Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 43 trang )

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN HỌC: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THẾ GIỚI DI ĐỘNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
DANH SÁCH NHÓM 10


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: Phân tích vĩ mơ, phân tích ngành bán lẻ, giới thiệu doanh nghiệp
MWG ..........................................................................................................................2
1.1.

Phân tích vĩ mơ ..............................................................................................2

1.2.

Phân tích nghành bán lẻ tại Việt Nam ...........................................................4

1.3.

Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp MWG ...................................................6

Chương 2 Phân tích tài chính Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động ........8
2.1 Phân tích khái quát .............................................................................................8
2.1.1 Phân tích tài sản và nguồn vốn ....................................................................8
2.1.2 Phân tích kế quả hoạt động kinh doanh.......................................................9


2.2 Phân tích chuyên sâu .......................................................................................11
2.2.1 Phân tích các nhóm chỉ số đặc trưng .........................................................11
2.2.1.1 Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh tốn: ......................................11
2.2.1.2. Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh tốn nợ dài hạn ....................13
2.2.1.3. Nhóm tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động:.........................................15
2.2.1.4. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi. ............................................17
2.2.1.5. Phân tích các chỉ số liên quan đến giá trị thị trường của MWG ........18
2.2.2 Phân tích Dupont .......................................................................................19
2.2.2.1 Xét tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) ...............................19
2.2.2.2 Xét tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) .........................20
2.2.2.3 Xét tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) ...............................................21
2.2.3 Phân tích năng lực dịng tiền của MWG ...................................................22
2.2.4 Đánh giá rủi ro tài chính ............................................................................26
2.2.4.1 Hiệu quả sử dụng chi phí ....................................................................26
2.2.4.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho HĐKD ..........................27
Chương 3: Đánh giá và giải pháp nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động ............................................................................28
3.1 Đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch từ năm 2016 đến 2020 của Công ty
Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động........................................................................28
3.2 Giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh, cải thiện chất lượng phân tích
của Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động ...................................................33
KẾT LUẬN ..............................................................................................................35

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT


Chữ viết đầy đủ

Kí hiệu

1

MWG

- Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động

2

DN

- Doanh nghiệp

3

DT

- Doanh thu

4

TC

- Tài chính

5


QLDN

- Quản lý doanh nghiệp

6

HĐKD

- Hoạt động kinh doanh

7

LNTT

- Lợi nhuận trước thuế

8

LNST

- Lợi nhuận sau thuế

9

TSCĐ

- Tài sản cố định

10


EBIT

- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

11

CTCP

- Công ty Cổ phần

12

ROE

- Tỉ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

13

ROA

- Tỉ suấ sinh lợi trên tổng tài sản

14

ROS

- Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu

15


EPS

- Tỉ suất thu nhập trên cổ phần

16

P/E

- Tỷ số giá thị trường của cổ phiếu so với lợi
nhuận trên cổ phần

ii


DANH MỤC BẢNG
Chương 2: Phân tích tài chính CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động
Bảng 2. 1- Phân tích biến tài sản và nguồn vốn (2017-2018) .....................................8
Bảng 2. 2- Phân tích biến tài sản và nguồn vốn (2018 – 2020) ..................................8
Bảng 2. 3- Phân tích biến động kết quả hoạt động kinh doanh ..................................9
Bảng 2. 4- Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh tốn............................................11
Bảng 2. 5- Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn .........................13
Bảng 2. 6- Nhóm tỷ số phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản ......................................15
Bảng 2. 7- Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi: .................................................17
Bảng 2. 8- Phân tích các chỉ số liên quan đến giá trị thị trường ...............................18
Bảng 2. 9- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) .........................................19
Bảng 2. 10- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) .................................20
Bảng 2. 11- Xét tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) .................................................21
Bảng 2. 12- Tỷ trọng dòng tiền thu ...........................................................................22
Bảng 2. 13- Tỷ trọng dòng tiền chi ...........................................................................24
Bảng 2. 14- Tỷ lệ dòng tiền hoạt động ......................................................................25

Bảng 2. 15- Tỷ lệ tạo tiền ..........................................................................................26
Bảng 2. 16- Các tỷ suất chi phí trên doanh thu .........................................................26
Bảng 2. 17- Các tỷ suất sinh lợi ................................................................................27
Chương 3: Đánh giá và giải pháp nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động
Bảng 3. 1- Chỉ tiêu kế hoạch của MWG năm 2016-2017 .........................................28
Bảng 3. 2- Chỉ tiêu kế hoạch của MWG năm 2019-2019 .........................................29
Bảng 3. 3- Chỉ tiêu kế hoạch của MWG năm 2019-2020 .........................................29
Bảng 3. 4- Tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của MWG ........................................29
Bảng 3. 5- Tỷ lệ tăng trưởng của MWG ...................................................................30

iii


DANH MỤC HÌNH
Chương 1: Phân tích vĩ mơ, phân tích ngành bán lẻ, giới thiệu doanh nghiệp
MWG
Hình 1. 1- Mơ hình 5 forces Micheal Porter ...............................................................5
Chương 2: Phân tích tài chính CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động
Hình 2. 1- Biểu đồ tài sản và nợ phải trả (2016 – 2020) .............................................9
Hình 2. 2- Doanh thu và lợi nhuận (2016 – 2020) ....................................................10
Hình 2. 3- Tỷ số lợi nhuận rịng trên tổng tài sản (ROA) .........................................20
Hình 2. 4- Tỷ suất lợi nhuận rịng trên vốn chủ sở hữu ............................................21
Hình 2. 5- Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS) .........................................................22
Hình 2. 6- Tỷ trọng dịng tiền thu .............................................................................23
Hình 2. 7- Tỷ trọng dịng tiền chi ..............................................................................24
Hình 2. 8- Tỷ lệ dịng tiền hoạt động ........................................................................25
Chương 3: Đánh giá và giải pháp nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh của
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động
Hình 3. 1- Đánh giá hồn thành chỉ tiêu kế hoạch của MWG ..................................29

Hình 3. 2- Tình hình kinh doanh của MWG năm 2017-2018 ...................................31
Hình 3. 3- Tình hình kinh doanh của MWG đầu tháng 9/2019 ................................31
Hình 3. 4- Tình hình kinh doanh của MWG năm 2019-2020 ...................................32

iv


MỞ ĐẦU
Trên đà hội nhập của đất nước mở ra vơ số cơ hội để các doanh nghiệp có thể phát
triển nhưng nó cũng đem lại khơng ít rủi ro và thách thức - nhất là trong giai đoạn
đang căng thẳng bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, một doanh nghiệp
có tổ chức tốt sẽ tạo ra nhiều ưu thế trong cạnh tranh cũng như hợp tác, cùng với việc
phân tích vĩ mơ, cơ cấu nghành mà cơng ty đang hoạt động kinh doanh càng giúp
doanh nghiệp tìm được chìa khóa dẫn đến thành cơng. Phân tích tài chính doanh
nghiệp là một cơng cụ quan trọng để giúp các nhà quản trị doanh nghiệp ra các quyết
định tài chính, quyết định kinh doanh để điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Đây cũng là một trong những cách thức để kiểm tra “sức khoẻ” của doanh nghiệp,
cung cấp thông tin giúp cho những người sử dụng đánh giá chính xác sức mạnh tài
chính cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp. CTCP Đầu tư Thế
giới Di động là một trong những doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động lớn nhất Việt
Nam. Để tìm hiểu tình hình hoạt động của cơng ty, nhóm em đã tiến hành phân tích
mơi trường vĩ mơ và ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh cũng như
đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm (2016-2020). Với mục tiêu
nhằm cải thiện hiệu quả doanh nghiệp, cải thiện chất lượng phân tích, khuyến nghị
đối với nhà đầu tư để ra quyết định mua bán, xác định các yếu tố thơng tin có thể ảnh
hưởng tới chất lượng phân tích và ra quyết định đầu tư chính xác.
Đối tượng phân tích: Cơng tư Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng
khốn:MWG). Địa chỉ chính: Lơ T2-1.2 đường D1, Khu Công Nghệ Cao, Phường
Tân Phú, Quận 9, TP.HCM.
Phạm vi phân tích: mơi trường vĩ mơ và môi trường nghành của công ty đang hoạt

động kinh doanh cũng như phân tích tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm (20162020).
Cấu trúc của báo cáo:
Chương 1: Phân tích vĩ mơ, phân tích ngành nghề doanh nghiệp tham gia, giới thiệu
doanh nghiệp MWG.
Chương 2: Phân tích tài chính Doanh nghiệp MWG.
Chương 3: Đánh giá và đề xuất.
1


Chương 1: Phân tích vĩ mơ, phân tích ngành bán lẻ, giới thiệu doanh
nghiệp MWG
1.1.

Phân tích vĩ mơ
Nghiên cứu mơi trường vĩ mô nhằm đánh giá quy mô và tiềm năng thị trường của

doanh nghiệp và sự tác động của các nhân tố từ mơi trường như kinh tế, chính trị, xã
hội, tự nhiên, công nghệ đối với doanh nghiệp MWG.
 Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế nước ta trong 5 năm 2016-2020: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng từng
bước vững chắc và ngày càng được cải thiện, quy mô kinh tế ngày càng mở rộng. Tốc
độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, ở mức
bình quân 6,8%/năm. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch
Covid-19, thiên tai, bão lụt nghiêm trọng ở miền Trung nhưng tốc độ tăng trưởng
bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 6%/năm và thuộc nhóm các nước tăng
trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát tốt qua
các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 1,81%,
giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 5,15%. Thị trường ngoại hối và tỉ giá dần
đi vào ổn định. Lãi suất có xu hướng giảm dần và ổn định trong bối cảnh kinh tế thế
giới biến chuyển nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển có thể

dự đốn được doanh nghiệp MWG đang có xu hướng đi lên. Yếu tố kinh tế cũng là
một yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Hoạt động
hoạch định chiến lược của doanh nghiệp cần phải nắm vững về mặt kinh tế của từng
khu vực trên thị trường để từ đó có thể đưa ra những chiến lược phù hợp cho doanh
nghiệp của mình. Hiện nay, mơi trường kinh tế Việt Nam hết sức thuận lợi, với sự
tăng trưởng kinh tế ổn định, mức thu nhập của người dân ngày càng cao. Người lãnh
đạo của doanh nghiệp cần có biện pháp theo dõi chặt chẽ những xu hướng chủ yếu
trong thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng.
 Mơi trường chính trị-pháp luật:
Yếu tố mơi trường chính trị và luật pháp chính là yếu tố quan trọng mà doanh
nghiệp cần xem xét. Nếu thiếu đi sự ổn định chính trị thì sự phát triển dài hạn, bền
vững của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Luật pháp và cơ chế ngành có
thể tạo nên ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc ra quyết định chiến lược kinh
2


doanh của doanh nghiệp. Sự tác động này ảnh hưởng vĩ mô đến môi trường hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp. Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có văn bản pháp
luật điều chỉnh riêng, mang tính chất điều chỉnh, định hướng quy định về hoạt động
phải theo hiến pháp và pháp luật. Chính trị - Luật pháp ổn định sẽ tạo ra một môi
trường kinh doanh thuận lợi. Nếu công ty muốn hoạt động mạnh và tốt trong lĩnh vực
của mình thì cần quan tâm đến mơi trường chính trị, luật pháp, thực hiện đúng và đầy
đủ mọi quy định luật pháp để hoạt động của cơng ty mình lành mạnh và hiệu quả cao.
Hạn chế của nhân tố này đến doanh nghiệp là: Luật thuế chưa ổn định, hàng rào thuế
quan lớn, thuế cao làm cho giá cả tăng cao so với các quốc gia khác – làm cho khách
hàng phải cân nhắc khi mua sản phẩm.
 Môi trường công nghệ:
Xuất phát từ bối cảnh công nghệ đang thay đổi mau chóng. Các cơng nghệ mới
ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hiểu biết về khoa học, công nghệ. Công nghệ
đang thay đổi liên tục và nhanh chóng, đặc biệt trong tình hình hiện nay những cơng

nghệ vừa ra đời hơm nay thì ngày mai đã có thể trở thành lạc hậu. Việt Nam là một
nước đang phát triển, đang trên con đường cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước,
những biến đổi của cơng nghệ trên thế giới đều nhanh chóng tác động đến mơi trường
bên trong của thế giới di động. Hoạt động bán hàng và quản lý kênh nói chung cũng
chịu nhiều tác động sự thay đổi về khoa học công nghệ. Và ngày nay, ta có thể dễ
dàng thực hiện các giao dịch thơng qua các phương tiện như điện thoại, máy
tính,...tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Việc áp dụng các thành
tựu cơng nghệ này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty. Tuy nhiên, hạn chế của công nghệ đối với sự phát triển của thế giới di
động là sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh
của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống; sự bùng nổ của công
nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi MWG phải
đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
 Mơi trường văn hóa-xã hội:
Văn hóa xã hội ảnh hưởng nhiều tới thói quen tiêu dùng, cách thức ứng xử, sở
thích của khách hàng cũng như giúp tạo nên văn hóa bên trong của doanh nghiệp và
ảnh hưởng tới cách thức doanh nghiệp cư xử, giao tiếp với bên ngoài. Các yếu tố văn
3


hóa xã hội tác động lên tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và cách
doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đối với Việt Nam là một quốc qua có
nền văn hóa đa dạng, có các quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, độ tuổi, lối sống, nghề
nghiệp,…và sự tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau. Đây là điều bất lợi đòi hỏi
doanh nghiệp phải tìm hiểu sâu sắc văn hóa xã hội của Việt Nam để đưa ra những
chiến lược linh hoạt trong cách ra quyết định tiếp cận thị trường. Cần phải thiết lập
một tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong môi trường có nền văn hóa vững chắc và
từ đó mới có nền tảng để đưa đén cho người tiêu dung những sản phẩm đúng chuẩn
mực xã hội.
 Môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên tạo nên thị trường cung ứng yếu tố đầu vào doanh nghiệp
cũng như ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm và dân cư. Từ đó, nó tác động đến sức
mua, khả năng tiêu thụ, bán hàng của doanh nghiệp và chiến lược phát triển bền vững
của doanh nghiệp, tổ chức. Môi trường tự nhiên hiện nay của Việt Nam ngoài bị ảnh
hưởng tác động của chiến tranh trước đây, hiện nay còn bị phá hoại bởi hoạt động vô
ý thức, thái độ tủy tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng
các nguồn tài ngun thiên nhiên; tình trạng ơ nhiễm môi trường sinh thái gia tăng,
nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép; sản phẩm kém chất lượng,
lãng phí tài nguyên thiên nhiên cũng như nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn
lực có hạn khiến các doanh nghiệp nói chung cũng như MWG nói riêng phải thay đổi
các quyết định và biện pháp hoạt động sản xuất – kinh doanh để đưa doanh nghiệp
mình phát triển tốt hơn trong tương lai.

1.2.

Phân tích nghành bán lẻ tại Việt Nam

Việt Nam đứng thứ 2 trên 54 quốc gia được khảo sát về số lượng doanh nghiệp
khởi nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ. Và đây cũng là ngành được nhiều đăng ký kinh
doanh và khởi nghiệp lớn nhất trong các ngành. Nếu như nền kinh tế Việt Nam được
coi là điểm sáng với triển vọng phục hồi nhanh sau COVID-19, thì ngành bán lẻ là
một trong những lực đẩy quan trọng nhất của quá trình “hồi sinh” này. Ngành bán lẻ
được nhận định là ngành kinh doanh đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam. Quy mơ tồn thị trường bán lẻ là 142 tỷ USD, đóng góp vào 59% GDP cả nước.
Với tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ luôn cao từ gấp rưỡi đến gấp đôi tăng trưởng
4


GDP cả nước và tỷ trọng lớn trên tổng GDP thì đầu tư vào bán lẻ chính là đầu tư vào
tương lai nền kinh tế tại Việt Nam. Thị trường bán lẻ Việt Nam có sự tham gia của

cả nguồn vốn nội và ngoại. Hai doanh nghiệp nội và ngoại sẽ không thực sự cạnh
tranh với nhau mà hợp tác với nhau. Đây sẽ là một sự kết hợp hoàn hảo khi mà doanh
nghiệp nội có lợi thế về hiểu biết tiêu dùng của người địa phương và giấy phép trong
khi doanh nghiệp ngoại có lợi thế về cơng nghệ và nguồn vốn. Cùng với sự tăng
trưởng của ngành bán lẻ và gia tăng tiêu dùng của người dân, thương mại điện tử tại
Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ. Người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua
sắm thơng qua các kênh thương mại điện tử (như Shopee, Lazada, Tiki, sendo,
Thegioididong,..) nhiều hơn trước đây đặc biệt là trong tình hình nền kinh tế bị ảnh
hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Đại dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, điều này
ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng. Thu nhập của một bộ phận người tiêu
dùng bị sụt giảm do dịch Covid-19 vẫn chưa thể cải thiện trong ngắn hạn. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp lớn trong nghành bán lẻ gia tăng thị phần thông qua thương vụ
M&A. Đặc biệt, nghành bán lẻ Việt Nam rất hấp dẫn với các nhà đầu tư ngoại.
Cùng với sự phát triển, nghành bán lẻ tại Việt Nam cũng gặp nhiều rủi ro. Rủi ro
khi các yếu tố kinh tế vĩ mô thay đổi (lãi suất, tỷ giá, lạm phát) ảnh hướng đến chi
phí vốn sản xuất kinh doanh và khả năng tiêu thụ của thị trường. Rủi ro về xu hướng
mua hàng trực tuyến. Cơ cấu dân số của Việt Nam có rất nhiều yếu tố để giúp mảng
này có thể tăng trưởng hơn 20%/năm trong vòng tối thiểu 5 năm. Tuy nhiên, yếu tố
lo ngại về chất lượng là rào cản lớn nhất cho thương mại điện tử thâm nhập vào thị
trường Việt Nam. Rủi ro về dịch bệnh Covid-19: dịch bệnh đã thắt chặt chi tiêu của
khách hàng và khiến rất nhiều chuỗi bán lẻ đã phải tạm đóng cửa trong một thời gian,
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành bán lẻ.

Hình 1. 1- Mơ hình 5 forces Micheal Porter
5


Phân tích mơ hình 5 forces Micheal Porter:
1. Rủi ro người mới gia nhập ngành: Rất khó cho người mới gia nhập ngành vì:
các chuỗi bán lẻ cần sở hữu nội địa 50% vì vậy chuỗi bán lẻ nước ngồi khơng thể

kinh doanh ngành này 1 mình tại Việt Nam; các nhà bán lẻ cần số lượng cửa hàng
lớn để có được lợi thế thương mại.
2. Khả năng mặc cả của người bán, nhà cung cấp: Các nhà bán lẻ đồ di động và
điện máy có khả năng mặc cả thấp nhất khi làm việc với các nhà cung cấp do những
hãng cung cấp đều có thương hiệu rất tốt và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên,
nếu như các chuỗi bán lẻ có quy mơ đủ lớn thì họ vẫn có thể cải thiện được biên lợi
nhuận gộp.
3. Khả năng mặc cả của người mua: Đối với các nhà bán lẻ thì khách hàng là nhóm
đối tượng tạo ra nhiều sức ép nhất. Vì vậy nên giá bán và chăm sóc khách hàng là
những diều quan trọng nhất để một doanh nghiệp bán lẻ tồn tại. Càng có nhiều khách
hàng thì các nhà bán lẻ mới càng hoạt động tốt.
4. Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành:Cạnh tranh các cơng ty trong ngành là
tương đối nhiều do có rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ tham gia vào thị trường. Các nhà
bán lẻ không chỉ cạnh tranh để giành lấy khách hàng mà còn phải cạnh tranh cả vị trí
để bán hàng.
5. Rủi ro thay thế bởi sản phẩm khác: Sản phẩm thay thế khác của chuỗi bán lẻ
hiện đại là kênh bán hàng trực tuyến vốn tiện lợi hơn và phù hợp với giới trẻ. Bán
hàng trực tuyến sẽ là rủi ro lớn nhất với các công ty bán lẻ thời điểm hiện tại.
Qua mơ hình 5 forces, giúp doanh nghiệp MWG nắm được bức tranh kinh doanh
nghành, đánh giá đước sức mạnh của doanh nghiệp mình. Đồng thời có các giải pháp
kịp thời cũng như xác định được thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp của mình.

1.3.

Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp MWG

Thegioididong.com là thương hiệu thuộc Công ty Cổ phần Thế giới di động, tên
tiếng Anh là Mobile World JSC, (mã Chứng Khoán: MWG) là một tập đồn bán lẻ
tại Việt Nam có trụ sở chính ở Tịa nhà MWG - Lơ T2-1.2, Đường D1, Khu Công
nghệ Cao, P. Tân Phú, Quận 9 (nay là Thành phố Thủ Đức). Với lĩnh vực kinh doanh

chính là bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng. Theo nghiên cứu
của EMPEA, thống kê thị phần bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam năm 2014 thì
6


Thế giới di động hiện chiếm 25% và là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực của
mình.
Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) là nhà bán lẻ số 1 Việt Nam
về doanh thu và lợi nhuận, với mạng lưới hơn 4.500 cửa hàng trên toàn quốc. MWG
vận hành các chuỗi bán lẻ thegioididong.com, Điện Máy Xanh, Bách Hố Xanh.
Ngồi ra, MWG cịn mở rộng ra thị trường nước ngoài với chuỗi bán lẻ thiết bị di
động và điện máy tại Campuchia cũng như đầu tư vào chuỗi nhà thuốc An Khang.
Năm 2020, thành viên mới của MWG là 4KFarm ra đời với mục tiêu cung cấp cho
người tiêu dùng thực phẩm an toàn theo chuẩn 4 không (không thuốc trừ sâu, không
chất bảo quản, không chất tăng trưởng, không sử dụng giống biến đổi gen).
Chiến lược phát triển và đầu tư của MWG: Duy trì vị thế dẫn đầu về thị phần điện
thoại di động chính hãng và thị phần điện máy chính hãng tại Việt Nam; Tập trung
đầu tư mở rộng chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh,
Điện thoại Siêu Rẻ, Bluetronics; Mở rộng các mặt hàng kinh doanh để tận dụng hiệu
quả hệ thống bán lẻ rộng khắp của Công ty; Đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến,
nâng cao tỷ trọng doanh thu từ kênh bán hàng trực tuyến.
Hành trình phát triển từ một cửa hàng bán lẻ điện thoại nhỏ trở thành “đế chế” bán
lẻ số 1 tại Việt Nam của Công ty Thế Giới Di Động là một chặng đường dài. Dù khởi
đầu gặp không ít những khó khăn, nhưng ban lãnh đạo của cơng ty với những định
hướng kinh doanh đúng đắn đã đưa doanh nghiệp lớn mạnh như hiện nay. MWG luôn
tập trung xây dựng dịch vụ khách hàng khác biệt với chất lượng vượt trội, phù hợp
với văn hoá đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi suy nghĩ và hành động của công
ty. Thế giới di động luôn đặt mong muốn nguyện vọng của con người là trên hết “Con
người luôn là trọng tâm của thế giới”, luôn muốn thế giới dịch chuyển, biến đổi và
phát triển không ngừng.

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: Kinh doanh thiết bị và linh kiện điện tử viển
thông; Kinh doanh thiết bị điện máy; Kinh doanh máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phầ
mềm; Kinh doanh bán lẻ thực phẩm, hàng tiêu dung; Sản xuất linh kiện điện tử; Sản
xuất thiết bị truyền thông.

7


Chương 2 Phân tích tài chính Cơng ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động
2.1 Phân tích khái quát
2.1.1 Phân tích tài sản và nguồn vốn
Bảng 2. 1- Phân tích biến tài sản và nguồn vốn (2017-2018)
Đơn vị tính: VND
Mức tăng (giảm)

Tỷ lệ tăng (giảm)%

2017

2018

2017

2018

TSNH

6.574.718.899.012

4.509.133.450.113


53,50%

23,90%

TSDH

1.393.682.083.217

790.733.821.523

54,31%

19,97%

TTS

7.968.400.982.229

5.299.867.271.636

53,64%

23,22%

NPT

5.900.842.373.377

2.225.748.275.509


53,58%

13,16%

VCSH

2.067.558.608.852

3.074.118.996.127

53,82%

52,03%

TNV

7.968.400.982.229

5.299.867.271.636

53,64%

23,22%

(Nguồn số liệu: trang mwg)

Bảng 2. 2- Phân tích biến tài sản và nguồn vốn (2018 – 2020)
Đơn vị tính: VND
Mức tăng (giảm)


Tỷ lệ tăng (giảm)%

2019

2020

2019

2020

TSNH

11.639.902.151.852

2.305.337.062.021

49,80%

6,58%

TSDN

1.945.661.906.175

2.017.447.345.550

40,96%

30,13%


TTS

13.585.564.058.027

4.322.784.407.571

48,31%

10,36%

NPT

10.425.007.195.016

984.686.755.492

54,47%

3,33%

VCSH

3.160.556.863.011

3.338.097.652.079

35,18%

27,49%


TNV

13.585.564.058.027

4.322.784.407.571

48,31%

10,36%

(Nguồn số liệu: trang mwg)

Theo bảng phân tích. tổng tài sản tăng tương đối từ năm 2016 đến năm 2019 nhưng
năm 2020 thấp so với các năm trước. Cụ thể tài sản ngắn hạn. tài sản dài hạn tăng lên
giai đoạn 2016-2019; năm 2020 thấp nhất so các năm. Điều này thấy được quy mô
hoạt động công ty tăng lên giai đoạn 2016-2019. riêng năm 2020 bị ảnh hưởng bởi
Covid-19 nên có dấu hiệu giảm so với năm trước.

8


Tổng nguồn vốn tăng tương đối từ năm 2016 đến năm 2019 nhưng năm 2020 thấp so
với các năm trước. chứng tỏ rằng cơng ty vẫn đảm bảo q trình hoạt động.
BIỂU ĐỒ TÀI SẢN VÀ NỢ PHẢI TRẢ
(2016 - 2020)
50,000,000,000,000

76.00
74.00


40,000,000,000,000

72.00
30,000,000,000,000

70.00

20,000,000,000,000

68.00
66.00

10,000,000,000,000

64.00

0

62.00
2016

2017

2018

Tổng tài sản

2019


Nợ phải trả

2020

Nợ/tài sản

Hình 2. 1- Biểu đồ tài sản và nợ phải trả (2016 – 2020)
Biểu đồ phản ảnh rõ tổng tài sản tăng 14.854.263.232.991 đồng (2016) lên
46.030.879.952.454 đồng (2020). nợ phải trả cũng tăng 11.012.905.506.628 đồng
(2016) lên 30.549.190.106.022 đồng (2020). Tỷ lệ nợ trên tài sản có dấu giảm 74,14%
(2016) xuống 66,37%. điều này cho thấy sử tài sản có hiệu quả.

2.1.2 Phân tích kế quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2. 3- Phân tích biến động kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu

Tỷ trọng (%)
2016

2017

2018

2019

2020

Doanh thu thuần


100

100

100

100

100

Giá vốn hàng bán

83,83

83,20

82,32

80,93

77,93

Lợi nhuận gộp

16,17

16,80

17,68


19,07

16,17

DT hoạt động TC

0,30

0,38

0,40

0,62

0,73

Chi phí tài chính

0,27

0.35

0,50

0,56

0,55

Chi phí bán hàng


9,61

10,58

11,17

12,17

14,13

2,10

2,03

2,04

2,03

3,14

Chi phí QLDN

9


LNT từ HĐKD

4,50

4,21


4,36

4,93

4,99

Lợi nhuận khác

0,00

0,02

0,01

0,02

0,00

Tổng LNTT

4,50

4,23

4,38

4,95

4,98


3,54

3,33

3,33

3,75

3,61

3,54

3,32

3,33

3,75

3,61

LNST thu nhập
DN
LNST của công
ty mẹ

(Nguồn số liệu: trang mwg)

Nhìn vào bảng kết cấu giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu giảm từ 83,83%
(2016) xuống 77,93% (2020) thấy được công ty quản lý các khoản chi phí tốt vì doanh

thu có thể bù đắp được doanh số bán hàng.
Tổng các chi phí từ năm 2016 đến 2020 đều do doanh thu tăng nên chi phí cũng
tăng. Lãi nhuận gộp cũng tăng từ 16,17% (2016) lên 19,07% (2019) nguyên doanh
thu của công ty tăng cao. Từ đó thấy được cơng ty hoạt động hiệu quả hơn. bán được
nhiều lượng hơn. Đó là dấu hiệu tốt cho sự phát triển công ty.
BIỂU ĐỒ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN
(2016 - 2020)
120,000,000,000,000

100,000,000,000,000

80,000,000,000,000

60,000,000,000,000

40,000,000,000,000

20,000,000,000,000

0

2016
Doanh thu thuần

2017

2018

Lợi nhuận gộp


2019
Lợi nhuận rịng

Hình 2. 2- Doanh thu và lợi nhuận (2016 – 2020)
10

2020


2.2 Phân tích chun sâu
2.2.1 Phân tích các nhóm chỉ số đặc trưng
2.2.1.1 Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh tốn:
Bảng 2. 4- Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh tốn.

Nhìn chung, trong 5 năm từ 2016-2020, tỷ số khả năng thanh toán hiện thời của
MWG đều lớn hơn 1, điều này phản ánh khá tốt khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp, Tài sản ngắn hạn của công ty tăng liên tục qua các năm và đạt cao nhất
vào năm 2020 lên đến 37,317 tỷ đồng. Tuy nhiên các khoản nợ ngắn hạn cũng tăng
lần lượt qua các năm, chính vì vậy mà tỷ số khả năng thanh tốn nợ của doanh nghiệp
có sự biến động. Dù tỷ số của công ty luôn lớn hơn 1, tuy nhiên so với trung bình
ngành, khả năng thanh tốn hiện thời vẫn ln ở mức thấp hơn, điều này có ý nghĩa
khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiệu quả và nhà
quản lý cần có những kế hoạch trong việc bổ sung vốn lưu động để giúp cho chỉ tiêu
khả năng thanh tốn của cơng ty được cải thiện trong tương lai. Giai đoạn 2018-2020,
khả năng thanh toán hiện thời của MWG có nhiều biến động. Cụ thể, năm 2018 khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng 0.1 lần so với năm 2017 do Tài
sản ngắn hạn trong năm tăng lên đáng kể (23,371 tỷ đồng), sau đó đến năm 2019, tỷ
số này giảm 0.07 lần, và đến năm 2020 tiếp tục tăng lên 0.04 lần so với năm 2019.
Tỷ số này tăng lên cho thấy công ty sẵn sàng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn của
mình, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.


11


Tỷ số khả năng thanh tốn nhanh của MWG có sự biến động. Đặc biệt, năm 2020,
dù chịu ảnh hưởng của dịch covid nhưng tỷ số thanh toán nhanh của công ty đạt ở
mức cao nhất với 0.58 lần, lượng hàng tồn kho giảm đi đáng kể và tài sản ngắn hạn
cũng cao nhất trong giai đoạn 5 năm từ 2016-2020. Tuy nhiên, tỷ số khả năng thanh
toán nhanh của công ty đều nhỏ hơn 1, và đều thấp hơn so với trung bình ngành, điều
này chứng tỏ khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng ty vẫn chưa thực sự đạt hiệu
quả và cần có những kế hoạch hoặc những biện pháp mới để có thể làm cho các khoản
tài sản nhanh chóng chuyển đổi thành tiền để việc thanh toán được đảm bảo hơn trong
tương lai.
Giai đoạn 2016-2017, tỷ số khả năng thanh toán tức thời của MWG tăng so với
năm trước. Đến năm 2018-2019, tỷ số này có sự giảm xuống và năm 2020, dù chịu
nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh, thế nhưng tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt
của doanh nghiệp tăng vượt mức, chiếm cao nhất trong giai đoạn 2016-2020 với 0.25
lần. Nguyên nhân là do lượng tiền của công ty tăng lên khá cao, lên đến 7,347 tỷ đồng
(cao hơn 4,232 tỷ so với 2019). Trong 5 năm từ 2016-2020, khả năng thanh toán tức
thời của MWG đều nhỏ hơn 1, mặc dù tỷ số này có giai đoạn tăng lên, nhưng mức
tăng không đáng kể, điều này cho thấy doanh nghiệp thanh tốn các khoản nợ ngắn
hạn của mình chưa tốt. Bên cạnh đó, tỷ số này đều nhỏ hơn so với trung bình ngành
điều này cho thấy doanh nghiệp có vấn đề khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn phải
trả, do đó các nhà quản trị tài chính cần xem xét kỹ lưỡng các khoản nợ ngắn hạn gần
đến hạn phải trả để đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp.
Tỷ trọng NWC trong tổng tài sản có sự giảm qua các năm, tăng nhẹ vào giai đoạn
2017-2018 và đạt mức cao nhất vào năm 2018 (0.19 đồng NWC). Năm 2020, tỷ trọng
NWC trong tổng tài sản của MWG tăng 0.01 lần so với năm 2019. Tuy nhiên sự gia
tăng này khơng đáng kể, vì chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn là tương
đương nhau. Nhìn chung, tỷ trọng NWC trong tổng tài sản của MWG qua các năm

2016-2020 đều duy trì ở mức lớn hơn 0, cho thấy sự ổn định trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ
cho tài sản lưu động để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

12


2.2.1.2. Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh tốn nợ dài hạn
Bảng 2. 5- Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn

Trong giai đoạn 2016-2020, tỷ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp có sự giảm
qua các năm, tăng nhẹ vào năm 2019 (với 0.71 lần), và sau đó giảm cịn 0.66 lần (năm
2020), cho thấy tài sản mà doanh nghiệp đang có từ việc đi vay mượn thấp hơn so
với năm 2019, và khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp ở mức cao hơn so với
kỳ trước. Nhìn chung, hệ số nợ của doanh nghiệp MWG trong giai đoạn 2016-2020
đều lớn hơn 0.5, cho thấy mức độ lệ thuộc tài chính từ bên ngồi khá cao, thể hiện
gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán.
Trong 5 năm, 2016-2020, hệ số khuếch đại vốn chủ sở hữu có sự biến động, tuy
khơng giảm liên tục, nhưng nhìn chung có sự sụt giảm qua các năm và tăng nhẹ vào
năm 2019 với hệ số là 3.43. Hệ số thấp nhất rơi vào năm 2020 (2.97 lần), giảm 0.46
lần so với năm 2019. Chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp trong
năm 2020 có phần tăng lên so với năm 2019. Nhìn chung, hệ số khuếch đại vốn chủ
sở hữu của công ty MWG đều lớn hơn 2, và cao hơn so với trung bình ngành. Điều
này phản ánh mức độ lệ thuộc về tài chính vào bên ngồi càng cao. Để giảm “Hệ số
tài sản trên vốn chủ sở hữu”, các nhà quản lý phải tìm mọi biện pháp để giảm tỷ lệ nợ
phải trả trên vốn chủ sở hữu. Có như vậy mới tăng cường được tính tự chủ về tài
chính.
Năm 2016, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 2.87 (cao hơn 0.94 lần so với 2015),
Giai đoạn 2017-2018, tỷ số này có xu hướng giảm. Năm 2019 tăng 0.3 lần so với
2018 vì nợ phải trả tăng và hoạt động kinh doanh của công ty bị giảm sút. Mức thấp

13


nhất rơi vào năm 2020 với tỷ số nợ là 1.97. Nhìn chung, 2016-2020, tỷ số nợ phải trả
trên vốn chủ sở hữu của MWG đều lớn hơn 1 và cao hơn so với trung bình ngành. Có
nghĩa là mức độ lệ thuộc về tài chính vào bên ngồi của cơng ty có xu hướng tăng và
khả năng tự chủ về tài chính giảm so với các cơng ty cùng ngành.
Giai đoạn 2016-2019, tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (TIE) của doanh nghiệp
MWG giảm liên tục. Năm 2020, tỷ số này tăng 0.02 lần so với 2019. Có nghĩa là TIE
có xu hướng tăng và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng so với năm 2019. Vì lãi
vay trong giai đoạn này có dấu hiệu tăng tương đối so với năm 2019. Nhìn chung,
trong 5 năm 2016-2020, mặc dù có sự biến động nhưng tỷ số khả năng thanh toán lãi
vay của MWG đều lớn hơn 1 rất nhiều, điều này cho thấy khả năng thanh toán lãi nợ
vay của cơng ty rất tích cực, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng tạo nên
các dòng tiền khá tốt.
Năm 2016, doanh nghiệp khơng vay nợ th tài chính dài hạn. Năm 2017, tỷ suất
sinh lời của tiền vay là 3.68, doanh nghiệp sử dụng 1 đồng tiền vay phục vụ cho hoạt
động kinh doanh thì thu được 3.68 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2018 giảm 1.29 lần
so với năm 2017. Giai đoạn 2019-2020, tỷ suất sinh lời của tiền vay tăng mạnh. Có
nghĩa là hiệu quả kinh doanh đang tăng mạnh và làm tăng khả năng đưa ra quyết định
vay tiền của các nhà quản trị để đầu tư vào hoạch động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Năm 2016, tỷ số khả năng thanh toán lãi vay bằng tiền mặt là 24.98, giảm rất nhiều
so với 2015 (giảm 17.85 lần). Năm 2017, trong một đồng lãi vay DN có thể thanh
tốn được 26.54 đồng bằng tiền mặt, tăng 1.56 lần so với 2016, vì vay có dấu hiệu
tăng nhẹ tương đối. Giai đoạn 2018-2019, tỷ số khả năng thanh toán lãi vay bằng tiền
mặt của MWG giảm. Đặc biệt năm 2019, tỷ số này rơi vào mức thấp nhất là 14.24,
vì chi phí lãi vay trong năm này khá cao lên đến 568 tỷ đồng. Năm 2020 tăng 6.91
lần so với 2019. Vì vay có dấu hiệu tăng nhẹ tương đối, chứng minh được hiệu quả
thanh toán lãi vay của công ty bằng tiền mặt so với kỳ trước.

Nhìn chung, giai đoạn 2016-2020 tỷ số nợ dài hạn của MWG dao động từ 0.00 đến
0.20. Tỷ số này rất nhỏ và đều bé hơn 1, điều này cho thấy doanh nghiệp có năng lực
quản lý nợ và quy mơ tài chính của mình, thấy được cách sử dụng nguồn vốn của
doanh nghiệp đem lại hiệu quả hoạt động cao trong kỳ.
14


2.2.1.3. Nhóm tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động:
Bảng 2. 6- Nhóm tỷ số phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản

Năm 2020, vòng quay hàng tồn kho giảm 0,08 lần so với năm 2019. Nguyên nhân
là do giá vốn hàng bán trong năm của công ty cao hơn so với kỳ trước, hàng tồn kho
thấp hơn so với năm 2019 (giảm 6,32 tỷ đồng). Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh
nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng trưởng mạnh đạt 108 tỷ đồng năm 2020. Trong
4 năm từ 2017 đến 2020, MWG có số vịng quay hàng tồn kho liên tục giảm. Tuy
nhiên số vòng quay này đều lớn hơn 2 và khơng có sự biến động nhiều qua các năm.
Điều này cho thấy số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp không quá lớn và có
lượng hàng dự trữ phù hợp, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột doanh nghiệp sẽ có
khả năng cung ứng cho khách hàng và không bị đối thủ cạnh tranh.
Nhìn chung, CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) có số vịng quay phải thu
khách hàng tăng liên tục qua từng năm. Vòng quay khoản phải thu của MWG trong
giai đoạn 2016-2020 ở mức khá cao, đặc biệt vào năm 2020 số vòng quay đạt mức
cao nhất là 51.39 vòng. Điều này cho thấy, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch covid
thế nhưng tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp rất nhanh. Doanh thu thuần trong năm
tăng ở mức đáng kể so với năm trước (lên đến 108.546 tỷ đồng). Điều này chứng tỏ
tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, nâng cao dòng tiền mặt, tạo ra sự
chủ động về nguồn vốn.

15



Trong giai đoạn 2016-2020, vòng quay tài sản ngắn hạn của MWG liên tục giảm,
cao nhất là năm 2016 với 4.83 vòng, và thấp nhất là năm 2020 khi vòng quay tài sản
ngắn hạn giảm đáng kể, chỉ còn 3 vòng. Điều này cho thấy khả năng sử dụng tài sản
ngắn hạn của công ty vẫn chưa đạt hiệu quả so với kỳ trước. Tuy nhiên số vịng quay
nhìn chung trong 5 năm này vẫn ở mức khá cao nghĩa là doanh nghiệp vẫn có khả
năng tiết kiệm được vốn của mình, và khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp
trong việc sử dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn của mình. Bằng chứng là doanh thu
thuần tăng liên tục qua các năm, đặc biệt năm 2020 dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh
nhưng doanh thu trong năm vãn đạt ở mức cao nhất với 108,546 tỷ đồng.
Vòng quay tài sản cố định của MWG trong giai đoạn 2016-2020 có nhiều biến
động. Năm 2016, số vịng quay tài sản cố định là 30.26 vòng. Năm 2017, số vòng
quay TSCĐ của công ty giảm 6,43 lần so với năm 2016. Năm 2018 tăng 1,6 lần so
với năm 2017. Giai đoạn 2019-2020, số vòng quay lần lượt giảm 2.07 lần và năm
2020 giảm 6.29 lần. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của MWG đạt hiệu quả nhất
vào năm 2016 với số vịng quay là 30,29. So với trung bình ngành, giai đoạn 20162020, thì vịng quay TSCĐ của MWG ln đạt ở mức thấp hơn so với trung bình
ngành. Việc tỉ lệ vòng quay tài sản cố định thấp cịn có ý nghĩa rằng cơng ty hiện tại
chưa sử dụng được hết hiệu quả tài sản của mình ở mức tối đa.
Vòng quay tổng tài sản của MWG giảm liên tục qua các năm, điều này có ý nghĩa
rằng công ty hiện tại chưa sử dụng được hết hiệu quả tài sản của mình so với các năm
trước đó. Với sự biến động của hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của MWG trong giai
đoạn 2016-2020 cho thấy các kế hoạch mua sắm, đầu tư vào tài sản chưa đạt hiệu quả
để tạo ra doanh thu, dòng tiền cho doanh nghiệp so với kỳ trước. Tuy nhiên, nhìn
chung thì vịng quay qua các năm đều lớn hơn 1, điều này phản ánh khá tốt hiệu quả
sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Dù trong năm, vòng quay tổng tài sản của MWG
liên tục giảm, nhưng so với trung bình ngành trong 5 năm từ 2016 đến 2020 vịng
quay Tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với tồn ngành. Chính vì
vậy mà doanh thu từ việc đầu tư vào tài sản so với ngành cũng khá cao, điều này có
ý nghĩa doanh nghiệp đầu tư tài sản hợp lý, các kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị
sản xuất đạt hiệu quả cao trong việc tạo ra doanh thu so với các công ty đối thủ cũng

như toàn ngành.
16


2.2.1.4. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi.
Bảng 2. 7- Nhóm tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi:

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của CTCP Đầu tư Thế giới di động trong 5 năm từ
2016-2020 đều dương (ROS>0), điều này chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
Đỉnh điểm của mức sinh lời trong giai đoạn 2016 đến 2020 là 3.75% (rơi vào năm
2019). Sự biến động của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm rất nhỏ và
tương đối ổn định, điều này cho thấy được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
So với trung bình ngành, ta thấy giai đoạn 2018-2020 có mức sinh lời trên doanh thu
lớn hơn so với trung bình ngành. Điều này có nghĩa là cơng ty phát triển mạnh, khả
năng thu về lợi nhuận của công ty cao.
Tỷ số sinh lời cơ bản của MWG nhìn chung giảm qua các năm, có sự tăng nhẹ vào
năm 2018, sau đó tiếp tục giảm vào giai đoạn 2019-2020. Tỷ số sinh lời cao nhất vào
năm 2016, trung bình cứ trong 100 đồng tài sản bình quân thì kiếm được 18,01 đồng
là lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Mức sinh lời thấp nhất rơi vào năm 2020 với
11.89%, có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thu được lợi nhuận giảm so với năm
2019. Vì EBIT tăng nhẹ hơn so với mức tăng của tổng tài sản. Tuy nhiên, nhìn chung
các tỷ số sinh lời trong 5 năm của MWG đều lớn hơn 0, điều này chứng tỏ doanh
nghiệp kinh doanh có lãi.
Ta thấy ROA của CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) ln duy trì ở mức lớn
hơn 8%, nhưng có xu hướng giảm dần từ năm 2016 đến năm 2020 lần lượt là 14,27%,
11,71%, 11,31%, 10,99%, 8,94%. Đỉnh điểm của ROA trong giai đoạn năm 201617


2020 là 14,27% (rơi vào năm 2016) và thấp nhất là 8,94% (năm 2020). Nguyên nhân
là do ảnh hưởng của dịch covid-19 làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

chưa thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, ROA của công ty trong 5 năm này đều lớn hơn so
với trung bình ngành, có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đang tốt
hơn mặt bằng chung các doanh nghiệp cùng ngành.
Dữ liệu 5 năm từ 2016-2020 ta thấy được kết quả ROE >0, điều này chứng tỏ
doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận, doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả.
Đỉnh điểm của ROE trong giai đoạn năm 2016-2020 là xấp xỉ 50% (năm 2016). Ta
thấy ROA của CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) luôn duy trì ở mức >28%,
nhưng có xu hướng giảm dần từ 49,91% xuống 28,38%. Hơn nữa, so với trung bình
ngành, ROE ln lớn hơn, chính vì vậy nó phản ánh được khả năng thu về lợi nhuận
bằng nguồn vốn hiệu quả hơn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đang tốt
hơn mặt bằng chung các doanh nghiệp cùng ngành.
Thu nhập một cổ phần thường của MWG trong giai đoạn 2016-2020 có nhiều biến
động, EPS đạt cao nhất trong giai đoạn này rơi vào năm 2016 với giá trị là 10,252
cao hơn nhiều so với năm 2015. Những năm sau đó, EPS có giá biến động từ
6,962(năm 2017: 6,694(năm 2018) và giai đoạn 2019-2020 EPS tương đương nhau
với giá là 8,649 đồng/cổ phiếu. Tuy có nhiều biến động, nhưng so với trung bình
ngành EPS của MWG ln lớn hơn, và đều lớn hơn 6000, cho thấy mức lợi nhuận
mà những người chủ sở hữu có được từ giao dịch cổ phiếu có hiệu quả hơn so với các
doanh nghiệp cùng ngành.

2.2.1.5. Phân tích các chỉ số liên quan đến giá trị thị trường của MWG
Bảng 2. 8- Phân tích các chỉ số liên quan đến giá trị thị trường

18


Dựa vào bảng số liệu cho thấy P/E của công ty cao hơn của ngành nhưng năm 2020
lại thấp hơn ngành. Năm 2016 – 2017 P/E tăng từ 16,39 lên 16,81 có nghĩa cổ phiếu
đang định giá cao, triển cơng ty tốt. Năm 2017 - 2019 có P/E giảm từ 16,81 xuống
12,54 cao nghĩa cố phiếu đang bị định giá thấp, công ty lợi nhuận biến động. Nhưng

năm 2019 – 2020 có dấu hiệu tăng trở lại.
P/S của cơng ty cao hơn của ngành nhưng năm 2020 lại thấp hơn ngành. Năm 2016
– 2018 P/S giảm từ 0,58 xuống 0,45. Năm 2018 – 2020 P/S tăng từ 0,45 lên 0,55.
Công ty có dấu hiệu phát triển trong giai đoạn 2016 – 2020 nhưng năm 2020 ảnh
hưởng có Covid-19 giảm so các năm trước.

2.2.2 Phân tích Dupont
Mơ hình Dupont: là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một
doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mơ hình Dupont tích
hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế tốn. Trong phân tích tài
chính, người ta vận dụng mơ hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu
tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có
thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự
nhất định.

2.2.2.1 Xét tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Bảng 2. 9- Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Đơn vị tính: Triệu đồng

19


Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm

16.00%

2020, ta thấy lợi nhuận sau thuế và tổng

14.00%


14.27%
11.71% 11.31%
10.99%

12.00%

tài sản của Công ty Cổ phần đầu tư Thế

8.94%

10.00%

Giới Di Động có xu hướng tăng lên qua

8.00%

các năm, điều này đã giúp cho ROA của

6.00%
4.00%

MWG luôn được giữ ở mức cao. Tuy

2.00%

nhiên quan sát từ bảng số liệu và biểu đồ

0.00%
2016


ta thấy ROA có khuynh hướng liên tục

2017

2018

2019

2020

ROA

tăng giảm khơng đều qua các năm cụ thể

Hình 2. 3- Tỷ số lợi nhuận rịng trên tổng
tài sản (ROA)
giảm ở năm 2017 là 11.71% và 11.31% ở năm 2018, tuy nhiên ROA lại tiếp tục có
ở năm 2016 là 14.27% và có xu hướng

khuynh hướng giảm mạnh ở năm 2019 là 10.99% và tiếp tục giảm ở năm 2020 là
8.94%.
Việc hiệu quả sử dụng tài sản của MWG (ROA) liên tục suy giảm mặc dù tài sản
của doanh nghiệp liên tục tăng điều này cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận trên tổng
tài sản của cơng ty đang có xu hướng giảm dần. Nếu xét về quy mô tài sản của MWG
liên tục gia tăng và đẩy mạnh tăng vào tồn kho nhưng điều này cũng đồng nghĩa hiệu
quả sử dụng tài sản suy giảm liên tục khi ROA liên tục lao dốc và chưa có dấu hiệu
cải thiện đây là nguyên nhân dẫn đến việc ROA giảm qua các năm.

2.2.2.2 Xét tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 2. 10- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Đơn vị tính: Triệu đồng

20


×