Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Những nội dung cơ bản trong triết lý đạo Phật và vận dụng trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.35 KB, 11 trang )

Đề tài thảo luận: “Những nội dung cơ bản trong triết lý đạo Phật và vận dụng trong việc xây
dựng văn hoá doanh nghiệp”.

PHẦN 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT VỚI VIỆC XÂY DỰNG VĂN HOÁ
DOANH NGHIỆP
1.Các định nghĩa
1.1. Văn hóa
Quan niệm về văn hố trên đây tương đối phù hợp với định nghĩa văn hoá do
nguyên Tổng giám đốc UNESCO Fderico Mayord đưa ra, nhân dịp phát động “ Thập kỷ
thế giới phát triển văn hoá” (1988- 1997). Ơng viết “Văn hố là tổng thể sống động các
hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua
các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền
thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.”
"Nhật ký trong tù" năm 1943, Bác Hồ đã khẳng định "Văn hóa là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt, cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" (Hồ Chí Minh, tồn tập,
NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 3).
Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” , PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm
cho rằng:” Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.( Nhà xuất bản TP HCM, 1996).
Như vậy, bản chất văn hóa chứa đựng cái bản chất và năng lực của con người,
trong đó những giá trị vật chất và tinh thần được sử dụng làm nền tảng định hướng cho
lối sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của mỗi dân tộc và các thành viên để vươn tới cái
đúng, cái tốt, cái đẹp trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với tự nhiên và
môi trường xã hội.
1.2. Văn hóa doanh nghiệp
Dưới đây là một số quan điểm về văn hóa doanh nghiệp:
1



Đề tài thảo luận: “Những nội dung cơ bản trong triết lý đạo Phật và vận dụng trong việc xây
dựng văn hố doanh nghiệp”.

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, chuẩn mực và niềm tin căn bản được
tích lũy trong q trình doanh nghiệp tương tác với mơi trường bên ngồi và hịa nhập
trong mơi trường bên trong, giá trị và chuẩn mực này đã được xác lập qua thời gian, được
truyền đạt cho những thành viên mới như một cách thức đúng để tiếp cận, tư duy và định
hướng giải quyết những vấn đề họ gặp phải ( Edgar H.Schein, 2004).
Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế (ILO):“Văn hoá doanh nghiệp
là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ
ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.
Văn hoá kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hoá vào trong hoạt động kinh
doanh của chủ thể, là cái văn hoá mà các chủ thể tạo ra trong quá trình kinh doanh, hình
thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của nó.( Đỗ Minh Cương, 2001).
Văn hóa doanh nghiệp là Văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp.
Theo PGS.TS. Dương Thị Liễu: "VHDN là một hệ thống các giá trị, các chuẩn
mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên
trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp". (NXB kinh
tế Quốc Dân, 2006).
Theo PGS.TS. Nguyễn Mạnh Qn: "Văn hố cơng ty là một hệ thống các ý
nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, (cách) nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành
viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức
hành động của từng thành viên" (NXB Lao Động – Xã Hội, 2004). Định nghĩa này thể
hiện hai đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp : thứ nhất là VHDN liên quan đến nhận
thức, thứ hai là VHDN có tính thực chứng.
Từ những quan niệm về VHDN trên chúng ta thấy VHDN bao gồm các yếu tố, thủ
pháp, nguyên tắc, hệ thống quan niệm, biểu tượng, giá trị hành vi của một cộng đồng
doanh nghiệp có chức năng tổ chức, thống nhất mọi thành viên của doanh nghiệp hướng
tới mục tiêu chung vì sự phát triển của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, chúng tôi xin hệ

2


Đề tài thảo luận: “Những nội dung cơ bản trong triết lý đạo Phật và vận dụng trong việc xây
dựng văn hoá doanh nghiệp”.

thống lại và chọn ra một quan niệm về VHDN như sau của PGS.TS Đỗ Minh Cương
(2013):
-“Là tồn bộ những nhân tố và sản phẩm văn hố (vật thể và phi vật thể) được
doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, biểu hiện trong hoạt động kinh doanh và đời sống của nó”
(Bài giảng tại Trường Đại học Kinh Tế - ĐH QG HN).
-“VHDN không chỉ là các giá trị tinh thần/ sản phẩm phi vật thể mà còn có các giá
trị vật chất/ SP vật thể của nó” (Bài giảng tại Trường Đại học Kinh Tế - ĐH QG HN).
-“VHDN không chỉ nảy sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn trong
cả các sinh hoạt văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí của nó”(Bài giảng tại Trường Đại
học - ĐH QG HN)
1.3 Văn hóa doanh nghiệp theo tinh thần triết lý đạo phật
Những vấn đề cơ bản của triết lý đạo Phật theo tác giả Phạm Hữu Dung (2011) về
thế giới quan, tư tưởng của phật giáo tập trung ở những mặt cơ bản sau:
1.3.1 Quan niệm của Phật giáo về thế giới quan
Vô tạo giả: Đạo phật cho rằng thế giới do các loại vật chất tạo thành. Mọi sự vật
trong vũ trụ không do bất kì thần linh nào tạo ra bằng những phép màu mà là do phần tử
vật chất nhỏ nhất tạo ra. Những vật chất nhỏ bé đó được gọi là “bản thể” hay “thực
tướng”. Đây được xem như là nội dung cơ bản nhất và khác tất cả các tôn giáo khác.
Thuyết Vô thường, Nhân – Duyên: Phật giáo cho rằng: tất cả mọi sự vật, hiện
tượng của thế giới này khơng có điểm khởi đầu và kết thúc; tất cả đều chuyển động
không ngừng, biến đổi không ngừng và chịu sự chi phối bởi quy luật nhân quả hay là
nhân duyên. Trong đó, nhân là cái khởi đầu tạo ra kết quả còn duyên là phương tiện/điều
kiện tạo ra tạo ra quả đó. Khi nhân dun hồ hợp thì sự vật sinh. Khi nhân duyên tan rã
thì sự vật diệt. Các nhân duyên trong sự vật hiện tượng tác động chi phối và chuyển hóa

lẫn nhau.

3


Đề tài thảo luận: “Những nội dung cơ bản trong triết lý đạo Phật và vận dụng trong việc xây
dựng văn hoá doanh nghiệp”.

Đạo Phật cho rằng: thời gian là vô cùng và không gian là vô tận. Khi xem xét
từng sự vật hiện tượng, đạo Phật chủ trương phải đặt những sự vật hiện tượng đó trong
một khoảng khơng gian và thời gian nhất định. Nghĩa là phải tìm hiểu một sự vật, hiện
tượng cụ thể từ điểm khởi đầu và kết thúc của nó.
Nói tóm lại với những quan niệm về thế giới quan ở trên, tư tưởng triết lý đạo Phật
đã mang nhiều yếu tố duy vật biện chứng tiến bộ.
1.3.2 Quan niệm của Phật giáo về nhân sinh quan
Nội dung tư tưởng, triết lý cơ bản của Phật giáo thể hiện rõ nhất ở “tứ diệu đế” tức là 4 chân lý huyền diệu cao siêu để giải thoát nỗi khổ của chúng sinh gồm: Khổ Đế –
Tập Đế – Diệt Đế - Đạo đế. Thích Nhất Hạnh (2005): “trước kia và ngày nay ta chỉ nêu ra
và lý giải các chân lý về các nỗi đau khổ và giải thoát các nỗi đau khổ. Cũng như nước
của đại dương chỉ có một vị mặn. Học thuyết của ta chỉ có một vị, đó là sự cứu vớt”- cịn
gọi là sự giải thốt.
Khổ đế
Là chân lý bàn về các nỗi khổ của con người. Đạo phật cho rằng cuộc sống con
người là khổ ải. Khổ đau là tuyệt đối, là bản chất của sự tồn tại của cuộc sống. Cuộc sống
của chúng sinh là bể khổ. Trong các nỗi khổ mà từng chúng sinh phải chịu đựng có bốn
nỗi khổ lớn mà ai cũng phải trải qua gọi là “tứ khổ”: sinh – lão – bệnh – tử khổ.
Tập đế
Là sự tập hợp chứa đựng những chân tướng những sự khổ não, là nguyên nhân về
các nỗi khổ đau. Đạo Phật cho rằng nguyên nhân của khổ đau là do dục vọng – tham
muốn của con người gây nên và đến khi chết vẫn phải chịu khổ đau. Tất cả những nỗi
khổ đau mà chúng sinh phải gánh chịu là do “nhị thập nhân duyên” tạo ra mà khởi đầu là

“vô minh”, tức là do nhận thức không đúng đắn và sáng suốt.
Diệt đế
Là chân lý về cách giải thoát con người khỏi nỗi khổ đau. Đạo Phật cho rằng
chúng sinh muốn thoát khỏi mọi sự khổ đau thì phải từ bỏ mọi ham muốn, dục vọng, sự
4


Đề tài thảo luận: “Những nội dung cơ bản trong triết lý đạo Phật và vận dụng trong việc xây
dựng văn hoá doanh nghiệp”.

giận dữ và mê muội – là những nguyên nhân cơ bản gây nên nỗi khổ đau trong cuộc đời
người.
Ham muốn hay dục vọng của con người là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nỗi khổ
đau còn nguồn gốc sâu xa là từ “nhị thập nhân duyên” mà bắt đầu từ “vô minh”. Cho nên
theo đạo Phật, chúng sinh muốn diệt trừ nỗi khổ thì đầu tiên phải diệt trừ “vơ minh‟. Vì
“vơ minh” bị diệt thì trí tuệ mới sáng và hiểu rõ được bản chất sự tồn tại khơng cịn dục
vọng, khơng cịn hành động sai quấy để tạo ra “nghiệp”. Và chỉ có như vậy, chúng sinh
mới thốt khỏi nỗi khổ vịng ln hồi sinh – lão – bệnh – tử.
Đạo đế
Là chân lý về các con đường đúng đắn để giải thoát con người, bao gồm “bát
chính đạo”- 8 con đường đúng đắn, sáng suốt. Đây chính là xuất phát từ sự đúc kết quá
trình tu hành đắc đạo của đức Phật. Đạo Phật cho rằng đây là thử thách khó nhất của con
người có đạo, là phải thực hành chính đạo vào trong đời sống và cơng việc của mình. Trí
tuệ dân gian Việt Nam đã tổng kết: Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì là tu tại chợ, thứ ba tu
tại chùa.
Đạo Phật đưa ra lý luận về “tam học” là: giới - định – tuệ. Đây chính là q
trình tu hành để đạt đến giác ngộ.
-Giới: là những điều cấm quy định với những người tu hành để không phạm sai
lầm do thân và ý tạo ra.
-Định: là phương pháp làm cho người tu hành không tán loạn phân tâm, loại trừ ý

nghĩ sai lầm tạo điều kiện cho trí tuệ bừng sáng.
-Tuệ: là u cầu địi hỏi phải có trí tuệ sáng suốt để diệt trừ vơ minh, tham dục.
Chỉ có như vậy mới diệt trừ được nỗi khổ.
Trong ba yếu tố trên, Giới được nhà Phật coi là quan trọng nhất, ngăn cản con
người không phạm vào “ngũ giới” (cịn gọi là năm điều cấm) là: khơng sát sinh, không
trộm cắp, không tà dâm, không bịa đặt, không uống rượu để định và tuệ phát sáng.

5


Đề tài thảo luận: “Những nội dung cơ bản trong triết lý đạo Phật và vận dụng trong việc xây
dựng văn hố doanh nghiệp”.

Theo đạo Phật, gồm có tám con đường – cách để giải thoát nỗi khổ gọi là “bát
chính đạo”.
- Chính kiến: nhận biết đúng đắn.
- Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn.
- Chính ngữ: nói năng đúng đắn.
- Chính nghiệp: hành động đúng đắn.
- Chính mệnh: kiếm sống đúng đắn.
- Chính tịnh tiến: nỗ lực đúng đắn, phải từ bỏ điều ác làm điều thiện.
- Chính niệm: thương nhớ – tưởng nhớ đúng đắn, phải tập chung tâm và thần vào
suy nghĩ, lời nói, hành động đúng.
- Chính định: tập chung tinh thần vào một đạo đúng đắn.
Mặt tích cực.
Chủ trương giải thốt con người khỏi những nỗi khổ đau; thực hiện bình đẳng giữa
các chúng sinh chống lại quan điểm phân biệt đẳng cấp, khuyên con người phải thương
yêu lẫn nhau.
Đạo Phật đã đề ra được lý thuyết về con đường giải thoát về mặt ý thức. Điều này
làm cho quần chúng nhân dân tin tưởng vì tìm thấy ở đạo này một sự an ủi, một niềm tin

vào tương lai.
Nghi lễ đạo Phật rất đơn giản, điều này phù hợp với hoàn cảnh của người dân lao
động nghèo khổ thuộc các đẳng cấp dưới cho nên nó được hưởng ứng nhiệt tình. Đạo
phật phản ánh tình yêu thương đồng loại.
Mặt hạn chế, tiêu cực:
Giáo lý của đạo Phật về nguồn gốc các nỗi khổ đau khơng phù hợp với thực tế, vì
chỉ chú ý đến các nguyên nhân về chủ quan, nội tâm cá nhân, không chú ý đến các
nguyên nhân khách quan, thuộc về xã hội. Nhưng xét cho cùng, sự ra đời của đạo Phật
6


Đề tài thảo luận: “Những nội dung cơ bản trong triết lý đạo Phật và vận dụng trong việc xây
dựng văn hoá doanh nghiệp”.

với những tư tưởng triết lý cơ bản trên cũng đã có thể coi là một cuộc cách mạng vĩ đại
trong xã hội Ấn Độ cổ đại chống lại những luật lệ hà khắc do chế độ đẳng cấp Varna, luật
Manu và đạo Bàlamơn tạo nên. Chính vì lẽ đó, đạo Phật ra đời nhanh chóng phát triển
mạnh mẽ về số lượng tín đồ và trở thành tôn giáo thế giới. Và đương nhiên, những nhà sư
chân đất với màu vàng thánh thiện của Phật đã tiếp tục sự nghiệp giải thoát nỗi khổ đau
của con người.
Các tư tưởng, triết lý của đạo Phật có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều doanh nhân
trên thế giới và thường có tác động tích cực tới hành vi, kết quả hoạt động, đạo đức và lối
sống của họ. Ví dụ, đạo Phật khuyên bảo làm kinh doanh mặc dù có nhiều cám dỗ của
lịng tham nhưng vẫn phải giữ chính kiến, chính niệm, chính nghiệp; khuyến khích doanh
nhân lãnh đạo đối xử nhân từ với người làm và chúng sinh, cố gắng làm việc thiện, tránh
sự gian trá, xấu xa và cố gắng làm việc thiện, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội…Do
đó, các doanh nhân này có ý thức, tâm thái quyết tâm “tu tại chợ”, thực chất là làm kinh
doanh có đạo đức và văn hóa theo triết lý của đạo Phật.

7



Đề tài thảo luận: “Những nội dung cơ bản trong triết lý đạo Phật và vận dụng trong việc xây
dựng văn hoá doanh nghiệp”.

PHẦN 2:
CÁC VẬN DỤNG NHẰM THÚC ĐẨY VẬN DỤNG TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT VÀO
XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
1 Văn hóa doanh nghiệp tại Tập Đồn Hoa Sen.
1.1 Các sản phẩm hữu hình văn hố doanh nghiệp của tập đồn Hoa Sen
Kiến trúc:

Hình: Trụ sở chính tập đồn Hoa Sen tại Bình Dương
Ngày 8/8/2004 khánh thành trụ sở chính tại số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng
Thần 2, Dĩ An, T.Bình Dương. Sau 3 năm thành lập Hoa Sen đã đưa vào hoạt động trụ sở
mới khang trang, hiện đại với lối kiến trúc bài trí mang đậm dấu ấn phật giáo, hình ảnh
mẹ Quan Âm được đặt tại vị trí trang nghiêm nhất, mỗi tầng và khu vực trong tịa nhà đều
có hình ảnh Phật Giáo. Kiến trúc trụ sở là bộ phận nhận diện thương hiệu của Hoa Sen,
thuộc về sản phẩm hữu hình.
Logo và Slogan

8


Đề tài thảo luận: “Những nội dung cơ bản trong triết lý đạo Phật và vận dụng trong việc xây
dựng văn hố doanh nghiệp”.

Hình ảnh cách điệu của hoa sen tám cánh nở bung ra tượng trưng cho “Bát Chánh
Đạo” và sự vươn lên mạnh mẽ trong thời kỳ mới của Tập đoàn.
Màu vàng tám cánh sen rất hiện đại, thể hiện cách điệu 3D trên nền nâu đỏ đặc

trưng màu sắc của Phật giáo, cũng là màu truyền thống của Tập đoàn Hoa Sen trong giai
đoạn hơn 10 năm phát triển vừa qua. Tài liệu hướng dẫn VHDN của Tập đồn diễn giải:
“Màu vàng của ngơi sao vàng ln dẫn lối trên con đường chính nghĩa, đúng đắn
„Trung thực”, màu vàng của sự ấm áp, “Thân thiện”, vui vẻ gắn liền với văn hóa của Tập
đồn Hoa Sen. Đó chính là văn hóa 10 chữ T: “Trung thực – Trung thành – Tận tụy – Trí
tuệ - Thân thiện”. Xun suốt q trình hoạt động, Tập đồn Hoa Sen luôn gắn liền với
những hoạt động hướng về cộng đồng, xây dựng một hình ảnh thân thiện, gần gũi đối với
xã hội.
Bên cạnh đó, màu nâu đỏ trong logo là màu của sự giản dị, chân chất, bền bỉ
nhưng vẫn thể hiện được sự mạnh mẽ, vững bền. Qua đó, logo mới muốn chuyển tải
thơng điệp Tập đồn Hoa Sen luôn phát triển vững mạnh và bền vững qua thời gian để
đem đến cho khách hàng, xã hội những giá trị tốt đẹp nhất.
Cũng liên quan đến giáo lý Phật giáo, việc Tập đoàn Hoa Sen lấy hoa sen làm tên
gọi và logo của mình, cịn hàm ý sự vơ nhiễm, trừng thanh, kiên nhẫn, viên dung, thanh
lương, hành trực, ngẫu không và bồng thực của những con người đang ngày ngày lao
động và dày công vun đắp những giá trị lớn lao hơn.
Ngay từ đầu thành lập Tập đoàn Hoa Sen người sáng lập đã nghĩ đến hình ảnh hoa
sen, là loài hoa biểu trưng cho sự tinh khiết, biểu tượng của Phật giáo. Trên logo của Tập
đoàn Hoa Sen có hai màu rất rõ, đó là màu vàng và màu nâu sẫm. Màu vàng tượng trưng
cho Đức Phật và Đạo Phật, màu nâu là màu tượng trưng cho chiếc áo của các vị tu sĩ Phật
giáo. Trong logo là hình hoa sen có tám cánh, tượng trưng cho Bát chánh đạo (chánh
kiến, chánh tư duy, chánh mạng, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định,
chánh tuệ), dưới hình hoa sen là hai bàn tay đưa lên biểu hiện cho sự nâng niu, trân trọng.

9


Đề tài thảo luận: “Những nội dung cơ bản trong triết lý đạo Phật và vận dụng trong việc xây
dựng văn hố doanh nghiệp”.


Ngày thành lập cơng ty của chúng tơi là ngày 8/8/2001, và cũng là ngày vía Đức Bồ tát
Quán Thế Âm (19/6 âm lịch).
2. Một số vận dụng nhằm phát triển văn hoá doanh nghiệp:
2.1 Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở các giá trị và quy
chuẩn của văn hoá doanh nghiệp.
Đào tạo cho cán bộ, nhân viên một cách hệ thống ngay buổi đầu họ gia nhập
doanh nghiệp là một công tác quan trọng. Ngoài những kiến thức về sản phẩm, quản
trị…của doanh nghiệp, công tác đào tạo về VHDN cần phải được đào tạo riêng để nhân
viên có thể cảm nhận đươc sự phù hợp của nhân viên với VHDN ngay từ đầu để có thể
yên tâm cống hiến và đi theo đường lối chung của doanh nghiệp.
Ví dụ: Nói về những tố chất người Hoa Sen thì Ơng Lê Phước Vũ (Chủ tịch
HĐQT) thường nhắc tới "Trung thực – trung thành – tận tâm - trí tuệ - thân thiện". Trí tuệ
chỉ được xếp ở vị trí thứ tư vì Hoa Sen tin rằng "với tính Trung thực – trung thành" với tổ
chức thì sẽ tạo nên một sức mạnh kết dính, với Trí tuệ kết hợp với Trung thực – Trung
thành sẽ tạo ra những giá trị mới cho tổ chức đó là điều kiện cần phải có ở con người Hoa
Sen. Điều kiện đủ khi biến Trí Tuệ thành Tài năng được xem trọng khi nó gắn với quá
trình cống hiến, tinh thần lao động vì tập thể, vì lợi ích chung. Vì vậy, để đảm bảo một
nguồn nhân lực chất lượng cao và bền vững thì họ phải đáp ứng được các giá trị và quy
chuẩn của VHDN, có ý thức gắn bó với doanh nghiệp.
2.2 Tăng cường thực hành, phát huy triết lý đạo Phật vào hoạt động kinh doanh
Với phương châm “mua đúng bán đủ”, “Làm ăn chân chính” liệu đứng trước mọi
cạnh tranh gay gắt từ đối thủ thì đạo Phật có trở thành triết lý kinh doanh đúng đắn?
“Triết lý đạo Phật” nói riêng và VHDN nói chung đã trở thành tài sản quý giá của
cả doanh nghiệp. Làm nên sự khác biệt, sức mạnh cạnh tranh giữa nhiều đối thủ trong và
ngồi nước. Chính vì thế những triết lý kinh doanh xây dựng trên nền tảng đạo Phật cần
được giữ gìn và phát triển hơn nữa trước sự biến động thị trường dựa trên những giá trị
cơ bản đạo Phật về “Thế giới quan, nhân sinh quan”
10



Đề tài thảo luận: “Những nội dung cơ bản trong triết lý đạo Phật và vận dụng trong việc xây
dựng văn hố doanh nghiệp”.

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ,
các doanh nghiệp nói chung đang phải đối mặt với những sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi
doanh nghiệp phải xây dựng và khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trên
thương trường. Điều này đặt ra u cầu phải khơng ngừng hồn thiện và phát triển
VHDN để tạo lập bản sắc riêng cho doanh nghiệp, giành được lợi thế cạnh tranh trên thị
trường. Việc áp dụng triết lý đạp Phật cùng với VHDN sẽ giúp các doanh nghiệp xác định
được những ưu điểm và hạn chế trong VHDN của mình, đồng thời tìm được những giải
pháp hợp lý để VHDN góp phần nâng cao năng lực hoạt động, thực hiện những chiến
lược phát triển của doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển bởi người sáng lập tập đoàn,
cũng là một Phật tử, nên ngay từ khi thành lập người đứng đầu Tập đoàn Hoa Sen đã
truyền bá được những tư tưởng, lối sống và văn hóa đạo Phật vào trong VHDN để tạo ra
một bản sắc riêng biệt. Định hướng, truyền “lửa” cho toàn thể nhân viên Tập đoàn một
lối sống, hình thức và cách làm theo triết lý đạo Phật:
Là một Phật tử tại gia, ông Lê Phước Vũ (Chủ tịch HĐQT) đã vận dụng những
triết lý phù hợp của đạo Phật vào cuộc sống và trong việc điều hành Tập đoàn. “Trung
thực – Cộng đồng – Phát triển” đã trở thành tinh thần chung của Hoa Sen. Trung thực là
điều kiện tiên quyết, Cộng đồng là nơi hướng đến và Phát triển chính là mục tiêu lâu dài.
Triết lý sống vì cộng đồng ln được ơng Vũ tâm niệm: “Trước hết là với những nhân
viên ngày đêm lao động tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, kế đến là trách nhiệm đóng thuế
cho nhà nước, và trên hết là trách nhiệm hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy cộng đồng”.
Tuy nhiên, q trình hồn thiện và phát triển VHDN doanh nghiệp nhằm phát triển
bền vững trong điều kiện nhiều thách thức là khơng đơn giản. Nó địi hỏi sự đóng góp
tâm huyết và trí tuệ của mọi cán bộ, nhân viên cũng như sự quyết tâm của các thế hệ lãnh
đạo doanh nghiệp.


11



×