MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Luật điện ảnh chưa nhanh nhạy, bắt kịp với thay đổi của xã hội
Phương thức phát hành và phổ biến phim truyền thống đã có nhiều thay đổi, đặc
biệt khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, các rạp chiếu phim phải ngừng hoạt động,
thị phần phổ biến phim thông qua các nhà phát hành phim trên các nền tảng ứng
dụng trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ như: Netflix, Amazone, Disney…
Nhưng trong bối cảnh đó, Luật Điện ảnh hiện hành và các văn bản liên quan
chưa bắt kịp tốc độ thay đổi nhanh chóng của điện ảnh thế giới, như chưa quy
định cụ thể phương thức quản lý phát hành phim qua vệ tinh, trên Internet đối
với các nhà phát hành có máy chủ đặt tại Việt Nam, cũng như chưa đề cập đến
phương thức phát hành phim xuyên biên giới. Đây là phương thức phát hành
phổ biến trên thế giới và mới được đưa vào Việt Nam trong những năm gần đây,
song đã phát triển mạnh mẽ thông qua những nhà phát hành lớn như Netflix,
Amazon prime video...
2. Bất bình đẳng trong phát hành phim
Hơn 60% phòng chiếu phim do các cơng ty nước ngồi nắm giữ, dẫn đến tình
trạng bất bình đẳng trong phát hành phim, cơng ty nước ngồi sở hữu số lượng
rạp lớn có biểu hiện thống lĩnh thị trường, chèn ép, áp đặt tỉ lệ chia giữa nhà
phát hành và nhà sản xuất phim khiến các công ty sản xuất & phát hành phim
Việt chịu nhiều rủi ro, thua lỗ, thậm chí phá sản. Thị trường phát triển chủ yếu
từ doanh thu phim nhập, bởi vì khi ký kết Hiệp định Thương mại WTO, Việt
Nam đã cam kết không quy định hạn ngạch phim nhập. Phim nước ngoài áp đảo
phim Việt khi ra rạp (40 phim Việt Nam hàng năm phải “đương đầu” với hơn
200 phim nhập ngoại!). Điều này dẫn đến tâm lý chuộng phim ngoại, nhất là khi
khán giả chủ lực ra rạp ở độ tuổi từ 16-25 thì tâm lý chuộng ngoại này cũng ảnh
hưởng đến giáo dục và thẩm mỹ của thế hệ trẻ. Hơn nữa, rạp chiếu phim của các
công ty nước ngoài phát triển ồ ạt ở các thành phố lớn, trong khi hệ thống rạp
của nhà nước ở địa phương lạc hậu về cơ sở vật chất kỹ thuật, hầu như tê liệt.
Hưởng thụ điện ảnh của thành thị và vùng nơng thơn, vùng sâu vùng xa có
khoảng cách lớn.
Điều này một phần do từ năm 2011, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa
khơng còn hỗ trợ cho lĩnh vực điện ảnh nên việc đầu tư trang thiết bị cho rạp
chiếu phim, máy chiếu lưu động, xe chiếu bóng lưu động... tại các tỉnh, thành
phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi điều kiện kinh tế, ngân sách của
nhiều địa phương còn rất khó khăn. Gây ra tình trạng chênh lệch rạp chiếu tại
các vùng, địa phương.
3. Chênh lệnh văn hóa truyền thống và hiện đại
Mặt khác, trong khi q trình hiện đại hóa của Việt Nam đang diễn ra thì thế
giới đã bước sang giai đoạn hậu công nghiệp và kinh tế tri thức. Những ảnh
hưởng của tư tưởng, lối sống hậu hiện đại đến Việt Nam theo lát cắt văn hóa
đồng đại đã khiến cho văn hóa Việt Nam cùng lúc tồn tại ba tầng văn hóa: Văn
hóa, văn minh nơng nghiệp; văn hóa, văn minh cơng nghiệp và văn hóa, văn
minh hậu cơng nghiệp. Điều đó dẫn đến hiện tượng phân tán và khác biệt quan
điểm giá trị. Trước hết là sự khác biệt đến từ thế hệ (già - trẻ). Sau đó là sự khác
biệt do sự quy định của trình độ văn hóa, giới tính, sự chi phối của địa văn hóa
(vùng, miền), sự khác biệt trong định hướng giá trị. Điều đó dẫn tới tính đa dạng
trong nền văn hóa đương đại. Các thế hệ lớn tuổi đã trải qua chiến tranh và
chứng kiến những năm tháng đất nước khó khăn có xu hướng quay về văn hóa
truyền thống và bảo lưu các giá trị văn hóa cổ truyền, khó thích ứng với văn hóa
hiện đại. Những chủ thể văn hóa chịu ảnh hưởng của tư tưởng hiện đại và văn
hóa lý tính lại có xu hướng đề cao văn minh công nghiệp và đề cao vị thế của
chủ thể hiện đại trong xã hội công nghiệp. Lớp trẻ lại đặc biệt nhạy cảm với văn
hóa hậu hiện đại. Họ vừa có xu hướng xa lánh văn hóa truyền thống, vừa phê
phán văn hóa lý tính và đề cao sự nổi loạn cá nhân, chạy theo những giá trị của
văn hóa tiêu dùng. Dù chưa hội đủ cơ sở cho sự xuất hiện của văn hóa hậu hiện
đại như các nước phát triển, nhưng tâm thái văn hóa hậu hiện đại đã từng bước
xâm nhập vào văn hóa Việt Nam qua văn hóa đại chúng, văn nghệ bình dân,
văn hóa ăn nhanh và truyền thơng đa phương tiện. Đây có thể coi là bước “đi
trước” về ảnh hưởng văn hóa dưới tác động của tồn cầu hóa văn hóa.
4. Luật điện ảnh còn sơ sài, gây rắc rối đến nhà đầu tư nước ngoài
Hợp tác làm phim với nước ngoài giúp điện ảnh của chúng ta hội nhập quốc tế sâu
rộng, đồng thời quảng bá đất nước, con người Việt Nam hữu hiệu, giúp phát triển
du lịch mạnh mẽ. Ở tất cả các nước trên thế giới, người ta coi hợp tác sản xuất
phim giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ là lĩnh vực quan trọng - thậm chí quan
trọng nhất để phát triển điện ảnh, theo đó có những quy định cởi mở và chính sách
ưu đãi đặc biệt cho phim hợp tác, dịch vụ.
Nhưng tại sao hằng năm có trung bình vài chục phim của các nhà đầu tư nước
ngoài được sản xuất tại Việt Nam nhưng khi tìm hiểu thì đều là những Việt kiều
hoặc các đạo diễn đã sinh sống nhiều năm tại VN.
Trong khi đó, ngay trong khu vực Đơng Nam Á, điển hình là Thái Lan, hằng năm
đón hàng trăm phim!
Một câu hỏi đặt ra là tại sao một quốc gia có phong cảnh đẹp, bề dày lịch sử, đa
dạng vùng miền, giá nhân cơng rẻ, phí sinh hoạt rẻ,… lại khơng thu hút đơợc nhiều
nhà đầu tư nước ngồi?
Đó chính là luật điện ảnh. Luật còn sơ sài dẫn đến tình trạng thủ tục khá phức tạp,
đôi lúc thiếu minh bạch, dẫn đến có trường hợp được cấp giấy phép quay phim từ
trung ương nhưng lại mắc về thủ tục tại địa phương; lại có trường hợp hoặc cơ
quan này đồng ý nhưng cơ quan khác phản đối, dẫn đến dự án làm phim phải dừng
giữa chừng. Đó là Việt Nam hồn tồn chưa có cơ chế ưu đãi về thuế và trả lại %
tiền chi tiêu tại địa phương. Đó là thủ tục xuất nhập cảnh trang thiết bị chậm trễ và
phức tạp, thậm chí có cả tiêu cực. Đó là chúng ta chưa quan tâm đến việc giới
thiệu, quảng bá những lợi thế bối cảnh và môi trường làm phim ở Việt Nam ra
nước ngồi, chưa có trang web hay cơ quan, tổ chức nào “chăm lo” việc này. Đó là
dịch vụ liên quan quá trình làm phim nhỏ lẻ và chưa chun nghiệp…
5. Luật kiểm duyệt cịn nhiều khó khăn
Luật thiếu những quy định cụ thể khiến cả người làm phim và người duyệt phim
hoang mang. Kiểm duyệt phim ở Việt Nam lỗi thời, ngăn cản sự sáng tạo, nên
phim khơng đi đến tận cùng được mọi khía cạnh của đời sống. Ngồi ra, Nhà
nước thiếu chính sách hỗ trợ tài chính cho nhà làm phim và đào tạo nhân lực chưa
phù hợp.
6. Nguồn nhân lực ít
Tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội mỗi năm có khoảng 140 sinh
viên điện ảnh truyền hình nhập học. Tồn trường có khoảng 560 sinh viên điện
ảnh truyền hình từ năm thứ nhất đến năm thứ tư theo học các chuyên ngành
nghệ thuật, và 180 sinh viên học kỹ thuật điện ảnh bậc đại học chính quy. Số
sinh viên học hệ vừa học vừa làm (tại chức) điện ảnh truyền hình của trường từ
năm thứ nhất đến năm thứ tư có khoảng 500 sinh viên. Đào tạo sau đại học
chuyên ngành điện ảnh mỗi năm tại trường có khoảng 10 đến 15 học viên. Như
vậy chúng ta có thể nói chỉ có 560 sinh viên đang được đào tạo các chuyên
ngành nghệ thuật hệ chính quy trình độ đại học.
7. Phim remake lên ngơi
Đó là hiện tượng mua kịch bản gốc của nước ngồi để làm phim, để chế biến
lại nhằm có sản phẩm một cách nhanh chóng. Thực tế này đã đưa tới hệ quả:
nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình được dàn dựng theo lối câu khách.
Bằng những bối cảnh nhà cửa sang trọng, nhân vật có ngoại hình đẹp, ăn mặc
hợp thời trang, nhưng các yếu tố đó lại được triển khai trong những câu chuyện
hời hợt, vô lý. Nhờ ê kíp thực hiện làm việc kỹ ở phần hậu kỳ, nên một số phim
có được hiệu quả và thu hút được người xem, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi
việc xây dựng những hành động không đúng với tâm lý người Việt.
Một số phim được xây dựng từ kịch bản gốc của nước ngoài đã gây phản ứng
đối với người xem, xa rời với thực tiễn cuộc sống, và nhất là khơng thể hiện
được tính dân tộc trong tác phẩm.
Đây là một hiện tượng bắt chước, đem lối sống lạ vào nghệ thuật Việt. Trong
quá trình hội nhập, nếu khơng có sự chọn lọc, chúng ta sẽ phải hưởng thụ những
sản phẩm văn hóa lai căng, hỗn tạp.
(Có thể nói, việc mua kịch bản gốc từ nước ngồi về để dàn dựng lại xuất phát
từ nguyên tắc giao thương là chính. Đã xuất hiện việc thực hiện những phim
thuộc dạng sitcom (hài tình huống). Chính sự Việt hóa kịch bản nước
ngoài chưa đạt được chất lượng nghệ thuật đã cho ra đời các sản phẩm sitcom
có những chi tiết, tình huống xa lạ, khơng đúng với tinh thần và tâm lý của
người Việt, không mang sắc thái Việt Nam. Vì thế, khó có thể thuyết phục được
người xem. Quan điểm của những người theo xu hướng làm phim này là: trong
q trình phóng tác, các tác giả của ta sẽ học được nhiều ý tưởng và cách cấu
trúc kịch bản của nước ngồi. Thơng qua cơng nghệ viết kịch bản hiện đại của
họ, có thể tiếp thu việc dẫn dắt những câu chuyện dài nhiều tập của phim
truyền hình, từ cách tung hứng, xử lý, đến việc tạo các mảng miếng hài
hước, công nghệ thể hiện, các nhà sản xuất đỡ phải bỏ nhiều công sức cho công
đoạn này, tiết kiệm được thời gian, kinh phí… Với cách biện minh này, dường
như ta có thể hội nhập với tính chất của kinh tế thị trường, nhưng cho rằng các
tác giả của ta học được nhiều ý tưởng sáng tạo, thì có lẽ ngược lại, vì với cách
thức như thế, các nghệ sĩ trẻ của ta sẽ khơng chịu khó tư duy, sáng tạo khi đã có
cơng thức được định sẵn. Những phim coppy hay có tính chất lai căng ấy thì
khơng thể được xem là sản phẩm của thời hội nhập. Hoạt động giao lưu và giao
thương văn hóa, trao đổi, kinh doanh tác phẩm hay công nghệ điện ảnh, hợp
tác làm phim là những hoạt động cần thiết. Tuy nhiên, những phương thức sản
xuất phim dạng như sitcom (hay các dạng thức khác)… cần phải có sự cân
nhắc
kỹ
càng
và
có
giới
hạn.
Có thể nói, phim truyền hình ở Việt Nam hiện nay đã được tăng tốc với cường
độ rất khẩn trương về mặt định lượng. Tuy nhiên khó có thể tạo được những bộ
phim có giá trị về mặt định tính khi làm phim với vốn kinh phí quá ít ỏi, thời
gian đầu tư cho tác phẩm quá ngắn, hay tư duy sáng tạo còn chưa đạt yêu cầu.
Chỉ một trong những yếu tố trên bị hụt hẫng, sẽ làm cho tác phẩm khơng đạt
được chiều kích cần có. Có thể nói, điện ảnh thời hội nhập đã có vài thập niên,
nhưng dường như ở một số khâu vẫn còn những lúng túng và bất cập.
Để hội nhập với thế giới, điện ảnh Việt Nam phải tạo được cho mình nội lực, để
có thể sánh vai cùng các nền điện ảnh tiến bộ khác. Các nhà làm phim Việt
Nam cần khảo sát bài học kinh nghiệm của nền điện ảnh Iran. Những nhà đạo
diễn điện ảnh nổi tiếng của đất nước này đã không nhất thiết phải sử dụng các
kỹ thuật cao, làm phim theo cách thức ít tốn kém kinh phí, mà vẫn sáng tạo
được những bộ phim được các cuộc Liên hoan phim Quốc tế đánh giá cao bởi
nội dung sâu sắc, thấm đẫm tính nhân văn của họ)
8. Vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ cịn nhiều.
Vụ việc gây rúng động bởi phimmoi.net khơng chỉ là trang web ngang nhiên vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ hàng nghìn bộ phim mà còn vì tầm ảnh hưởng là
trang web đứng thứ 17 về lưu lượng truy cập tại Việt Nam.
Với 60-80 triệu lượt truy cập hàng tháng, những kẻ tổ chức và vận hành trang
web này đã thu lợi bất chính từ quảng cáo lên đến hàng trăm tỷ đồng suốt chục
năm trời tồn tại.
Tính riêng trong lĩnh vực điện ảnh, cơ quan chức năng đã thống kê được khoảng
200 trang web vi phạm bản quyền. Nếu mở rộng ra các sản phẩm văn hóa khác
như: Truyền hình, xuất bản, âm nhạc, thời trang... tình trạng vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ ở nước ta diễn ra quá phổ biến. Tình trạng vi phạm bản quyền khơng
những gây thất thốt lớn cho ngân sách nhà nước, mà còn khiến ngành cơng
nghiệp văn hóa chưa thể phát triển đúng như kỳ vọng dù có tiềm năng to lớn.
Thiệt hại kinh tế có thể thấy rõ và thống kê được, nhưng có những hệ lụy tai hại
không thể đo đếm. Những nhà sản xuất biết trước sản phẩm làm ra sẽ bị ăn cắp,
thế nên cũng hiếm người đầu tư sáng tạo nghiêm túc. Cứ làm phim giải trí “mì
ăn liền”, sách dịch ngơn tình vốn đầu tư thấp, nếu bị xâm phạm bản quyền cũng
không ảnh hưởng nhiều. Vì vậy, chất lượng nghệ thuật, chiều sâu nội dung sản
phẩm văn hóa Việt Nam chưa thể vượt ra ngồi biên giới.
Kết luận:
Việt Nam đang chuyển mình trong xu thế của cả thế giới, đang hòa vào trong
dòng chảy tồn cầu hóa. Để hòa nhập một cách bình đẳng cần có sự bình đẳng
về trình độ chun mơn, tơn trọng lẫn nhau về chủ quyền, giữ gìn bản sắc văn
hóa của mỗi quốc gia, và bảo lưu truyền thống của mỗi dân tộc,… Từ đó, hội
nhập sẽ đưa lại sự đồng tâm, cộng cảm trong sáng tạo nghệ thuật, và tiến tới có
thể liên thơng về giáo dục, mở rộng đào tạo hợp tác quốc tế ở các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa nghệ thuật… để con người có thể xích lại gần nhau hơn trong thế
giới ngày càng thu hẹp, trong một trường không gian thân thiện và hiện đại hơn
của xu trào tồn cầu hóa.