Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

tieu luan văn hoá ứng xử hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.44 KB, 33 trang )

Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chon đề tài
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng lỗi lạc. Người là lãnh tụ của cách
mạng và dân tộc Việt Nam - được cả nhân loại tơn vinh là anh hùng giải
phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Ở Người, cái sâu thẳm nhất và
cũng là tinh tuý nhất là ở chỗ, Người là hiện thân của những giá trị văn hoá
rực rỡ nhất, đẹp đẽ nhất, kết tinh từ những tinh hoa văn hoá của dân tộc, thâu
thái và chắt lọc những giá trị đặc sắc của hai nền văn hoá Đông - Tây qua các
thời đại lịch sử, lại được ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường với
sức cổ vũ của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh đã được lịch sử chuẩn bị và đào luyện để trở thành vĩ nhân. Song những
nhân tố khách quan đó mới chỉ là những điều kiện cần chứ chưa đủ mà nhờ
những nỗ lực đặc biệt và nghị lực phi thường trong trường đời lao động và
học tập, với năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã sớm hình
thành tư chất của một nhà tư tưởng lớn sau này của Việt Nam và thế giới.
Hồ Chí Minh khơng chỉ thuần tuý là một nhà chính trị mà cao hơn Người
là một nhà văn hố chính trị, những giá trị văn hoá đã thấm sâu vào mọi suy
nghĩ, hành vi, hình thành một lối ứng xử riêng giàu tính văn hố. Lối ứng xử
văn hố của Hồ Chí Minh không chỉ được tất cả mọi người dân Việt Nam nể
phục mà còn ghi sâu trong lòng bạn bè quốc tế thậm chí cả những người ln
đối đầu với Người cũng khơng thể khơng ghi nhận điều đó. Tất cả họ đều phải
kính nể, cảm phục một con người mà họ không thể khuất phục, không thể đánh
bại. Bởi trong mắt họ thì "trên thế giới hiếm có người được nhân dân kính
trọng và yêu mến như Bác Hồ của Việt Nam. Người nước ngồi cũng như thế
chúng tơi là người nước ngồi nhìn nhận khách quan và trầm tĩnh, thấy rõ
Người là nhà cách mạng, nhà chính trị đầy khí phách, đầy sức hấp dẫn và vơ
cùng cảm động. Thật xứng đáng với danh hiệu:Nhà lãnh đạo chân chính".
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng toàn thể dân tộc ta đang bước vào
1




Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
xu thế tồn cầu hố. Do vậy, mà ngồi việc phát triển tiềm lực về kinh tế thì
việc khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc của Việt Nam trước thế giới cũng là
một trong những chính sách lớn của Đảng. Trong q trình giao lưu hội nhập,
ứng xử văn hố được xem là bước đầu tiên quyết định đến sự thành bại.
Nghiên cứu văn hố ứng xử Hồ Chí Minh không chỉ giúp chúng ta hiểu
thêm về sự vĩ đại của Người mà còn giúp chúng ta rút ra những bài học giá
trị, áp dụng trong xu thế của thời đại ngày nay - xu thế đã chuyển từ đối đầu
sang đối thoại. Xuất phát từ lý do trên mà em chọn đề tài:

"Văn hố ứng xử Hồ Chí Minh"
Làm tiểu luận kết thúc học phần tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá.
2. Mục đớch chon đề tài
Đề tài nghiên cứu văn hố ứng xử của Hồ Chí Minh, từ đó rút ra những ý
nghĩa giá trị trong thực tiễn hiện nay.
Ngồi ra đề tài cịn nghiên cứu thêm tình hình văn hố ứng xử trong
thanh niên hiện nay và việc cần thiết phải giáo dục thanh niên học tập văn hóa
ứng xử Hồ Chí Minh.
3. Lịch sử nghiờn cứu đề tài
Văn hố ứng xử Hồ Chí Minh là một lĩnh vực đã được một số học giả
trong và ngồi nước u mến và kính phục lãnh tụ quan tâm nghiên cứu. Như
Giáo sư Song Thành với tác phẩm: "Hồ Chí Minh nhà văn hố kiệt xuất"
trong đó có một phần nghiên cứu vấn đề này; Đỗ Hoàng Linh trong tác phẩm:
"Hồ Chí Minh nhân cách của thời đại" cũng có phần đề cập đến vấn đề này...
4. Phạm vi nghiờn cứu
Đề tài nghiên cứu văn hoá ứng xử của Hồ Chí Minh trong lý luận và thực
tiễn cuộc đời hoạt động của Người.
5. Phương phỏp nghiờn cưu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện
chứng như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp lơgíc lịch sử trong đó phương pháp phân tích tổng hợp là chính.

2


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
6. Đóng góp của đề tài
Sau khi có sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo trong khoa
và các bạn sinh viên, đề tài hồn thành có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
bạn đọc quan tâm nghiên cứu vấn đề này.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có
3 chương nội dung.

3


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VĂN HOÁ ỨNG XỬ VÀ VĂN
HỐ ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
1.1. Một số khái niệm
- Văn hố: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ
cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.

- Phong cách: Theo nghĩa rộng tức là lề lối, cung cách, cách thức, phong
thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành ổn định của một người hoặc một lớp
người, được thể hiện trong các mặt hoạt động như lao động, học tập, sinh
hoạt, ứng xử, diễn đạt (nói và viết)... tạo nên những giá trị, những nét riêng
biệt của chủ thể đó.
- Ứng xử: tức là nói đến cách quan hệ giao tiếp, đối xử giữa người với
người, giữa cá nhân với cộng đồng; nó khơng chỉ được thể hiện qua lời nói,
cử chỉ, nét mặt bề ngồi, mà chủ yếu là nồng độ tình cảm và nội dung xử lý
các mối quan hệ bên trong giữa chủ thể với đối tượng.
- Văn hoá ứng xử: là hệ thống tinh tuyển những nếp ứng xử, khuôn mẫu
ứng xử, chuẩn mực ứng xử, khuôn mẫu ứng xử giữa con người và các đối
tượng khác nhau, thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi, nếp sống, tâm sinh lý...
trong quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống, đã được tiêu chuẩn hố, trở
thành chuẩn mực của cá nhân, nhóm xã hội, với đặc trưng, bản sắc của văn
hoá một dân tộc, một quốc gia... được cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, toàn
bộ xã hội thừa nhận và làm theo.
1.2. Văn hố ứng xử văn hố Hồ Chí Minh
Mỗi một cá nhân, con người đều có một cách ứng xử riêng. Bởi phong
cách có đặc điểm là gắn với truyền thống, tập qn, thói quen và do hồn
4


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
cảnh sống của mỗi người quy định. Nếu những truyền thống tốt đẹp có sức
bền vững đi vào phong cách thì những tập quán, thói quen xấu mà con người
thường mắc phải trong các hoạt động hàng ngày thường có sức ỳ to lớn cản
trở việc xây dựng phong cách mới. Việc xây dựng phong cách mới, mang tính
cách mạng và khoa học phải có sự kết hợp giữa nhận thức lý tính với việc
phát huy những truyền thống tốt đẹp và khắc phục những tập quán, thói quen
xấu. Để có một phong cách làm việc khoa học, chính xác, khẩn trương thì

việc khắc phục thói quen đó hồn tồn khơng đơn giản.
Ta thấy rằng những nhân cách lớn khi những đặc trưng giá trị trong cách
ứng xử của họ được lặp đi lặp lại một cách ổn định, tạo thành dấu ấn cá nhân
khơng trộn lẫn vào đâu được thì khi đó xuất hiện phong cách, có phong cách
ứng xử của một vĩ nhân, phong cách ứng xử của một lớp người và có phong
cách ứng xử của một dân tộc.
Với Hồ Chí Minh, trong cuộc đời hoạt động vơ cùng phong phú của
mình, Người đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc trong tấtc cả những ai
đã được gặp Người. Giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, Người đã có
một phong cách ứng xử ở tầm nghệ thuật gần như hồn thiện, làm cho mọi
người có thể cảm nhận thấy đầy đủ cái đẹp của cuộc sống cũng như cái cao
thượng của nhân cách con người. Hay nói cách khác, ở Người những giá trị
văn hố đã thấm sâu vào mọi suy nghĩ, hành vi, hình thành một lối ứng xử
riêng, giàu tính văn hố.
Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh mang đậm tính văn hố đương
nhiên có sự kế thừa những giá trị tích cực của lối sống, cách ứng xử truyền
thống Việt Nam. Song chủ yếu nó là sự phản ánh nhân cách siêu việt của Hồ
Chí Minh, với trí tuệ lỗi lạc, tâm hồn vị tha, đạo đức trong sáng của một vĩ
nhân đã chung đúc trong đó cả tinh hoa dân tộc và thời đại. Do đó phong cách
ứng xử Hồ Chí Minh là một phong cách văn hố, là chuẩn mực văn hố ứng
xử Việt Nam.
Trong suốt cuộc đời bơn ba và hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã
5


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trải qua những bước thăng trầm của hoàn cảnh, phải làm đủ các nghề từ phụ
bếp, quét tuyết, thợ chụp ảnh... rồi đến là người đứng đầu một quốc gia. Vì
vậy mà Người cũng đã gặp gỡ, tiếp xúc với đủ hạng người sang hèn trong xã
hội, với các loại đối tượng từ đồng bào đồng chí trong nước, bạn bè quốc tế,

những lãnh tụ hàng đầu của cách mạng thế giới và cả những tên thực dân cáo
già quỷ quyệt. Chính từ đây, Người đã rút ra cho mình những nguyên tắc ứng
xử sao cho phù hợp nhất. Và ngày nay đó là một gia tài vơ giá về văn hố ứng
xử đối với nhân dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ chúng ta nói riêng.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu ta thấy rằng nét chung tạo nên tính chất nhất
qn trong văn hố ứng xử Hồ Chí Minh là sự chân thành, bình dị, tự nhiên,
trong vắt như suối tận nguồn của một tâm hồn đại nhân, đại trí, đại dũng. Đặc
biệt, với những mối quan hệ rộng khắp, đa dạng nhưng ta tìm thấy trong ứng
xử văn hố Hồ Chí Minh khơng phải là một "nghệ thuật xã giao được gò theo
những nguyên tắc định sẵn, càng không phải là những xảo thuật xử thế" giả
dối để mua chuộc lòng người. Nếu mọi người vẫn hiểu "phong cách tức là
người" thì phong cách ứng xử văn hố Hồ Chí Minh là sự phản ánh trung thực
chính bản thân con người Hồ Chí Minh.
Nói tóm lại, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là một phong cách đa
dạng, phong phú hấp dẫn, chứa đứng những giá trị văn hoá, đạo đức rất cao,
được biểu hiện một cách nhất quán trong tư tưởng và hành động, lý trí và tình
cảm, trong suy nghĩ nội tâm và những hành vi ứng xử với cộng đồng.
1.3. Giá trị của văn hoá ứng xử Hồ Chí Minh
Văn hố ứng xử của Hồ Chí Minh là văn hố giáo dục, kết hợp giáo dục
bằng lời (giảng giải, tuyên truyền, thuyết phục) với thực hành bằng công việc
thực tế hàng ngày và bằng sự nêu gương. Tất cả những điều đó phải xuất phát
từ lòng chân thành, khiêm tốn, giản dị, nhân ái và vị tha. Đó là sức mạnh bền
bỉ để con người vượt qua mọi khó khăn, giữ vững được niềm tin, làm chủ
chính mình và hồn cảnh sống nhằm đi tới mục đích của cuộc đời và sự
nghiệp.
6


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Điều gợi ý sâu sắc từ tư tưởng và thực tiễn sống động Hồ Chí Minh là ở

chỗ, văn hố ứng xử trước hết là văn hoá tự ứng xử, trau dồi học vấn để từng
bước đạt tới sự trưởng thành văn hoá; rèn luyện đạo đức, đặc biệt là các đức
tính để rèn luyện nhân cách - những nội dung giáo dục ấy phải thấm sâu vào
tình cảm con người, tăng cường năng lực trí tuệ tự giác trở thành nhu cầu và
lối sống. Và như vậy, giáo dục trở thành tự giáo dục. Bởi thế biết hướng thiện
là một khởi nguồn quan trọng để mỗi con người tự hoàn thiện nhân cách của
mình. Phải tự trở nên tốt đẹp đó là một nhu cầu cao quý của đời sống tinh
thần và thế giới nội tâm của con người, đó là động lực để con người tự học
tập, noi gương những điều tốt đẹp ở người khác, biết tôn trọng những giá trị ở
đời, biết yêu thương và tin cậy con người. Đây chính là những nội dung giáo
dục mà phong cách ứng xử văn hố Hồ Chí Minh mang lại.

7


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 2. NHỮNG BIỂU HIỆN TRONG VĂN HỐ
ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khiêm nhường, lịch lãm nhưng vẫn linh hoạt, chủ động,
biến hoá
Đây là biểu hiện đặc trưng cơ bản trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh.
Bằng cuộc đời hoạt động cách mạng phi thường, bằng nhãn quan chính
trị đặc biệt và hơn cả là tấm gương đạo đức vô song đã đưa Hồ Chí Minh lên
hàng những nguyên thủ quốc gia có uy tín và danh giá vào bậc nhất thế giới.
Song, khiêm nhường là một trong những nét nổi bật của phong cách ứng xử
văn hố Hồ Chí Minh mà bất kỳ ai dù là cùng chiến tuyến hay bên kia chiến
tuyến đều phải thừa nhận.
Khiêm nhường thực sự là một phẩm chất văn hố càng có văn hố thì lại
càng khiêm nhường, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng vậy, dù ở địa vị
cao song tất cả những ai tiếp xúc với Người đều thấy, Người ln ẩn mình đi,

khơng bao giờ đặt mình cao hơn người khác và luôn quan tâm chu đáo đến
mọi người xung quanh. Người khơng bao giờ tự đặt mình cao hơn người khác
để địi hỏi một sự suy tơn, tâng bốc càng không bao giờ tỏ thái độ vĩ đại để
địi hỏi người khác phải thừa nhận mình là vĩ đại mà Người luôn "biết đứng
sau thiên hạ". Hồ Chủ Tịch chinh phục trái tim của nhân dân Việt Nam, trái
tim của cả nhân loại không phải bằng tranh cãi hay bằng những lý luận cao
siêu mà bằng chính cuộc sống giản dị, khiêm tốn, chân tình của mình.
Thái độ khiêm nhường của Hồ Chí Minh đã được thể hiện bằng rất nhiều
hành vi ứng xử trong cuộc đời hoạt động của mình. Khi đã giữ cương vị Chủ
tịch nước rồi mà Người vẫn xưng hơ mình là "cháu" đối với phụ lão cứu quốc
ở huyện Ứng Hoà - Hà Tây thì đó là điều tiền lệ chưa từng có.
"Thưa Cụ! Những vị thượng thọ như Cụ là của quý vô giá của dân tộc
và nước nhà... Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn Cụ và trân trọng chúc
Cụ sống lâu và luôn mạnh khoẻ, để kêu gọi con cháu ra sức tham gia công

8


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
việc kháng chiến và kiến quốc. Cháu lại kính gửi Cụ lời chào thân ái và quyết
thắng"1.
Trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì nền độc lập của
đất nước, Hồ Chí Minh giao tiếp với biết bao nhiêu đối thủ - những kẻ ln
muốn tìm cách lật đổ chính quyền cách mạng và Đảng cộng sản Việt Nam mà
Người đã dày công xây dựng. Với những đối tượng này, Người đã ứng xử với
phong cách của một nhà hoạt động chính trị lão luyện, một nhà ngoại giao
từng trải, một chiến sĩ ngoài trận tiền cực kỳ dũng cảm và thông minh để
giành thắng lợi trong từng trận đánh. Đó là phong cách lịch lãm và tự chủ,
bình tĩnh và đĩnh đạc, chủ động và tỉnh táo để vượt qua mọi cạm bẫy, đẩy lùi
mọi đòn tiến công hiểm độc và mọi thủ đoạn xảo trá của đối phương. Phong

cách đó địi hỏi một sự tinh tế rất cao trong từng chữ, từng lời từ cái nhìn đến
bước đi, thế đứng. Trong những cuộc giao tiếp phức tạp, cũng như cuộc đấu
trí có ý nghĩa quyết định Hồ Chí Minh đã rất am tường "Năm cái biết" mà
người phương Đông đã đúc kết để đưa vào cách ứng xử: Biết mình, biết
người, biết thời thế, biết dừng, biết biến (tức Ngũ tri: tri kỷ, tri bỉ, tri thời, tri
chỉ, tri biến dĩ bất biến ứng vạn biến).
Một biểu hiện khác trong ứng xử Hồ Chí Minh thể hiện sự lịch lãm đó
là: Năm 1946, tại Pari một nhà báo cánh hữu muốn làm giảm thiện cảm của
những người Pháp vốn khơng ưa Cộng sản đối với Chính phủ Hồ Chí Minh,
đã đưa ra một câu hỏi chứa đứng sự khiêu khích: "Thưa Chủ tịch, Ngài có
phải là Cộng sản khơng?
Chủ tịch Hồ Chí Minh điềm tĩnh đi tới lẵng hoa trên bàn, rút ra những
bông hoa đẹp nhất đem tặng cho những người có mặt và nói:
- Tôi là người Cộng sản như thế này".
Một hành động nhỏ nhưng với sự lịch lãm nó mạnh hơn bất cứ đòn đánh
nào giành cho những kẻ đang muốn hạ thấp những người Cộng sản trong đó
có Người.
Một nét đặc sắc nữa trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đó là sự linh
1

Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb CTQG, H. 1994, Tr. 198 - 199.

9


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
hoạt, chủ động, biến hoá.
Trong ứng xử với đồng bào, đồng chí, nhất là với bạn bè thế giới, Hồ Chí
Minh thường khơng câu lệ về hình thức hay dễ bị ràng buộc bởi những lễ nghi
ngoại giao trang trọng, cứng nhắc mà ln có cách ứng xử linh hoạt, biến hoá

đem lại hiệu quả cao và gây ngạc nhiên cho tất cả moi người. Tại cuộc mít
tinh của nhân dân Ấn Độ chào mừng Người được tổ chức ở cung Đivahao, Hồ
Chí Minh đã khéo léo từ chối vào chiếc ghế danh dự giành cho khách q và
nói "Tơi khơng muốn khác biệt với mọi người trong cuộc gặp mặt vui vẻ và
thân tình này". Cử chỉ này của Người đã làm nhân dân Thủ đô Niuđêli xúc
động và hoan nghênh nhiệt liệt.
Những cử chỉ như khi xe của Người đến ngã tư đèn đỏ, Người đề nghị
chờ đèn xanh mới đi tiếp; khi vào chùa, Người cũng bỏ dép để bên ngoài
theo quy định. Hay khi đi thăm đồng bào chống hạn, Người lội ngay xuống
ruộng cùng đạp guồng nước với bà con nông dân.
Trong thời gian giữ vị trí Chủ tịch nước, có rất nhiều cán bộ quốc tế sang
Việt Nam cơng tác thường có nguyện vọng được yết kiến Người trong đó có cả
những người khơng có chức vụ gì trong Chính phủ hay Trung ương Đảng các
nước anh em. u cầu thì nhiều nhưng khơng bố trí được hết cho họ gặp,
nhưng một phần cịn do cán bộ ngoại giao ta nghĩ là "chưa tương xứng". Biết
được điều này có lần Người đã nhắc nhở các đồng chí ở Bộ ngoại giao "Các
chú biết một mà khơng biết hai. Sao các chú chỉ nghĩ đến khía cạnh tương
xứng hay không tương xứng mà không nghĩ là do quý mến Đảng ta, nhân dân
ta nên bạn bè quốc tế sang Việt Nam muốn được gặp Bác? Bác có thể tiếp một
đồn văn cơng, một đội bóng đá... sao lại không thể tiếp một vị thượng tướng,
một nhà hoạt động xã hộ vì Việt Nam?... Các chú phải làm sao để mỗi người
bạn quốc tế đến nước ta là gần và yêu Việt Nam thêm một chút"2. Chính điều
này đã làm nảy nở tình yêu, tình hữu ái và sự hiểu biết lẫn nhau giữa những con
người.
Theo Hồi kí của Đ/c Lê Minh Nghĩa, ngyn chánh văn phịng quân uỷ Trung ương, Tài
liệu lưu tại bảo tàng Hồ Chí Minh
2

10



Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Như vậy, bằng sự khiêm nhường và lịch lãm, linh hoạt và chủ động đã
làm nên nét ứng xử đặc trưng - nét ứng xử Hồ Chí Minh. Đúng như lời nhà
báo Mỹ David Stamp đã viết trong cuốn sách "Hồ" xuất bản năm 1971: "Hồ
Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống
Ganđi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt Nam. Đối với dân tộc của mình và đối
với cả nhân dân thế giới, ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế
nhưng, đối với hầu hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống,
hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam
lịch sự, khiêm tốn, nói năng hồ nhã, khơng màng địa vị... Tính giản dị của
ơng Hồ là một sức mạnh. Địa vị càng cao, ông càng giản dị và trong sạch.
Ơng Hồ khong cố tìm kiếm cho mình những trang sức và quyền lực vì ơng tự
tin ở mình và ở mối quan hệ của ơng với nhân dân; với lịch sử"3.
2.2. Chân tình, nồng hậu, yêu thương, q mến và trân trọng
con người
Hồ Chí Minh có cách ứng xử rất tự nhiên, bình dị, rất cởi mởi chân tình
và nồng hậu. Đã nhiều lần Người tiếp khách quốc tế ngay trên sàn gỗ của ngôi
nhà nhỏ bé, bên ao cá của mình.
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đã làm cho bất cứ ai gặp Người đều
thấy thoải mái, tự nhiên, xua tan đi mọi sự e ngại hay sợ sệt bởi Người chủ
động xóa bỏ đi mọi nghi thức, đi thẳng đến mọi trái tim mọi người bằng một
tình cảm thân thiết, gần gũi như người nhà. Trong các buổi họp mặt, những
buổi mít tinh... Khi có Hồ Chí Minh là có ngay một khơng khí chan hoà, ấm
cúng. Chỉ cần một lời chào hỏi thân tình, một thái độ giao tiếp niềm nở, một
cử chỉ vượt ra ngồi quy cách thơng thường, những trao đổi ngắn gọn, thiết
thực và đầy ý nghĩa với những người xung quanh, Hồ Chí Minh đã xố bỏ
mọi sự cách biệt về cấp bậc, chức vụ giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa vì nhân
và bình dân. Qua giao tiếp, Hồ Chí Minh đem đến cho mọi người ý thức về sự
bình đẳng hồn tồn giữa những con người tự do và làm chủ như một giá trị,

Theo Đỗ Hoàng Linh, Hồ Chí Minh nhân cách của thời đại, Nxb Thanh niên, Tr. 150 151.
3

11


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
hơn nữa, như một tố chất thẩm mỹ, đưa đến những rung động, những xúc cảm
mạnh mẽ và để lại những ấn tượng bền vững trong ký ức mọi người. Đúng
như nhà sử học Pháp, Charles Fourniau đã viết:
"Con người mà sự có mặt phi thường, như đốn hết cả gian phịng, có
thể làm xố nhồ sự có mặt của những người khác; nhưng sự chăm sóc, thái
độ ân cần hết sức lịch thiệp và hoà nhã của Người đối với khách, làm cho
người ta trong những giây phút đầu thấy đơi chút lúng túng, nhưng sau đó lại
tạo ra một bầu khơng khí thân mật, thoải mái ngay"4.
Nhà thơ Qch Mạt Nhược, Viện trưởng viện khoa học Trung Quốc sang
thăm Việt Nam, được Hồ Chí Minh mời vào thăm nơi ở của Người, được dẫn
đi thăm vườn cây, thăm ao cá rồi dắt tay lên nhà, ngồi ngay dưới nhà sàn mà
uống rượu. Được đối xử như một người anh em tri kỷ, Người quan tâm đến cả
việc nhà báo nước ngoài bị ngã ngựa khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ,
rồi ân cần trao khăn cho đồng chí này cảm động mà thốt lên rằng "nó thể hiện
tình cảm của một người cha đối với những đứa con từ phương xa về"5.
Phong cách ứng xử này của Hồ Chí Minh cũng đã làm cho nhà nghiên
cứu người Mỹ David đi đến nhận định "Toàn thể con người của Ơng (tức Hồ
Chí Minh) toả lên một phong thái bình dị và tế nhị bẩm sinh. Văn minh Châu
ÂAu tác động bằng lưỡi lê và rượu cồn giấu dưới áo thụng đen của cha cố
Cơng giáo. Cịn ơng tiêu biểu cho một nền văn hố khơng phải là nền văn
hố Châu ÂAu mà có lẽ tiêu biểu cho nền văn hố tương lai"6.
Khi đọc bản Tun ngơn độc lập - Sự kiện trọng đại của cả dân tộc, giây
phút dừng lại giữa chừng để hỏi: "Tơi nói đồng bào nghe rõ khơng?" thật bất

ngờ, nhưng cũng thật bình dị - nó đã làm tan biến đi cái nóng của trời thu Hà
Nội, và đặc biệt hơn nó xố đi khoảng cách giữa Người với triệu quốc dân
đang đứng dưới quảng trường. Đây cũng chính là nét tiêu biểu cho phong
cách giao tiếp của Hồ Chí Minh với quần chúng nhân dân, với cả dân tộc. Chỉ
4
5
6

1h với đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, H. 1985, Tr. 188 - 189.
1h với đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên, H. 1985, Tr. 144.
David Hanbơcxtam: Hồ Chí Minh, Nxb Buy se Santeu, Pari 1972, Tr. 86.

12


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
một câu nói đã khiến biết bao người xúc động. Nó có giá trị hơn biết bao
nhiêu bản tuyên bố hay những lời hứa hẹn, bởi vì nó cịn lại mãi trong lịng
dân tộc về một kiểu giao tiếp hồn tồn mới giữa lãnh tụ với quần chúng nhân
dân.
Trong phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh bao giờ cũng là thái độ yêu
thương, quý mến và trân trọng con người. Chính vì vậy, đối với cán bộ và
quần chúng nhân dân, phong cách ứng xử của Người vừa ân cần, niềm nở,
vừa thân ái, nhiệt tình, khi cần thì nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình nghiêm
khắc, nghiêm khắc với độ lượng, khoan dung để nâng con người lên, chứ
không phải hạ thấp, vùi dập con người. Những ai được gặp Hồ Chí Minh đều
thấy phấn khởi, tự tin và cảm thấy tuy mình nhỏ bé nhưng lại có thể tham gia
cùng tập thể, cung cộng đồng dân tộc để đóng góp vào sự nghiệp chung.
Điểm xuất phát của Bác là từ "Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến
tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn

tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Chính vì
vậy, sau Cách mạng tháng Tám, trước nạn đói rất nghiêm trọng, Hồ Chí Minh
đã kêu gọi đồng bào cán bộ tăng gia sản xuất, đồng thời phát động phong trào
nhường cơm sẻ áo, mỗi người cứ 10 ngày nhịn đói một bữa để góp gạo cưu
mang người đói và chính Người đã làm trước. Rồi có lần Bác cùng đồn cán
bộ đi cơng tác, trên đường đi Bác gặp một đội công nhân đang rải đường vào
giữa buổi trưa mùa hè, trong đó có một số phụ nữ mồ hơi nhễ nhại, khăn trùm
kín mặt chỉ hở có hai con mắt xách thùng tưới nhựa rải đường. Bác nói với
các đồng chí cùng đi: Các chú xem có cách nào bố trí cơng việc cho phù hợp
với nữ khơng. Điều này thể hiện tình u thương của Bác đối với tất cả mọi
người, đặc biệt là đối với phụ nữ và người lao động.
Như vậy tình yêu thương, quý trọng con người với Bác là:
"Bác thương các cụ già, xuân về đem biếu lụa.
Bác thương đàn cháu nhỏ, trung thu gửi cho quà.
Bác thương đoàn dân cơng đêm nay ngủ ngồi rừng.
13


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bác thương đoàn chiến sĩ đương gác ngoài biên cương".
2.3. Cảm hoá, khoan dung và đại lượng
Khoan dung là một khái niệm đa nghĩa có vai trị như quy phạm đạo đức,
ln lý, góp phần hình thành một lối ứng xử giữa người với người trong cuộc
sống. Theo nghĩa thông thường nhất, khoan dung được hiểu là sự tha thứ, sự
thừa nhận, sự tôn trọng lẫn nhau mà ở cấp độ cao nhất là sự tiếp nhận. Vì vậy,
đạt đến phẩm chất khoan dung biểu hiện đầu tiên là sự tha thứ. Tha thứ cho
lỗi lầm của kẻ khác, tha thứ cho những dị biệt của kẻ khác trong sự so sánh
với chính bản thân mình. Rõ ràng về phương diện đạo đức đây không phải là
sự khoan thứ của bề trên đối với kẻ dưới mà sự khoan thứ của cá thể đồng loại
giữa con người với nhau; là sự khoan thứ của cái thiện đối với cái ác của chân

lý đối với sai lầm, của cái đẹp đối với các xấu...
Ngồi tha thứ, khoan dung cịn là sự thừa nhận lẫn nhau giữa con người
với con người. Thừa nhận sự cùng tồn tại, thừa nhận về những giá trị mà cá
nhân, cộng đồng biểu hiện, trong hệ thống giá trị ấy có những dị biệt thậm chí
là đối lập nhau.
Trong khoan dung, tôn trọng là một biểu hiện quan trọng. Sự tôn trọng
lẫn nhau là cơ sở điều chỉnh hành vi của con người khiến cho những giá trị
của cá nhân cộng đồng khơng bị kì thị. Nhờ đó những giá trị riêng được bảo
tồn, các nền văn hoá không dẫn đến xung đột, các dân tộc nhược tiểu khơng
bị đồng hố văn hố bởi toan tính của những thế lực cường quyền.
Trong khoan dung tiếp nhận là biểu hiện cao nhất, bởi chỉ có tiếp nhận
thì sự tha thứ mới cho nhân loại tốt đẹp hơn, mới làm những cái hay, cái đẹp
được bảo tồn phát huy và mặt khác, nhờ tiếp nhận mà chủ thể của sự khoan
dung cũng hồn thiện hơn. Theo ý nghĩa đó, nhân loại sẽ tốt đẹp hơn bởi
những giá trị của cá nhân, nhóm cộng đồng được tích hợp phát triển. Sự phát
triển của lịch sử đã chứng minh điều ấy. Xã hội lồi người ngày càng hồn
thiện hơn khơng chỉ bởi nhân loại biết tha thứ cho nhau, thừa nhận nhau, tôn
trọng nhau mà căn bản là biết tiếp nhận nhau. Điều này thể hiện ở chỗ, khi
14


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
mối giao lưu giữa con người với nhau còn hạn hẹp, sự tiếp nhận chủ yếu diễn
ra trong nội bộ cộng đồng thì lịch sử phát triển chậm chạp. Khi mối quan hệ
ngày càng mở rộng, sự tiếp nhận lẫn nhau được đẩy mạnh thì lịch sử phát
triển nhanh hơn. Vì vậy, từ chối sự tiếp nhận là chấm dứt sự phát triển.
Nếu có một sự thống nhất nào đó về cách hiểu khái niệm khoan dung
như trên thì Hồ Chí Minh là biểu hiện của sự khoan dung và cao hơn là mẫu
mực về sự khoan dung. Khoan dung ở Hồ Chí Minh cũng được biểu hiện rất
đa dạng, đa diện. Đây là một giá trị đạo đức mà ý nghĩa và tầm ảnh hưởng của

nó khơng giới hạn ở lĩnh vực luân lý thuần tuý. Ngược lại nó được lan toả,
trải rộng trong mọi biểu hiện của nhân cách Hồ Chí Minh mà tập trung nhất là
trong lĩnh vực chính trị, trong lối ứng xử với các dân tộc, các nền văn hố
khác hay nói cách khác, trong lĩnh vực văn hố.
Với Hồ Chí Minh, khoan dung là một trong những giá trị đạo đức trụ cột
trong một nhân cách hồn thiện bởi nhờ nó, Người có thể chia sẻ với những
khổ đau của người lao động bị áp bức, với những dân tộc bị nô dịch. Người
trở nên thân thương, gần gũi với người dân. Ngay cả những người khơng cùng
ý thức hệ, thậm chí ở một chiều cạnh nào đó là "địch thủ" vẫn phải kính trọng
thừa nhận Người.
Đối với nhân dân Việt Nam, uy tín của Hồ Chí Minh khơng phải bắt
nguồn từ chức vụ Chủ tịch nước hay Chủ tịch Đảng mà là do phong cách ứng
xử văn hoá của Người là phong cách chứa đựng những giá trị nhân văn nhất
của con người, thể hiện cái đẹp với tính cách là lý tưởng thẩm mỹ mà con
người mong muốn, do vậy mà nó có sức cảm hoá mọi người - Hai tiếng Bác
Hồ đầy đủ ý nghĩa nhất vì "Đối với nhân dân Việt Nam, tôi không phải là chủ
tịch mà chỉ là Bác Hồ".
Tất cả những người dân bình thường đi theo Người, đặt niềm tin tuyệt
đối ở Người không phải thông qua việc nghiên cứu tư tưởng, lý luận mà là
thông qua cảm nhận trực tiếp từ con người, đức độ, phong cách và đặc biệt là
cách ứng xử của Hồ Chí Minh.
15


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bằng tấm lịng khoan dung, đại lượng, Hồ Chí Minh đã quy tụ được các
bậc yêu nước lão thành, những tri thức lớn, nhiều vị đại thần thuộc Nam triều
hay Chính phủ dưới chế độ cũ, nhiều vị chức sắc các tôn giáo, nhiều vụ lang
đạo của các dân tộc tộc thiểu số...Với cương vị Chủ tịch Chính phủ, Hồ Chí
Minh đã mời được Cụ Huỳnh Thúc Kháng ra đảm đương việc nước chỉ sau

một buổi gặp mặt, tuy lúc đầu cụ Huỳnh không muốn, không tin. Người đã
thuyết phục kể cả các đồng chí của mình, để cụ Bùi Bằng Đồn - Ngun
Thượng thư Bộ Hình làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội; Cụ Phan Kế
Toại - Nguyên Khâm sai Bắc kỳ làm Phó Thủ tướng; Linh mục Phạm Bá Trực
đã cùng Người đi kháng chiến ra sức vận động đồng bào cơng giáo, kính
chúa, u nước, phấn đấu sao cho đẹp đạo tốt đời. Năm 1968, Hồ thượng
Thích Đơn Hậu đã vượt qua cả ngàn cây số bom đạn ác liệt từ Huế ra Hà Nội
gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi được tiếp xúc và làm việc với Người, Hồ
thượng đã viết những dịng cảm động: "Tất cả những người đã đến với Hồ
Chủ Tịch thì khơng bao giờ từ giã Người cả. Tơi đã hiểu vì sao Người là một
lãnh tụ sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam mà Người vẫn thu hút được tất
cả các thành phần khác trong xã hội đứng chung quanh mình làm việc lớn
cho dân, cho nước"7.
Qua tiếp xúc với Hồ Chí Minh, nhiều trí thức Việt kiều ở Pháp đã xin về
nước, tham gia kháng chiến, chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để được đóng
góp tài trí của mình vào sự nghiệp chung như kỹ sư Trần Đại Nghĩa, Bác sĩ
Trần Hữu Tước...
Thái độ ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Vĩnh Thuỵ (Vua Bảo
Đại) là một ví dụ điển hình cho tấm lịng khoan dung độ lượng, sức thuyết
phục cảm hoá của Người đối với vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến cũ
bị lật đổ. Ngày 9/9/1945, Vĩnh Thuỵ đã ra tới Hà Nội theo lời mời của Bác:
Ngay lúc 15h, Người đã tiếp ông ta tại Bắc Bộ Phủ. Ngày 10/9/1945: Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 213, cử ông Vĩnh Thuỵ làm cố vấn Chính phủ
7

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh, H.93, T3, Tr. 112.

16



Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ chỗ lo lắng cho số phận của
mình khơng biết có giống như vua Lui XVI ở Pháp hay không, Vĩnh Thuỵ đã
mang ơn sâu nặng với Hồ Chủ Tịch. Và ông đã viết về Người như sau: "Cụ
Hồ tốt lắm! Con ra đây được Cụ thương lắm! Cụ thương con như con! Ả cứ
yên tâm, không phải lo chi cho con cả" 8. Cho đến lúc Vĩnh Thuỵ không vượt
qua được sự lôi kéo của thực dân đế quốc, quay trở về con đường cũ, Hồ Chí
Minh vẫn giữ thái độ khoan dung với ơng ta: "Chính phủ và nhân dân ta rất
mong cố vấn Vĩnh Thuỵ khơng có những hành động trái ngược với những lời
cố vấn đã thề trước Tổ quốc và trước đồng bào và trái với nguyện vọng của
dân tộc. Dù sao vận mệnh của dân tộc sẽ khơng vì một người hoặc một nhóm
người mà thay đổi"9. Thái độ ứng xử này của Người như một lời khuyên, một
lời cảnh tỉnh đối với Vĩnh Thuỵ, mặt khác, lại như một lời khẳng định con
đường tất thắng của cả dân tộc.
Trong kháng chiến chống Pháp, có một số đồng bào do hạn chế về nhận
thức, hoặc do khơng vững vàng, ngã lịng, thiếu niềm tin, đã bỏ kháng chiến
vào thành, một số cán bộ và nhân dân ta cho rằng, những người "dinh tế" là
Việt gian, phản quốc. Bác Hồ đã nhắc nhở: "... đối với những người không
kháng chiến, những người "dinh tế"... Bất kỳ trước đây họ là thế nào, nếu
ngày nay họ thật thà tán thành hồ bình thống nhất, độc lập, dân chủ, nếu họ
muốn thật thà phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thì chúng ta cần cộng tác
với họ"10.
Ngay đối với những người là kẻ thù của chúng ta khi đã là tù binh Pháp,
Người cũng dặn: "... Phải chăm lo hết sức chu đáo, đối xử thật nhã nhặn để
tỏ sự ân cần của ta đối với người dân Pháp, để cho họ thấy rõ ta chiến đấu là
vì tiền đồ của quốc gia và dân tộc Việt Nam chứ khơng có ý ghét bỏ người
Pháp khẩu phần của họ phải hơn người Việt Nam tổ chức việc nấu ăn và
chăm lo họ cho kỹ lưỡng"11.
Phạm Khắc Hoè, Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Nxb H. 1983, Tr. 107.
Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Nxb CTQG, H.94, T4, Tr. 144 - 145.

10
Sđd, Tập 7, Tr. 437.
11
Lê Văn Hiến, Nhật ký của một Bộ trưởng, Nxb Đà Nẵng, 1995, T1, Tr. 6.
8
9

17


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Giăng Xanhtơny, đại diện cho Chính phủ Pháp đảm nhiệm việc đàm
phán với Chính phủ Hồ Chí Minh trong thời gian 1945 - 1946, đã tìm mọi
cách để đè bẹp lực lượng cách mạng Việt Nam, nhằm tái lập ách thống trị của
chủ nghĩa thực dân Pháp trên nước này. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời,
ơng cũng là người thay mặt Chính phủ Pháp sang viếng Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại Hà Nội, con người ấy đã viết về Hồ Chí Minh bằng những lời rất
trân trọng trong tập hồi ký "Một nền hồ bình bị bỏ lỡ": "Hồ Chí Minh đó là
một nhân vật đang đối đầu và tôi là người đối thoại trong suốt 16 tháng. Do
hiểu biết rộng, thơng minh, hoạt động rất tích cực tuyệt đối không nghĩ đến
chuyện riêng tư, ông đã được nhân dân kính u tin tưởng khơng ai sánh kịp.
Rất tiếc là hồi đó, Chính phủ Pháp đã đánh giá thấp nhân vật này và đã
không hiểu được giá trị cũng như uy lực của ông" 12. Cho đến cuối đời,
Xanhtơny đã phải thú nhận, Hồ Chí Minh là người đã đánh đắm cả chế độ
thực dân Pháp, nhưng vẫn là bạn của cả nước Pháp.
Tướng Valuy, với vai trị chính khách Pháp, đã nhiều lần tiếp xúc với Hồ
Chí Minh năm 1946, thấy rõ thái độ hết sức nhã nhặn, lịch sử và quyến rũ của
Người. Được thuyết phục bởi phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh, ơng đã
trở thành người đối thoại rất tâm đắc với Hồ Chí Minh và giữa hai người đã
có một tình hữu nghị keo sơn.

Thiếu uý Saclơ Phen và thiếu tá Acsimet Patty là hai sĩ quan của cơ quan
tình báo Mỹ OSS (Cục cơng tác chiến lược) đã có dịp gần gũi, tiếp xúc với
Hồ Chí Minh thời kỳ 1944 - 1945. Chỉ trong thời gian gần một năm, Hồ Chí
Minh đã để lại cho họ ấn tượng không thể nào quên. Điều đó cũng đã đưa họ
đến quyết định khuyến nghị Chính phủ Mỹ đặt quan hệ ngoại giao với Chính
phủ Hồ Chí Minh, đáng tiếc là Chính phủ Mỹ đã bỏ qua lời khuyến nghị này.
Nhưng mối quan hệ giữa Hồ Chí Minh với những người Mỹ đã trở thành tình
bạn hiếm có. Cuốn "Why Viet Nam" đã nói lên tồn bộ phong cách ứng xử văn
hố của Hồ Chí Minh.
Như vậy, bằng sự khoan dung đại lượng bắt nguồn từ đại nghĩa dân tộc,
12

Lê Kim, Bác Hồ tiếp xúc với tình báo đối phương, Nxb Đà Nẵng. 1990.

18


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với khơng biết bao nhiêu người, về quan điểm và
đường lối chính trị đã rất khác nhau hoặc hoàn toàn đối lập nhau; là bạn có
điều kiện hoặc hai bên đứng về hai trận tuyến rõ rệt, nhưng phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh đã có sức thuyết phục, cảm hố to lớn đối với khối óc và trái
tim của quần chúng.
Thủ tướng Ấn Độ P.J.Têru đã thể hiện những tình cảm hết sức chân
thành và sâu sắc khi nói về Hồ Chí Minh: "Chúng ta được tiếp xúc với một
người, người ấy là một phần lịch sử của châu Á. Ngoài phần gặp gỡ một con
người vĩ đại, chúng ta không chỉ tăng thêm về sự hiểu biết, mà chúng ta còn
lớn lên về tầm vóc. Được gặp người ấy, một con người từng trải khiến chúng
ta trở lên tốt hơn... Mặc dầu trong thế giới ngày nay cịn có khác biệt và xung
đột, nhưng được gặp Bác Hồ, chúng ta thật sung sướng được thấy lịng tốt

của con người... Tình bạn, lịng nhân ái sẽ vượt qua tất cả"13.
2.4. Nụ cười - nét ứng xử văn hố đặc biệt của Hồ Chí Minh
Tiếng cười là hiện thân của sự sống, lòng yêu đời, trí thơng minh, sự coi
thường mọi thử thách gian nan của cuộc đời. Tiếng cười cũng là sự uốn nắn nhẹ
nhàng đối với mọi cái gì cịn tầm thường, thơ kệch. Truyền thống lạc quan của
dân tộc đã thấm sâu vào máu thịt, tâm hồn Hồ Chí Minh và được Người thể hiện
ra một cách tự nhiên trong cuộc sống và trong ứng xử. Đây được xem là nét đặc
sắc, cắt nghĩa sự thành công và khả năng chinh phục lịng người của Bác Hồ là
Người ln ln xuất hiện với một nụ cười trong ánh mắt hoặc trên mơi.
Có những nụ cười có nhiều cung bậc trong thơ văn Hồ Chí Minh. Tập
Nhật ký trong tù của Người là một minh chứng, nó hội tụ tiếng cười của niềm
tin sắt đá:
Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây
Ngày ngày ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngân vừa đợi tới ngày tự do.
13

Báo tin nhanh AĐ, số ra ngày 8/2/1958, Dẫn theo phương pháp và phong cách Hồ Chí
Minh của Nxb Lý luận chính trị

19


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tiếng cười của bậc chính nhân qn tử:
Trong tù khơng rượu cũng khơng hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngồi cửa sổ
Trăng nhịm khe cửa ngắm nhà thơ.

Tiếng cười của sự châm biếm:
... Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù khi mở, khơng đau bụng
Đau bụng, thì khơng mở cửa tù.
Tiếng cười cịn có cả trong các truyện ngắn, văn chính luận, nhất là trong
văn nói của Hồ Chí Minh. Trong ứng xử đời thường, ta thấy sự hóm hỉnh, tính
hài hước ấy được thể hiện cũng đa dạng, phong phú hơn, để đùa vui, để nhắc
nhở, châm biếm, giáo dục và nhất là để phá đi cái cách bức, cái trịnh trọng,
khơng cần thiết, nhằm tạo ra khơng khí giao hồ, gần gũi giữa quần chúng với
lãnh tụ. Vì vậy mà ta thấy mỗi khi Bác Hồ xuất hiện ở đâu là ở đó rộn lên
niềm vui và tiếng cười hồ hởi không dứt.
Một lần, khi đi thăm Hà Tĩnh, sau khi ghé qua các phòng ban của cơ
quan tỉnh uỷ. Người vào thăm nơi ở của cán bộ tuyên huấn. Thấy đầu giường
của một anh có dán ảnh một cô gái đẹp cắt ra từ hoạ báo.
Người hỏi:
- Vợ chú phải khơng?
Mọi người cười rộ lên. Đồng chí cán bộ tuyên huấn thẹn quá, lúng túng
cải chính:
- Dạ thưa bác, vợ cháu làm ruộng ở quê ạ!
Người quay ra chỉ cây ớt ngoài cửa sổ:
- Loại ớt này có cay khơng?
- Dạ ớt mọi, cay lắm ạ!
Bác cười: ớt nào mà chẳng cay, có đúng thế khơng? Nếu cô ấy lên thăm
20


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
thấy chú suốt ngày ngắm gái đẹp thế này thì khơng ổn đâu.
Từ sự đùa vui nhẹ nhàng, mọi người đều nhận thấy được từ Người bài

học từ sự tế nhị, về cách cư xử khéo léo... trong cuộc sống.
Như vậy, qua những biểu hiện trên đây, ta có thể thấy trong văn hố ứng
xử Hồ Chí Minh sự chắt lọc, cơ đúc tất cả những cái gì là chân, thiện, mỹ của
tinh hoa ứng xử dân tộc và nhân loại. Thành cơng của Hồ Chí Minh được lý
giải trước hết là bởi tư tưởng sáng suốt, đường lối đúng đắn, phương pháp
sáng tạo của Người đề ra cho cách mạng Việt Nam. Song cũng có thể nói
trong thành cơng đó có phần đóng góp khơng nhỏ của phong cách ứng xử văn
hố Hồ Chí Minh. Người khơng chỉ có sức thu hút mãnh liệt đối với các tầng
lớp nhân dân Việt Nam mà cịn có sức chinh phục, cảm hố mạnh mẽ đối với
đông đảo bạn bè quốc tế và cả với những người đã từng có thời gian "đối mặt"
với Người. Một chính khách nước ngồi đã phát biểu khi được gặp Hồ Chủ
Tịch: "Tôi đã đi nhiều nước, đã gặp những nhân vật chính trị trên thế giới, kể
cả Châu ÂAu, Châu Á nhưng tôi chưa thấy ai đạt tới sự thống nhất hài hoà
giữa chủ nghĩa nhân đạo và tầm cao chính trị, giữa đức tính giản dị, khiêm
tốn và sự hiểu biết sâu rộng, giữa tình cảm ấm áp và nghị lực phi thường đến
mức tuyệt vời như Bác Hồ. Được gặp Người quả thật là một điều sung sướng,
vinh dự, một diễm phúc trong đời"14

14

John Stern: Bác Hồ như chúng ta đã biết, Nxb Thanh niên, H. 1985, Tr. 56.

21


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
CHƯƠNG 3. ĐẨY MẠNH GIÁO DỤC VÀ HỌC TẬP VĂN HOÁ ỨNG
XỬ HỒ CHÍ MINH TRONG THANH NIÊN HIỆN NAY
3.1. Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dưng và bảo
vệ Tổ quốc

Trong sự vận động của lịch sử, thanh niên có vai trị hết sức quan trọng.
Hoạt động của thanh niên trrải rộng trên khắp các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Thanh niên là lực lượng chủ chốt trong các hoạt động kinh tế, làm ra của
cải vật chất chủ yếu cho xã hội. Thanh niên cũng là lực lượng tiên phong trên
các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội. Rất nhiều nhà văn hoá lớn, nhiều
người tài trong khoa học, nghệ thuật đã khẳng định được tài năng của mình,
đóng góp tích cực và có hiệu quả. Vào di sản văn hoá của nhân loại ngay từ
khi còn ở tuổi thanh niên.
Thanh niên là lực lượng tiên phong trong các cuộc đấu tranh cách mạng
vì sự tiến bộ của xã hội. Đánh giá về vị thế và vai trị của thanh niên trong q
trình phát triển lịch sử - xã hội, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khơng chỉ nhìn nhận sức mạnh của các thế hệ thanh niên ở sự đông đảo về số
lượng mà còn thấy được ở họ sức mạnh quan trọng trong cuộc cách mạng bảo
vệ và xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln khẳng định thanh niên
là lực lượng cách mạng mạnh mẽ tiêu biểu cho những gì mới mẻ, có sức
trưởng thành và vươn dậy khơng ngừng, có khả năng thích ứng nhanh nhạy
trước mọi biến động phức tạp của xã hội.
Trong những bài phát biểu của mình trước quân dân đồng bào cũng như
trước thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói, thanh niên là giường cột
của nước nhà, là mùa xuân của xã hội, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh
một phần là do thanh niên. Ngay từ 1925, khi nước nhà cịn chìm sâu trong
bóng đêm của chế độ thực dân phong kiến. Người nhận thức được rằng muốn
hồi sinh dân tộc trước hết phải hồi sinh thanh niên. Nếu thanh niên không
chịu giác ngộ không đủ nghị lực, khơng cịn sức sống, khơng được tổ chức lại,

22


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
chỉ chìm đắm trong "rượu cồn và thuốc phiện" thì dân tộc có nguy cơ diệt

vong, khi Người kêu gọi "Hỡi Đông Dương đáng thương hại Người sẽ chết
mất, nếu đám thanh niên già cỗ của Người không sớm hồi sinh"15 chính là
Người đã nhìn thấy sức sống của một dân tộc đang tiềm ẩn bên trong thế hệ
thanh niên, dù thế hệ đó đang bị đầu độc, đang bị ru ngủ.
Đặt niềm tin và hy vọng vào lứa tuổi thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết: "Non sơng Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay
khơng, chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em"16. Chính vì
đánh giá cao vai trị của thanh niên, những cống hiến của thanh niên trong sự
nghiệp cách mạng của toàn dân cũng đòi hỏi "thanh niên phải thành một lực
lượng và vững chắc trong cuộc kháng chiến và kiến quốc" để đảm nhiệm
được vai trị lịch sử của mình. Theo quan điểm của Bác, vai trị của thanh niên
khơng phải tự nhiên mà có mà phải trải qua học tập và rèn luyện, tự khẳng
định mình. Bác nói rõ: Muốn xứng đáng là những người chủ tương lai thì phải
khơng ngừng "rèn luyện và lực lượng phải làm việc chuẩn bị cho cái tương
lai đó". Trước hết phải học tập. Học để "phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân
dân, làm cho dân giàu nước mạnh" tức là làm tròn nhiệm vụ người chủ của
nước nhà trong tương lai.
Câu "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà" của Bác là sự
khẳng định vững chắc nhất về quan điểm của Đảng ta đối với việc nâng cao vị
thế và vai trị của thanh niên trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Hiện nay với vị thế quan trọng trong cơ cấu thanh niên nước ta đã có mặt
ở hầu hết các hoạt động chủ yếu của công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước ngày càng khẳng định được vài trị to lớn của mình. Vai trị đó thể hiện
cụ thể ở những đóng góp của thanh niên trong các lĩnh vực hoạt động chính
trị, kinh tế, văn hố, xã hội của đất nước, ở tính tích cực chính trịi, tinh thần
xung kích, năng động, sáng tạo với phương châm hành động "đâu cần thanh
15
16


Hồ Chí Minh, T2, 2000, Tr. 133
Hồ Chí Minh, T4, Tr. 33

23


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
niên có, đâu khó có thanh niên".
Với vị trí vai trị to lớn như vậy, Đảng ta đã khẳng định: "Sự nghiệp đổi
mới có thành cơng hay khơng, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng
đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững bước
đi trên con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực
lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên, công tác
thanh niên là vấn đề sống còn của cả dân tộc, là một trong những nhân tố
quyết định thành công của cách mạng".
3.2. Văn hoá ứng xử của thanh niên Việt Nam trong q trình
hội nhập văn hố thế giới
Ngày nay, thế giới càng trở nên nhỏ bé, biên giới giữa các quốc gia
khơng cịn được xác định một cách rõ ràng do sự phát triển nhanh chóng của
các phương tiện truyền thông. Hơn bao giờ hết, thế giới đang đứng trước rất
nhiều thuận lợi và cũng đầy rẫy khó khăn, những điều kiện ấy đang đặt ra cho
thanh niên những bài tốn khó giải trong việc phát triển bản thân mình cũng
như đóng góp cơng sức cho xã hội nếu họ không định hướng một cách đúng
đắn trong một thế giới đầy quyến rũ của các thú tiêu khiển, sự lôi cuốn của
những mặt trái của xã hội.
Hội nhập tồn cầu là một xu thế khơng thể tránh khỏi nhất là trong lĩnh
vực kinh tế. Hội nhập về văn hoá cũng sẽ là một xu thế tất yếu, hội nhập văn
hố quốc tế là một q trình hai chiều vừa tiếp thu văn hoá thế giới vừa đưa
văn hoá nước nhà đến với công chúng quốc tế. Mà hơn ai hết thanh niên là thế
hệ tiên phong.

Trong quan hệ xã hội và cuộc sống hàng ngày, thanh niên vẫn giữ được
truyền thống đạo lý hướng về cái thiện, cái đẹp, tham gia ngày càng đông đảo
các hoạt động xã hội nhân đạo. Có nhiều điển hình và tấm gương thanh niên
thông qua cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hố, gia đình văn hố, thanh
niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước, phong trào thanh niên tình nguyện... đơng
đảo thanh niên tham gia các hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, phụng
dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ, học
24


Văn hố ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà đặc biệt là
văn hố ứng xử của Người.
Trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày thanh niên ngày nay tỏ ra mạnh mẽ,
tự tin, chủ động. Họ ít quan tâm hoặc bỏ qua một số chi tiết giao tiếp xã hội
cầu kỳ, khơng vịng vèo, rào đón mà đi thẳng vào nội dung định trước. Đây là
dấu hiệu tích cực của phong cách giao tiếp cơng nghiệp hiện đại (thẳng thắn,
cởi mở, tiết kiệm thời gian, có trọng tâm, trọng điểm). Rất nhiều thanh niên
ngày nay có phong cách ứng xử với người trên, bạn bè một cách có văn hố,
lịch sự. Họ sẵn sàng giúp đỡ người có hồn cảnh éo le một cách tự nguyện,
khơng vụ lợi... Thanh niên đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú nhằm giáo
dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh
hoa văn hoá nhân loại xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực rèn luyện thân
thể góp phần tạo dựng trong tâm hồn những tình cảm tốt đẹp, lịng tự hào về
truyền thống văn hoá ứng xử Việt Nam đặc biệt là lịng tự hào về văn hố ứng
xử Hồ Chí Minh, giữ gìn giá trị "chân, thiện, mỹ", xây dựng danh hiệu "người
con hiếu thảo", cổ vũ tuổi trẻ các tôn giáo "sống tốt đời, đẹp đạo"... để lập
nghiệp và giữ nước. Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sống sa
đoạ, dối trá, văn hoá ứng xử kém gây mất thiện cảm đối với nhân dân đặc biệt
là đối với bạn bè quốc tế.

Song, trong thời buổi hội nhập để phát triển hôm nay, tất nhiên không
tránh khỏi những pha trộn về sắc thái làm cho văn hoá nước nhà bị ảnh
hưởng. những pha trộn làm giàu thêm, phong phú thêm song cũng mang lại
nguy cơ làm mai một những tinh tuý hàng ngàn đời của cha ông để lại. Ứng
xử là một trong những khía cạnh văn hố có nguy cơ đó. Bởi văn hố ứng xử
không đơn thuần là cung cách ứng xử, ứng thế trong phép xã giao hàng ngày
giữa cá nhân với cá nhân. Ngày nay, phạm trù này được mở rộng rất nhiều
trong các mối quan hệ giữa cộng đồng cư dân với nhau, giữa con người với
thiên nhiên, môi trường, xã hội, là thái độ của mỗi cá thể với trách nhiệm của
mình đối với cơng việc... Với mức độ như vậy, văn hố ứng xử địi hỏi mỗi cá
25


×