Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tác động của acid salycylic đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của cây hoa cúc (chrysanthemum sp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐINH THỊ HỒNG TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA ACID SALYCYLIC ĐẾN MỘT SỐ
CHỈ TIÊU SINH LÝ, HÓA SINH CỦA CÂY HOA CÚC
(Chrysanthemum sp)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Sinh học

Phú Thọ, năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐINH THỊ HỒNG TRANG

TÁC ĐỘNG CỦA ACID SALYCYLIC ĐẾN MỘT SỐ
CHỈ TIÊU SINH LÝ, HÓA SINH CỦA CÂY HOA CÚC
(Chrysanthemum sp)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Sinh học

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Cao Phi Bằng

Phú Thọ, năm 2020



i

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này thu
được từ nhóm nghiên cứu mà em tham gia thực hiện, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong khóa luận là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
khóa luận này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã
được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố.

Phú Thọ, ngày…. tháng…. năm 2020
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Hồng Trang


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo hướng
dẫn PGS.TS.Cao Phi Bằng, Trưởng khoa Khoa học Tự nhiên đã hướng dẫn
tận tình, quan tâm và động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Khoa Khoa
học Tự nhiên và trung tâm nghiên cứu Công nghệ Sinh học, bộ mơn Sinh học,
bộ mơn Hóa học Trường Đại học Hùng Vương đã trang bị kiến thức tạo điều
kiện tốt nhất giúp đỡ để em thực hiện và hồn thành khóa luận năm học 20192020 .
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ em trong suốt q trình thực hiện và hồn

thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Phú Thọ, ngày… tháng…. năm 2020
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Hồng Trang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................. v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................. 3
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................... 4
1.1. Giới thiệu chung về cây hoa Cúc ....................................................... 4
1.1.1.Vị trí phân loại và nguồn gốc .......................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm thực vật học ................................................................... 4
1.1.3. Vị trí tầm quan trọng của cây hoa cúc ............................................ 5
1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của acid Salicylic tới một số đặc điểm sinh lý,
hóa sinh của thực vật ............................................................................... 7
1.2.1. Khái quát về acid salicylic ............................................................. 7

1.2.2. Một số nghiên cứu về vai trò của acid salicylic ở thực vật .............. 8
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 10
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 10
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................. 10
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................... 10
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 10
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................... 10
2.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh ..................... 11
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 13
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 14


iv

3.1. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng sắc tố của lá cây cúc .. 14
3.2. Ảnh hưởng của salicylic đến hàm lượng anthocyanin của hoa cúc ... 19
3.3. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng Malondialdehyde (MDA)
trong mô lá ............................................................................................ 20
3.4. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng proline trong mô lá .... 22
3.5. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng vitamin C trong mô lá 23
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 25
1. Kết luận ............................................................................................. 25
2. Kiến nghị ........................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 26
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

SA: acid salicylic.
MDA: Malondialdehyde


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các cơng thức thí nghiệm tác động của acid salicylic đến các chỉ
tiêu sinh lí, hóa sinh của hoa cúc : ......................................................... 10
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng diệp lục a (mg/g lá
tươi ) ..................................................................................................... 14
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng diệp lục b (mg/g lá
tươi ) ..................................................................................................... 15
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng diệp lục a+b (mg/g
lá tươi ) ................................................................................................. 17
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng carotenoid (mg/g lá
tươi ) ..................................................................................................... 18
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng anthocyanin trong
mô hoa cúc (mg/g lá tươi ) ..................................................................... 19
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng MDA trong mô lá
(mg/g lá tươi ) ....................................................................................... 21
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng proline (mg/g lá
tươi ) ..................................................................................................... 22
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng vitamin C (mg/g lá
tươi ) ..................................................................................................... 23


vii

DANH MỤC HÌNHG

Hình 3.1. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng diệp lục a ......... 15
Hình 3.2. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng diệp lục b ......... 16
Hình 3.4. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng carotenoid ........ 18
Hình 3.5.Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng anthocyanin trong
mơ hoa .................................................................................................. 20
Hình 3.6. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng MDA trong mô lá .. 21
Hình 3.7. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng proline trong mơ lá ........23
Hình 3.8. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng vitamin C trong mô
lá ........................................................................................................... 24


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum sp tên tiếng Anh là
Asteraceae có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số các nước Châu
Âu. Hiện nay chi Cúc (Chrysanthemum) có khoảng 40 lồi, là một trong 5 loại
hoa cắt cành phổ biến nhất trên thế giới, được trồng lâu đời và tiêu dùng phổ
biến ở Việt Nam. Loài hoa này thu hút người tiêu dùng đặc biệt ở màu sắc
phong phú: trắng, vàng, xanh, đỏ,tím, hồng, da cam… Hình dáng và kích cỡ
hoa rất đa dạng cùng với khả năng có thể điều khiển cho ra hoa, tạo nguồn hàng
hóa quanh năm đã khiến cho hoa cúc trở thành loài hoa được tiêu thụ rộng rãi
trên thị trường. Cây hoa cúc rất dễ trồng và đa dạng, có thể trồng trong vườn
hoa công viên, trồng hoa bồn, hoa thảm, hoa chậu, hoa cắt cành làm hoa bó,
hoa bát hay lãng hoa [1] .
Hoa cúc (Chrysanthemum sp) là loại cây hoa có sản lượng đứng thứ hai,
chỉ xếp sau hoa hồng. Loại hoa này được trồng rộng rãi và có sản lượng lớn ở
một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Hàn Quốc và Việt Nam….
Đà Lạt là vùng trồng hoa cúc lớn nhất ở Việt Nam với diện tích ước tính khoảng

35% trong tổng số 2.500 ha trồng hoa của tồn tỉnh (Sở Khoa học và Cơng nghệ
Lâm Đồng, 2016). Cây cúc cũng được trồng ở nhiều địa phương trên cả nước
nhưng chưa có số lượng thống kê chi tiết.
Phương pháp bảo quản hoa đang được sử dụng phổ biến hiện nay là bảo
quản bằng nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là cần
chi phí cao, phải đảm bảo điều kiện nhiệt độ thấp khi vận chuyển. Gần đây, một
số hóa chất đã được nghiên cứu tạo dung dịch bảo quản hoa cúc và đã đem lại
hiệu quả tốt như acid citric, 8-hydroxy quinone citrate (HQC)… hay acid
humic. Hoa cúc tuy có thời gian sống không quá ngắn nhưng cũng sẽ dần bị
chết. Việc kéo dài thời gian sống của hoa là yêu cầu bức thiết. Đặc biệt, trong


2

nền sản xuất với quy mơ lớn và q trình vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu thụ
cần nhiều thời gian.
Tác động của các phytohormone lên các đặc điểm sinh lí của hoa đã được
nghiên cứu ở nhiều lồi khác nhau như hồng, cúc, đồng tiền … Gần đây, acid
salicylic, một loại phytohormone đa tác động đã được chứng minh có tác động
kéo dài thời gian tồn tại của hoa. Tuy nhiên, cơ sở sinh lý, hóa sinh, trong tác
động của acid salicylic đến sự kéo dài thời gian sống của hoa mới được quan
tâm gần đây. Acid salicylic (SA) cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn tới một số chỉ
tiêu sinh lý, hóa sinh của thực vật. SA được coi là một hoocmon tiềm năng vì
vai trị điều tiết đa dạng của nó trong q trình chuyển hóa ở thực vật. SA xử
lý ngoại sinh hoặc được tổng hợp trong các mơ, nó cũng giúp cây trồng chống
lại stress phi sinh học như nóng, mặn, hạn, lạnh. SA cũng đúng vai trò trong
quá tạo năng suất ra hoa ở thực vật , hấp thu và vận chuyển ion, hiệu suất quang
hợp, sự đóng mở khí khổng và thốt hơi nước .Việc làm sáng tỏ cơ chế sinh lí,
phân tử của acid salicylic (một loại phytohormon mới, đa tác động) đến sự kéo
dài thời gian sống của hoa cúc là hết sức cần thiết. Đặc biệt, trong nền sản xuất

với quy mơ lớn và q trình vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu thụ cần thời gian
thời gian dài.
Từ lý do trên, em đã lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp : “Tác động
của acid salicylic đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của cây hoa cúc
(Chrysanthemum sp)’’. Kết quả nghiên cứu cho phép làm sáng tỏ cơ sở sinh
lý việc sử dụng acid salicylic như một tác nhân giúp kéo dài đời sống hoa cúc ,
đồng thời tạo được chế phẩm bảo quản hoa cúc có chứa acid salicylic với nồng
độ thích hợp. Nghiên cứu này phù hợp với định hướng sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao, ứng dụng tiến bộ sinh học và công nghệ sinh học trong sản xuất
nông nghiệp. Kết quả của đề tài làm sáng tỏ cơ chế sinh lí, phân tử của sự kéo
dài đời sống hoa đồng thời tạo được chế phẩm bảo quản hoa có thể ứng dụng
vào thực tiễn.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tác động của acid salicylic tới một số đặc điểm sinh lí,
hóa sinh của hoa cúc.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo nhằm cung cấp thêm thông tin về ảnh
hưởng của acid salicylic đến các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của hoa cúc, một loại
hoa có giá trị kinh tế cao.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài được thực hiện là cơ sở đề xuất biện pháp sử dụng SA cho việc
góp phần đề xuất mở rộng phát triển cây hoa cúc, kéo dài thời sống của hoa
cúc, tạo được chế phẩm bảo quản giúp chủ động cung cấp hoa vào các thời
điểm có nhu cầu cao, tăng hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất, kinh doanh
hoa.



4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về cây hoa Cúc
1.1.1.Vị trí phân loại và nguồn gốc
- Phân loại:
+ Giới: Plantae
+ Bộ: Asterales
+ Họ: Asteraceae
+ Phân họ: Asteroideae
+ Chi: Chrysanthemum
+ Loài: Chrysanthemum indicum L.
- Nguồn gốc : Cây hoa Cúc (Chrysanthemum) được trồng đầu tiên tại
Trung Quốc để làm thảo dược vào thế kỷ 15 trước Cơng ngun. Ban đầu cây
có hoa nhỏ và màu vàng, sau nhiều thế kỷ gieo trồng, số lượng giống tăng lên
đáng kể. Sách viết về hoa Cúc thời nhà Tống ghi chép được 35 giống, đến thời
nhà Nguyên là 136 giống, thời nhà Minh lên 900 giống cúc, đến nay đã có 3000
giống ở Trung Quốc. Chưa rõ từ đâu và khi nào mà giống Chrysanthemum
ngoại đã du nhập vào Châu Âu. Năm 1764 Hà Lan nhập khẩu giống ngoại nhập
đầu tiên tại Nhật Bản.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
- Cây hoa Cúc (Chrysanthemum) là cây ngắn ngày, ưa sáng, thời kì cây
con cần ít ánh sáng, thời kì chuẩn bị phân cành thời gian chiếu sáng trên 14
giờ nếu thắp điện dưới 14 giờ cây sẽ bị thấp, ra nụ sớm, giảm chất lượng hoa,


5


nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 15-20 °C, độ ẩm đất thích hợp : 7080%, độ ẩm khơng khí thích hợp 65-70%.
+ Rễ: Thuộc loại rễ chùm.
+ Thân: Thuộc thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giịn dễ gãy càng lớn càng
cứng, cây dạng đứng hoặc bò.
+ Lá: Thường mọc so le và khơng có lá kèm, lá thuộc dạng đơn nguyên
hoặc chia thùy.
+ Hoa, quả : Hoa Cúc chủ yếu có 2 dạng: Dạng lưỡng tính: Hoa có cả
nhị đực và nhụy cái ; Dạng đơn tính : Hoa chỉ có nhị đực hoặc nhụy cái, đơi khi
có hoa loại vơ tính. Quả bế, bóng, chứa một hạt, quả có chùm lơng.
1.1.3. Vị trí tầm quan trọng của cây hoa cúc
- Hiện nay trên thế giới ngành sản xuất hoa cúc đang phát triển mạnh và
mang tính thương mại cao. Sản xuất hoa đã mang lại lợi ích kinh doanh to lớn
cho nền kinh tế các nước trồng hoa trên thế giới nhất là đối với các nước đang
phát triển hoa cúc đang được trồng nhiều nhất ở các nước Nhật Bản, Pháp, Mỹ,
Trung Quốc được ưa chuộng bởi sự đa dạng phong phú hương thơm của hoa,
Hà Lan là một trong các nước lớn nhất trên thế giới về xuất khẩu hoa, cây cảnh
nói chung và xuất khẩu cúc nói riêng. Diện tích trồng cúc của Hà Lan chiếm
30% tổng diện tích hoa tươi .Hằng năm Hà Lan sản xuất hàng trăm triệu cành
hoa cắt và chậu phục vụ cho thị trường tiêu thụ rộng lớn gồm trên 80 nước trên
thế giới. Nhật Bản có nhu cầu sử dụng hoa cúc rất lớn, diện tích trồng hoa cúc
chiếm 2/3 tổng diện tích trồng hoa . Tuy vậy Nhật Bản vẫn phải nhập một lượng
lớn hoa cúc từ Hà Lan và một số nước trên thế giới, năm 1996 Nhật Bản đã
chọn Việt Nam là một trong số những nước sẽ xuất khẩu hoa cúc cho Nhật
Bản.Thái Lan cúc đã được trồng quanh năm với với số lượng hàng năm là
50.842.500.Việt Nam ở các tỉnh phía Nam Đà Lạt là nơi có diện tích trồng cúc
lớn nhất . Hiện nay trong sản xuất cúc có thể trồng quanh năm thay vì trước


6


đây cho trồng vào vụ thu đông đã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ,hoa
cúc là loại hoa có giá thấp hơn các lồi khác hoa cúc giá hiện nay giao động
khoảng 2.000 – 5.000 / cành
- Giá trị về y học: Làm thuốc chữa bệnh:
+ Theo Tây y ngoài tinh dầu và nhiều nguyên tố vi lượng, hoa Cúc có
chứa selen có khả năng khử gốc tự do, chống lão hóa và chứa crom là chất phân
giải và bài tiết cholesterol, phòng chống bệnh tim mạch.
+ Theo Đông y hoa cúc vị ngọt, cay tác động vào ba đường kinh gồm
kinh phế, kinh can và kinh thận, có tác dụng tích âm, ích can, tán phong thấp,
giáng hỏa. Hoa cúc trắng làm giãn động mạch vành, tăng độ co bóp và hiệu
suất sử dụng oxy của van tim, hạ huyết áp, ức chế nhiều loại ci khuẩn, nấm da,
Hoa cúc vàng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa lở loét, mề đay, đau họng,
đau đầu chóng mặt,...
- Giá trị về ẩm thực:
+ Một số nơi thuộc châu Á người ta sử dụng hoa cúc vàng hoặc trắng
thuộc loài C. Morifolium để làm trà hoa cúc, ở Triều Tiên sử dụng hoa cúc để
làm Cúc hoa tửu là một loại rượu gạo vị hoa cúc.
+ Lá cây được hấp hoặc luộc để làm rau ăn, đặc biệt là trong ẩm thực
Trung Quốc, ngồi ra Trung Quốc cịn cho thêm vào canh thịt rắn để tăng mùi
thơm. Ở Việt Nam người ta dùng rau cải cúc (C. coronarium) để ăn sống, nấu
canh hay nhúng lẩu. Ở Nhật Bản hoa cúc nhỏ để trang trí cho món sashimi.
- Vai trị trong việc giảm ơ nhiễm mơi trường: Lá cây được nghiên cứu
để làm sạch khơng khí, giảm ơ nhiễm khơng khí trong nhà.
- Vai trị trong nơng nghiệp: Cây hoa cúc là nguyên liệu thiên nhiên quan
trọng đề pha chế thuốc trừ sâu , người ta chiết xuất hoạt chất pyrethin trong quả


7


và bán dưới dạng nhựa dầu, hoạt chất này tác động lên hệ thống thần kinh của
côn trùng và ngăn muỗi cái đốt.
- Vai trị trong văn hóa:
+ Một số quốc gia ở Châu Âu: Pháp, Ý, Bỉ,... Hoa cúc bẻ cong là biểu
tượng của cái chết, chỉ được dùng trong các đám tang hoặc đặt trên mộ.
+ Văn hóa Phương Đông: Ở Trung Quốc: Hoa cúc biểu tượng của tính
thanh cao, ở tỉnh Chiết Giang hàng năm diễn ra lễ hội hoa cúc, Cây hoa cúc có
ý nghĩa rất đặc biệt trong dịp tết Trùng Cửu ; Ở Nhật Bản hoa cúc là biểu
tượng của hoàng gia Nhật Bản, ngai hoa cúc là chỉ ngai vàng của Thiên Hoàng
Nhật Bản,...
+ Văn hóa Phương Tây: Ở Hoa Kỳ năm 1966 hoa cúc được cơng nhận
là lồi hoa chính thức của thành phố Chicago, Salinas, Califonia; Ở Úc người
ta tặng mẹ hoa cúc nhân dịp ngày của mẹ, đàn ông thi thoảng đeo hoa cúc trên
ve áo để vinh danh mẹ.
- Giá trị về thẩm mĩ: Dùng để trang trí.
1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của acid Salicylic tới một số đặc điểm sinh lý,
hóa sinh của thực vật
1.2.1. Khái quát về acid salicylic
SA được coi là một phytohormon có vai trị điều tiết đa dạng của nó trong
q trình chuyển hóa ở thực vật. Acid salicylic có vai trị như một phân tử tín
hiệu quan trọng giúp tăng sức chống chịu của thực vật đối với stress. Một vai
trò quan trọng hơn nữa trong sự tăng trưởng của thực vật, sự hấp thụ và vận
chuyển các ion khống, vai trị của acid salicylic cũng bao gồm kí hiệu nội sinh
để kích hoạt bảo vệ thực vật chống lại mầm bệnh, cùng với đó acid salicylic
cũng có tác động tới một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của thực vật [2]. Acid
salicylic là chất điều hịa tăng trưởng nội sinh, có bản chất là phenolic và đóng


8


vai trị tiền năng chống oxy hóa phi enzym và tham gia vào các q trình sinh
lí như đóng lỗ khí, quang hợp, hấp thụ ion, ức chế sinh tổng hợp ethylene, thoát
hơi nước, chống chịu các nhân tố bất lợi [3]. SA xử lý ngoại sinh hoặc được
tổng hợp trong các mơ, nó cũng giúp cây trồng chống lại stress phi sinh học
như nóng, mặn, hạn, lạnh. SA cũng đúng vai trò trong quá tạo năng suất ra hoa
ở thực vật , hấp thu và vận chuyển ion, hiệu suất quang hợp, sự đóng mở khí
khổng và thốt hơi nước [11].
1.2.2. Một số nghiên cứu về vai trò của acid salicylic ở thực vật
Một số nghiên cứu về vai trò của SA đối với thực vật đã được báo cáo
trong thời gian vừa qua. SA ở nồng độ 0,2mM đã làm tăng khả năng chịu hạn
muối ở các mức khác nhau 50, 100 và 150 mM NaCl đối với cây ngô, đồng
thời làm tăng khối lượng tươi, khô và chiều dài của thân và rễ cũng như diện
tích lá [13] Sử dụng 0,75mM SA vào dung dịch dinh dưỡng Hoagland’s Arnon
đã làm tăng khối tươi, khối lượng khô của cả thân và rễ, chiều dài thân và diện
tích lá của giống lúa mì mùa xn có khả năng chịu mặn (S-24) trong điều kiện
mặn. Tất cả các nồng độ SA sử dụng (0,25; 0,50; 0,75 và 1,00 mM) làm giảm
lượng carotenoids của giống lúa mì mùa xn trung tính (MH-97) trong điều
kiện khơng xử lý mặn, cịn các điều kiện mặn chỉ có 0,25mM SA làm tăng
carotenoids [5].
Đối với cây hoa, nhiều nghiên cứu về vai trò của SA cũng đã được báo
cáo. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể sử dụng acid salicylic để kéo dài
thời gian sống của hoa cắt cành. Ở cây cẩm chướng, khi xử lí SA ở ba nồng độ
1, 1,5 và 2 mM đều làm giảm hàm lượng MDA trong mô, giảm số lượng vi
khuẩn trong dung dịch đồng thời kéo dài thời gian sống của hoa [9]. Tương tự,
khi xử lí SA ở nồng độ 100 mM đã làm tăng các hàm lượng diệp lục trong lá,
hàm lượng proline cũng như tăng hoạt độ catalase và peroxidase của cành hoa
cắt so với đối chứng, chứng tỏ rằng hoạt động sinh lí của cành hoa cắt có xử lí
SA mạnh hơn so với của cành hoa khơng được xử lí [12]. Ở hoa đồng tiền cắt



9

cành, xử lí SA 100 ppm làm giảm hàm lượng MDA, giảm số lượng vi khuẩn
đồng thời làm tăng thời gian sống của hoa lên cao hơn so với đối chứng [10].
Acid salicylic ở nồng độ 1 mM làm giảm nồng độ MDA, giảm sự thốt ion và
hoạt tính lipoxygenase nhưng làm tăng hoạt độ các enzyme chống oxy hóa như
catalase, peroxidase, giảm hàm lượng H2O2, đồng thời, kéo dài đời sống hoa,
làm chậm thời gian rụng cánh [6]. Khi xử lí SA ở các nồng độ 100, 200 và 300
mg/l đều làm kéo dài thời gian sống của cả năm giống hoa Alstroemeria
peruviana, Gerbera jamesonii, Lilium asiaticum, Rosa hybrida và Polianthes
tuberose, trong đó hiệu quả cao nhất được quan sát ở nồng độ 300 mg/l [7]. Khi
xử lí SA 1,5 mM lên cành hoa hồng trước khi cắt đã giúp kéo dài thời gian sống
của hoa hồng, đồng thời làm giảm sự oxi hóa lipid, trong khi đó, xử lí cành
hồng sau cắt bằng cách phun SA 15 mM hoặc ngâm trong dung dịch có 1,5 mM
đã làm giảm sự mất nước, tăng hoạt tính chống oxi hóa và kéo dài đời sống của
hoa so với đối chứng. Cả hai cách xử lí SA trước và sau khi cắt cành đều đều
làm tăng hoạt tính catalase và peroxidase, giảm sự oxi hóa lipid [11].


10

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh của cây hoa cúc.
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Các chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh của hoa cúc dưới ảnh hưởng của acid
salicylic.
+ Quá trình nghiên cứu trực tiếp được thực hiện tại vườn thực nghiệm

bộ môn Sinh học – Khoa Khoa học Tự nhiên - Trường Đại học Hùng Vương Việt TRì - Phú Thọ, tiến hành thí nghiệm tại trung tâm nghiên cứu Cơng nghệ
sinh học, phịng thực hành bộ mơn Hóa học và Bộ mơn Sinh học – Khoa Khoa
học Tự nhiên - Trường Đại học Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bảng 2.1. Các cơng thức thí nghiệm tác động của acid salicylic đến các chỉ
tiêu sinh lí, hóa sinh của hoa cúc :
Cơng thức

SC0

SC1

SC2

SC3

SC4

Nồng độ SA (mM)

0

0.5

1.0

1.5

2.0


Mỗi cơng thức thí nghiệm gồm ba lần lặp lại, mỗi lần gồm 3 cành hoa. SA ở
nồng độ thí nghiệm được phun lên bề mặt lá, sử dụng 200 ml dung dịch cho mỗi
lần nhắc lại. Các chỉ tiêu được phân tích sau 5, 10 và 15 ngày sau xử lí.


11

2.2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh
- Định lượng diệp lục, anthocyanin bằng phương pháp quang phổ
(Nguyễn Văn Mã).
Hàm lượng sắc tố quang hợp được đo bằng máy quang phổ hấp phụ UVVIS GENESYS 10UV(Thermo Electron Corporation, Mỹ).
Cân 0,1 g lá cây đem nghiền trong cối xứ với 5 ml axeton 80%. Sau khi lá
đã được nghiền nhuyễn, thêm 5 ml axeton 80% vào tiếp tục nghiền. Sau đó đổ
dung dịch nghiền được sang ống đong, cho thêm axeton 80% vào tráng cối, rồi
lại đổ vào ống đong đó làm sao cho đạt được đủ10 ml.
Sau đó chuyển dung dịch từ ống đong sang ống li tâm để li tâm với tốc độ 4000
vòng/phút trong thời gian 5 phút. Sau khi li tâm, chuyển dung dịch nổi sang
ống nghiệm đo OD của dịch chiết ở các bước sóng 663 nm, 647 nm và 470 nm
trên máy quang phổ hấp phụ UV-VIS GENESYS 10UV(Thermo Electron
Corporation, Mỹ).
Nồng độ sắc tố quang hợp được tính theo cơng thức (Mac – Kinney, 1941):
Ca = 12,7xE663 – 2,69xE647
Cb

= 22,9xE647 – 4,68xE663

Ca+b = 8,02xE663 + 20,3xE647
Cx+c = (1000xE470 - 1,82xCa - 85,02xCb)/198
Trong đó: Ca, Cb, Ca+b, Cx+c là các trị số đo nồng độ (mg/l) tương ứng của

các Chl a, Chl b, Chl a+b và Car.
Hàm lượng sắc tố (mg/g lá tươi) được tính theo cơng thức sau:
A(mg/g lá tươi) = CxV
Px1000


12

Trong đó: A: Hàm lượng sắc tố (mg/g lá tươi).
C: Nồng độ sắc tố (mg/l)
V: Thể tích dịch chiết (ml)
P: Khối lượng mẫu tươi (g)
- Xác định hàm lượng Malondialdehyde (MDA) trong mô lá
Cân 0,1g lá tươi, nghiền kĩ trong cối chày sứ với 1ml (1,5 ml ) dung dịch
TCA 20% ở 4°C. Chuyển hỗn hợp nghiền vào ống eppendoft 2ml, li tâm ở tốc
độ 15.000g (14000 rpm) trong 30 phút ở 4°C (Phải chuẩn bị máy li tâm ở 4°C
từ trước ). Lấy 0,5 ml dung dịch nổi, chuyển sang ống eppendoft 2 ml, thêm
vào ống này 1,5 ml dung dịch TBA 0,5% trong dung dịch TCA 20%. Đậy nắp
chặt đem ủ ở 95°C trong 20 phút. Sau đó được làm lạnh đột ngột bằng cách
đem ủ trong đá lạnh. Ly tâm ở tốc độ 15.000 g trong năm phút ở 4°C để làm
trong dung dịch nếu có vẩn hoặc dung dịch khơng trong.
Đo bước sóng 532 nm và 600 nm (chế độ absorbance).
Hàm lượng Malondialdehyde (MDA) trong mô lá được tính tốn theo
cơng thức:
MDA (µM/g lá tươi) = [(OD532- OD600)/ 155]x 2
- Xác định hàm lượng prolin trong mô thực vật (Nguyễn Văn Mã)
Dựa trên phản ứng giữa prolin và dung dịch ninhydrin trong acid tạo hợp
chất màu vàng, hấp thụ bước sóng đặc trưng 520 nm.
Cân 0,2g mẫu lá nghiền kĩ, thêm 2 ml dung dịch acid sulphosalicylic 3%
ly tâm 7000 vòng/phút trong thời gian 20 phút, lọc lấy dịch lọc.Lấy 1ml dịch

chiết cho vào bình, thêm 1ml acid acetic và 1ml dung dịch ninhydrin, ủ trong
nước nóng 100oC trong thời gian 1 giờ sau đó ủ nước đá 5 phút.Bổ sung vào
bình phản ứng 2 ml toluen, lắc đều (15 – 20 giây). Đợi ở nhiệt độ phòng cho


13

tới phản ứng có màu. Lấy phần dịch màu hồng ở trên đem đo OD520 nm bằng
máy đo quang phổ.
Hàm lượng prolin được xác định dựa vào đường chuẩn prolin và tính tốn
theo cơng thức:
Prolin (g/g) =

X(g/ml)xV(ml)xdf
W(g)

Trong đó: X – giá trị OD520 của mẫu; V - thể tích dịch chiết (= số ml
toluen); df – hệ số pha loãng (trường hợp này là 5); w – khối lượng mẫu.
- Xác định hàm lượng vitamin C trong mô thực vật :
Nguyên tắc: Dựa vào tính chất khử của acid ascorbic đối với chất màu
để định lượng vitamin C trong nguyên liệu.
Cơng thức tính:
C=

VcxVx0,00088x100
Vfxp

Trong đó:
C: Hàm lượng vitamin C có trong nguyên liệu (%)
Vc: Số ml dung dịch I2 0,01 N chuẩn độ

V: Số ml dịch mẫu pha loãng.
Vf: Số ml dịch mẫu đem phân tích
p: khối lượng mẫu đem phân tích (g)
0,00088: Sổ gam vitamin C tương đương với 1 ml I2 0,01 N
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thí nghiệm được xử lý thống kê theo các phương pháp thống kê
trong sinh học nhờ sử dụng phần mềm Microsoft Excel và SPSS


14

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng sắc tố của lá cây cúc
Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng sắc tố quang hợp đã được
chúng tôi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong các bảng số liệu
3.1, 3.2, 3.3, và 3.4
* Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng diệp lục a
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng diệp lục a
(mg/g lá tươi )
Công thức 5 ngày

10 ngày

15 ngày

SC0

1,594 ± 0,079 1,452 ± 0,053 1,482 ± 0,183

SC1


1,583 ± 0,022 1,583 ± 0,056 1,483 ± 0,101

SC2

1,606 ± 0,020 1,717 ± 0,067 1,565 ± 0,016

SC3

1,626 ± 0,032 1,497 ± 0,065 1,120 ± 0,063

SC4

1,631 ± 0,011 1,248 ± 0,073 0,945 ± 0,018

Kết quả trong bảng 3.1. Cho thấy rằng ở ngày thứ 5 sau khi xử lí SA,
khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng diệp lục a ở các công
thức SC1 và SC2 so với ở công thức SC0. Hàm lượng diệp lục a cao nhất ở
công thức SC3 và công thức SC4 hàm lượng diệp lục a ở mô lá hai công thức
này cao hơn so với đối chứng (SC0).
Đến ngày thứ 10 sau xử lí, hàm lượng diệp lục a ở các công thức SC1 và
SC2 lại cao hơn ở công thức đối chứng. Ngược lại, hàm lượng diệp lục a ở công
thức SC3 tương đương so với đối chứng. Giá trị này ở công thức SC4 thấp hơn
so với đối chứng.
Đến ngày thứ 15 sau xử lí, hàm lượng diệp lục a vẫn cao nhất ở công
thức SC2, trong khi đó, hàm lượng diệp lục a ở hai công thức SC3 và SC4 suy
giảm, thấp hơn so với đối chứng.


15


Hàm lượng diệp lục a
(mg/g lá tươi)

2,00

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

1,50
1,00
0,50
0,00
5 ngày

10 ngày

15 ngày

Hình 3.1. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng diệp lục a
Như vậy, có thể thấy rằng, SA ở nồng độ 1.0 mM có tác động tích cực
nhất đối với hàm lượng diệp lục a trong mô lá cây cúc. Trong khi đó, SA ở các
nồng độ 1.5 và 2 mM làm tăng hàm lượng diệp lục a ở thời điểm 5 ngày sau xử lí

nhưng làm giảm hàm lượng sắc tố này ở các thời điểm 10 và 15 ngày sau xử lí.
* Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng diệp lục b
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng diệp lục b
(mg/g lá tươi )
Công thức 5 ngày

10 ngày

15 ngày

SC0

0,786 ± 0,032 0,765 ± 0,033 0,685 ± 0,065

SC1

0,768 ± 0,026 0,736 ± 0,003 0,738 ± 0,017

SC2

0,821 ± 0,027 0,884 ± 0,042 1,037 ± 0,029

SC3

0,788 ± 0,081 0,753 ± 0,071 0,680 ± 0,036

SC4

0,779 ± 0,097 0,673 ± 0,021 0,854 ± 0,099


Kết quả trong bảng 3.2. Cho thấy rằng ở ngày thứ 10 sau khi xử lí SA,
khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng diệp lục b ở các cơng
thức có xử lí SA khơng có sự khác biệt so với đối chứng. Thực vậy, hàm lượng
diệp lục b ở các cơng thức xử lí SA ở các nồng độ 0.0, 0.5,1.0, 1.5 và 2.0 mM
lần lượt bằng 0,786; 0,768; 0,821, 0,788 và 0,779 mg/g lá tươi.


16

Hàm lượng diệp lục b
(mg/g lá tươi)

1,20

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

1,00
0,80
0,60
0,40
0,20
0,00

5 ngày

10 ngày

15 ngày

Hình 3.2. Ảnh hưởng của acid salicylic đến hàm lượng diệp lục b
Đến ngày thứ 10 sau xử lí, hàm lượng diệp lục b ở các công thức SC1;
SC2 và SC4 cao hơn ở cơng thức đối chứng. Trong khi đó, khơng có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng diệp lục b ở công thức SC1 và SC3 so
với đối chứng.
Đến ngày thứ 15 sau xử lí, hàm lượng diệp lục b vẫn cao nhất ở công
thức SC2. Hơn nữa, hàm lượng diệp lục b trong mô lá cây cúc ở các cơng thức
có xử lí SA đều cao hơn so với đối chứng.
Như vậy, có thể thấy rằng, SA ở nồng độ 1,0 mM có tác động tích cực
nhất đối với hàm lượng diệp lục b trong mơ lá cây cúc. Trong khi đó, SA ở các
nồng độ 1.5 mM và 2 mM làm tăng hàm lượng diệp lục b ở thời điểm 5 ngày
sau xử lí nhưng làm giảm hàm lượng sắc tố này ở các thời điểm 10 và 15 ngày
sau xử lí.


×