Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

tiểu luận Văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư cao tầng tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.24 KB, 75 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Quá trình đô thị hoá và sự phát triển nhanh chóng của các thành phố
trên đất nước ta là động lực thúc đẩy và làm thay đổi chất lượng hình ảnh
và không gian kiến trúc đô thị, đặc biệt là kiến trúc nhà ở. Là một bộ phận
của cấu trúc đô thị, loại hình nhà ở chung cư tồn tại trong lòng đô thị cùng
quá trình phát triển của nó. Song hành với sự phát triển đô thị Việt Nam,
chung cư cũng có những biến đổi từ hình dáng đến dân cư sinh sống. Từ
bước khởi đầu là những dãy nhà chung cư thấp tầng, mà người ta hay gọi là
nhà tập thể trong thời kì bao cấp, cho đến những năm gần đây, chung cư đã
có dấu hiệu thay hình đổi dạng. Loại hình nhà ở chung cư cao tầng xuất
hiện ngày càng nhiều ở Hà Nội và các thành phố lớn như là kết quả tất yếu
của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, để rồi nhanh chóng trở thành
xu hướng phát triển nhà ở của đô thị Việt Nam hiện đại. Thế nhưng cho
đến nay, người ta mới chỉ quan tâm tới cơ sở vật chất bên ngoài chứ chưa
nghĩ tới việc phải ứng xử với nó ra sao. Chính vì vậy việc nghiên cứu, đánh
giá và tìm ra một khuôn mẫu phát triển cho văn hóa ứng xử của cư dân
chung cư là vô cùng cần thiết.
Xoay quanh sự phát triển của loại hình nhà ở nói trên, ta cũng thấy
nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau, có ý kiến cho rằng chung cư cao tầng
là phát triển tất yếu và hợp lý của nhà ở đô thị, có ý kiến lại cho rằng loại
hình này khó có khả năng giải quyết triệt để vấn đề nhà ở và không thực sự
phù hợp với Việt Nam, cũng có ý kiến nghi ngờ khả năng phát triển lành
mạnh trong tương lai của chung cư cao tầng, xuất phát từ thực trạng xuống
cấp của chung cư cũng như những biểu hiện tiêu cực của lối sống ở chung
cư cũ thấp tầng tại Việt Nam. Để đưa ra cách phân giải cho những ý kiến
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
1
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
trái chiều trên, không còn cách nào khác là phải nghiên cứu chung cư cao


tầng một cách toàn diện, về cả mặt lịch sử, kiến trúc, xã hội, và văn hóa.
Từ trong các khu nhà chung cư, văn hóa chung cư cũng đang dần
được định hình và trở thân thân thuộc, tạo nên nhiều giá trị nhân văn đặc
trưng cho văn hóa ở của cư dân đô thị. Vì thế nghiên cứu văn hóa chung cư
nói chung và văn hóa ứng xử trong chung cư cao tầng nói riêng là một việc
làm thiết thực để có cái nhìn đúng đắn với đời sống của cư dân chung cư
cũng như cư dân đô thị hiện đại. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh
kinh tế thị trường hiện nay, mối quan hệ giữa con người với con người, con
người với tự nhiên đang bộc lộ nhiều biểu hiện tiêu cực, có nguy cơ phá vỡ nền
tảng văn hóa, đạo đức truyền thống.
Bằng những điều tra khách quan cùng kinh nghiệm chủ quan của bản
thân người viết – cũng là một cư dân sinh sống tại chung cư cao tầng ở Hà Nội,
khóa luận mong muốn sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về chung cư và
văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư cao tầng, đưa ra những minh
chứng chân thực, cụ thể về thực trạng, cũng như đóng góp một số kiến nghị
cho việc xây dựng nếp ứng xử văn hóa trong môi trường chung cư cao tầng
tại Hà Nội. Đó cũng là bước đệm cho việc tìm hiểu văn hóa chung cư nói
riêng và “văn hóa ở” của người dân đô thị hiện đại Việt Nam nói chung.
II. Lịch sử vấn đề
1. Về chung cư và văn hóa chung cư
Việc nghiên cứu vấn đề nhà ở đô thị đã có từ lâu, luôn nóng bỏng và
hấp dẫn, trở thành một đối tượng lớn trong kiến trúc, xây dựng, các vấn đề
kinh tế, xã hội, văn hóa và lối sống. Tuy nhiên, chung cư và chung cư cao
tầng đến nay vẫn là những khái niệm khá mới mẻ, hiện nay mới chỉ xuất
hiện một số các công trình nghiên cứu về chung cư dưới góc độ kiến trúc
và xã hội học, có thể kể tên một số các công trình tiêu biểu như sau:
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
2
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
Dưới góc độ kiến trúc, cuốn Lịch sử kiến trúc Việt Nam, NXB Văn

hóa thông tin dày hơn 1300 trang do GS. KTS Ngô Hữu Quỳnh viết đã khái
quát sự phát triển của kiến trúc Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến 1998,
đây cũng là cơ sở khoa học để khóa luận thống kê lịch sử phát triển của loại
hình chung cư tại Việt Nam và Hà Nội trong chương I.
Cũng ở góc độ kiến trúc, cuốn Kiến trúc dân dụng, NXB Đại học XD
và Nhà ở công cộng, NXB Khoa học kĩ thuật đã nêu ra những khái niệm về
chung cư, chung cư cao tầng, cùng với một số luận án TS kiến trúc của Vũ
An Khánh (Nghiên cứu cải tạo nâng cấp các khu nhà chung cư cũ nhiều tầng
xây dựng tại Hà Nội giai đoạn 1960 – 1986), Nguyễn Tố Lăng (vấn đề quy
hoạch cải tạo không gian khu ở tại Hà Nội theo khuynh hướng phát triển bền
vững) đã tìm hiểu về kiến trúc chung cư một cách cụ thể.
Dưới góc độ xã hội học, nổi bật là báo cáo đề tài cấp viện Xã hội học
của Trần Cao Sơn: Chung cư cao tầng, loại hình nhà ở mới Hà Nội, những
vấn đề cần được xem xét, cụ thể là thông qua trường hợp nghiên cứu khu
chung cư cao tầng Bắc Linh Đàm, Hà Nội, kết quả báo cáo dựa trên
phương pháp khảo sát thực địa, điều tra chọn mẫu 30 trường hợp, kết hợp
phỏng vấn sâu 10 trường hợp, từ đó đưa ra một số vấn đề cần điều chỉnh,
bổ khuyết trong việc hoàn thiện chung cư cao tầng sao cho phù hợp với nhu
cầu người dân.
Ngoài ra, còn một số các công trình nghiên cứu dưới góc độ xã hội
học cũng đã đề cập đến vấn đề nhà ở chung cư và đời sống, lối sống của
người dân đô thị trong mô hình nhà ở nói trên như. Xã hội học đô thị, và
Nơi ở và cuộc sống của cư dân Hà Nội (tập 1, 2, NXB Văn hóa thông tin),
đều do Trịnh Duy Luân chủ biên.
Dưới góc độ văn hóa, ta thấy xuất hiện một công trình nghiên cứu về
văn hóa chung cư là đề tài luận văn cao học của Nguyễn Thị Hà Thanh,
trường ĐH KHXHNV thành phố Hồ Chí Minh, với tiêu đề: Văn hóa chung
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
3
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương

cư (trường hợp Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Có thể thấy, luận văn
đã bước đầu tìm hiểu những đặc trưng văn hóa chung cư trong giai đoạn
chuyển đổi, tham gia nền kinh tế thị trường và đô thị Việt Nam còn bị văn
hóa làng xã ảnh hưởng. Đáng chú ý là bên cạnh việc tìm hiểu thực trạng,
luận văn còn tập trung nghiên cứu những va chạm trong văn hóa chung cư.
Khái niệm va chạm được thể hiện ra bên ngoài ở tâm lý bực bội, ức chế
trong đời sống hằng ngày của cư dân chung cư. Tuy nhiên, do triển khai
theo hướng tổng hợp, khái quát, nên người viết đã không đưa ra những dẫn
chứng cụ thể, chưa đánh giá sâu sắc, và đưa ra những phương hướng giải
quyết cho những vấn đề đặt ra.
2. Về văn hóa ứng xử
Khác với vấn đề chung cư và văn hóa chung cư, vấn đề ứng xử lại
được các nhà khoa học tiếp cận và phân tích từ nhiều góc độ, tùy lĩnh vực,
chuyên môn. Các nhà tâm lý học khá tập trung vào vấn đề này và cho ra
đời nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu là cuốn Tâm lý học ứng xử, NXB
Giáo dục, 2000. Còn với các nhà văn hóa, văn hóa ứng xử không chỉ được
nhìn dưới cái nhìn tổng quát, như trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam,
NXB Giáo dục của GS Trần Ngọc Thêm, hay cuốn Văn hóa ứng xử Việt
Nam hiện nay, NXB Từ điển Bách Khoa và Viện văn hóa của PGS.TS
Nguyễn Thanh Tuấn mà còn với cái nhìn cụ thể đối với từng đối tượng và
phạm vi nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu là đô thị Hà Nội, có thể kể
đến cuốn Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên của
TS Nguyễn Viễn Chức, và một số bài viết trên tạp chí như: Văn hóa đô thị
với nếp sống người Hà Nội, Phan Đăng Long, tạp chí VHNT số 26. Ứng xử
của người dân đô thị với thiên nhiên, tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hồ Sĩ
Vịnh.
Như vậy, từ trước đến nay, ta thấy vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu về văn hóa chung cư cao tầng, và đặc biệt là văn hóa ứng xử
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
4

Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
trong môi trường chung cư cao tầng như một đối tượng riêng biệt. Trên cơ
sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của những công trình trên, khóa luận triển
khai một đề tài mới: Văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư cao tầng
tại Hà Nội.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Có thể phân chia thành 2 đối tượng chính: môi trường tự nhiên
chung cư cao tầng và văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, và môi
trường xã hội chung cư cao tầng và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
của cư dân sống tại chung cư cao tầng ở Hà Nội. Từ hai đối tượng trên,
khóa luận còn phân chia thành các đối tượng cụ thể để phục vụ cho việc
nghiên cứu như:
- Văn hóa ứng xử với không gian chung khu chung cư.
- Văn hóa ứng xử với căn hộ chung cư.
- Văn hóa ứng xử với gia đình của cư dân chung cư.
- Văn hóa ứng xử với cộng đồng của cư dân chung cư.
2. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn một khóa luận và điều kiện cho phép, chúng tôi tiến
hành khảo sát nghiên cứu văn hóa ứng xử tại chung cư cao tầng ở Hà Nội
tại phạm vi là các khu chung cư cao tầng (phân biệt với chung cư thấp
tầng), thuộc các khu đô thị mới, hiện đại của thành phố Hà Nội khi chưa
mở rộng với Hà Tây và một số huyện của Hòa Bình, Vĩnh Phúc.
IV. Mục đích nghiên cứu
- Bước đầu tìm hiểu văn hóa ứng xử chung cư cao tầng tại Hà Nội–
một phạm trù văn hóa mới mẻ tại Việt Nam, từ đó có cái nhìn tổng quát về
văn hóa ứng xử với loại hình nhà ở kiểu mới hiện đại, và văn hóa lối sống
của người dân đô thị Việt Nam hiện nay nói chung.
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
5

Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
- Khảo sát, mô tả và phân tích thực trạng văn hóa ứng xử của người
dân sinh sống tại chung cư cao tầng ở Hà Nội.
- Đánh giá, tìm ra những vấn đề nảy sinh và đưa ra phương hướng để
xây dựng nếp ứng xử có văn hóa trong môi trường chung cư cao tầng tại
Hà Nội cũng như các đô thị khác ở nước ta.
V. Phương pháp nghiên cứu
Để có căn cứ xem xét, đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử trong môi
trường chung cư cao tầng ở Hà Nội, khóa luận tiến hành nghiên cứu văn
hóa ứng xử trong môi trường chung cư cao tầng Hà Nội bằng những
phương pháp chính:
- Phương pháp nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, đây là phương pháp chính, có
kết hợp với phỏng vấn sâu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, tổng hợp và phân tích những
tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
VI. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung chính
của khóa luận được triển khai ở ba chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về chung cư cao tầng và văn hóa
ứng xử trong môi trường chung cư.
Chương II: Thực trạng văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư
cao tầng ở Hà Nội.
Chương III: Xây dựng nếp ứng xử văn hóa trong môi trường chung
cư – Những trở ngại và phương hướng giải quyết.
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
6
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
PHẦN NỘI DUNG
Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUNG CƯ CAO TẦNG VÀ
VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG MÔI TRƯỜNG CHUNG CƯ
1.1. Cơ sở lý luận về chung cư cao tầng
1.1.1. Khái niệm chung cư cao tầng
Chung cư là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực khoa học xây dựng và hiện
nay đã được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Dựa trên
nhiều nguồn tài liệu khác nhau, ta có thể điểm qua một số cách định nghĩa
tiêu biểu về chung cư như sau:
“Chung cư là những khu nhà bao gồm một hay nhiều đơn nguyên,
bên chung cư trong bố trí các căn hộ khép kín cho các gia đình sinh sống.
Chung cư thường xuất hiện nhiều ở các đô thị”. [3]
“Chung cư là dạng nhà ở trong sở hữu đất, trong đó mỗi căn hộ chỉ
giành riêng cho mục đích nhà ở và có lối vào riêng tách rời từ diện tích
chung của khu nhà chung cư. Chủ sở hữu căn hộ có quyền sử dụng chung
tất cả không gian cộng đồng trong khuôn viên khu chung cư”. [13; 5]
“Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang
và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá
nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân
và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà
chung cư”. (Điều 70 của Luật Nhà ở 2005).
Theo cuốn Kiến trúc dân dụng, NXB Đại học xây dựng, “chung cư
là kiểu nhà tập thể của nhiều gia đình, mỗi gia đình có một căn hộ riêng,
sống độc lập, khép kín. Những căn hộ này lại sử dụng chung nhiều bộ phận
kiến trúc nên được gọi là chung cư”.
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
7
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
Dưới góc độ kỹ thuật - kiến trúc xây dựng, cuốn sách cũng đưa ra
các đặc điểm nhằm phân biệt chung cư với các kiểu nhà khác:
- Bộ phận sử dụng chung là hành lang công cộng trước căn hộ, các

cầu thang chung của nhiều căn hộ, sân chơi, sân nghỉ, các phòng kỹ thuật,
các khu vực dịch vụ.
- Thiết kế phải có tỉ lệ hộ phòng ứng với cấu trúc các hộ gia đình khu
ở tương lai, đáp ứng được điều kiện xây dựng phổ cập với quy mô lớn,
thông thường người ta sử dụng phương pháp xây dựng công nghiệp hóa,
xây dựng hàng loạt theo hướng những thiết kế mẫu.
Trên cơ sở các định nghĩa trên, ta có thể xác định phạm vi khái niệm
chung cư như sau: Chung cư là thuật ngữ dùng để chỉ một dạng nhà ở xuất
hiện nhiều ở các đô thị, bao gồm nhiều căn hộ riêng biệt, độc lập cho
nhiều gia đình sinh sống. Chủ sở hữu căn hộ có quyền sử dụng chung tất
cả không gian cộng đồng trong khuôn viên chung cư. Hiện nay, thuật ngữ
“nhà chung cư” còn có tác dụng thay thế thuật ngữ “nhà tập thể” mà
người Việt Nam thời kỳ trước thường dùng. Chính vì vậy khóa luận cũng
sử dụng hai thuật ngữ này với ý nghĩa tương đương nhau.
Trong tiêu chuẩn xây dựng của nhiều nước, nhà ở cao tầng được
phân loại như sau: loại I - từ 9 đến 16 tầng, loại II - từ 17 đến 25 tầng, loại -
III từ 26 đến 40 tầng, còn trên 40 tầng là nhà ở chọc trời. Ở nước ta việc
phân loại nhà ở theo chiều cao chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.
Theo các tài liệu chuyên môn và các giáo trình trong các trường đại học
chuyên ngành kiến trúc và xây dựng, việc phân loại nhà ở theo chiều cao
chỉ là sự ước lượng ở 2 nhóm: nhà ở thấp tầng và nhiều tầng - đến 5 tầng -
tức là loại không có thang máy và nhà ở cao tầng - trên 5 tầng). Tiêu chuẩn
phân loại trên cũng là cơ sở để hình thành khái niệm chung cư nhiều tầng
và chung cư cao tầng, trong đó:
Chung cư nhiều tầng: Những ngôi nhà có từ 4 đến 6 tầng nhà [16; 14].
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
8
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
Chung cư cao tầng: Những ngôi nhà có số tầng từ 7 trở lên và cần
trang bị thang máy kết hợp thang bộ. [16; 14].

1.1.2. Một số thuật ngữ liên quan
Ngoài thuật ngữ chung cư, khóa luận cũng sử dụng một số các thuật
ngữ khác liên quan:
Căn hộ: Là một đơn vị nhà ở gia đình trong nhà chung cư, bao gồm
1 tập hợp không gian phòng có quan hệ khép kín phục vụ đời sống độc lập
cho một hộ gia đình.
Độc lập và khép kín: Độc lập và khép kín (dùng cho nhà ở) có ý nghĩa
là nguyên tắc cơ bản trong thiết kế, tạo lập căn hộ. Tính chất khép kín của căn
hộ là đầy đủ các không gian chức năng đảm bảo sinh hoạt cho hộ gia đình
sống trong căn hộ, không phải dùng chung với các căn hộ khác. Tính chất độc
lập của căn hộ là căn hộ không bị ảnh hưởng bởi bên ngoài, sinh hoạt gia đình
được đảm bảo tính riêng tư độc lập cả tầm nhìn và âm thanh. [16]
Chung cư kiểu đơn nguyên: Là loại kiến trúc nhà phổ biến ở các đô
thị nhằm tiết kiệm đất xây dựng, tăng được mật độ cư trú. Loại nhà này
thường có vài chục căn hộ (30-80) trong một ngôi nhà có tầng trung bình là
3 đến 5 tầng. Ngôi nhà được chia làm nhiều “đoạn” gọi là đơn nguyên, mỗi
đơn nguyên có một cầu thang chung và mỗi tầng có vài căn hộ sử dụng cầu
thang đó. Phân loại đơn nguyên theo vị trí: đơn nguyên góc, đơn nguyên
giữa, đơn nguyên đầu hồi. Phân loại theo căn hộ: Đơn nguyên hai căn hộ, 3
căn hộ, đơn nguyên 4 căn hộ [17; 15].
Chung cư kiểu hành lang bên: Loại nhà thường gặp trong những
năm 70, 80m kết cấu nhà đơn giản, một cầu thang có thể phục vụ nhiều gia
đình, mức độ ảnh hưởng lẫn nhau của các gia đình khá lớn. So với các nhà
khác, hành lang bên có diện tích giao thông lớn và các căn hộ không được
kín đáo, ấm cúng và yên tĩnh so với nhà đơn nguyên. [17; 22].
Chung cư kiểu hành lang giữa: Trong tòa nhà hành lang giữa, các
căn hộ đặt dọc theo hai bên hành lang. Nhà có thể có một, hai hoặc nhiều
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
9
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương

cầu thang tùy theo chiều dài hành lang, chiều rộng hành lang từ 1,4 đến 1,6
m. Giá thành rẻ do bố trí nhiều căn hộ trong 1 tầng, hành lang dài. [17; 23].
Chung cư có sân trong: Thường 2 bên cầu thang trong hoặc xen giữa
hành lang giữa có làm sân trong hoặc giếng để tăng số hộ, 1 cầu thang có
thể phục vụ thông thoáng cho số hộ nằm quá sâu. Sân giếng có thể tạo ra
ngay trong mặt bằng một đơn nguyên cũng có khi hình thành khi ghép nối
các đơn nguyên. [17; 24].
Tiểu khu nhà ở: Thuật ngữ “tiểu khu nhà ở” được dịch từ tiếng Nga,
tuy nhiên, khái niệm này được người Mỹ đầu tiên đề xuất năm 1923, gọi
tên là “đơn vị láng giềng” nhằm tổ chức và xây mới khu vực lưu trú trong
đô thị, dựa trên cơ sở cung cấp đầy đủ dịch vụ công cộng cần thiết cho
người dân. Tiểu khu nhà ở gồm nhiều nhóm nhà ở, trong đó ngoài nhà ở
còn bao gồm các công trình công cộng như trường học và các công trình
khác phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân. Mô hình này được nhiều
nước trên thế giới áp dụng và phát triển. [10; 8].
Khu nhà ở: Theo lý thuyết “khu và tiểu khu nhà ở” của Liên Xô (cũ),
khu nhà ở là quần thể nhiều nhà ở sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội, dựa trên nguyên tắc cung cấp dịch vụ công cộng cấp cao
hơn, gọi là cấp định kỳ. [10; 9]. Khóa luận sử dụng thuật ngữ “khu nhà ở
chung cư” để chỉ những khu chung cư, tập thể được thiết kế xây dựng theo
lý thuyết quy hoạch tiểu khu nhà ở trước đây.
1.1.3. Quá trình hình thành, phát triển của chung cư và chung cư
cao tầng tại Hà Nội
Chung cư là loại hình nhà ở xuất hiện khá muộn so với xã hội con
người và là kết quả tất yếu của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
Người La Mã cổ đại, vào những năm 455 trước công nguyên đã cho
xây dựng những loại nhà ở kiểu này nhằm giải quyết vấn đề tập trung cư
dân đông đúc vào một khu vực địa lý nhỏ. Từ đó, một lối sống mới, cũng là
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
10

Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
một nét văn hóa mới của đô thị xuất hiện. Khi chủ nghĩa tư bản ra đời, việc
xây dựng chung cư trở nên phổ biến. Đặc biệt, ở những nước phát triển, sự
bùng nổ mới đây của dạng thái đô thị nhà phố (townhouse) đã mang lại sự
thay đổi trong nền văn hóa nhà ở thiên về căn hộ chung cư. Cho đến nay, ở
nhiều quốc gia trên thế giới, lối sống chung cư đã định hình và tạo nên
những bản sắc văn hóa riêng.
Ở Việt Nam, chung cư bắt đầu xuất hiện cùng với sự phát triển của
quá trình đô thị hóa, cùng sự du nhập của kỹ thuật xây dựng phương Tây
sang Việt Nam trong những thập kỉ 40, 50. Khu cư xá Lareygnère được
Pháp xây dựng nhằm phục vụ giới công chức Pháp, nằm trên đường phố
Sài Gòn (khoảng những năm 50) đã đánh dấu sự xuất hiện của công trình
nhà chung cư đầu tiên ở Việt Nam. [5; 353]
Tại Hà Nội, chung cư xuất hiện từ khi thủ đô được giải phóng (1954)
và từ đó đến nay đóng vai trò quan trọng và là minh chứng của những biến
đổi kinh tế - xã hội của thành phố trong từng thời kì lịch sử Dựa trên quá
trình quy hoạch nhà ở của Hà Nội, và theo những bước tiến bộ về số lượng,
chất lượng chung cư và quan điểm thiết kế, khóa luận đã phân kì quá trình
hình thành, phát triển của chung cư và chung cư cao tầng tại Hà Nội theo
3 giai đoạn chính: Từ năm 1954 đến năm 1969, từ năm 1970 đến 1986, và
từ 1986 đến nay. Việc phân kì như trên cũng kết hợp với việc thống kê một
số công trình chung cư tiêu biểu để thấy rõ lộ trình biến chuyển của chung
cư Hà Nội từ chung cư thấp tầng đến chung cư cao tầng về cả 3 mặt: kiến
trúc- kĩ thuật xây dựng, mục đích xây dựng, và đối tượng sinh sống.
1.1.3.1. Từ năm 1954 đến năm 1969 – Thế hệ chung cư thứ nhất
Từ khi giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự giúp đỡ nhiều mặt
của Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa, thành tích xây dựng chủ nghĩa
xã hội của quân dân miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng rất đáng khích
lệ. Kiến trúc cũng góp phần nhất định trong sự nghiệp lớn lao đó.
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội

11
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
Tổng diện tích Hà Nội mở rộng gấp 13 lần, diện tích nội thành mở
rộng gấp 4 lần, diện tích xây nhà tăng 2,6 lần so với trước giải phóng. Các
công trình nhà ở chung cư đã được liên tiếp xây dựng nhằm phục vụ đời
sống của cư dân thủ đô. [5; 345]. Tuy nhiên năm 1966 – 1969, các cơ quan
trường học, hộ dân ở đô thị phải đi về nông thôn sơ tán nên chỗ ở không
phải là nhu cầu bức xúc, việc xây dựng chung cư do đó cũng tạm dừng lại.
Chung cư thời này có dạng 4 đến 5 tầng, hay còn gọi là chung cư
thấp tầng. Các mẫu nhà đầu tiên chưa có khái niệm căn hộ mà đó chỉ là
những căn phòng đơn thuần, phân phối theo tiêu chuẩn 4m
2
/người cho cán
bộ công nhân viên nhà nước. Về vị trí, các khu chung cư được xây dựng ở
vòng ngoài các khu phố cũ. Về đặc điểm, các khu chung cư thời kỳ này xây
dựng riêng lẻ hoặc chỉ là những nhóm nhà ở mà chưa hợp thành khu ở lớn,
tỉ lệ buồng phòng không rõ ràng, tiêu chuẩn sử dụng, sinh hoạt thấp, không
giải quyết được các khâu kỹ thuật như thoát khói, cấp thoát nước, xử lý rác.
Những mẫu nhà đầu tiên như khu Nguyễn Công Trứ, khu Kim Liên không
có ban công, chiều cao thấp, hình thức đơn điệu.
Bảng 1.1: Bảng khảo sát một số chung cư được xây dựng ở Hà Nội
những năm 1954 -1960
Tên khu
chung cư
Năm
xây
dựng
Đặc điểm kiến trúc Kỹ thuật xây
dựng
Kiến trúc

sư thiết kế
Khu Kim
Liên
(Góc
đường
Nam Bộ
và Đại
La)
1960 Gồm dãy nhà chung cư
4 tầng. Nhà được xây
dựng theo kiểu hành
lang giữa, đảm bảo
hướng nắng hướng gió,
có hai đơn nguyên, mỗi
đơn nguyên có 32 hộ,
đi chung một cầu
Kỹ thuật lắp
dựng tấm
nhỏ. Đây là
công trình
đầu tiên được
áp dụng biên
pháp thi công
cơ giới, dùng
Do các
chuyên gia
Triều Tiên
giúp đỡ.
KTS Đàm
Trung

Phường,
Ngô Huy
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
12
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
thang, mỗi tầng có 2 hộ
chung nhau 1 bếp, một
nhà vệ sinh và phòng
tắm, chung nhau một
hố rác. Căn nhà có hình
khối đơn giản, ít màu
sắc, ít tìm tòi về kiến
trúc còn đơn điệu. Diện
tích bình quân
4m2/người
cần trục di
động lắp
ghép, những
tấm bê tông
than xỉ nặng
cho tường
chịu lực cũng
như cho sàn,
cho mái bằng.
Quỳnh cùng
một số cán
bộ khác phụ
trách
Khu
Nguyễn

Công Trứ
1960 Nhà 5 tầng, 1 tầng trệt,
4 tầng lầu, thiết kế theo
kiểu hành lang giữa,
bốn hộ chung 1 gian
bếp, 1 gian vệ sinh.
Mỗi hộ chỉ có 1 phòng
diện tích 26m
2.
Kỹ thuật lắp
ghép tấm
nhỏ. Tường
xây gạch, sàn
panen hợp.
KTS
Nguyễn
Ngọc
Ngoạn chủ
trì thiết kế
1.1.3.2. Từ năm 1970 đến 1986 – Thế hệ chung cư thứ 2
Sau năm 1970, số lượng nhà ở trở nên giảm sút do bị chiến tranh tàn
phá, trong khi đó dân số đô thị miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng
tăng lên đáng kể do các nguồn: dân cư trở về sau sơ tán và cán bộ tập kết
miền Nam tìm cách đưa gia đình, vợ con ra Hà Nội. Để đáp ứng nhu cầu
cấp bách về chỗ ở của cư dân, các khu chung cư đã được Nhà nước xây
dựng với quy mô ngày càng lớn và chất lượng từng bước được nâng cao
trong đó ưu tiên phân nhà ở cho cán bộ thuộc biên chế nhà nước, đặc biệt là
người có chức quyền và người có học hàm học vị.
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
13

Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
Hội nghị về nhà ở Hà Nội cuối năm 1970 đã nhất trí thiết kế chung
cư theo phương hướng căn hộ độc lập, đơn nguyên, gồm 3 loại căn hộ: căn
hộ 1 phòng, 2 phòng và 3 phòng, tiêu chuẩn 4m
2
/ người, tương lai 5-
6m
2
/người, đây là bước tiến bộ vượt bậc so với chung cư thế hệ thứ nhất.
Và trong kế hoạch xây dựng nhà ở với đầu tư 3 đến 4 tỉ đồng trong kế
hoạch 5 năm 1976- 1980, mẫu kiến trúc nhà chung cư được lựa chọn là
mẫu căn hộ độc lập và dùng cả ba phương pháp là xây gạch, lắp ghép
khung và lắp ghép tấm lớn theo phương pháp công nghiệp hóa [10; 12].
Những chung cư lắp ghép tấm lớn và kiểu căn hộ khép kín xuất hiện
đã đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử xây dựng tại miền Bắc Việt
Nam. Đó không chỉ là việc khẳng định quan điểm thiết kế nhà ở căn hộ độc
lập khép kín mà còn là ở việc mạnh dạn ứng dụng kĩ thuật tiến bộ, phát huy
tính sáng tạo, khắc phục khó khăn trong thời kì xây dựng CNXH ở miền
Bắc. Ngôi nhà chung cư lắp ghép tấm lớn đầu tiên được xây dựng thử tại
khu Văn Chương, sau đó là các khu chung cư thấp tầng Trung Tự, Giảng
Võ, Thanh Nhàn, Quỳnh Mai, Thành Công, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân
Bắc. Diện tích nhà ở chung cư sau 1970 đã chiếm 1/10 quỹ đất thành phố.
[10; …], hàng chục nghìn cán bộ Hà Nội được phân nhà, giải quyết nhu cầu
chỗ ở. Đến năm 1978, Viện thiết kế đô thị - nông thôn và Viện Khoa Học
KT chỉ đạo xây dựng ba nhà chung cư 11 tầng tại Giảng võ, đánh giấu sự
xuất hiện đầu tiên của mô hình nhà ở chung cư cao tầng ở Hà Nội, làm tiền
đề cho sự phát triển của kiểu nhà ở chung cư cao tầng giai đoạn sau.
Như vậy, về vị trí và đối tượng sinh sống, những chung cư thời kì này
vẫn mang đặc điểm chung với thế hệ chung cư thứ nhất. Hai thế hệ chung cư
trên được coi là hiện thân của lý tưởng chủ nghĩa xã hội và của chủ nghĩa tập

thể trên bình diện tổ chức các hình thức cư trú của cư dân đô thị. Điều này
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
14
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
được thể hiện trong cấu trúc các căn hộ và “tiểu khu”, ưu tiên đề cao tính tập
thể thay vì đảm bảo tính riêng tư, cá nhân của cư dân sinh sống.
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
15
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
Bảng 1.2: Bảng khảo sát một số chung cư được xây dựng ở Hà Nội
những năm 1970 – 1986
Tên khu
chung cư
Năm
xây
dựng
Đặc điểm kiến trúc Kỹ thuật xây
dựng
Kiến trúc
sư thiết kế
Khu Văn
Chương
1970 Kiểu nhà 5 tầng gồm 1
tầng trệt, 4 tầng lầu
Mỗi căn hộ có hai
phòng, vách ngăn cách
hai phòng có cửa ra
vào và cửa thông
thoáng. Dọc theo chiểu
sâu phòng ở là các

tường ngăn, bếp, nhà
vệ sinh. Sinh hoạt của
các hộ độc lập nhau,
cầu thang rộng có mặt
phẳng giữa để dắt xe,
đó là ưu việt của kiểu
nhà này so với các
công trình chung cư
trước đó.
Kỹ thuật lắp
ghép tấm lớn
Khu
Khương
Thượng
1972 Các căn hộ khép kín
nhưng không độc lập,
nội bộ căn hộ được tổ
chức hợp lý theo kiểu
song tuyến, khu phụ
(nhà bếp, nhà vệ sinh
chung) không ảnh
Kỹ thuật lắp
ghép tấm lớn.
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
16
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
hưởng đến khu chính.
Khu chung cư gồm
nhiều dạng căn hộ: 1
phòng, 2 phòng, 3

phòng để phù hợp cho
từng hộ gia đình.
Khu
Giảng Võ
1972 Nhà chung cư 9 tầng, 1
tầng trệt, 8 tầng lầu.
Các căn hộ khép kín
nhưng không độc lập.
Kỹ thuật lắp
ghép tấm lớn.
Khu
Trung Tự
(Phố
Phạm
Ngọc
Thạch)
1975
hoàn
thành
Nhà 5 tầng, 1 tầng trệt,
4 tầng lầu. Dành cho
12.000 dân, có những
hộ 2 phòng và những
nơi công cộng cho từng
đơn vị 2 hộ
Kỹ thuật lắp
ghép tấm lớn.
Khu
Thanh
Xuân

1970 Tính chất cá thể hóa
được nâng cao hơn, các
hộ khác nhau, có thể từ
1-4 phòng.
Kỹ thuật lắp
ghép tấm lớn.
KTS
Nguyễn Tất
Thanh thiết
kế
Ba nhà
chung cư
11 tầng
tại Giảng
võ, sau
cải tạo
thành
khách
sạn.
1978 Nhà 11 tầng (không kể
tầng hầm) và 42 căn
hộ. Căn hộ được thiết
kế hoàn chỉnh, độc lập,
khép kín. Mỗi tầng có
3 hộ, mỗi hộ 3 phòng,
có bếp và khu vệ sinh
riêng. Mỗi căn hộ có
tiền sảnh rộng 3,8m
2
.

Dùng móng
cọc, móng
hộp, thi công
lắp ghép và
công nghiệp
hóa toàn
khối.
Sở Xây
dựng Hà
Nội, các
công ty xây
dựng nhà ở
số 1 và số 3
thi công
theo thiết kế
của Viện
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
17
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
Tầng 1 có hai phòng
công cộng để thường
trực và hội họp, tầng
hầm cao 2,50m là nơi
chứa xe đạp, xe máy và
dụng cụ gia đình. Có
cầu thang máy chứa
được 6 người.
thiết kế đô
thị - nông
thôn và

Viện Khoa
Học KT xây
dựng.
KTS Huỳnh
Thanh Xuân
chịu trách
nhiệm trực
tiếp.
1.1.3.3. Từ 1986 đến nay – Thế hệ chung cư thứ 3
Trước năm 1986, việc xây dựng chung cư nhằm quy hoạch đô thị,
quy hoạch nhà ở đều theo hướng phân phối bao cấp. Tuy nhiên, do mô hình
nhà chung cư này không đạt yêu cầu đề ra nên suốt từ năm 1986 đến đầu
những năm 1990 đã dừng lại, hầu như việc dùng tiền ngân sách để xây
dựng các khu chung cư để cấp không cho cán bộ công nhân viên chức Nhà
nước đã chấm dứt. Những khu chung cư cũ đã có đối mặt với cơ chế mới:
Cơ chế thị trường để rồi biến đổi trên nhiều phương diện.
Bên cạnh đó, sự nghiệp phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN cũng
đã tạo ra tiền đề để phát triển đô thị. Trong đó, Hà Nội trở thành cực tăng
trưởng các vùng và cả nước. Điều đó đòi hỏi Hà Nội phải tập trung thiết lập
cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm hai mục tiêu: Mục tiêu trước mắt là đáp ứng
nhu cầu nhà ở trong quá trình đô thị hóa, mục tiêu lâu dài là nâng cao chất
lượng môi trường đô thị, đảm bảo phát triển cân bằng và ổn định đô thị.
Với mật độ dân số ngày một cao, diện tích đất đô thị ngày một thu hẹp nên
giải quyết chỗ ở cho dân đô thị không thể phát triển theo không gian chiều
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
18
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
ngang, tức là xây nhà tự do, mà buộc phải phát triển theo chiều thẳng đứng
với những khối nhà cao ốc, cao tầng. Mặt khác, đô thị ngày một thiếu

không gian tự nhiên, đa dạng các loại hình công trình nên công tác qui
hoạch, mỹ quan đô thị không thể tùy tiện dựa vào ý thích xây nhà cá thể
của mỗi chủ hộ mà buộc phải nằm trong những phương án cụ thể có tính
toán khoa học và thẩm mỹ. Điều đó có ý nghĩa nhà ở chung cư cũng phải
giải quyết đồng thời nhiều yếu tố: nhà ở, sinh thái, quy hoạch, mỹ quan đô
thị, nếp sống đô thị. Những nguyên nhân trên là điều kiện để thế hệ chung
cư thứ 3 - chung cư cao tầng phát triển nhanh chóng, đây cũng được coi
là bước phát triển đột biến về nhà ở tại Hà Nội.
Việc xây dựng chung cư cao tầng còn được coi là một phương thức
để tăng mật độ cư trú, bổ sung và giải cứu cho hình ảnh buồn tẻ của các
khu dân cư 4 -5 tầng được xây dựng trong thời kỳ trước đổi mới, làm đa
dạng hoá hình ảnh kiến trúc của các khu dân cư nói riêng và của đô thị nói
chung. Không những thế, những thay đổi về luật Xây dựng, luật Đầu tư
cùng các cải tiến trong quản lý hành chính đã thôi thúc việc tham gia xây
dựng nhà ở của nhiều công ty trong và ngoài nước, tạo đà cho kiến trúc nhà
ở Việt Nam phát triển. Năm 1998, tòa nhà chung cư 9 tầng CT4 A tại khu
Bắc Linh Đàm ra đời được coi là kết quả tìm kiếm, thử nghiệm trong việc
quy hoạch - xây dựng nhà ở đô thị, cũng như đã mở ra phong trào xây nhà
chung cư cao tầng ở Hà Nội. Một loạt các chung cư cao tầng đã ra đời trên
các khu đô thị mới như: Khu Định Công, khu Trung Hòa – Nhân Chính,
khu Ciputra, khu đô thị Mỹ Đình I, II… Có thể nói, chung cư bắt đầu có
dấu hiệu thay hình đổi dạng, nhiều chung cư cao cấp đã xuất hiện bên cạnh
những chung cư cũ tồi tàn, xiêu vẹo.
Theo thống kê xã hội học, hiện nay, mật độ bố trí các khu chung cư ở
Hà Nội khá lớn (22,9% diện tích đất nhà ở năm 2007), trung bình 15-20
héc ta/khu, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong xây dựng nhà ở và có vai trò
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
19
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
không gian quan trọng trong quy hoạch Hà Nôi. Về vị trí, khu chung cư

được xây dựng thành các tiểu khu lớn rải dọc theo các trục giao thông
chính và trên các khu đô thị mới. Về đặc điểm, phần lớn các chung cư đều
là chung cư cao tầng, có thang máy, hầm hoặc nơi để xe riêng, căn hộ được
thiết kế độc lập khép kín, đáp ứng yêu cầu ngày một cao của cư dân đô thị
hiện đại.
Bảng 1.3: Bảng khảo sát một số chung cư được xây dựng ở Hà Nội
những năm 1986 đến nay
Tên khu
chung cư
Năm xây
dựng
Đặc điểm kiến
trúc
Kỹ thuật xây
dựng
Kiến trúc sư
thiết kế
Khu đô
thị Bắc
Linh Đàm
(Quận
Hoàng
Mai)
Năm 2000
hoàn thành
Khu đô thị
Linh Đàm được
bầu chọn là 1
trong 20 công trình
kiến trúc tiêu biểu

thời kỳ đổi mới.
Đến nay khu có
gần 20 chung cư từ
15 đến 20 tầng với
3150 căn hộ. Căn
hộ chung cư diện
tích 80m2-100m2,
gồm 3 phòng ngủ,
1 phòng khách, 2
phòng tắm, 1
phòng bếp
Tổng công ty
Đầu tư phát
triển nhà và
đô thị (HUD)
xây dựng
Khu Định
Công
(Quận
Gồm các khối nhà
9, 11 và 18 tầng.
gồm 2 phòng ngủ,
Tổng Cty
đầu tư phát
triển nhà và
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
20
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
Hoàng
Mai)

2 nhà vệ sinh, 01
phòng khách, 01
phòng bếp
đô thị-HUD
(Bộ Xây
dựng)
Khu đô
thị Trung
Hòa –
Nhân
Chính
(phường
Nhân
Chính,
quận
Thanh
Xuân và
phường
Trung
Hoà, quận
Cầu Giấy)
2001 hoàn
thành
Bao gồm các công
trình chung cư cao
tầng (9-33 tầng),
khối cao tầng hỗn
hợp (tầng dưới
phục vụ nhu cầu
sinh hoạt, thương

mại, giao dịch
tầng trên là các hộ
chung cư cao cấp).
Điểm nhấn của
khu đô thị mới
Trung Hòa - Nhân
Chính là khối cao
tầng hỗn hợp, khối
cao tầng này sẽ
cùng với Công
viên Mễ Trì tạo
thành một tổ hợp
kiến trúc hài hòa.
Tổng công ty
Xuất nhập
khẩu xây
dựng Việt
Nam
(Vinaconex)
thuộc Bộ
Xây dựng.
Khu đô
thị Mỹ
Đình
(Từ Liêm)
Năm 2005
hoàn thành
Gồm các tòa nhà
chung cư từ 10 đến
25 tầng, mỗi căn

hộ có 3 phòng ngủ,
2 nhà vệ sinh, 1
phòng bếp, 1
Công ty CP
Đầu tư PT
Đô thị &
KCN Sông
Đà
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
21
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
phòng khách, 1
đến 2 ban công.
Làng
Quốc tế
Thăng
Long
(phường
Dịch
Vọng,
quận Cầu
Giấy - Hà
Nội)
2003 hoàn
thành
Gồm tổ hợp công
trình đa năng
thương mại-văn
phòng - chung cư,
bao gồm 2 khối 28

tầng và 3 tầng đế,
tổng vốn đầu tư
395 tỷ đồng. Là
khu nhà ở hiện đại
có tầm cỡ quốc tế
đầu tiên tại Hà
Nội.
Tổng công ty
Xây dựng Hà
Nội.
Khu đô
thị Nam
Trung
Yên
(Thuộc
phường
Yên Hòa
và Trung
Hòa, quận
Cầu Giấy
và xã Mễ
Trì, huyện
Từ Liêm)
2007 cơ
bản hoàn
thành
Gồm các tòa nhà
chung cư tái định
cư cao 13 đến 17
tầng. Mỗi căn bộ

thường có 2 phòng
ngủ, 1 nhà vệ sinh,
1 bếp, 1 phòng
khách, 1 ban công.
Tổng công ty
đầu tư và
phát triển
nhà Hà Nội
(HANDICO)
đầu tư phần
hạ tầng xã
hội và Ban
quản lý dự án
trọng điểm
Thành phố
làm chủ đầu
tư phần hạ
tầng kỹ thuật
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
22
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
Khu đô
thị
Ciputra:
(hay khu
đô thị
Nam
Thăng
Long)
(Cách

trung tâm
thành phố
7,4km và
nằm kề
với đường
cao tốc
Bắc
Thăng
Long- Nội
Bài, ngay
bên Hồ
Tây)
Được khởi
công xây
dựng từ
2004 và
dự kiến
hoàn tất
vào 2010.
Các chung cư
được xây dựng từ
15 đến 21 tầng,
mỗi tầng chia
thành 8 căn hộ với
diện tích 100 đến
150m2/căn, gồm 3
– 4 phòng ngủ, 2
phòng tắm, 1
phòng khách và 1
phòng bếp.

Công ty liên
doanh phát
triển khu đô
thị Nam
Thăng Long
làm chủ đầu
tư, có sự liên
doanh giữa
tập đoàn
Ciputra
Indonesia và
Công ty đầu
tư phát triển
hạ tầng đô
thị Hà Nội.
Khu đô
thị mới
Pháp Vân
– Tứ Hiệp
(Thanh
Trì)
Khởi công
xây dựng
vào tháng
10/2002
và hoàn
thành vào
năm 2007
Bao gồm 9 khối
nhà, 2 nhà 9 tầng,

6 nhà 12 tầng và 1
nhà 17 tầng. Tùy
vào diện tích, mỗi
căn hộ có 2 đến 3
phòng ngủ, 1 đến 2
nhà vệ sinh, 1
Tổng công ty
đầu tư và
phát triển
nhà đô thị
(HUD)
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
23
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
phòng bếp, 1
phòng khách.
1.2. Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư
1.2.1. Văn hóa ứng xử
Cho đến nay ở Việt Nam, nhìn chung khái niệm văn hóa ứng xử đã được
gián tiếp và trực tiếp làm rõ qua nhiều công trình nghiên cứu khác nhau.
Tác giả Đào Duy Anh (Từ điển Hán Việt) có giải thích khái niệm
“ứng xử” như sau: “ứng: không chủ động hành vi giao tiếp đến với mình
mà con người tìm thái độ, hành vi tích cực nhất đối với hiện thực xung
quanh; “xử”: chủ động với đời, giúp đời và làm việc với đời và có thái độ
tùy thời để có hành vi với mình, cho dù thời thế có suy vong thì con người
dung tài, đức của mình để cải tạo tình thế đó làm cho tình thế tốt (hơn) lên.
Còn tác giả Phạm Minh Thảo (Từ điển học sinh sinh viên) lại định nghĩa
“ứng xử là biết cách ăn ở sao cho vừa lòng người. Ứng xử là ứng biến,
giải quyết công việc một cách kịp thời, hợp với tình hình và mọi điều kiện
thay đổi bất ngờ, không lường trước được để hoàn thành nhiệm vụ khó

khăn, phức tạp”[2; 268]. Như vậy, với cách chiết tự hóa, các tác giả trên đã
hiểu ứng xử là thái độ tích cực của con người tùy theo thời thế và hoàn
cảnh.
Dưới góc độ tâm lý học, khái niệm ứng xử được hiểu: “ứng xử là
một từ ghép của hai từ ứng và xử… Ứng xử là sự phản ứng của con người
đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể
nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động giao tiếp mà chủ
động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ,
hành vi, cử chỉ, cách nói năng - tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và
nhân cách mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất” [7; 11,12].
Định nghĩa trên đã làm rõ những biểu hiện bên ngoài của ứng xử là: thái
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
24
Khóa luận tốt nghiệp Trịnh Mai Phương
độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, và nguồn gốc của ứng xử là sự phản ứng
có lựa chọn của con người, tuy nhiên định nghĩa mới chỉ dừng lại ở việc chỉ
ra nguồn gốc đó là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của
người khác đến mình mà chưa quan tâm đến những tác động khác, nên nhìn
chung phạm trù “ứng xử” vẫn chưa được phân tích đầy đủ.
Các định nghĩa về “ứng xử” nêu trên đều là kết quả của những
hướng tiếp cận khoa học khác nhau. Trong những năm gần đây, cùng với
quá trình xây dựng con người mới, đời sống văn hóa mới, phạm trù “ứng
xử” còn được nâng lên thành ứng xử có văn hóa, tương đương với phạm trù
“văn hóa lối sống”. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu theo hướng tiếp cận văn hóa
học cũng đã cho ra đời thuật ngữ “văn hóa ứng xử”.
Trước hết, trong công trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, GS Trần Ngọc
Thêm không trình bày một định nghĩa về văn hóa ứng xử, nhưng đã xác định
nội hàm của khái niệm này, tác giả cho rằng, các cộng đồng chủ thể văn hóa tồn
tại trong quan hệ với 2 loại môi trường (môi trường tự nhiên, môi trường xã
hội). Với mỗi loại môi trường đều có cách thức xử thế phù hợp là: tận dụng môi

trường, và ứng phó với môi trường. Đối với môi trường tự nhiên, việc ăn uống
là tận dụng, còn mặc, ở, đi lại là ứng phó. Đối với môi trường xã hội như các
dân tộc, quốc gia láng giềng, cách thức thể hiện là giao lưu, tiếp biến văn hóa,
đồng thời phải lo ứng phó với họ trên các mặt quân sự ngoại giao.
Nội hàm khái niệm “văn hóa ứng xử” được tập thể tác giả công trình
“Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường tự nhiên” xác định
tương đối đầy đủ hơn: “Văn hóa ứng xử bao gồm các cách thức quan hệ,
thái độ và hành động của con người đối với con người, đối với môi trường
thiên nhiên và đối với xã hội. Văn hóa ứng xử của con người trải qua chu
trình sống, lao động và giao tiếp được chắt lọc, tích tụ lại, biểu hiện thành
những chuẩn mực, những giá trị xã hội được một cộng đồng người nào đó
chấp nhận và được tồn tại dưới dạng nguyên tắc ứng xử, các phương châm
xử thế của con người trong những điều kiện nhất định”. Từ đó các tác giả
Lớp: K55A - Khoa Việt Nam học Trường ĐHSP Hà Nội
25

×