Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

UBND TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

NGUYỄN ĐĂNG VIỆT

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Phú Thọ, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

UBND TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

NGUYỄN ĐĂNG VIỆT

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8310110



Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Minh Chuyên

Phú Thọ, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS Bùi Minh Chuyên. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Nguyễn Đăng Việt


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập, tơi đã hồn thành chương trình đào tạo cao học chuyên
ngành Quản lý kinh tế. Tơi đã tiến hành nghiên cứu và hồn thành đề tài “Quản lý

ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ” Trong quá trình học
tập, nghiên cứu và viết luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ
quan, tổ chức và cá nhân.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô giáo Trường đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Bùi Minh Chuyên đã dành thời

gian, cơng sức tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn.
Tơi chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, đồng nghiệp Sở Tài chính Phú
Thọ, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện Thanh Sơn cùng các phòng chức năng đã cung
cấp tài liệu, số liệu giúp tơi trong q trình tìm hiểu nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ
tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Phú Thọ, ngày

tháng 6 năm 2020

TÁC GIẢ

Nguyễn Đăng Việt


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
ViệtLỜI CẢM ƠN ............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ............................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vii
Phần I: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3

4. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................. 3
5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 4
6. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 5
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................... 5
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH XÃ ............................................................................................ 8
1.1. Những vấn đề chung về ngân sách xã ........................................................ 8
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 8
1.1.2. Vai trò ngân sách xã .............................................................................. 10
1.1.3. Đặc điểm ngân sách xã.......................................................................... 12
1.2. Quản lý ngân sách xã ............................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách xã ........................................................... 12
1.2.2. Vai trò, mục tiêu quản lý ngân sách xã ................................................. 13
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã .................................................. 15
1.3. Nội dung và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng của quản lý NSX .............. 16
1.3.1. Nội dung quản lý ngân sách xã ............................................................. 16
1.3.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng quản lý NSX ...................................... 33


iv

1.4. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã của một số địa phương và bài học cho
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ..................................................................... 35
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ................................. 35
1.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong tỉnh ................................... 37
1.4.3. Bài học về quản lý ngân sách xã rút ra cho huyện Thanh Sơn ............. 39
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 40
Chương 2. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ ......................................................................................... 41

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................................... 41
2.1.1. Khái quát đặc điểm................................................................................ 41
2.1.2. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quản lý ngân
sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn............................................................ 48
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ 50
2.2.1. Tổ chức bộ máy ..................................................................................... 50
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ ............................................................................. 51
2.3. Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ................................................................................................................... 54
2.3.1. Xây dựng, quy trình, quy định, quy chế quản lý ngân sách xã ............. 54
2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý NSX ............................................................... 56
2.3.3. Tổ chức thực hiện quản lý ngân sách xã ............................................... 57
2.4. Đánh giá quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ................................................................................................................... 75
2.4.1. Đánh giá về việc quán triệt, thực hiện các văn bản về QLNSNN ........ 75
2.4.2. Đánh giá cơng tác lập dự tốn ............................................................... 76
2.4.3. Đánh giá cơng tác chấp hành dự tốn ................................................... 78
2.4.4. Đánh giá cơng tác quyết tốn ................................................................ 81
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 83


v

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên
địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ .................................................... 84
3.1. Định hướng phát triển và quản lý ngân sách xã của huyện Thanh Sơn tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................................... 84
3.1.1.Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2021 - 2025. 84
3.1.2. Định hướng hoạt động tài chính tín dụng giai đoạn 2020 – 2025 ........ 85

3.1.3. Định hướng quản lý ngân sách xã ......................................................... 85
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 87
3.2.1. Hoàn thiện quy định, quy chế quản lý ngân sách xã............................. 87
3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý ngân sách xã và trình
độ cán bộ quản lý ngân sách xã....................................................................... 89
3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý ngân sách xã ............ 96
3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý ngân sách ........................... 97
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 100
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 101
1. Kết luận ..................................................................................................... 101
2. Kiến nghị ................................................................................................... 102
2.1. Với cấp huyện ........................................................................................ 102
2.2. Với cấp xã, thị trấn ................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 104
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp thu chi ngân sách xã, thị trấn huyện Thanh Sơn ............ 59
năm 2016, 2017 và 2018 ................................................................................. 59
Bảng 2.2: Dự toán thu ngân sách thị trấn Thanh Sơn năm 2019 .................... 62
Bảng 2.3: Dự toán chi ngân sách thị trấn Thanh Sơn năm 2019 .................... 63
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam ........................................ 9
Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý ngân sách xã ....................................................... 15
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý phịng Tài chính - kế hoạch Huyện Thanh

Sơn - Tỉnh Phú thọ .......................................................................................... 51
Sơ đồ 2.2: Hệ thống quản lý ngân sách các xã tại huyện Thanh Sơn ............. 56
Sơ đồ 2.3: Quá trình tổ chức thực hiện thu ngân sách xã, thị trấn của Huyện
Thanh Sơn ....................................................................................................... 67
Sơ đồ 2.4 : Quá trình tổ chức chi ngân sách xã, thị trấn huyện Thanh Sơn.... 72


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Diễn giải

1

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hố - hiện đại hố

2

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

3


HĐND

Hội đồng nhân dân

4

KBNN

Kho bạc Nhà nước

5

KT-XH

Kinh tế xã hội

6

QLNN

Quản lý nhà nước

7

QLNSX

Quản lý ngân sách xã

8


NN

Nhà nước

9

NS

Ngân sách

10

NSĐP

Ngân sách địa phương

11

NSNN

Ngân sách Nhà nước

12

NSX

Ngân sách xã

13


NTM

Nơng thơn mới

14

TC-KH

Tài chính kế hoạch

15

SXKD

Sản xuất kinh doanh

16

UBND

Uỷ ban nhân dân


viii

17

ƯTH


Ước thực hiện

18

XDCB

Xây dựng cơ bản


1

Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngân sách nhà nước (NSNN) là một cơng cụ chính sách tài chính quan
trọng của một quốc gia. Ngân sách xã (NSX) là cấp ngân sách cơ sở của hệ
thống NSNN. Nhà nước thực hiện quản lý NSX tốt giúp tổ chức bộ máy xã hoạt
động tốt, tạo phương tiện vật chất cho chính quyền thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mình và góp phần xây dựng nơng thơn mới, con người mới xã hội chủ
nghĩa (XHCN) ở địa phương.
Từ khi Luật ngân sách Nhà nước 2015 ra đời và được thực hiện đến nay
thời gian chưa phải là dài, song cũng đủ để khẳng định tính đúng đắn của đường
lối đổi mới, được chứng minh bằng những kết quả đầy tính thuyết phục mà chúng
ta đã đạt được trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước thời gian qua. Đó là
những động lực rất quan trọng góp phần thực hiện chủ trương CNH, HĐH đất
nước. Trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn gắn với
chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới hiện nay, đã có tác động sâu
sắc đến hoạt động quản lý ngân sách Nhà nước (NSNN) và đặc biệt là ngân sách
xã (NSX), là điều kiện để làm số thu chi của NSX ngày càng tăng. Vì vậy yêu cầu
với tất cả các địa phương là tìm ra những giải pháp quản lý NSNN nói chung
và NSX nói riêng góp phần tạo nguồn lực cho chính quyền xã thực hiện nhiệm

vụ phát triển KT – XH tại địa phương.
Trong những năm gần đây, huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ là huyện miền
núi, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn. Tuy nhiên công tác quản lý NSX
đạt được nhiều kết quả khi cân đối NSX đang ngày càng vững chắc, nguồn thu
ngân sách ngày càng tăng, giúp bảo đảm được yêu cầu chi thiết yếu của đại
phương... Những kết quả đó có được là do huyện Thanh Sơn đã ban hành và
thực hiện các cơ chế, chính sách có hiệu quả về quản lý NSX. Từ đó giúp sản
xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ ở tất cả các khu vực, thuộc mọi thành phần


2

kinh tế. … giúp bộ mặt huyện khởi sắc từng ngày, cơ sở hạ tầng ngày càng
hoàn thiện, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế trong quản
lý ngân sách xã: Trình độ quản lý của cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa
thực hiện được yêu cầu đặt ra. Chính quyền cấp xã mặc dù đã được tăng cường
tính tự chủ song vẫn cịn mang tính hình thức, tâm lý quản lý theo cơ chế cũ,
trông chờ ỷ lại vào ngân sách cấp trên. Công tác quản lý thu chi NSX mặc dù
đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa tận thu các khoản thu phát
sinh trên địa bàn, chi ngân sách chưa thực sự hiệu quả. Cơ cấu chi chủ yếu là
chi thường xuyên, những khoản chi hội nghị, tiếp khách còn lớn gây lãng phí…
Để đánh giá đúng thực trạng, đồng thời là cơ sở cho việc tiếp tục các giải
pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ,
tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn
huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý ngân sách cấp xã, từ đó đề
xuất giải pháp hồn thiện quản lý NSX trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú

Thọ
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý NSX, chức năng, nhiệm vụ của bộ
máy quản lý ngân sách xã.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Thanh
Sơn từ năm 2013 đến năm 2018.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý NSX đối với các các xã, thị trấn
trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ như:
+ Hoàn thiện quy chế quản lý NSX trên địa bàn huyện.
+ Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý đối với NSX.


3

+ Hồn thiện cơng tác quản lý NSX, bao gồm: lập, chấp hành dự tốn và
quyết cơng tác quản lý NSX.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quản lý Nhà nước về ngân sách xã. Nghiên cứu việc
quản lý các nguồn thu, các khoản thu chi và quyết toán ngân sách xã
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: quản lý Nhà nước ngân sách xã (thu, chi, quyết toán ngân sách)
- Về không gian: huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
- Về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2019. Đề xuất định hướng và giải pháp
đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
4. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm
Việc nghiên cứu Luận văn này dựa trên các quan điểm cơ bản sau đây:
- Quán tiệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử. Tác giả tuân thủ quan điểm tôn trọng chân lý, tôn trọng mối

quan hệ liên ngành - liên vùng. Đối với bất kỳ hệ thống kinh tế - xã hội nào đổi
mới để phát triển và phát triển để có sự ổn định và có ổn định thì phát triển mới
diễn ra tốt đẹp. C. Mác cho rằng, chỉ có lợi nhuận mới là động cơ - động
lực để phát triển. Ơng có nói đại ý rằng, nếu lợi nhuận 100% thì nhà tư bản
phớt lờ luật pháp, còn khi lợi nhuận 300% thì có treo cổ họ vẫn làm.
- Tác giả bám sát tư tưởng của Hồ Chí Minh về mục tiêu của phát triển
là hướng tới thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân. Bác thượng tơn pháp
luật và vai trị của nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm quản lý phát triển. Trong
quá trình quản lý ấy nhà nước coi trọng vai trò của nhân dân cũng như coi trọng
huy động sức dân trong công cuộc phát triển đất nước. Bác coi trọng quy luật
khách quan trong điều hành phát triển.


4

- Tác giả căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
đường lối về quản lý ngân sách nói riêng để phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa
ngân sách và quản lý ngân sách để phát triển, phát hiện những bất hợp lý trong
việc giải quyết mối quan hệ biện chứng này để xem xét vấn đề khơng rơi vào
tình trạng chủ quan duy ý chí.
4.2. Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp tiếp cận theo hệ thống
- Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn
- Phương pháp tiếp cận liên ngành, liên vùng
- Phương pháp tiếp cận nhân quả
4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn:
Đề tài dự kiến tiến hành lập phiếu điều tra đối với Phịng tài chính,
lãnh đạo và cán bộ tài chính tại thị trấn và một số xã trên địa bàn huyện
Thanh Sơn, kết hợp phỏng vấn lấy ý kiến trực tiếp của các đối tượng điều

tra.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: tác giả sử dụng các nguồn số
liệu từ tỉnh (Cục thống kê, sở Tài chính…), từ huyện Thanh Sơn (Chi cục Thống
kê, Phòng TC – KT), và tham khảo các cơng trình nghiên cứu, các bài viết, báo
cáo… có nội dung tương đồng trên tạp chí, sách, báo và mạng Internet.
- Phương pháp phân tích và đánh giá chính sách: Dựa vào chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước làm tiêu chí đánh giá công tác
quản lý NSX của huyện Thanh Sơn.
- Phương pháp quy nạp và diễn giải.
5. Đóng góp mới của luận văn
5.1. Về mặt lý luận và học thuật


5

Làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về ngân sách cấp xã, quản lý Nhà
nước đối với ngân sách cấp xã:
Về khái niệm: ngân sách, ngân sách cấp xã, quản lý ngân sách cấp xã.
Vai trò, nội dung và các yếu tố tác động đến quản lý ngân sách cấp xã.
5.2. Về mặt thực tiễn
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách của
tỉnh Phú Thọ trong quản lý ngân sách cấp xã. Đặc biệt, là tài liệu tham khảo trực
tiếp cho phòng Tài chính huyện thanh Sơn trong cơng tác tham mưu cho UBND
huyện và trong trực tiếp tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ hướng tới quản
lý, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh
Phú Thọ.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân sách xã và quản lý ngân sách xã.
Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh

Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách xã
trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua cũng có một số cơng trình nghiên cứu
quản lý ngân sách xã như:
Bài "Quản lý thu chi NSX qua KBNN, thực trạng và giải pháp" của tác
giả Vũ Quyến trên tạp chí KBNN năm 2000. Nghiên cứu này đánh giá thực
trạng cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước, đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thời gian tới.


6

TS. Nguyễn Thị Việt Nga: Quản lý ngân sách địa phương tại tỉnh Bắc
Giang, bài đăng ngày 07/2/2019trên tạp chí tài chính điện tử. Nội dung bài viết
đã nếu khái quát nội dung nghiên cứu về quản lý ngân sách địa phương ngân
sách tỉnh nói chung, thực trạng quản lý ngân sách tại tỉnh Bắc Giang và đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả ngân sách tỉnh Bắc Giang.
Vũ Thị Minh, Nguyễn Văn Huy (Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Thái Nguyên): Các sai phạm thường gặp trong kế toán ngân sách xã, phường,
bài đăng ngày 04/1/2019 trên tạp chí tài chính điện tử. Bài viết nhận diện những
hạn chế và dẫn luận các mức chế tài tương ứng, góp phần giúp kế tốn ngân
sách cấp xã, phường hồn thiện cơng tác kế tốn này trong q trình thực hiện
nhiệm vụ.
Luận văn thạc sỹ “Hồn thiện cơng tác kế toán ngân sách xã, phường
trên địa bàn thành phố Hội An” của Vũ Minh Nhật Phương năm 2010. Luận
văn đã hệ thống những nội dung lý thuyết về công tác kế toán ngân sách địa
phương, nghiên cứu thực trạng cơng tác kế tốn ngân sách xã, phường trên địa

bàn thành phố Hội An để từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế: “Hồn thiện cơng tác
quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Mỹ Hào” của Vũ Xuân Hùng năm
2015. Luận văn đã hệ thống những nội dung lý thuyết về cơng tác quản lý ngân
sách nói chung, ngân sách địa phương nói riêng; nghiên cứu thực trạng cơng
tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Mỹ Hào từ năm 2010 đến 2014 để
từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế “Quản lý ngân sách xã
trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” của Lê thị Khuyên năm 2014. Luận
văn đã hệ thống những nội dung lý thuyết về cơng tác quản lý ngân sách nói
chung, ngân sách địa phương nói riêng; nghiên cứu thực trạng cơng tác quản lý


7

ngân sách xã trên địa bàn huyện Tứ Kỳ từ năm 2010 đến 2014 để từ đó đề xuất
giải pháp phù hợp.
Những đề tài trên đã nghiên cứu về vấn đề quản lý NSX, công tác quản
lý NSX. Những đề tài cũng nêu được một cách tiếp cận đến lý luận ngân sách
xã, những vấn đề khái quát về công tác quản lý ngân sách xã. Mặt khác đề tài
cũng nêu ra được những khó khăn trong q trình thực hiện quản lý ngân sách
xã. Tuy nhiên, những vấn đề về quản lý NSX của các tác giả nghiên cứu mới
chỉ đề cập đến trong phạm vi của từng tỉnh, từng huyện theo các đặc điểm riêng
có của từng vùng (Quảng Nam, Hải Dương ... ) chưa có những giải pháp khái
quát chung để có thể vận dụng ở Phú Thọ và đặc biệt là với huyện Thanh Sơn
trong giai đoạn hiện nay.
Do vậy, đề tài “Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ” sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện,
thị trấn cụ thể là huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.



8

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH XÃ
1.1. Những vấn đề chung về ngân sách xã
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Ngân sách Nhà nước
Luật NSNN năm 2015 định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các
khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời
gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.[14]
Như vậy, về hình thức: NSNN là một kế hoạch tài chính quốc gia. NSNN
gồm các khoản thu, chi của Nhà nước, được mô tả dưới hình thức cân đối bằng
giá trị tiền tệ. NSNN được Quốc hội thông qua phê chuẩn. (Phần thu ngân sách
thể hiện các nguồn tài chính được huy động vào NSNN; Phần chi ngân sách
thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huy động được để thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội).
Về thời gian: trong một năm;
Về bản chất: NSNN là các quan hệ kinh tế: giữa Nhà nước với các chủ
thể khác, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ.
Về mục đích: đáp ứng cho các nhu cầu gắn liền với việc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Về cấu trúc: hệ thống NSNN ở nước ta bao gồm: ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp
có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND). Phù hợp
với mơ hình tổ chức chính quyền nhà nước ta hiện nay. Ngân sách địa
phương bao gồm: ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi



9

chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện); và ngân sách xã, phường,
thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Cơ cấu tổ chức của hệ thống Ngân sách nhà nước ta có thể mơ tả theo
sơ đồ sau:

Ngân sách nhà
nước

Ngân sách
Trung
ương

Ngân sách địa
phương

Ngân sách cấp tỉnh

Ngân sách cấp
huyện và TĐ

Ngân sách xã và TĐ

Sơ đồ 1.1: Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam
(Nguồn: Tô Thiện Hiền, 2012)
1.1.1.2. Ngân sách xã

Trước khi có luật NSNN việc quản lý NSX thực hiện theo điều lệ NSX
ban hành tháng 04/1972 và các văn bản hướng dẫn. Theo Điều lệ: "NSX là kế
hoạch thu chi tài chính của chính quyền cấp xã, để đảm bảo điều kiện vật chất
cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính xã làm trịn trách nhiệm, nhiệm
vụ của mình: đảm bảo việc chấp hành pháp luật, giữ vững trật tự trị an, bảo vệ
tài sản công cộng, bảo hộ quyền lợi hợp pháp của công dân, quản lý mọi hoạt
động kinh tế, văn hoá, xã hội trong xã, động viên và giám sát các hợp tác xã và
công dân thi hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với Nhà nước".


10

Thơng tư số 14/NSNN ngày 28/03/1997 của Bộ Tài chính về "Hướng dẫn
quản lý thu, chi ngân sách xã, phường, thị trấn" quan niệm: "NSX là một bộ
phận của NSNN do UBND xã xây dựng, quản lý và Hội đồng nhân dân xã quyết
định, giám sát thực hiện".
Luật NSNN năm 2015, không đề cập NSX mà đưa ra khái niệm Ngân
sách địa phương: “là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp địa phương
hưởng. Bao gồm: thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa
phương và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương” [14].
Theo đó tác giả khái quát khái niệm NSX: NSX là các khoản thu và chi
NSNN phân cấp cho cấp xã hưởng. NSX được quy định trong dự toán của một
năm, do HĐND xã quyết định và giao cho UBND xã chấp hành, nhằm đảm bảo
thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã.
Như vậy trong khái niệm NSX thể hiện nhiều mối quan hệ: quan hệ giữa
chính quyền cấp xã với chính quyền cấp trên; quan hệ chính quyền cấp
xã với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã; quan hệ giữa chính
quyền xã với các tổ chức kinh tế, các hợp tác xã trên địa bàn; quan hệ
giữa chính quyền xã với dân cư trong xã; quan hệ giữa chính quyền Nhà
nước cấp trên với dân cư trong xã.

1.1.2. Vai trò ngân sách xã
1.1.2.1. NSX chính là một cấp của NSNN, do đó NSX cũng có vai trị của NSNN
NSX là cấp cuối cùng của NSNN, huy động nguồn tài chính để đảm bảo
nhu cầu chi tiêu của NN và thực hiện sự cân đối thu chi tài chính của NN. Vì
vậy NSX có vai trị rất quan trọng trong tồn bộ hoạt động KT - XH, AN – QP
và đối ngoại của đất nước, của địa phương. Ngồi ra, NSX cịn góp phần bù
đắp những khiếm khuyết của kinh tế thị trường; góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng của nền kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô; đảm bảo công bằng xã hội,
bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững…


11

1.1.2.2. NSX là cơng cụ tài chính quan trọng đảm bảo sự tồn tại và hoạt động
của bộ máy Nhà nước ở cơ sở.
Chi phí của bộ máy ở cấp xã do NSX đảm nhận, gồm:
“Kinh phí hoạt động của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã; Chi
hoạt động của các cơ quan NN: Tiền lương cho cán bộ, cơng chức; tiền cơng
lao động và hoạt động phí đại biểu HĐND; các khoản phụ cấp khác theo quy
định của NN; cơng tác phí; chi về hoạt động văn phịng, như: chi phí điện, nước,
văn phịng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết; chi
mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc và tài sản cố
định khác; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn cho cán bộ
xã và các đối tượng khác theo chế độ quy định; chi khác theo chế độ quy định;
Kinh phí hoạt động của các tổ chức CT – XH ở xã: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản
thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có); Kinh phí hỗ trợ hoạt động cho
các tổ chức CTXH - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
ở xã theo quy định của pháp luật; Chi cho công tác xã hội do xã quản lý: Trợ

cấp hằng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể trợ cấp
hằng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 01 lần cho cán bộ xã nghỉ
việc từ ngày 01 tháng 01 năm 1998 trở về sau do bảo hiểm xã hội chi trả); chi
thăm hỏi các gia đình chính sách; trợ giúp xã hội và công tác xã hội khác…” [3].
1.1.2.3. NSX chính là một cơng cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền xã
thực hiện quản lý tồn diện các hoạt động kinh tế xã hội tại địa phương.
Bộ máy chính quyền xã được duy trì hoạt động và phát triển liên tục, ổn
định trên cơ sở nguồn ngân sách được chi. Nhờ đó đảm bảo được vai trị quản lý
hành chính cấp cơ sở của chính quyền.
Để bảo đảm phát triển kinh tế, VH - XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an tồn xã hội, tạo cơng bằng xã hội,… cũng đươc thực hiện thông qua các nguồn


12

chi NSX. Do đó, có thể thấy nguồn NSX là động lực phát triển toàn diện khu vực
dân cư mà đặc biệt là khu vực nông thôn, dần thực hiện việc hiện đại hố nơng
thơn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Cụ thể, NSX phải đảm bảo các nhiệm vụ chi như:
“Chi đầu tư phát triển, tức chi đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ
tầng KT-XH.Các khoản chi thường xuyên, gồm: Thực hiện chế độ, chính sách;
hỗ trợ phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã; tuyên truyền, vận
động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội; hỗ trợ hoạt
động giáo dục, đào tạo; ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ (khơng có nhiệm
vụ chi nghiên cứu khoa học và công nghệ); hoạt động văn hóa, thơng tin; hoạt
động bảo vệ mơi trường; duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các cơng trình
phúc lợi, các cơng trình kết cấu hạ tầng… và các cơng trình khác do xã quản
lý” [3].
1.1.3. Đặc điểm ngân sách xã
Thứ nhất, NSX là 1 cấp NSNN, nên mang các đặc điểm chung đó là:

- Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.
- Được quản lý, điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định
mức do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Thứ hai, NSX cịn có các đặc điểm riêng:
Một là, NSX là quan hệ lợi ích phát sinh trong q trình thu, chi giữa hai
chủ thể: chính quyền cấp xã và các chủ thể ở xã.
Hai là, dưới xã khơng có đơn vị dự tốn trực thuộc nên NSX là một đơn
vị dự toán đặc biệt. Đặc điểm này chi phối lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp
hành và quyết toán NSX.
Ba là, NSX vừa tạo nguồn thu đồng thời phải phân bổ nhiệm vụ chi.
1.2. Quản lý ngân sách xã
1.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách xã


13

Khái niệm quản lý, theo Từ điển Tiếng Việt: quản lý là hoạt động chăm
nom và điều khiển các hoạt động trong một tổ chức
Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều cách tiếp cận về quản lý NSNN,
tuy nhiên đều thống nhất cách hiểu về quản lý NSNN ở những nội dung sau:
-

Chủ thể của quản lý NSNN là các cơ quan NN.

- Đối tượng của quản lý NSNN là NSNN, các hoạt động thu, chi ngân
sách.
-

Về bản chất: đây là hoạt động của con người trong các cơ quan


NN từ Trung ương đến cơ sở, để thực hiện chức năng nhiệm vụ của NN
-

Mục đích của quản lý NSNN: nhằm duy trì, xây dựng và phát triển

NSNN; đáp ứng được nhu cầu QLNN của chính quyền và nhu cầu phát triển
KT- XH ở các cấp.
Điều 8, Luật NSNN năm 2015 khẳng định: “NSNN được quản lý thống
nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, cơng bằng;
có phân cơng, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan
quản lý nhà nước các cấp” [14].
Từ những nghiênn cứu đó, theo tác giả, quản lý NSX là một hoạt động
quản lý NSNN. Quản lý NSX bao gồm quản lý toàn bộ các hoạt động về thu,
chi ngân sách của chính quyền xã, nhằm đáp ứng nhu cầu QLNN của chính
quyền xã và nhu cầu phát triển kinh tế, VH - XH, AN – QP của địa phương.
1.2.2. Vai trò, mục tiêu quản lý ngân sách xã
1.2.2.1. Vai trò quản lý NSX
Quản lý NSX giúp giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích: giữa lợi ích
của Nhà nước và của nhân dân. Trên cơ sở đảm bảođược các mục tiêu của Nhà
nước, quản lý NSX đề cao lợi ích của nhân dân; giúp thực cụ thể hóa phương
châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Quản lý NSX tốt sẽ là giải pháp để giải quyết mối quan hệ giữa ngắn hạn
và dài hạn: Từ những nguồn thu trước mắt và cân đối khoản chi phù hợp, quản


14

lý NSX giúp xây dựng nguồn thu lâu dài, tiết kiệm nguồn chi để có cơ sở đảm
bảo phát triển vững chắc. Điều này phù hợp với xu thế vận động của nền kinh
tế và đáp ứng công cuộc đổi mới của đất nước.

Quản lý NSX sẽ thúc đẩy thực thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước:
rút ngắn dần khoảng cách giàu - nghèo, nông thôn - thành thị, miền ngược miền xuôi, trên cơ sở dành tỷ lệ tài chính thoả đáng cho đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất.
1.2.2.2. Mục tiêu quản lý NSX
Mục tiêu quản lý NSX trong giai đoạn hiện nay tập trung những nội dung
cơ bản sau:
Một là, hướng đến dần hoàn thiện một hệ thống cơ chế, chính sách phù
hợp: phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và điều kiện cụ thể của từng
địa phương. Khi có cơ chế chính sách phù hợp sẽ tạo điều kiện cho NSX ngày
càng lớn mạnh, đủ để thể hiện vai trò trong quản lý kinh tế, CT – XH của chính
quyền xã.
Hai là, chú trọng cả nguồn thu và nguồn chi NSX. Cụ thể: hình thành và
phát triển các nguồn thu cho NSX, đồng thời sử dụng các nguồn vốn NSX tiết
kiệm hiệu quả. Trong chi NSX đảm bảo cơ cấu vừa đáp ứng yêu cầu phát triển
vừa đảm bảo duy trì tốt hoạt động của chính quyền xã.
Ba là, xây dựng NSX lành mạnh tự chủ, độc lập, không ỷ lại vào ngân
sách Trung ương. Các địa phương dần hướng đến đảm bảo tính tự chủ, cân đối
trong hệ thống ngân sách; giảm dần và tiến tới xoá bỏ diện các xã không tự cân
đối được ngân sách.
Bốn là, Đảm bảo hệ thống sổ sách báo cáo kế toán phục vụ tốt u cầu
quản lý, giám sát, cơng khai tài chính trên cơ sở triển khai áp dụng thống nhất
các quy định về cơng tác hạch tốn kế tốn NSX..


15

Năm là, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý NSX có trình độ, có phẩm chất
đáp ứng được u cầu quản lý, hướng dẫn, xây dựng NSX trong từng thời kỳ
cách mạng.
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã

* Tổ chức:
Bộ máy quản lý NSX nằm trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính
thuộc ngành Tài chính:
- Cấp TƯ: Bộ Tài chính (Vụ NSNN).
- Cấp tỉnh: Sở Tài chính (Phịng quản lý NSX).
- Cấp huyện: phòng TC – KH (Bộ phận quản lý NSX).
- Cấp xã: UBND xã (Ban tài chính xã: gồm Trưởng ban, cán bộ kế toán,
thủ quỹ).
Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý ngân sách xã
UBND xã

Ban Tài chính xã

Trưởng ban

Kế tốn

Thủ quỹ

* Chức năng, nhiệm vụ
Bộ máy QL NSX có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND và HĐND cấp
mình quản lý tài chính, NSX trên các mặt chủ yếu sau:
“ Tham mưu giúp UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch dài hạn trung hạn
và đối với việc phát triển NSX trên địa bàn và khu vực, địa phương mình.
- Hướng dẫn các đơn vị thuộc cấp mình xây dựng dự tốn thu, chi NSX
hằng năm báo cáo UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định.


×