật chơi và đặc điểm
của nhiệm vụ vận động. Vì vậy, người ta chia nhóm nhỏ, bao gồm: trị chơi
vận động có chủ đề, trị chơi vận động khơng có chủ đề, trị chơi vận động
vui nhộn giải trí.
+ Nhóm trị chơi vận động mang tính thể thao.
Một số trị chơi vận động có các yếu tố thể thao được sử dụng trong trường
mầm non như: Bóng bàn, bóng đá, … tạo thành một nhóm trị chơi vận động. Đó
chưa phải là những trị chơi thể thao thực sự, vì trẻ chỉ có thể thực hiện một vài
yếu tố kỹ thuật của những trò chơi thể thao. Khi giáo viên hướng dẫn cho trẻ
những trò chơi này các quy tắc của chúng đã được giản lược.
Tuy nhiên, trò chơi này có tác dụng cho trẻ làm quen với hoạt động thể
thao, thường tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn.
1.3.3. Ý nghĩa của trị chơi vận động
Trị chơi nói chung chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của trẻ
mầm non, vì vậy trị chơi được coi là một trong những phương tiện giáo dục
quan trọng cho trẻ.


20

Trong thực tế ở trường mầm non được sử dụng các loại trò chơi như: trò
chơi học tập, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trị chơi xây dựng, trị chơi vận
động… Trong sự đa dạng của các trò chơi dành cho trẻ, phải đặc biệt chú ý
đến loại trò chơi vận động, vì trong trị chơi này, tất cả trẻ tham gia chơi đều
được thu hút vào vận động. Những vận động đó được quy định bởi nội dung
và luật của trò chơi, đồng thời nhằm đạt được mục đích nào đó đặt ra trước
khi chơi, hay tự trẻ tham gia chơi đề ra. Chẳng hạn như: rèn luyện kỹ năng
vận động gì, quy định điều kiện của trị chơi…

Ở trường mầm non, trò chơi vận động được sử dụng một cách tối đa, nó
vừa là nội dung học trong chương trình giáo dục thể chất, vừa là phương pháp
dạy học vận động, vừa là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, được
trẻ ham thích, vừa là phương tiện để giáo dục tồn diện.[8]
Trong q trình giáo dục thể chất, trò chơi vận động là một cách thức
hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ. Muốn hồn thiện vận động chạy, ta sử
dụng các trị chơi vận động “Mèo và chim Sẻ”, “chim Sẻ và Ô tơ”… Ngồi ra,
nó cịn có tác dụng hình thành những điều kiện thuận lợi để phát triển, rèn
luyện các tố chất thể lực cho trẻ. Ví dụ trong trị chơi “Đuổi bắt”, trẻ phải thể
hiện sự nhanh nhẹn, chạy thật nhanh, luồn khéo để khỏi bị bắt.
Trò chơi vận động là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện.
Khi chơi, trò chơi vận động tác động lên nhiều nhóm cơ, làm tăng cường q
trình trao đổi chất. Tham gia vào trò chơi vận động, trẻ tự điều chỉnh được
nhịp điệu, lượng vận động và loại trừ được sụ mệt mỏi. Đồng thời, trò chơi
vận động tác động vào hệ thần kinh, các quá trình hưng phấn và ức chế được
hồn thiện và cân bằng. Đây chính là điều kiện để hình thành thói quen vận
động cho trẻ. Trị chơi vận động còn làm thỏa mãn cảm xúc, đem lại sự vui
sướng, tăng q trình tuần hồn, hơ hấp của cơ thể trẻ, làm thay đổi trạng thái
cơ thể giữa các hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, tăng cường
trương lực sống.
Trò chơi vận động còn ảnh hưởng đến tính cách, khí chất của trẻ. Trong
khi chơi, trẻ thể hiện hành vi, tư cách đạo đức của mình. Trẻ phải tuân theo


21

quy tắc của trị chơi. Những quy tắc đó điều chỉnh hành vi của trẻ khi tham
gia chơi, tạo khả năng hình thành sự giúp đỡ lẫn nhau, tính trung thực, lịng
dũng cảm, tính kiên trì…
Trị chơi vận động có tác dụng làm phát triển ở trẻ những phẩm chất tư

duy và ngôn ngữ. Để tham gia vào cuộc chơi, trẻ phải tìm hiểu luật chơi, cách
xử lý tình huống và vai trị của mình trong khi chơi, xác định mối quan hệ
giữa bản thân và các bạn chơi, làm cho thao tác tư duy, phân tích, tổng hợp,
khái quát được phát triển.
Những trị chơi vận động có kèm theo bài hát, câu thơ mô tả các động tác
vận động làm cho ngơn ngữ, óc tưởng tượng của trẻ được phát triển và nâng
cao. Khi giáo viên hướng dẫn, giải thích cho trẻ nội dung, các quy tắc của trị
chơi, trẻ ghi nhớ từ mới, ý nghĩa của chúng, tập vận động phù hợp với lời
hướng dẫn của giáo viên. Do đó, hình thành mối giao tiếp giữa trẻ và giáo
viên, tạo ngơn ngữ của trẻ phong phú hơn.[8]
Trị chơi vận động giúp trẻ mở rộng và khắc sâu thêm những biểu tượng
về thế giới xung quanh như: đặc điểm lao động của người lớn, cách thức vận
động của động vật và phương tiện giao thông… trẻ sẽ phát triển mối xúc cảm
với thế giới xung quanh.
Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết hàng ngày đối với trẻ em, có
thể dùng để tổ chức nghỉ ngơi tích cực sau tiết học, giúp cơ thể trẻ năng động
lên giữa hai tiết học, trong tiết học, tiết học thể dục, thể dục buổi sáng và
trong thời gian tự hoạt động của trẻ như: đón trẻ buổi sáng, đi dạo, vui chơi,
hoạt động buổi chiều, giờ trả trẻ.[8]
1.3.4. Vai trò của trị chơi vận động trong việc hình thành kỹ năng vận
động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi
Trò chơi và đặc biệt TCVĐ có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ 4 - 5 tuổi.
Chính vì lẽ đó TCVĐ đã được đưa vào trong hoạt động phát triển vận động và
được tích hợp trong các hoạt động giáo dục, các lĩnh vực phát triển trong
trường mầm non.


22

- TCVĐ là điều kiện để hình thành, rèn luyện, phát triển và hoàn thiện kỹ

năng vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi: Khi chơi TCVĐ trẻ phải thực hiện các vận
động cơ bản nhiều lần từ đó hình hành và phát triển kỹ năng vận động cơ bản
cho trẻ. Ví dụ, trong trị chơi “Đuổi bắt” qua việc trẻ phải thể hiện sự nhanh
nhẹn, chạy thật nhanh, luồn thật khéo để không bị bắt.
- TCVĐ phát triển ở trẻ 4 - 5 tuổi sự chuẩn xác động tác về không gian.
Trẻ được rèn luyện khả năng định hướng trong không gian sự phù hợp hành
động trong tập thể (sự thực hiện những nhiệm vụ khác nhau trong nhịp độ
chung cho tất cả mọi người và trong mối hệ tương hỗ) thông qua sự di chuyển
linh hoạt về không gian (sự tản ra và nhập lại tất cả những sự di chuyển trong
không gian) được sử dụng trong các TCVĐ vào các hoàn cảnh khác nhau.
Đồng thời trẻ được phát triển khả năng định hướng trong không gian như sự
định hướng trong khi vận động, vị trí để các dụng cụ, mối quan hệ giữa các
vật trong không gian, phát triển khả năng ước lượng bằng mắt...Trên cơ sở đó
trẻ phối hợp vận động của bản thân chính xác trong không gian phù hợp với
nhiệm vụ đặt ra.
- TCVĐ phát triển ở trẻ 4 - 5 tuổi sự chuẩn xác động tác khi thời gian
thực hiện động tác bị hạn chế. Khi chơi các TCVĐ trẻ được phát triển khả năng
định hướng về thời gian như sự lâu dài - kéo dài của việc thực hiện vận động,
thực hiện vận động theo nhịp điệu cho sẵn hay theo nhịp điệu cá nhân...Mặt
khác với các tình huống chơi, hay sự thay đổi của hiệu lệnh chơi đặt ra về mặt
thời gian ln thay đổi địi hỏi trẻ phải phối hợp vận động thật khéo léo để
thực hiện được nhiệm vụ đặt ra trong khi thời gian thực hiện vận động bị khống
chế. Như vậy thông qua chơi TCVĐ trẻ được rèn luyện và phát triển khả năng
thực hiện động tác chính xác khi thời gian thực hiện động tác bị hạn chế.
- TCVĐ phát triển ở trẻ 4 - 5 tuổi khả năng giải quyết nhanh và chính
xác trong hồn cảnh mới: Khi chơi TCVĐ, hệ vận động được củng cố, các cơ
bắp của trẻ trở nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây chằng trở nên linh
hoạt, có tác dụng củng cố, tăng cường sức khỏe, tạo điều kiện cho việc rèn
luyện thể lực, củng cố KNVĐ, phát triển tố chất thể lực trong điều kiện thay



23

đổi. Hoạt động TC mang tính tổng hợp và được xây dựng kết hợp với những
thao tác vận động khác như như chạy, nhảy...Những tình huống biến đổi bất
ngờ trong q trình chơi sẽ kích thích trẻ thực hiện nhanh hơn, khéo léo hơn.
Việc thực hiện vận động dưới hình thức trị chơi sẽ dẫn đến việc hình thành
các kỹ năng cơ bản về vận động. Chính việc sử dụng thành thạo KNVĐ cho
phép trẻ suy nghĩ về nhiệm vụ xuất hiện trong những tình huống bất ngờ khi
tham gia TCVĐ.
1.4. Biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi thong qua
trò chơi vận động
Biện pháp giáo dục là một trong những thành tố của q trình giáo
dục, nó có mối quan hệ mật thiết và có tính biện chứng với các thành tố
khác của quá trình giáo dục đặc biệt là phương pháp giáo dục. Theo từ điển
Tiếng Việt biện pháp là “ Cách tiến hành, giải quyết một vấn đề cụ thể”.
Như vậy, ở đây chúng ta có thể hiểu: Biện pháp là cách làm cụ thể, cách
giải quyết một vấn đề cụ thể hay hướng tới giải quyết nhiệm vụ từng phần,
cụ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, biện pháp cũng có thể giải
quyết được các nhiệm vụ khác nhau như một phương pháp.
Vậy biện pháp được hiểu là những cách thức, con đường, thủ thuật tác
động vào quá trình hoạt động nhằm làm cho hoạt động đạt hiệu qủa tối ưu
trong những điều kiện, đối tượng xác định.
Dựa vào cách hiểu trên chúng tôi xác định:
Biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 – 5 tuổi là
cách làm, cách tiến hành nhằm giải quyết các nhiệm vụ vận động cho trẻ
lứa tuổi này trong điều kiện trẻ phải tập trung chú ý vào từng động tác của
bài tập thể chất.



24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Để có thể tổ chức cho trẻ chơi tốt, rèn luyện thể lực tốt, người giáo viên
phải có năng lực sư phạm tốt, tính đa dạng của năng lực sư phạm và mối quan
hệ giữa chúng góp phần hình thành phong cách hoạt của người giáo viên.
Để trị chơi vận động đáp ứng được mục đích giáo dục, rèn luyện kỹ
năng vận động cơ bản cũng như đáp ứng được nhu cầu vui chơi và vận động
của trẻ, cơ giáo phải nắm vững tri thức về trị chơi vận động.
Trò chơi vận động là nơi tập hợp dễ nhất cho trẻ vì chúng đến với nhau
vừa để vui chơi cho thỏa thích, vừa để thảo mãn cho nhu cầu vận động tích
cực. Điều đó, có lợi cho việc rèn luyện thân thể, tránh được các trò nghịch
ngợm vơ ích nhiều khi cịn gây ra những hậu quả nguy hại đến sức khỏe và
tính mạng của các em.
Vì vậy, khi giáo viên rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ thơng
qua trị chơi vận động phải đảm bảo sao cho trẻ có được kỹ năng vận động
đúng nhưng với trạng thái thỏa mái, hứng thú với việc vận động. Việc lựa
chọn trò chơi vận động cho trẻ cũng phải phù hợp với khả năng vận động
của trẻ và có thể coi đó là phương tiện có hiệu quả để giáo dục thể chất.
Trong một buổi chơi khơng nên để trẻ chơi q nhiều trị chơi chỉ thiên về
một kiểu vận động đơn điệu. Như vậy, dễ làm cho trẻ chóng chán và thực tế việc
rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ sẽ không có hiệu quả. Đặc điểm của
trẻ 4 – 5 tuổi là sự hiểu biết về thế giới xung quanh chưa nhiều, sự chú ý chưa
bền vững, các kỹ năng vận động cơ bản chưa thực sự hoàn thiện, đang ở giai
đoạn củng cố, trẻ chưa biết phối hợp hành động của mình với của bạn. Chính vì
thế, mặc dù trẻ rất thích chơi các trị chơi vận động, nhưng trẻ khơng tự tổ chức
được, kể cả những trị chơi quen thuộc. Do vậy, giáo viên phải là người hướng
dẫn trò chơi vận động cho trẻ, kể cả khi trẻ thự đưa ra trò chơi.



25

Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng
Tìm hiểu việc rèn luyện các kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ 4 - 5 tuổi
thơng qua trị chơi vận động ở một số trường mầm non hiện nay. Xem xét hiệu
quả việc sử dụng TCVĐ nhằm rèn luyện kỹ KNVĐCB cho trẻ 4 - 5 tuổi của
GV; tìm hiểu những hạn chế trong việc sử dụng TCVĐ nhằm rèn luyện
KNVĐCB cho trẻ MG; phân tích nguyên nhân nhằm định hướng tác động đúng
đắn tới việc phát triển ở GV mầm non kỹ năng thiết kế và sử dụng TCVĐ.
2.2. Đối tượng khảo sát
Khảo sát này được tiến hành trên 50 GV và 200 trẻ mầm non.
Trong đó:
- Về trình độ giáo viên:
+ Đại học sư phạm mần non: 8 GV
+ Cao đẳng sư phạm mầm non: 22 GV
+ Trung học sư phạm mầm non: 20 GV
- Về thâm niên công tác: Được chia thành hai nhóm
+ Nhóm dưới 5 năm: 12 GV
+ Nhóm trên 5 năm: 38 GV.
- Về trẻ: Tất cả các trẻ ở trường đều mạnh khỏe, tâm sinh lý phát triển
bình thường, các cháu đều được gia đình và nhà trường quan tâm.
2.3. Địa điểm khảo sát
Khảo sát tại 4 trường MN thuộc tỉnh Phú Thọ
- Trường Mầm non Hùng Vương, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ.
- Trường Mầm non Phong Châu, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ.
- Trường Mầm non Phú Hộ, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ
- Trường Mầm non Phú Hộ 2, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ
2.4. Thời gian khảo sát

Thời gian khảo sát từ tháng 12/1016 đến 1/2017


×