Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Giáo dục môi trường cho trẻ 4 5 tuổi thông qua các hoạt động ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.74 KB, 67 trang )

Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Khóa luận này đ-ợc hoàn thành d-ới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Th.S
Nguyễn Thị H-ơng, tôi xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa GDTH Tr-ờng
ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trình thực hiện và hoàn thành khóa
luận.
Tuy nhiên do thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu có hạn, bài khóa luận không
thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu xót. Rất mong nhận đ-ợc sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 5/ 2010
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Ph-ợng

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

1


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số


liệu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận không trùng với bất kì công
trình nghiên cứu nào đã đ-ợc công bố tr-ớc đó. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5/ 2010
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Ph-ợng

Mục lục
Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

2


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục viết tắt

Phần 1: Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................2
4. Đối t-ợng nghiên cứu..................................................................................2
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu..............................................................................2
6. Cấu trúc đề tài..............................................................................................3

Phần 2: Nội dung
Ch-ơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của GDMT cho trẻ 4 5 tuổi thông
qua các hoạt động ở tr-ờng mầm non...........................................................4
1.1 Cơ sở lí luận.................................................................................................4
1.1.1 Một số đặc điểm của trẻ 4 5 tuổi.................................................4
1.1.1.1 Đặc điểm tâm lí......................................................................4
1.1.1.2 Đặc điểm nhận thức................................................................6
1.1.1.3 Đặc điểm thể chất...................................................................7
1.1.1.4 Đặc điểm sinh lí.....................................................................8
1.1.2 Một số vấn đề về môi tr-ờng........................................................10
1.1.2.1 Khái niệm môi tr-ờng..........................................................10
1.1.2.2 Ô nhiễm môi tr-ờng............................................................11
1.1.2.3 Giáo dục môi tr-ờng............................................................13
1.1.2.4 Môi tr-ờng xung quanh.......................................................16
1.1.3 Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi ..................................18

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

3


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.2 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................22
1.2.1 Nhận thức của giáo viên mầm non về GDMT cho trẻ..................22
1.2.2 Thực trạng sử dụng các ph-ơng pháp, hình thức để tiến hành
GDMT cho trẻ..................................................................................................26
Ch-ơng 2: GDMT cho trẻ 4 5 tuổi thông qua các hoạt động ở tr-ờng

mầm non.........................................................................................................30
2.1 Các nguyên tắc GDMT cho trẻ .................................................................30
2.1.1 Đảm bảo tính mục đích................................................................30
2.1.2 Đảm bảo tính giáo dục.................................................................30
2.1.3 Đảm bảo tính phát triển................................................................31
2.1.4 Đảm bảo tính trực quan thẩm mĩ..................................................32
2.1.5 Đảm bảo tính vừa sức...................................................................33
2.1.6 Đảm bảo tính thực tiễn.................................................................33
2.1.7 Đảm bảo tính tích cực của trẻ.......................................................34
2.2 Nội dung GDMT thông qua các hoạt động ở tr-ờng mầm non.................34
2.2.1 Mục tiêu GDMT cho trẻ...............................................................35
2.2.1.1 Kiến thức.............................................................................35
2.2.1.2 Kĩ năng, hành vi..................................................................35
2.2.1.3 Thái độ, tình cảm.................................................................35
2.2.2 Nội dung GDMT cho trẻ thông qua các hoạt động......................36
2.2.2.1 Hoạt động học tập................................................................36
2.2.2.2 Hoạt động vui chơi..............................................................38
2.2.2.3 Hoạt động lao động.............................................................39
2.2.2.4 Họat động lễ hội..................................................................41
2.2.2.5 GDMT trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ...........................41
2.3 GDMT cho trẻ 4 5 tuổi thông qua các chủ đề........................................46
2.4 Các ph-ơng pháp, hình thức GDMT cho trẻ..........................................55
2.4.1 Ph-ơng pháp quan sát...................................................................55

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

4


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

2.4.2 Ph-ơng pháp tổ chức cho trẻ lao động..........................................56
2.4.3 Ph-ơng pháp xử lý tình huống......................................................56
2.4.4 Ph-ơng pháp sử dụng tranh ảnh....................................................57
2.4.5 Ph-ơng pháp trải nghiệm .............................................................57
2.4.6 Ph-ơng pháp trò chơi....................................................................58
2.4.7 Ph-ơng pháp thí nghiệm...............................................................59
2.4.8 Ph-ơng pháp kể chuyện................................................................59
Kết luận....................................................................................................61
Tài liệu tham khảo............................................................................62
Phụ lục

Danh mục viết tắt
1. GDMT: Giáo dục môi tr-ờng
2. GDMN: Giáo dục mầm non
3. MTXQ: môi tr-ờng xung quanh
4. nxb: nhà xuất bản

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

5


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
Mở đầu


1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non (GDMN) là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, có lịch sử phát triển hơn một nửa thế kỷ nay, thực hiện việc nuôi d-ỡng chăm
sóc giáo dc trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Giúp trẻ phát triển về các mặt: đức, trí,
thể, mỹ và lao động. Luật Giáo dục đã quy định mục tiêu của GDMN nh sau:
Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ,
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Thật
vậy, GDMN chính là cấp học đầu tiên đặt nền móng vững chắc ban đầu cho việc
hình thành, giáo dục và phát triển nhân cách trẻ em. Bởi đây chính là giai đoạn mà
đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ hình thành và phát triển mạnh mẽ, trẻ bắt đầu có
những thói quen, nền nếp ngăn nắp và một số thói quen trong học tập. Việc giáo dục
trẻ trong thời kỳ này có ảnh h-ởng rất lớn đối với sự phát triển nhân cách trẻ sau
này. Mặt khác, khi đến tr-ờng trẻ đ-ợc học tập, vui chơi, khám phá môi tr-ờng xung
quanh một cách tích cực, thông qua các hoạt động và bằng tất cả các giác quan.
Việc làm này vừa để thỏa mãn tính hiếu kỳ đang thôi thúc trẻ, vừa là nhu cầu tìm
hiểu thế giới xung quanh của bản thân trẻ ngày. Trẻ đ-ợc sống và học tập từ môi
tr-ờng, chơi từ môi tr-ờng đồng thời cũng tác động tới môi tr-ờng. Vì thế, ng-ời lớn
cần phải giáo dục trẻ trở thành những con ng-ời có nếp sống có văn hóa đối với môi
tr-ờng. Tr-ớc hết là nhu cầu tìm tòi khám phá những điều mới lạ xung quanh, giúp
trẻ quan sát các sự vật hiện t-ợng gần gũi và biết tận h-ởng những điều tốt đẹp mà
thiên nhiên ban tặng. Qua đó, giúp trẻ thấy đ-ợc mối quan hệ giữa con ng-ời với
thiên nhiên, đó là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Từ những hoạt động
đó giáo dục trẻ tình yêu đối với thiên nhiên, đối với môi tr-ờng sống, hình thành
những nét đẹp trong nền tảng nhân cách trẻ đối với môi tr-ờng, vì môi tr-ờng. Đồng
thời cần phải phát hiện và uốn nắn kịp thời các hành vi mang tính chất t môi êu cự
làm hủy hoại môi tr-ờng, dù đó là những hành vi bột phát, vô ý thức. Song song với
uốn nắn là việc hình thành thói quen luôn giữ cho môi tr-ờng luôn sạch đẹp.

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non


6


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Những hành vi đó t-ởng nh- rất đơn giản song lại vô cùng quan trọng, góp
phần vào việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ, giúp trẻ sống có trách nhiệm với
môi tr-ờng ngay từ khi con nhỏ. Tuy nhiên, việc giáo dục môi tr-ờng (GDMT) với
trẻ mầm non ch-a đ-ợc chú trọng, phần đa, mọi ng-ời cho rằng đó là trách nhiệm
thuộc về ng-ời lớn.
Với riêng tôi, là một giáo viên mầm non t-ơng lai, qua 2 tháng thực tập tại
tr-ờng mầm non, đ-ợc tận mắt quan sát và tham gia các hoạt động cùng với trẻ, tôi
nhận thấy việc đ-a GDMT vào tr-ờng mầm non là một việc làm hết sức thiết thực và
hiệu quả. Đứa trẻ đang đ-ợc nuôi d-ỡng từ môi tr-ờng và hơn ai hết trẻ cần đ-ợc
giáo dục những hành vi có lợi đối với môi tr-ờng, góp phần cải thiện môi tr-ờng
sống đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm. Chính vì thế tôi chọn cho mình đề tài GDMT
cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua các hoạt động ở tr-ờng mầm non .
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung, kế hoạch GDMT cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua các hoạt
động: học tập, vui chơi, lao động, lễ hội và sinh hoạt hằng ngày.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc GDMT cho trẻ 4 - 5 tuổi ở
tr-ờng mầm non; một số vấn đề về GDMT.
Xây dựng nội dung, kế hoạch GDMT cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua các hoạt
động học tập, vui chơi, lao động, lễ hội và sinh hoạt hằng ngày.
4. Đối t-ợng nghiên cứu
Gdmt cho trẻ 4 - 5 tuổi trong phạm vi các hoạt động học tập, vui chơi, lao
động, lễ hội và sinh hoạt hằng ngày.

5. Ph-ơng pháp nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu tài liệu
- Nghiên cứu văn bản, quy định
5.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Ph-ơng pháp điều tra
- Ph-ơng pháp đàm thoại

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

7


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Ph-ơng pháp thực nghiệm
- Ph-ơng pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học
6. Cấu trúc đề tài
Mở đầu
Nội dung
Ch-ơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc GDMT cho trẻ 4 - 5 tuổi thông
qua các hoạt động ở tr-ờng mầm non
1.1 Cơ sở lí luận
1.2 Cơ sở thực tiễn
Ch-ơng 2: GDMT cho trẻ 4 -5 tuổi thông qua các hoạt động ở tr-ờng mầm
non
2.1 Các nguyên tắc dạy học khi tích hợp các hoạt động GDMT cho trẻ
2.2 Nội dung GDMT thông qua các hoạt động ở tr-ờng mầm non

2.3 GDMT cho trẻ thông qua các chủ đề
2.4 Các ph-ơng pháp, hình thức khi tiến hành GDMT cho trẻ
kết luận
Tài liệu tham khảo

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

8


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Ch-ơng 1
Cơ sở lí luận và thực tiễn của GDMT cho trẻ 4 - 5 tuổi
thông qua các hoạt động ở tr-ờng mầm non

1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Một số đặc điểm của trẻ 4 - 5 tuổi
1.1.1.1 Đặc điểm tâm lí
Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo nhỡ bao gồm sự phát triển của t- duy, hình
thành đời sống tình cảm và hệ thống thứ bậc động cơ cũng như sự hình thành xã
hội trẻ em cụ thể nh- sau:
Đối với sự phát triển của t- duy thì mẫu giáo nhỡ là giai đoạn phát triển
mạnh mẽ nhất của t- duy trực quan hình t-ợng. Trẻ em có nhu cầu khám phá các
quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật hiện t-ợng để giải bài toán nhận thức ngày càng
phong phú và phức tạp. Điều này có lợi cho việc GDMT, bởi môi tr-ờng xung
quanh trẻ vô cùng đa dạng, đó là những con vật ngộ nghĩnh, là cây cối, hoa quả, là
thiên nhiên bao la rộng lớn chứa đựng những sự vật hiện t-ợng từ gần gũi đến

những điều mới lạ, từ thiên nhiên vô sinh cho tới thiên nhiên hữu sinh. Trẻ không
chỉ nhận biết đ-ợc chúng mà còn nắm đ-ợc các đặc điểm cũng nh- mối liên hệ
giữa chúng với nhau, chẳng hạn nh- con ng-ời sống đ-ợc là nhờ có không khí,
n-ớc, ánh sáng và nguồn thực phẩm dồi dào đ-ợc cung cấp từ môi tr-ờng nh- rau,
thịt, trứng, sữa T-ơng tự nh- con ng-ời, động, thực vật muốn tồn tại cũng cần có
môi tr-ờng sống và thức ăn. Trẻ mẫu giáo nhỡ đã có khả năng suy luận mặc dù kết
luận của trẻ còn rất thơ ngây, ngộ nghĩnh, khả năng t- duy trừu t-ợng của trẻ còn
hạn chế, trẻ th-ờng nhận thức dựa vào những biểu t-ợng đã có. Chẳng hạn nh- khi
được nghe câu chuyện Sự tích cây khoai lang trẻ biết trồng cây khoai lang bằng
dây của nó, hay nh- cây mận, cây đào nếu triết cành có thể trồng bằng cành của
nó. Dựa vào đó trẻ cho rằng cây nào cũng có thể trồng bằng cành. Sự nhận thức đó
chỉ dừng lại ở những đặc điểm bề ngoài chứ không đi sâu vào bản chất bên trong,

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

9


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

trẻ ch-a thấy đ-ợc các mối liên hệ giữa các sự vật hiện t-ợng cũng nh- đặc điểm
của đối t-ợng. Vì vậy, khi tiến hành GDMT cho trẻ cần phải cung cấp những biểu
t-ợng kiến thức mới một cách phong phú và đa dạng, có hệ thống đi đôi với việc
củng cố các biểu t-ợng đồng thời mở rộng hiểu biết cho trẻ, không chỉ để trẻ thấy
đ-ợc sự phong phú và đa dạng mà còn thấy đ-ợc mối liên hệ, sự ảnh h-ởng, tác
động qua lại giữa các sự vật hiện t-ợng, giữa các yếu tố của môi tr-ờng.
Đối với sự hình thành xã hội trẻ em thì trong giao tiếp trẻ đã có ý thức đối
với hành động và lời nói của mình, trẻ biết việc mình làm là đúng hay trái với lời cô

dạy. Trẻ thực hiện nghĩa vụ của bản thân và tuân thủ những quy định nề nếp trong
học tập, vui chơi và sinh hoạt ở gia đình cũng nh- ở nhà tr-ờng. Vì thế khi tiến hành
GDMT, giáo viên cần h-ớng dẫn trẻ có những thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, vệ
sinh chung đồng thời thực hiện những hoạt động đó một cách tự nguyện cùng với
các bạn.
ở mẫu giáo nhỡ xuất hiện động cơ hành vi, nếu nh- tr-ớc đây các hành động
của trẻ mang tính bột phát, dần dần hành vi của trẻ có những động cơ thôi thúc để
giống ng-ời lớn hay làm vui lòng ng-ời lớn để đ-ợc ng-ời lớn khên ngợi. Nh- vậy
động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo nhỡ đã trở nên đa dạng hơn, có thể kể đến nh-:
động cơ tự khẳng định, động cơ nhận thức, muốn khám phá thế giới xung quanh,
động cơ thi đua, động cơ xã hội Trong những động cơ đó có thể có những sự pha
trộn giữ các mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là với động cơ xã hội. Do đó, giáo
viên, ng-ời lớn cần phải quan tâm đến động cơ của trẻ cần phải phát huy những động
cơ tích cực mà uốn nắn những động cơ tiêu cực trên cơ sở h-ớng trẻ vào những hoạt
động tích cực đối với môi tr-ờng.
Đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ phát triển rất mạnh mẽ, trẻ thích
nhận đ-ợc sự quan tâm, yêu th-ơng chiều chuộng của mọi ng-ời xung quanh đối với
mình, tình cảm đó đ-ợc trẻ bộc lộ với những ng-ời xung quanh gần gũi: những
ng-ời trong gia đình, cô giáo và các bạn ở tr-ờng Không chỉ với mối quan hệ với
con ng-ời mà tình cảm đó còn thể hiện với cả thế giới tự nhiên động vật, thực vật,
đồ chơi các hiện t-ợng trong thiên nhiên. Trẻ biết rung cảm, nhạy bén với cái đẹp
trong thế giới xung quanh trẻ. Có thể coi đây là giai đoạn phát triển của những cảm

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

10


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

xúc thẩm mỹ, trẻ dễ nhận ra cái đẹp, xuất hiện những xúc cảm khi tiếp xúc trực tiếp
với môi tr-ờng, cảnh vật, con ng-ời kích thích trẻ làm những điều tốt đẹp mang lại
niềm vui cho mọi ng-ời. Đồng thời, giáo dục trẻ biết th-ởng thức cái đẹp đi đôi với
việc giữ gìn và tạo ra cái đẹp bằng những hoạt động thiết thực trong đó có giáo dục
môi tr-ờng.
Đặc điểm tâm lí của trẻ trong giai đoạn này đang phát triển mạnh mẽ cả về tduy lẫn tình cảm, giáo viên cung cấp các kiến thức, mở rộng hiểu biết cho trẻ về môi
tr-ờng xung quanh trẻ, phát huy những động cơ tích cực, khơi dậy ở trẻ niềm tin yêu
cuộc sống.
1.1.1.2 Đặc điểm nhận thức
ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ có một b-ớc ngoặt lớn đối với sự phát triển nhận thức
và t- duy dựa vào những hình ảnh của sự vật, hiện t-ợng trong đầu trẻ chính là tduy trực quan hình t-ợng, giúp trẻ tích lũy tri thức và chuyển hóa vào vốn kinh
nghiệm của mình, điều đó thể hiện ở việc trẻ đã có thể tìm ra đặc điểm, thuộc tính
của đồ vật không bằng sự tác động với đồ vật đó mà bằng phép thử phép so sánh
trong óc. Cụ thể nh- khi học về cây xanh trẻ học đ-ợc cách bảo vệ cây, trong tâm
hồn trẻ xuất hiện những ý nghĩ rằng mình phải t-ới cây, bắt sâu cho cây, không
đ-ợc bẻ ngọn cây nếu không cây sẽ không lớn đ-ợc nhờ những ý nghĩ đó mà trẻ
hành động theo chứ không cần ngắt cây rồi mới xem cây đó có lớn đ-ợc hay không.
Đồng thời trẻ cũng truyền đạt lại những thông tin đó cho ng-ời khác.
Trẻ cũng có thể hình dung ra các sự vật hiện t-ợng cụ thể rõ ràng. Có thể coi
đây là thời điểm thích hợp nhất để giúp trẻ khám phá khoa học, tìm hiểu thế giới
xung quanh trẻ. Bên cạnh việc cung cấp cho trẻ những kiến thức về môi tr-ờng xung
quanh, giáo viên cần giáo dục trẻ biết cách tiếp cận và tác động đến môi tr-ờng xung
quanh với thái độ tốt, những hành vi có lợi cho môi tr-ờng. Ví dụ nh- trời kéo mây
đen đến, nhiều con mối bay ra thì trẻ biết đấy là dấu hiệu của trời sắp m-a, trẻ chuẩn
bị tr-ớc ô, áo m-a
Khái niệm về thời gian, không gian của trẻ cũng phát triển hơn. Trẻ hiểu
đ-ợc ngày, đêm, ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai, trẻ có thể kể cho bố mẹ, cô
giáo nghe những việc mà trẻ đã làm đ-ợc trong ngày, những việc đã xảy ra hoặc


Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

11


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

những việc mà bé định làm. Trẻ có thể quan sát sự biến đổi của mọi sự vật trong môi
tr-ờng diễn ra hằng ngày, thúc đẩy nhu cầu khám phá của trẻ nh- nụ hoa hồng hôm
qua ch-a nở, hôm nay đã nở thành hoa. Hoặc với bài quan sát sự nảy mầm của cây
từ hạt trẻ mang đến lớp các loại hạt đậu, đỗ, đất ẩm, trồng vào đó rồi trẻ quan sát sự
biến đổi của nó hằng ngày mỗi khi trẻ có mặt trên lớp. Trẻ cũng để ý những bạn
xung quanh mình, nếu bạn vẫn mặc bộ quần áo hôm qua trẻ có thể kết luận là bạn
đó không tắm hoặc ở bẩn... Đặc biệt ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ cũng phát triển
mạnh, trẻ luôn đặt ra những câu hỏi cái gì tại sao như thế nào mặc dù những
câu hỏi trẻ đ-a ra rất ngây thơ và buồn c-ời, hỏi chỉ thoả mãn trí tò mò chứ không
quan tâm đến câu trả lời là đúng hay sai, vì thế ng-ời lớn không nên c-ời trẻ mà nên
khuyến khích trẻ quan sát, chỉ dẫn cho trẻ hiểu, giúp trẻ nhớ, suy nghĩ bằng cách
kiên trì giảng giải và trả lời các câu trả lời của trẻ. Ví dụ nh- trời m-a là do n-ớc
bốc hơi nhiều, ng-ng tụ lại thành các đám mây gặp không khí nóng đột ngột, rơi
xuống tạo thành m-a .
Với đặc điểm trí tuệ ở giai đoạn này giáo viên cần quan tâm và tạo điều kiện
thuận lợi để trí tuệ của trẻ phát triển một cách tốt nhất nh- trò chuyện với trẻ để trẻ
phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ nói rõ ràng mạch lạc những câu nói đủ chủ - vị, tổ chức
cho trẻ các hoạt động khám phá về môi tr-ờng. Cần tạo môi tr-ờng phong phú và
lành mạnh kích thích trẻ tham gia hoạt động tích cực, tích luỹ tri thức và kinh
nghiệm nh- sử dụng các trò chơi, tổ chức tham quan, lao động

1.1.1.3 Đặc điểm thể chất
Trẻ nhỏ -a hoạt động và không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ, với thân hình
nhỏ bé trẻ có thể khám phá những nơi mà ng-ời lớn không thể đến đ-ợc, từ gầm bàn
cho đến gầm tủ. Với trí tò mò, trẻ có thể tự đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc
của mình nh- con kiến, con ong làm tổ ở đâu? nó ăn gì? tại sao trên cùng một cây
nh-ng lại có nhiều màu lá khác nhau? trẻ kiên nhẫn quan sát đối t-ợng dù đang ở
trong nhà hay ngoài trời. Để làm những việc đó đòi hỏi trẻ phải vận động, đi từ chỗ
này đến chỗ khác, cơ thể trẻ phải luôn linh hoạt. Lúc này sức khỏe của trẻ rất quan
trọng. Trẻ phải khỏe mạnh thì mới có thể vận động, khám phá. Cơ thể của trẻ phát
triển tuân theo quy luật cơ bản của sinh học, trình tự và tốc độ phát triển phụ thuộc

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

12


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

vào những yếu tố di truyền, môi tr-ờng sống đặc biệt là ph-ơng pháp nuôi d-ỡng,
điều kiện xã hội, vệ sinh và rèn luyện thân thể một cách có ý thức. Trong những năm
đầu, tốc độ phát triển cơ thể của trẻ rất nhanh. Biểu hiện qua sự phát triển của chiều
cao, cân nặng, vòng đầu Lên đến mẫu giáo nhỡ, tuy phát triển chậm hơn ở giai
đoạn tr-ớc nh-ng trong tiến trình phát triển của cơ thể thì đây vẫn là giai đoạn phát
triển nhanh và mạnh, cơ thể trẻ trở nên cân đối, các cơ bắp nâng đỡ toàn bộ trọng
l-ợng của cơ thể trẻ có thể chạy nhảy, biết dùng tay nắm chặt các đồ vật, biết leo
trèo. Lúc này có thể cho bé làm quen với các hoạt cần có sức bền bỉ. Các ngón tay
cử động chậm hơn so với sự vận động toàn thân, nh-ng phần lớn trẻ có thể thực hiện
đ-ợc các hoạt động, các động tác nắn bóp hay cầm bút một cách thành thạo, có thể

tổ chức cho trẻ quan sát cây, quan sát bầu trời, vẽ về thiên nhiên hoặc cho trẻ vệ
sinh, nhặt lá cây rụng trên sân tr-ờng.
Với đặc điểm thể chất nh- vậy, giáo viên cần nắm đ-ợc để tổ chức các hoạt
động học tập, vui chơi một cách hợp lí, có ph-ơng pháp dạy học phù hợp. Cần tạo
điều kiện tốt nhất để trẻ đ-ợc vận động. Tuy nhiên, khả năng làm việc của hệ thần
kinh còn yếu, các cơ chi ch-a phát triển nên tránh vận động nhiều sẽ làm trẻ mệt
mỏi. Cần tạo ra một môi tr-ờng an toàn cho trẻ hoạt động. Đồng thời giúp trẻ hiểu,
để có môi tr-ờng an toàn thì bản thân mỗi trẻ có thể tạo ra nhờ ý thức sống ngăn
nắp, gọn gàng.
1.1.1.4 Đặc điểm sinh lí
Chế độ sinh hoạt của trẻ trong độ tuổi này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm
sinh lí của trẻ, trẻ đến tr-ờng đ-ợc học tập, vui chơi. Trong tất cả các hoạt động, trẻ
học mà chơi, chơi mà học với tâm lí thoải mái, không gò ép nh-ng vẫn đem lại hiệu
quả giáo dục cao. Tuy nhiên khi tiến hành bất cứ hoạt động nào cho trẻ, giáo viên
cần phải nắm rõ đặc điểm sinh lí của trẻ nói chung và của từng trẻ nói riêng để có
những ph-ơng pháp, hình thức dạy học phù hợp. ở trẻ mẫu giáo nhỡ, công năng
tuần hoàn của trẻ phát triển, mỗi phút, tim của bé đập khoảng một trăm nhịp, phải
hoạt động với tần số lớn nên trẻ rất mệt, cần tránh để trẻ hoạt động liên tục. Cứ 15
phút lại cho trẻ nghỉ 3 - 5 phút, hệ hô hấp của trẻ do mũi, yết hầu và họng còn nhỏ
hẹp lực đàn hồi của phổi yếu, hoạt động lồng ngực vẫn còn hạn chế. Vì thế trong khi

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

13


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


hoạt động không nên để trẻ vận động quá sức hoặc quá h-ng phấn sẽ không tốt cho
sức khỏe của trẻ.
Sức đề kháng của trẻ lúc này tăng lên, trẻ ít bị mắc bệnh hơn so với các lứa
tuổi tr-ớc. Tuy nhiên càng lớn, phạm vi hoạt động lại càng mở rộng. Nhất là khi tiến
hành các hoạt động ngoài trời, trẻ cũng dễ bị nhiễm các bệnh sởi, đậu mùa, cúm
Cần tránh cho trẻ tiếp xúc với môi tr-ờng độc hại, bụi gió, tránh ra ngoài khi thời
tiết không ổn định. Mặt khác cũng nên khuyến khích trẻ vận động, chính nhờ những
hoạt động đó sẽ giúp trẻ khoẻ mạnh hơn. Có thể tiến hành các hoạt động tham quan
hoặc lao động vệ sinh sân tr-ờng khi thời tiết nóng ấm, khi sức khỏe của trẻ đảm
bảo. Giáo viên cũng có thể tiến hành các tiết dạy ngoài trời nh- khám phá môi
tr-ờng xung quanh, các hoạt động góc, đóng vai để cung cấp các kiến thức cho
trẻ, đặc biệt là các kiến thức về môi tr-ờng nh- hỏi trẻ sân tr-ờng có gì mới? thời
tiết hôm nay ra sao? trẻ phải mặc quần áo nh- thế nào cho phù hợp với khí hậu và
tiện cho việc hoạt động.
Ngoài việc chú ý đến các hoạt động của trẻ thì ở tr-ờng còn thực hiện việc
chăm sóc cho trẻ, bữa ăn tr-a của trẻ diễn ra ở tr-ờng, thức ăn đ-ợc chế biến phù
hợp với hệ tiêu hóa của trẻ ở từng độ tuổi. Mẫu giáo nhỡ, hệ tiêu hoá của trẻ ch-a
hoàn thiện, trẻ ch-a thể hấp thụ thức ăn nh- ng-ời lớn, vì thế cần tránh cho trẻ ăn đồ
cứng, thức ăn đã ôi thiu và phải tập cho trẻ thói quen ăn hết xuất, không làm rơi cơm
ra ngoài. Trẻ cũng đã biết đi vệ sinh bằng bô nên tập cho bé sử dụng bệ xí và đi vào
toa - lét.
Trẻ bốn tuổi đang ở giai đoạn răng sữa, nên việc vệ sinh răng miệng rất quan
trọng, đảm bảo cho hàm răng chắc khỏe vĩnh viễn sau này. Cần giáo dục cho trẻ thói
quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn, ăn các loại thức ăn phù hợp với sức khỏe, theo
mùa, ở nhà cũng nh- ở tr-ờng.
B-ớc sang tuổi thứ t- nên sinh lí cơ thể trẻ đã có sự biến đổi rõ rệt, trẻ ham
thích tìm hiểu nh-ng cũng rất nhanh chán, vì thế giáo viên cần nắm rõ để có chế độ
chăm sóc hợp lí, tổ chức các hoạt động khám phá khoa học, khám phá môi tr-ờng
phù hợp.


Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

14


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.1.2 Một số vấn đề về môi tr-ờng
1.1.2.1 Khái niệm môi tr-ờng
Môi tr-ờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan
hệ mật thiết với nhau bao quanh con ng-ời, có ảnh h-ởng tới đời sống, sự tồn tại,
phát triển của con ng-ời và thiên nhiên (mục 1, điều 3 luật Bảo vệ môi tr-ờng của
Việt Nam dã sửa đổi năm 2005).
Đối với cơ thể sống của chúng ta thì môi tr-ờng là tập hợp tất cả những điều
kiện bên ngoài có ảnh h-ởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. Đó chính là
môi tr-ờng sống của sinh vật, bao gồm 4 môi tr-ờng chính: môi tr-ờng đất, môi
tr-ờng n-ớc, môi tr-ờng không khí và môi tr-ờng sinh vật.
Khi nghiên cứu về môi tr-ờng, ng-ời ta đ-a ra rất nhiều những định nghĩa
khác nhau, cụ thể:
Môi tr-ờng gồm tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả
năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật, bất cứ một vật thể, một
sự kiện nào cũng đề tồn tại trong môi tr-ờng. (Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ, 1995).
Trong sách giáo khoa Sinh học 11 có nói rằng, môi tr-ờng bao gồm tất cả
những gì bao quanh sinh vật, các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
Theo giáo s- Marquarie Presbobo, khoa Giáo dục - Đại học New South
Wales, Autralia thì môi tr-ờng là tổng thể các điều kiện ảnh h-ởng đến đời sống của
cá nhân hoặc dân c-. Tình trạng của môi tr-ờng quyết định trực tiếp tới chất l-ợng

và sự sống còn của sự sống.
Tài liệu của ngân hàng thế giới năm 1980 cũng định nghĩa về môi tr-ờng nhsau: Môi tr-ờng là tổng hợp tất cả các nhân tố vật lí, hóa học, sinh học, kinh tế và xã
hội có tác động tới một cá thể, một quần thể hoặc một cộng đồng. Những nhân tố
này bao gồm cả biện pháp quản lý hợp lí việc sử dụng và duy trì các nguồn tài
nguyên thiên nhiên đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của loài ng-ời hiện nay và
trong t-ơng lai.

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

15


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Môi tr-ờng sống của con ng-ời đ-ợc phân chia thành môi tr-ờng tự nhiên,
môi tr-ờng xã hội và môi tr-ờng nhân tạo. Trong đó, môi tr-ờng tự nhiên bao gồm
các yếu tố tự nhiên: vật lí, hóa học, sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của
con ng-ời. Môi tr-ờng xã hội gồm các mối quan hệ giữa con ng-ời với con ng-ời và
môi tr-ờng nhân tạo gồm các yếu tố vật lí, sinh học, xã hội do con ng-ời tạo nên và
chịu sự chi phối của con ng-ời.
Có thể nói môi tr-ờng ở tr-ờng mầm non là một xã hội thu nhỏ của môi
tr-ờng sống, bao gồm toàn bộ môi tr-ờng tự nhiên và môi tr-ờng xã hội, môi tr-ờng
nhân tạo. Đó là môi tr-ờng bao gồm phòng / lớp học bao quanh cuộc sống vui chơi,
học tập và sinh hoạt của trẻ ở tr-ờng mầm non, có thể hiểu môi tr-ờng ở tr-ờng
mầm non bao gồm:
Môi tr-ờng tự nhiên là các yếu tố: đất, n-ớc, không khí, ánh sáng, cát, sỏi,
nắng, m-a, gió, bão, cây, hoa quả, các con vật nuôi, khuôn viên tr-ờng.
Môi tr-ờng xã hội là các mối quan hệ của con ng-ời giữa tập thể giáo viên,

giữa giáo viên với trẻ, và giữa các trẻ với nhau, giữa con ng-ời và sự vật, sự việc.
Môi tr-ờng nhân tạo bao gồm tất cả những gì do con ng-ời tạo nên làm thành
tiện nghi trong cuộc sống nh- phòng học, lớp học, hệ thống cơ sở vật chất nhphòng chức năng, nhà bếp, sân chơi, khu vệ sinh, trang thiết bị dạy học, bàn ghế, đồ
dùng, đồ chơi, tranh ảnh, tài liệu trong tr-ờng học phục vụ cho các hoạt động của
trẻ diễn ra ở tr-ờng.
1.1.2.2 Ô nhiễm môi tr-ờng
Trong mục 6, điều 3, Luật Bảo vệ môi tr-ờng của Việt Nam đã sửa đổi năm
2005 nêu rõ: ô nhiễm môi tr-ờng là sự biến đổi các thành phần môi tr-ờng không
phù hợp với tiêu chuẩn của môi tr-ờng gây ảnh h-ởng xấu tới sức khỏe của con
ng-ời và đời sống của sinh vật.
Ví dụ: đặc điểm của n-ớc là không màu, không mùi, không vị nh-ng khi bị ô
nhiễm, n-ớc có thể biến thành các màu: vàng, đục, đen, có thể có mùi khó chịu, có
vị. Những nguồn n-ớc này không thể dùng cho sinh hoạt vì có thể gây ngộ độc cho
cơ thể, là nguồn lây nhiễm các loại bệnh tật, ảnh h-ởng tới sức khỏe và tuổi thọ của
con ng-ời.

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

16


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Ô nhiễm môi tr-ờng là hậu quả của các hoạt động tự nhiên nh- khói bụi, sự
phun trào mắc ma từ hoạt động của núi lửa, thiên tai lũ lụt, và quan trọng là do hoạt
động của con ng-ời nh-: trong hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và
trong sinh hoạt hằng ngày. Chính những hành vi thiếu ý thức của con ng-ời mà ô
nhiễm môi tr-ờng ngày càng lan rộng và nghiêm trọng.

Ví dụ: rác thải trong sinh hoạt hằng ngày ở tr-ờng mầm non hoặc ở gia đình
không đ-ợc sử lý đúng cách thì sẽ gây ô nhiễm môi tr-ờng, làm mất vệ sinh, ảnh
h-ởng tới cuộc sống của cộng đồng.
Mặt khác, một nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm môi tr-ờng chính là nạn
gia tăng dân số quá nhanh, gây mất cân bằng sinh thái, nhu cầu về ăn, mặc, ở tăng
nhanh, dẫn đến tình trạng khai hoang, đất rừng, đất biển bị thu hẹp. Vấn đề đói
nghèo, lạc hậu ở các n-ớc ch-a phát triển ch-a đ-ợc giải quyết, đô thị hóa với tốc độ
quá nhanh, với bằng đó tác động của con ng-ời đã làm cho môi tr-ờng xuống cấp
trầm trọng.
Theo các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân gây ô nhiễm môi tr-ờng đất là do
con ng-ời sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, các loại hóa chất với liều l-ợng không
phù hợp. Khi dùng xong, đồ phế liệu, bao bì không đ-ợc sử lí đúng nơi quy định.
Hoặc do con ng-ời đổ các chất thải mất vệ sinh, những chất mà trong môi tr-ờng đất
vi sinh vật cũng không thể tiêu hủy đ-ợc.
Ô nhiễm môi tr-ờng không khí cũng do nhiều nguyên nhân gây ra. Từ các
hiện t-ợng thiên nhiên nh- đất đai bị sa mạc hóa, bị xói mòn, gió cát, gió từ biển
mang theo hơi muối lan truyền vào trong không khí. Do các ống khói của nhà máy
công nghiệp, các chất độc hại bị rò rỉ làm ô nhiễm môi tr-ờng không khí. Ngoài ra
còn do các hoạt động của con ng-ời khi đi lại bằng các ph-ơng tiện giao thông vận
tải, các chất thải khi sinh hoạt, đun nấu, tắm giặt.
Một môi tr-ờng quyết định đến sự sống còn của cơ thể sống chính là môi
tr-ờng n-ớc. Tuy nhiên, nguồn n-ớc hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, một
trong những nguyên nhân làm n-ớc bị ô nhiễm chính là do m-a, bão, lũ lụt, đ-a vào
môi tr-ờng n-ớc các chất thải vi sinh vật có hại và cả xác chết của chúng. Nguyên

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

17



Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

nhân thứ hai đ-ợc kể đến chính là các chất thải trong sinh hoạt, trong công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải thải vào trong môi tr-ờng n-ớc.
Môi tr-ờng bị ô nhiễm sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe của con
ng-ời, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất l-ợng của môi tr-ờng. Vì vậy, vấn
đề BVMT đang là vấn đề toàn cầu, mang tính xã hội sâu sắc, đòi hỏi con ng-ời cần
có những hành động, thái độ đúng đắn nhằm khắc phục tình trạng của môi tr-ờng.
1.1.2.3 Giáo dục môi tr-ờng
* Khái niệm GDMT
GDMT đ-ợc bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh Environmenttal education
thuật ngữ này đ-ợc xuất hiện lần đầu tiên trên các tài liệu về giao dục trên thế giới
vào năm 1948 bởi nhà giáo dục học, đồng thời cũng là nhà sinh vật học Patrick
Geddes, ông được coi là cha đẻ của GDMT, là người đầu tiên liên kết chất lượng
của môi trường với chất lượng của giáo dục. Theo ông, giáo dục phải hướng tới
cải thiện nâng cao chất l-ợng môi tr-ờng. Ng-ợc lại, môi tr-ờng cũng phải đ-ợc huy
động để nâng cao chất l-ợng giáo dục.
GDMT là một phần không thể thiếu của chiến l-ợc phát triển bền vững vì con
ng-ời, là trung tâm của sự phát triển và giáo dục nâng cao nhận thức của con ng-ời
nhằm thay đổi hành vi, lối sống của con ng-ời vì sự phát triển bền vững.
Hiện nay tồn tại rất nhiều những định nghĩa về GDMT, cách trình bày cũng
hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, dựa vào mục tiêu của GDMT thì có thể
nêu ra hai định nghĩa sau:
Theo Luật Giáo dục Mỹ đ-ợc ban hành năm 1970, có định nghĩa về GDMT
GDMT là quá trình giúp cho người học hiểu đ-ợc mối quan hệ giữa con ng-ời với
môi tr-ờng tự nhiên và môi tr-ờng xã hội bao quanh, nhận thức đ-ợc các vấn đề dân
số, ô nhiễm, bảo toàn thiên nhiên, kỹ thuật, phát triển đô thị và nông thôn có ảnh
hưởng đến môi trường như thế nào. Điều đó có nghĩa GDMT chính là quá trình

hình thành cho ng-ời học những hiểu biết, tri thức về môi tr-ờng và các vấn đề liên
quan.
Thứ hai, GDMT là quá trình không chỉ hình thành những hiểu biết về môi
tr-ờng và những vấn đề liên quan mà còn hình thành ở họ những thái độ và hành

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

18


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

động giải quyết các vấn đề môi tr-ờng, bảo vệ và cải tạo môi tr-ờng. Định nghĩa này
đ-ợc Hiệp hội Quốc tế về Bảo vệ Tự nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) năm
1970 nêu ra như sau: GDMT là một quá trình hình thành những nhận thức, hiểu
biết về mối quan hệ qua lại giữa con ng-ời với môi tr-ờng tự nhiên và xã hội bao
quanh con ng-ời. Hơn nữa, GDMT cũng đòi hỏi hình thành ở ng-ời học khả năng
quyết định và những hành động liên quan tới chất lượng môi trường.
Từ những định nghĩa trên ta thấy đ-ợc GDMT không phải là việc học một lần
trong đời mà là suốt đời, từ lúc ấu thơ đến khi về già. GDMT làm cho con ng-ời
giác ngộ về môi tr-ờng, giáo dục họ tr-ởng thành nhằm tạo ra những ng-ời công
dân có trách nhiệm về môi tr-ờng. Mục đích cao nhất của GDMT là tiến tới xã hội
hóa các vấn đề về môi tr-ờng.
* Vai trò của GDMT trong việc giáo dục trẻ mầm non giải quyết các vấn
đề về môi tr-ờng
Năm 1970, các nhà khoa học đã đ-a ra một bản khuyến cáo làm chấn động
d- luận thế giới, trong báo cáo này các nhà khoa học đã dựa vào kết quả nghiên cứu
các mối quan hệ giữa dân số và tài nguyên thiên nhiên, lực l-ợng sản xuất công

nghiệp, ô nhiễm môi tr-ờng Cho thấy dân số, l-ơng thực và hàng hóa công nghiệp
sẽ tiếp tục tăng cho tới ngày tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi tr-ờng sống bị ô
nhiễm nặng nề, nhân loại sẽ lâm vào cảnh đói ăn, thiếu đồ dùng, sức khỏe giảm
sút...
Năm 1972, liên hợp quốc đã triệu tập hội nghị toàn thế giới về môi tr-ờng.
Hội nghị đã tuyên bố: Xung quanh chúng ta ngày càng có nhiều bằng chứng về
thiệt hại do con ng-ời gây ra ở nhiều khu vực khác nhau trên trái đất: ô nhiễm n-ớc,
không khí, đất và sinh vật. Những xáo trộn lớn và không mong muốn về cân bằng
sinh thái, phá hủy làm cạn kiệt tài nguyên không tái tạo Bảo vệ và cải thiện môi
tr-ờng là vấn đề lớn làm ảnh h-ởng tới đời sống tốt đẹp của mọi quốc gia và phát
triển kinh tế thế giới, là khao khát của dân tộc và là nhiệm vụ của mọi chính phủ
(nguồn: cơ sở khoa học môi tr-ờng - Lê Thạc Cán).
Đứng tr-ớc những nguy cơ đó buộc con ng-ời phải đề ra những biện pháp
nhằm khắc phục môi tr-ờng. Trên thực tế, khi nói đến môi tr-ờng thì các nhà khoa

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

19


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

học, chủ yếu là các nhà khoa học tự nhiên đ-ợc huy động để giải quyết các vấn đề
môi tr-ờng, còn các biện pháp khác thì ít đ-ợc huy động hoặc huy động ch-a đạt
hiệu quả. Cách giải quyết này chỉ mang tính chất tạm thời, hiệu quả không đ-ợc lâu
dài.
Trong khi đó, vấn đề môi tr-ờng là vấn đề nảy sinh do cuộc sống của con
ng-ời và trong quá trình phát triển của xã hội. Cho nên, nếu chỉ bằng các biện pháp

khoa học, biện pháp giải quyết hành chính thì sẽ không đem lại hiệu quả. Các vấn
đề môi tr-ờng còn là vấn đề của lối sống, cách suy nghĩ của con ng-ời, là những vấn
đề có liên quan đến đạo đức. Để làm thay đổi những yếu tố đó cần có sự tham gia
tích cực của các biện pháp giáo dục. Đây đ-ợc coi là biện pháp triệt để và có tác
dụng lâu dài. Hơn nữa, gây ra các vấn đề môi tr-ờng không chỉ là nhà máy, xí
nghiệp mà còn do ý thức của ng-ời dân, nếu ng-ời dân không chịu nhận thức một
cách chính xác tính trầm trọng của môi tr-ờng, tích cực tham gia cải thiện và nâng
cao chất l-ợng môi tr-ờng, cuộc sống của bản thân thì không thể giải quyết các vấn
đề môi tr-ờng. Vì thế, để giải quyết các vấn đề môi tr-ờng thì ngoài những biện
pháp nh- pháp luật, hành chính, khoa học, cần thiết phải tiến hành giáo dục đến mọi
ng-ời dân trên địa cầu. Đây đ-ợc coi là biện pháp có tác dụng lâu dài và quan trọng
nhất, vì ngoài việc cung cấp những kiến thức nó còn tác động đến các chủ nhân
t-ơng lai của Trái đất, những con ng-ời thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi tr-ờng.
Trong chiến l-ợc GDMT ở Việt Nam, các Nhà giáo dục đã xác định GDMT
cho trẻ từ những năm đầu tiên đi học, đó là từ bậc học mẫu giáo, bậc học đặt nền
móng vững chắc ban đầu cho hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm nhắc nhở ng-ời lớn
trong tr-ờng mầm non đánh thức ở mọi ý thức bảo vệ môi tr-ờng cho trẻ và cho
chính họ. Giáo viên cùng với phụ huynh biết cách tạo dựng cho trẻ một môi tr-ờng
sống an toàn, trong lành nh-ng vẫn sinh động, giúp cho trẻ ngay từ nhỏ đã biết sống
thân thiện với môi tr-ờng và biết bảo vệ môi tr-ờng. Với kiến thức, nhận thức về
môi tr-ờng mà trẻ đã đ-ợc trang bị thì hàng chục triệu trẻ em sẽ là một lực l-ợng
hùng hậu đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động cải thiện môi tr-ờng, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên của toàn thể xã hội.

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

20


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

1.1.2.4 Môi tr-ờng xung quanh
MTXQ là toàn bộ sự vật hiện t-ợng bao quanh con ng-ời, có thể hiểu theo
hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, MTXQ là tất cả các sự vật, hiện t-ợng, con ng-ời có trong
hành tinh mà chúng ta đang sống.
Còn theo nghĩa hẹp thì MTXQ chính là hoàn cảnh cụ thể (các sự vật hiện
t-ợng con ng-ời) bao quanh một đối t-ợng có liên quan mật thiết với nó.
MTXQ bao gồm: môi tr-ờng tự nhiên và môi tr-ờng xã hội.
Thứ nhất: Môi tr-ờng tự nhiên là toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh
con ng-ời, bao gồm thiên nhiên vô sinh và thiên nhiên hữu sinh có ảnh h-ởng trực
tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại và phát triển của con ng-ời. Đối với trẻ em, thiên
nhiên là một trong những đối t-ợng và ph-ơng tiện quan trọng để phát triển toàn bộ
nhân cách đứa trẻ. Thiên nhiên làm cho trẻ thích thú, chú ý, quan tâm đến xung
quanh nhiều hơn; giúp trẻ phát triển năng lực quan sát, trí thông minh và vốn sống
thực tiễn của trẻ.
Môi tr-ờng thiên nhiên bao gồm thực vật và động vật, rất gần gũi, gắn bó và
có vai trò quan trọng đối với ng-ời lớn cũng nh- trẻ em. Thiên nhiên tạo cho con
ng-ời sự sống. Thực vật tạo nên lớp khí quyển bao quanh trái đất, nuôi d-ỡng sự
sống của con ng-ời. Ban ngày, thực vật hít khí CO2 do con ng-ời thải ra đồng thời
nhả ra khí O2 cho con ng-ời hít thở, thực hiện quá trình trao đổi chất. Ngoài ra thực
vật làm cho đất đai màu mỡ và là nguồn thức ăn của động vật, con ng-ời; là nguyên
liệu trong nhiều ngành sản xuất; làm d-ợc liệu để chữa bệnh cho con ng-ời. Bên
cạnh đó, nó góp phần làm cho phong cảnh thiên nhiên thêm t-ơi đẹp, giữ cân bằng
sinh thái.
Động vật là nguồn thức ăn nuôi sống con ng-ời, giúp sản xuất, giao thông
vận tải. Còn có nhiều loài động vật quý hiếm đ-ợc dùng trong y học. Động vật có
quá trình trao đổi chất; đồng hoá, dị hoá, sinh sản. Ngoài ra động vật còn làm cho

cuộc sống của con ng-ời thêm sinh động, gắn bó với cuộc sống của con ng-ời.

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

21


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Các yếu tố của môi tr-ờng thiên nhiên tác động qua lại và ảnh h-ỏng lẫn
nhau vừa là điều kiện, vừa là ph-ơng tiện để giáo dục trẻ luôn luôn có ý thức bảo vệ
thiên nhiên cũng nh- môi tr-ờng sống của chúng.
Thứ hai: Môi tr-ờng xã hội
Môi tr-ờng xã hội là tất cả những mối quan hệ giữa con ng-ời với con ng-ời.
Đây là mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều, trong đó môi tr-ờng xã hội rộng là quê
h-ơng, đất n-ớc, quốc tế. Môi tr-ờng xã hội hẹp là gia đình, nhà tr-ờng, lớp mẫu
giáo. Môi tr-ờng xã hội là nơi trẻ tham gia các hoạt động của mình, đồng thời đây
cũng chính là đối t-ợng nghiên cứu của trẻ.
Gia đình là môi tr-ờng xã hội đầu tiên và sớm nhất mà trẻ tham gia. Sống
trong gia đình trẻ nhận đ-ợc sự quan tâm chăm sóc của tất cả các thành viên khác và
ng-ợc lại, trẻ cũng biết yêu th-ơng, quan tâm đến những ng-ời thân. Tuy nhiên, do
sự quan tâm chiều chuộng trẻ nên gia đình đã tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ những đức
tính nh- tham lam, đố kị, ích kỷ Mặt khác do trong gia đình có nhiều thế hệ, tồn
tại nhiều quan điểm khác nhau nên không thống nhất trong cách giáo dục trẻ. Để
con ng-ời lớn lên và trở thành một con ng-ời theo đúng nghĩa thì mỗi thành viên
trong gia đình cần ý thức đ-ợc mức độ, hành vi và sự quan tâm đối với trẻ, bên cạnh
đó có những gia đình không đầy đủ, lại có những gia đình bất th-ờng hoặc hoàn
cảnh đặc biệt Những yếu tố này đã phần nào tác động đến tâm lý và quá trình

phát triển của nhân cách trẻ. Để khắc phục hạn chế từ nền giáo dục gia đình, cần
phải có sự tham gia của các lực l-ợng giáo dục khác.
Sau gia đình thì môi tr-ờng thứ hai mà trẻ tiếp xúc chính là tr-ờng mầm non,
đến tr-ờng là một thử thách lớn đối với trẻ nh-ng lại là cơ hội tốt để trẻ rèn luyện và
hoàn thiện phẩm chất đạo đức. ở tr-ờng mẫu giáo trẻ đ-ợc cô giáo yêu th-ơng chăm
sóc nh- ng-ời mẹ hiền thứ hai, đồng thời nhà tr-ờng cũng giúp trẻ bổ xung và làm
chính xác hoá những kiến thức cho trẻ. Tại đây cô giáo cũng là ng-ời thầy đầu tiên
đại diện cho một nền giáo dục giúp trẻ hình thành nhân cách.
ở tr-ờng trẻ đ-ợc học tập, vui chơi, sinh hoạt cùng các bạn, mọi trẻ đều nhận
đ-ợc sự quan tâm chăm sóc nh- nhau. Trẻ biết mình phải làm gì, nên làm gì và
không nên làm gì. Đồng thời tuân theo những nội quy quy định và sinh hoạt theo

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

22


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

giờ. Tất cả những điều này tạo cho trẻ tính tự lập, mạnh dạn, tự tin, biết yêu th-ơng
đoàn kết, giúp đỡ và chia sẻ khó khăn với mọi ng-ời.
Quê h-ơng, đất n-ớc là nơi trẻ sinh ra và lớn lên, bao hàm những phong tục,
tập quán, những nét văn hoá truyền thống. Khi những phong tục tập quán lành mạnh
và tiến bộ, mối quan hệ giữa con ng-ời với con ng-ời hài hoà, mối quan hệ giữa con
ng-ời với thiên nhiên thân thiện thì sẽ tạo tiền đề và cơ hội cho mỗi cá nhân phát
triển. Cần cho trẻ làm quen với những giá trị truyền thống và phong tục tốt đẹp để
trẻ thêm yêu quê h-ơng, đất n-ớc mình, biết tự hoàn thiện nhân cách bản thân.
Thứ ba: Môi tr-ờng nhân tạo

Thế giới đồ vật, ph-ơng tiện giao thông là những yếu tố vừa phản ánh khoa
học kỹ thuật lại vừa phản ánh trình độ văn hoá của một xã hội trong một giai đoạn
lịch sử. Dạy trẻ tìm hiểu các yếu tố của môi tr-ờng nhân tạo chính là việc giáo dục
trẻ biết yêu quý lao động, quý trọng các sản phẩm lao động, có cái nhìn đúng đắn về
các dạng lao động khác nhau trong xã hội. Môi tr-ờng nhân tạo nhằm phục vụ cho
cuộc sống của con ng-ời và con ng-ời cũng cần có ý thức, trách nhiệm đối với môi
tr-ờng nhân tạo.
Thế giới xung quanh trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, chúng tác động qua
lại lẫn nhau, hình thành nên mối quan hệ biện chứng, vừa là ph-ơng tiện, điều kiện,
vừa là đối t-ợng để giáo dục trẻ.
Khám phá môi tr-ờng xung quanh còn là cơ hội để giáo viên dạy trẻ biết yêu
th-ơng, trân trọng tất cả các yếu tố có trong môi tr-ờng.
1.1.3 Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi
Mọi hoạt động ở tr-ờng mầm non đều diễn ra trong một trình tự giờ giấc nhất
định và rất khoa học. Hình thành thói quen, nền nếp cho trẻ. Thời gian đó đ-ợc Bộ
giáo dục quy định rồi đ-a xuống, thực hiện tại các tr-ờng mầm non mang tính toàn
quốc. Tuy nhiên, tùy theo từng địa ph-ơng mà giờ giấc và các hoạt động có thể thay
đổi, nh-ng vẫn phải đảm bảo đ-ợc tính khoa học và nội dung ch-ơng trình. D-ới
đây tôi xin đ-a ra thời gian biểu một ngày ở tr-ờng mầm non. Thời gian biểu này tôi
dựa vào các hoạt động tại tr-ờng mầm non bán công Hoa Sen, thành phố Vĩnh Yên
nơi tôi thực tập.

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

23


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


Thời gian biểu
Thời gian

Nội dung

7h 8h 15

Đón trẻ, hoạt động tự chọn

8h 15 8h 25

Thể dục sáng

8h 25 - 8h 30

Điểm danh

8h 30 - 9h 00

Hoạt động có chủ đích

9h 00 - 9h 40

Hoạt động ngoài trời

9h 40 - 10h 30

Hoạt động góc


10h 30 - 11h 30

Vệ sinh, ăn tr-a

11h 30 - 14h 30

Ngủ tr-a

14h 30 - 15h 20

Vệ sinh, quà chiều

15h 20 - 16h00

Hoạt động tự do

16h 00 - 17h 30

Trả trẻ

Dựa vào thời gian biểu 1 ngày của trẻ ở tr-ờng mầm non, nội dung ch-ơng
trình, qua kinh nghiệm tiếp thu đ-ợc trong 2 tháng thực tập, tôi lập đ-ợc nội dung
thực hiện kế hoạch 1 tuần nh- sau:
Hoạt động
Đón trẻ

Hoạt động
chung

Thứ 2


Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày
gắn với các chủ đề
- PTNT: Quan sát
- PTTM:
- KC: Sự
- Dạy hát: - PTTC: Bật
và phân loại, so
trẻ vẽ theo tích cây
Bầu và bí
sâu 20-25cm
sánh một số loại
ý thích về
khoai
- Trò chơi: - TCVĐ: Ai
rau, ích lợi và cách rau củ quả lang
Nghe hát
ném xa nhất
bảo quản rau
- Hát:
tìm đồ vật - Trò chuyện
Trồng cây - Nghe

về một số
- Chơi: Thi ai
hát:
Đuổi
loại rau quả
nhanh; chọn rau
chim
mà trẻ thích
theo yêu cầu của cô
Dạo chơi, quan sát Chăm sóc
Thăm
Quan sát
Gieo hạt

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

24


Tr-ờng ĐHSP Hà Nội 2

Hoạt động
ngoài trời

Tạo
hình
Hoạt Thđộng viện
góc
Xây
dựng

Phân
vai
Hoạt động
chiều

v-ờn rau trong
tr-ờng

Khóa luận tốt nghiệp
quan sát
cây

quan bếp cây, nhận
ăn, quan
xét sự
sát cô cấp khác biệt
d-ỡng
giữa các
chế biến
cây với
rau quả
nhau
Tô màu, vẽ một số loại rau, nặn một số loại quả mà trẻ thích
Xem tranh, ảnh, trò chuyện về một số loại rau, quả
Xây v-ờn rau, xếp rau
Bán hàng rau, củ, quả; nấu ăn
Củng cố những nội dung đã học, cho trẻ chơi ở các góc

Nội dung môn học cho trẻ làm quen với MTXQ đ-ợc cụ thể hóa theo từng
chủ đề và đ-ợc phân phối theo từng tháng, giáo viên dựa vào các chủ đề đó mà lên

kế hoạch giảng dạy cho phù hợp mà vẫn đảm bảo đ-ợc nội dung ch-ơng trình.
Theo sách h-ớng dẫn thực hiện ch-ơng trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo
4 - 5 tuổi (theo nội dung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục) 2004 - 2005.
Nội dung ch-ơng trình CTLQVMTXQ thiết kế bao gồm các chủ đề sau:
Tháng 9 (2 tuần): Chủ đề tr-ờng mầm non
1. Ngày hội đến tr-ờng
2. Lớp học của bé
3. Tết trung thu
Tháng 9 - 10 (4 - 5 tuần): Chủ đề bản thân
1. Tôi là ai
2. Cơ thể tôi
3. Tôi cần gì lớn lên và khoẻ mạnh
(Lồng ghép: Chăm sóc vệ sinh, nề nếp, thói quen)
Tháng 11 (4 - 5 tuần): Chủ đề gia đình
1. Gia đình tôi
2. Gia đình sống chung một nhà

Phạm Thị Ph-ợng - K32 GD Mầm non

25


×