Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

tìm hiểu phong cách thơ tản đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.14 KB, 21 trang )


Luận văn cao học

“Tìm hiểu phong cách thơ Tản Đà”

MỤC LỤC

Trang
Dẫn luận………………………….……………………………….…………… 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu………………………………………………… 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn…………. 10
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu…………………………………… 11
5. Cấu trúc luận văn………………………………………………………… 12
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SƠ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH
THƠ TẢN ĐÀ … ………………………………………………………………

15
1.1. Giới thuyết về Phong cách nghệ thuật……………… ………………… 15
1.2. Nền văn học giao thời và tác gia giao thời tiêu biểu: Tản Đà…………. 22
1.3. Tản Đà - Một phong cách thơ.………………………………………… 28

CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TẢN
ĐÀ…………………………………………………………………………………

36
2.1 Nhìn chung về hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Tản Đà…………. 32
2.2. Cái tôi ngông nghênh, mộng và say…………………………………… 35
2.3. Cái tôi đa tình……………………………………………………………. 50
2.4. Cái tôi giang hồ, yêu cái đẹp
…………………………………………….


56
2.5. Cái tôi Tản Đà - sản phẩm độc đáo của nền văn học buổi giao
thời……

68

CHƯƠNG 3: NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN PHONG CÁCH THƠ
TẢN ĐÀ


82
3.1. Các thể loại thơ ca Tản Đà………………………… …………………. 82
3.1.1 Nhìn chung về các thể thơ Tản Đà………………… ………………… 82
3.1.2 Dân tộc hóa thơ Đường luật (Đường luật khẩu ngữ thi) …………… 85
3.1.3 Trở về với các thể loại thơ ca dân tộc………………………………… 93
3.1.4 Đến với hát nói…………………………………………………………. 106
3.1.5 Mở đường cho thơ Mới………………………………………………… 113
3.2. Ngôn ngữ thơ Tản Đà……… ……………… 120
3.2.1 Sự đan xen giữa ngôn từ tượng trưng, ước lệ với ngôn từ đời thường, khẩu
ngữ…….………………………………………………………………

120
3.2.2 Cách tân nhạc điệu trên nền nhạc điệu thơ ca truyền thống………… 132
3.2.3 Sự trùng khít giữa dòng thơ với câu thơ và tính trực giác trong tư duy thơ
Tản Đà………………………………………………………………………

141
3.3 Giọng điệu thơ Tản Đà… …………………………… 148
3.3.1 Giọng ngông nghênh phóng túng……………………………………… 149
3.3.2 Giọng cảm thương ưu ái…………………………….………………… 158

KẾT LUẬN……………………………………………… 168
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 171
PHỤ LỤC……………………………………………… 179
Phụ lục 1………………………………………………………………………… 179
Phụ lục 2……………………………………………………………………… 183









Thơ trung đại chủ yếu dùng thể thơ cách luật gốc của Trung Quốc. Khi viết
bằng chữ Hán thì các tác giả tuân thủ đầy đủ niêm luật, nhưng khi chuyển
sang chữ Nôm thì có thể vượt ra ngoài các quy phạm. Với tinh thần tiếp biến
văn hóa dân tộc: mượn hình thức của văn học Trung Quốc trên cơ sở vốn
ngôn ngữ, âm điệu và nhu cầu diễn đạt tâm hồn mình, đến thế kỷ XVIII -
XIX các nhà thơ nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú
Xương,…đã gỡ bỏ hết vẻ trang trọng của thể thơ cách luật, biến nó trở thành
âm điệu Việt Nam.
Tản Đà kế thừa đặc điểm này của thế hệ trước và xuất sắc trong vai trò nhà
Nho cuối cùng, đúng như nhận định của Xuân Diệu trong Công của thi sĩ
Tản Đà: “Những vần thơ nhẹ nhàng, phất qua như gió, những câu ca có
duyên, những đoạn phong dao mộc mạc, thi sĩ Tản Đà làm rất thuần thục, rất
trong trẻo như hơi thở tự nhiên của phong cảnh Việt Nam. Thơ Tản Đà thực
là thơ An Nam, cả đến những bài thất ngôn luật đường của ông cũng không
chút gì gò gẫm khó khăn như thơ của các cụ nhà nho thuở trước.” [22, tr.
181]

Phần lớn sáng tác của Tản Đà nghiêng về thể thơ Đường luật. Trong
Tuyển tập thơ Tản Đà có đến 106 bài Đường luật (chiếm 58%). Con số
thống kê cho thấy: với Tản Đà, thơ Đường luật chiếm tỷ lệ cao nhất và không
ít những bài trong đó là những tuyệt bút cho hậu thế. Vậy điều gì đã làm cho
một thể thơ vốn đã được rất nhiều các bậc tiền bối Việt hóa thành công nhưng
đến Tản Đà nó vẫn là đỉnh cao? Điều gì khiến một thể loại có tính quy phạm
cao về niêm luật, đăng đối, ước lệ, hàm súc, hạn chế sự biểu đạt tình cảm bay
bổng, phóng khoáng, chỉ thích hợp với những tình cảm đã được tiết chế,
những tâm hồn trầm tĩnh, thì với Tản Đà nó vẫn làm say mê người đọc thời
đại mới? Và vì gì khi văn học công khai Việt Nam ở giai đoạn tiếp sau dù
vẫn xuất hiện những hiện tượng như Quách Tấn thì thời hoàng kim của thơ
Đường luật vẫn được xem là đã kết thúc ở Tản Đà? Lí giải những điều trên
chúng ta sẽ thấy được phong cách thơ Tản Đà và những đóng góp to lớn của
Tản Đà cho thơ ca dân tộc trên tiến trình hiện đại hóa.
Những năm 20 của thế kỉ XX, nền thơ ca Việt Nam có sự khủng hoảng
đổi mới. Thể thơ Đường luật từng chiếm ưu thế lâu đời trên thi đàn không
còn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của độc giả. Tản Đà là người một trong
những nhà thơ thời trung – cận đại thành công khi tìm cách giảm bớt sợ ràng
buộc khắt khe của thể thơ này bằng nhiều cách. Nỗ lực này đã đưa ông đến vị
trí chủ soái của Đường luật khẩu ngữ thi.
Để phá vỡ tính quy phạm, uyên bác của thơ Đường luật, Tản Đà đã dùng
nhiều động từ thay cho danh từ khiến cho thơ Đường luật của ông dễ đi vào
tâm hồn độc giả:
Trời đẻ, trời nuông, trời phải dạy,
Dẫu rằng bé bỏng khéo kiêng khem.
(Vịnh cánh hoa đào)
Hay:
Một bức mành con coi ngán nỗi,
Một câu đối mảnh nghĩ dơ tuồng.
Một vầng trăng khuất đi mà đứng,

Một lá mảnh treo cuốn lại buông.
Ngồi hết đêm suông, suông chẳng hết,
Chùa ai xa điểm mấy hồi chuông.
(Đêm suông phủ vĩnh)
Ngày ngày vô sự đứng ven sông
Ướm hỏi cô chài: Cá bán không?
Đủng đỉnh ghe nan dòng Hát thủy,
Phất phơ tà áo ngọn đông phong.
Thầy đồ bến nọ khoèo chân ngó,
Bác xã nhà đâu sốt ruột mong.
Cô cất lưới lên bồng bỗng tếch
Lấy chi nuôi nấng cái, con, chồng!
(Xem cô chài đánh cá)
Nhà thi học Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên từng nhận xét: "Thơ mà dùng
hư tự không hay". Người đồng thời cùng họ Triệu là Phạm Phanh cũng nói
thêm: "Thơ dùng nhiều thực từ thì mạnh, dùng nhiều hư từ thì yếu" (dẫn theo
Quách Tấn). Khi dùng nhiều hư từ, câu thơ sẽ trở nên lỏng lẻo, cạn cợt, mất
đi sự hàm súc, ý tại ngôn ngoại của thể thơ bác học. Tản Đà đã sử dụng
nhuần nhuyễn các quan hệ từ “Thì”, “Mà”, “Là” và các đại từ phiếm chỉ làm
mất đi tính nặng nề, khuôn sáo vốn có của thơ Đường luật:
“Nữ quyền” hôm ấy tớ rao chơi,
Ai bán mà mua của hiếm hoi.
Một gánh giang sơn cùng gánh lấy,
Thời chi ai có tiếc chi ai.
(Ai “nữ quyền” ra mua)
Ngồi rỗi ăn không nói gẫu chơi,
Ai nghe, nghe gẫu một đôi lời.
Hai mươi năm lẻ hoài cơm áo,
Mà đến bây giờ có thế thôi.
(Đề khối tình con)

Trong những bài thất ngôn bát cú:
Trông ai mà lại tiếc cho ai,
Ai thế, ai ơi, thế cũng hoài.
(Tiếc của đời II)
Hay:
Ấy ai như thế mà ưa,
Ai bảo khôn ngoan hóa cũng khờ.
(Tiếc của đời III)
Độc đáo nhất trong thơ Đường luật của Tản Đà là những chữ “mà”
đứng đầu câu thơ thất ngôn:
Con đường vô hạn vui chăng tá,
Mà hỡi dòng sông tiếng nước reo.
(Sông Cái chiếc thuyền nan)
Chẳng về xếp nếp trong buồng cửi,
Mà đứng bơ phờ ngọn gió đông.
(Ghẹo người vu vơ)
Những ngán cành đa khôn quấn quýt,
Mà hay mặt sóng cũng chơi vơi.
(Tây Hồ vọng nguyệt)
Giang hồ chưa đã bao nhiêu bước,
Mà cuộc trần ai mấy bể dâu.
(Khách giang hồ)
Tản Đà còn đem nhạc điệu du dương, réo rắt của tâm hồn thay vào tính đăng
đối, vần luật đầy khuôn phép của Đường thi. Thơ Đường luật thất ngôn bát cú
hay tuyệt cú thường ngắt nhịp 4/3 hay 2/2/3. Ở Tản Đà, nhịp thơ rất uyển
chuyển, nhiều câu phá vỡ khuôn nhịp cũ đồng thời có lối ngừng nghỉ tùy
thuộc vào cảnh tình mang dụng ý nghệ thuật của tác giả:
Muốn nói chuyện chơi không có chuyện
Kìa/ đàn con sáo/ nó sang sông”
(Ghẹo người vu vơ)

Câu đầu “Muốn nói chuyện chơi không có chuyện”, nhưng lúng túng
không biết mở lời thế nào. Câu tiếp theo, với cách ngắt nhịp 1/3/3, câu thơ
như tiếng reo vui trước cảnh vật là một cái cớ để bắt chuyện với cô gái.
Hay như câu:
Cô cất lưới lên bồng bỗng tếch
Lấy chi nuôi nấng/ cái,/ con,/ chồng?
(Xem cô chài đánh cá)
Câu đầu ngắt theo nhịp bình thường 4/3 của thơ Đường luật. Câu sau ngắt
theo nhịp 4/1/1/1. Ba từ “cái, con, chồng” tạo thành ba nhịp, làm nổi bật
gánh nặng gia đình đè lên vai cô gái, qua đó bộc lộ niềm cảm thương của Tản
Đà đối với cô chài đánh cá.
Nhà thơ cũng đem vào thể loại này một trường từ vựng mới: khẩu ngữ,
nhờ đó Đường luật của Tản Đà tự nhiên mà phóng khoáng:
Đầu ai sao tóc rối lung tung?
Chắc hẳn vì chưng nỗi tưởng chồng?
Cậu ấy đi đâu lâu thế nhỉ?
Phòng riêng hay vẫn hãy còn không?
(Ghẹo người vu vơ)
Những hình ảnh, từ ngữ bình dị “tóc rối lung tung”, “cậu ấy” làm cho lời
thơ gần gũi, thân thiết, tưởng như Tản Đà đã quen biết “người vu vơ” này từ
lâu lắm. Tính tự nhiên của bài thơ thể hiện qua cách dùng từ ngữ thông
thường, dùng khẩu ngữ và ngắt nhịp linh động theo sát tình ý, khiến câu thơ
giảm bớt vẻ hoa lệ, trịnh trọng cố hữu của thơ Đường.
Sức hấp dẫn cũng như ý nghĩa cách tân thơ Đường của Tản Đà còn thể hiện ở
những câu thơ được viết theo ngữ khí của lời nói thường vốn rất đậm đà
trong ca dao. Những hô ngữ, hư từ, từ cảm thán,… được ông ưa thích sử
dụng đã khiến cho lời thơ trở nên tự nhiên, giàu sắc điệu cảm xúc:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế nay em chán nửa rồi.
(Muốn làm thằng Cuội)

Hay:
Quái lạ! làm sao cứ nhớ nhau,
Nhớ nhau đằng đẵng suốt canh thâu.
(Tương tư)

Hay:
Vì ai cho tớ phải lênh đênh,
Nặng lắm ai ơi một khối tình.
(Chơi Hòa Bình)
Ngoài việc giảm bớt lớp từ Hán việt trong thơ Đường, lựa chọn và ưu tiên sử
dụng những lớp từ thuần Việt sinh động, tự nhiên, mang sắc thái bình dân,
Tản Đà còn kết hợp Đường luật với những hình thức dân tộc. Ông cũng đã kế
tục truyền thống trào lộng của văn học thông tục, sáng tác những vần thơ hồn
nhiên, giòn giã, từ cái nhếch mép, mỉa mai nhẹ nhàng đến cái cười trào phúng
cay độc đủ các cung bậc.
Đó là nụ cười làm ta nhớ đến Tú Xương:
Thối om sọt phẩn, nhiều cô gánh,
Tanh ngắt hơi đồng, lắm cậu yêu.
(Sự đời)
Có khi phảng phất phong cách bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương:
Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắt,
Đá hỏm hang đen tối tối mò.
Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gối,
Phàm trần chưa biết, nhắn nhe cho.
(Chơi chùa Hương Tích)
Tuy nhiên, ở Tản Đà, sự trào lộng ấy thiên về hóm hỉnh, tình tứ, lém lỉnh,
chứ không châm biếm, đả kích như Hồ Xuân Hương hay Tú Xương.
Sự cải biến làm cho nhiều bài thơ Đường luật của Tản Đà không giống những
vần thơ cũ kĩ khuôn sáo nhan nhản trong vườn thơ tạp chí Nam Phong, ngược
lại, chúng mang một vẻ êm ái tròn trĩnh, một ý vị tươi tắn đậm đà, phóng

khoáng, tự nhiên thể hiện qua phép đối phóng:
Trăm năm cuộc thế còn man mác,
Bốn bể thương ai luống lạnh lùng.
(Hủ nho lo mùa đông)
Hoặc cách kết thúc bằng một ý lạ, giọng mới, đầy bất ngờ:
Ngày ngắn đêm dài đêm lại sáng,
Đêm qua ai có bạc đầu không?
(Hủ nho lo mùa đông)
Tản Đà còn dùng phép so sánh và hình tượng hóa làm cho câu thơ Đường
luật có sức cuốn hút, dễ gây ấn tượng sâu xa trong tâm hồn người đọc:
Công danh hai chữ mùi men nhạt
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ
(Ngày xuân thơ rượu)
Sự nghiệp nghìn thu xa vút mắt
Tài tình một gánh nặng bên vai
(Năm hết hữu cảm)
Thơ Tản Đà có sức cảm mạnh. Người đọc dễ đồng tình với sự ca ngợi của
Tản Đà trước nhan sắc người đẹp trong tranh, khi ông diễn đạt sự ca ngợi
bằng mấy đường nét cụ thể, khác xa với lối ước lệ, trừu tượng của thơ
Đường:
Vẻ ngọc long lanh pha sắc nước,
Nhị non ngào ngạt lộn hương trời.
(Đề ảnh mỹ nhân)
Tuy nhiên, sự hàm súc, rắn chắc, công phu đúc chữ của thơ Đường luật cổ
điển vẫn là một đặc điểm dễ nhận ra trong thơ Tản Đà, nhất là những bài thơ
được sáng tác ở giai đoạn cuối đời:
Bồn chồn chín khúc cơn mưa lạnh
Đòi đoạn năm canh bóng nguyệt mờ
Hay:
Mặt nước khói tan chìm vía cá

Đầu non sương phủ dạn thân tùng
Đối chỉnh, dùng nhiều từ Hán Việt, giảm thiểu đến tối đa hư từ, thơ Đường
luật của Tản Đà càng về sau càng hàm súc. Có thể nói, thơ Tản Đà là điểm
kết cho chặng dài Việt hóa thơ Đường luật theo hướng dân gian với điểm
khởi đầu kể từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Trong một chừng mực nào
đó, với Tản Đà, câu thơ vốn thiên về điệu ngâm của thể Đường luật cổ điển
đã đậm đà những âm vực của câu thơ điệu nói - một thành tựu sẽ được thơ
Mới sau này khai thác triệt để.
Thơ Đường luật có nguồn gốc ngoại sinh, nên trong suốt lịch sử tồn tại, bằng
nhiều phương thức khác nhau, các nhà thơ luôn tìm cách đưa yếu tố Việt vào
trong cấu trúc thể loại để phù hợp với tâm tư, tình cảm của con người Việt
Nam. Kinh nghiệm từ sáng tác của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyến, Trần Tế Xương,… cho thấy vai trò đặc biệt của dòng mạch dân gian
trong quá trình Việt hóa thơ Đường. Tiếp thu những ảnh hưởng của thơ ca
dân gian, đến Tản Đà, ông đã khai thác, vận dụng yếu tố dân gian theo hướng
riêng, rất độc đáo, đưa thơ Đường luật gia nhập môi trường văn học đô thị.

MỤC LỤC

Trang
Dẫn luận………………………….……………………………….…………… 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu………………………………………………… 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn…………. 10
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu…………………………………… 11
5. Cấu trúc luận văn………………………………………………………… 12
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SƠ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH
THƠ TẢN ĐÀ … ………………………………………………………………

15

1.1. Giới thuyết về Phong cách nghệ thuật……………… ………………… 15
1.2. Nền văn học giao thời và tác gia giao thời tiêu biểu: Tản Đà…………. 22
1.3. Tản Đà - Một phong cách thơ.………………………………………… 28

CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TẢN
ĐÀ…………………………………………………………………………………

36
2.1 Nhìn chung về hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Tản Đà…………. 32
2.2. Cái tôi ngông nghênh, mộng và say…………………………………… 35
2.3. Cái tôi đa tình……………………………………………………………. 50
2.4. Cái tôi giang hồ, yêu cái đẹp
…………………………………………….
56
2.5. Cái tôi Tản Đà - sản phẩm độc đáo của nền văn học buổi giao
thời……

68

CHƯƠNG 3: NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN PHONG CÁCH THƠ
TẢN ĐÀ


82
3.1. Các thể loại thơ ca Tản Đà………………………… …………………. 82
3.1.1 Nhìn chung về các thể thơ Tản Đà………………… ………………… 82
3.1.2 Dân tộc hóa thơ Đường luật (Đường luật khẩu ngữ thi) …………… 85
3.1.3 Trở về với các thể loại thơ ca dân tộc………………………………… 93
3.1.4 Đến với hát nói…………………………………………………………. 106
3.1.5 Mở đường cho thơ Mới………………………………………………… 113

3.2. Ngôn ngữ thơ Tản Đà……… ……………… 120
3.2.1 Sự đan xen giữa ngôn từ tượng trưng, ước lệ với ngôn từ đời thường, khẩu
ngữ…….………………………………………………………………

120
3.2.2 Cách tân nhạc điệu trên nền nhạc điệu thơ ca truyền thống………… 132
3.2.3 Sự trùng khít giữa dòng thơ với câu thơ và tính trực giác trong tư duy thơ
Tản Đà………………………………………………………………………

141
3.3 Giọng điệu thơ Tản Đà… …………………………… 148
3.3.1 Giọng ngông nghênh phóng túng……………………………………… 149
3.3.2 Giọng cảm thương ưu ái…………………………….………………… 158
KẾT LUẬN……………………………………………… 168
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 171
PHỤ LỤC……………………………………………… 179
Phụ lục 1………………………………………………………………………… 179
Phụ lục 2……………………………………………………………………… 183

×