Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Thuốc thoa khi chơi thể thao bị chấn thương potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.64 KB, 8 trang )



Thuốc thoa khi chơi thể
thao bị chấn thương


Hiện nay có nhiều loại thuốc thoa có tác dụng giảm đau được bày
bán trên thị trường. Do quảng cáo, tiếp thị, hướng dẫn không rõ
ràng nên người sử dụng dễ nhầm lẫn rằng các loại thuốc thoa đều
có tác dụng tương tự như nhau và dùng lúc nào cũng được. Người
chơi thể thao cần có một số kiến thức cơ bản về tác dụng của các
loại thuốc này cũng như cách sử dụng thích hợp để tránh tình
trạng mạo nhận và lạm dụng thuốc.
Anh H.T đến khám với cổ chân bên phải sưng to, da căng bóng, khi di
chuyển phải đi cà nhắc rất khó khăn. Anh cho biết bị lật cổ chân từ ba
ngày trước trong khi đánh tennis. Sau đó được bạn bè tặng mấy thuốc
thoa ngoại “cực nóng” và anh cố gắng thoa rất tích cực, nhưng càng
thoa thì càng sưng đau nên buộc lòng phải đến bác sĩ.

Đa số người chơi thể thao thường rất chủ quan khi bị chấn thương
nhẹ, đơn giản nhất là tự mua thuốc sử dụng hoặc thoa thuốc lên vùng
tổn thương để giảm đau. Một số người còn đắp muối, đắp gừng, lăn
hột gà, thoa dầu nóng, bóp rượu thuốc… để “tan máu bầm”.

Hiện nay có nhiều loại thuốc thoa có tác dụng giảm đau được bày bán
trên thị trường. Do quảng cáo, tiếp thị, hướng dẫn không rõ ràng nên
người sử dụng dễ nhầm lẫn rằng các loại thuốc thoa đều có tác dụng
tương tự như nhau và dùng lúc nào cũng được. Người chơi thể thao
cần có một số kiến thức cơ bản về tác dụng của các loại thuốc này
cũng như cách sử dụng thích hợp để tránh tình trạng mạo nhận và lạm
dụng thuốc.



Những chấn thương thể thao cấp tính thường gặp là căng cơ, dập gân
cơ, giãn cơ - dây chằng… hay được gọi một cách dân gian là “bong
gân”. Khi cơ căng quá mức có thể làm các sợi gân cơ bị xé rách gây
đau và chảy máu trong mô mềm (gồm cơ và mô xung quanh, gây sưng
bầm dưới da). Do đó nếu muốn sử dụng thuốc thoa giảm đau phải
tránh làm tăng chảy máu trong mô mềm.

Có thể tạm chia thuốc thoa giảm đau thành hai nhóm như sau:

1. Thuốc thoa giảm đau chứa hỗn hợp tinh dầu gây nóng, gồm:

• Menthol: là hoạt chất ức chế thụ thể cảm giác đau (tương tự gây mất
cảm giác tại chỗ) làm giảm cảm giác đau của mô mềm và khớp. Nồng
độ càng cao thì tác dụng càng mạnh nhưng không thật sự cần thiết vì
có thể gây bỏng rát. Menthol chiết xuất tự nhiên có trong tinh dầu bạc
hà tốt hơn cho da so với loại được tổng hợp.

• Capsicum/capsaicin: làm giảm hoạt chất P là chất dẫn truyền thần
kinh của cảm giác đau.

• Peppermint, eucalyptus, cayenne pepper…

Loại này có tác dụng phụ làm giãn mạch và tăng tuần hoàn máu tại
chỗ. Nếu thoa lên tổn thương trong 48 - 72 giờ đầu sẽ bị tăng chảy
máu, làm sưng đau tăng lên, hiện tượng viêm kéo dài. Hậu quả là chấn
thương lâu lành, dễ bị xơ chai mô bị thương, mô bị thương lành sẹo
xấu và dễ bị tái phát. Ngoài ra còn gây viêm, phỏng, dị ứng da nếu
lạm dụng.


2. Thuốc thoa giảm đau - kháng viêm không cần kê toa:

Có chứa acetaminophen giảm đau đơn thuần hay các thuốc kháng
viêm không steroid (NSAID) như Ketoprofen, Diclofenac,
Piroxicam Tác dụng giảm đau nhờ vào:

• Ức chế chọn lọc tổng hợp prostagladin.

• Ức chế protein kinase C chuyển vị và phosphodiesterase type IV.

• Giảm đau khởi phát do bradykinin và cytokine do ức chế TNF-
alpha.

• Giảm thoái hóa chất nền sụn vì ức chế tổng hợp metalloprotease.

• Ức chế giải phóng histamin từ bạch cầu ái toan và dưỡng bào.

Loại thuốc thoa này không gây sưng bầm nhưng cũng không giúp làm
ấm vùng tổn thương.

Khi bị chấn thương nên làm gì?

Khi vừa chấn thương là có tình trạng đứt, rách trong mô, lúc này hoàn
toàn không thích hợp để thoa bất cứ loại thuốc gì. Tốt nhất nên được
sơ cứu bằng phương pháp RICE:

• R - Rest: Ngưng chơi ngay lập tức, có thể băng cố định tạm với nẹp.

• I - Ice: Chườm lạnh vùng bị thương với túi đá hoặc túi chườm có sẵn
từ 10 - 15 phút, ngưng 30 - 60 phút rồi lặp lại. Có thể chườm lạnh như

trên trong 48 -72 giờ đầu. Chú ý không nên chườm quá lâu hay
chườm đá trực tiếp lên da có thể gây phỏng lạnh.

• C - Compress: Song song với chườm lạnh, ta có thể băng ép lên
vùng bị thương.

• E - Elevation: Kê cao tay, chân bị thương và có thể dùng thêm thuốc
giảm đau trợ giúp.

Ngoài ra để làm giảm sưng đau nhanh người ta còn dùng các chất bay
hơi cực nhanh như ête hay những hỗn hợp dạng cồn đặc biệt để phun
lên vùng bị thương (những loại này cũng không nên có tinh dầu
nóng).

Khi nào được dùng thuốc thoa?

Sớm nhất cũng phải cách 48 giờ từ lúc chấn thương. Nên tiếp tục
phương pháp RICE, nếu còn đau nhiều thì có thể dùng thêm loại
thuốc thoa giảm đau - kháng viêm thông thường để tránh bị sưng nề.

Thông thường chỉ nên dùng thuốc thoa sau 2 - 3 tuần vì đây là giai
đoạn phục hồi các tổn thương nhẹ. Khi đó cần tăng lưu lượng máu
nuôi để cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho tế bào hàn gắn vết thương
và giúp mô mềm đàn hồi, giảm co thắt, giảm cứng khớp. Có thể dùng
cho các chấn thương rách gân - cơ - dây chằng sau khi đã hết hiện
tượng đau, sưng và viêm. Chỉ ở giai đoạn này mới được dùng thuốc
thoa có tinh dầu gây nóng, hoặc loại hỗn hợp tinh dầu gây nóng và
NSAID. Những chấn thương nặng hơn chỉ được sử dụng loại này sau
4 - 5 tuần.


Những cách xử trí đơn giản trên sẽ giúp tổn thương mau lành và hạn
chế biến chứng, tránh cho người chơi thể thao chuyển từ “vận động
viên” trở thành “cổ động viên”. Tuy vậy cũng nên đến bác sĩ chuyên
khoa kiểm tra lại mức độ tổn thương để có hướng điều trị và phục hồi
cho đúng.

×