Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu thuỷ hải sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.1 KB, 13 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------

TIỂU LUẬN
MƠN: QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC XUẤT KHẨU THUỶ HẢI SẢN TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY?

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Thức
Lớp: DHQT15F - 420300156208
Nhóm: 8

Tp.HCM, ngày 26 tháng 10 năm 2021


MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: .................................................................................................. 1
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG: ........................................................................................ 1
1. Thực trạng năng lực xuất khẩu thủy hải sản trong giai đoạn hiện nay: .................. 1
2. Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam nửa đầu năm
2021:................................................................................................................................. 2
3. Cơ hội và thách thức đẩy mạnh xuất khẩu thủy hải sản trong thời gian tới:........... 3
III. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY
HẢI SẢN: ............................................................................................................................ 4
1. Điểm mạnh: ................................................................................................................. 4
2. Điểm yếu: ..................................................................................................................... 5
IV. GỢI Ý HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ: ............................................. 7
1. Hàm ý quản trị: ........................................................................................................... 7


2. Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu thuỷ hải sản trong giai đoạn hiện nay: ..... 7
V. KẾT LUẬN: ................................................................................................................... 9


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngày nay, với mọi quốc gia, dù trình độ phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật đạt đến
mức độ nào đi chăng nữa, dù tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có đến đâu thì hoạt
động xuất khẩu vẫn giữ vai trị hết sức quan trọng. Có thể nói, xuất khẩu đã trở thành yếu tố
sống cịn và khơng thể thiếu của mỗi quốc gia.
Nhưng hiện nay, đại dịch Covid-19 vẫn còn đang diễn biến rất phức tạp cả trong nước
và trên thế giới, tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế tồn cầu cũng như tình hình sản xuất, kinh
doanh và đời sống xã hội của các nước. Việt Nam cũng nằm trong số các nước đang phát triển
bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tồn cầu hố và tự do hố thương mại trong giai đoạn này
cũng tạo ra rất nhiều khó khăn cho các nước đang phát triển, nhất là về xuất nhập khẩu.
Là một ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế Quốc
dân, sản xuất tăng trưởng nhanh, kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao,
thị trường luôn được mở rộng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, thu hút nhiều lao động, góp
phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Thuỷ hải sản là ngành kinh tế đang được Nhà nước
đầu tư chú trọng phát triển và xuất khẩu. Xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng
của đất nước và ngành thuỷ hải sản. Tuy nhiên xuất khẩu thuỷ hải sản sang các nước trong
thời gian qua cịn nhiều bất cập và khó khăn.
Để góp phần giúp ngành thuỷ hải sản ngày càng phát triển vươn xa ra các nước trên thế
giới và tháo gỡ những khó khăn, nhóm đã thống nhất chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp
nâng cao năng lực xuất khẩu thuỷ hải sản trong giai đoạn hiện nay?” Nhằm có biện pháp thúc
đẩy ngành thủy hải sản phát triển, đảm bảo sản xuất an tồn, khơng để ngưng trệ, đứt gãy
chuỗi sản xuất.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG:
1. Thực trạng năng lực xuất khẩu thủy hải sản trong giai đoạn hiện nay:
Dịch Covid-19 giai đoạn đầu khiến cho hoạt động thương mại thủy hải sản của thế giới
bị gián đoạn ở những nơi và địa điểm nhất định trong khâu vận tải. Song, từ cuối năm 2020

đến nay, hoạt động vận tải đã thích nghi được với những yêu cầu mới về phịng chống dịch
nên khơng bị ách tắc. Thương mại thủy hải sản ở một số nơi tại Đông Nam Á bị gián đoạn do
thiếu lao động hoặc bị giãn cách, khiến cho hoạt động chế biến sản xuất bị ảnh hưởng.
1


Thương mại thủy hải sản toàn cầu của năm 2020 giảm khá mạnh so với năm 2019 do
dịch Covid-19, ước đạt 165 tỷ USD, giảm 4,6% so với năm 2019. Thương mại thủy hải sản
năm 2021 của thế giới tiếp tục phụ thuộc vào diễn biến của dịch Covid-19. Ngoài ra, năm
2021, thương mại thủy hải sản trên thế giới sẽ chịu tác động từ một số yếu tố như các FTA
song phương và đa phương có hiệu lực.
Dịch Covid-19 đã khiến cho xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy hải sản trên thế
giới thay đổi. Người tiêu dùng giảm sử dụng những sản phẩm thủy hải sản tươi sống ở nhà
hàng, lễ hội, tăng tiêu dùng thủy hải sản đơng lạnh, chế biến sẵn, tiện dụng và có mức giá phù
hợp trong bối cảnh giãn cách xã hội và phòng chống dịch.
2. Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam nửa đầu năm
2021:
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2020 xuất khẩu thủy hải
sản của Việt Nam đạt 2,025 triệu tấn với trị giá 8,41 tỷ USD, giảm 3,9% về lượng và giảm
1,51% về trị giá so với năm 2019. Kết quả xuất khẩu thủy hải sản năm 2020 không đạt được
như kế hoạch. Song, đây cũng là kết quả khả quan trong một năm cả thế giới phải chịu những
tác động xấu từ dịch Covid-19.
* Xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam năm 2020-2021:
Sự chủ động chuyển dịch cơ cấu mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu tới từng thị trường
tiếp tục được các doanh nghiệp thực hiện trong những tháng đầu năm 2021. Mặc dù dịch
Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nhất định ở Việt Nam, xuất khẩu thủy hải sản của cả
nước 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam đạt 1,16 triệu tấn, trị giá
4,977 tỷ USD, tăng 10,9% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong
đó xuất khẩu thủy hải sản tới hầu hết các thị trường lớn đều đạt kết quả tăng trưởng tốt so với
cùng kỳ năm 2020, chỉ riêng xuất khẩu thủy hải sản tới thị trường Trung Quốc giảm.

* Mặt hàng tôm:
Đây là mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 41,79% tổng trị
giá xuất khẩu thủy hải sản cả nước trong nửa đầu năm 2021. Những sản phẩm tơm thẻ chân
trắng, tơm sú cỡ trung bình đơng lạnh được đẩy mạnh xuất khẩu do nhu cầu những mặt hàng
này trong bối cảnh chống dịch Covid-19 trên thế giới tăng cao. Các doanh nghiệp cũng đã chủ
động thay đổi cơ cấu sản phẩm tôm cho phù hợp từng thị trường xuất khẩu. Theo số liệu thống
2


kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm tháng 7/2021 chiếm 26,72% về lượng và chiếm
51,21% về trị giá xuất khẩu thủy hải sản, đạt 46,5 nghìn tấn với trị giá 437,26 triệu USD, tăng
11% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với tháng 7/2020. Các thị trường đang được đẩy
mạnh xuất khẩu tôm là Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
* Mặt hàng cá tra:
Cá tra là sản phẩm thủy hải sản rất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong bối cảnh chống
dịch Covid-19 do là hàng đông lạnh dễ bảo quản, dễ chế biến và tiện dụng ở nhà, đặc biệt là
có mức giá rất cạnh tranh so với các sản phẩm cá thịt trắng khác trên thị trường thế giới. Các
doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam cũng đã chuyển dịch thị trường cung ứng trong
giai đoạn những tháng đầu năm 2021 là đẩy mạnh xuất khẩu cá tra tới các thị trường lớn và
truyền thống như Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nga... hơn nữa là xuất khẩu tới những thị trường
“khó tính” như EU...
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, cá tra của Việt Nam được xuất khẩu tới 96 thị trường
và hai khu vực thị trường ASEAN & EU với 447,16 nghìn tấn, trị giá 909,4 triệu USD, tăng
10,7% về lượng và tăng 15,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài ra xuất khẩu các sản phẩm thủy hải sản khác như cá ngừ, chả cá, cá khô và nghêu
cũng được đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn 7 tháng đầu năm 2021 do nhu cầu thế giới tăng
cao.
3. Cơ hội và thách thức đẩy mạnh xuất khẩu thủy hải sản trong thời gian tới:
* Về cơ hội:
Hiện nay dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp với những

biến chủng mới. Tuy nhiên, những thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Australia... đang
tăng tốc đẩy cao hơn nữa tỷ lệ tiêm vắc xin để kiểm soát tốt dịch Covid-19. Đây là những thị
trường tiềm năng và có khả năng dần thay đổi cơ cấu sản phẩm thủy hải sản nhập khẩu cho
phù hợp với tình hình mở cửa bình thường trở lại.
* Về thách thức:
Dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp ở các tỉnh phía Nam, nơi có hơn 2/3 doanh
nghiệp xuất khẩu thủy hải sản của cả nước, sẽ ảnh hưởng nhất định tới khả năng chế biến và
xuất khẩu thủy hải sản trong tháng 8 và tháng 9/2021. Nếu Việt Nam sớm kiểm soát được dịch
3


Covid-19, các doanh nghiệp sẽ tận dụng tốt cơ hội để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu thủy hải
sản trong thời gian tới.
III. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY
HẢI SẢN:
1. Điểm mạnh:
- Trong năm 2021, một loạt Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới đã được ký kết trong năm
2020 sẽ phát huy hiệu quả tích cực. Ðặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và
Vương quốc Anh (UKVFTA) đã được ký kết trong năm 2020, có hiệu lực vào đầu năm 2021
đã tạo ra động lực tăng trưởng mới cho sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam với những thuận
lợi về thương mại, ưu đãi thuế quan mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cho hàng loạt mặt
hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam vào thị trường Anh giàu tiềm năng. Thuế nhập khẩu
hầu hết các mặt hàng tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) của Việt Nam vào Anh được
giảm từ mức thuế cơ bản 10 - 20% xuống 0% ngay khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực. Vì
thế, các doanh nghiệp cần tận dụng thời cơ khai thác hết mức lợi thế có được để thúc đẩy xuất
khẩu thủy hải sản trong năm 2021.
- Nhìn vào số liệu xuất khẩu thủy hải sản sang EU trong 6 tháng đầu năm 2021, có thể thấy
thủy hải sản đã nắm bắt được cơ hội từ EVFTA:
+ Cục Xuất nhập khẩu cho biết: Xuất khẩu hàng thủy hải sản của Việt Nam sang thị
trường EU trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với cùng

kỳ năm 2020. Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng 14,4% của xuất khẩu thủy
hải sản lớn thứ tư của nước ta (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc), chiếm 11,8%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản, tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm trước.
+ Biểu đồ lượng và giá trị xuất khẩu từ tháng năm 2021 cho thấy ngoại trừ tháng 2 (tháng
có đợt nghỉ Tết nguyên đán) thì lượng và trị giá xuất khẩu các tháng năm 2021 đều tăng
so với năm trước.
- Diễn tiến xuất khẩu tôm và cá tra sẽ phụ thuộc chủ yếu vào biến động thị trường. Đối với
mặt hàng tơm sẽ có nhiều tín hiệu tốt hơn vì nhu cầu tôm cho phân khúc bán lẻ tại các thị
trường lớn như Mỹ, EU tiếp tục đà gia tăng. Việc triển khai tiêm vắc-xin diện rộng ở những
thị trường này giúp người dân dần yên tâm, quay lại với các hoạt động du lịch, giải trí và các
4


hoạt động công cộng, do vậy nhu cầu sẽ hồi phục ở cả lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và dịch
vụ.
+ Thị trường Mỹ: sẽ tiếp tục là điểm sáng cho thủy hải sản Việt Nam với dự đoán nhu
cầu gia tăng với cả tôm, cá tra, cá ngừ và các hải sản khác. Đặc biệt đối với tôm, Việt
Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn tại Mỹ khi Ấn Độ - nguồn cung lớn nhất tại thị trường này
đang gặp khó khăn về sản xuất do dịch Covid-19. Chính các chuyên gia ngành tôm Ấn
Độ đã xác định, năm nay sẽ là một năm thực sự khó khăn: thiếu container lạnh, chi phí
vận chuyển hàng hóa tăng gấp 3 lần, giá nhiên liệu tăng, phí đóng gói và nhân công
tăng, đồng Rupee Ấn Độ mạnh lên so với đô la Mỹ, chính phủ loại bỏ các ưu đãi xuất
khẩu, tất cả các yếu tố này đã ảnh hưởng rất xấu đến các nhà chế biến thủy hải sản của
Ấn Độ. Làn sóng Covid-19 mới rất kinh khủng tại Ấn Độ, sẽ là một bóng mây u ám
với ngành sản xuất thủy hải sản của Ấn Độ, chủ yếu là tơm. Tình hình mất kiểm sốt
tại nước này có thể dẫn đến sự rối loạn về nguồn cung và giá khi người nuôi vội vã thu
hoạch tôm sớm, các nhà máy chế biến sẽ không xử lý kịp trong bối cảnh giãn cách hiện
nay.
+ Thị trường Eu: các doanh nghiệp Việt Nam hy vọng nhiều hơn với mặt hàng tôm, chủ

yếu là tơm chân trắng, vì so với Mỹ, các nước EU vẫn hồi phục chậm hơn. Hơn nữa,
bản chất thị trường EU trong những năm gần đây khơng có sự đột phá nhiều về nhu
cầu tôm. Do vậy, trong quý II và những tháng tiếp theo nữa, xuất khẩu tôm sang EU
được dự báo là chỉ phục hồi nhẹ, chủ yếu ở các thị trường Tây Ban Nha, Hà Lan, Italy.
+ Bức tranh xuất khẩu cá tra trong thời gian tới có sắc thái tươi sáng hay khơng chủ yếu
phụ thuộc vào thị trường Mỹ và Trung Quốc, vì từ mức tăng trưởng âm 30% trong quý
I, EU không thể trỗi dậy ngay trong quý II, khi những tín hiệu hồi phục nhu cầu của
ngành dịch vụ thực phẩm chưa rõ ràng. Mỹ đang tăng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam và
xu hướng này sẽ tiếp tục trong những tháng tới. Các DN lớn xuất khẩu cá tra vào Mỹ
đều ổn định và khơng vướng vấn đề gì với thị trường, do vậy sẽ tiếp đà đẩy mạnh xuất
khẩu sang đây.
2. Điểm yếu:
Sản xuất, chế biến thủy hải sản "3 tại chỗ" được các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy
hải sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện để có thể duy trì sản xuất trong giai đoạn
5


ứng phó dịch bệnh Covid-19. Cũng chính vì vậy, năng suất chế biến thủy hải sản không thể
hoạt động đúng như công suất thực của nhà máy để đáp ứng các đơn hàng nhập khẩu thủy hải
sản từ Việt Nam của các thị trường Mỹ, châu Âu,...
+ Thứ nhất, khó khăn đối với ngành thủy hải sản hiện nay phải kể đến đầu tiên là dịch
Covid-19. Dịch có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không hề nhỏ tới sản xuất và chế
biến trong ngành thủy hải sản. Hiện dịch Covid-19 đã xuất hiện ở các địa phương tập
trung nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy hải sản. Các doanh nghiệp thủy hải
sản đang căng mình cố gắng vừa đảm bảo tiến trình sản xuất, vừa chống dịch. Có những
doanh nghiệp tính đến phương án cho cơng nhân ăn ở ngay trong nhà máy. Thế nhưng
không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng bố trí ăn ở cho cơng nhân trong nhà
máy. Tiếp đó là các khâu sơ chế, bảo quản còn bất cập, hạn chế, vấn đề gỡ thẻ vàng
thủy hải sản của Ủy ban châu Âu (EC), đánh mã số vùng nuôi tôm, ao nuôi tôm...
+ Thứ hai, về khai thác. Việt Nam bị EU rút thẻ vàng từ ngày 23/10/2017 đến nay đã gần

4 năm. Cũng trong thời gian này, có 21 quốc gia bị rút thẻ vàng, đã có 14 quốc gia gỡ
được cịn lại 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Có 6 quốc gia bị rút thẻ đỏ, trong đó có
3 quốc gia gỡ được thẻ và còn 3 quốc gia. Đây là những khó khăn, thách thức của Việt
Nam bởi thẻ vàng ảnh hưởng đến tín chỉ, các thủ tục hành chính, kiểm sốt thủy hải
sản vào EU và các thị trường khác.
+ Thứ ba, về hạ tầng. Thủy hải sản trong rất nhiều năm với một ngành hàng trong một
năm xuất khẩu kim ngạch xuất khẩu gần 9 tỷ USD, khai thác lên đến gần 3,9 triệu tấn
nhưng không được đầu tư đúng mức và thỏa đáng. Do đó, hạ tầng cảng cá, khu neo đậu
tránh trú bão, bến cá, hậu cần nghề cá xuống cấp nghiêm trọng. Đây là việc rất khó cho
việc quản lý đội tàu, khơng để tàu vi phạm. Bên cạnh đó, chúng ta phải truy xuất được
nguồn gốc mà muốn truy xuất được nguồn gốc thì khi tàu khai thác về cá phải được lên
cảng để phân loại nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch. Hiện nay, thất thoát sau khai
thác của chúng ta từ 15 - 35%. Nếu không truy xuất được nguồn gốc, không quản lý
được đội tàu, không thực thi pháp luật tốt thì sẽ rất khó có thể gỡ được thẻ vàng. Đối
với phần nuôi trồng thủy hải sản trong nội đồng, Việt Nam vẫn nhỏ lẻ. Tại đồng bằng
sông Cửu Long, mơ hình ni cơng nghiệp cịn hạn chế và tỷ trọng còn rất nhỏ, hạ tầng
yếu, việc đảm bảo an tồn dịch bệnh, an tồn sinh học khó khăn,…
6


+ Thứ tư là về vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ vào bảo quản thủy hải sản khai thác
còn rất nhiều yếu kém. Tàu nhỏ, khoang cũng nhỏ mà chỉ bảo quản bằng đá lạnh dẫn
đến thất thoát sau thu hoạch lớn, chất lượng không đảm bảo và việc truy xuất gặp khó
khăn.
+ Thứ năm về nguồn nhân lực, một tỷ lệ rất lớn người làm nghề khai thác theo hình thức
“cha truyền con nối”, ít được đào tạo, trong khi Luật Thủy hải sản 2017 quy định các
tiêu chí, tiêu chuẩn của máy trưởng như thế nào, thuyền trưởng ra sao, tuy nhiên, chúng
ta mới tập huấn được trong thời gian ngắn.
IV. GỢI Ý HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
1. Hàm ý quản trị:

- Hải sản đông lạnh vẫn là xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới, vì những ưu điểm như:
+ Khơng cần sử dụng chất bảo quản mà sản phẩm vẫn giữ được lâu
+ Bảo đảm các vấn đề về an toàn thực phẩm
+ Phân phối các sản phẩm hải sản trái mùa quanh năm → thu lợi nhuận lớn hơn.
+ Tránh được lãng phí/hao hụt khơng đáng có như đồ tươi sống (không bị ôi thiu, ương
hay biến chất)
- Khi dịch Covid-19 bùng phát, tất cả mọi người đều phải hạn chế đi lại và tiếp xúc đông
người. Người dân cần những sản phẩm có thể bảo quản lâu hơn nên hải sản tươi sống khơng
cịn là sự lựa chọn phù hợp nữa. Hải sản đông lạnh trở thành một giải pháp thích hợp hơn cả
để tích trữ, bảo quản và tiện lợi cho nhiều người. Vì vậy, các doanh nghiệp nên nắm bắt cơ
hội này để triển khai kế hoạch xuất khẩu thủy hải sản đông lạnh số lượng lớn để nâng cao
năng lực xuất khẩu thủy hải sản trong giai đoạn hiện nay.
- Về vấn đề thiếu nhân cơng, doanh nghiệp có thể đưa ra chính sách giữ công nhân làm và cư
trú tại công ty, song song đó là cử nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe thường xuyên và đảm bảo
nhiều lợi ích về tiện nghi như nơi nghỉ, vệ sinh và cung cấp đầy đủ lương thực để cơng nhân
có thể an tâm làm việc, đồng thời bảo đảm năng xuất khơng bị trì trệ mà kế hoạch đã đề ra.
2. Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu thuỷ hải sản trong giai đoạn hiện nay:
Các hiệp định thương mại tự do sẽ tiếp tục là đòn bẩy cho xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam
hồi phục ở một số thị trường. Sau một năm vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra,
các doanh nghiệp thủy hải sản Việt Nam sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và sự linh hoạt, thích
7


ứng với biến động và thay đổi nhu cầu, thị hiếu của thị trường. VASEP dự báo, xuất khẩu thủy
hải sản năm 2021 sẽ có kết quả khả quan hơn so với năm 2020, ước đạt 8,8 tỷ USD, tăng gần
5%. Để duy trì lợi thế và hồn thành mục tiêu trong năm 2021, ngành thủy hải sản cần thực
hiện tốt một số giải pháp sau:
+ Thứ nhất, tập trung nâng cao năng lực sản xuất, công nghệ, giúp doanh nghiệp sản xuất
những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu sơ chế, phát
triển sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh. Nâng cao năng lực nghiên cứu thị

trường, nhằm giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế sâu rộng, tạo thị phần
ổn định trên thị trường khu vực và thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Nâng cao năng lực tài chính để giúp doanh nghiệp khai thác tốt các nguồn vốn trong
và ngoài nước, đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp được phát triển bền
vững.
+ Thứ hai, áp dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để giảm thất thoát và
nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm thủy hải sản. Đồng thời, tăng cường công tác
đăng ký, đăng kiểm để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tàu cá hoạt động
hiệu quả; bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản có sự tham gia của cộng đồng. Tiếp tục đầu tư,
nâng cấp các cảng cá, bến cá và đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá đáp ứng nhu cầu khai
thác đánh bắt thủy hải sản.
+ Thứ ba, tiếp tục xây dựng và triển khai các kế hoạch chương trình hành động cụ thể
theo hướng ni trồng và khai thác thủy hải sản mang tính bền vững, phù hợp với từng
nhóm nghề, ngư trường, vùng biển ở những nơi có điều kiện theo hướng cơng nghiệp,
hiện đại và bền vững, thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu nhằm đạt được hiệu
quả cao về kinh tế cũng như lợi nhuận.
+ Thứ tư, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu ngay trong chính thị trường EU và mở rộng
phạm vi thị trường xuất khẩu, chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường phi truyền
thống, các thị trường mới nổi. Những thị trường đáng chú ý có mức tăng trưởng tiêu
dùng và có xu hướng ưa thích các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam như các nước
Đông Âu cũ, hoặc Bắc Âu như Thụy Điển, Bungaria, Romainia, Hungaria, Bỉ, Anh…
Các thị trường mới nổi lên như Bắc Mỹ, Nam Mỹ... Thị trường các nước Hồi giáo cũng
8


đang được xem là một “kênh” tiêu thụ tốt, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng
hóa thị trường tiêu thụ.
+ Thứ năm, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trong việc phát triển mặt hàng,
thị trường nhằm tăng trưởng xuất khẩu. Xúc tiến phù hợp với đặc điểm, tính chất của
thị trường xuất khẩu, thơng qua việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường bằng

các cuộc khảo sát, tham gia hội chợ hàng thủy hải sản, thông qua việc tiếp xúc với các
doanh nghiệp. Hỗ trợ xúc tiến thương mại vào các thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp
về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, kênh
phân phối… thay vì tập trung vào các thị trường lớn đã bão hịa hoặc có xu hướng suy
giảm. Tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về giống, nuôi trồng, chế biến thủy hải
sản nhiệt đới, tìm kiếm các cơ hội để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng,
chế biến thủy hải sản.
+ Thứ sáu, tăng cường kiểm tra việc chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không
khai báo và không theo quy định IUU của Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác
ngày càng được siết chặt. IUU quy định tất cả lô hàng thủy hải sản khai thác phải có
chứng nhận tên tàu khai thác, vùng biển khai thác. Điều này gây khó khăn cho Thủy
hải sản Việt Nam trong việc đảm bảo uy tín trên thị trường thế giới. Vì vậy, việc tăng
cường kiểm tra biển kết hợp với việc bảo vệ biển đảo để bảo vệ chủ quyền biển Việt
Nam, đặc biệt là các huyện đảo phải gắn kết với phát triển sản xuất với an ninh quốc
phòng là việc làm vơ cùng cần thiết.
Có như vậy mới nâng cao được năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành thủy hải sản, tạo vị
thế ngày càng vững chắc trên thị trường thế giới, chủ động mở rộng và đa dạng hóa thị trường
xuất khẩu, tiếp cận, cập nhật thơng tin một cách đầy đủ và chính xác, đánh giá đúng khả năng
sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng hàng thủy hải sản
xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tận dụng tối đa các lợi thế mà từ trước đến nay vẫn
được coi là thế mạnh của Việt Nam.
V. KẾT LUẬN:
Chặng đường phát triển hàng chục năm qua của ngành thủy hải sản Việt Nam đã đánh
dấu nhiều bước thăng trầm, đã có những giai đoạn suy thối, trì trệ. Tuy nhiên, nhờ chủ trương,
đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, ngành thủy hải sản Việt Nam ngày càng có những
9


bước tiến tích cực. Thủy hải sản từ chỗ chỉ làm một bộ phận rất nhỏ bé trong cơ cấu nơng lâm
ngư nghiệp, đến nay đã đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội chung của

đất nước. Việt Nam thậm chí đã xác lập được một vị thế nhất định trên thị trường thủy hải sản
thế giới dù rằng chưa phải là cao. Nhưng chỉ như vậy thôi cũng đã đủ để thể hiện những nỗ
lực lớn của Nhà nước, của ngành và của toàn dân trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng ngành
thủy hải sản, một ngành mà Việt Nam vốn rất có tiềm năng để phát triển. Khả năng cạnh tranh
của thủy hải sản Việt Nam trên thị trường thủy hải sản thế giới đã được nâng lên đáng kể.
Trong những tháng cuối năm 2021, diễn biến của dịch Covid-19 tại thị trường trong và
ngoài nước cùng với những ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động
lớn nhất đến xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang thị trường này. Hiện hoạt động sản
xuất, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh
đang lây lan mạnh tại hàng loạt địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo
của Đảng, Nhà nước, được sự hỗ trợ về tài chính tín dụng… ngành thủy hải sản Việt Nam sẽ
sớm vượt qua khó khăn, thử thách và hoàn thành được mục tiêu xuất khẩu đã đề ra cho năm
2021. Với những tiềm năng sẵn có mà thiên nhiên ban tặng cho, cộng thêm sự đồng lịng,
quyết tâm của tồn Đảng, tồn dân, tin chắc rằng thủy hải sản sẽ vẫn là một trong những mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và sẽ có những đóng góp quan trọng hơn nữa vào sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO

/> /> /> /> /> /> />


×