Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đánh giá kiến thức và kỹ năng về rửa tay của người nhà và người chăm sóc người bệnh tại khoa Truyền Nhiễm phòng cấp cứu- Bệnh viện Bạch Mai.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.47 KB, 61 trang )

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG RỬA TAY CỦA
NGƯỜI NHÀ VÀ NGƯỜI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC VÀ
SAU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC RỬA TAY KHOA TRUYỀN NHIỄM,
PHÒNG CẤP CỨU-BỆNH VIỆN BẠCH MAI

NGUYỄN THỊ LAN ANH

HÀ NỘI-2019


ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG RỬA TAY CỦA
NGƯỜI NHÀ VÀ NGƯỜI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC VÀ
SAU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC RỬA TAY KHOA TRUYỀN NHIỄM,
PHÒNG CẤP CỨU-BỆNH VIỆN BẠCH MAI

NGUYỄN THỊ LAN ANH

HÀ NỘI-2019
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CƠ SỞ


Tên đề tài: Đánh giá kiến thức và kỹ năng về rửa tay của người nhà và
người chăm sóc người bệnh tại khoa Truyền Nhiễm phòng cấp cứu- Bệnh viện
Bạch Mai.
Tên tác giả: 1Nguyễn Thị Lan Anh, 2Đỗ Thu Nga, 3Trần Thị Tú Huyền
1


Phó trưởng khoa Điều dưỡng - Hộ sinh - Đại học Y Hà nội

2

Điều dưỡng Trưởng khoa Truyền Nhiễm - BV Bạch Mai

3

Điều dưỡng viên phòng Lây Cấp Cứu - khoa Truyền Nhiễm - BV Bạch Mai


TÓM TẮT
Tên đề tài:
Đánh giá kiến thức và kỹ năng rửa tay của người nhà và người chăm sóc
người bệnh trước và sau chương trình giáo dục rửa tay khoa Truyền Nhiễm,
phòng Cấp cứu bệnh viện Bạch Mai.
Đặt vấn đề:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chứng minh rằng tỷ lệ nhiễm khuẩn
bệnh viện ở các nước phát triển dao động từ 3,7% đến 11,6%. Tổ chức Y tế thế
giới khuyến cáo rửa tay là biện pháp hiệu quả và ít tổn hại kinh tế nhất đề phịng
bệnh. Phịng cấp cứu lây thuộc khoa Truyền Nhiễm đã tiến hành 01 nghiên cứu
trong năm 2017 và nhận thấy việc xây dựng và bước đầu đánh giá một chương
trình giáo dục rửa tay cho người bệnh là hết sức cần thiết sau khi có kết quả về
kiến thức, thái độ và thực hành của người nhà và người chăm sóc người bệnh. Vì
vậy nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá kiến thức và kỹ năng rửa tay của
người nhà và người chăm sóc người bệnh ngay sau buổi giáo dục vệ sinh tay.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu so sánh đánh giá trước sau
Kết quả: Hầu hết đối tượng tham gia chăm sóc bệnh nhân thuộc lứa tuổi
trung niên, đa phần là nữ chiếm hơn 50%, có trình độ chủ yếu là trung học, nghề
nghiệp chính là nơng dân và tôn giáo là Đạo phật hoặc không theo tôn giáo nào

với tỷ lệ lần lượt là 38.8%, 51% và 44%. Điểm trung bình kiến thức và kỹ năng
của nhóm sau giáo dục vệ sinh tay cao hơn gấp 2 lần so với nhóm trước giáo dục
vệ sinh tay với giá trị kiểm định Z= -12,784 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với giá trị p >0.05 (Sig 2-tailed = 0,000).
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy hiệu quả bước đầu của chương trình giáo
dục vệ sinh tay khi mà điểm kiến thức và kỹ năng thay đổi đáng kể theo hướng
tích cực sau khi thực hiện giáo dục vệ sinh tay cho người nhà và người chăm sóc
người bệnh.


MỤC LỤC
CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................................................................7
...........................................................................................................................................................7
CHƯƠNG 1........................................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................................1
CHƯƠNG 2........................................................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................................................................4
I.Tình hình trong nước và quốc tế................................................................................................4
1.1 Tình hình quốc tế:...............................................................................................................4
1.2 Tình hình trong nước..........................................................................................................8
II. Ảnh hưởng của chương trình giáo dục đến kiến thức và thực hành rửa tay của người chăm
sóc...............................................................................................................................................10
III. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chương trình giáo dục vệ sinh tay ở người chăm sóc........13
CÁC YÉU TỐ NHẬN THỨC................................................................................................................14
CÁC YẾU TỐ ĐÃ THAY ĐỔI...............................................................................................................14
THAM GIA HÀNH VI NÂNG CAO SỨC KHOẺ...................................................................................14
Quan trọng về sức khoẻ..................................................................................................................14
Đặc điểm nhân khẩu học................................................................................................................14
Đặc điểm sinh học...........................................................................................................................15
ảnh hưởng quan hệ cá nhân..........................................................................................................15

yếu tố ngoại cảnh............................................................................................................................15
yếu tố hành vi.................................................................................................................................15
kiểm soát nhận thức về sưc skoer..................................................................................................15
nhận thức về tình trạng sức khoẻ..................................................................................................15
nhận thức lợi ích hành vi nâng cao sức khoẻ................................................................................15
nhận thức rào cản về các hành vi nâng cao sức khoẻ...................................................................15
những trải nghiệm trong việc tham gia vào các hành vi nâng cao sức khoẻ................................15


suy nghĩ về hành động....................................................................................................................15
.........................................................................................................................................................16
CHƯƠNG 3......................................................................................................................................17
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................................17
1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................17
CHƯƠNG 4......................................................................................................................................23
KẾT QUẢ..........................................................................................................................................23
1. Đặc điểm nhân khẩu học........................................................................................................23
2. Kiến thức của người chăm sóc trước và sau giáo dục vệ sinh tay........................................24
3. Kỹ năng rửa tay của người chăm sóc trước và sau khi giáo dục vệ sinh tay.........................29
4. Mối liên quan giữa sự thay đổi kiến thức trước và sau khi được giáo dục về vệ sinh tay và
một số yếu tố nhân khẩu học.....................................................................................................33
5. Mối liên quan giữa thay đổi kỹ năng sau giáo dục vệ sinh tay và một số yếu tố nhân khẩu
học...............................................................................................................................................34
CHƯƠNG 5......................................................................................................................................37
BÀN LUẬN........................................................................................................................................37
1. Đặc điểm chung......................................................................................................................37
2. Kiến thức và kỹ năng rửa tay của người nhà người bệnh trước và sau khi tham dự chương
trình đào tạo vệ sinh tay.............................................................................................................38
3. Mối tương quan giữa biến thiên điểm kiến thức và kỹ năng rửa tay đối với một số đặc
điểm nhân khẩu học...................................................................................................................39

CHƯƠNG 6......................................................................................................................................42
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................42
1.Đặc điểm nhân khẩu học, kiến thức và kỹ năng trước và sau giáo dục vệ sinh tay..............42
2. Tương quan giữa kiến thức và kỹ năng và một số yếu tố nhân khẩu học............................42
CHƯƠNG 7......................................................................................................................................43
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................44
PHỤ LỤC 1.......................................................................................................................................51


PHỤ LỤC 2.......................................................................................................................................52
PHỤ LỤC 3.......................................................................................................................................53


CHỮ VIẾT TẮT

HH: vệ sinh bàn tay
MORD: vi sinh vật đa kháng thuốc
PPE: thiết bị bảo vệ cá nhân
HAIs: nhiễm trùng bệnh viện
WHO: tổ chức y tế thế giới
HCAIs: Hành vi ngăn ngừa nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc sức khỏe
JIP: Tạp chí Phịng chống Nhiễm trùng
NHS: Dich vụ y tế quốc gia
ICU: hồi sức tích cực
GSNK: giám sát nhiễm khuẩn
GSNKBV: giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
NKBV: nhiễm khuẩn bệnh viện
SSI: Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ
MRSA: Tỷ lệ tụ cầu kháng Methilicin

HCA: Hỗ trợ chăm sóc y tế (Health Care Assisstant)
GDVST: giáo dục về sinh tay


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn bệnh viện còn được gọi là nhiễm trùng bệnh viện là bệnh
nhiễm trùng mà bệnh nhân có được sau khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe
tại bệnh viện. NKBV thường xảy ra trong các kỹ thuật mà bệnh nhân nhận được
trong bệnh viện, nhưng chúng cũng có thể xảy ra sau khi điều trị tại các phòng
khám ngoại trú, nhà điều dưỡng và cơ sở y tế khác.
Một tổng quan hệ thống từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chứng minh
rằng sự phổ biến của NKBV ở các nước phát triển trong khoảng từ 3,7% đến
11,6%, và tỷ lệ này tại các cơ sở y tế dao động từ 5,7% đến 19,1%. Năm 2004,
nhiễm khuẩn bệnh viện đã ảnh hưởng đến 1.7 triệu bệnh nhân và gây ra gần
99.000 trường hợp tử vong, với tổng chi phí $ 6500000000 tại hệ thống chăm sóc
sức khỏe ở Mỹ(Hoa Kỳ) (1). Bên cạnh bệnh nhân, các thành viên gia đình của
bệnh nhân, khách đến thăm và nhân viên y tế (NVYT) trong bệnh viện cũng có
thể bị nhiễm các bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, các giọt
nhỏ, không khí, và tay bị ơ nhiễm của nhân viên y tế. Điều này cũng được chứng
minh rằng nhiễm khuẩn liên quan chăm sóc sức khỏe là một trong những biến
chứng nghiêm trọng phổ biến nhất trong suốt quá trình nằm viện. Đối với bệnh
nhân, NKBV có thể kéo dài thời gian nằm viện, tăng gánh nặng kinh tế, mang lại
đau đớn khơng cần thiết và thậm chí dẫn đến trường hợp tử vong. Nhiễm khuẩn
bệnh viện cũng sẽ làm tăng khối lượng công việc của nhân viên y tế và nguy cơ
nhiễm trùng cho bệnh viện,. NKBV có thể làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe,
giảm tỷ lệ doanh thu về giường của bệnh viện và nguyên nhân tranh chấp y tế.
Để ngặn chặn và phòng ngừa tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, Năm 2005,
WHO đã phát động một chiến dịch vệ sinh tay trên toàn thế giới 'Chăm sóc sạch
là chăm sóc an tồn hơn 'nhiều nước cũng đã thực hiện giáo dục sức khỏe và

chiến lược nâng cao sức khỏe liên quan đến vệ sinh bàn tay trong đó bao gồm
hầu hết các cơ sở y tế, trường tiểu học và trung học, và những nơi công cộng (1).
Vệ sinh bàn tay, còn gọi là rửa tay hoặc khử trùng tay, có thể loại bỏ đất,
1


bụi bẩn, và vi sinh vật. Quá trình này liên quan đến việc rửa tay với xà phòng và
nước, rửa tay với nước và làm khô triệt để bằng khăn dùng một lần hoặc máy sấy
tay. Nếu tay không thấy bẩn, chà tay chứa cồn hoặc gel được khuyến khích để
thay thế xà phòng và nước. Hiện bằng chứng của chương trình cho thấy rằng việc
sử dụng tay có cồn dường như hiệu quả hơn rửa tay bằng xà phòng thường.
Tại Việt Nam, Bộ Y Tế hướng dẫn về việc ngăn chặn NKBV bởi các vi
sinh vật đa kháng thuốc (2).Các biện pháp phòng ngừa NKBV bao gồm giáo dục
và đào tạo, tiêm chủng cho cơng nhân có nguy cơ cao, phương pháp làm việc an
tồn, hay biện pháp phịng ngừa được gọi là phòng ngừa chuẩn bao gồm trong đó
có hoạt động rửa tay (thực hành vệ sinh bàn tay tốt nghĩa là rửa tay đúng thời
điểm, sử dụng đủ số lượng dung dịch sát khuẩn và dung dịch rửa tay và đủ thời
gian về rửa tay, chăm sóc da nguyên vẹn, và bảo vệ da bị hư hại, vv), loại trừ
hoặc giảm tiếp xúc với người lao động trong các tình huống có khả năng truyền
nhiễm, sử dụng thích hợp thiết bị bảo vệ cá nhân và điều khiển kỹ thuật giống
như các hệ thống thơng gió hoặc tủ sinh học an tồn. Trong số các biện pháp
phịng ngừa, vệ sinh bàn tay được coi là cách phổ biến và thông dụng nhất để bảo
vệ bệnh nhân và các chuyên gia y tế không bị nhiễm khuẩn liên quan đến cơng
tác chăm sóc sức khỏe. Thực tế, cũng như một số nước trong khu vực, hầu hết
các bệnh viện tại Việt nam cũng đang gặp thách thức lớn trong vấn đề nhân lực
cho dịch vụ chăm sóc và mơ hình chăm sóc bao gồm người thân trong gia đình
bệnh nhân và người được gia đình thuê để chăm sóc cũng tương tự như ở một số
nước đặc biệt là những khoa như hồi sức tích cực và cấp cứu nơi mà người bệnh
khơng thể tự chăm sóc vệ sinh cá nhân cho chính bản thân mình.Việc tăng cường
giáo dục người chăm sóc bệnh nhân và người nhà chăm sóc bệnh nhân về vệ sính

đơi tay nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là hết sức cần thiết. Phòng cấp
cứu lây thuộc khoa Truyền Nhiễm đã tiến hành 01 nghiên cứu trong năm 2017 và
nhận thấy việc xây dựng một chương trình giáo dục rửa tay cho người bệnh là hết
sức cần thiết sau khi có kết quả về kiến thức, thái độ và thực hành của người nhà
và người chăm sóc người bệnh (3). Tuy vậy để bước đầu đánh giá hiệu quả và
duy trì chương trình này thì cần có bằng chứng thuyết phục về kiến thức vệ sính
tay ở người nhà người bệnh và người chăm sóc người bệnh sau khi chương trình
2


giáo dục vệ sinh tay được thực hiện. Do vậy nghiên cứu này tiến hành với hai
mục tiêu sau:
1. So sánh kiến thức và kỹ năng rửa tay của người nhà người bệnh trước
và sau khi tham dự chương trình giáo dục vệ sinh tay
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thay đổi kiến thức và kỹ năng về
rửa tay của người nhà người bệnh trước và sau khi tham dự chương trình giáo
dục về vệ sinh tay

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Tình hình trong nước và quốc tế
1.1 Tình hình quốc tế:
Nhiễm trùng nội tại hoặc nhiễm trùng bệnh viện (HAIs) là một thách thức
lớn đối với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMICs) khi mà các
nước này có nguồn lực y tế hạn chế. HAI là những bệnh nhiễm trùng mà người
bệnh không mắc trước khi người bệnh nhập viện. Nguy cơ nhiễm trùng liên quan
đến chăm sóc sức khoẻ đã được ước tính cao gấp hai lần hai mươi ở các nước

đang phát triển so với các nước giàu tài nguyên với tỷ lệ phần trăm bệnh nhân
mắc bệnh trên 25% (4). Tần suất cao nhất của nhiễm khuẩn bệnh viện được
báo cáo từ bệnh viện nội trú tại khu vực Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á
tương ứng lần lượt là 11,8% và 10,0% (5). Dữ liệu chính xác về HAI thường
khơng có sẵn do số liệu ghi chép và theo dõi bệnh nhân ở các bệnh viện thuộc
các thành phố lớn tại các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tỷ lệ nhiễm
khuẩn bệnh viện tại Bangladesh có thể vượt quá 30% ở một số các bệnh viện
thuộc nước này (4).
Vì HAIs được truyền qua bàn tay của nhân viên y tế nên việc rửa tay vẫn
là vấn đề quan trọng nhất có nghĩa để ngăn ngừa nhiễm trùng (6). Các ấn phẩm
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chứng minh rằng rửa tay như là một biện
pháp quan trọng để giảm nhiễm trùng bệnh viện (4). Năm 2006, Bộ Y tế và Phúc
lợi Gia đình của Bangladesh đã ký một thỏa thuận với WHO để thực hiện các
hoạt động thí điểm về vệ sinh bàn tay ở Bangla-Desh và bắt đầu một chiến dịch
vệ sinh bàn tay, và chương trình có tên gọi là "Chăm sóc sạch sẽ là Chăm sóc an
tồn hơn" – đây cũng là một trong các Cam kết Quốc gia (7). Tại Bangladesh,
các cơ sở chăm sóc sức khoẻ có những thiếu sót trong thiết kế kết cấu của họ,
bao gồm việc thiếu chậu rửa tiện nghi, thiếu các dung dịch rửa tay nhanh ngay
cạnh giường bệnh và các điều kiện để cách ly bệnh nhân. Quản lý chất thải bệnh
viện là một trong các vấn đề khác bị lãng quên (8). Việc sử dụng thuốc kháng
sinh không phân biệt cũng góp phần gây ra các nhiễm trùng rất cao ở bệnh nhân
4


đe doạ tính mạng bệnh nhân ở các nước đang phát triển (9). Các yếu tố khác như
thiếu nhận thức về các vấn đề kiểm sốt nhiễm khuẩn,có thể cản trở việc phòng
ngừa các bệnh nhiễm trùng do bệnh viện gây ra.
Hành vi của con người về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng là hai
lĩnh vực được liên kết chặt chẽ. Ấn bản này của Tạp chí Phịng chống Nhiễm
trùng (JIP) là ví dụ hồn hảo với trọng tâm là vệ sinh bàn tay (HH). Vệ sinh bàn

tay được cho là hành vi quan trọng nhất mà các học viên chăm sóc sức khỏe của
chúng tơi có thể tham gia để bảo vệ bệnh nhân khỏi bị tổn hại. Đây chắc chắn
được coi là hành vi quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng liên quan
đến chăm sóc sức khỏe (HCAIs) (Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 2009). Do đó,
chúng ta hãy xem xét một số nội dung của phiên bản JIP này từ góc độ hành vi
của con người và ‘thay đổi hành vi” của biện pháp phịng ngừa nhiễm khuẩn đó
là rửa tay.
Các nghiên cứu định tính của Seal et al. điều tra thái độ của những người
trong bệnh viện đối với việc trở thành một phần của giải pháp cho vấn đề HCAI.
Mười lăm bệnh nhân nội trú phẫu thuật trong một bệnh viện Úc đã đóng góp
quan điểm của họ. Một trong những câu hỏi đặt ra cho bệnh nhân là về sự sẵn
lòng của họ để yêu cầu một học viên làm sạch tay. Phản hồi đã khơng có tính
nhất qn, một số bệnh nhân xác định cảm thấy thoải mái khi làm như vậy trong
khi những người khác nói rằng họ khó có thể cảm thấy đủ tự tin để thực hiện việc
này. Một số bệnh nhân đã báo cáo rằng để nhắc nhở một học viên sẽ khiến họ
cảm thấy xấu hổ trong khi những người khác lo lắng rằng họ có thể làm cho học
viên và nhân viên khó chịu hoặc bị coi là can thiệp vào công việc của học viên và
nhân viên đó. Vì vậy, điều này vẫn còn được xem liệu hiệu quả tiềm năng cho
các gợi ý của bệnh nhân ảnh hưởng đến hành vi thực hành rửa tay của các học
viên và nhân viên y tế hay không, làm thế nào các học viên có thể cảm nhận được
các nhắc nhở từ bệnh nhân và liệu bệnh nhân có muốn hay khơng về việc nên có
trách nhiệm trong việc đảm bảo họ được chăm sóc tối ưu.
Cole báo cáo một phân tích diễn ngơn về 359 chính sách vệ sinh tay được
cung cấp từ NHS, nhân viên chăm sóc chính và đơn vị sức khỏe tâm thần ở Anh.
5


Một phát hiện nổi bật từ nghiên cứu này là các tài liệu chính sách thường bắt đầu
bằng cách minh họa tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong và chi phí liên quan đến HCAI
cùng với trích dẫn rửa tay là giải pháp cho vấn đề này. Các chính sách cũng luôn

nhấn mạnh khái niệm rằng rửa tay ảnh hưởng đến hiệu quả của chính doanh
nghiệp đó. Những chiến lược này có thể ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên y
tế không chỉ thông qua việc cung cấp cho họ kiến thức về những gì mà họ nên
làm mà còn bằng cách gây ảnh hưởng đến niềm tin của họ về kết quả của rửa tay
và cả cách kêu gọi ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của họ đối với hành vi này. Sẽ
rất thú vị nếu có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người đóng góp cho các
chính sách có chủ ý và cố tình tìm cách ảnh hưởng đến hành vi của những người
chăm sóc người bệnh bằng các phương tiện khác ngoài việc cung cấp thông tin.
Và nếu vậy trên cơ sở những chiến lược thay đổi hành vi cụ thể chúng ta có thể
thực hiện thêm các chiến lược thay đổi hành vi vào các chính sách bằng văn bản
cụ thể. Có lẽ chúng ta nên xem xét việc đưa vào tiếng nói của bệnh nhân về việc
nhắc nhở nhân viên thực hiện rửa tay (như được thảo luận bởi Seal và cộng sự)
vào chính sách ở tại các cơ sở y tế. Hiện tại các chính sách của HH có xu hướng
được viết bởi một nhóm các bác sĩ lâm sàng và quản lý cao cấp hơn là nhân viên
tuyến đầu. Cole đặt câu hỏi logic về điều này và gợi ý rằng những người tham gia
chăm sóc bệnh nhân trực tiếp sẽ được đặt ở vị trí tốt hơn vì họ hiểu rõ hơn về các
rào cản phức tạp đối với rửa tay. Các học viên tiêu biểu cũng có thể được đặt ở vị
trí tốt nhất để giải quyết các vấn đề mang tính cưỡng chế và trừng phạt mà Cole
tìm thấy trong các chính sách về HH. Có bằng chứng cho thấy khuyến khích và
hỗ trợ ảnh hưởng đến hành vi (10); ngôn ngữ cưỡng chế và trừng phạt được thay
thế bởi giọng điệu khích lệ và hỗ trợ cơng khai trong các tài liệu chính sách của
HH và điều này có thể ảnh hưởng nặng nề hơn trong hành vi HH của học viên.
Kaur và cộng sự. đã điều tra một loạt các chiến lược giáo dục được sử
dụng trong các trường y ở Úc và sự hữu ích của chúng trong việc thúc đẩy HH.
Các tác giả cũng đã điều tra các yếu tố có thể làm suy yếu các can thiệp giáo dục
này. Các bài tập thực hành, phản xạ và tài liệu trực tuyến được coi là thích hợp
nhất có ảnh hưởng tích cực đến HH. Tuy nhiên, tiếp xúc với các mơ hình có vai
trị tiêu cực trong thực tế đã được tìm thấy làm suy yếu việc giáo dục này. Một
6



lần nữa chúng ta có thể phản ánh về các chiến lược hiệu quả nhất không chỉ được
thiết kế để truyền đạt kiến thức. Các bài tập thực hành có thể tác động nhiều hơn
đến các kỹ năng HH hơn kiến thức HH và ảnh hưởng đến thói quen và phản xạ
cho phép hỗ trợ tốt nhất trong thực tiễn và có thể củng cố trí nhớ. Các mơ hình về
vai trị (tích cực hoặc tiêu cực) có thể ảnh hưởng đến hành vi thông qua nhu cầu
phù hợp với một môi trường cụ thể. Một lần nữa chúng ta có thể tự hỏi liệu
những can thiệp giáo dục này cho sinh viên y khoa được thiết kế với lý thuyết
thay đổi hành vi trong tâm trí hay liệu chúng có tiến hóa bằng cách thử nghiệm
đúng và sai (11).
Trong khi có nhiều nghiên cứu ước tính tn thủ vệ sinh tay trong một loạt
các mơi trường chăm sóc sức khỏe ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới,
Leblebicioglu et al. là những người đầu tiên xem xét vấn đề này trong các bệnh
viện ở Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đánh giá tác động của một can thiệp bao gồm nhiều mặt:
(1) hỗ trợ hành chính; (2) nguồn cung cấp có sẵn; (3) đào tạo; (4) nhắc nhở; (5)
giám sát; và (6) phản hồi về việc tuân thủ HH trong 12 Đơn vị Chăm sóc Chuyên
sâu ở các bệnh viện khác nhau. Đánh giá được dựa trên việc quan sát hơn 21.000
cơ hội trong thời gian 8 năm. Vệ sinh tay cơ bản đã được tuân thủ 28,8% đã tăng
lên 43,4% trong 3 tháng đầu tiên của nghiên cứu và được duy trì ở mức 48,7%
sau 2 năm. Tuy vẫn cịn ít khoa ICU tham gia trong các nghiên cứu này tuy nhiên
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tuân thủ HH đã được cải thiện đáng kể trong
suốt thời gian diễn ra nghiên cứu. Có một số điều kiện tiên quyết cần thiết cho
HH cũng như nguồn cung cấp kiến thức có sẵn, có thể được coi là thứ hai trong
số này. Nhưng một lần nữa trong sự can thiệp nhiều mặt này, cho ta thấy một loạt
các chiến lược nhằm tác động đến hành vi của con người, nhắc nhở con người
ghi nhớ, theo dõi và phản hồi là vấn đề để tăng nhận thức về hành vi và khuyến
khích sự cố gắng giúp cải thiện kết quả tích cực về rửa tay. Nhưng một số trong
những chiến lược này khác với những chiến lược được xác định bởi Kaur et al.
(ví dụ: tác động có thể có của các mơ hình về vai trị mẫu) và khác với các mơ
hình được xem xét bởi Seal et al. (ví dụ: nhắc nhở bệnh nhân). Điều này có thể

khiến chúng ta phải hỏi lại, làm thế nào mà những người cung cấp chương trình
này chọn phạm vi can thiệp mà họ đưa ra và lựa chọn can thiệp liệu có phải việc
7


dựa vào trực giác, đánh giá nhu cầu hay cái gì khác.
Theo nhiều nghiên cứu quan điểm, tài liệu, chính sách và can thiệp của
bệnh viện ở Thổ Nhĩ Kỳ và giáo dục sinh viên y khoa ở Úc về vệ sinh tay đã
được công bố. Một số can thiệp trong các nghiên cứu này đã được thử
nghiệm, đề xuất, thảo luận cho việc hỗ trợ HH. Những chiến lược này bao
gồm sự tham gia của bệnh nhân (Seale và cộng sự), các chính sách nhắm đến
các kết quả mong đợi và ý thức trách nhiệm nghề nghiệp (Cole), các can thiệp
giáo dục nhắm vào các kỹ năng, phản ánh về hiệu suất cá nhân, tác động của
các mơ hình vai trò mẫu, việc sử dụng lời nhắc, giám sát và phản hồi đều cho
thấy có hiệu quả rõ rệt (12).
Các kết quả trong các nghiên cứu trên nhắc nhở chúng ta rằng mặc dù bản
thân HH là một quy trình tương đối đơn giản, nó diễn ra trong mơi trường chăm
sóc phức tạp giữa một số lượng lớn các quy trình khác nhau và do đó có nhiều
rào cản đối với mức độ tuân thủ và phụ thuộc vào việc chúng ta có kiến thức về
một loạt các chiến lược thay đổi hành vi hay không. Thực tiễn tốt nhất là củng cố
các biện pháp can thiệp phức tạp với lý thuyết thay đổi hành vi phù hợp và đảm
bảo các biện pháp can thiệp đã được lựa chọn và được điều chỉnh theo các rào
cản cá nhân trong thực tế. Có lẽ thách thức tiếp theo liên quan đến HH như một
ví dụ về hành vi của con người là ln ln cần tính có hệ thống và rõ ràng trong
việc giải quyết.
1.2 Tình hình trong nước
Theo phó cục trưởng Hồng Văn Thành cho biết, hiện nay có 72,06%
bệnh viện đã xây dựng kế hoạch giám sát nhiễm khuẩn (GSNK) hằng năm,
nhưng việc thực hiện GSNK vẫn rất thấp. Theo kết quả khảo sát của Bộ Y tế, mới
chỉ có 35,29% bệnh viện có bộ phận GSNK chuyên trách. Việc triển khai GSNK

kém, dẫn tới khó kiểm sốt được thực trạng nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế. Theo
Phó Cục trưởng, các bệnh viện hiện tại chưa quan tâm đúng mức đến công tác
giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện (GSNKBV), chưa chú ý kiện toàn bộ phận
GSNKBV. Cụ thể, trong năm 2016 chỉ có 37,39% số bệnh viện thực hiện
GSNKBV hiện mắc trong toàn bệnh viện; 23,84% thực hiện GSNKBV mắc mới
8


tại các khoa trọng điểm; 28,63% bệnh viện thực hiện giám sát NKBV hiện mắc
tại các khoa trọng điểm hoặc nhóm bệnh trọng điểm. Tỷ lệ bệnh viện thực
hiện GSNK đối với các bệnh trọng điểm thấp. Trong số 121 bệnh viện thực
hiện GSNK vết mổ chỉ chiếm 25,42%. Nhưng con số này còn thấp hơn trong
giám sát viêm phổi thở máy (14,46%); giám sát nhiễm khuẩn huyết (12,61%)
và giám sát nhiễm khuẩn tiết niệu (14,29%). Trong tổng số 93 bệnh viện có
thực hiện GSNK hiện mắc năm 2016, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung là
3,6% (cao nhất tuyến tỉnh với 5,06%, tuyến trung ương 2,79%, tuyến huyện
2,11% và bệnh viện tư nhân 1,45%). Giám sát vi sinh và vi khuẩn kháng thuốc
dù tăng so với năm 2015 (8,1%), ở mức 13,45%, nhưng vẫn ở mức thấp.
40,97% bệnh viện thực hiện giám sát vi sinh trong môi trường tại những khu
vực có nhiều nguy cơ lây nhiễm (13).
Theo nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khảo sát trên
khoảng gần 4.000 bệnh nhân của 15 khoa Hồi sức tích cực tại 15 bệnh viện trên
cả nước cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 27,3%. Các bệnh viện tuyến
Trung ương có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn bệnh viện tuyến cơ sở.
Nguy hiểm hơn là hiện nay là các vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh đặc trị
dao động trong khoảng 50% đến 75% (14).
Gánh nặng kinh tế, sức khỏe từ việc kiểm soát nhiễm khuẩn thấp
Nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế là gánh nặng cho người dân cũng
như cho các cơ sở khám, chữa bệnh. NKBV làm tăng tỷ lệ người bệnh tử vong,
tăng biến chứng, tăng ngày nằm điều trị, tăng mức sử dụng kháng sinh, tăng sự

kháng thuốc của vi sinh vật, tăng chi phí dùng thuốc và gánh nặng bệnh tật cho
cả người bệnh và hệ thống y tế. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hằng năm thế giới có
khoảng 2 triệu bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện làm 90.000 người tử vong
và chi phí y tế tăng thêm 4,5 tỷ USD. Tại các nước phát triển, có khoảng 5 - 10%
người bệnh nằm viện bị nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tại Việt Nam, nghiên cứu trên gần 10.000 bệnh nhân của 10 bệnh viện, tỷ
lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 5,8% và viêm phổi bệnh viện chiếm tới 55,4%. Một
nghiên cứu gần đây ở Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho thấy, NKBV làm kéo dài thời
gian điều trị là 15 ngày với viện phí phát sinh ước tính là khoảng 2,9 triệu
9


đồng/ca. Đây là con số không nhỏ đối với một nước có mức thu nhập GDP/người
cịn thấp như ở Việt Nam.
Câu chuyện đau xót của vụ việc hơn 100 trẻ em tử vong do dịch sởi vào
năm 2014 là một bài học cho ngành y tế trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn kém
khiến bệnh nhi bị lây chéo bệnh. Nếu khơng có tình trạng q tải ở tuyến trên,
cộng với việc kiểm sốt nhiễm khuẩn tốt hơn, thì đã khơng xảy ra nỗi đau lớn
cho ngành trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn (2).
Nhận định GSNK là một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện tình
hình NKBV, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã tiến hành xây dựng chính sách
quốc gia về tăng cường cơng tác kiểm sốt nhiễm khuẩn; ban hành các quy định,
hướng dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
Đồng thời, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thực hành kiểm soát
nhiễm khuẩn để đưa vào nội dung kiểm tra bệnh viện hằng năm và đánh giá chất
lượng bệnh viện. Nhiều đại biểu đưa ra đề nghị, cần sớm xây dựng và đưa vào
hoạt động hệ thống GSNK quốc gia. Bộ Y tế cần chỉ đạo, hỗ trợ cho sáu bệnh
viện gồm Bạch Mai, Chợ Rẫy, Trung ương Huế, Nhiệt đới Trung ương, Đại học
Y - Dược TP Hồ Chí Minh và bệnh viện Nhi Đồng 1 hồn thiện mơ hình bệnh
viện mẫu về KSNK. Trong đó, hồn thiện hoạt động giám sát NKBV trước hết là

GSNK huyết và nhiễm khuẩn tiết niệu (14).
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo rửa tay là biện pháp hiệu quả và ít tổn
hại kinh tế nhất đề phịng bệnh. Đội ngũ thầy thuốc cần vệ sinh bàn tay trước và
sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân, trước khi làm các thủ thuật vô khuẩn, sau khi
tiếp xúc với dụng cụ y tế nhiễm khuẩn là biện pháp quan trọng nhất để phịng
chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Bên cạnh đó, kỹ thuật vô khuẩn với các dụng cụ
phẫu thuật, nội soi... cần được các nhân viên y tế Việt Nam tuân thủ nghiêm ngặt
khi thực hiện các thủ thuật xâm nhập, phẫu thuật, chăm sóc vết thương như tại
vùng da bệnh nhân dự kiến phẫu thuật. Ngồi ra, cơng tác giám sát nhiễm khuẩn
từ đồ dùng, dụng cụ, chất thải y tế... cũng cần các cơ sở y tế lưu tâm để làm giảm
tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện (1).

II. Ảnh hưởng của chương trình giáo dục đến kiến thức và thực hành
10


rửa tay của người chăm sóc
Hilburn và cộng sự thực hiện một can thiệp nhiều mặt nhằm vào cả bệnh
nhân về vệ sinh tay trong một thiết kế nghiên cứu trước sau trên một đơn vị phẫu
thuật chỉnh hình. Bệnh nhân nhận được một số tài liệu giáo dục về tầm quan
trọng của vệ sinh tay và bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng dung dịch sát khuẩn
tay nhanh ngay tại đầu giường. Một chương trình can thiệp cùng với nhân viên y
tế về rửa tay bao gồm các buổi giáo dục, các lọ sát khuẩn tay nhanh di động, áp
phích và phản hồi hàng tháng về tỷ lệ lây nhiễm được cung cấp cho nhân viên y
tế và điểu dưỡng quản lý (15).
Tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện trung bình trong sáu tháng trước khi can thiệp
là 8.2% và điều này đã giảm xuống còn 5,3% trong thời gian 10 tháng sau can
thiệp. Thống kê tầm quan trọng đã không được báo cáo. Hầu hết sự giảm (>
80%) là giảm liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu và giảm nhiễm C.
difficile trong phân, nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm khuẩn huyết cũng được

xem là đáng kể. Tiết kiệm chi phí trung bình được ước tính là $ 91,258 (USD).
Thu et al. tiến hành một nghiên cứu có kiểm soát trước và sau trên hai
đơn vị phẫu thuật thần kinh ở Việt Nam. Tỷ lệ nhiễm trùng tại vết mổ (SSI)
được đánh giá trong khoảng thời gian cơ bản một tháng sau khi bệnh nhân đã
trải qua một cuộc phẫu thuật. Trong thời gian 12 tháng tiếp theo đơn vị can
thiệp, tài liệu giáo dục về vệ sinh tay được trao cho bệnh nhân và dụng cụ khử
trùng tay cạnh giường được lắp đặt để sử dụng cho bệnh nhân, khách đến thăm
và nhân viên y tế. Một can thiệp đồng thời cũng được tiến hành trong đó nhân
viên y tế được phát tờ rơi, tham gia các buổi giáo dục, được phát tay dụng cụ
sát khuẩn tay nhanh, và áp phích nhắc nhở tại các đơn vị này. Tỷ lệ nhiễm
khuẩn vết mổ đã được đánh giá lại một lần nữa trong khoảng thời gian một
tháng sau thời gian can thiệp.
Lúc ban đầu, tỷ lệ SSI là 8,3% trên đơn vị can thiệp và 7,2% trên đơn vị
không can thiệp/ chứng (p = 0,7). Sau can thiệp, tỷ lệ SSI là 3,8% trên đơn vị
được can thiệp và 9,2% đối với đơn vị không được can thiệp/chứng (p = 0,04).
Việc giảm 54% tổng số nhiễm khuẩn vết mổ trên đơn vị can thiệp là khơng có ý
11


nghĩa thống kê (p = 0,09), nhưng đã giảm 100% các nhiễm khuẩn bề mặt (p =
0,007) và khơng có thay đổi đáng kể trong nhiễm trùng bên trong các cơ quan.
Hedin et al. nghiên cứu 109 bệnh nhân tại một phòng khám phục hồi chức
năng bằng cách sử dụng thiết kế trước-sau. Bệnh nhân được giáo dục và dung
dịch sát khuẩn tay nhanh được cung cấp trong phòng tắm của họ;nhân viên y tế
đã được cung cấp miếng lau tay có cồn và được khuyến khích nhắc nhở và hỗ trợ
bệnh nhân vệ sinh tay trong các bữa ăn. Tỷ lệ vệ sinh tay được đánh giá bằng
cách tự báo cáo của bệnh nhân và tăng từ “ít khi” trước khi can thiệp lên đến
85% trước bữa ăn và 49% sau khi đi vệ sinh tuy nhiên ý nghĩa thống kê đã không
được báo cáo (16).
Pokrywka và cộng sự. đã tiến hành một nghiên cứu trước-sau về can thiệp

để giảm nhiễm khuẩn ruột ở 520 giường bệnh chăm sóc cấp 3 tại bệnh viện với
một gói can thiệp phịng nhiễm khuẩn đường ruột sẵn có dựa trên bằng chứng.
Bệnh nhân đã được cung cấp tài liệu giáo dục, biển hiệu nhắc nhở và khăn lau tay
chứa cồn trên khay ăn. Nhân viên y tế và tình nguyện viên đã được tuyển dụng
để giúp làm sạch bàn tay bệnh nhân của họ tại bữa ăn. Tỷ lệ nhiễm trùng ruột
giảm từ 10,45 bệnh nhân / 10.000 ngày trong năm trước khi can thiệp xuống còn
6,95 bệnh nhân / 10.000 ngày trong một năm can thiệp (p = 0,0009) (17).
Timothy Landers, et al. thực hiện một can thiệp toàn bệnh viện trong một
thiết kế nghiên cứu trước-sau. Nghiên cứu viên đã gặp gỡ với tất cả bệnh nhân và
khách đến thăm trong khoảng thời gian 346 ngày để dạy họ về lợi ích của vệ sinh
tay và cung cấp một tài liệu về nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế. Các
nghiên cứu viên cũng hướng dẫn rửa tay cho tất cả các bệnh nhân với chất khử
khuẩn tay hai lần mỗi ngày vào các ngày trong tuần. Tỷ lệ tụ cầu kháng
Methilicin (MRSA) tại bệnh viện giảm từ 10,6 trên 1000 bệnh nhân nhập viện
trong thời gian 385 ngày trước khi can thiệp xuống còn 5,2 trên 1000 lượt bệnh
nhân nhập viện trong thời gian can thiệp mặc dù ý nghĩa thống kê đã không được
báo cáo (18). Tỷ lệ nhiễm khuẩn giảm được thấy ở tất cả các loại nhiễm khuẩn
khác nhau bao gồm nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn vết
mổ, nhiễm khuẩn xương và mô mềm, và nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Tuân thủ
vệ sinh tay của nhân viên y tế cũng tăng khoảng 30% mặc dù khơng có thay đổi
12


trong chương trình vệ sinh tay cho nhân viên y tế. Một phân tích lợi ích chi phí
đã chứng minh rằng sự can thiệp đã giúp tiết kiệm 688,843 $(CAD).

III. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chương trình giáo dục vệ sinh tay ở
người chăm sóc
Nhiều rào cản cho thấy ảnh hưởng đến tuân thủ vệ sinh tay ở người chăm
sóc đó là: thiếu nhận thức, thiếu các phương tiện vệ sinh bàn tay, thiếu nước sạch

và các sản phẩm vệ sinh bàn tay, q tải cơng việc, kích ứng hoặc khô do các sản
phẩm rửa tay, thiếu hướng dẫn về vệ sinh bàn tay và mơ hình hóa vai trò. Nhận
thức về tầm quan trọng của vệ sinh bàn tay có ảnh hưởng đến thực hành vệ sinh
bàn tay của người dân. Một nghiên cứu định tính của Dyson et al. trong năm
2010 cho thấy rào cản phổ biến nhất là các yếu tố môi trường chẳng hạn như
phương tiện rửa tay nghèo nàn những người hỗ trợ chăm sóc y tế (HCA) đã báo
cáo rằng đầu tư vào phịng chống nhiễm khuẩn từ chính phủ là một yếu tố góp
phần nâng cao thực hành vệ sinh bàn tay (19). Nhân viên có trình độ học vấn
thấp và quá bận rộn cũng được coi là rào cản quan trọng đối với thực tiễn. Xã hội
và các yếu tố văn hố bao gồm cả làm việc theo nhóm, áp lực của bạn bè, và sự
mong đợi của bệnh nhân đứng thứ hai trong số những trở ngại chính. Hơn nữa,
khó khăn trong đọc và trình độ học vấn thấp hạn chế các hình thức đào tạo vệ
sinh bàn tay vì mọi người khơng thể hiểu được các nội dung phức tạp của vệ sinh
bàn tay thông qua đào tạo. Theo mô tả của người trả lời, một thái độ tiêu cực và
cảm xúc cũng làm hạn chế sự tuân thủ vệ sinh tay của người dân. Kết quả của
cuộc thảo luận nhóm tập trung giữa các điều dưỡng gợi ý việc rửa tay phải là một
thực hành thiết yếu sau hàng loạt tiếp xúc về thể chất với bệnh nhân hoặc tiếp
xúc xã hội (ví dụ: chạm vào vật dụng có hoặc vật ni trong mơi trường xung
quanh bệnh nhân). Một yếu tố quan trọng đối với sự không tuân thủ của điều
dưỡng là họ nghĩ rằng họ không có thời gian để rửa tay. Trong một nghiên cứu
của Islam et al, cơ sở hạ tầng bệnh viện nghèo nàn, chẳng hạn như thiếu nước và
bồn rửa tay đã được xem là rào cản đối với thực hành rửa tay (20). Mặc dù thuốc
sát trùng tay có sẵn trong các bệnh viện, tuy vậy người chăm sóc trong gia đình
của bệnh nhân có thể vẫn chưa quen với cách sử dụng chất khử trùng tay. Borg
13


và Benbachir et al. tiến hành điều tra tại một khu vực đang phát triển, như Ai
Cập, Jordan, Morocco và Thổ Nhĩ Kỳ,cho rằng bồn rửa không đầy đủ và thiếu vị
trí để dung dịch chà tay cồn là những trở ngại quan trọng nhất cần cải thiện và

các sản phẩm vệ sinh bàn tay có sẵn đã được coi là sự can thiệp chủ yếu để tăng
sự tuân thủ (21).
Can thiệp tác động dẫn đến thay đổi hành vi của con người được tác giả
Pender, N. J. năm 1987 mơ tả trong mơ hình nâng cao sức khỏe. Mơ hình bắt đầu
từ các yếu tố nhân khẩu học đến đặc điểm về sinh học, các yếu tố hành vi, những
yếu tố mang tính chất tình huống đã tác động đến nhận thức về lợi ích và rào cản
của việc cải thiện và nâng cao sức khỏe cũng như tầm quan trọng của sức khỏe và
giúp cho những người này đưa ra các hành động cụ thể chính xác trên thực tế điều
này thúc đẩy sự thay đổi đáng kể trong việc nâng cao sức khỏe của chính bản thân
họ và gia đình họ. Căn cứ vào mơ hình từ sự thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi
hành vi trong thực tế này nhiều nghiên cứu đã thực hiện chương trình giáo dục nhằm
giúp cho những người chăm sóc bệnh nhân có những nhận thức mới và kỹ năng
mới vì họ sẽ là người quyết định sự an tồn trong chăm sóc bệnh nhân.
Mơ hình về nâng cao sức khỏe của Pender, N. J. năm 1987 đã thể hiện rất
rõ các mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học và các yếu tố nhận thức tầm
quan trọng của sức khỏe với bản thân cũng như việc thay đổi nhận thức đã dẫn
đến thay đổi hành vi hay tham gia vào quá trình thực hành nâng cao và cải thiện
sức khỏe. Mơ hình này cũng là cơ sở để can thiệp rửa tay được thiết kế trong
nghiên cứu này (22).
CÁC YÉU TỐ NHẬN THỨC
CÁC YẾU TỐ ĐÃ THAY ĐỔI
THAM GIA HÀNH VI NÂNG CAO SỨC KHOẺ
Quan trọng về sức khoẻ
Đặc điểm nhân khẩu học
14


Đặc điểm sinh học
ảnh hưởng quan hệ cá nhân
yếu tố ngoại cảnh

yếu tố hành vi
kiểm soát nhận thức về sưc skoer
nhận thức về tình trạng sức khoẻ
nhận thức lợi ích hành vi nâng cao sức khoẻ
nhận thức rào cản về các hành vi nâng cao sức khoẻ
những trải nghiệm trong việc tham gia vào các hành vi nâng cao sức khoẻ
suy nghĩ về hành động

15


Health Promotion Model. (From ]. Health promotion in nursing practice [2nd ed., p.
58]. New York: Appleton & Lange. Copyright Pearson Education, Upper Saddle River,
NJ.)(22)

16


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- 157 người nhà và người chăm sóc bệnh nhân khơng phải là nhân viên y
tế sẽ được mời tham gia vào nghiên cứu thời gian trong 3 tháng từ tháng 10/2018
đến hết tháng 1/2019.
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu: phòng cấp cứu/HSTC khoa truyền
nhiễm –BV Bạch Mai

2. Phương pháp nghiên cứu:
- Giả thực nghiệm (nghiên cứu so sánh đánh giá trước sau)
- Thiết kế nghiên cứu:

+ Tỷ lệ đạt được về kiến thức ở người chăm sóc bệnh nhân trong nghiên
cứu của khoa năm 2017 là 60% (3)
- Mẫu nghiên cứu: cỡ mẫu và cách chọn mẫu
- Mẫu nghiên cứu được tiến hành thông qua việc sử dụng phần mềm tính
cỡ mẫu với ước lượng quần thể nghiên cứu là 1350 người chăm sóc, độ tin cậy là
95%, khoảng tin cậy là 5 với cơng thức tính cỡ mẫu là

C: hằng số
ES: hệ số ảnh hưởng được tính bằng cách lấy kiến thức chênh lệch của
trước và sau chương trình giáo dục chia cho độ lệch chuẩn điểm kiến thức của
nghiên cứu trước đó. Dự kiến điểm trung bình kiến thức sau giáo dục cao hơn so
với nghiên cứu trước đó là 4 với độ lệch chuẩn là 18 của nghiên cứu trước. Ta có
hệ số ảnh hưởng ES bằng 0.2.
r: hệ số tương quan gỉa định từ 0.6 đến 0.8 trong nghiên cứu này lấy 0.6
17


×