Bài nghiên cứu
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Trong cuộc đời hơn 60 năm chiến đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ chí Minh đã lập nên một sự nghiệp phi thường,
trong đó có sự nghiệp tư tưởng - lý luận. Di sản tư tưởng - lý luận Người để
lại được Đảng ta và nhân dân ta định danh là tư tưởng Hồ Chí Minh.
I. Khái niệm về hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở tiếp thu thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam bước đầu
đưa ra một định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điệu kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại…
Tư tưởng Hơ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân
ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.”
Khấi niệm này vừa là sự phản ánh thành quả nghiên cứu về tư tưởng
Hồ Chí Minh những năm qua đồng thời vừa là định hướng cơ bản cho các
nhà nghiên cứu để trên cơ sở đó đi tới một khái niệm có khả năng bao quát
được những nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Định nghĩa trên đã giúp cho người đọc nhận thức đúng đắn cả về
khái niệm, nguồn gốc và ý nghĩa, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với
cách mạng Việt Nam. Đó là một hệ thống những quan điểm toàn diện và
sâu sắc về con đường cách mạng Việt Nam từ độc lập dân tộc đi lên chủ
nghĩa xã hội; được hình thành từ chủ nghĩa Mác- Lênin, truyền thống tốt
đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hố nhân loại. tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở
thành ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 70 năm qua và đang
tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam hiện nay.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành, phát triển và toả sáng cùng với
quá trình đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Quá trình nhận
thức của Đảng ta về vai trò nền tảng và giá trị chỉ đạo của tư tưởng Hồ Chí
Minh đối với cách mạng Việt Nam cũng ngày càng hoàn chỉnh và sâu sắc
hơn.
Lần đầu tiên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (21951) đã khẳng định: “Đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức
cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức Hồ
Chủ tịch, là đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Mác,
Ăngghen, Lênin, Xtalin ở Việt Nam. Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường
lối chính trị, tác phong và đạo đức của Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy là điều
kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh, và làm cho cách mạng đi mau đến
thắng lợi hoàn toàn”.
Tuy là đầu tiên nhưng đã là một sự đánh giá rất cao của Đảng ta về ý
nghĩa, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Đại hội II đã đặt vấn đề toàn Đảng phải học tập tấm gương Hồ
Chí Minh một cách cơ bản và tồn diện, tương xứng với tầm vóc của nó,
bao gồm cả đường lối và đạo đức, tác phong, đồng thời nhấn mạnh: đó là
điều kiện tiên quyết bảo đảm thắng lợi của cách mạng.
Trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước cuối
những năm 80, Đại hội VI của Đảng (12- 1986) đặt vấn đề phải đổi mới tư
duy. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng Bí
thư Trường Chinh trình bày tại Đại hội, có đoạn nhấn mạnh: “Muốn đổi
mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của
chủ nghĩa Mác - Lênin , kế thừa duy sản quý báu về tư tưởng và lý luận
cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh…”.
Cùng với tinh thần đó, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư khố
VI của Đảng, đã phát biểu: “cuộc đời và tư tưởng, đạo đức, phong cách của
Chủ tịch Hồ Chí Minh là kho tàng vơ giá của Đảng và nhân dân ta, cả thế
hệ hôm nay và thế hệ mai sau. Bác Hồ là nhà lý luận kiệt xuất trong việc
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta…Khai
thác, hệ thống hoá, nghiên cứu nội dung và vận dụng di sản tinh thần phong
phú của Bác Hồ vào công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay là nhiệm vụ
hàng đầu của những người làm công tác nghiên cứu lý luận”.
Từ sự kiểm nghiệm và xác nhận của thực tiễn thắng lợi của cách
mạng Việt Nam dưới sự chỉ đạo và soi sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại
hội VII của Đảng (6-1991) đã trân trọng ghi vào cương lĩnh và điều lệ của
mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Đây là một quyết định quan
trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong nhận thức và tư duy lý luận cảu
Đảng ta.
Đại hội IX (4-2001) đã tiến thêm một bước, đưa ra một khái niệm
tương đối hoàn chỉnh về tư tưởng Hồ Chí Minh, nêu lên nhẽng nội dung cơ
bản và ý nghĩa giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt
Nam, đặc biệt Đại hội còn nhấn mạnh thêm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh
khơng chỉ là sự vận dụng sáng tạo mà còn là sự phát triển sáng tạo của chủ
nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta”.
Qua đó có thể thấy: liên tục trong nửa thế kỉ, từ Đại hội II (1951) đến
Đại hội IX (2001), Đảng ta ln ln có nhận thức đúng đắn và đánh giá
nhất quán về ý nghĩa, giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách
mạng Việt Nam; coi Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà lý luận kiệt
xuất, coi đường lối, cương lĩnh, tư tưởng, đạo đức, phương pháp cách mạng
của Hồ Chí Minh là đường lối , đạo đức, phương pháp cách mạng của chủ
nghĩa Mác- Lênin ở Việt Nam; là nhân tố tiên quyết dẫn đến thắng lợi của
cách mạng Việt Nam.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng và đổi mới chủ nghĩa
xã hội ở nước ta.
Giữa những năm 80, khi phải trực diện đói đầu với một cuộc khủng
hoảng kinh tế-xã hội sâu sắcchưa từng có, đổi mới trở thành một đòi hỏi
cấp bách, một điều kiện sống còn, đồng chí Trường Chinh- trong bài nói
chuyện tại Hội nghị cán bộ nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị trình Đaị
hội VI- đã trở lại với một tư tưởng của Hồ Chí Minh. Đồng chí nói: “ Sức
mạnh của một nước, của cách mạng chính là ở nhân dân. Để thực sự phát
huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, phải tin tưởng ở nhân dân, mộ
chủ trương chính sách phải lấy dân làm gốc”.
Tin tưởng vào khả năng, sức mạnh của nhân dân, phát huy quyền
làm chủ của dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, đó là nét chủ đạo, nhất
quán trong tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh. Một bài học lớn được nhắc
lại đúng lúc, đã thổi lên một làn gió mới, được quần chúng hân hoan đón
nhận như một phát kiến mới, vì nó phản ánh đúng yêu cầu, tình cảm và
nguyện vọng của nhân dân.
Như vậy, sức sống, tiềm lực của đổi mới nằm ngay trong truyền
thống văn hóa và tính năng động sáng tạo cả nhân dân ta đã trải qua đấu
tranh cách mạng dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh. Không thể hiểu được
công cuộc đổi mới ở nước ta nếu tách rời nó với di sản tư tưởng Hồ Chí
Minh đã để lại cho tồn Đảng, tồn dân ta.
Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh vơ cùng phong phú, có bộ phận thành
văn và bộ phận khơng thành văn. Nhân dân ta cảm nhận sâu sắc tư tưởng
của Hồ Chí Minh về một chủ nghĩa xã hội dân giàu nước mạnh, tất cả cho
con người, tất cả vì con người; về một Đảng cộng sản yêu nước, gắn bó
máu thịt với nhân dân; về một nhà nước được lòng dân, do nhân dan làm
chủ; về một đội ngũ cán bộ là công bộc của nhân dân, cần kiệm liêm chính,
chí cơng vơ tư…Xét đến cùng đó cũng là bản chất, mục tiêu, nội dung đích
thực của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chính những cảm nhận đó là cơ sở làm nên tính năng động cách
mạng của quần chúng, thúc đẩy họ tìm tịi, đổi mới, khơng chấp nhận một
mơ hình và những cách làm chủ nghĩa xã hội, về thực chất, khơng phù hợp
với tư tưởng Hồ Chí Minh.
Từ tổng kết thực tiễn, Đại hộiVI của Đảng đã khái quát lên bốn bài
học lớn:
- Bài học “Nước lấy dân làm gốc”, trong sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nước, tất cả đều là của dân, tất cả đều do dân và vì dân.
- Bài học xuất phát từ thực tế, hành động theo quy luật, tức là bài học
của Bác Hồ về sự thống nhất giữa lý luận với thực tế, cách mạng với khoa
học.
- Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, cũng là
kết hợp giữa tinh thần yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội.
- Bài học về xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ lịch sử mới, điều
mà Bác Hồ suốt đời chăm lo.
Theo đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, đó chính là bốn bài
học qn triệt tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng chí khẳng định: “Tư tưởng của
chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn sáng và sức mạnh cho sự nghiệp
đổi mới.
Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh hoa và khí phách của dân tộc, là
trí tuệ và lương tâm của Đảng.
Trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam, Hồ Chí Minh là hiện
thân sinh động, cụ thể về chủ nghĩa xã hội tươi đẹp, đem lại cho họ niềm tin
và quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, điều mà không một thế lực
thù địch nào phá vỡ nổi. Chính tư tưởng, tình cảm, đạo đức Hồ Chí Minh đã
góp thêm sức mạnh tinh thần cho nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
vượt qua khủng hoảng, đưa sự nghiệp cách mạng tiếp tục tiến lên.
Ngày nay, để tranh thủ vận hội, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thách thức,
đưa đất nước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đi tới thành cơng, thì một điều cần kíp là phải tiếp tục làm cho tư tưởng
Hồ Chí Minh thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ,
biến những di sản tinh thần tốt đẹp của Hồ Chí Minh thành truyền thống,
thành một nguồn động lực, văn hố - tinh thần của tồn dân tộc, nhằm xây
dựng thành công một chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Việt Nam, một chủ
nghĩa xã hội thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của đât nước trong
tương lai.
Tư tưởng Hồ Chí Minh khơng phải chỉ có ý nghĩa trong đấu tranh
giải phóng dân tộc, trong sự nghiệp đổi mới mà cịn có giá trị bền vững, lâu
dài đối với sự phát triển của đất nước trong tương lai.
Mỗi dân tộc phải tự khám phá con đường phát triển phù hợp với
truyền thống và điều kiện lịch sử cụ thể của nước mình. Trong cơng việc
này, chúng ta có tấm gương sáng ngời về cách làm của chủ tịch Hồ Chí
Minh. Chính nhờ biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời
biết xuất phát từ lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đặc điểm của
thời đại mà Hồ Chí Minh đã vạch ra được đường lối cứu nước đúng đắn,
đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thành cơng.
Hồ Chí Minh cũng đã phác thảo ra những đường nét lớn về chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, đã đưa dân tộc ta vượt qua được những khó khăn
ban đầu với những sai lầm ít cực đoan nhất, đã tránh được cho dân tộc
những thử thách khốc liệt khơng đáng có, những đổ vỡ mất mát không cần
thiết, nhờ đó chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã vượt qua được cơn bão táp
của thế kỷ, đứng vững và tiếp tục phát triển như ngày nay.
Bài học rút ra là mọi tìm tịi về mơ hình và con đường phát triển của
Việt Nam trong tương lai đều phải xuất phát từ bài học mang tính quy luật
mà Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta: Vận dụng sáng tạo và kết hợp
nhuần nhuyễn chủ nghĩa Mác- Lênin với truyền thống của dân tộc và đặc
điểm thời đại.
Thời đại ngày nay so với sinh thời Hồ Chí Minh đã có những biến
đổi cực kỳ to lớn và sâu sắc. Cách mạng Việt Nam cũng đang vận động
trong bối cảnh quốc tế với những diễn biến rất phức tạp. Trung thành với tư
tưởng Hồ Chí Minh, thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau phải biết vận
dụng và phát triển tư tưởng của Người một cách sáng tạo, phù hợp với tình
hình và đặc điểm mới của dân tộc và thời đại.
Thời kỳ Hồ Chí Minh sinh sống và hoạt động là thời kỳ thắng lợi của
cuộc cách mạng Nga vĩ đại, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là thời kỳ chủ nghĩa xã hội
ngày càng mở rộng và phát triển, trở thành một hệ thống thế giới, thời kỳ
cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, thời kỳ phong trào hồ bình, độc
lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội phát triển mạnh mẽ, giành được những
thắng lợi to lớn chưa từng có.
Thời kỳ sau Hồ Chí Minh, tình hình thế giới đã có những biến đổi
hết sức to lớn. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ
bão đang đưa loài người quá độ lên kỉ nguyên của nền văn minh trí tuệ
được đặc trưng bằng xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức, tạo cơ sở
khách quan cho quá trình tồn cầu hố. Xu hướng liên kết, hợp tác đang
diễn ra mạnh mẽ với nhiều cấp độ.
Sự khủng hoảng dẫn tới sụp đổ chủ nghĩa xã hội mơ hình xơ viết đã
làm thay đổi cục diện thế giới. Chủ nghĩa xã hội đang lâm vào thoái trào.
Các quốc gia độc lập cũng đang bị phân hoá mạnh mẽ về kinh tế, chính trị,
tư tưởng, lợi ích quốc gia, dân tộc; nhiều nước đang tăng cường cuộc đấu
tranh để lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình. Chủ nghĩa
tư bản hiện đại vẫn tiếp tục tự điều chỉnh, song không khắc phục nổi những
mâu thuẫn vốn có. Chủ nghĩa xã hội thế giới, từ những bài học thành công
và thất bại cũng như từ khát vọng và thức tỉnh của các dân tộc, đang có sự
điều chỉnh, đổi mới, khắc phục thoái trào để mở ra bước phát triển mới.
Chiến tranh lạnh đã kết thúc song chiến tranh cục bộ, xung đột vũ
trang, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp lật đổ, chủ
nghĩa khủng bố quốc tế,... đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới, tính chất
phức tạp ngày càng tăng. Khu vực Đơng Nam Á, Châu Á - Thái Bình
Dương đang phát triển năng động, nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố mất
ổn định, có thể tác động đến các mặt đời sống kinh tế - chính trị - xã hội
nước ta. Tuy nhiên, hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn phản
ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia dân tộc.
Tình hình đó đang mở ra trước mắt nhân dân ta cả cơ hội lớn và
thách thức lớn.
Thành tựu sau gần 20 năm đổi mới của nước ta là to lớn và quan
trọng, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều. Cơ sở vật chất và kỹ
thuật của nền kinh tế được tăng cường. Đất nước cịn nhiều tiềm năng, nhân
dân có những phẩm chất tốt đẹp. Tình hình chính trị xã hội ổn định, mơi
trường hồ bình, hợp tác, liên kết quốc tế, … đang tạo điều kiện để chúng
ta tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực. Đó là cơ hội lớn.
Đồng thời đất nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
tình trạng thấp kém của nền kinh tế, mức sống của nhân dân còn thấp, khoảng
cách giữa nước ta với nhiều nước phát triển còn rất lớn, lại đi lên trong điều
kiện cạnh tranh quốc tế còn quyết liệt; các thế lực thù địch vẫn đang âm mưu
thực hiện “diễn biến hồ bình” đối với chủ nghĩa xã hội nước ta; trong khi đó
tình trạng quan liêu, tham nhũng, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, … của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền chưa được đẩy
lùi; nguy cơ chệch hướng cũng nảy sinh từ đó. Bốn nguy cơ ấy đang đan xen,
tác động với nhau, khơng thể xem nhẹ nguy cơ nào.
Trong tình hình đó, nếu chúng ta biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, chúng ta
hồn tồn có thể nắm lấy vận hội, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thách thức,
đưa đất nước tiến lên cùng thời đại mới. Muốn thế, chúng ta phải nắm vững
những quan điểm cơ bản chỉ đạo việc vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh trong thời kỳ mới:
- Quan điểm lý luận gắn với thực tiễn.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể.
- Quan điểm toàn diện và hệ thống.
- Quan điểm kế thừa và phát triển.
Vậy quan niệm như thế nào là phát triển trung thành quan điểm Hồ
Chí Minh?
Trước hết, trung thành với Hồ Chí Minh là trung thành với mục tiêu
lý tưởng của Người, chứ không phải là khư khư giữ lấy những câu chữ cũ
khi tình hình đã đổi mới; phải biết “chọn con đường khác để đi tới đích nếu
con đường cũ xem ra khơng thích hợp nữa, khơng đi theo được nữa” như
Lênin đã nói.
Trung thành với Hồ Chí Minh là trung thành với lơgic phát triển tư
tưởng của Người. Hồ Chí Minh là nhà cách mạng năng động, sáng tạo,
ln biết thích ứng với hồn cảnh. Người từng nói: “Tình hình mới đã đặt
ra những nhiệm vụ mới, phương châm mới, sách lược mới… trước tình
hình hiện nay, ta khơng thể giữ cương lĩnh cũ”.
Tóm lại, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh là vận dụng tinh thần
và phương pháp Hồ Chí Minh để phát hiện ra những quy luật phát triển của
cách mạng Việt Nam, để sáng tạo ra những luận điểm mới, nội dung mới,
cách làm mới, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện mới, biến mục tiêu, lý
tưởng của Người thành hiện thực trên đất nước chúng ta.
Như vậy, đúng như Đảng ta đã khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh
là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta, là hiện thân của con
đường cách mạng Việt Nam, con đường đấu tranh và thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt là những luận
điểm sáng tạo của Người là một trong những nhiệm vụ cơ bản có tầm quan
trọng hàng đầu của công tác tổng kết lý luận, quy luật và bài học nhằm đưa
cách mạng Việt Nam vượt qua thách thức, nắm lấy vận hội để nhanh chóng
vượt lên trong thế kỷ mới.
Nêu khái quát những sự kiện chính cuộc đời hoạt động của Bác Hồ:
1/. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890 tại làng
Hoàng Trù (cịn có tên là làng Chùa) q mẹ. Q cha là làng Kim Liên
(làng Sen). Thời thơ ấu Chủ tịch Hồ Chí Minh có tên là Nguyễn Sinh Cung
(tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến khoảng năm 1901).
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời, trên đất Lam Hồng, nơi có truyền thống
chống ngoại xâm, trong một gia đình Nhà nho nghèo, yêu nước tiến bộ.
Ngay từ lúc còn bé đã hấp thụ truyền thống yêu nước và nhân ái của dân
tộc. Đã theo học Nho giáo từ buổi thiếu thời, sau đó lại bắt đầu tiếp xúc văn
hóa phương Tây. Trong những ngày học ở trường Quốc học Huế.
Ngay thời kỳ ở Nghệ An và những năm học ở Huế, những cuộc đấu
tranh chống cướp đất, chống sưu cao thuế nặng, chống bắt phu, bắt xâu... đã
nhen nhóm lên ở Thành lịng căm thù bọn cướp nước và bọn bán nước. Lúc
bấy giờ, phong trào Cần Vương chống Pháp của Tôn Thất Thuyết, Phan
Đình Phùng bùng lên rồi bị dập tắt trong biển máu; phong trào Đông Du của
Phan Bội Châu cũng như phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh đều thất
bại; cuộc đấu tranh vũ trang của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế bị đàn áp...
các sự kiện này, đã để lại trong người thanh niên yêu nước những ấn tượng
sâu sắc đưa đến những suy nghĩ, phân tích về nguyên nhân thất bại. Dân tộc
ta đang đứng trước một khủng hoảng trầm trọng về con đường cứu nước. Tất
Thành đã quyết chí rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, không đi
theo con đường của các bậc tiền bối mà tìm cách sang Pháp, Phương Tây,
đến hang ổ của kẻ thù xâm lược để "xem nước Pháp và các nước làm ăn như
thế nào rồi trở về giúp đồng bào ta". Đây là điều mới rất quan trọng thể hiện
bản lĩnh độc lập và tư duy sáng tạo của Nguyễn Tất Thành.
2/. Ngày 05 tháng 06 năm 1911, đánh dấu một sự kiện quan trọng
Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước:
Ngày 5 - 6 - 1911, với lịng u nước thiết tha, với hồi bão nhất định
phải tìm cho được con đường cứu nước với lịng tin và sức mạnh của đôi
bàn tay Người bắt đầu rời Tổ quốc, làm phụ bếp trên chiếc tàu Latusơ
Tơrêvin, và lấy tên là "Văn Ba".
Từ đấy cho đến nay là thời kỳ Người bôn ba khắp các thuộc địa, các
châu lục khác nhau, và các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, đến
các thuộc địa Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh; lao động, đấu tranh, học tập tiếp
xúc với mọi tầng lớp nhất là những người cùng khổ. Người đã đi đến kết
luận quan trọng: ở các thuộc địa như Việt Nam, đâu đâu cũng thấy những
tủi nhục khổ cực của các dân tộc áp bức và sự dã man của bọn đế quốc thực
dân, đâu đâu cũng nổi lên những khát vọng đứng lên tự giải phóng. Cịn các
nước tư bản chủ nghĩa tự xưng là tiên tiến văn minh thì đâu đâu cũng phân
chia làm hai loại người: một số ít nhà tư bản ngồi khơng ăn bám sống giàu
có xa hoa, cịn số động những người lao động thì sống cuộc đời làm thuê
cực nhọc thiếu thốn.
3/. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03 tháng 02 năm
1930, do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, chỉ huy:
Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt
thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách
mạng đầu thế kỷ XX ở Việt Nam. Nó đã chứng minh rằng giai cấp cơng
nhân Việt Nam đã hoàn toàn trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với tồn bộ q trình phát triển của
cách mạng Việt Nam. Đây chính là điều kiện cơ bản quyết định mọi thắng
lợi của cách mạng Việt Nam do sự lãnh tụ thiên tài Nguyễn Ái Quốc.
Mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc - thời kỳ độc lập
dân tộc, dân chủ gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sự kiện vị lãnh tụ thiên tài
Nguyễn Ái Quốc về sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành ngọn cờ
đoàn kết các yếu tố giai cấp, dân tộc, quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp
cho cách mạng thắng lợi.
4/. Ngày 02 tháng 09 năm 1945, Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập” khai
sinh ra nước Viêt nam Dân chủ Cộng hoà.
5/. Ngày 02 tháng 09 năm 1969, Bác Hồ mất.